27 thg 6, 2023

Về Lào Cai thưởng thức nem măng đắng trứ danh của người Tày

Nem măng đắng được xem là món ăn đặc sản của người Tày ở Lào Cai với hương vị đặc trưng, nhiều người ăn lần đầu đã thích mê.

Măng đắng là món ăn phổ biến dễ dàng tìm thấy ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa được xem là mùa măng mọc. Người dân Tây Bắc có rất nhiều món ăn chế biến từ măng đắng như măng đắng xào với lá lốt, măng đắng nướng, luộc... Với người Tày ở Lào Cai một món ăn từ măng đắng rất phổ biến ở đây là nem măng đắng.

Nguyên liệu quan trọng không thể thiếu của món ăn này là măng vầu, lựa chọn phần măng vầu lá để gói nem. Theo người dân địa phương, họ phải đi sâu vào trong rừng để tìm măng mới nhú có độ giòn và ngọt để mang về.

Măng đắng sau khi đã tách bỏ lớp vỏ bên ngoài. Ảnh: Cooky

Bánh bạc đầu tô điểm nét duyên cho ẩm thực Sóc Trăng

Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với bánh pía, bánh in, mè láo... mà những chiếc bánh bạc đầu có hương vị thơm ngon đã làm nức lòng du khách.

Bánh bạc đầu với hương vị thơm ngon làm nên nét duyên ẩm thực của Sóc Trăng. Ảnh: Bích Ngọc

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.

Tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 6 km, chùa Bốn Mặt được biết đến là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng lâu đời. Nơi đây nổi tiếng về lối kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer.

Theo lời các vị sư sãi trong chùa, ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537. Bức tượng Phật Bốn Mặt đặt bên trong chính điện gắn với việc hình thành chùa. Trong một lần khai hoang làm rẫy, đồng bào Khmer phát hiện một pho tượng Phật có 4 mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật. Xem là điềm lành, người dân đã rước tượng Phật về thờ.

Một góc của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng và cây hồng nhung hơn trăm năm tuổi. Ảnh: Vân Hi

Lạ miệng bún gỏi dà biến tấu từ món cuốn ở Sóc Trăng

Người Sóc Trăng có một kiểu ăn gỏi cuốn là cho tất cả bún, rau, thịt... vào tô để và (lùa). Họ gọi chệch "và" thành "dà", cái tên bún gỏi dà ra đời từ đó.

Tùy theo khẩu vị của mỗi người sẽ cho thêm chút chanh, ớt để món ăn thêm đậm đà. Ảnh: Vân Hi

Gỏi sò huyết và 6 đặc sản nhất định nên thử khi đến Lăng Cô

Lăng Cô, Huế nổi tiếng với các loại hải sản tươi ngon cùng nhiều món ăn địa phương hấp dẫn, mang đến trải nghiệm ẩm thực tuyệt vời cho du khách.

Vịnh Lăng Cô nằm nép mình dưới chân đèo Hải Vân, thuộc huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế, cách trung tâm thành phố Huế gần 70 km và Đà Nẵng gần 25 km. Đến đây, bạn không chỉ được ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp do tạo hóa ban tặng, mà còn được thưởng thức những món hải sản tươi ngon với giá cả vô cùng phải chăng.

Lăng Cô nổi tiếng với các loài hải sản như sò huyết, vẹm, hàu, mực sim, sò méo, tôm hùm, cua biển... Hải sản luôn được đánh bắt và chế biến trong ngày nên giữ được độ tươi ngon.

Dưới đây là những món ăn thực khách không nên bỏ lỡ khi đến Lăng Cô du lịch.

Mắm sò thịt ba chỉ

Mắm sò Lăng Cô ăn kèm thịt ba chỉ luộc. Ảnh: Bakafood

Phong vị bánh bá trạng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ

Bá trạng dẻo thơm là loại bánh truyền thống nhất định phải có trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Hoa.

Hàng năm cứ mỗi dịp cận kề ngày Tết Đoan Ngọ các lò bánh lớn lại bắt đầu đỏ lửa, nấu bánh xuyên đêm để gói ra hàng nghìn chiếc bánh. Thoạt đầu nhiều người sẽ khá ngạc nhiên với tên gọi bánh bá trạng. Đây là cách gọi theo tiếng Triều Châu, bá có nghĩa là thịt, còn trạng là bánh ú.

Bánh bá trạng không thể thiếu trên mâm cúng của người Hoa ngày Tết Đoan Ngọ. Ảnh: Fuyuan

Kiến trúc người Hoa tinh tế của ngôi miếu 100 tuổi ở Sóc Trăng

Thanh Minh Cổ Miếu hay còn được gọi là Chùa Ông Bổn, Chùa Ông là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng.

Khởi công xây dựng từ 1923, Thanh Minh Cổ Miếu đến nay đã trở thành một địa điểm quen thuộc với người dân địa phương, nhất là đồng bào người Hoa. Thanh Minh Cổ Miếu được phục dựng theo nguyên bản sau 4 đợt trùng tu để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa cổ xưa. Bốn chữ “Thanh Minh Cổ Miếu” viết bằng chữ Hán được sơn son thiếp vàng mang lại vẻ uy nghi đặc trưng của những ngôi chùa, miếu người Hoa.

Kiến trúc Pháp còn sót lại trong vườn quốc gia Ba Vì

Bên cạnh cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp, nét kiến trúc cổ thời Pháp còn sót lại là điểm nhấn ở Vườn quốc gia Ba Vì, huyện Ba Vì, Hà Nội.

Vườn quốc gia Ba Vì cách cách trung tâm Hà Nội 50 km về phía Tây, có diện tích 10.814,6 ha, nằm trên khu vực dãy núi Ba Vì huyện Ba Vì, Thành phố Hà Nội và hai huyện Lương Sơn, Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.

Đền cổ 400 năm được mệnh danh 'thành nhà Hồ thu nhỏ'

Đền thờ Nguyễn Văn Nghi xây dựng từ đầu thế kỷ 17, được thiết kế như một kinh đô thu nhỏ, bao quanh bởi hai vòng thành khép kín, thành ngoài bằng đất, thành trong bằng đá tương tự thành nhà Hồ.


Đền thờ Phúc Khê tướng công Nguyễn Văn Nghi tọa lạc trên diện tích khoảng 38.000 m², nằm giữa cánh đồng rộng lớn ở xã Đông Thanh, huyện Đông Sơn.

Theo sử liệu, đền thờ Nguyễn Văn Nghi được xây dựng năm 1617, được con cháu đời sau nhiều lần tu sửa, mở rộng hoàn chỉnh. Di tích này còn được mệnh danh là "thành nhà Hồ thu nhỏ" ở xứ Thanh.

26 thg 6, 2023

Nguyễn An Ninh - Niềm tự hào của làng Long Thượng

Trong hội trại tuyển quân hàng năm, Đoàn xã Long Thượng (huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An) luôn lấy tên trại địa phương là Nguyễn An Ninh như một cách nhắc nhở tân binh ghi nhớ công ơn của tiền nhân và nỗ lực tiếp nối truyền thống cha anh đi trước. Long Thượng là quê ngoại, cũng là nơi sinh ra nhân sĩ tài ba Nguyễn An Ninh. Điều đó trở thành niềm tự hào của người dân và tuổi trẻ Long Thượng.

Nhân sĩ hết lòng vì sự nghiệp cách mạng

Chân dung Nguyễn An Ninh

Cây tràm trên đất Long An

Theo Địa chí Long An, là vùng tiếp giáp giữa miền Đông và miền Tây Nam bộ, Long An ngày nay không có những rừng gỗ lớn bạt ngàn như Đồng Nai, Bình Phước và cũng không có loại rừng ngập mặn như Bến Tre. Rừng ở đây còn lại chủ yếu là cây tràm cừ, tràm gió và cây bàng phát triển ở vùng đất chua phèn tập trung ở các huyện vùng Đồng Tháp Mười (ĐTM). Hình ảnh cây tràm đã gắn liền với Long An, đặc biệt là vùng ĐTM từ những ngày mở đất. Cây tràm cùng người dân Long An đi qua 2 cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, đến ngày nay, cây tràm tiếp tục đồng hành trong công cuộc dựng xây quê hương.

Từ trong kháng chiến

Tràm là loại cây thích hợp với vùng đất chua, phèn, ngập nước và được xem là một đặc trưng của vùng ĐTM. Từ hàng trăm năm trước, cây tràm có mặt ở ĐTM, tồn tại, phát triển cho đến ngày nay. Địa chí Long An có đoạn chép: “Dấu vết những dải rừng tràm nguyên sinh bị vùi sâu dưới lớp bùn, phù sa do thiên tai, bão lụt được phát hiện ở ĐTM mà người dân địa phương thường gọi là “tràm lụt” chứng tỏ rằng nơi đây, từ nhiều thế kỷ trước là những khu rừng rộng lớn”.

Sinh viên tìm hiểu về phân bố rừng tràm của Khu Bảo tồn đa dạng sinh học - cây dược liệu Đồng Tháp Mười

Nguyễn Thông - Sĩ phu yêu nước quê hương bên dòng Vàm Cỏ Tây

Long An vốn nổi tiếng với đôi dòng Vàm Cỏ vừa nên thơ lại oanh liệt, hào hùng. Đôi dòng sông đã góp phần xây nền văn hóa và viết nên lịch sử vùng đất này. Nếu Vàm Cỏ Đông là nơi sinh ra anh hùng Nguyễn Trung Trực với chiến công Vàm Nhựt Tảo thì Vàm Cỏ Tây là nơi sinh của nhà trí thức yêu nước Nguyễn Thông - sĩ phu tài ba, đức độ.

Nhà trí thức yêu nước tài ba

Theo tác phẩm Tiên đại phu hành trạng (Thuật lại cuộc đời của cha tôi) của Nguyễn Thông thì cao tổ của ông vào Nam khai phá vùng đất thuộc xã Phú Ngãi Trị, huyện Châu Thành, tỉnh Long An ngày nay vào khoảng năm 1777-1789 khi chúa Trịnh đánh chiếm vùng Thuận-Quảng (Thuận Hóa, Quảng Nam(*)). Gia đình Nguyễn Thông được xem là một trong những đại diện tiêu biểu trong lịch sử khai phá, phát triển của vùng đất Châu Thành.

22 thg 6, 2023

Trekking Vườn Quốc gia Phú Quốc

Nhắc đến Phú Quốc, nhiều người nghĩ đến tắm biển nhưng còn có một khung cảnh rất khác, ẩn sâu trong Vườn Quốc gia Phú Quốc, khơi gợi sự tò mò của du khách.

Vườn Quốc gia (VQG) Phú Quốc có tổng diện tích 31.422 ha, nằm trên địa bàn 6 xã: Cửa Dương, Cửa Cạn, Gành Dầu, Bãi Thơm, Hàm Ninh và một phần xã Dương Tơ. Vườn có ba hệ sinh thái rừng là rừng lá rộng thường xanh, rừng tràm và rừng ngập mặn ven biển. Tại đây hiện có khoảng 1.400 loài thực vật và gần 500 loài động vật, theo cổng Thông tin điện tử Vườn Quốc gia Phú Quốc.

Đường trekking trong VQG Phú Quốc.

Vịt Cổ Lũng - món ngon ở Pù Luông

Đến với bản Hiêu, khu du lịch Pù Luông, du khách sẽ được thưởng thức vịt Cổ Lũng, giống vịt được nuôi ở suối, ít mỡ, thịt chắc, nạc.

Vịt Cổ Lũng là món ăn bản địa nổi tiếng của người Thái tại bản Hiêu, huyện Bá Thước. Loài vịt này có di truyền lâu đời ở bản Hiêu, sau đó mới phát triển và nhân giống ra nuôi tại xã Cổ Lũng, có chân ngắn, mình bầu có màu lông nâu xen lẫn màu đen, cổ ngắn, to, quanh cổ có khoang tròn màu trắng.

Vịt Cổ Lũng thường sống nhỏ lẻ quanh bản làng, trong khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giữa các khe núi, suối tự nhiên như Nậm Bá, Pù Luông, Pha Lé.

Giống vịt Cổ Lũng tại Pù Luông. Ảnh: Adam Hương

Tìm về 'vùng đất Mai An Tiêm' ở Gành Dưa

Đến Gành Dưa thưởng thức dưa hấu nước lợ trồng gần biển, nhiều người cho rằng đây là vùng đất trong sự tích Mai An Tiêm ngoài đời thực.

Huyện Tuy An từ lâu đã nổi tiếng với nghề trồng dưa. Trước đây, dưa mọc tự nhiên, không cần chăm sóc mà vẫn tươi tốt. Sau dưa được quy hoạch trồng ở một số khu vực như đồng Mốc (xã An Chấn), xóm Chùa, bàu Súng, bàu Đường (xã An Mỹ). Cánh đồng ở huyện Tuy An này là vùng đất đen phù sa màu mỡ, thích hợp cho việc trồng cây ăn quả ngắn ngày.

Huyện Tuy An nổi tiếng với các loại dưa gang, dưa hấu, dưa bơm, dưa lê. Tại đây lại có bãi biển tên Gành Dưa thuộc thôn Giai Sơn, xã An Mỹ. Vì vậy, một số người cho rằng đây là vùng đất trong sự tích dưa hấu Mai An Tiêm được nghe khi còn nhỏ, anh Trần Thanh Phong, người bản địa làm du lịch tại Gành Dưa, chia sẻ.

Du khách trải nghiệm hái dưa hấu nước lợ ở Tuy An, Phú Yên. Ảnh: Bùi Ngọc Hà

18 thg 6, 2023

Dinh Bà - Điểm tựa tinh thần của ngư dân

Đoàn thuyền nối đuôi nhau lướt nhẹ trên sóng nước trong nắng hanh vàng. Chủ thuyền chầm chậm bước ra phía trước hướng vào dinh Bà cung kính vái lạy. Họ lầm rầm khấn nguyện cầu cho mưa thuận gió hòa, những chuyến ra khơi - về bờ khẳm cá tôm.

Uy nghiêm bên biển

Phía bắc bãi biển Hóc Mó, phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ) có ngọn núi nhô ra biển tạo nên khung cảnh hùng vĩ làm say đắm lòng người. Nơi chân núi có dinh thờ nữ thần được nhân dân quanh vùng vô cùng sùng kính. Theo nhiều bậc cao niên ở làng chài Thạnh Đức 1, dinh được dựng từ thuở người Việt vào mở mang, khai phá đất phương nam. Sau nhiều lần trùng tu, dinh khá vững chắc bên mép biển. Phía trước dinh dựng tấm bình phong cùng 2 trụ bê tông khá to lớn. Bình phong tạc hình nghê khá oai phong xoay mình hướng ra biển. Thân cột đá tạc đôi rồng với những đường nét khá uyển chuyển. Trên đỉnh cột có đôi nghê rướn mình vươn lên trời xanh. Trên mái dinh tạc đôi rồng theo thế lưỡng long chầu nguyệt thường hiện diện nơi đền đài, miếu mạo ở những làng quê đất Việt. Trong dinh có ba gian thờ. Gian giữa thờ tượng Bà dung nhan muôn phần đẹp đẽ. Những vị thần hộ vệ bà thờ ở 2 bên.

Dinh Bà ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ), nằm bên mép biển.

Độc đáo quy trình chế biến món cá tràu kho “queo” làng Yên

Cá tràu kho “queo” của làng Yên (thôn Yên Bình, xã Quang Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) không chỉ nổi tiếng là một món ăn ngon, bổ dưỡng mà còn độc đáo ở quy trình chế biến.

Ghé thôn Yên Bình (xã Quang Lộc) vào những ngày cuối tháng 5, chúng tôi được “mục sở thị” quy trình làm món cá tràu kho “queo” tại cơ sở sản xuất Cá kho làng Yên của chị Thái Thị Hà.

Ngắm hồ sen dược liệu của Nhà máy Đông dược Hà Tĩnh

Hoa sen tại Nhà máy Đông dược Hà Tĩnh ngoài việc thu hút nhiều người tới tham quan, chụp ảnh "check in" còn được dùng để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm dược.

Ông Lê Quốc Khánh - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Dược Hà Tĩnh chia sẻ: "Nhằm tạo không gian xanh - sạch - đẹp cho nhà máy và chủ động nguồn nguyên liệu sạch trong sản xuất các sản phẩm dược, năm 2015, đơn vị đã đầu tư kinh phí cải tạo ao hồ, mua các giống sen chất lượng về trồng và chăm sóc. Ngoài ra, công ty đã xây dựng điểm “check in” giữa hồ sen để tạo điểm nhấn, thu hút du khách đến chụp ảnh".

Thăm đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng ở Hà Tĩnh

Ngắm vẻ thâm trầm, uy nghi của di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đền thờ Đông các đại học sỹ Trương Quốc Dụng (xã Thạch Khê, Thạch Hà, Hà Tĩnh) càng thêm tưởng nhớ công lao to lớn của ông đối với đất nước.

Trương Quốc Dụng (1797-1864) sinh ra và lớn lên ở làng Phong Phú, nay là xã Thạch Khê (Thạch Hà, Hà Tĩnh). Ông nổi tiếng là thần đồng từ nhỏ, 25 tuổi đỗ tú tài, 29 tuổi đỗ Tiến sỹ khoa Kỷ Sửu (1829). Trong ảnh:Toàn cảnh Di tích lịch sử văn hóa đền thờ Trương Quốc Dụng nhìn từ trên cao.

16 thg 6, 2023

Khám phá làng cổ duy nhất Việt Nam có 3 di sản thế giới

Có tuổi đời hơn 600 năm, làng cổ Trường Lưu (xã Kim Song Trường, huyện Can Lộc - Hà Tĩnh) sở hữu hệ thống di tích đặc sắc, trong đó: Mộc bản trường học Phúc Giang, Hoàng Hoa sứ trình đồ, Văn bản Hán Nôm làng Trường Lưu được UNESCO công nhận là di sản thế giới.


Theo Giáo sư Nguyễn Huy Mỹ, cổng vào làng cổ Trường Lưu xưa bắt đầu từ khu vực cầu Quan, cây cầu bắc qua sông Phúc Giang, dòng chảy đổ vào sông Nghèn và xuôi về biển qua cửa Sót ngày nay.

14 thg 6, 2023

Mắt cá ngừ đại dương Phú Yên - đặc sản thoạt nhìn đáng sợ nhưng ăn là ghiền

Nằm trên dải đất duyên hải miền Trung, Phú Yên được thiên nhiên ưu ái ban tặng rất nhiều hải sản đa dạng và phong phú, trong đó phải kể đến cá ngừ.

Mắt cá ngừ đại dương thoạt nhìn thực khách có thể e dè. Ảnh: Quán bà Tám

Hàng năm cứ vào tháng Giêng, ngư dân Phú Yên lại bắt đầu hành trình đánh bắt cá ngừ. Mùa cao điểm đánh bắt cá ngừ đại dương thường rơi vào khoảng tháng Tư. Thời gian này, những chiếc thuyền đánh bắt xa bờ của ngư dân cập bến đất liền, mang về những mẻ cá ngừ tươi ngon nhất.

Có không ít món ngon được làm từ thịt cá ngừ, nhưng tại Phú Yên có một món đặc sản được xem như "độc quyền" là mắt cá ngừ đại dương. Người dân Phú Yên có thể chế biến mắt cá ngừ thành nhiều món như nấu cháo, lẩu, hấp cách thủy, nhưng nổi tiếng nhất vẫn là món mắt cá ngừ hầm thuốc Bắc.

Quần đảo ở Hà Tiên từng là sào huyệt khét tiếng của hải tặc

Hà Tiên (Kiên Giang) có quần đảo Hải Tặc mang vẻ đẹp hoang sơ. Nơi đây từng là sào huyệt của cướp biển.

Quần đảo Hải Tặc, còn gọi là quần đảo Hà Tiên, gồm 18 hòn đảo nổi thuộc xã Tiên Hải, vùng biển giáp biên TP Hà Tiên (Kiên Giang). Hòn Đốc, hay còn gọi là Hòn Tre Lớn, nơi tập trung đông dân cư nhất quần đảo và đặt trụ sở cơ quan hành chính. Hòn Đôc cũng là điểm có cột mốc xưa ghi dấu danh xưng quần đảo Hải Tặc…

Theo nhiều tài liệu lịch sử lẫn chuyện truyền miệng của người dân địa phương, nơi đây xưa kia là căn cứ của nhiều nhóm cướp biển. Hải tặc chọn quần đảo này làm nơi ẩn náu, chờ các thuyền buôn qua lại để “ăn hàng”.

Đến thế kỷ XVIII, các nhóm cướp vẫn hoành hành trên vùng biển rộng lớn quanh quần đảo Hải Tặc, thậm chí còn tràn vào đất liền. Về sau, phần vì nhiều thành viên sám hối, cộng với tuổi cao, sức yếu… dần dần các nhóm cướp biển khét tiếng tan rã…

Những cây vải trăm tuổi trong Hoàng cung Huế vào mùa rộ quả

Sau gần 200 năm, những cây vải (lệ chi) tiến cung trong Hoàng cung Huế vẫn sinh trưởng tốt và đang mùa rộ quả.

Lệ chi trong Hoàng cung Huế đang mùa rộ quả. Ảnh: Bảo Minh

Lệ chi trên Cửu đỉnh

Lệ chi là tên gọi của quả vải – một trong 9 loài trái quý được vua Minh Mạng cho khắc lên Cửu đỉnh. Hình tượng cây vải nằm trên Huyền đỉnh - đỉnh đặt hàng thứ tư bên phải tượng trưng cho sự huyền kỳ.

Hái nấm Đà Lạt mùa mưa

Hơn một tiếng hái nấm ở bìa rừng ven hồ Tuyền Lâm, Đà Lạt, Hà thu hoạch được gần 6 kg nấm cối, nấm gan bò.

Mùa mưa Đà Lạt bắt đầu từ cuối tháng 5 đến tháng 10. Thời điểm này nấm bắt đầu mọc nhiều dưới gốc thông trong bìa rừng gần thành phố. Hà "Dím", sinh sống tại Hà Nội, lần đầu được trải nghiệm hái nấm trong rừng vào một buổi sáng nắng ráo cuối tháng 5 vừa qua.

Gần 9h, Hà di chuyển bằng xe máy từ trung tâm thành phố đến bìa rừng gần hồ Tuyền Lâm, nơi mọc nhiều nấm ăn được, có giá trị dinh dưỡng.

"Nấm rừng thường mọc tự nhiên dưới gốc thông, nơi ít ánh sáng. Khi đã xác định được một gốc cây có nấm, rảo một vòng xung quanh sẽ kiếm được rất nhiều. Nấm thường mọc tập trung, theo từng cụm", Hà nói.

Nấm rừng mọc trong các gốc thông. Ảnh: Hà Dím.

Xóm Mừng - bản hẻo lánh tràn ngập hoa ở Hòa Bình

Từ một thôn bản hẻo lánh, xóm Mừng từng bước xây dựng thành điểm du lịch cộng đồng, thu hút khách với những ngọn đồi tràn ngập hoa.

Xóm Mừng nằm ở vị trí cao nhất của xã Hợp Phong, huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, khí hậu mát mẻ vào mùa hè. Đặc biệt, xóm Mừng được coi là lá phổi xanh của tỉnh với 520 ha rừng tự nhiên đang được bà con khoanh nuôi, bảo vệ. Từ năm 2011, đường về xóm đã được bê tông hóa, thuận tiện cho các phương tiện ra vào, ông Bùi Văn Hiểu, trưởng xóm Mừng cho biết.

Gần đây, đồi hoa bướm vàng ở xóm Mừng thu hút nhiều du khách tới tham quan, chụp ảnh.

Hoa cánh bướm vàng. Ảnh: Phạm Trang.

Về cổ tích tuổi thơ ở Tà Lài - Vườn quốc gia Cát Tiên

Đạp xe, thả diều, ngủ võng là những trải nghiệm đưa du khách trở về tuổi thơ ở Nhà Dài Tà Lài và Vườn quốc gia Cát Tiên.

Sinh ra và lớn lên ở thành phố TP HCM, yêu thích thiên nhiên, Nguyễn Thị Thu Sương, designer 23 tuổi, đã dành hai ngày tham quan Tà Lài, khám phá Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên vào thời điểm hoa muồng đào nở rộ.

"Màu hoa hồng phấn giữa núi rừng xanh ngắt đẹp như một bức tranh thơ mộng trong truyện cổ tích", Sương nói về chuyến đi ngày 20 và 21/5.

Hoa muồng đào nở rộ ở VQG Cát Tiên.

13 thg 6, 2023

Truyện cổ M'nông: Kể chuyện đàn đá linh

Ngày xưa, có một bon sống ở ven bờ suối Dak Glung Dak Jơl, họ sống đã biết bao đời. Vào ngày hội, ngày mùa, ngày cúng tế ông bà, dân làng cảm ơn thần đất trời, thần rừng, thần núi đã cho họ cuộc sống ấm no hạnh phúc. Họ vui ngày hội bằng tiếng chiêng, họ vẫn luôn nhớ đến một giàn chiêng đá (goong lu) có ý nghĩa tâm linh được nhắc đến từ đời này sang đời khác.

Truyện cổ M'nông: Sự tích bon Ktah

Từ xa xưa, trong bon Bu Prâng có một già làng có đám lúa sát bờ sình ở đầu bon. Ở cạnh gần đó, ông đã dựng một cái chòi canh nhỏ để trông coi rẫy. Đến mùa lúa trổ, ông sai con gái mình ra ngoài chòi đuổi chim vì chim ăn lúa nhiều quá. Cô nghe lời cha mang theo khung dệt thổ cẩm để vừa đuổi chim, vừa dệt vải. Ở chòi, cô thường hát, hát rất hay, giọng hát trong như dòng suối đầu bon.


Ngày nào cũng như vậy, cô đuổi chim, dệt vải và tiếng hát của cô cứ ngân nga hòa nhịp theo dòng suối. Cô không biết rằng, có một chàng trai, con của Thần Bùn Lầy nơi này đã nghe giọng hát hay của cô mà đang lần tìm đến. Chàng đứng cạnh một gốc cây to ở gần đó lắng nghe từng lời ca, tiếng hát của cô. Hôm nào chàng cũng đến đó để nghe hát. Rồi một hôm, chàng đi thẳng vào chòi gặp mặt cô gái và xin làm quen. Tuy mới biết nhau ban đầu mà cả hai người như cảm thấy thân thiết với nhau từ lâu, họ không thể xa rời nhau được. Ngày nào họ cũng hẹn gặp nhau trên chòi rẫy nhỏ bé. Tiếng hát, tiếng suối như nhịp cầu nối liền bến bờ tình yêu và hạnh phúc của chàng và nàng mà lũ chim rừng nơi đây đã cất tiếng hát ca ngợi. Cứ mỗi lần cô gái đến chòi, cô chỉ gõ ba tiếng vào khung cửi thì tức khắc chàng trai hiện lên từ dưới sình lầy, bước lên trò chuyện với cô. Hai người đã quen mắt ưng bụng với nhau, không rời nhau một ngày nào.

Nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na

Kon Tum không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng với những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc. Trong đó, có thể kể đến các sản phẩm dệt thổ cẩm độc đáo của người Ba Na.

Bà Đậu Ngọc Hoài Thu - Trưởng phòng Quản lý văn hóa và Gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: Thời gian qua, với sự vào cuộc của các cấp, ngành, sự nỗ lực của cộng đồng người Ba Na trên địa bàn, nghề dệt thổ cẩm của người Ba Na đã dần phục hồi và phát triển, tạo ra những sản phẩm độc đáo, có giá trị kinh tế. Đặc biệt, niềm vui ấy còn được “nhân đôi” khi vừa qua, nghề dệt thủ công truyền thống dân tộc Ba Na của tỉnh tại các huyện Đăk Hà, Sa Thầy, Kon Rẫy và thành phố Kon Tum được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Đây là sự khẳng định thương hiệu của các sản phẩm dệt thổ cẩm, giúp cộng đồng dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh có thêm động lực để tiếp tục gắn bó với nghề.

Khuyến khích người Ba Na sử dụng các vật liệu tự nhiên để làm nên các sản phẩm thổ cẩm truyền thống. Ảnh: H.T

Ngũ hành sơn trên đảo tiền tiêu

Qua những trang thơ xưa cho thấy, tại đảo Lý Sơn cũng có ngũ hành sơn với nhiều cảnh đẹp hiếm có.

Địa danh Ngũ Hành Sơn không chỉ có ở Đà Nẵng mà còn xuất hiện tại Lý Sơn. Đảo Lý Sơn được hình thành từ hoạt động của núi lửa cách đây khoảng 25-30 triệu năm. Sự phun trào và quá trình nguội tắt của núi lửa cùng những tác động của thiên nhiên hàng triệu năm ấy đã tạo nên nhiều cảnh quan thiên nhiên kỳ thú trên đảo. Lý Sơn có đảo Lớn, còn gọi Cù Lao Ré, do trước đây có nhiều cây ré mọc hoang thành rừng; đảo Bé nằm về phía tây bắc, còn gọi là Cù lao Bờ Bãi; và hòn Mù Cu về phía đông nam, là bãi đá chỉ có cây mù cu.

Miệng núi lửa Thới Lới trên đảo Lý Sơn. ẢNH: BÙI THANH TRUNG

Cá ngừ nướng lá chuối

Chiều tàn. Cá nướng tỏa hương thơm lan trong gió. Người quen đang đi trên đường dừng chân ngó vào bếp: "Nướng cá ngừ hả?". Thật là! Mùi thơm quyến rũ chẳng giấu được ai.

Chiều cuối tuần. Trên đường làng lanh lảnh tiếng rao: "Ai mua cá ngừ không?". Những phụ nữ chân quê xúm quanh người bán cá nơi ngã ba đường. Vợ tôi chọn mua con cá ngừ khá to, tươi rói. Cá ngừ làm sạch, cắt từng lát và rửa qua nước rồi vớt ra rổ để ráo. Loại cá này có nhiều cách chế biến, kho, chiên, nướng đều ngon. Nhưng sẽ thiếu sót nếu chưa thưởng thức món cá ngừ nướng lá chuối thơm lừng. Cách làm món này rất đơn giản.

Cá ngừ nướng lá chuối. Ảnh: T.Thy

Về Tân An thưởng thức món ốc

Vào mỗi buổi chiều, bãi biển Tân An, ở xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi) có gần chục chị em đội nón lá, mang theo những thau ốc gạo, ốc ruốc, ốc dừa, ốc hương... đầy ăm ắp ra bãi biển để bán. Người dân địa phương và du khách đến đây thường ngồi trên cát, uống nước mía, nước dừa rồi lể ốc, ngắm biển trời lộng gió.

Bãi biển Tân An không có nhiều hàng quán chuyên bán hải sản như ở một số bãi biển trong tỉnh, nhưng lại là nơi bán nhiều món ăn nhẹ, dân dã như bánh tráng mắm ruốc, trứng nướng, bánh xèo, bắp nướng và ốc. Đi từ đầu đến cuối bãi tắm, kéo dài chừng 500 m, mùi thơm của các món ăn lan tỏa.

Chiều đến, các chị em mang những thau ốc ruốc, gạo, dừa... ra bãi tắm Tân An để bán.

12 thg 6, 2023

Chiêm ngưỡng đền Thánh Sa Châu đẹp tựa trời Âu ở Nam Định

Được biết đến là một trong những nhà thờ đẹp nhất ở Nam Định, đền Thánh Sa Châu (xã Giao Châu, huyện Giao Thuỷ) mang kiến trúc độc đáo, đẹp nguy nga đã trở thành điểm đến hút khách.

Ðền Thánh Sa Châu tọa lạc ở xã Giao Châu, huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định có lối kiến trúc phương Tây, là một trong những công trình tôn giáo độc đáo thu hút khách du lịch tới tham quan.

Bánh hoa hồng trắng - đặc sản tinh tế của Hội An

Bên cạnh đặc sản nức tiếng như cao lầu, mì Quảng, cơm gà, bánh mì… du khách nên thử bánh hoa hồng trắng - một trong những tinh hoa của ẩm thực phố cổ Hội An.

Bánh hoa hồng trắng Hội An thực chất gồm bánh bao và bánh vạc xếp chung vào một đĩa, bày biện trang trí đẹp như một đoá hoa hồng trắng đang nở rộ. Có lẽ vì thế mà cái tên bánh hoa hồng trắng ra đời. Giống như tên gọi vô cùng tinh tế của mình, món đặc sản Hội An này được chế biến rất tỉ mỉ, cầu kỳ, nguyên liệu cũng được tuyển chọn kỹ càng.

Bánh hoa hồng trắng là món đặc sản đầy tinh tế của phố cổ Hội An

Nhiều trải nghiệm mới mẻ cho du khách đến Tây Ninh

Tây Ninh thu hút khách du lịch bởi loạt trải nghiệm khi chinh phục đỉnh núi Bà Đen, cùng các hoạt động đậm nét văn hóa Nam bộ khác.

Được mệnh danh là "nóc nhà Nam Bộ", núi Bà Đen gắn liền với huyền thoại về Linh Sơn Thánh Mẫu, đồng thời sở hữu đa dạng điểm đến tâm linh như chùa, am, động, miếu... Tuy nhiên, không chỉ thu hút du khách bởi sự linh thiêng, núi Bà Đen nói riêng và Tây Ninh nói chung còn mang đến nhiều trải nghiệm mới lạ cho du khách thập phương.

Tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn trên đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Sun Group

Du khách Phạm Ánh Hoa (Quảng Ninh) cho biết để chinh phục được đỉnh núi Bà Đen, chị cùng gia đình đã di chuyển từ sân bay Vân Đồn vào TP HCM rồi mới đi xe đến TP Tây Ninh cách đó gần 100 km. Hành trình của chị tốn gần 6 tiếng đồng hồ cho quãng đường khoảng 1.800 km. Chị Hoa chia sẻ rằng vì hồi đầu năm lỡ hẹn đến bái Bà, nên dịp lễ Vía Quán Thế Âm Bồ Tát đản sinh lần này chị đã cố gắng thu xếp công việc để đến núi Bà Đen, tham gia vào dịp lễ lớn.

"Hòa mình vào dòng người về nghe pháp thoại, khung cảnh linh thiêng trong lễ vía cùng hàng nghìn hoa đăng trên đỉnh núi tạo cho tôi cảm giác an yên và thư thái", chị Hoa nói.

Cũng giống như chị Hoa, nhiều du khách chọn núi Bà Đen (Tây Ninh) là điểm tâm linh đến mỗi năm để chiêm bái, hành hương và ngoạn cảnh miền đất thiêng. Trong 3 tháng đầu năm 2023, hơn 2,5 triệu lượt khách đã đến Tây Ninh. Địa phương cũng nằm trong số những điểm đến mới do chuyên trang du lịch Vietnam Nomad gợi ý.

Chiêm bái quần thể núi Bà Đen

Du khách Hải An (TP HCM) cho rằng "chìa khóa" mở rộng cánh cửa đón du khách đến núi Bà Đen chính là quần thể du lịch tâm linh Sun World Ba Den Mountain với khí hậu mát mẻ, khung cảnh hữu tình. Nổi bật là bức tượng Phật Bà Tây Bổ Đà Sơn bằng đồng uy nghi tại đỉnh núi. Ở khu vực trung tâm của quần thể là cụm trụ kinh Bát Nhã gồm 5 trụ kinh bằng đá granite đen kim sa, điêu khắc 12.000 chữ kinh Tây Tạng được dát vàng.

Triển lãm Phật giáo dưới chân đại tượng Phật Tây Bổ Đà Sơn. Ảnh: Sun Group

Ngay dưới chân đại tượng Phật là một khu triển lãm với hàng trăm pho tượng, tranh và phù điêu mang đậm phong cách Phật Giáo Việt Nam qua các thời kỳ. Cùng với đó là công nghệ trình chiếu phim (video mapping) hiện đại về sự vận động của vũ trụ. Tại đây, du khách được tận mắt ngắm các phiên bản mô phỏng những tác phẩm nghệ thuật Phật Giáo kinh điển, trong đó có nhiều pho tượng Phật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới, đồng thời chiêm bái Phật Bảo Xá Lợi Phật tỏa sáng giữa không gian uy nghiêm.

Những tác phẩm nghệ thuật lấy cảm hứng từ các cổ vật trong kiến trúc Phật giáo bằng gỗ, đá có niên đại từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIII.

Đại diện Sun World Ba Den Mountain cho biết, khu du lịch chú trọng gìn giữ bản sắc văn hóa và những nét bản địa của vùng đất Tây Ninh, qua đó mang lại hiệu quả thu hút du khách rõ rệt.

Nhiều hoạt động đặc trưng Nam bộ

Có dịp tham quan núi Bà Đen trong đợt lễ 30/4 vừa qua, anh Lê Thanh Sơn (Hà Nội) cho biết trước đây Tây Ninh không nằm trong danh sách các điểm đến du lịch của anh nhưng khi biết có liên hoan nghệ thuật đờn ca tài tử, anh cùng bạn bè đã quyết định đến đây thưởng thức.

"Vùng đất này đã đổi thay rất nhiều, không chỉ là điểm đến tâm linh, Tây Ninh đang trở thành điểm đến du lịch văn hóa độc đáo với rất nhiều trải nghiệm hấp dẫn", anh Sơn nói.

Khu du lịch Sun World Ba Den Mountain. Ảnh: Sun Group

Du lịch tâm linh không phải là lý do duy nhất để nhiều người chọn đến đây. Bên cạnh các điểm đến nổi tiếng như núi Bà Đen, tòa Thánh Cao Đài hay chùa Gò Kén, Tây Ninh còn đang đầu tư phát triển du lịch văn hóa với một loạt các sự kiện lễ hội hấp dẫn như lễ hội xuân núi Bà đầu năm, lễ hội ẩm thực chay, lễ vía Quán Thế Âm Bồ Tát, hay sắp tới là lễ hội Vía Bà Đen được công nhận là di sản phi vật thể quốc gia.

Sở hữu đến 8 di sản văn hóa phi vật thể, Tây Ninh là một trong số ít địa phương có đời sống văn hóa, tâm linh đặc trưng tại khu vực Nam bộ. Các di sản văn hóa được biết đến nhiều nhất tại đây có thể kể đến như nghệ thuật đờn ca tài tử, điệu múa trống Chhay Dăm mang đặc trưng văn hóa Khmer, tất cả đều đang được tái hiện một cách độc đáo trong các lễ hội tại núi Bà Đen.


Trình diễn các điệu múa tại Sun World Ba Den Mountain. Ảnh: Sun Group

"Nếu được khai thác đúng cách, đây sẽ là những sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng có của Tây Ninh thu hút du khách đến để trải nghiệm. Bên cạnh đó, cần bổ sung nhiều hạng mục vui chơi giải trí, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng quy mô lớn để tạo thành sản phẩm du lịch trọng điểm, thu hút khách Việt Nam và quốc tế", đại diện Sun World Ba Den Mountain chia sẻ.

Quế Anh

Chùa Kal Bô Prưk – Ngôi chùa Khmer cổ trên triền núi Ba Thê

Chùa Kal Bô Prưk nằm trên triền núi Ba Thê, thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Chùa có kiến trúc đặc trưng của người Khmer và tượng Phật lớn nổi bật trên màu xanh của núi rừng. Nét cổ kính, khung cảnh thanh tịnh và thoát tục của chùa Kal Pô Prưk đã tạo nên sức hút đặc biệt và trở thành điểm du lịch An Giang không thể bỏ qua.

Toàn cảnh Chùa Kal Bô Prưk

9 thg 6, 2023

Hái mận trong vườn tại Mộc Châu

Khắp thị trấn Mộc Châu, mận đang chín rộ, thu hút du khách tới hái quả, chụp ảnh và thư giãn dưới những tán cây.


Mận tại thị trấn Mộc Châu đang vào mùa thu hoạch. Hàng chục vườn từ nhỏ đến lớn, mỗi vườn dao động từ 300 đến hơn 1.000 gốc mận, quả đang chín đỏ. Trên ảnh là thung lũng mận Nà Ka và Phiêng Khoang, cách trung tâm Mộc Châu gần 20 km.

Ruộng bậc thang Lào Cai mùa nước đổ

Vào mùa nước đổ, ruộng bậc thang ở Lào Cai phản chiếu nhiều mảng màu của tự nhiên như vàng nâu của bùn đất, xanh tím các loài tảo, xanh lá của mạ non, vàng ruộm của ánh mặt trời.


Từ giữa tháng 5, các thửa ruộng bậc thang ở Lào Cai vào mùa nước đổ hay còn gọi là mùa đổ ải. Người dân vùng cao phía bắc chỉ gieo trồng một vụ lúa trong năm, vì thế mùa nước đổ là nét độc đáo của vùng này. Mặt ruộng ngập nước từng lớp trồng lên nhau, phản chiếu những mảng màu của tự nhiên.

Trong ảnh là khung cảnh bình minh thửa ruộng ở xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai.

Cù Lao Thác - nơi thử thách bản thân

Cù Lao Thác cao khoảng 300 m nằm sâu trong rừng là địa điểm để du khách khám phá thiên nhiên và thử thách bản thân.


Nằm ở xã Vĩnh Hảo, huyện Vĩnh Thạnh, cách TP Quy Nhơn khoảng hơn 90 km có một thác nước hùng vĩ. Đây là thác nước tự nhiên, không có tên. Người dân địa phương thường gọi với cái tên Cù Lao Thác. Khánh Chương (Quy Nhơn), yêu thích thiên nhiên và thích khám phá những nơi còn hoang sơ, trong những lần câu cá ở hồ Định Bình (xã Vĩnh Hảo), đã được người dân giới thiệu thác nước này. Anh Chương được hướng dẫn đi theo tuyến đường DT637, cung đường ven Hồ Định Bịnh. Thác cách nhà máy thủy điện Định Bình khoảng 12 km.

Từ Thức - hang động bậc nhất xứ Thanh

Động Từ Thức được coi là một trong những hang động đẹp nhất ở Thanh Hoá với cảnh núi non hùng vĩ, thạch nhũ lung linh huyền ảo gắn với truyền thuyết Từ Thức lấy tiên.


Động Từ Thức nằm trong lòng một quả núi thuộc dãy Tam Điệp hùng vĩ ở xã Nga Thiện, huyện Nga Sơn, cách TP Thanh Hóa hơn 40 km về phía Đông Bắc. Di tích này được mệnh danh là một trong những hang động đẹp vùng đồng bằng ven biển Thanh Hoá.

8 thg 6, 2023

Bãi Làng Cù Lao Chàm - Trung tâm của những hoạt động du lịch

Bãi Làng Cù Lao Chàm là điểm cập bến đầu tiên của ca-nô đưa du khách đến với hòn đảo xinh đẹp này. Đây được xem là khu vực trung tâm và là nơi tập trung nhiều dịch vụ, hoạt động du lịch nhất trên đảo.

Hành trình đặt chân tới bãi Làng Cù Lao Chàm

Bãi Làng là bãi trung tâm của Hòn Lao - Hòn đảo lớn nhất trong cụm 8 hòn đảo nhỏ của Cù Lao Chàm. Đồng thời là hòn đảo có nhiều dân cư sinh sống nhất, các hoạt động chính cũng diễn ra ở hòn đảo này.

Vì nằm trên địa phận xã đảo Tân Hiệp, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Cách đất liền 15 hải lý nên để có thể ra được bãi Làng, bắt buộc phải di chuyển bằng đường thủy.

Chỉ với 15 - 20 phút đi ca-nô, du khách sẽ đặt chân tới bãi Làng.

Ráng chiều ở chân núi Cấm

Với khí hậu mát mẻ, cùng nhiều cảnh tham quan, chiêm bái, vui chơi hấp dẫn, núi Cấm (huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) được ví như phiên bản “Đà Lạt 2” ở miền Tây…

Ấn tượng lễ tế Tổ bách nghệ ở Huế

Chiều 5/5, tại công viên Tứ Tượng bên bờ sông Hương Huế, Ban tổ chức Festival nghề truyền thống Huế 2023 đã tổ chức Lễ tế Tổ bách nghệ và Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống Việt. Đây là một trong những chương trình chính của kì Festival; được tổ chức trang trọng, đậm chất nghi lễ, văn hóa Huế nên đã để lại nhiều ấn tượng đẹp đối với người xem.

Lễ tế Tổ bách nghệ là nghi thức truyền thống nhằm ghi nhớ công ơn của các bậc tiền nhân, những người đã có công khai sinh ra các nghề truyền thống của người Việt, cũng như để cầu mong cho việc làm ăn, sản xuất luôn được may mắn, phát triển và thịnh vượng. Ngay sau nghi thức Lễ tế Tổ bách nghệ là Lễ rước tôn vinh nghệ nhân, làng nghề truyền thống với sự tham gia của các đoàn nghệ nhân, thợ thủ công tiêu biểu của Huế và của các làng nghề trên cả nước.

Vịnh Vĩnh Hy: Top 4 vịnh biển đẹp nhất Việt Nam

Vịnh Vĩnh Hy là một vịnh biển thuộc xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, Việt Nam, nằm cách thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 42 km. Ảnh: Công Đạt/Báo ảnh Việt Nam

Ngoài là một vịnh biển nổi tiếng nhất ở Ninh Thuận với nhiều cảnh đẹp hoang sơ, nước biển trong xanh quanh năm cùng nhiều món hải sản nổi tiếng tươi ngon, thì đoạn đường đến với Vĩnh Hy được đánh giá là một trong những cung đường dọc biển đẹp nhất nước. Cùng với vịnh Hạ Long (Quảng Ninh), Lan Hạ (Hải Phòng), Lăng Cô (Huế) thì vịnh Vĩnh Hy của tỉnh Ninh Thuận được đánh giá là một trong bốn vịnh biển đẹp nhất Việt Nam.

7 thg 6, 2023

Buôn Ma Thuột – điểm đến của cà phê thế giới

Thương hiệu cà phê của Việt Nam từ lâu đã khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới. Năm 2022, bất chấp những khó khăn của tình hình kinh tế thế giới sau đại dịch COVID-19 và cuộc chiến ở Ukraine, xuất khẩu cà phê của Việt Nam vẫn đứng thứ 2 thế giới (chỉ sau Brazil) với sản lượng gần 1,8 triệu tấn, đến hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, thu về gần 4 tỉ USD; trong đó nguồn cà phê Đắk Lắk với thương hiệu và chỉ dẫn địa lí “Cà phê Buôn Ma Thuột” chiếm trên 30% tổng lượng cà phê xuất khẩu của cả nước. Đây chính là cơ sở để Đắk Lắk xây dựng Buôn Ma Thuột thành “điểm đến của cà phê thế giới” dựa trên thế mạnh riêng có của mình.

Bản Lác - Điểm du lịch văn hóa cộng đồng hấp dẫn

Bản Lác là điểm du lịch nổi tiếng tại thung lũng thuộc xã Chiềng Châu, huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình, có tuổi đời hơn 700 năm, là nơi khởi nguồn của cộng đồng người Thái ở Mai Châu.

Bản Lác nằm trong thung lũng nhỏ của huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình, nơi có khí hậu ôn hoà, bầu không khí trong lành, cảnh sắc tuyệt đẹp và nên thơ, con người hiền hậu.

Độc đáo nghệ thuật khèn của người Mông ở Yên Bái

Nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, theo Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ký ngày 1/6.

Quyết định số 1401/QĐ-BVHTTDL về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ghi danh các di sản, trong đó có nghệ thuật khèn của người Mông ở các huyện Mù Cang Chải, Trạm Tấu, Văn Chấn (tỉnh Yên Bái) được đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia ở loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian.

Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, khèn Mông là loại nhạc cụ phổ biến và mang tính đặc trưng nhất của người Mông. Nhạc cụ này luôn là người bạn đường chung thủy của các chàng trai Mông, trong các dịp lễ hội, hay trên đường xuống chợ, đi rừng, đi nương, những điệu khèn là tiếng nói thể hiện lòng biết ơn đối với công lao sâu nặng của các đấng sinh thành, là tiếng lòng, khúc tâm tình của các chàng trai gửi tới người con gái mà mình yêu thương…

Di sản hát lý của người Cơ Tu

Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.

Mùa lễ hội của người Cơ Tu ở Đông Giang, Quảng Nam. Ảnh: Nguyễn Thành

Lễ rửa làng của người dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Dân tộc Lô Lô có khoảng 4.541 người. Riêng ở thôn Sảng Pả A thị trấn Mèo Vạc có 71 hộ với 246 khẩu và 8 dòng họ. Cán, Lèng, Lùng, Thàng, Lò, Mua, Dình, Doãn. Đây cũng là một trong những dân tộc ít người nhất của nước ta

'Xủ vắn pợ mơ': Độc đáo tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái

"Xủ vắn pợ mơ", tục làm vía đón dâu của đồng bào dân tộc Thái ở Nghệ An, mang ý nghĩa lớn là cầu hạnh phúc.

Từ sáng sớm, trong ngôi nhà của ông Lô Xuân Hùng ở bản Piêng Phô, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An đã rộn rã. Công tác chuẩn bị tiến hành các nghi lễ của tục “Xủ vắn pợ mơ” đã hoàn tất, với đầy đủ các lễ vật mừng dâu mới.

“Mâm lễ vía buộc chỉ cổ tay đón dâu mới phải có vò rượu, hai chiếc cần có buộc sợi chỉ gai, trứng gà luộc, con lợn và một sợi chỉ gai. Khi đón dâu về gia đình nội sẽ tiến hành làm vía buộc chỉ cổ tay, với ý nghĩa cầu mong cho đôi trẻ hạnh phúc, sinh con đẻ cái, cùng chung sống đến đầu bạc, râu dài như sợi chỉ”, ông Hùng chia sẻ.

Buộc chỉ cổ tay cho cô dâu - chú rể người dân tộc Thái ở Nghệ An

Nơi đàn chim về giữa đầm Thị Nại

Hàng nghìn chim, cò chọn rừng đước, bần ngập mặn ở Cồn Chim làm nơi cư trú, tạo nên cảnh yên bình, thu hút nhiều du khách.


Cồn Chim ở xã Phước Sơn, huyện Tuy Phước (cách TP Quy Nhơn 15 km) là tên gọi chung của hệ sinh thái rừng ngập mặn với 3 cồn nổi là Cồn Chim, Cồn Trạng và Cồn Giá, với tổng diện tích 480 ha, chiếm gần 1/10 diện tích đầm Thị Nại - đầm nước mặn lớn nhất miền Trung.

Rừng có thảm cỏ biển lớn, tạo nơi cư trú, kiếm ăn, bãi sinh sản và vườn ươm ấu trùng con non của nhiều loài thủy sản có giá trị. Ở đây có 25 loài cây ngập mặn, trong đó 18 loài cây chủ yếu tạo rừng và 5 loài cỏ biển.

Với hệ sinh thái, khí hậu đặc biệt, cồn là nơi hàng nghìn con chim, cò trú ngụ, sinh sống hài hòa với con người.