Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Quảng Ngãi. Hiển thị tất cả bài đăng

9 thg 12, 2024

Thơm ngon cá ngừ nhúng giấm

Thời sinh viên xa nhà, tôi vẫn thường hay trổ tài nấu nướng và giới thiệu những món ngon của quê mình với các bạn ở nhiều tỉnh, thành phố. Trong đó, cá ngừ nhúng giấm là một trong những món ăn được các bạn khen ngon.

Tôi sinh ra và lớn lên ở vùng biển. Biết tôi thích cá biển, nên khi tôi đi học xa nhà, mẹ thường mua các loại cá vừa đánh bắt ở biển về ướp đá đóng thùng gửi vào TP.Hồ Chí Minh cho tôi. Cá ngừ là loại cá được đánh bắt quanh năm và giá cả phải chăng, nên thường xuyên hiện diện trong các bữa ăn thời sinh viên của tôi. Cá ngừ có thể chế biến thành nhiều món ăn quen thuộc như bún cá ngừ, cá ngừ chiên mắm, cá ngừ kho thơm... Để thay đổi khẩu vị, thỉnh thoảng tôi vẫn hay chế biến món cá ngừ nhúng giấm. Món này hơi cầu kỳ, tốn nhiều thời gian, công đoạn chế biến hơn các món khác.

22 thg 11, 2024

Về Tịnh Khê thưởng thức rau ráng xào tỏi

Là người thích ăn rau xào nên nghe giới thiệu về món rau ráng xào tỏi, tôi rất thích và có chút hiếu kỳ, bởi lần đầu nghe tên món rau ráng.

Rau ráng xào tỏi.

Rừng dừa nước Tịnh Khê, ở xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi) được ví như “miền Tây” thu nhỏ. Dọc theo hai bên dòng sông Kinh, ngoài rừng dừa bát ngát, còn có nhiều loại cây cỏ hoang dại, trong đó có cây rau ráng.

21 thg 11, 2024

Những người thầy làm rạng danh Quảng Ngãi

Quảng Ngãi là mảnh đất giàu truyền thống hiếu học, đã sản sinh ra những nhà giáo tài năng, đức độ, rạng danh quê hương.

Trương Đăng Quế - người dạy học cho nhiều hoàng tử

Nhiều người biết Trương Đăng Quế là vị đại thần Triều Nguyễn, nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trong thế kỷ XIX với tư cách là tổng tài của nhiều bộ chính sử và tác giả của nhiều tác phẩm thơ văn giá trị. Nhưng ít ai biết, ông còn là nhà sư phạm lớn, thầy của nhiều vị hoàng tử Triều Nguyễn, trong đó có người là vua sau này.

Danh thần Trương Đăng Quế tên tự là Diên Phương, hiệu Đoan Trai, biệt hiệu Quảng Khê sinh ngày mùng 1 tháng 11 năm Quý Sửu (1773), tại làng Mỹ Khê, huyện Bình Sơn (nay là xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi). Năm Gia Long thứ 18 (1819), ông đỗ Hương tiến (tức Cử nhân), trở thành người khai hoa cho tỉnh Quảng Ngãi, được ban biển ngạch “Quảng Ngãi phát khoa”. Năm Minh Mệnh nguyên niên (1820), ông được triệu ra Huế, nhận chức Hành tẩu bộ Lễ, sau thăng Biên tu. Nhờ tài học, Trương Đăng Quế được sung làm Hoàng tử trực học, đến năm 1826 được thăng Thự Hàn lâm viện Thị độc, sung Tán thiện Tập Thiện đường. Đây là những chức quan chuyên dạy dỗ hoàng tử.

Danh thần Trương Đăng Quế. Ảnh: TL

16 thg 11, 2024

Bánh bèo bà Lợi

Hơn 28 năm qua, quán bánh bèo bà Lợi ở thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) vẫn luôn giữ hương vị truyền thống đặc trưng, những ai đã một lần thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.

Trong không gian bếp nghi ngút khói, bà Võ Thị Lợi - chủ quán bánh bèo cùng nhân viên thay nhau hấp bánh, nấu nhân để phục vụ thực khách những chén bánh bèo nóng hổi. Riêng công đoạn làm nhân bánh, nước mắm, xay bột đều do một tay bà Lợi chuẩn bị, chế biến.

Bà Lợi nhớ lại, ngày mới bắt đầu bán, tôi dậy từ sáng sớm để xay bột, làm nhân, rồi gánh bánh bèo đi bán. Sau này, tôi chuyển qua xe đạp, chở bánh bèo khắp các nẻo đường mưu sinh. Khi được nhiều khách hàng biết đến, tôi kê bàn ghế bán bánh bèo tại nhà đến tận bây giờ.

15 thg 11, 2024

Tìm về làng Thanh Hiếu xưa

Thuở xưa có những ngôi làng rất lớn và đặc biệt là có chiều sâu văn hóa. Song, do sắp xếp đơn vị hành chính và đặt lại tên nên có nhiều tên làng đi vào quá khứ. Làng Thanh Hiếu ở huyện Đức Phổ (nay là TX.Đức Phổ) là một trong số đó.

Làng Thanh Hiếu xưa nằm ở phía nam cửa biển Mỹ Á, nép mình khỏi gió bấc bởi núi Cửa chạy dài nằm sát bên cửa biển. Trong sách Phủ biên tạp lục (1786) của Lê Quý Đôn có nhắc đến ngôi làng này. Theo các bậc cao niên trong làng, trên cây đòn dông của đình Thanh Hiếu từng có khắc 6 chữ Hán “Vĩnh Tộ biên niên tạo lập”. Về sau đình được trùng tu thời vua Thành Thái cuối thế kỷ XIX, trụ cổng đình có đôi câu đối: “Thanh Hiếu xã thập tam thôn ấp/ Thần đình môn tam bách dư niên”, dịch nghĩa là: “Xã Thanh Hiếu có mười ba thôn ấp/ Cửa đình làng có hơn ba trăm năm”.

14 thg 11, 2024

Món măng xào nhộng

Về vùng đất quế Trà Bồng, chúng tôi nghe kể nhiều câu chuyện sinh đất, sinh làng rất thú vị và được thưởng thức những món ăn mang hương vị núi rừng, đặc biệt là món măng xào nhộng ong.

Ngày cuối tuần, tôi và cô bạn thân về thăm xã Trà Tân (Trà Bồng). Chúng tôi được anh bạn tên Lâm dẫn đi dạo khắp nóc ông Dé, ở thôn Trà Ót, một ngôi làng chỉ có người Cor sinh sống. Đến giờ cơm, Lâm đãi chúng tôi món đặc sản của vùng núi Trà Bồng, và tôi ấn tượng với món măng xào nhộng ong. Lâm bảo, người Cor thường vào rừng tìm măng để chế biến các món ăn. Món măng xào nhộng ong thường xuất hiện trong bữa cơm của người Cor.

Măng xào nhộng.

1 thg 11, 2024

Phố Hàng Gòn ở Quảng Ngãi

Thị trấn Di Lăng (Sơn Hà) có một tổ dân phố và một tuyến đường cùng có tên gọi Hàng Gòn. Tên gọi bắt đầu bằng chữ "Hàng" như đa số tên gọi 36 phố phường của Thủ đô Hà Nội, nhưng tên gọi Hàng Gòn ở Quảng Ngãi thì hoàn toàn khác, không gắn với mặt hàng được gia công, kinh doanh tại phố như mảnh đất kinh kỳ.

Đường Hàng Gòn dài 810 m, là tuyến đường có hoạt động kinh doanh nhộn nhịp nhất ở tổ dân phố Hàng Gòn, thị trấn Di Lăng. Dọc hai bên đường, ngoài chợ Di Lăng tấp nập người mua bán, là hàng loạt hàng quán san sát nhau, từ cửa hàng kinh doanh tạp hóa, đến quán cơm, cơ sở sản xuất nước đá, hiệu vàng bạc, đá quý... Cũng giống như đường Hàng Gòn, tổ dân phố Hàng Gòn là nơi tụ hội của rất nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh.

Đường Hàng Gòn, ở thị trấn Di Lăng (Sơn Hà).

31 thg 10, 2024

Người đàn bà vẽ


Giới văn nghệ sĩ cả nước nói chung, ở TP. Hồ Chí Minh nói riêng gọi Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Trà Giang với cái tên trìu mến: “Người đàn bà vẽ”. Bởi lẽ, từ một diễn viên nghỉ hưu, bà tập vẽ cho vui tuổi già, mượn sắc màu để nguôi ngoai nỗi lòng mình, nhưng rồi NSND Trà Giang đã trở thành một họa sĩ thực thụ, mang đến nhiều bất ngờ cho giới văn nghệ sĩ.

Món quà tuổi thơ

Tôi nhớ lúc nhỏ, vào những đêm mưa lạnh, chỉ cần con cháu bảo thèm kẹo đậu phụng là bà đồng ý làm ngay. Lúc đó, cả gia đình quây quần tách đậu phụng, ngồi sát bên bếp đợi bà nấu đường, rồi làm kẹo để cả nhà thưởng thức.

Kẹo đậu phụng được bà làm thủ công bằng tay, pha đường với một chút mạch nha rồi nấu tới khi có được màu nâu cánh gián. Để tăng thêm hương vị, bà giã một ít gừng cho vào khi đường còn nóng. Bà nhấc nồi đường xuống, đổ ra khay, rồi cho đậu phụng đã được bóc vỏ, rang chín thơm lừng vào khay đường. Bà dùng đũa và muỗng tán đều đường trong khay, rồi rắc một ít mè lên trên. Khi đường và đậu phụng nguội, tạo thành một khối kết dính, bà cắt thành từng miếng vừa ăn. Đến công đoạn này, chúng tôi cứ chạy lăng xăng để đợi kẹo nguội và thưởng thức.

30 thg 10, 2024

Phở mực ở Lý Sơn

Phở thường được nấu với thịt bò, thịt heo, thịt gà. Nhưng ở Lý Sơn, với đặc thù vùng biển quanh năm có hải sản tươi sống nên người dân biến tấu nấu món phở mực thơm ngon để thay đổi khẩu vị.

Món phở mực chế biến rất đơn giản. Mực để nấu chung với phở có nhiều loại, có thể dùng mực trứng, mực lá, mực hang (bạch tuột), mực ống, mực nang, mực bọt. Mực sau khi được rửa sạch, cho vào nồi với một ít nước, vài lác gừng băm để bớt mùi tanh. Mực chín thì xắt khúc, hoặc để nguyên con nếu mực nhỏ.

Món phở mực.

Một bậc nữ lưu đáng kính

Bà Lê Thị Thưởng là vợ của Anh hùng dân tộc Trương Định, người làng Tân Phước, huyện Tân Hòa, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay là vùng Gò Công, tỉnh Tiền Giang). Bà là một người phụ nữ chung thủy, tận lực vì chồng con, vì đất nước.

Trước đây, những gì hậu thế biết về bà Lê Thị Thưởng và các con rất ít ỏi, từ nguồn “Đại Nam liệt truyện chính biên” (do Quốc sử quán Triều Nguyễn biên soạn), Kỳ Xuyên văn sao (Nguyễn Thông), tư liệu của người Pháp và một số giai thoại lưu truyền trong dân gian. Gần đây, các nhà nghiên cứu đã sưu tầm thêm tài liệu mới từ nguồn châu bản Triều Nguyễn, địa bạ Nam kỳ, tài liệu của các trung tâm lưu trữ ở nước ngoài. Từ đó, hậu thế có thêm một số thông tin quý báu về bà và người con gái.

Món ăn dân dã mà ngon

“Về Quảng Ngãi, bạn nhớ chiêu đãi mình món đặc sản nhé!”, bạn tôi ở Long An bảo thế. “Nhất định rồi, gì chứ ở Quảng Ngãi thì nhiều đặc sản, vừa rẻ vừa ngon”. Và rồi, bạn tôi đã về thăm Quảng Ngãi, lần đầu tiên trong đời thưởng thức những món ăn dân dã ở vùng đất ven sông Trà Khúc.

Tôi đón bạn ở Khách sạn Cẩm Thành (TP. Quảng Ngãi) trong một buổi chiều thu, gió nhè nhẹ. Lần đầu tiên bạn đến Quảng Ngãi, miền quê đầy nắng gió mà tôi đã kể cho bạn nghe từ cách đây 20 năm trong những ngày cùng trọ học ở TP. Hồ Chí Minh.

“Quê mình còn nghèo, nhưng con người thì giàu nghĩa tình”, bạn tôi nhắc lại câu mà tôi luôn miệng nói thời sinh viên. Tôi chở bạn trên chiếc xe máy, dạo một vòng quanh TP.Quảng Ngãi. Rồi chúng tôi chầm chậm đi trên đường Trường Sa để xuống cầu Cổ Lũy. “Đây là sông Trà Khúc, ở cuối dòng sông là cầu Cổ Lũy. Đến vùng đất ở cuối dòng sông, mình sẽ chiêu đãi bạn những món đặc sản như đã hứa”, tôi nói.

Món hến xào, ram bắp.

8 thg 10, 2024

Bánh tẻ đượm tình quê

Thuở ấu thơ, tôi thường trông đến ngày giỗ lớn trong gia đình hay ở nhà bà con họ tộc, xóm giềng, vì những bữa như thế mới được ăn bánh tẻ.

Món bánh tẻ đậm đà hương vị quê nhà.

Làm bánh tẻ rất kỳ công nên những người phụ nữ ở TX.Đức Phổ quê tôi chỉ gói bánh vào ngày giỗ lớn. Trước bữa giỗ, nhiều người tụ họp giúp gia chủ gói chả, nem và các loại bánh trái. Những phụ nữ khéo tay đảm nhận làm bánh tẻ, món ăn dân dã đậm đà hương vị từ bao đời truyền lại. Đầu tiên là lấy gạo ngâm nước. Miếng vỏ quế phơi khô cất trong tủ được lấy ra gọt một ít rồi cho vào cối giã mịn tỏa hương thơm lừng. Gọt vỏ gừng tươi rồi rửa sạch, cho vào cối giã nhỏ, vắt lấy nước. Gạo ngâm chừng ba tiếng đồng hồ thì đem vo sạch, xay nhuyễn thành nước bột sền sệt.

7 thg 10, 2024

Gỏi tai heo trộn cà pháo

Mỗi lần đến huyện Minh Long, chúng tôi lại có dịp thưởng thức món gỏi tai heo trộn cà pháo thơm ngon, lạ miệng.

Món gỏi tai heo trộn cà pháo thu hút thực khách ngay khi được dọn ra, bởi màu trắng của cà pháo và tai heo, điểm xuyến màu đỏ của ớt rất hấp dẫn. Giữa buổi chiều bảng lảng mây trời phố núi, nhấm nháp món ăn dân dã có vị chua, cay, mặn, ngọt hòa quyện với vị giòn ngọt của cà pháo, cộng với tai heo vừa giòn vừa béo, khiến nhiều thực khách thích thú.

Món gỏi tai heo trộn cà pháo.

Tôm nấu canh chua

Ẩm thực ở Quảng Ngãi đa dạng với nhiều món ăn ngon. Canh chua thường nấu với cá, nhưng ngay cả tôm nấu canh chua cũng thơm ngon, đậm đà hương vị quê nhà.

Suốt bốn mùa xuân - hạ - thu - đông, khu vườn nhỏ của gia đình tôi mơn mởn màu xanh của những luống rau. Cầm chiếc rổ nhỏ ra vườn, chỉ mươi phút là mẹ tôi mang vào đủ các loại rau, nào là rau ngổ, bạc hà, lá giang, đậu bắp, búp măng tây, chuối chát non, ớt, cà chua... Tất cả nguyên liệu đủ để nấu nồi canh chua với tôm. Mẹ ra chợ gần nhà mua tôm độ chừng 0,5kg.

Tôm nấu canh chua.

21 thg 9, 2024

Thanh mát gỏi ngó sen

Gỏi ngó sen là món ăn dễ làm, thích hợp cho các bữa ăn nhẹ hoặc khai vị trong các bữa tiệc. Hương vị thanh giòn của ngó sen kết hợp với vị đậm đà của nước mắm và các loại thịt, tôm làm cho món ăn trở nên thơm ngon, hấp dẫn.

Đầm sen nhà chị tôi nằm lọt thỏm giữa những cánh đồng lúa rộng mênh mông. Cuối tuần, anh chị ở quê lên chơi, mang cho một ít ngó sen, sẵn rau thơm, rau quế... hai chị em tôi làm món gỏi ngó sen để cả nhà thưởng thức. Ngó sen có nhiều giá trị dinh dưỡng, có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn.

Món gỏi ngó sen.

11 thg 9, 2024

Đậm đà bún mực đuổi rau muống

Mực đuổi gắn liền với cách đánh bắt mực khá độc đáo và riêng biệt của ngư dân các xã Bình Thuận, Bình Đông, Bình Hải (Bình Sơn). Đó là giăng lưới lặn đuổi từng con mực sống trong gành đá.

Loài mực này, ngoài làm các món ăn quen thuộc như mực đuổi hấp bia, mực đuổi hấp hành sả, mực đuổi luộc chấm mắm gừng, thì không thể bỏ qua món bún mực đuổi rau muống.

Bún mực đuổi rau muống.

10 thg 9, 2024

Giòn tan ram cá sặc

Ram cá sặc nghe có vẻ lạ, nhưng nếu đã một lần thưởng thức thì cứ mong được ăn món ram đặc biệt thơm ngon này thêm nhiều lần nữa.

Nhà tôi ở giữa cánh đồng. Cha tôi thường theo dõi con nước để bắt cá. Ngoài mùa nước lũ về, cá đồng có nhiều vào giai đoạn lúa chín, khi nước trong mương, suối đã cạn trơ đáy. Để bắt cá, cha tôi chọn khu vực trũng ở suối rồi dùng đất đắp bờ xung quanh, mục đích tát hết nước ra khỏi trũng để cá mắc cạn mới có thể dễ dàng dùng tay không bắt cá.

Món ram cá sặc. Ảnh: Hải Châu

8 thg 9, 2024

Một thế kỷ sự kiện "Tiếng bom Sa Diện"

“Tiếng bom Sa Diện” là sự kiện nhà cách mạng Phạm Hồng Thái dùng tạc đạn mưu sát viên Toàn quyền Pháp ở Đông Dương Merlin và dũng cảm hy sinh tại Sa Diện, Quảng Châu (Trung Quốc) cách nay 100 năm (1924 - 2024).

Phạm Hồng Thái (1895 - 1924), tên khai sinh là Phạm Thành Tích, quê ở Nghệ An, là con quan Huấn đạo Phạm Thành Mỹ. Khoảng cuối năm 1918, ông cùng với một nhóm thanh niên có tâm huyết theo Vương Thúc Oánh (thành viên Việt Nam Quang phục Hội) vượt biên qua Xiêm (Thái Lan), rồi sang Quảng Châu.

Tượng liệt sĩ Phạm Hồng Thái trong khuôn viên Trường THPT Phạm Hồng Thái (Hà Nội). ẢNH: LHK

30 thg 8, 2024

Điệu múa cà đáo của người Cor

Trong các lễ hội của đồng bào dân tộc Cor ở huyện Trà Bồng hầu như không bao giờ thiếu điệu múa cà đáo. Người Cor gìn giữ điệu múa đặc sắc này qua nhiều thế hệ, là nét đẹp văn hóa truyền thống trong đời sống tinh thần của dân tộc Cor.

Phụ nữ người Cor không tham gia đánh chiêng, nhưng múa cà đáo lại đi liền với chiêng trống. Điệu múa này thường sử dụng trong các lễ hội. Ngay từ khi còn nhỏ, con gái người Cor đã được bà, mẹ truyền dạy cho điệu múa cà đáo. Điệu cà đáo nhịp nhàng, quyến rũ của người Cor thường có mặt trong các ngày lễ ăn mừng lúa mới, lễ ăn mừng nhà mới, Tết mùa, lễ cưới...