30 thg 6, 2014

Trên ngọn Núi Già (Tà Kóu)

Núi Tà Cú ở huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận có tên gốc là Tà Kóu, theo tiếng Chăm cổ nghĩa là núi già ( nghĩa là núi, Kóu nghĩa là cũ, già).

Nói đến du lịch Tà Cú, người ta thường nghĩ đến dạng du lịch tâm linh. Điều đó đúng, vì trên núi Tà Cú có ngôi chùa Linh Sơn Trường Thọ nổi tiếng linh thiêng với nhiều huyền tích, có Tượng Phật nằm dài nhất châu Á, có bộ tượng Di đà Tam tôn đã được công nhận di tích văn hóa cấp quốc gia... (Thông tin thêm về chùa núi Tà Cú xin xem tại đây)

Chùa Tà Cú ẩn hiện giữa núi rừng. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Buôn cổ nhất của người Êđê

Buôn Buôr nằm nép mình bên dòng sông Sêrêpốk hiền hoà đã và đang được mệnh danh là buôn cổ nhất của đồng bào Êđê.

Buôn Buôr có từ bao giờ?

Buôn Buôr thuộc xã Tâm Thắng (Cư Jút, Đăk Nông) được Bộ VH-TT&DL sau nhiều lần khảo sát, đánh giá đã đi đến kết luận cuối cùng là buôn làng cổ nhất của người Êđê ở Tây Nguyên. Lúc đầu, nhiều người còn hoài nghi, nhưng những cứ liệu chính xác đã thuyết phục người Tây Nguyên và họ coi đây là cái nôi nguồn cội. 

Tuy nhiên, cũng có những câu chuyện không chính thức về sự hình thành của buôn Buôr. Có người nói 100 năm, người nói lâu hơn cả cây Pơ-lang ở cuối buôn làng. Trưởng buôn là ông Yba Êban cũng bảo: "Chẳng biết chính xác là buôn có từ bao giờ đâu. Như bố mẹ tao thì bảo là hơn 100 năm. Nhưng già làng khác thì nói có hàng nghìn năm rồi". 

Nhà dài cổ ở buôn Buôr. 

Về Bắc Giang săn đặc sản cua da

Đầu tháng 10, bạn tôi, ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nhắn tin giục: “Về sông Thương săn cua da thôi. Đến mùa rồi”.

Tôi vội sắp ba lô lên đường, chỉ sợ lỡ mùa cua da, bởi theo như lời bạn thì loài cua này xuất hiện nhiều vào khoảng tháng 10 - 11 hằng năm và trước khi trở thành đặc sản nó đã từng bị người dân hắt hủi.

Cua da Đồng Việt

Thú thực, dù đã được nghe bạn giới thiệu qua về loài cua này, thế nhưng tôi cũng không khỏi háo hức, tò mò muốn được mục kích loài cua lạ từ cái tên đến thời điểm xuất hiện (thường từ lúc chớm heo may cho đến tháng giêng âm lịch, nhưng nhiều nhất vẫn trong hai tháng 10 và 11). 

Theo anh Nguyễn Đức Hiệp, lái buôn cua da, có lúc giá cua da lên tới 450.000 đồng/kg nhưng cũng chẳng có mà thu mua. 

Đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì

Ở đỉnh cao nhất với độ cao 1.296m trong dãy núi Ba Vì, Đền thờ Bác Hồ luôn luôn ấm áp khói hương lan tỏa và hoa tươi.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam luôn trong trái tim mọi người dân đất Việt. Sau khi Người qua đời, đã để lại muôn vàn thương tiếc cho đồng bào, đồng chí cả nước. Không chỉ ở Nghệ An quê Bác, nhân dân cả nước đã lập bàn thờ Bác Hồ ở khắp nơi, từ trong chính ngôi nhà mình, ở nhiều công sở, ở các tỉnh, ở những nước Người đã bôn ba và đặt chân tới trên đường đi tìm đường cứu nước. Thậm chí trong nhiều đền, chùa đình, đền, miếu cũng lập bàn thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh tỏ lòng thành kính, nhớ thương Người.

Một trong số những nơi thờ Bác được nhiều người biết đến là đền thờ Bác Hồ trên đỉnh non thiêng Ba Vì.

Ba Vì được coi là ngọn núi tổ của nước Đại Việt. Dãy núi Ba Vì có ba ngọn, đỉnh cao nhất là đỉnh Vua, cao 1.296m. Đỉnh giữa là đỉnh Tản Viên, cao 1.281m. Đỉnh thứ ba là đỉnh Ngọc Hoa, cao 1.120m. Trên đỉnh ngọn núi nổi tiếng nhất là Tản Viên có đền Thượng thờ Thánh Tản – một trong “tứ bất tử” theo tín ngưỡng của người Việt (Thần Tản Viên, Thánh Gióng, Chử Đồng Tử, Bà chúa Liễu Hạnh). Còn trên đỉnh núi Vua cao nhất tọa lạc một ngôi đền thờ một con người, một nhân vật của lịch sử của thời đại – Đền thờ Bác Hồ.

29 thg 6, 2014

Chùa Tiêu thờ nhục thân của Thiền sư Như Trí

Chùa Tiêu Sơn (thường gọi là chùa Tiêu) - một danh thắng nổi tiếng và cũng là - trung tâm Phật giáo cổ xưa của Việt Nam. 

Chùa Tiêu

Chùa Tiêu hầu như không bị ảnh hưởng bởi các biến cố lịch sử qua nhiều thời kỳ, giữ nguyên được nét kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Chùa là chốn tu thiền giảng đạo của nhiều bậc cao tăng trong đó sư Vạn Hạnh là người trụ trì. 

Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh, cách Hà Nội 20 km về phía Bắc dọc theo quốc lộ 1A. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.

Chùa Vạn Phật Đại Tòng Lâm

Chùa tọa lạc ở xã Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, nằm bên trái quốc lộ 51 hướng đi Vũng Tàu, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 70km.

Chùa do Hòa thượng Thích Thiện Hòa, từ chùa Ấn Quang, TP. Hồ Chí Minh đến khai sơn vào năm 1958 với mục đích xây dựng nơi đây thành một đại tòng lâm có quy mô lớn, tiến đến mở Phật học viện, quy tụ Tăng Ni khắp nơi về tu học, đào tạo lực lượng kế thừa thực hiện sự nghiệp hoằng pháp độ sanh.

Toàn cảnh Đại Tòng Lâm

Đền thờ Nguyễn Trãi uy nghiêm nơi danh thắng Côn Sơn

Côn Sơn cổ kính, thanh bình, là di tích lịch sử gắn liền với tên tuổi các anh hùng, danh nhân văn hóa đất nước như Trần Nguyên Hãn và Nguyễn Trãi.

Côn Sơn thuộc địa bàn thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương không chỉ là một danh thắng nổi tiếng ở Việt Nam mà còn là nơi hội tụ các giá trị to lớn về nhiều mặt: lịch sử, văn hoá, tôn giáo. Địa danh nổi tiếng này còn gắn liền với thân thế, sự nghiệp của các bậc tiền nhân có công với đất nước như Tể tướng Trần Nguyên Hãn và Anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi.

Đền thờ Nguyễn Trãi là công trình trọng điểm trong khu Côn Sơn, di tích lịch sử đặc biệt quan trọng của đất nước, được khánh thành vào tháng 9/2002. Đền được xây dựng dưới chân núi Ngũ Nhạc liền với núi Kỳ Lân có kiến trúc theo truyền thống trong một khuôn viên đẹp. Con suối Côn Sơn chảy từ Bắc xuống Nam, uốn lượn từ phải qua trái, ôm lấy khu Đền tạo nên khung cảnh trữ tình. Con đường dẫn vào đền chính qua một chiếc cầu đá, nghi môn nội, nghi môn ngoại trước khi đến tam quan, điện thờ. Ngoài ra, còn có hai nhà tả vu, hữu vu, Nhà Bia, Am hoá vàng... Trong tam quan có pho tượng Nguyễn Trãi đúc bằng đồng. Ngôi đền là biểu hiện to lớn lòng biết ơn, sự trân trọng của nhân dân ta đối với người Anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. 

Khu đền thờ Nguyễn Trãi tôn thêm vẻ đẹp, nâng cao tầm vóc khu di tích Côn Sơn

Kỳ bí Po Nagar

Đền Po Nagar tọa lạc trên đồi Cù Lao, bên bờ sông Cái, Nha Trang, Khánh Hòa, là địa điểm du lịch nổi tiếng không thể bỏ qua mỗi khi đến nơi đây.

Thế nhưng, ít người biết đây là ngôi đền có thời gian sử dụng lâu đời nhất Việt Nam (từ thế kỷ thứ VII đến nay) và ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Được xây dựng cùng thời gian với những ngôi đền uy nghiêm ở thánh địa Mỹ Sơn, Quảng Nam, thế nhưng thánh địa Mỹ Sơn đã hoang tàn, mục nát, riêng đền thờ Po Nagar vẫn giữ được nguyên trạng cùng với hệ thống tượng đá cổ lâu đời được bảo vệ, sử dụng cho đến này nay.

Bí mật về huyền thoại săn voi Y Thu Knul

Khi vua voi Y Thu Knul mất, người Pháp và Vua Bảo Đại đã xây mộ cho ông để tỏ lòng thành kính. Nhiều người thắc mắc, của cải ông để lại cho con cháu là bao nhiêu...

Y Thu Knul là ai?

Với chiến tích bắt và thuần dưỡng khoảng 400 con voi (có tài liệu ghi là 500 con) tù trưởng Y Thu Knul đã đi vào huyền thoại như một biểu tượng cho sức mạnh, lòng dũng cảm của người Tây Nguyên. 

Chắc hẳn nhiều người biết Y Thu Knul là huyền thoại săn voi của mảnh đất Tây Nguyên, thành tích lẫy lừng của ông cao như ngọn núi mà hậu thế sau này chắc sẽ không còn ai sánh được. Thế nhưng, xuất thân và cuộc đời của ông thì nhiều người còn mơ hồ, không thống nhất. Đến nay, có nhiều thông tin không đồng nhất về huyền thoại săn voi Buôn Đôn là Y Thu Knul ở Đăk Lăk, chẳng hạn như ông là người Lào hay người Ê Đê? Săn được bao nhiêu voi trắng? Thọ bao nhiêu tuổi? Của cải ông để lại cho hậu thế và đem xuống mộ là bao nhiêu?...

Hoang sơ như... công viên lớn nhất Hà Nội

Nằm ở cửa ngõ phía nam Hà Nội, công viên Yên Sở hiện là công viên lớn nhất được ví như một lá phổi xanh của Thủ đô.

Ấn tượng lớn nhất với những người một lần tới công viên đô thị lớn nhất Việt Nam là không gian thoáng đãng, tầm nhìn khá rộng, đặc biệt là một màu xanh mát mắt. Những trảng cỏ rộng trải dài ven đường vào công viên, và thấp thoáng sau những hàng cây là những bãi cỏ lau thật ấn tượng. Trong công viên khá nhiều những hàng tre, bãi tre vàng, tre xanh xào xạc che bóng mát, những hàng cây mới trồng đã cho màu xanh tươi cùng mặt nước hồ điều hòa rộng xua bớt cái nóng của mùa hè…

Từ một vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa, Yên Sở hiện nay đã trở thành một công viên xanh lớn nhất Hà Nội có tổng diện tích hơn 320 ha được khởi công vào dịp cuối năm 2007, đầu 2008 với tổng đầu tư 2 tỷ USD. Chủ đầu tư là tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia. 

Công viên Yên Sở - một công viên được kỳ vọng là công viên đô thị lớn nhất cả nước chính thức mở cửa ngày 4/4/2014. 

28 thg 6, 2014

Kê là Gà

Kê Gà là tên một mũi đất nhô ra biển ở Bình Thuận, cũng là tên ngọn hải đăng cổ xưa ở đó.

Kê là gà.

Kê Gà là... gà gà. Đầu là gà, đuôi cũng là gà!

Địa danh do ông bà ta đặt nhiều khi khá quê mùa, cục mịch, nhưng thường là có nghĩa chứ không... lãng nhách như vậy. Nhiều người cho rằng tên Kê Gà là sai, đọc đúng phải là Khe Gà. Wikipedia giải thích tên gọi Kê Gà như sau: vì mũi đất nhô ra giống đầu con gà nên gọi là Kê Gà. Ơ hay, giống đầu con gà sao không kêu là Đầu Gà, Mũi Gà, hay... Mỏ Gà, mắc chứng gì lại kêu là... gà gà (Kê Gà)?

Hải đăng Khe Gà. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Miếu Tràng - ngọc xanh đất cảng

Từ trên cao nhìn xuống, miếu Tràng (xóm 2, xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng) như một viên ngọc xanh ngọc bích. Đây còn gọi là miếu Cây Xanh bởi những hàng cây cổ thụ um tùm xanh rì ôm vào lòng ngôi miếu cổ kính. 

Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt, hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen

Miếu Tràng nằm bên trục đường chính kẻ một đường thẳng tắp giữa lòng xã Cổ Am. Cổng chính uy nghiêm với bốn chữ Hán “Chính khí hạo nhiên”, đắp nổi lưỡng long chầu nguyệt. Hai đỉnh cột trụ đắp hình búp sen. Bước qua cổng rêu phong cổ kính, in hằn vết chân thời gian, ta như lạc vào một thế giới tâm linh. Bức tường vây tróc từng mảng vữa để lộ những viên gạch đã xỉn màu. Chỉ vài bước chân mà dường như cách biệt hoàn toàn với nhịp sống xô bồ, vội vã, với tiếng còi xe inh ỏi, bụi đường mù mịt ngoài kia. Lòng ta yên bình, tĩnh lặng đến lạ. Đặc biệt, những vòm cây cổ thụ lọc cái nắng chao chát của ngày hè oi ả, đổ xuống bóng râm mát rượi như những mũi kim châm vào da thịt. Ta đắm chìm vào không gian u tịch như muốn được tan ra hòa vào từng thớ không khí ngọt mát vị quê hương! 

Khu mộ táng cá voi lớn nhất Việt Nam

Không những khủng nhất Việt Nam mà có thể khủng nhất thế giới về số lượng cá voi được an táng nơi đây. Đó là nghĩa địa cá voi ở khu phố Lộc An, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Độc đáo tập tục thờ thần cá

Nằm khuất nơi mép biển, cuối làng chài Phước Hải, trong 1 khuôn viên rộng 3.000m2, nghĩa địa cá voi được ngư dân gọi là "Ngọc lăng Nam Hải". Nghĩa địa có 5 phần gồm: Lăng thờ "lệnh ông Nam Hải đại tướng quân"; Miếu thờ Quán Thế Âm Bồ Tát; Miếu thờ Thổ công; Miếu thờ Thiên quan Tứ phước và khu vực mộ táng cá voi. Toàn bộ công trình đều nhìn ra biển. Khu vực mộ táng nằm trên bãi cát rộng dưới bóng mát của vườn cây dương. Tất cả những ngôi mộ đều được đắp nấm cát như mộ người, có lư hương và tấm bia đá viết "Nam Hải chi mộ", ngày tháng năm "lụy" (chết) của cá. Lưng bia đá có ghi tên con trai cả của chủ tàu phát hiện xác cá.

27 thg 6, 2014

Chùa Khỉ

Ở Sóc Trăng có chùa Dơi, ở Trà Vinh có chùa Cò, còn ở Bà Rịa - Vũng Tàu thì có chùa Khỉ.

Dĩ nhiên các ngôi chùa trên không mang tên như vậy mà đó là tên dân gian tự đặt, gọi theo loài vật có nhiều ở chùa..

Chùa Khỉ có tên gọi chính thức là Thiền viện Chơn Nguyên, tọa lạc dưới chân núi Kỳ Vân, thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Nếu bạn đi tắm biển ở Long Hải thì đến ngôi chùa này khá thuận tiện. Từ khu vực tắm biển, đi theo tỉnh lộ 44A (con đường ven biển), qua khu du lịch Đèo Nước Ngọt thì thấy bên tay trái có bảng hướng dẫn lên chùa Chơn Nguyên. (nếu không rẽ trái mà đi thêm nữa thì tới chùa Hòn Một)


Mặt tiền chùa rất đơn sơ. Ảnh: Võ văn Tường

Thăm Bảo tàng Quang Trung

Bảo tàng Quang Trung cách thành phố Qui Nhơn khoảng 50 km, thuộc làng Kiên Mỹ, xã Bình Thành, huyện Tây Sơn, quê hương của 3 anh em người anh hùng dân tộc Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ.

Bảo tàng được xây dựng năm 1978, trên nền nhà, vườn cũ của anh em Nguyễn Huệ, trong khuôn viên rộng hơn 17 ha. Với hơn 11.000 tư liệu, hiện vật gốc và hàng trăm hiện vật phục chế về nhà Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung đang sở hữu một kho tư liệu, hiện vật giàu có, phong phú nhất về một thời đại lừng lẫy và một trong những vị vua kiệt xuất, được yêu mến nhất trong lịch sử dân tộc. 

Cổng vào Bảo tàng Quang Trung 

Đến Huế, đừng bỏ qua lăng Gia Long

Lăng Gia Long nằm trong dãy núi Thiên Thọ, thuộc xã Hương Thọ, huyện Hương Trà, Thừa Thiên - Huế, là nơi xa nhất trong hệ thống lăng tẩm ở Huế, cách trung tâm thành phố Huế khoảng 16km nếu đi đường bộ và 18km nếu đi đường sông.

Trước đây, muốn đến lăng phải qua đò nên nhiều khách du lịch thường bỏ qua điểm tham quan này. Hiện nay, đường đến lăng Gia Long rất thuận tiện do có cầu phao, không phải qua đò, xe máy đi một mạch đến nơi.

Có hai cách đi đến lăng Gia Long. Có thể thuê thuyền đi đường sông bắt đầu từ trung tâm thành phố. Theo cách này có thể thưởng ngoạn vẻ đẹp của sông Hương và sông Tả Trạch. Tuy nhiên, khi cập bến đò phải đi bộ khoảng 2km mới đến khu vực lăng. Cách thứ hai là đi xe máy đến tận nơi. Xe ôm từ trung tâm thành phố Huế đến lăng với giá khoảng 150.000đ/lượt đi-về. 

Cầu phao 

26 thg 6, 2014

Chùa Hòn Một

Gần đây, trong các tour du lịch Long Hải có thêm một điểm đến: chùa Hòn Một.

Chùa nằm cạnh bờ biển, không xa các bãi tắm, resort nên khá thuận tiện cho việc viếng thăm. Sau một buổi vẫy vùng với sóng biển, khi nắng lên thì bước sang chùa dạo chơi, vãn cảnh và chiêm nghiệm cảm giác thanh thoát chốn thiền môn có lẽ là điều hợp lý.

Tam quan chùa Hòn Một

Đến Hội An nhớ ăn bánh ghẹ xanh

Mỗi buổi chiều về, những hàng quán bán bánh ghẹ xanh tại các ngã phố Nguyễn Thái Học, Bạch Đằng, Trần Phú… của Hội An (Quảng Nam) lại trở thành điểm hẹn của người dân và cả khách thập phương.

Ảnh sắp xếp lên các vỉ sắt rất bắt mắt để ráo dầu và mời chào thực khách - Ảnh: Thanh Ly

Đồ nghề của hàng bánh ghẹ thật giản tiện, chỉ là chiếc xe đẩy với cái chảo to dùng để chiên bánh, ấy vậy mà khách lúc nào cũng đông đúc. Ghé quầy nào cũng thấy những chiếc bánh ghẹ vàng ruộm, ngập trong dầu đang sôi réo rắt.

Vùng biển Bình Châu: Nơi có nhiều tàu cổ bị đắm

Vùng biển Bình Châu (Bình Sơn, Quảng Ngãi) không phải chỉ có một con tàu cổ bị đắm đang chờ được trục vớt mà nơi đây đã từng có đến 4 xác con tàu cổ được tìm thấy. Con tàu đắm vừa được phát hiện ở thôn Châu Thuận Biển là kho cổ vật vô giá. Những bí ẩn về vùng biển lưu xác con tàu cổ này cũng dần được hé lộ.

Thôn Châu Thuận Biển được bao bọc bởi những cánh đồng cát mênh mông, một bên chạy dọc theo phía biển, có một đoạn biển khoét sâu vào trong thành vòng cung khá rộng nên được dân địa phương gọi với cái tên trìu mến "Eo biển Vũng Tàu".

Cung đường Tơ lụa…

Trong quá khứ, trên đường thông thương dọc theo bờ biển miền Trung Việt Nam, những con tàu buôn của các thương gia phương Bắc hành trình trên vùng biển Đông, mỗi khi gặp bão tố thường ghé vào "Eo biển Vũng Tàu" để neo đậu, mua bán, tiếp tế lương thực, nhiên liệu... rồi tiếp tục đi về phương Nam. Chính vì vậy mà eo biển này cũng là nơi giữ chân nhiều con tàu cổ khi không chịu nổi sóng gió trùng khơi. 

Quang cảnh "Eo biển Vũng Tàu" hiện nay ở Bình Châu.

Sa Huỳnh - Miền sóng vỗ

Sa Huỳnh nằm ở cực nam tỉnh Quảng Ngãi gắn với nền Văn hóa Sa Huỳnh có niên đại khoảng 3.000 năm trước. Biển Sa Huỳnh thơ mộng với “cát vàng – biển xanh” tạo nguồn cảm hứng cho thi sỹ Xuân Diệu viết nên những vần thơ: “Hỏi mình biển đẹp vô ngần/Sóng xanh như đến dừng chân Sa Huỳnh”. Bao đời, cư dân Sa Huỳnh dong thuyền ra biển đánh bắt cá tôm, gắn bó với đồng muối thấm đẫm mồ hôi giữa trưa nắng oi ả, cần mẫn trên ruộng lúa ven những cánh rừng vươn ra phía biển.

Những ngư dân Sa Huỳnh dạn dày sóng gió cưỡi thuyền rẽ sóng vươn khơi. Thuở trước, họ lênh đênh những chiếc ghe câu khoan nhặt mái chèo, những chiếc thuyền buồm căng gió băng băng trên sóng nước. Đôi tay trần rám nắng buông lưới, thả câu cho thuyền cá đầy khoang khi về bến. Cá lấp lánh vảy bạc được chuyển vội lên bờ rồi tỏa đi các nơi, mang hương vị của biển cả vào trong bữa cơm gia đình. Cá tôm còn được ngư dân Sa Huỳnh phơi khô, chế biến thành món chả, món mắm… để ăn dần trong những ngày biển nổi phong ba và là vật phẩm trao đổi giữa đôi miền xuôi – ngược để nhận về những sản vật của núi rừng.

Bãi biển Sa Huỳnh thơ mộng là nơi thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Thử giải thích vài địa danh thắng cảnh ở Bình Thuận

Khách du lịch đến với Bình Thuận lâu nay chỉ biết nơi đây là một vùng biển đẹp, hoang sơ, lãng mạn với những khu resort, nghỉ dưỡng Mũi Né, Hòn Rơm, Khê Gà, La Gi… Tuy vậy có những địa danh tiềm ẩn sự tích ly kỳ mà trong chữ viết vẫn còn nhiều bất cập dẫn đến sự giải thích khác nhau.

Sẽ không mấy thỏa đáng với một số bài báo, tư liệu giới thiệu danh lam thắng cảnh du lịch Bình Thuận vì những thiếu sót khi đề cập đến các địa danh hoặc chỉ căn cứ theo cách gọi dân gian để suy luận. Về ngọn hải đăng Khe Gà trên Wikipedia cho là vì mũi đất nhô ra giống đầu con gà nên gọi là Kê Gà! Thật ra đảo nhỏ khoảng 5 ha này là một phần đất tách rời từ núi Cẩm Kê mà trong sách Đại Nam nhất thống chí ghi là Kê Dữ (tức Đảo Gà) do có đàn gà rừng với màu lông sặc sỡ sống bên khe suối có dòng (khe) nước ngọt chảy ra biển. 


Mũi điện Khe Gà thường bị gọi sai là Kê Gà. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

24 thg 6, 2014

Cầu Mống Vĩnh Hội

Nửa thế kỷ trước, bà con thân thuộc của gia đình tôi chỉ có một người cư trú tại Sài Gòn, đó là cậu Hai. Nhà cậu ở đường Bến Vân Đồn, Vĩnh Hội, quận 4. Hồi đó sống ở Long Khánh, mỗi năm đến hè, đứa trẻ con là tôi được thưởng một chuyến "đi Sài Gòn chơi" là sướng lắm. Đi Sài Gòn, chỗ trú ngụ là nhà cậu Hai.

Vĩnh Hội nghèo, khác xa lắm với trung tâm Sài Gòn ở quận 1, chẳng có chỗ nào đi chơi. Chiều chiều, có khi tản bộ, tôi được cậu đưa tới một nơi có chiếc cầu đen thui ở gần nhà, gọi là cầu Mống. Cầu lạ, có vẻ cổ xưa, không hề giống với những chiếc cầu khác ở Sài Gòn. Có điều nó chẳng có gì đáng để thu hút một đứa nhỏ chưa tới 10 tuổi ham vui. Chỉ là một hình ảnh ghi lại trong ký ức.

Năm 1977, tôi vào đại học. Năm đầu tiên ở trọ bên nhà cậu Hai. Lại thỉnh thoảng gặp hình ảnh chiếc cầu đen thui lầm lũi. Hồi đó thông tin không nhiều như bây giờ, người lớn cũng chỉ gọi tên cầu là cầu Mống chứ chẳng nói gì thêm. Và một cậu thiếu niên 18 tuổi mới vào đại học cũng chẳng hề quan tâm đến chiếc cầu cổ xưa ấy làm gì. Chỉ là một lần nữa, hình ảnh này ghi lại trong ký ức.

Cầu Mống ngày xưa

Làng Cù Lần

Nằm cách thành phố Đà Lạt khoảng 20km, Khu du lịch làng Cù Lần (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) lọt thỏm trong một thung lũng rộng gần 30ha, được bao phủ bởi màu xanh của bạt ngàn rừng thông. Thêm một chút không khí lành lạnh của cao nguyên, nơi đây làm say lòng du khách phương xa khi đến thăm. 

Cái tên làng Cù Lần được đặt theo tên loài cù lần rất hiền lành, trước đây có rất nhiều ở khu vực này. Nhờ bàn tay của những người có tâm huyết trong nghề du lịch “tô vẽ” thêm một số khu vực để tạo thành một khu du lịch nhằm phục vụ nhu cầu tham quan, khám phá của du khách.

Đến khu du lịch Cù Lần, du khách có thể cưỡi ngựa dọc theo con đường đèo hoặc thử cảm giác mạnh trên những chiếc xe địa hình băng rừng, vượt suối. Riêng chúng tôi chọn cho mình cách đi bộ, tha thẩn từng bước để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp có phần hoang sơ, bình dị nơi đây. Đặt những bước chân trên từng bậc đá xanh của con đường mòn uốn lượn quanh lưng đồi, chúng tôi thật sự ngỡ ngàng khi phóng tầm mắt xuống phía dưới: một ngôi làng của người K’ho yên bình bên con suối nhỏ và những rừng hoa đang khoe sắc.

Vẻ đẹp hoang sơ, bình dị ở khu du lịch làng Cù Lần .

"Mùa khói" Mai Châu

Tháng 6, tháng 7, khi người Thái vừa thu hoạch xong vụ lúa, những đám khói bốc lên từ bản làng và mùi rơm rạ thơm lừng khiến Mai Châu (Hòa Bình) cuốn hút hơn bao giờ hết.

Kết thúc mùa gặt, khắp các bản làng đều đốt rơm rạ để lấy tro bón ruộng - Ảnh: Lê Hồng Thái

Cách Hà Nội khoảng 130km về phía Tây Bắc, Mai Châu (Hòa Bình) nằm yên bình giữa thung lũng cạnh quốc lộ 6. Muốn đến được thị trấn xinh đẹp này, khách phải vượt qua con đèo Thung Khe dài hàng chục km, một bên là núi cao, một bên là vực thẳm.

Đến Phú Yên, tê lưỡi với lòng cá bò gù

Có dịp du lịch Phú Yên vốn nổi danh là thủ đô cá ngừ của Việt Nam, ai cũng háo hức khám phá những món ăn dân dã tuyệt ngon làm từ cá ngừ, nhất là món lòng cá.

Gỏi bao tử cá ngừ đại dương

Quả thật danh bất hư truyền, Phú Yên có cả một rừng món ăn làm từ cá ngừ, hay còn gọi là cá bò gù. Từ thịt đến nội tạng không bỏ đi món nào.

Đã nghe danh những món ngon nức tiếng làm từ cá ngừ đại dương của Phú Yên nên lần đầu nhóm chúng tôi đến xứ cá ngừ trong hè này, nhất quyết phải nếm ít nhất vài món thật độc đáo mới chịu. Chỉ đợi đêm xuống là cả nhóm kéo nhau ra phố ẩm thực bờ kè Bạch Đằng (thành phố Tuy Hòa) vừa ngắm cảnh sông Đà Rằng lấp lánh đèn đêm, vừa nhâm nhi đặc sản cá bò gù.

22 thg 6, 2014

Về Núi Thành tắm mát biển Rạng

Những ngày hè, ai cũng mong tìm một nơi mát mẻ để trú ngụ, giải tỏa bớt cái oi bức của nắng nóng. Biển Rạng (xã Tam Quang, huyện Núi Thành, Quảng Nam) hoang sơ là một địa chỉ thú vị để du khách tìm về sau những ồn ào phố phường.

Thật tuyệt khi đắm mình trong làn nước mát sau trong ngày hè nóng bức - Ảnh: Hương Cát

Từ bến đò Tam Quang, ngang qua cảng Kỳ Hà, chạy xe theo cung đường dọc bờ biển, có thể ghé qua bãi biển Bà Tình - một khoảng không gian tuyệt đẹp, rồi tiếp bước về với biển Rạng trong buổi chiều tà để mà thả hồn mình trong gió biển, tắm mình dưới làn nước biển xanh mát lạnh.

Vẻ đẹp như tranh của núi rừng Bạch Mã

Là điểm du lịch nổi tiếng của Thừa Thiên Huế, Bạch Mã có rất nhiều nơi để tham quan như: Thác Đỗ Quyên, Ngũ Hồ, Vọng Hải Đài với vẻ đẹp của núi trời như một bức tranh thủy mặc.

Bạch Mã là vườn quốc gia thuộc tỉnh Thừa Thiên - Huế, cách thành phố Huế 40 km. Trước khi trở thành một vườn quốc gia, Bạch Mã được nhiều người quan tâm vì sự nổi tiếng về tài nguyên đa dạng sinh học của nhiều loài động - thực vật quý hiếm. 

Đến Bến Tre thưởng thức đặc sản đuông dừa

Với nhiều người, việc nhìn những con đuông dừa to bằng ngón tay ngọ nguậy là đã thấy lạnh sống lưng. Nhưng với người dân Bến Tre thì đó là một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có.

Được mệnh danh là thủ phủ dừa của Việt Nam, Bến Tre có những vườn dừa trải dài mênh mông, xanh ngút ngàn. Cây dừa được trồng ở khắp nơi, từ những cù lao, ven kênh, ven đường cho đến những bờ đất ven biển. 

Dừa không chỉ có mặt trong đời sống của người dân Bến Tre mà dừa còn đi vào nền văn hóa ẩm thực nơi đây với những món ăn mang hương vị dừa. Hấp dẫn nhất phải kể đến các món được chế biến từ đuông dừa. 

Những con đuông dừa béo tròn hấp dẫn trong bát nước chấm 

19 thg 6, 2014

Thăm mộ Trương Vĩnh Ký

Quyển Trương Vĩnh Ký - Bi kịch muôn đời của nhà văn Hoàng Lại Giang kết thúc với hình ảnh Trương Vĩnh Ký ngồi gục chết trên bàn viết. Đầu ông gục trên quyển tự điển tiếng Pháp để mở, tay trái giữ quyển sổ "Cuốn sổ bình sanh", tay phải vẫn còn nắm cán bút... Trong "Cuốn sổ bình sanh", ông dặn dò hãy ghi trên bia mộ ông câu "Miseremini Mei Saltem Vos Amici Mei" (Xin hãy thương xót tôi, hỡi các anh chị là những người bạn tôi. Đây là một câu trích ra từ Sách của Job trong Cựu ước).

Tôi tìm đến mộ Trương Vĩnh Ký vào một buổi chiều, 116 năm sau ngày ông mất (1/9/1898). Không như nhiều bài báo nói rằng mộ ông khó tìm, khu mộ này rất dễ tìm thấy vì nó nằm ngay góc đường Trần Hưng Đạo - Trần Bình Trọng, quận 5, TPHCM. Cổng chính số 520 Trần Hưng Đạo, cổng phụ đường Trần Bình Trọng đã bị bít lại. Có khó tìm chăng là do ta không biết trước, vì nơi đây không hề có bảng biển gì cho biết đây là mộ của một danh nhân.

Cổng vào khu mộ Trương Vĩnh Ký, số 520 Trần Hưng Đạo

Mùa hè Nước Moọc

Mùa hè nóng bức được ngâm mình trong dòng suối trong vắt mát đến lịm người, xung quanh là rừng già xanh rì đầy tiếng chim kêu vượn hót, rồi cơm trưa với tôm cá tươi rói bắt dưới suối... 

Tắm và bơi lội thỏa thích trong dòng suối Nước Moọc - Ảnh: Lam Giang

Đó là cảm giác tuyệt vời sau một ngày ở khu du lịch sinh thái Nước Moọc, thuộc vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, nằm bên đường Hồ Chí Minh (nhánh tây) trong một thung lũng rộng 30ha bốn bề núi đá vôi cao vút.

Hùng vĩ tháp bà Ponagar

Không chỉ sở hữu bờ biển dài, với những bãi cát trắng, những dải san hô lớn, Nha Trang còn lưu giữ được rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời.


Thành phố Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hòa là một trong những địa danh thu hút rất nhiều khách du lịch đến thăm quan và nghỉ dưỡng. 

Nghề khắc dấu Hà thành

Nghề khắc dấu gỗ tưởng chừng mai một theo thời gian nhưng nay đã mang những nét mới và trở thành món quà thủ công truyền thống. Dạo quanh một vòng phố Hàng Quạt, có thể thấy giữa nhịp sống hối hả và buôn bán tấp nập, hình ảnh những người ngồi cặm cụi chạm khắc trên thớ gỗ với những con dấu nhỏ nhiều hình thù khác nhau treo bên ngoài cửa hàng.

Trước kia dấu gỗ thường được những nhà nho học khắc dấu tên mình hoặc tên trường để đóng vào sách vở và có hình tròn hoặc hình chữ nhật, nhưng bây giờ dấu gỗ được khắc với nhiều hình thù khác nhau. Đó là dấu tên phố, dấu 12 con giáp, dấu dành cho tủ sách, chữ ký, dấu theo phong cách thư pháp rồi dấu khắc nón lá, thiếu nữ Việt Nam trong trang phục áo dài, tháp rùa, Khuê Văn Các và cả những mẫu tranh Đông Hồ nổi tiếng được thu nhỏ lại.

Chúng tôi ghé thăm cửa hàng nhỏ của anh Đinh Thiên Hùng ở 62 Hàng Quạt và được người thợ trẻ này chia sẻ: “Nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ và chăm chú vì chỉ sơ ý một chút là dao sẽ đi lệch đường và sẽ khắc sai chữ ngay”. Nhìn anh Hùng tỉ mỉ khắc từng nét vẽ trên con dấu, đường nét uốn lượn với những hoa văn tinh tế có thể thấy sự lâu năm trong nghề của người thợ trẻ này.

Cửa hàng khắc dấu Phúc Lợi (Hàng Quạt) nơi thu hút khách nước ngoài tới khám phá nghề làm con dấu.

15 thg 6, 2014

Trăm năm làng biển Mỹ Long

Làng biển Mỹ Long ở Trà Vinh có từ những năm 20 của thế kỷ trước. Ngư dân không chỉ bám nghề để làm giàu từ tôm cá mà còn vươn khơi để bảo vệ chủ quyền biển đảo.

Hầu hết các làng quê ven biển Nam bộ hàng năm đều có lễ hội Nghinh Ông và ở thị trấn Mỹ Long của huyện Cầu Ngang (Trà Vinh) có lễ "cúng biển" diễn ra từ mồng 10-12 tháng 5 âm lịch. Theo tương truyền, khoảng năm 1799, trong lúc Nguyễn Ánh bôn tẩu quân Tây Sơn, tìm đường biển chạy sang Xiêm thì gặp bão lớn làm thuyền chao đảo. Trước lúc nguy nan, con cá voi (còn goi là cá Ông) đến nâng thuyền lên và đưa vào bờ biển Trà Vinh giúp Nguyễn Ánh thoát nạn.

Năm 1802, Nguyễn Ánh lên ngôi, lấy hiệu là Gia Long. Nhớ ơn cá voi cứu mình, ông sắc phong cho cá voi là Nam Hải Đại tướng quân. 

Tưng bừng lễ hội cúng biển ở Mỹ Long ngày 9/6. Ảnh: Kỳ Duyên 

Ngôi chùa có nhiều tượng đất cổ nhất Việt Nam

Trải qua nhiều trận lụt trong lịch sử, những bức tượng đất cổ ở chùa Nôm, tỉnh Hưng Yên vẫn còn nguyên vẹn và giữ được tất cả lớp sơn son thiếp vàng.

Cách Hà Nội 30 km về hướng đông, chùa Nôm thuộc quần thể di tích làng Nôm, thuộc xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, là ngôi đại tự có tiếng của phố Hiến còn lưu giữ được nhiều nét cổ. 

Chùa Nôm nhìn từ gác chuông cổng Tam quan. Ảnh: Nguyễn Minh Sơn. 

Theo truyền thuyết xưa, chùa Nôm được xây giữa rừng thông cổ thụ, có lẽ vì vậy mà chùa còn có tên gọi khác là Linh thông cổ tự. Không còn ai nhớ chính xác sự ra đời của ngôi chùa, chỉ biết rằng trên hai tấm bia lớn còn lưu lại tại đây thì chùa đã được xây dựng lại vào năm 1680 và được trùng tu nhiều lần sau đó.

Mùa nước đổ trong lòng thung lũng Tả Van

Cách thị trấn Sa Pa, Lào Cai chừng 8 km có một triền thung lũng thoai thoải mang tên Tả Van. Vào mùa đổ ải, nơi đây lấp lánh ánh nắng rót xuống đáy nước trong lòng ruộng bậc thang.

Các triền ruộng bậc thang mùa này ở Tả Van đẹp nhất khi có thửa vừa gieo mạ xong, thửa khác mới cấy hoặc vẫn đang làm đất. Đôi chỗ nước lấp láp trong veo, kề bên là khoảng đục ngầu hoặc xanh nõn. Các mảng màu khác biệt nằm xen kẽ dường như "tôn vinh" nhau một cách âm thầm, tạo nên bức tranh sống động. 

Các mương dẫn nước từ khe suối về ruộng. 

13 thg 6, 2014

Bà Đen

Đi núi Bà Đen ở Tây Ninh là đi du lịch sinh thái, du lịch leo núi. Nhưng núi Bà Đen thu hút nhiều khách du lịch không phải là du lịch sinh thái mà là du lịch tâm linh: đi chùa trên núi Bà Đen, hay là đi chùa Bà Đen. Lễ hội chùa núi Bà Đen đã được Tổng cục Du lịch xác nhận là một trong ba lễ hội tín ngưỡng thu hút đông khách nhất Việt Nam (2 lễ hội còn lại là lễ hội Bà Chúa Xứ ở Châu Đốc và lễ hội chùa Bà ở Bình Dương).

Trên núi Bà Đen có nhiều chùa, nhưng ngôi chùa chính được gọi là chùa Bà Đen là ngôi chùa có tên chính thức là Linh Sơn Tiên Thạch (còn gọi là chùa Thượng). Giống như miếu Bà Chúa Xứ Châu Đốc hay chùa Bà Bình Dương, người ta đến viếng chùa đông vì tin vào sự linh thiêng của chùa.

Chùa Linh Sơn Tiên Thạch (Chùa Bà Đen). Ảnh: Võ văn Tường

Bốn mùa hương sắc Hầm Hô

Cách TP Quy Nhơn gần 50 km, Khu du lịch sinh thái Hầm Hô (xã Tây Phú, huyện Tây Sơn, Bình Định) là một điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước.

Một khúc sông dài 3km, với nhiều khối đá, vách đá dựng đứng và xếp chồng lên nhau... xen giữa núi non trừng điệp. Hầm Hô được tạo nơi hai con sông Đồng Hựu và sông Cát cùng đổ về sông Phú Phong (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn). 


Làng nghề đan guột

Từ loại cây guột mọc hoang dại tại các vùng rừng núi phía Bắc và một số tỉnh miền Trung, người dân xã Phú Túc (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) bằng đôi bàn tay khéo léo, tài hoa đã tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng rổ, rá, tủ, bàn, ghế, khung ảnh, lọ hoa, con giống...

Làng Lưu Thượng (xã Phú Túc) là nơi khởi đầu nghề truyền thống đan guột từ thế kỷ XVII. Từ Lưu Thượng, nghề đan guột phát triển lan ra cả xã Phú Túc và các vùng phụ cận. Nghề sản xuất hàng xuất khẩu từ cây guột có quy mô và chiều sâu vào những năm 90 của thế kỷ trước. Xã Phú Túc hiện nay có 8 làng làm nghề đan guột, với gần 7.754 lao động. Riêng ở Lưu Thượng, nơi chỉ có 400 hộ dân với trên 1.400 lao động thì đã có hơn 70% số lao động trong làng tham gia sản xuất hàng mỹ nghệ từ guột. Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Thông (70 tuổi) thì "Trước dân làng chỉ đan sản phẩm sơ cấp như đồ gia dụng, đồ nông nghiệp, nay chúng tôi hướng đến xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ."

“Vàng xanh” trên cao nguyên Tủa Chùa

Cây chè Shan Tuyết hiện được ví như “vàng xanh” mang lại cuộc sống ấm no cho đồng bào Mông trên vùng cao nguyên đá khắc nghiệt huyện Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên.

Từ huyền thoại “vàng xanh”…

Tủa Chùa là một trong những huyện miền núi xa xôi và khó khăn nhất của tỉnh Điện Biên. Với độ cao hơn 1400m so với mực nước biển, Tủa Chùa được ví như “cổng trời” của vùng Tây Bắc Việt Nam. Chính điều kiện khí hậu đặc biệt với bốn mùa trong một ngày cùng thổ nhưỡng thích hợp của cao nguyên này giúp cây chè Shan Tuyết phát triển và chứa đựng bao huyền thoại.

Rừng chè Shan Tuyết ở xã Sín Chải, nơi có nhiều cây chè cổ thụ nhất huyệnTủa Chùa, Điện Biên.

11 thg 6, 2014

Khám phá con đường biển Vĩnh Lương - Nha Trang

Bắt đầu từ cầu Trần Phú về hướng Bắc, đường Phạm Văn Đồng (nối tiếp đường Trần Phú) với độ dài hơn 15km ôm trọn một phần thành phố Nha Trang, men theo biển chạy dài đến Vĩnh Lương.

Nổi tiếng bởi các quán ăn đặc sản biển, các nhà hàng, khách sạn, resort…con đường ngoằn ngoèo vòng quanh núi, một bên là vách đá, một bên là biển xanh khá ngoạn mục.

Con đường không nhiều xe, du khách có thể dừng chân ngắm cảnh biển bên dưới, thưởng thức tiếng ve sầu râm ran. Điểm cuối con đường là khu vực làng chài Vĩnh Lương. Vào buổi sáng ghe cá về bến, khách có thể mua được hải sản tươi, ngon. Ở đây người bán có dịch vụ đóng gói hải sản vào thùng xốp cho khách mang đi đường xa. Buổi chiều, ghe thuyền về đậu tấp nập trên bến cảng, tạo nên bức tranh đẹp bình yên trên biển.

Du khách thích dạo chơi bằng xe đạp theo con đường này. Nơi đây cũng thu hút dân “phượt” và các nhiếp ảnh gia. Từ trên cao, bạn có thể ghi lại những tấm ảnh đẹp về phong cảnh biển, cảnh các câu thủ đang say sưa câu cá trên những mỏm đá, những du khách bơi lặn dưới làn nước trong xanh…

Đảo Hòn Dáu - dấu tích lịch sử oai hùng

Hòn Dáu là hòn đảo nhỏ cuối cùng tách ra khỏi dãy núi, cách bán đảo Đồ Sơn chừng một km, có không khí trong lành và những điểm tham quan ý nghĩa.

Người Hải Phòng hay gọi đảo Hòn Dáu là đảo đèn, bởi nơi đây có trạm đèn biển kỳ vĩ, gắn bó cùng thăng trầm lịch sử. Đèn biển Hòn Dáu do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, được xây dựng từ năm 1892, hoàn thành năm1898. Đó là một tòa nhà 2 tầng (nay được dùng làm bảo tàng), chính giữa là tháp đèn như một pháo đài cổ vút lên giữa đảo.

Tháp cao năm tầng, đỉnh đèn cao 140m so với mặt nước biển, ánh sáng được phát ra từ độ cao 65 m so với chân tháp. Hải đăng Hòn Dáu chiếu xa đến 40 km, ngày ngày dẫn dắt tàu thuyền qua lại vùng biển này. Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, trạm đèn biển này là một trong những mục tiêu oanh tạc của đế quốc Mỹ. Tháng 4/1967, hải đăng Hòn Dáu bị đánh sập hoàn toàn nhưng những công nhân trạm đèn vẫn anh dũng bám trụ, dựng cột đèn bằng sắt thay thế, đảm bảo hoạt động.

Món xương rồng lạ miệng ở Quảng Nam

Không chỉ làm gỏi hay xào, cây xương rồng còn có thể chế biến thành rất nhiều món ăn khác nhau, hấp dẫn những ai đã từng một lần đặt chân lên đất Quảng.

Xương rồng là một loại cây có gai, thường mọc ở một số vùng đất có khí hậu khô hạn nên xuất hiện khá nhiều tại miền Trung Việt Nam, đặc biệt là đất Quảng Nam, nơi quanh năm đón nắng và gió. Tại đây, cây xương rồng là món ăn khá phổ biến và có thể coi là đặc sản của vùng. Món ăn này có nguyên liệu dễ tìm, hấp dẫn bởi hương vị độc đáo và cách chế biến không quá cầu kỳ. 

Xương rồng được lọc bỏ gai trước khi chế biến. Ảnh: eva 

Đến Đà Lạt, ngất ngây cùng sắc tím hoa mua

Cùng với trăm hoa đua nở, những ngày đầu hè này, Đà Lạt như mộng mơ hơn, lãng mạn hơn với đồi hoa mua bạt ngàn khoe sắc tím.

Đồi hoa mua nằm ngay trong lòng Vườn hoa Đà Lạt, bên hồ Xuân Hương, với hàng ngàn cây hoa mua Thái được trồng cách đây vài năm.

Theo Ban quản lý Vườn hoa Đà Lạt, năm ngoái, đồi mua đã bắt đầu cho hoa, nhưng năm nay mới trổ bông đều, làm nên một không gian hoa tím hút hồn du khách.

Đến Đà Lạt mùa này, du khách - nhất là các bạn trẻ - như được trút bỏ những ưu tư, xô bồ của cuộc sống đô hội để thả hồn ngất ngây bên sắc tím hoa mua.

Dưới đây là một vài hình ảnh trai thanh, gái lịch ngất ngây trong sắc tím hoa mua Đà Lạt: 

Làng hoa Gò Vấp

Nằm giữa chốn đô hội sôi động của Tp. Hồ Chí Minh, làng hoa cảnh Gò Vấp (Quận Gò Vấp) là một trong những làng hoa nổi tiếng ở Nam Bộ. Đây là nơi cung cấp các loại hoa cảnh quanh năm cho người dân thành phố.

Cách đây mấy chục năm, diện tích trồng hoa ở Gò Vấp lên đến hàng trăm hecta, ở đây hầu như không thiếu một giống hoa nào. Ngày đó, cứ vào dịp áp Tết, người dân thi nhau xuống giống. Làng hoa Gò Vấp chìm trong những sắc hoa rực rỡ, tạo nên một quang cảnh đón xuân đặc trưng ở Sài Gòn.

Gần đây, với quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh, những dãy nhà phố, các nhà máy mọc lên làm cho đất trồng hoa bị mất dần. Người trồng hoa đã phải điêu đứng, nhưng không vì thế mà họ bỏ nghề của cha ông. Trong điều kiện đất trồng hạn hẹp, những hộ gia đình trồng hoa ở đây đã kết hợp trồng hoa với trồng cây cảnh. Nhờ thế, những năm gần đây, Làng hoa cảnh Gò Vấp có hướng đi mới để tồn tại và giữ được cái hồn xưa cũ tạo nên tên tuổi của mình.

Ông Lý Văn Lợi, Chủ tịch Hội Sinh vật cảnh Quận Gò Vấp chăm sóc cây cảnh trong vườn nhà.

Nghề làm đũa ở Tân Sơn

Từ thập niên 80 của thế kỷ 20, đũa mun Tân Sơn (huyện Ninh Sơn, tỉnh Ninh Thuận) đã được người tiêu dùng ưa chuộng vì càng dùng lâu càng lên nước bóng rất đẹp. Thời đó, đũa mun Tân Sơn như là một món quà giá trị để biếu khách quý. Còn ngày nay, khi những rừng mun đã bị tuyệt chủng, dân làng đũa Tân Sơn lại chuyển sang làm đũa bằng gỗ phục vụ người tiêu dùng.

Đũa Tân Sơn đẹp, bền với mẫu mã sản phẩm đa dạng, được làm bằng phương pháp thủ công. Đặc biệt, đũa được sơn bằng sơn ta nên nhìn rất bóng mà không gây độc hại dù thời gian sử dụng lâu dài. Những chiếc đũa thẳng đều, hai đầu đũa bo tròn, nước sơn bóng loáng nhưng cầm rất mịn tay và thoải mái. Vì thế, đũa Tân Sơn rất được ưa chuộng và làm hài lòng những người khó tính nhất.

Đầu đũa Tân Sơn được cấn xà cừ .

9 thg 6, 2014

Thăm đền Gióng

Khu di tích đền Gióng gồm đền Thượng và đền Hạ, thuộc xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, cách Hà Nội khoảng 30 km. Từ Hà Nội, qua cầu Thanh Trì, cầu Chương Dương, những cánh đồng lúa xanh ngắt và những xóm làng bình yên của đồng bằng Bắc bộ, đến Km 10 rẽ phải, đi trên đê sông Đuống khoảng 7 km nữa là tới đền Phù Đổng.

Cổng vào đền Gióng 

Theo truyền thuyết, đời Hùng Vương thứ 6, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông bà lão nghèo sống phúc đức mà vẫn chưa có con. Một hôm bà ra đồng thấy một vết chân rất to liền ướm thử. Không ngờ về nhà bà thụ thai và sinh được một cậu bé khôi ngô tuấn tú, đặt tên là Gióng. Kì lạ thay Gióng lên ba mà vẫn đặt đâu nằm đấy. Khi giặc Ân sang xâm chiếm nước ta, Gióng bỗng vươn vai đứng dậy, cầm roi sắt, cưỡi ngựa sắt ra trận, đánh tan quân giặc rồi phi ngựa về trời. Vua sai sửa sang vườn nhà của bố mẹ Gióng để lập đền thờ. Đó chính là đền Gióng, thờ Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng (còn gọi là đền Phù Đổng) ngày nay.

Chùa Nguyên Hòa tỉnh Vĩnh Phúc

Di tích chùa Nguyên Hòa tọa lạc tại thôn Phượng Lâu xã Việt Xuân huyện Vĩnh Tường tỉnh Vĩnh Phúc cách thành phố Vĩnh Yên 15km.

Phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ được du nhập vào nước ta từ rất sớm (từ trước Công Nguyên) nhưng đến đời nhà Lý (thế kỷ XI) mới phát triển cực thịnh và trở thành quốc giáo.

Chùa Nguyên Hòa thuộc loại di tích nghệ thuật. Chùa được xây dựng từ rất lâu và đỡ trở thành một nơi sinh hoạt tôn giáo rất linh thiêng, nổi tiếng cả một vùng Bạch Hạc. 

Chùa được xây dựng làm nơi thờ Phật – Đây là giáo đường của Phật giáo. Từ khi chùa Nguyên Hòa được xây dựng luôn có các tín đồ, tăng, ni, phật tử đến tu hành, hiện nay trên bàn thờ Tổ của chùa còn có tượng và ảnh của các vị trụ trì chùa như nhà sư: Thích Đàm Thành, Thích Đàm Định; Thích Đàm Thứ; Thích Đàm Duyên; Thích Đàm Tuất…Hiện nay trụ trì chùa là nhà sư Thích Đàm Thu. 


Tổ đình Giác Lâm, ngôi chùa cổ nhất Tp.HCM

Tổ đình Giác Lâm còn có các tên là Cẩm Sơn tự, Sơn Can tự hay Cẩm Đệm tự; là một trong những ngôi chùa cổ nhất của Tp.Hồ Chí Minh (Sài Gòn). Đây chính là tổ đình của phái Thiền Lâm Tế tông ở miền Nam Việt Nam

Chùa tọa lạc tại số 565 (số cũ 118) đường Lạc Long Quân, thuộc phường 10, Q.Tân Bình, Tp.Hồ Chí Minh, và đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa - Thông tin) công nhận là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia theo quyết định số 1288-VH/QĐ ngày 16 tháng 11 năm 1988. 

Chính điện Tổ đình Giác Lâm, Q.Tân Bình (Tp.Hồ Chí Minh)

Chùa do cư sĩ Lý Thụy Long, người Minh Hương, quyên tiền xây dựng vào mùa xuân năm Giáp Tý (1744) đời chúa Nguyễn Phúc Khoát. Ban đầu chùa có tên là Sơn Can (sơn là núi, can là gò nông), về sau còn được gọi là Cẩm Sơn do chùa tọa lạc trên gò Cẩm Sơn.

Khám phá làng văn hóa Bhơ Hôồng

Men theo đường ĐT 604, đến xã Sông Kôn (H.Đông Giang, Quảng Nam) băng qua cây cầu dây văng rất dễ thương, là bạn đã đặt chân đến làng văn hóa Bhơ Hôồng, nơi có rất nhiều điều để khám phá...

Làng du lịch Bhơ Hôồng - Ảnh: Bảo Nguyên 

Làng văn hóa Bhơ Hôồng nằm bên dòng sông vô cùng thơ mộng, tách bạch với phố thị ồn ào. Nơi đây được xem là một trong số ít những ngôi làng còn giữ được nét đẹp truyền thống, những người dân C’tu ở Bhơ Hôồng sinh sống và gìn giữ nét văn hóa độc đáo của mình. Họ cởi mở đón tiếp khách thập phương đến với nơi này như với những người bạn thân thiết. Người C’tu cũng chứng tỏ mình biết làm du lịch khi mà hầu hết người dân ở Bhơ Hôồng đều tham gia quảng bá văn hóa của mình đến với du khách.

8 thg 6, 2014

Chùa Ba Vàng - điểm du lịch văn hóa, tâm linh

Chùa Ba Vàng nằm ở phía tây TP Uông Bí, Quảng Ninh, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát.

Chùa Ba Vàng có tên cổ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là “ánh sáng quý”) được xây dựng vào năm Ất Dậu, (năm 1676). Chùa toạ lạc trên lưng chừng núi Thành Đẳng, ở độ cao 340m so với mặt nước biển. Chùa nằm trên một vị trí rất đẹp ở phía tây thành phố Uông Bí, phía trước là sông, phía sau tựa lưng vào núi, hai bên là rừng thông xanh ngát. Chùa Ba Vàng có mạch phong thủy bắt nguồn từ chùa Đồng (Yên Tử) với địa hình hạ đoạn tạo thành thế thanh long trùng điệp chầu về bên trái, bạch hổ hùng vĩ phục xuống bên phải. 

Chùa Ba Vàng có tên chữ là Bảo Quang Tự (có nghĩa là ánh sáng quý).

An Bàng, bãi biển đẹp ít được biết đến ở Hội An

Chỉ đến khi có mặt trong danh sách 50 bãi biển đẹp nhất thế giới của trang CNNGo, An Bàng mới được nhiều người biết đến dù nó chỉ nằm cách biển Cửa Đại hơn một km.

Buổi sớm ở miền Trung, mới chỉ 5h sáng, mặt trời đã bắt đầu hửng sáng nơi chân trời. Trời chưa nắng lên nhưng đã sáng tỏ, làn gió mát lộng thổi từ sông Thu Bồn. Đó cũng là khoảng thời gian thú vị để đạp xe theo con đường nhỏ rợp bóng dừa từ Hội An ra biển.

Chỉ cách Hội An khoảng vài km, những guồng xe đạp lăn bánh qua những cánh đồng mướt xanh, qua cây cầu nhỏ bắc ngang sông, đến biển. Thay vì đi thẳng ra biển Cửa Đại, bạn hãy rẽ trái, men theo con đường nhỏ ven biển, chạy thêm khoảng một km nữa để đến với An Bàng. 

Biển An Bàng chạy vòng khoảng 4 km với những triền cát mịn. Ảnh: Sandy. 

Kiệt tác 'có một không hai' ở Việt Nam từ đá

Gành Đá Đĩa là những khối đá hình lục giác, hình tròn giống như những cái đĩa xếp chồng lên nhau; đây là kiệt tác thiên nhiên ban tặng có một không hai ở Việt Nam. Cạnh đó là xóm nhà bình yên với nét độc đáo ít ai “để ý”: hàng rào đá, chuồng đá và mộ đá…

Trước khi đến được gành Đá Đĩa (xã An Ninh Đông, huyện Tuy An, Phú Yên) phải vượt qua dốc cao thôn 6, ôm cua cánh chỏ.

Hai bên đường là xóm nhà Gành Đá Đĩa bình yên với những ngôi nhà “tạo dáng” bằng đá.

Đá xếp chồng lên nhau làm hàng rào ngăn cách lối đi, làm móng sân, bật thềm. Có nhiều gia đình “tài sản chung” của họ là…đá!

Ngôi nhà bà Nguyễn Thị Hồng và ông Trần Văn Thanh nhô lên cao cạnh đường ở lưng chừng dốc thôn 6. Hai ngôi nhà này có “tài sản chung” là hàng rào đá.

Khám phá danh thắng Mũi Đôi – Hòn Đầu

UBND tỉnh Khánh Hòa vừa có Thông báo kết luận sau chuyến khảo sát danh lam thắng cảnh Mũi Đôi - Hòn Đầu tại Bán đảo Hòn Gốm trên vịnh Vân Phong (thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa).

Theo đó, UBND tỉnh Khánh Hòa giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nghiên cứu, đề xuất phương án dựng bia, cột mốc ghi rõ tên và ý nghĩa của danh thắng cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu, nơi đón ánh mặt trời đầu tiên trên đất liền của Tổ quốc. Đồng thời, xây dựng kế hoạch giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá về tiềm năng và giá trị của địa điểm du lịch hấp dẫn này, cũng như công tác quản lý, bảo vệ danh thắng cấp quốc gia Mũi Đôi - Hòn Đầu trong lĩnh vực về biển đảo… Tạo điều kiện và khuyến khích các doanh nghiệp du lịch xây dựng, tổ chức tour tham quan, dã ngoại phù hợp đối với danh lam thắng cảnh Mũi Đôi - Hòn Đầu.

Mũi Đôi – Hòn Đầu là điểm cực Đông trên đất liền, là 1 trong 4 điểm cực đất liền Việt Nam, gồm: Điểm cực Bắc (xã Lũng Cú, Đồng Văn, Hà Giang); điểm cực Nam (mũi Rạch Tàu, huyện Ngọc Hiển, Cà Mau); điểm cực Tây (A Pa Chải - Tá Miếu, xã Sín Thầu, Mường Nhé, Điện Biên) và điểm cực Đông ở Mũi Đôi nằm trên bán đảo Hòn Gốm, thuộc xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.