Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 7, 2024

Hột vịt lộn Thu Hà nức tiếng Biên Hòa ngon cỡ nào mà giá 12.000 đồng/trứng?

Nhắc tới món hột vịt lộn, nhiều người dân Biên Hòa (Đồng Nai) và du khách đều đã nghe tới cái tên Thu Hà. Hột vịt lộn Thu Hà vị ngon nức tiếng, lâu đời, giá ngang ngửa với các hàng quán tại trung tâm TP.HCM.

Theo lời bà chủ, quán mở ngót nghét 42 năm, bà được truyền lại nghề từ mẹ - Ảnh: Tô Cường

22 thg 7, 2024

Chuyện một chiếc cầu đã gãy... 3 lần!

Cầu Mới

Cầu Hóa An nằm trên địa bàn TP Biên Hòa, một đầu cầu nằm ở địa bàn phường Hóa An, đầu kia nằm ở phường Hòa Bình. Do đó cầu có tên là Hóa An. Thế nhưng người dân Biên Hòa vẫn quen gọi cầu này là Cầu Mới.

Cầu Hóa An năm 2010. Ảnh Phạm Hoài Nhân

9 thg 7, 2024

Đi 'chữa lành' ở khu rừng Green List đầu tiên của Việt Nam

Mới đây, Vườn quốc gia Cát Tiên được Liên minh Bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN) chính thức đưa vào Green List - Danh lục Xanh. Nơi đây cũng là điểm đến 'chữa lành' của nhiều bạn trẻ yêu thiên nhiên và thích khám phá.

Cách TP. HCM khoảng 160 km, Vườn Quốc gia Cát Tiên là điểm đến thú vị dành cho những ai muốn "chữa lành" sau những ngày làm việc căng thẳng bằng việc hít thở không khí trong mát, nhìn ngắm cảnh vật thiên nhiên độc đáo cùng các hoạt động thể chất nhẹ nhàng.

3 thg 6, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 4)

Đây là bài cuối trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.

Trong bài này tác giả kể khi về Sàigòn do bị lỡ chuyến, phải chờ chuyến xe lửa sau nên có dịp quan sát ga Biên Hòa và… tám chuyện. Khi tám chuyện với bà bán nước trong ga, có một đoạn như sau: Cũng theo bà, xe mở đường mới đi tới Bàu Cá, khoảng trên Trảng Bom gì đó, không tiến được thêm nữa. Tuy có ngưng bắn nhưng là ở những “chỗ lớn”, chứ những “chỗ nhỏ còn quậy tùm lum à”. Như vậy không chắc xe lửa sẽ được hoạt động lại như dự trù, nếu không có hòa bình.

Như các bài trước, cách viết của tác giả khá… vụng, dài dòng, đôi chỗ sai chánh tả hoặc dùng chữ không nhất quán. Thí dụ cả bài viết là xe lửa, nhưng trong bài lại viết là ngồi chờ ở bến tàu.

Dù sao, bài phóng sự cũng giúp ta nhìn lại một khoảnh khắc xa xưa ở Sàigòn – Biên Hòa, để tưởng nhớ và để hoài niệm.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa, tháng 3/1967. Ảnh TommyJapan1 trên Flickr

1 thg 6, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 3)

Đây là bài thứ ba trong loạt 4 bài phóng sự của tác giả Long Mã kể về chuyện đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa chỉ vài tháng sau khi ký hiệp định Paris, tuyến đường sắt này hoạt động trở lại. Bài đăng trên báo Chính Luận từ ngày 7 đến 10/3/1973.

Trong bài này tác giả tiếp tục đi qua các toa tàu để quan sát và kể chuyện về các hành khách đi tàu, có kèm theo vài nhận xét cá nhân khá thú vị về người Hoa, về kiến thức của học sinh...

Cuối bài là quang cảnh ga đến (ga Biên Hòa) với cảnh người đi xe lô, xe ngựa... và nhận xét của tác giả rằng đa số người đi hôm ấy là... đi cho biết xe lửa, chớ không phải đi để tới Biên Hòa!

Phạm Hoài Nhân

Đi tàu hỏa Sàigòn - Biên Hòa

Phóng sự của Long Mã

Ga Sài Gòn những năm 1900’s. Ảnh Mạnh Hải

31 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sàigòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước (bài 2)

Ít lâu sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh với tuyến Sàigòn - Biên Hòa. Dịp này, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa cũng như hoài niệm những nét sinh hoạt đời thường của cư dân Sàigòn nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Đây là bài thứ hai trong loạt phóng sự 4 bài, đăng ngày 8/3/1973. Tui gõ lại gần như nguyên văn, trừ những chỗ do báo cũ mờ quá đọc không ra.

Phạm Hoài Nhân

Ga Biên Hòa năm 1960's. Ảnh Mạnh Hải

29 thg 5, 2024

Đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa nửa thế kỷ trước

Đầu năm 1973, sau khi ký hiệp định Paris, ga Sài Gòn hoạt động trở lại sau thời gian dài tê liệt vì chiến tranh. Lúc ấy, đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa là một chuyện kỳ thú. Chính vì vậy, nhật báo Chính Luận đã đăng một phóng sự dài kỳ kể chuyện đi xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa.

Phóng sự của ký giả Long Mã đăng 4 kỳ trên báo Chính Luận từ ngày 7/3/1973 đến 10/3/1973. Bài phóng sự không phải là hay, nhưng đọc để hình dung lại xe lửa Sài Gòn - Biên Hòa của nửa thế kỷ trước cũng là điều thú vị.

Ga Sài Gòn, 1964-1965. Ảnh: Fred Mucciardi.

21 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng 'báu vật' hơn một thế kỷ ẩn mình ở Đồng Nai

Khu rừng cổ thụ ở Đồng Nai được xem là báu vật, không chỉ sở hữu giá trị lịch sử mà còn trở thành điểm đến nghiên cứu khoa học về cây cao su.

Nhắc đến Đồng Nai, người ta biết đến các khu công nghiệp sầm uất. Ít ai biết rằng, vùng đất này còn có một "báu vật" xanh mướt mang tên Vườn cây cao su bảo tồn của ngành cao su Việt Nam hơn 100 năm tuổi.

Vườn cây cao su đầu tiên ở Việt Nam

5 thg 5, 2024

Ngắm vẻ đẹp hoang sơ của thác Ba Giọt

Nằm giữa lòng sông Đồng Nai, thác Ba Giọt nổi tiếng với những dải nước trắng xóa kèm tiếng ầm vang ở huyện miền núi Định Quán.

Du khách muốn đến thác Ba Giọt từ thành phố Biên Hòa có thể đi theo quốc lộ 20, vừa qua trung tâm thị trấn Định Quán chừng 5 km thì có đường rẽ phải, vào chừng 8 km sẽ đến thác. Ảnh: Uyên Thư

4 thg 5, 2024

Con đường xanh mát giữa lòng Biên Hòa

Với những hàng cây cổ thụ tỏa bóng che phủ cả con đường, đường Trịnh Hoài Đức (phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa) là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tận hưởng không gian xanh mát giữa lòng thành phố, đặc biệt là trong những ngày nắng nóng oi bức của mùa hè.

Người dân cảm thấy dễ chịu nhờ những hàng cây xanh và hồ nước mát. Ảnh: Minh Hạnh

Với nhiều người Biên Hòa thường sẽ rất ít khi nhớ tên đường, hay địa chỉ cụ thể mà chỉ đường cho nhau bằng tên địa danh của một khu vực hoặc một quán lâu năm.

Nhưng có một tên đường, đã mang theo nhiều kỷ niệm, xuyên suốt qua bao thế hệ người dân nơi đây mà không có một địa danh nào có thể thay thế được. Đó là con đường Trịnh Hoài Đức, nằm kế bên công viên Biên Hùng, buổi tối là khu chợ đêm nhộn nhịp.

Quán hủ tíu tên gọi nghe ‘lạnh sống lưng’ gần 40 năm tuổi ở Biên Hòa có gì đặc biệt?

Nhiều người ở Biên Hoà ít hẳn đã một lần nghe qua quán hủ tíu bà Hai (2025/32, Nguyễn Ái Quốc, phường Trung Dũng, thành phố Biên Hòa), hay còn có cái tên độc lạ là hủ tíu “Hài cốt”. Người mới biết, thường chê cái tên kỳ dị, nghe “lạnh sống lưng”, nhưng không biết rằng đây là cái tên thân thương mà thực khách lâu năm đã đặt cho quán.

Bà Hai trộn hủ tíu với nước sốt độc quyền. Ảnh: Minh Hạnh

“Mùa vàng” trên cánh đồng Thới Sơn

Cách thành phố Biên Hòa chưa đầy 10km, khác hẳn với cảnh tấp nập, đông đúc của một thành phố phát triển công nghiệp, cánh đồng lúa ở ấp Thới Sơn, xã nông thôn mới nâng cao Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu) mang đến một vẻ đẹp mộc mạc, bình dị của một vùng quê yên bình.

Ngày mùa đã đến trên cánh đồng lúa trĩu hạt ở ấp Thới Sơn, xã Bình Hòa (huyện Vĩnh Cửu). Ảnh: Trần Danh

Cuối tuần ‘chill chill’ cùng cánh đồng lúa vàng ươm "sát vách" Biên Hòa

Chỉ cách trung tâm thành phố Biên Hòa khoảng 20 phút đi xe máy, có một cánh đồng lúa thanh bình đang trải dài mát mắt, làm dịu lòng bất cứ ai ghé qua vào những ngày tháng tư nắng nóng như "đổ lửa". Cánh đồng lúa này tọa lạc tại xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu.

Các bạn trẻ tranh thủ mùa lúa đang chín vàng để lưu lại những tấm hình đậm chất miền quê thanh bình tại cánh đồng lúa xã Bình Hòa, huyện Vĩnh Cửu. Ảnh: Hà Lê

31 thg 3, 2024

Lên thượng nguồn sông Đồng Nai trốn nóng

Huyện Định Quán và Tân Phú cách TP HCM dưới 150 km, có nhiều sông, suối, rừng và nhiều điểm lưu trú, phù hợp để đến chơi tránh nóng cuối tuần.


Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là cao điểm nắng nóng tại TP HCM và Đông Nam Bộ. Nhiệt độ duy trì trong ngày 27-35 độ C, một số thời điểm trong ngày ghi nhận lên mức 37 độ C. Nhiều bạn trẻ, nhân viên văn phòng tại TP HCM, Bình Dương, Biên Hòa... rủ nhau đến các huyện Tân Phú, Định Quán, nơi có nhiều sông, suối, rừng để trốn nóng. Do chỉ cách các thành phố lớn khoảng 150 km, du khách có thể chọn đi xe ôtô theo đoàn hoặc xe máy.

Trong ảnh hai du khách đạp xe trong rừng Cát Tiên để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

Ngắm thú ăn đêm trong rừng Nam Cát Tiên

Giữa đêm trăng sáng, nhóm du khách thích thú khi được nhìn thấy nai, hoẵng tung tăng ăn cỏ bên đường rừng Nam Cát Tiên.

18h30, chuyến xe đi xem thú đêm đầu tiên trong ngày 23/3 xuất phát. Trên xe, ngoài Thu An, du khách 27 tuổi ở Bình Dương, cùng nhóm bạn còn có nhiều du khách Hàn Quốc và một số gia đình từ Hà Nội. Chiếc xe tải mui trần chuyên chở du khách tham quan Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, dưới sự hướng dẫn của nam nhân viên, tiến vào rừng.

"Chào tất cả mọi người, để đảm bảo an toàn và trải nghiệm thú vị, kính mong du khách ngồi yên, giữ im lặng, không sử dụng bất cứ loại đèn pin khác trong quá trình di chuyển. Chuyến đi của chúng ta sẽ có quãng đường chừng 12 km kể cả đi và về", hướng dẫn viên có biệt danh "Khánh hoang dã" giới thiệu trên đường đi.

17 thg 3, 2024

Cây "nông thôn mới"

Khoảng năm 2018, dọc nhiều tuyến đường nông thôn ở Đồng Nai - nhất là ở huyện Vĩnh Cửu - xuất hiện những hàng cây hoa vàng khá đẹp mắt. Hoa mọc thành chùm, có hình chuông.


Khi một xã được quy hoạch thành xã nông thôn mới, thì chính quyền cho triển khai trồng dọc những con đường trong xã loại hoa vàng này, do đó người dân khi chưa biết tên hoa là hoa gì thì tự đặt tên cho nó là cây nông thôn mới!

12 thg 3, 2024

Bí ẩn con đường hoa giấy dài 25 km giữa đại ngàn ở Đồng Nai

Nằm ẩn mình trong khu rừng Mã Đà, hàng nghìn cây hoa giấy trên cung đường dài 25 km đua nhau khoe sắc, nhuộm màu thơ mộng giữa không gian tràn ngập màu xanh của cây cối.

 Mùa này hoa giấy nở rực dọc bên đường xuyên vào rừng

Trên xe ô tô chạy vào rừng Mã Đà thuộc Khu bảo tồn Thiên nhiên Văn hóa Đồng Nai (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai), ông Trần Đình Hùng - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm khu bảo tồn chỉ tay về phía Mã Đà rồi nói, đó là cánh rừng nguyên sinh bạt ngàn, được mệnh danh là "lá phổi xanh" của miền Đông Nam Bộ.

23 thg 2, 2024

Nghìn du khách tập trung chiêm ngưỡng rồng dài 10m bay lên trời

Tại buổi thả phúc khí cầu ở lễ hội chùa Ông năm nay, điểm nhấn ấn tượng nhất là màn thả phúc khí cầu hình rồng dài 10m, mang đến cho hàng nghìn người dân và du khách tham gia một trải nghiệm độc đáo và ý nghĩa trong những ngày đầu năm mới Giáp Thìn.

Sáng 22/2, hàng nghìn người dân và du khách quốc tế đổ về Chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai, tham dự hoạt động thả phúc khí cầu, một trong những sự kiện của lễ hội chùa Ông năm 2024.

Phúc khí cầu hình rồng độc đáo.

Lễ thả hoa đăng trên sông Đồng Nai và lời nguyện cầu từ du khách quốc tế

Du khách quốc tế được tự tay viết những lời nguyện cầu cho một năm mới bình an, hạnh phúc và thịnh vượng, đính kèm lên những chiếc hoa đăng thả ở sông Đồng Nai trong lễ hội chùa Ông

Tối 22/2, hàng nghìn người du khách quốc tế đổ về khuôn viên chùa Ông (Thất phủ cổ Miếu) ở TP Biên Hoà, Đồng Nai để tham dự lễ thả hoa đăng cầu quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa.

Hàng nghìn hoa đăng tại sân chùa Ông chuẩn bị thả xuống sông Đồng Nai

31 thg 1, 2024

Rừng cao su Đồng Nai vào mùa thay lá

Những ngày đầu năm mới, nhiều người đổ về các vườn cao su ở Long Khánh, Thống Nhất, Cẩm Mỹ, Đồng Nai, chụp ảnh mùa thay lá.


Vào đầu mùa khô, các cánh rừng cao su bạt ngàn ở Đồng Nai bắt đầu rụng lá tạo ra khung cảnh tuyệt đẹp. Đồng Nai là một trong 3 tỉnh có diện tích cao su lớn nhất cả nước, trong đó có nhiều vườn gắn bó với lịch sử hình thành ngành cao su trong nước.

Nhìn từ trên cao, những cây cao su rụng trơ trụi tạo ra khung cảnh được ví như "rừng bạch dương mùa đông Đông Âu".