Hiển thị các bài đăng có nhãn người Cao Lan. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Cao Lan. Hiển thị tất cả bài đăng

21 thg 10, 2023

Bánh chim gâu - thức quà mộc mạc của đồng bào Yên Bái

Bánh chim gâu nhỏ xinh với ý nghĩa sâu sắc trở thành đặc sản níu chân du khách của người Dao và Cao Lan ở huyện Yên Bình, Yên Bái.

Chiếc bánh chim gâu hay bánh chim cu gáy thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, dần dần trở thành nét đẹp trong văn hóa của đồng bào Cao Lan. Bánh chim gâu gắn liền với truyền thuyết nàng Slau Slam, nhắc nhở thế hệ sau này về tình mẫu tử thiêng liêng của người mẹ với con và của những thành viên trong gia đình.

Món bánh không thể bỏ qua khi nhắc đến đặc sản Yên Bái. Ảnh: Cổng TTĐT tỉnh Yên Bái

14 thg 6, 2017

Đám cưới của người Cao Lan ở Đèo Gia

Với người Cao Lan ở xã Đèo Gia, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang, việc cưới hỏi luôn được xem là rất quan trọng. Các bước để tiến hành nghi lễ cưới xin truyền thống của người Cao Lan chứa đựng nhiều phong tục độc đáo.

Các nghi lễ trong đám cưới của người Cao Lan
Lễ đặt trầu: Nhà có con trai lớn đến tuổi trưởng thành bố mẹ nói rõ với con trai ý định tìm dâu. Nếu người con trai đồng ý gia đình chuẩn bị 4 bìa đậu, 1 lít rượu, 8 quả cau, 8 lá trầu, nhờ chú hoặc bác của chàng trai sang nhà gái gọi là lễ đặt trầu (pốt slam lưu). Đến nhà gái, lễ được đặt vào 4 chiếc bát ăn cơm thật sạch (đại diện cho hai bên họ nội, họ ngoại) mỗi chiếc bát để 2 quả cau, 2 lá trầu rồi đặt lên bàn thờ. Sau từ 3 đến 5 ngày, nhà gái không mang trả lại trầu cau có nghĩa là đồng ý.

Lễ dạm ngõ: Nhà trai cử bác hoặc chú mang sang nhà gái 4 quả cau đặt vào hai bát con sạch để lên bàn thờ. Sau 7 ngày, nhà gái không trả lại cau là mọi việc tốt đẹp. Tiếng Cao Lan gọi bước này là “hiền sờn tềnh”.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi: Lễ đặt gánh - ăn hỏi (pôi tềnh lìu): Nhà trai chuẩn bị một lễ gồm 42-46 cái bánh dầy (thường là bánh chay), hai con gà thiến thật đẹp, 4 lít rượu, ít tiền mặt, 8 quả cau, 8 lá trầu. Tìm được ngày tốt, nhà trai cử người mang lễ sang nhà gái, xin lá số của cô gái về nhờ thày xem. Cơm xong, gia đình cô gái viết tên tuổi ngày giờ sinh của cô gái vào một tờ giấy rồi đưa cho nhà trai. Sau lễ đặt gánh, nhà trai tổ chức xem ngày, chọn mối và chuẩn bị những thứ mà nhà gái yêu cầu: tất cả những thứ nhà gái thách cưới được ghi vào một tờ giấy.

Lễ đặt gánh - ăn hỏi của người Cao Lan. 

20 thg 9, 2016

Ăn bánh chim gâu của người Cao Lan

Một trong những món ăn mang đặc trưng riêng của người dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang là bánh chim gâu, một món ăn bình dị và mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng Tây Bắc. 

Các thiếu nữ dân tộc Cao Lan gói bánh chim gâu - Ảnh: DIỆM MY 

Để làm được những chiếc bánh chim gâu, người Cao Lan phải lên rừng hoặc đồi cao để tìm lá dứa rừng, loại lá quen thuộc mà người Cao Lan yêu thích.

Người Cao Lan cho rằng lá dứa rừng là một vị thuốc chữa được bệnh dạ dày, do đó gói bánh bằng lá dứa rừng vừa tạo vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh.

20 thg 11, 2014

Gặp thầy cúng miền Tây Bắc

Cuối tháng 9, tôi theo hai người bạn đi thăm vài làng bản ở Tuyên Quang theo chương trình nghiên cứu những thầy then, thầy tào (*) và tranh thờ miền núi của họ.

Tác giả cùng thầy Thạch Đức Điện (phải), người Cao Lan