30 thg 4, 2016

"Bánh giá chợ Giồng mời anh"...

"Một mai em gái theo chồng/ Còn đâu bánh giá chợ Giồng mời anh"... Đó là chiếc bánh giá chợ Giồng nổi tiếng ở Gò Công Tây, Tiền Giang đã đi vào văn học dân gian. 

Bánh giá chợ Giồng thơm ngon và hấp dẫn - Ảnh: Hoài Vũ 

Chợ Giồng là tên cũ của chợ Vĩnh Bình, huyện Gò Công Tây hiện nay.

Bánh giá vừa là món ăn chơi vừa là món bánh khéo dùng trong các tiệc tùng trang trọng. Nhà văn Hồ Biểu Chánh từng nhắc đến món bánh này trong tác phẩm của ông và nghe đâu hai câu ca dao trên hình như có liên quan đến một mối tình dang dở của đôi trai gái xứ Gò.

Hòn Mây Rút - “phải đến một lần” khi ra Phú Quốc

Không ít du khách khẳng định như vậy chỉ sau một lần đặt chân đến hòn Mây Rút, cách thị trấn An Thới, huyện Phú Quốc (Kiên Giang) hơn 10km về phía tây nam.

Nhóm bạn trẻ đưa nhau ra chơi ở hòn Mây Rút - Ảnh: Ng.Triều 

Không chỉ phong cảnh đẹp, cách làm du lịch của chủ nhân hòn đảo này cũng níu chân khách...

Bà Bảy Yên (88 tuổi), chủ nhân Hòn Mây Rút, với hơn 50 năm “tuổi đảo”, cho biết không nhớ chuyện làm du lịch tại đây bắt đầu từ lúc nào, nhưng hòn Mây Rút hiện là một địa danh “phải đến một lần” trên các diễn đàn về du lịch.

29 thg 4, 2016

Tây nguyên mùa bướm bay rợp trời

Tháng 4, khi bầu trời cao xanh vời vợi và không gian ươm màu nắng vàng như mật cũng là lúc những người bạn rót vào tai nhau lời tỉ tê: “Về Tây nguyên đi, mùa bướm bay đến rồi!”. 

Một đàm bướm tụ lại trên bãi đất ven đường tỉnh lộ từ TP Buôn Ma Thuột đi huyện Krông Ana, Đắk Lắk - Ảnh: Tiến Thành 

Người dân phố núi gọi mùa này là mùa bướm sâu muồng. Bởi loài bướm có kích thước nhỏ, màu vàng nhạt dịu dàng này thường đẻ trứng, làm sâu, tạo kén trên những hàng cây muồng vốn được trồng rất nhiều ở Tây nguyên.

Ký sự ngôi chùa Phù Ly ở Vĩnh Long

"Ngôi chùa này có mặt hàng trăm năm với nhiêu câu chuyện huyền thoại rất ly kỳ, đây là nơi sinh hoạt tâm linh của hơn 600 hộ dân người dân tộc Khơ Me rất thường xuyên…”

Chuyện xưa kể rằng : vào năm 1653 ở sóc Phù Ly đã có người Khmer đến sinh cơ lập nghiệp, vào năm 1672 chùa Phù Ly được xây dựng. Dù đến nay ngôi chùa đã gần 350 năm, nhưng do những thế hệ nối tiếp người tu hành và nhân dân địa phương trùng tu nhiều lần những luôn duy trì bảo vệ nền văn hóa nghệ thuật cổ nên ngôi chùa vẫn còn mang nét cổ kính và bền chắc theo thời gian cho đến hôm nay.

Chùa Phù Ly 2 tọa lạc tại xã Đông Thành, huyện Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long. Đây là một trong những ngôi chùa cổ của người Khmer Nam bộ với lối kiến trúc nghệ thuật độc đáo, hài hòa của Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia...


Ốc quắn xào - món ăn ngon xứ Quảng

Dù nhọc nhằn chuyện sớm hôm bắt ốc, rồi phải tỉ mỉ từng công đoạn nhưng các chị nội trợ vẫn ánh lên nụ cười mãn nguyện khi nghĩ đến những món "đặc sản" được chế biến từ con ốc quắn.

Ở vùng trung du xứ Quảng, ốc quắn là loài chỉ ăn rêu đá và có quanh năm, nhưng nhiều và ngon nhất là cữ tháng tư, tháng năm. Thời điểm này, tranh thủ lúc rảnh rỗi các bà, các chị lại rủ nhau vào trong rừng, nơi khe suối sâu để tìm bắt ốc quắn.

Ốc quắn bắt về không thể ăn ngay mà thả vào chậu nước vo gạo qua đêm để ốc nhả hết nhớt. Nếu muốn chế biến liền thì phải cho thêm vào chậu nước ngâm ốc một vài trái ớt hiểm đập dập. Sau vài giờ mới chà xát rong rêu, xả nước cho sạch, chặt hết phần đuôi ốc rồi đổ ốc ra rổ để ráo mới có thể chế biến được. 

Đậm đà, thơm phức món ốc quắn xào. 

Rộ mùa hoa chạc quạch vùng rừng xứ Nghệ

Ở huyện Anh Sơn, Nghệ An mùa này hoa nở rất nhiều. Mỗi loài hoa rừng đều mang vẻ đẹp, hương sắc riêng. Nhưng ấn tượng nhất với mọi người khi chiêm ngưỡng vẫn là loài hoa chạc quạch.

Chạc quạch ở quê tôi là một loài cây mọc tự nhiên trong rừng, dạng thân leo. Giống như nhiều loại cây rừng khác, sau một thời gian dài trơ lá vào mùa Đông, nhưng đến mùa Xuân lại bừng lên sức sống, đâm chồi, nảy lộc. Trên những thân cây chạc quạch khô khốc, khẳng khiu đồng loạt túa ra những chồi non mơn mởn, xen kẽ trong đó là những nụ hoa nhỏ li ti. 

Hoa chạc quạch ở vùng rừng xứ Nghệ. 

Phên vàng sợi bạc

Hơn nửa thế kỷ trước, từ những năm 1960, nghề làm miến từ bột đao (củ dong) được hai ông Tô Văn Trắc và Nguyễn Văn Minh du nhập từ làng miến Dương Liễu (Hoài Đức, Hà Nội) lên xã Giới Phiên (TP. Yên Bái). Nghề miến khi ấy đã cứu đói cho người dân nơi đây, cũng như giúp họ thoát nghèo. Miến Giới Phiên được nhiều người biết đến với đặc điểm nổi bật là sợi nhỏ, có màu trong hơi xám, có độ dai giòn, không nát.

Miến đao do bà con làm bằng củ dong riềng theo công thức truyền thống, phơi bằng phên nứa, do không pha thêm tạp chất nên người dùng rất tín nhiệm. Từ cách làm thủ công thời kỳ đầu, đến nay, người dân Giới Phiên đã áp dụng kỹ thuật, đầu tư phát triển cơ giới hóa nên sợi miến nhỏ, óng ả, bắt mắt hơn khi mở rộng thị trường. 

Nghề làm miến đao đã giúp người dân xã Giới Phiên thoát nghèo cũng như phát triển bền vững.HTX Sản xuất kinh doanh Miến đao Giới Phiên hiện có 68 hộ chuyên làm miến, tập trung chủ yếu ở thôn 6. 

Nhộn nhịp chợ ngã ba Huồi Tụ Kỳ Sơn, Nghệ An

Gọi là chợ ngã ba Huồi Tụ - Kỳ Sơn, nhưng thực ra đây là điểm bán hàng tập trung tự phát của bà con các dân tộc để trao đổi những sản vật thu hoạch trong vườn nhà, hay hái lượm trên rừng, đồi, núi cao.

Ngã ba Huồi Tụ- Kỳ Sơn, Nghệ An. 

Bởi điểm cua “tay áo” có độ dốc cao, lại vướng phải nhà ở của bà con sát bên đường, nên khi thi công đường Tây Nghệ An, đơn vị thi công đổ nhựa nới thêm một đoạn đường làm điểm quay đầu xe ô tô. Và ngã 3 Huồi Tụ trở thành điểm nghỉ chân của phần lớn khách bộ hành mỗi lần đi qua.

28 thg 4, 2016

Đùng đoàng pháo… đất

Đến hẹn lại lên, hè đến là mùa pháo đất tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương. Đi từ đầu làng tới cuối làng, đâu đâu cũng nghe tiếng pháo diễn tập “nổ” rất vui tai. Những người con xa xứ dịp này tranh thủ ngày nghỉ về làng để tìm lại tuổi thơ một thời…

Nhào đất, làm đất, cắt đất

Người Ninh Giang chọn kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 làm ngày tổ chức hội vì được nghỉ dài ngày, khả năng con cháu về quê tham dự đông hơn. Hội tổ chức ở từng thôn, có chấm điểm, chọn ra đội thắng đi thi cấp xã.

Phần thưởng dành cho đội thắng chỉ là một chiếc cờ lưu niệm với đôi ba trăm ngàn. Thế thôi nhưng hội rất đông vui, nhộn nhịp, vui là chính mà!

8 di tích chiến tranh ở Việt Nam nên một lần ghé qua

Nếu yêu thích lịch sử, muốn dành thời gian tìm hiểu những địa danh, thắng cảnh lịch sử nổi tiếng của nước ta, bạn hãy thử tới các địa danh này, nơi nhiều du khách quốc tế gợi ý.

1. Nhà tù Hỏa Lò 


Nhà tù Hỏa Lò tại Hà Nội được Pháp xây dựng năm 1896 với tên gọi Maison Centrale là nơi giam giữ các tù nhân chính trị. Hơn 2.000 người đã bị giam giữ tại đây chỉ trong giai đoạn nửa đầu những năm 1950 với những điều kiện sinh hoạt tồi tệ.

Dừng chân ở Nha Trang, ăn bánh canh lòng cá ngừ

Lòng cá ngừ đại dương vừa giòn vừa thơm ngọt lạ lùng kết hợp với bánh canh bột gạo, là món đặc sản mà bạn không thể bỏ lỡ khi đến thành phố biển Nha Trang.

Nói đến Nha Trang, người ta nghĩ ngay đến thành phố biển có bãi cát trắng trải dài, nước biển xanh ngắt, gió biển mát rượi, với bình minh rạng người, hay hoàng hôn tiếc nhớ. Người ta cũng nhắc đến những món ngon được chế biến từ hải sản. Trong đó, bún sứa được nhắc đến như sự lựa chọn đầu tiên. Thế nhưng, còn có bánh canh lòng cá ngừ, một món ăn vừa ngon vừa rẻ, lại đảm bảo vệ sinh. 

Bánh canh lòng cá ngừ đại dương tại Nha Trang rất nổi tiếng, ai đã ăn một lần là nhớ mãi không thôi. 

27 thg 4, 2016

Suối Đá Giăng ở Cam Lâm

Con đường từ ngã ba Suối Cát lên đến đỉnh Hòn Bà dài 38 km nhưng không nhàm chán. Cảnh quan bên đèo tuyệt vời. Đặc biệt là có những dòng suối thơ mộng chảy men theo sườn núi và dọc theo con đường. Từ dưới chân núi đi lên ta lần lượt qua suối Dầu (chỗ bác sĩ Yersin lập trại chăn nuôi và trồng cao su), suối Đá Giăng, suối Đá Hàn rồi suối Cá. Thật ra, từ trên cao 2 dòng suối Cá và suối Đá Hàn nhập lại ở độ cao khoảng 300 m thành suối Đá Giăng. Tên suối là Đá Giăng vì nơi đây có những tảng đá lớn giăng mắc giữa dòng suối. Dòng nước len qua những tảng đá tạo nên cảnh quan kỳ thú.

Tiếng là nằm dọc đường lên núi, nhưng suối Đá Giăng nằm ở đoạn gần chân núi, độ cao chỉ khoảng dưới 300 met và cách ngã ba Suối Cát chưa tới 15 km. Đường xe hơi đi được. Chính vì thế, nếu không muốn lên đến đỉnh Hòn Bà xa và cao, du khách có thể dừng tại đây để ngoạn cảnh, tắm suối trong một khung cảnh sơn thủy hữu tình.



Về Nha Trang chớ quên bánh xoài dẻo ngon

Bánh xoài hay bánh tráng xoài là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang, có vị chua thanh, ngọt vừa, phảng phất mùi thơm tự nhiên của xoài, rất thích hợp để ăn chơi chơi. 

Món bánh tráng xoài xuất hiện từ khoảng những năm 1980 ở Cam Ranh, vùng đất vốn được mệnh danh là xứ sở của xoài. Xoài ở đây đa phần là giống xoài canh nông, quả tròn, khi chưa chín rất chua nhưng chín vàng thì ngọt đậm và sắc. Lúc xoài chín rộ không bán kịp, người dân đã có sáng kiến chế biến thành món bánh có thể dùng được quanh năm và dần dần bánh xoài trở thành món đặc sản nổi tiếng của nơi đây. 

Bánh xoài là đặc sản nổi tiếng của Nha Trang. 

“Chuyến du hành” về cõi tâm linh

Lần đầu tiên, nghi lễ diễn xướng dân hầu đồng trong tín ngưỡng “Thờ Mẫu Tứ phủ” của người Việt được tái hiện một cách tinh tế, đặc sắc và nguyên bản trên sân khấu Rạp Công nhân (42 Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Buổi diễn được ví như đưa du khách đến “chuyến du hành" về cõi tâm linh. 

Theo Giáo sư Ngô Đức Thịnh, chuyên gia hàng đầu về đạo Mẫu thì trong đạo Mẫu có 4 vấn đề gắn với cộng đồng. Một là đạo Mẫu coi tự nhiên là một người mẹ và tôn thờ. Hai là đạo Mẫu mang cho con người sống ở trên đời ba điều: Phúc – Lộc – Thọ. Ba là đạo Mẫu thể hiện đậm nét chủ nghĩa yêu nước đã được tâm linh hóa, tín ngưỡng hóa. Và bốn là đạo Mẫu là một tín ngưỡng đa văn hóa.

Trong số khoảng 50 vị thần mà đạo Mẫu tôn thờ, thì có tới hơn chục vị thần là người dân tộc thiểu số. Trong đạo Mẫu không phân biệt dân tộc, đa số cũng như thiểu số, rất bình đẳng và luôn sẵn sàng mở cửa để tiếp nhận đa văn hóa. Đây là một ý nghĩa duy nhất chỉ có ở tín ngưỡng của Việt Nam, cũng đồng thời là vấn đề của cả nhân loại, cả thế giới đang kêu gọi. Chính vì vậy, hồ sơ “Tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt” đã được đệ trình lên UNESCO xin công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.

Tráp đồ trang sức cho nhân vật hầu đồng. Ảnh: Trần Thanh Giang

Kinh doanh ở Sài Gòn thật thú vị

Hai năm nay, người dân Tp. Hồ Chí Minh đã quen thuộc với hình ảnh chàng tây người Hà Lan Cliffrd cùng người vợ Việt bán xúc xích và hamburger dưới chân cầu Nguyễn Văn Cừ, quận 8. Cuộc sống mới của Cliffrd tại Việt Nam có nhiều điều thú vị và anh đã chia sẻ niềm vui đó với chúng tôi.

Cliffrd có 13 năm làm thủy thủ trên những con tàu đi nhiều nơi trên thế giới, rồi anh học lấy bằng kỹ sư cơ khí. Một lần rất tình cờ, anh được người bạn rủ đi du lịch Việt Nam. Điểm đầu tiên anh đến là Hà Nội. Tại đây, Cliffrd bị cuốn hút bởi các món ăn và thắng cảnh nổi tiếng. Sau đó, Cliffrd tiếp tục thăm Tp. Hồ Chí Minh, thành phố năng động đã để lại cho Cliffrd trải nghiệm như chân trời mới.

Trở về Hà Lan sau chuyến du lịch, anh Cliffrd cảm thấy tiếc nuối khi chưa đi được nhiều nơi ở Việt Nam và khám phá cuộc sống ở đó. Hai từ Việt Nam luôn thường trực trong đầu anh. Sau một thời gian suy nghĩ, Cliffrd quyết định nghỉ việc đến Việt Nam lần 2 và anh chọn Tp. Hồ Chí Minh là nơi định cư. Thật may mắn cho Cliffrd, tại vùng đất mới anh đã gặp được Lan Trinh, cô gái Sài Gòn duyên dáng và giờ đây là người vợ của anh.

Quán của Cliffrd mở từ 9 giờ sáng đến gần 12 giờ trưa, chiều 3 giờ lại mở của cho đến 9 giờ tối.

Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh thú vị trong mắt du khách Mỹ

Qua nhiều nơi từng chịu tổn thất sau chiến tranh với Mỹ trên thế giới, Stephanie cho rằng Bảo tàng Chứng tích Chiến tranh ở Việt Nam cuốn hút cô hơn cả.

Stephanie Yoder là một nhà văn tự do đến từ Mỹ, chuyên viết về mảng du lịch trên trang blog Twenty-something Travel. Tháng 9/2010, Stephanie rời ghế văn phòng để lên đường chu du thế giới và trở thành một blogger du lịch. Kể từ đó, cô đã có thời gian sống tại Trung Quốc, Argentina và Mexico. Cô tới Việt Nam vào tháng 2/2011. 

Stephanie trong chuyến leo núi Matanuska Glacier, Alaska. Ảnh: Twenty-something Travel. 

Nhắc tới Việt Nam, Stephanie thường nghĩ đến những cánh đồng lúa bạt ngàn, món nem cuốn hấp dẫn và cả chiến tranh. Mặc dù được sinh ra một thập kỷ sau chiến tranh Việt Nam, Stephanie vẫn biết rõ những di sản văn hóa của mảnh đất hình chữ S này. Bố mẹ Stephanie còn chưa tin vào sự thật rằng giờ con gái họ đã có thể đặt chân tới đây với tư cách của một du khách. Bố cô nói rằng: “Khi bố ở vào tuổi con bây giờ, tất cả mọi người đều cố gắng để không phải đến Việt Nam”.

Ngày Xuân gặp gỡ nghệ nhân A Gyor

Trong quá trình phát triển, nhiều giá trị văn hóa độc đáo, riêng có của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ mai một. Tuy nhiên, điều đáng mừng là ở một số buôn làng, vẫn có những nghệ nhân âm thầm lưu giữ, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc mình. Trong ngày đầu Xuân này, chúng ta hãy cùng tới làm Kon H’rế, xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà để gặp một nghệ nhân như thế. 

Cột nhà Rông của làng cũng được nghệ nhân A Gyor sáng tạo chế tác thành tác phẩm tượng độc đáo 

Những sản phẩm điêu khắc như tượng gỗ, mặt nạ bằng gỗ hay những chiếc tẩu hút thuốc... được bày bán ở các quầy hàng lưu niệm tại các điểm du lịch trong toàn tỉnh đã rất quen thuộc với người dân ở Kon Tum cũng như với những ai đã từng đến thăm nơi đây. Người làm ra những sản phẩm đó là nghệ nhân A Gyor, một trong số ít người con dân tộc Xê Đăng còn nắm giữ các bí quyết trao truyền của nghệ thuật điêu khắc gỗ dân gian Kon Tum.
Đam mê nghệ thuật điêu khắc của tổ tiên, hơn 20 năm nay, nghệ nhân A Gyor đã miệt mài lao động, sáng tạo ra hàng trăm bức tượng, hàng nghìn vật dụng đặc trưng đậm nét văn hóa của người Xê Đăng. Đáng mừng là các sản phẩm điêu khắc đó được du khách gần xa ưa thích. Nghệ nhân A Gyor tâm sự: “Mới đầu mình đam mê nghệ thuật điêu khắc chỉ với mục đích là để cho du khách gần xa biết đến một nét văn hóa truyền thống của dân tộc mình và để con cháu lưu giữ, không quên văn hóa truyền thống của tổ tiên. Nhưng không ngờ, tượng tôi tạc ngày càng được nhiều người ưa chuộng, giờ thì tạc tới đâu bán hết tới đó, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình”. 

Độc đáo Vườn tượng gỗ ở Khu Du lịch sinh thái Măng Đen

Trong hành trình khám phá các điểm du lịch ở Khu Du lịch sinh thái Măng Đen (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), có một điểm đến rất độc đáo, thu hút du khách gần xa; đó là Vườn tượng gỗ nằm trong quần thể Khu du lịch thác Pa Sỹ.

Vườn Tượng gỗ - điểm đến thu hút trong hành trình khám phá Măng Đen 

Vườn tượng được xây dựng năm 2013, sau sự kiện Liên hoan tạc tượng gỗ dân gian (từ ngày 5/3 - 18/3/2013) lần đầu tiên được tổ chức tại huyện Kon Plông trong khuôn khổ Tuần lễ Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, kỷ niệm 100 năm thành lập tỉnh (9/2/1913-19/2/2013). Trên triền đồi hơn 1 hecta rừng cây nguyên sinh, ngoài những lối đi nhỏ lát đá, vườn tượng hầu như không được thiết kế gì ngoài những vị trí trưng bày 100 bức tượng gỗ do 33 nghệ nhân là đồng bào các dân tộc thiểu số của tỉnh chế tác. Tượng gỗ thể hiện sự đa dạng, phong phú cuộc sống lao động, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Bắc Tây Nguyên, như tượng đàn ông cầm rìu, vác rựa, hút thuốc, đi săn; đàn bà giã gạo, dệt vải, bồng con; các thành viên trong gia đình đi rẫy, người chơi nhạc cụ, uống rượu cần… Cùng với tượng người, tượng những con vật gần gũi với bà con như con chim, chó, mèo, heo, khỉ, rắn, voi …được chế tác, trưng bày cũng góp phần làm phong phú, gần gũi thêm vốn quý tượng gỗ của các cư dân vùng Bắc Tây Nguyên. 

26 thg 4, 2016

Đường lên Hòn Bà

Hòn Bà, cái tên nghe giống một hòn đảo, thế nhưng đó lại là tên một ngọn núi ở huyện Cam Lâm, Khánh Hòa. Dân Khánh Hòa cũng vui tính, hầu hết các ngọn núi ở đây đều được gọi là Hòn: Hòn Giữ, Hòn Ngang, Hòn Giút, Hòn Chảo, Hòn Chát...

Hòn Bà là một trong những ngọn núi cao ở Khánh Hòa. Độ cao chính xác đo được hiện nay là 1.578 met. (Sách Non nước Khánh Hòa của Nguyễn Đình Tư viết năm 1967 chỉ ghi chiều cao Hòn Bà khiêm tốn là 1.356 met, có lẽ lúc đó chưa có điều kiện đo đạc chính xác).


Du lịch nhà đồng bào Ba Na ở Kon Tum

Tuy còn khá mới mẻ, song loại hình “du lịch cộng đồng” bước đầu đã được hình thành, phát triển ở một số thôn, làng và gia đình đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum. Trong căn nhà mang đậm bản sắc ở làng Plei Klăch, xã Ngọc Bay, thành phố Kon Tum, được giới thiệu với du khách về nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Ba Na vùng bắc Tây Nguyên là niềm tự hào của ông A Biu. 

Du khách nước ngoài tập múa xoang ở nhà ông A Biu 

Lần đầu tiên đến thăm gia đình ông A Biu ở Plei Klăch, chị Suzan và người bạn đến từ nước Mỹ xa xôi không giấu niềm vui thích, yêu mến. Họ mặc váy áo của người phụ nữ Ba Na, cùng hòa vào nhịp chiêng rộn ràng, bỡ ngỡ những bước chân theo vòng xoang quấn quýt và thử gõ vào chiếc cồng có vẻ đầy bí ẩn một cách đầy hứng khởi. Bữa trưa đơn giản với mấy ống cơm nấu củi, gà nướng và đặc biệt là món gỏi măng khô… cũng để lại ấn tượng thật khó quên. 

Chắp cánh cho tiếng đàn T’rưng

Nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cực bắc Tây Nguyên được gìn giữ, phát huy nhờ nỗ lực trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đam mê và sáng tạo, lớp người trẻ hôm nay đang chắp cánh cho những giá trị tinh thần quý giá lan tỏa, vang xa. 

Kaly Tran biểu diễn trong dàn hòa tấu đàn T’rưng 

Rong ruổi theo những chuyến lưu diễn ngoài tỉnh, sau tết Nguyên đán Bính Thân 2016, Kaly Tran có nhiều thời gian ở Kon Tum hơn. Vừa tham gia biểu diễn trong Chương trình “Trải nghiệm - Khám phá di sản văn hóa các dân tộc tại chỗ ở Kon Tum” Xuân Bính Thân 2016, chàng trai được xem là linh hồn của đội nghệ nhân Bahnah làng Kon Klor ( Phường Thắng Lợi, TP Kon Tum ) lại chuẩn bị tiết mục chào mừng khai mạc Liên hoan Văn hóa dân gian Tây Nguyên gắn với Tuần Văn hóa- Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3-năm 2016. Tiếng đàn T’rưng mộc mạc trong đời sống của lũ làng thuở nào, giờ đây, trở nên mới mẻ, lôi cuốn, hấp dẫn.

Nét đẹp chùa Trà Tim

Mỗi ngôi chùa ở Sóc Trăng ngoài giá trị văn hóa truyền thống, còn là một địa chỉ đỏ của người dân trong vùng. Chùa Chrui Tưm Chắs là một trong những ngôi chùa tiêu biểu ấy. Theo ngôn ngữ Khmer, Chrui Tưm Chắs có nghĩa là ở giữa, chính giữa, vì chùa này nằm giữa hai ngôi chùa đã có trước: Chùa Luông Basắc Bãi Xàu ở hướng cách chùa 7 km và chùa Anh-tắc–co–xây, ở hướng Tây Bắc cách khoảng 4 km. Người dân quanh vùng gọi là chùa Trà Tim, tọa lạc trên đường Trần Hưng Đạo, khóm Tâm Trung, Phường 10, TP. Sóc Trăng, cách trung tâm thành phố gần 3 km hướng về Bạc Liêu. Đây là một trong những ngôi chùa Khmer cổ, có diện tích rộng trên 38.600 m². Ban đầu chùa đã được khởi dựng bằng gỗ, lợp lá cách nay gần 500 năm.

Đến nay, chùa đã trải qua 20 đời trụ trì, nhiều lần trùng tu, hai lần tu sửa lớn nhất còn ghi chép lại vào năm 1888 và gần đây nhất là năm 1952 chánh điện cũ được xây dựng mới kiên cố và sử dụng đến hôm nay. Ngôi chùa được bao bọc với hàng trăm gốc sao, dầu cổ thụ để tạo bóng mát và để lấy gỗ sửa chùa hoặc cất nhà, làm thuyền, làm ghe Ngo khi cây đã già. Chùa có 3 cổng, 01 cổng chính và 02 cổng phụ, cổng phía sau chùa hướng ra quốc lộ 1A.

Từ cổng chùa đi thẳng vào bên tay trái là chúng ta bắt gặp ngôi chánh điện cổ kín được xây dựng lại 1952, diện tích 260 m
² (13m x 20m), trên một nền cao hơn mặt đất 2,6m, chân nền rộng và giật cấp lùi dần về bên trên thành hình tam cấp, mỗi cấp có 4 cổng lên xuống ở 4 hướng đông, bắc, tây, nam. Tây, mỗi bên có 06 cửa.

Sala chùa Trà Tim

Phước Đức cổ miếu – Điểm du lịch tiềm năng của huyện Thạnh Trị

Thạnh Trị là địa phương có khá nhiều cơ sở thờ tự mang nét di tích văn hóa tín ngưỡng: đình, chùa, miếu... Trong đó, có 3 cơ sở thờ tự thường xuyên đón nhiều khách thập phương đến tham quan đó là Đình thần Phú Lộc, Đình thần Nguyễn Trung Trực (ấp xã Mau 1- thị trấn Phú Lộc) và Chùa Ông Bổn với tên gọi là Phước đức Cổ miếu, nơi có tiềm năng phát triển thành địa điểm du lịch của huyện.

Phước Đức Cổ Miếu nằm trong khuôn viên hơn 
3.000 mcạnh Quốc lộ 1A, thuộc địa bàn ấp 1, thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng. Đây là ngôi chùa có lịch sử hình thành khá lâu đời, cách đây hơn 100 năm, được xây dựng với lối kiến trúc đặc biệt theo cấu trúc của người Hoa cổ. Theo ông Trần Tài Hên, Trưởng Ban thào nán của Phước Đức Cổ miếu, Ngôi chùa được xây dựng vào năm 1912, do ông Đào Việt Cao (là người hiến đất để xây ngôi chùa) cùng với các ông Thái Trường Phát, Ngô Vĩnh Thuận, Thái Vĩnh Thanh, Thái Nguyên Phát, Ngô Hòa hiệp… đã đứng ra xây dựng. Đến tháng 12 năm 2007, Ngôi chùa được tiến hành trùng tu tôn tạo lại với tổng kinh phí trên 1,5 tỷ đồng.

Đây là ngôi miếu lâu đời nhất của người Hoa ở huyện Thạnh Trị, giữa ngôi chánh điện là bàn thờ vị thần Tam Bảo Công Trịnh Hòa, Nguyên là đô đốc thống lĩnh hải quân dưới triều Minh – Trung Quốc (vào khoảng thế kỷ 15). Theo truyền thuyết, ông là một vị quan thường được triều đình phái đi cứu giúp người dân khi gặp thiên tai hoạn nạn, được mọi người mến mộ gọi ông với cái tên là "Ông Phước Đức", và đây chính là lý do vì sao ngôi chùa này được gắn với tên gọi “Phước Đức Cổ miếu”, đồng bào người Hoa nơi đây thờ phụng Ông với mong ước là được sự phù trợ giúp mọi người sinh cơ lập nghiệp, có cuộc sống an lành.

25 thg 4, 2016

Vườn hoa oải hương ở Đà Lạt miễn phí tham quan

Nằm trong làng hoa Vạn Thành (Đà Lạt), vườn hoa oải hương của gia đình anh Thành không chỉ là nơi tham quan mà có thể mua những chậu hoa tím về làm quà.

Vườn hoa oải hương hay còn gọi là lavender của gia đình anh Lê Tiến Thành nằm trong làng hoa Vạn Thành, thành phố Đà Lạt, có diện tích trồng ngoài trời lên tới 1.000 m2

Độc đáo Chiêng Tre

Có người nói rằng chiêng Tre là món quà của núi rừng Tây Nguyên ban tặng cho đồng bào các dân tộc thiểu số nơi đây! Quả không “ngoa” nếu một lần bạn được thưởng thức những âm thanh trầm, bổng, thánh thót phát ra từ loại nhạc cụ này. Cũng độc đáo, cũng hấp dẫn, lôi cuốn không kém gì chiêng đồng vậy!

Chiêng Tre được các nghệ nhân biểu diễn cùng các loại nhạc cụ làm bằng tre, nứa, lồ ô 

Khi ông mặt trời trườn mình khuất sau sườn núi, nghệ nhân A Long – người con của dân tộc Ba Na, làng Kon Tum Kơ pâng, phường Thắng Lợi, thành phố Kon Tum kết thúc một ngày lên rẫy thong thả về nhà. Chiếc gùi trên vai A Long chứa nhiều ống tre ngắn dài khác nhau vừa được anh tranh thủ chặt trước khi về. 

Nghề gốm thủ công ở làng Kon SamLuh

Ngày xưa, người Ba Na (Nhánh Jơ lâng) ở huyện Kon Rẫy đã lấy đất sét để làm ra các vật dụng phục vụ sinh hoạt hàng ngày. Theo thời gian và biến thiên cuộc sống, nghề gốm thủ công giờ vẫn còn được giữ lại nhờ đôi tay khéo léo của những người mẹ người chị siêng năng, chịu khó. 

Chị Y Pư làm gốm tại Bảo tàng Tỉnh Kon Tum ngày 18/3/2016 

Tạm gác lại công việc nương rẫy, tháng 3 năm nay, chị Y Pư (ở làng Kon Sămluh - xã Đăk T’Re) đã dành hơn một tuần để làm mấy chiếc nồi bằng đất nung cỡ nhỏ, chuẩn bị tham gia trưng bày tại Bảo tàng Kon Tum nhân Liên hoan Văn hóa dân gian gắn với Tuần lễ Văn hóa - Du lịch tỉnh Kon Tum lần thứ 3 - năm 2016. Tại đây, chị còn được giới thiệu cách thức làm gốm bằng tay của người Ba Na đến với mọi người.

Một thoáng Cồn Mỹ Phước

Cồn Mỹ Phước thuộc ấp Mỹ Phước, xã Nhơn Mỹ, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng, nằm cuối lưu vực hạ lưu sông Hậu, cách bờ biển Đông 45 km và cách trung tâm tỉnh lỵ Sóc Trăng khoảng 27 km về hướng Đông - Bắc. Cồn Mỹ Phước có vị trí giao thông thuận lợi do nằm trên sông Hậu và gần tuyến Quốc lộ Nam Sông Hậu. Theo quốc lộ Nam Sông Hậu đến ấp Mỹ Huê, xã Nhơn Mỹ, rẽ vào cổng chào Du lịch Miệt vườn cồn Mỹ Phước, theo lộ đal khoảng 300m là đến bến phà để qua tham quan Cồn.

Cồn - Ấp Mỹ Phước được hình thành và phát triên trên nền phù sa của dòng sông Hậu lắng tụ và bồi đắp, có diện tích tự nhiên hơn 1.020ha, chiều dài khoảng 3.5km, rộng nhất là ở đoạn giữa gần 0.6km, hẹp dần về phía đầu và đuôi, nên cồn có hình tựa chiếc xuồng ba lá.

Về thăm Ao Dinh

Nằm trong chuỗi địa danh liên quan đến cuộc khởi nghĩa của Anh hùng dân tộc Trương Định, di tích “Ao Dinh”, “Đám lá tối trời”, “Đền thờ Trương Định”… ở huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã được công nhận là di tích cấp quốc gia.

Di tích cấp quốc gia "Ao Dinh". Ảnh: H.An

Theo truyền thuyết của địa phương kể lại rằng: Vào lối 3 giờ chiều ngày 18 tháng 7 âm lịch năm 1864, tướng Trương Công Định cảm thấy trong người bần thần bứt rứt khó chịu. Ông muốn đi Lý Nhơn, nên gọi hai hộ vệ bảo sửa soạn ghe thuyền đưa Ngài đi. Nhưng có người thuộc tướng tên gọi Xã Tài, năn nỉ cầm Ngài ở lại vì anh đang làm tiệc rượu sắp dọn ra. Vì thế Ngài hoãn chuyến đi Lý Nhơn.

Đôi nét về vài địa danh cũ chợ Cần Thơ

Nói chợ Cần Thơ (chỗ nhà lồng cổ) thì người ta nhớ chợ Hàng Dương nơi đây có hàng dương cao cạnh sông rất đẹp, bà con nhóm chợ trên bờ hàng dương. Hàng Dương có bến tàu đi các tỉnh và trong tỉnh. Năm 1915, chính quyền Sài Gòn (người Pháp) xây chợ Sài Gòn (chợ Bến Thành) và chợ Bình Tây thì đồng thời chính quyền Cần Thơ thời đó (người Pháp) cùng xây dựng nhà lồng chợ Cần Thơ (nay gọi là nhà lồng chợ cổ). Từ bến Hàng Dương giáp đầu đường Ngô Quyền có cột lồng đèn cao, ba ngọn đèn tỏa sáng khi có nhà máy đèn Cần Thơ.

Ngày 22-10-1956 thời tỉnh trưởng Đặng Văn Quang (từ tháng 1-1956 đến tháng 4-1957) tỉnh Cần Thơ đổi thành tỉnh Phong Dinh. Đến 1958 tỉnh trưởng Đổ Văn Chước (từ tháng 4-1957 đến tháng 12-1959) đổi tên bến Hàng Dương thành bến Ninh Kiều ngày 7-8-1958. (Ninh Kiều là sự tích Bình định Vương Lê Lợi đánh bại quân xâm lược nhà Minh (Trung Quốc) tại Ninh Kiều đất Bắc xưa nay thuộc Hà Tây, Hà Nội). Nhà lồng cổ Ninh Kiều nay, trước đây tỉnh trưởng người Pháp Tholance (từ tháng 3-1915 đến tháng 11-1915) khởi công xây, đến tỉnh trưởng Caillard (từ 11-1915 đến 4-1917) thì khánh thành mua bán từ đó. Từ chợ đi lên tới ngã ba sông Pháp xây dinh thự Pháp ở, lính đồn trú, ta gọi Bungalo, sau này là nhà hàng Ninh Kiều cả khách sạn Quân Khu.

Từ chợ đi xuống tới cầu Xéo, nói cầu Xéo chớ nay không còn cầu, lúc trước Nhà nước xây cầu (gỗ xi măng) xéo để cho ghe chài đưa hàng lên (nay là chợ Tân An). Nơi đây nhà máy cưa gỗ, gạo, than, củi, hàng tiêu dùng, cá mắm các nơi đến chợ Cần Thơ bán tấp nập.

Suối Ngả Hai – điểm đến thú vị

Suối Ngả Hai ở thôn Mỹ Lâm, xã Hòa Thịnh, huyện Tây Hòa, khi xưa thuộc vùng căn cứ cách mạng và giờ đây là điểm đến thú vị của nhiều người, nhất là vào dịp hè hay những ngày cuối tuần. Nước suối trong veo và mát lạnh, các hốc đá nhiều cá, tảng đá bằng phẳng, tán cây rừng tỏa rộng… tạo nên khoảng không gian yên ả, thi vị.

Qua những con suối nhỏ tuy có vất vả nhưng khá ấn tượng với những đàn cá tung tăng bơi lội

23 thg 4, 2016

Những loài hoa lạ trên đỉnh Bà Nà

Đào chuông, dạ yến thảo, cẩm tú cầu... khoe sắc rực rỡ giữa khung cảnh nên thơ bốn bề mây phủ trên đỉnh Bà Nà, Đà Nẵng.

Hàng trăm loài hoa đua nở xen kẽ giữa các cung đường trầm mặc của nhà thờ St. Denis kiêu hãnh, lâu đài Chateau De Chenonceau thời Trung cổ và những ngôi làng yên bình như Conques Aveyron, Sarlat-la-Canéda… 

Chiêm ngưỡng Fansipan từ cáp treo kỷ lục

Tháng Ba không phải mùa cao điểm du lịch, thế nhưng sức nóng của cáp treo kỷ lục lên đỉnh Fansipan tiếp tục kéo du khách đổ xô lên Sa Pa. Chiêm ngưỡng thung lũng xinh đẹp bên dưới đang đắm mình trong sương mờ, nhẹ nhàng thả hồn vào những làn mây trắng dập dìu trên đỉnh núi hay chạm tay vào cột mốc của nóc nhà Đông Dương… chính là trải nghiệm khó quên của nhiều người dù phải xếp hàng và nhích từng chút một trong cái rét lạnh của núi rừng Tây Bắc.

Đoàn chúng tôi đến Sa Pa vào một buổi chiều thứ Bảy. Ba giờ rưỡi chiều, con đường dẫn về khách sạn trên triền dốc đã phủ sương trắng xóa, cái rét lạnh dưới 10 độ C khiến ai cũng run rẩy dù đã khăn mũ chỉnh tề.

Kẹt xe, hết chỗ đậu xe là chuyện không hiếm ở Sa Pa dịp cuối tuần từ khi cáp treo lên đỉnh Fansipan được đưa vào hoạt động từ tháng Hai năm nay. Nhiều du khách không đặt chỗ trước cũng bị chém đẹp vì tình trạng cháy phòng.

Bốn giờ chiều, quảng trường rộng trước nhà thờ vẫn nườm nượp người qua lại dù sương trắng đã phủ mờ. Thời tiết ấy buộc đoàn chúng tôi dời kế hoạch đi cáp treo sang ngày hôm sau.

Cáp treo Fansipan hiện đang giữ hai kỷ lục thế giới

Uống café ở cực Bắc, 'check in' cùng lúc hai quốc gia

Quán café duy nhất ở thôn Lô Lô Chải nằm cách cột cờ Lũng Cú 1,4 km và cách cột mốc 419 giáp ranh tỉnh Vân Nam của Trung Quốc chưa đầy 1 km.

Thôn Lô Lô Chải thuộc huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, nằm dưới cột cờ Lũng Cú là nơi sinh sống của gần 100 hộ dân với khoảng 450 nhân khẩu. Nơi đây là khu vực gần biên giới Việt - Trung nhất ở cực Bắc tổ quốc và là điểm đến quen thuộc của dân phượt. Tại đây có một quán café duy nhất mang tên Cực Bắc, nằm bên cao nguyên đá Đồng Văn và dưới chân núi Long Sơn.

Quán café Cực Bắc do ông Ogura Yasushy - một người Nhật từng có nhiều năm sinh sống tại Việt Nam và đặc biệt yêu mến Hà Giang - xây dựng. Ông đã đầu tư gần như toàn bộ số vốn của mình để tạo nên quán café độc đáo này và sau đó giao lại toàn bộ cho một gia đình người Lô Lô để hoạt động kinh doanh. 

Người vợ của chủ nhà cũng chính là bartender của quán Cafe Cực Bắc. 

22 thg 4, 2016

Ruốc tươi Phú Yên trộn xà lách

Mấy ngày nay ngư dân vùng ven biển Phú Yên bội thu ruốc. Một trong những món khoái khẩu từ ruốc tươi của dân biển là ruốc trộn. 

Ruốc tươi có màu hồng hồng trông thật thích mắt. Người dân Phú Yên chọn con ruốc tự nhiên, không bỏ màu cho bữa ăn gia đình 

Phải nói, ruốc mùa này rất to con, lại mới rời xa biển, còn búng nhảy, tươi rói và mập nên làm gì cũng ngon. 

Không giống với các món ruốc truyền thống, ruốc trộn làm đơn giản nhưng ăn rất ngon.
Món này không thể thiếu hai nguyên liệu chính là ruốc tươi và rau trộn. Ruốc phải tươi, rửa sạch bằng nước muối pha ít gừng để khử mùi, đợi ráo nước rồi mới làm. Rau trộn phù hợp và ngon nhất chính là xà lách. 

Hè đến lại nhớ vị giòn mát sứa đỏ Hàng Chiếu

Cứ đến tháng 3, tháng 4 âm lịch hàng năm, những gánh hàng rong với chậu sứa đỏ au lại xuất hiện trên những góc phố cổ Hà Nội. Có nhiều địa chỉ để ăn sứa đỏ nhưng gánh hàng của cô Nguyễn Thị Minh ở 70 Hàng Chiếu vẫn là lâu năm và đông khách nhất. 


Khi cái nắng của Hà Nội sắp trở nên oi ả, lại thấy thèm cái thanh mát, giòn sần sật của sứa đỏ gói trong lá tía tô kèm với đậu phụ nướng, cùi dừa quyện với vị thơm nồng của mắm tôm. 

Đẹp ngỡ ngàng đồng sen Tháp Mười

Cách TP.HCM khoảng 150km, đồng sen Tháp Mười là điểm đến được nhiều du khách lựa chọn để cảm nhận không khí thôn quê cũng như thưởng thức những món ăn đặc sản miền Tây sông nước. 

Mùa sen nở rộ ở Tháp Mười - Ảnh: Thành Nhơn 

Cuối tháng 3, đầu tháng 4, khi ve bắt đầu kêu râm ran cũng là thời điểm thích hợp cho chuyến hành trình về thăm mảnh đất sen hồng bởi lúc này hàng chục ha sen cùng bung nở, khoe sắc.

Độc đáo chùa Phước Hậu ở Vĩnh Long

Chùa Phước Hậu tọa lạc tại xã Ngãi Tứ, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long chính thức được xây dựng năm 1894, do ông Hương cả làng Đông Hậu tên Lê Ngọc Đán (thường gọi là Cả Gồng) xây. 


Vị sư đầu tiên là Hòa thượng Hoằng Chỉnh, quê ở Quảng Ngãi. Ðây là một di tích có tầm quan trọng đặc biệt đối với lịch sử Phật giáo Việt Nam thế kỷ XX cũng như lịch sử Cách mạng của tỉnh Vĩnh Long và khu Tây Nam Bộ thời chống Mỹ. Trong kháng chiến chống Mỹ chùa Phước Hậu đã trở thành cơ sở hoạt động của các tổ chức Cách mạng khu Tây Nam Bộ. Năm 1941 và năm 1961, riêng năm 1994 được xây mới với qui mô lớn. Chùa Phước Hậu là nơi có nhiều vị Tăng ni tài đức, có nhiều cống hiến cho tỉnh đất nước. Năm 1994 chùa Phước Hậu được công nhận là Di tích Lịch sử Văn hoá xếp vào hạng danh lam trên đất nước Việt Nam. 

Bảo tàng "nông nghiệp" ở chùa Sà Lôn, An Giang

Dù đang rất bận rộn giám sát việc thi công mới chánh điện chùa Sà Lôn (tại xã Lương Phi, huyện Tri Tôn, An Giang) nhưng Hòa thượng trụ trì chùa Chau Sơn Hy vẫn vui vẻ hướng dẫn chúng tôi tham quan "bảo tàng” nông nghiệp của chùa.

Hòa thượng cho biết thêm “…chúng tôi muốn lưu giữ lại nét đẹp văn hóa nông nghiệp, những tư liệu sản xuất xưa để lớp trẻ nhận biết quá trình lao động của ông cha, từ đó sẽ phấn đấu xây dựng quê hương mình tốt hơn…”.

Ông kể thêm về sự có mặt của bảo tàng “độc đáo” nầy: nhà chùa và phật tử có ý định thành lập bảo tàng nầy từ 10 năm trước, nhưng chính thức bắt đầu việc nầy khoãng 5 năm nay. Điều đáng phấn khởi là có rất nhiều nghệ nhân, người dân đồng tình ủng hộ góp công, góp của để hiện vật ngày càng nhiều hơn.

Chúng tôi khá bất ngờ khi chứng kiến những tác phẩm điêu khắc gỗ rất công phu, tinh xảo thể hiện trên những loại gỗ quý hiếm như: Gõ, Trắc…thể hiện qua các tác phẩm các loài chim muông, gia súc, gia cầm như để thể hiện sự gần gũi của con người và thiên nhiên. Cạnh đó là những hiện vật khá lạ lẫm, độc đáo, quý hiếm khác như: cổ xe bò giành cho người giàu có rong chơi, những cổ xe vận chuyển hàng hóa, chuyên chở lúa, gạo, phân bón ngày xưa; những dụng cụ lao động của người dân Nam bộ xưa như: lưỡi liềm, lưỡi hái, tay gặt, phãng, cào răng lược, dụng cụ cày, bừa, nôm, đó…

21 thg 4, 2016

Lạ miệng với rau đắng cảy

Ở vùng trung du Hạ Hòa (Phú Thọ), từ bao đời nay, mỗi khi tiết trời vào xuân người dân lại lên rừng hái lộc non về ăn. Đó là rau đắng cảy, món ăn đậm đà dư vị từ núi rừng. 

Món rau đắng cảy xào trứng gà đậm đà bổ dưỡng - Ảnh: N.T.Lượng 

Rau đắng cảy là loại rau dại mọc nhiều trên rừng và núi cao. Người dân nơi đây từ lâu đã biết hái lộc đắng cảy về ăn và dần thành “nghiện” món rau rừng này. 

Phấn khích với gỏi cá trích

Ở quê mình, Sa Huỳnh - Quảng Ngãi, có câu nói vui về ẩm thực: Mệt mỏi, ăn gỏi hết liền. Nói thế bởi cái làng chài bãi ngang này là “cái nôi” của… kính thưa các loại gỏi. 


Những thằng bạn xa quê kể, chiều chiều ngồi buồn thường xòe tay đếm… gỏi rồi nhận ra rằng thà đừng đếm. Vì đếm chỉ thêm nhớ thêm nhung. 

Giờ đang giữa mùa xuân, mùa cá trích, phải nói đến gỏi cá trích thôi. Loại cá này mình thon, dài khoảng một gang tay, lưng xanh, bụng bạc trắng, xương mảnh và mềm như sợi chỉ nên không gây “khó dễ” gì cho thực quản. 

Nguồn gốc lịch sử chùa Viên Thánh, Quảng Nam

Chùa Viên Thánh tọa lạc trên một quả đồi hướng Đông Nam, tại thôn Ma Phan (Phú Ninh, Quảng Nam). Chùa xưa có tên là chùa Văn Thánh thuộc làng Tây Lộc (Phước Long, Tiên Phước) do cư sĩ Huỳnh Cúc (cố Thượng tọa Thích Trí Chơn) thành lập vào năm 1958. 

Năm 1968 bị chiến tranh tàn phá, chùa chỉ còn nền móng hư hoại, kể từ giai đoạn này chùa bị lãng quên. Đến cuối năm 2007, có một số phật tử thuần thành một lòng hướng theo Phật phát tâm tu học, trong lúc tại địa phương không có chùa nên mượn nhà của phật tử Nguyễn Tấn An, và duyên lành thỉnh được tượng đức Phật Bổn Sư ở chùa Lam Điền (xã Tam Phước, huyện Phú Ninh) về an vị, tạm thời sinh hoạt, tụng kinh, lễ bái.

Chùa Phi Lai và những ký ức kinh hoàng

Hướng dẫn chúng tôi tham quan chùa Phi Lai ( tọa lạc tại thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, An Giang) ông Võ Văn Hồng 72 tuổi hiện là thủ tự chùa trên 30 năm kể với giọng thật buồn “…đã 37 năm qua mà cuộc thảm sát dã man như mới hôm qua, họ giết người như thời trung cổ không còn một chút tính người…”. 

Chùa Phi Lai được các tín đồ đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa, một tôn giáo có nguồn gốc tại An Giang xây dựng năm 1877 nằm cạnh Núi Tượng rất uy nghiêm. 

20 thg 4, 2016

Đùa nghịch với tên tỉnh

1. Chữ gì được đặt đầu tên tình nhiều nhất Việt Nam?

Có thể thấy ngay đó là chữ Quảng. Ở Việt Nam có 5 Quảng sau đây (tính từ Bắc xuống Nam): Quảng Ninh, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Đếm đi đếm lại thì đúng là 5 Quảng thiệt, nhưng mà ai nói Ngũ Quảng chính là 5 tỉnh này thì lại... trật lất!

Người xưa gọi Ngũ Quảng là 5 tình miền Trung, bao gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Đức, Quảng Nam, Quảng Ngãi (ừ, Ngũ Quảng hổng có miền Bắc nghen!), trong đó Quảng Đức chính là khu vực Thừa Thiên - Huế ngày nay. (Ngoài ra còn có anh Quảng Tín là một tỉnh được tách ra từ Quảng Nam năm 1962 nhưng sau đó đã được nhập lại, anh này không được kể là Ngũ Quảng vì đã được kể trong Quảng Nam rồi).

Thánh địa Mỹ Sơn ở Quảng Nam

Hoa gạo đỏ Đồ Sơn hớp hồn du khách

Hàng triệu bông hoa gạo sau khi nở, nhẹ nhàng trút xuống gốc tạo thành tấm thảm lớn rực rỡ, hớp hồn du khách.

Đồ Sơn có gần chục cây gạo cổ thụ từ 100 năm đến hơn 200 năm, tập trung chủ yếu tại khu vực bến Thốc, phường Vạn Hương, gắn liền với ngôi đền cổ Vạn Chài. 

Chuyện kể chùa Già Lam, Hậu Giang

Theo lời kể mang tính giai thoại của nhiều người dân sinh sống xung quanh chùa Già Lam (còn gọi là chùa Con Ngựa) tọa lạc tại ấp Xẻo Vông C, xã Hiệp Lợi, TX Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang, chúng tôi đến để tìm hiểu thực, hư của câu chuyện lạ lùng này. 

Tuy chùa có diện tích không rộng nhưng lại có rất nhiều cảnh đẹp bố trí khá hài hòa tạo không khí rất uy thiêng. Trước tiên là mấy câu thơ để nói về một bức tượng ngựa Xích Thố đã tồn tại 50 năm tại chùa với câu chuyện ly kỳ đính kèm bài thơ: 

"Xích Thố tiếng rền rạng cõi Đông
Nêu danh tuấn mã sức toàn hồng
Trường đồ ngàn dặm hơi chưa sút
Chiến địa trăm phen sức tựa không". 

Nghề điêu khắc gỗ Bình Dương

Nghề điêu khắc gỗ là một nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm qua trên vùng đất Bình Dương và hiện vẫn được các thế hệ nghệ nhân nơi đây truyền lại cho con cháu. 

Theo các tư liệu địa chí, nghề làm gỗ là một nhóm nghề chính phổ biến trong nhóm cư dân đầu tiên sinh sống trên vùng đất Đông Nam Bộ xưa. Thành phố Thủ Dầu Một (tỉnh Bình Dương) được coi là cái nôi của nghề mộc gia dụng đất Nam Bộ bởi nơi đây có nhiều gỗ quý. Từ thế kỷ 16-17, lớp thợ làm gỗ đầu tiên đã hình thành khi họ bắt đầu biết chặt cây, xẻ gỗ để khẩn hoang; sau đó biết cách biến gỗ thành nhà, xây dựng các công trình dân dụng đầu tiên, tạo dấu ấn nghề nghiệp trong nếp sinh hoạt hàng ngày.

Với rất nhiều loại gỗ quý như: sao, gõ, huỳnh đàn, giáng hương, trai, dầu…, người thợ đã tìm cách sử dụng, trang trí, tạo dáng nghệ thuật để cung cấp sản phẩm gỗ không chỉ cho địa phương mà còn cho các vùng trong cả nước. Nghề chạm trổ, điêu khắc gỗ đã xuất hiện với các hình thức đóng thuyền, đẽo cột, làm hòm xiểng, bàn ghế, vật dụng… và dần hình thành nên các làng nghề điêu khắc nổi tiếng của Bình Dương. Trong đó, có những xóm thuộc vùng An Thạnh, Phú Thọ, Lái Thiêu chuyên điêu khắc trang trí trong các công trình kiến trúc đình, chùa, nhà cổ, các sản phẩm mỹ thuật như tủ thờ, tranh tượng… Chính ở các vùng đất này đã sản sinh ra những nghệ nhân, thợ chạm khắc gỗ tài hoa, tạo nên nhiều sản phẩm có giá trị thẩm mỹ cao.

Điêu khắc gỗ - nghề truyền thống đã tồn tại và phát triển hơn 200 năm qua trên vùng đất Bình Dương. Ảnh: Thông Hải

Chùa Quỳnh Lâm sống mãi với thời gian

Việc khởi công xây dựng chùa Quỳnh Lâm là rất cần thiết, đây là công trình Phật giáo trọng điển của tỉnh Quảng Ninh trong năm 2016.

Chùa Quỳnh Lâm tọa lạc tại xã Tràng An, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh (xưa kia là xã Hà Lôi, huyện Đông Triều, Phủ Kinh Môn, Tỉnh Hải Dương). Được xây dựng trên một ngọn đồi thoai thoải gọi là núi Tiên Du nằm trong hệ thống triền đồi chạy từ núi Yên Tử, Ngọa Vân xuống đồng bằng. 

Chùa được xây dựng ở thế đất “Đầu gối sơn, chân đạp thủy” mà dân gian vẫn gọi là thế đất “Rồng chầu, Hổ phục”. Bốn góc chùa có bốn gò đất cao được coi là “Bốn mắt Rồng” tứ trấn xuyên thấu tâm sinh.

Theo truyền thuyết dân gian thì Quỳnh Lâm được xây dựng vào thời Lý Thần Tông do nhà sư Nguyễn Minh Không khởi dựng. Khi dựng chùa ông đã cho đúc một pho tượng phật Di Lặc bằng đồng cao sáu trượng, pho tượng này được coi là một trong “Thiên Nam tứ đại khí”, pho tượng được đặt trong tòa điện cao bảy trượng. Tương truyền, người đi đường đứng ở bến An Lâm (Bến phà Triều ngày nay) vẫn nhìn thấy nóc điện.

Uy thiêng chùa Bửu Hưng ở Đồng Tháp

Đường vào chùa Bửu Hưng tọa lạc tại ấp Hòa Ninh, xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp xanh rì bóng cây, tạo thêm vẻ uy thiêng huyền bí từ ngôi chùa gần 240 xây dựng, tồn tại, phát triển và được xem là một trong những ngôi chùa cổ nhất Đồng Tháp. Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. 

Theo tư liệu của chùa thì năm 1777, thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước. Sau đó chùa được trùng tu rất nhiều lần, lần gần nhất vào năm 1977. 

Về kiến trúc xây dựng, Chùa Bửu Hưng hiện tọa lạc trên diện tích khoảng 4.000 mét vuông, thiết kế theo kiểu chữ tam" (三) có chiều ngang 15 mét, dài 50 mét bao gồm: Tiền đường, Chánh điện và nhà Hậu Tổ. Tiền đường và Chánh điện nối liền nhau. Chánh điện gồm ba gian hai chái rộng lớn kiểu tứ trụ, có bao lam, Thần vọng chạm trổ tứ linh rất tinh xảo và công đình nhà Nguyễn gửi vào cúng dường năm 1821. 

19 thg 4, 2016

Con đường đẹp nhất Biên Hòa

Nhiều người nói, kể cả trên mặt báo, rằng con đường đẹp nhất Biên Hòa là con đường Nguyễn Ái Quốc, tức quốc lộ 1K đoạn đi qua TP Biên Hòa. Tui sống ở một chung cư cao tầng trên đường này nên thường xuyên có dịp ngắm con đường từ trên cao. Công nhận rằng đẹp thì có đẹp thiệt, nhưng đó là cái đẹp của sự hoành tráng, sang trọng chớ không phải cái đẹp lãng mạn, nên thơ. Ừ, nếu muốn cho con đường Nguyễn Ái Quốc cái nhất thì có cái nhất đo được đây: đây là con đường dài nhất Biên Hòa (8.533 met) và cũng là con đường rộng nhất (rộng 44 met, lộ giới 55 met).

Đẹp lãng mạn, nên thơ nhất ở Biên Hòa, theo tui phải kể đến đường Nguyễn văn Trị - con đường dọc theo công viên bờ sông. Thế nhưng đẹp là một nhận định cảm tính, không đo bằng con số, thay đổi theo từng người, do vậy chắc hẳn nhiều người có những ý kiến khác.

Vậy mà có một con đường ở Biên Hòa ngày xưa (trước 1975) được hầu như tất cả mọi người thời đó công nhận là con đường đẹp nhất. Đường nào vậy? Bây giờ còn không?

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Cách TP HCM chưa đầy 100 km và có thể đi về trong ngày, du lịch Tây Ninh là điểm đến thú vị cuối tuần cho các gia đình cũng như các bạn trẻ ưa khám phá.

7 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Tây Ninh

Căn cứ Trung ương cục Miền Nam

Di tích lịch sử – văn hóa này nằm ở Rùm Đuôn, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, cách thành phố Tây Ninh khoảng 60 km, là một điểm đến lý tưởng cho hành trình về nguồn.

Đến đây, bạn sẽ được nghe thuyết minh về quá trình xây dựng và phát triển khu căn cứ cũng như phong trào cách mạng miền Nam qua các thời kỳ; ngắm nhìn nhà lá đơn sơ cùng những hiện vật bình dị như bàn làm việc mộc mạc của đồng chí Nguyễn Văn Linh, những cuốn sổ ghi công tác với nét chữ nắn nót, chiếc bình toong; chiếc bật lửa được làm bằng vỏ quả lựu đạn, chiếc lược được làm từ mảnh xác máy bay Mỹ… Ngoài ra, khu căn cứ còn có những hàng cây thẳng tắp, hay phía ngoài có hàng trúc, bãi lau trắng… tô điểm thêm nét thanh bình của nơi đây.

Khu căn cứ ẩn mình dưới những tán cây um tùm. Ảnh: ST