Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Nghệ An. Hiển thị tất cả bài đăng

1 thg 7, 2024

Lửa rèn trên quê hương Bác


Ở xóm Liên Sơn, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn – nơi nghề rèn từng rất phát triển, nay chỉ còn vài nhà còn gắn bó với nghề. Sự gắn bó đó như một sợi dây kết nối những giá trị xưa và nay và ngọn lửa lò rèn cũng giống như tình yêu lao động, bập bùng bao năm.

29 thg 6, 2024

Người con nuôi xứ Nghệ đến từ đất Phù Tang

Nhà nghiên cứu văn hóa Thái Huy Bích từng chia sẻ thông tin, vào đầu thế kỷ XVII, tại khu vực Cửa Hội có một con tàu của thương nhân Nhật Bản bị đắm, chính quyền lúc bấy giờ đã cứu vớt được hơn 100 người; trong đó có 1 phụ nữ được người bản xứ nhận làm con nuôi...

Mối quan hệ giao thương đặc biệt

Là vùng đất có bề dày lịch sử, Nghệ An luôn là vùng đất giữ vị trí trọng yếu. Từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, khi trấn lỵ Nghệ An được đặt dưới chân núi Lam Thành, cạnh con sông Lam và ngay trên trục đường thiên lý thời bấy giờ, đã thu hút nhiều thuyền buôn nước ngoài, trong đó có những thuyền buôn đến từ Nhật Bản. Các nguồn sử liệu Việt Nam và Nhật Bản đều ghi chép từ đầu thế kỷ XVII, thuyền buôn Nhật Bản đã đến xã Phục Lễ (Hưng Nguyên) để buôn bán.

Theo Nhà nghiên cứu Thái Huy Bích, khu vực dưới chân núi Lam Thành trước đây là nơi buôn bán sầm uất, tiếc thay nơi này đã bị lở xuống sông Lam. Ảnh: Tiến Đông

7 thg 5, 2024

Chiêm ngưỡng bộ dụng cụ dệt vải cổ xưa của đồng bào Thái ở Anh Sơn

Những năm gần đây, cùng với sự phát triển kinh tế, xã hội, diện mạo xã Thành Sơn (Anh Sơn) đang khởi sắc từng ngày. Điều đáng quý là dù có những đổi thay song đồng bào Thái nơi đây vẫn bảo tồn được nếp nhà sàn, nghề dệt thổ cẩm và những dụng cụ dệt vải từ xa xưa…

Đồng bào Thái ở xã Thành Sơn nổi tiếng với câu nói: “Gái thạo thêu thùa/Nam giỏi đan lát”, nay dưới những mái nhà sàn, vẫn còn những khung cửi ngày ngày đều đặn tiếng thoi đưa. Ảnh: Thanh Phúc 

Bâng khuâng... làng nồi Trù Sơn

Hội tụ đầy đủ tiềm năng, lợi thế để phát triển mô hình du lịch trải nghiệm, nhưng để nghề làm nồi đất Trù Sơn (Đô Lương) vươn xa thì còn cần rất nhiều yếu tố…

Gian nan giữ nghề

Tôi trở lại Trù Sơn một ngày gần đây, khi giao thông đi lại đã trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Trù Sơn nằm ở vị trí khá thuận lợi, cách thành phố Vinh tầm 40 km về phía Tây Bắc và cách trung tâm hành chính huyện Đô Lương khoảng 20 km về phía Đông Nam.

Từ thành phố Vinh, chúng tôi ngược ra Bắc khoảng 15 km rồi rẽ hướng theo đường N5 (còn gọi là đường 538B). Con đường thoáng rộng, cắt qua đường cao tốc Bắc -Nam, được khai mở cách đây gần 10 năm đã giúp nối Quốc lộ 1A với Quốc lộ 7, tạo đà cho sự phát triển của các xã miền núi phía Tây Bắc của huyện Nghi Lộc và Đông Nam của huyện Đô Lương, trong đó có Trù Sơn.

Làng "nồi đất" nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo

6 thg 5, 2024

Đường hoa trên dốc Kẻ Lè ở Quỳ Châu

Quốc Lộ 48A như dải lụa mềm vắt qua thị trấn Tân Lạc, huyện miền núi Quỳ Châu có hai con dốc khá nổi tiếng là Kẻ Lè và Bù Bài. Để tạo mỹ quan cho cửa ngõ thị trấn Tân Lạc, huyện Quỳ Châu từ đầu năm nay đã tổ chức thành công đường hoa trên dốc Kẻ Lè.

Dốc Kẻ Lè và Quốc lộ 48A nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đạo 

5 thg 5, 2024

Ngỡ ngàng với vẻ đẹp hoang sơ của khe Huồi Giảng ở Kỳ Sơn

Sở hữu vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ lại không kém phần thơ mộng, song khe Huồi Giảng (xã Tà Cạ, Kỳ Sơn) vẫn chưa được đưa vào khai thác, tạo thành điểm đến du lịch.

Khe Huồi Giảng nằm dưới dãy Pu Nghiêng hùng vĩ. Dòng nước trong xanh bắt nguồn từ Puxailaileng chảy về, vượt qua bao đồi dốc, thác ghềnh đổ xuống tạo nên khe nước mát lành. Ảnh: Thanh Phúc 

20 thg 3, 2024

Lễ hội hoa gạo Nghệ An thu hút hàng nghìn người

Lễ hội hoa gạo đầu tiên của Nghệ An được tổ chức tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, thu hút hàng nghìn người tham gia.


Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.

3 thg 3, 2024

Cận cảnh thung lũng mận Mường Lống mùa hoa nở

Những ngày này thung lũng mận Mường Lống (Kỳ Sơn) như một bức tranh thiên nhiên tuyệt mỹ lay động lòng người.

Mường Lống nằm ở độ cao 1.500 mét so với mực nước biển, quanh năm mây mù bao phủ. Khí hậu xanh mát, với mùa Hè ôn hòa và mùa Đông không quá lạnh giá. Mường Lống là nơi sinh sống của đồng bào dân tộc Mông, với những nét văn hóa độc đáo và đậm đà bản sắc. Ảnh: Sách Nguyễn

Dưa lam ống nứa - Món ngon ngày Tết của đồng bào Thái Quỳ Châu


Văn hóa ẩm thực của đồng bào Thái ở Quỳ Châu có những nét riêng đặc sắc. Sử dụng ống nứa để làm chín thức ăn là phương pháp cổ xưa và phổ biến nhất còn được duy trì đến ngày nay. Đặc biệt là món dưa lam ống nứa.

Tục gọi vía về ăn Tết Nguyên đán của người Thái

Trước Tết Nguyên đán, người Thái ở huyện Con Cuông có tục lệ cúng gọi những hồn vía còn đang đi lạc hoặc ở đâu đó về nhà ăn Tết.

Với quan niệm rằng hồn vía là phần không thể thiếu để con người sống khoẻ mạnh, may mắn, an vui, vì thế người Thái thường rất chú trọng hồn vía. Họ có niềm tin rằng cũng như thể xác, hồn vía có lúc đau yếu, đói khát, sợ hãi, thậm chí là đi lạc, vì thế những lễ cúng sẽ giúp hồn vía được mạnh khoẻ và luôn đi theo để bảo vệ thể xác. Trong ảnh là cảnh nữ thầy cúng ở bản Nam Sơn, xã Chi Khê, huyện Con Cuông ra đường cái làm lễ gọi vía con cháu về ăn Tết. Ảnh: Hữu Vi

Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào: Tưởng nhớ công lao của Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài và quân binh thời Trần

Nằm ở ngã ba sông, nơi hợp lưu của dòng Nậm Nơn và Nậm Mộ để hình thành nên dòng sông Cả kỳ vĩ bồi đắp cho vùng hạ du, đền Vạn - Cửa Rào được xem là ngôi đền linh thiêng nhất miền Tây xứ Nghệ. Sáng 1/3 (20 tháng Giêng), người dân muôn phương đã nô nức dự Lễ hội đền Vạn - Cửa Rào.

Năm 1335, Đốc tướng Đoàn Nhữ Hài đã cùng Thái Thượng Hoàng Trần Nhân Tông đi đánh dẹp giặc Ai Lao xâm phạm bờ cõi miền đất Nam Nhung (thuộc Tương Dương ngày nay). Trong trận chiến ở ấp Nam Nhung dọc hai bờ khúc sông Tiết La (thượng nguồn sông Lam), đạo quân của Đoàn Nhữ Hài bất ngờ bị quân Ai Lao mai phục, lại gặp khi thời tiết bất lợi, sương mù dày đặc, nước sông chảy xiết... nên bị tổn thất lớn. Ảnh: Thành Cường 

18 thg 1, 2024

Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

Rừng me cổ thụ giữa bản làng người Thái Nghệ An

Giữa những ngôi nhà sàn ở bản làng người Thái huyện Kỳ Sơn từ hàng chục năm nay mọc lên những cây me rừng. Qua thời gian, rừng me được giữ gìn và phát triển, hiện đang vào mùa trĩu quả tạo nên một cảm giác thanh bình hiếm có.

Bản Piêng Phô, xã Phà Đánh (Kỳ Sơn) là nơi định cư của 67 hộ người dân tộc Thái. Từ trên cao nhìn xuống, bản Piêng Phô bị che khuất bởi những cây me cổ thụ có tuổi đời hàng chục năm. Ảnh: Đào Thọ

Đào cổ thụ nở rộ trong biển mây bồng bềnh trên đỉnh Pu Lon

Những ngày này, trên đỉnh Pu Lon (xã Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn), khắp bản làng rực lên sắc hồng của những cây đào cổ thụ. Càng đẹp hơn nữa trong thời điểm sáng sớm, thiên nhiên Pu Lon chìm ngập trong biển mây trắng thơ mộng.

Đỉnh Pu Lon nằm ở độ cao gần 2.000 mét so với mực nước biển. Đây là nơi sinh sống từ xa xưa của cộng đồng người Mông dòng họ Hạ. Khoảng 6 giờ sáng, khi mặt trời bắt đầu lên, sương mù bắt đầu đọng lại tạo thành những đám mây tuyệt sắc. Ảnh: Đào Thọ

17 thg 1, 2024

Về làng Lung trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ

Huyện Nghĩa Đàn đang xây dựng mô hình du lịch văn hóa dân tộc Thổ tại làng Lung, xã Nghĩa Lợi để thu hút du khách, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Đến với làng Lung, du khách sẽ được trải nghiệm những nét văn hóa độc đáo.

Làng Lung thuộc xã Nghĩa Lợi, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) có 3 mặt tựa núi, nằm giữa thung lũng phì nhiêu, cây trái tốt tươi, khu dân cư được xếp thành hình ô bàn cờ. Đây là nơi cư trú của đồng bào dân tộc Thổ. Bà con làng Lung còn lưu giữ được khá nhiều nét văn hóa truyền thống. Làng Lung được lựa chọn xây dựng mô hình du lịch cộng đồng để du khách trải nghiệm văn hóa dân tộc Thổ. Ảnh: Quốc Đàn 

Về Kỳ Sơn ngắm dàn sen đá 'khủng' của người Thái

Những dàn sen đá được người Thái ở bản Noọng Dẻ (xã Nậm Cắn, huyện Kỳ Sơn) mang từ rừng về, trồng tự nhiên bên hiên nhà sàn, tạo nên vẻ đẹp hiếm có nơi miền biên viễn.

Bản Noọng Dẻ là nơi định cư của phần lớn người Thái Khăng. Bản nằm trên trục đường quốc lộ 7 từ thị trấn Mường Xén đi cửa khẩu Nậm Cắn với những dốc đèo uốn lượn đẹp như một bức tranh. Ảnh: Sách Nguyễn

Rực rỡ sắc hoa trạng nguyên trên những bản vùng cao Nghệ An

Từ tháng 10 trở đi, và nhất là vào thời điểm này hoa trạng nguyên khoe sắc đỏ rực ở nhiều cung đường vùng miền Tây Nghệ An.

Bắt đầu vào tháng 11 hàng năm, ở các bản, làng miền Tây xứ Nghệ, hoa trạng nguyên vào mùa khoe sắc. Nhiều năm lại nay, cây hoa trạng nguyên ngày càng xuất hiện nhiều dọc các cung đường đến các xã, bản trên khắp các huyện miền Tây, đặc biệt là những nơi có khí hậu lạnh và núi cao. Ảnh: H.T

Tỉ mẩn nghề đan lưới lồng ở Nghi Long

Gắn bó với nghề đan lưới lồng bè, những người làm nghề ở Trung Sơn (xã Nghi Long, huyện Nghi Lộc) luôn trăn trở nâng cao tay nghề. Mỗi đường đan, nút thắt là cả sự tỉ mẩn gửi vào đó sự bền chắc của sản phẩm, giúp người nuôi trồng thuỷ sản thêm bội thu…

Nghề đan lưới lồng bắt đầu xuất hiện tại làng Trung Sơn từ những năm 2009. Người đưa nghề về làng là anh Hoàng Văn Hợi, hiện là chủ một doanh nghiệp chuyên sản xuất lồng bè nuôi trồng thuỷ sản bằng nhựa HPDE. Ảnh: Thanh Phúc

12 thg 1, 2024

Đặc sản làm từ rêu đá của người dân xứ Nghệ

Những ngày mùa Đông, người dân vùng cao Nghệ An lại tìm về các dòng sông, con suối để vớt rêu đá. Đây là món ăn không thể thiếu đối với đồng bào các dân tộc thiểu số miền Tây Nghệ An trong những ngày lễ, tết.

Bắt đầu từ tháng 11 – 12 (âm lịch), trên các con sông, khe suối ở vùng cao Nghệ An, rêu đá phát triển rất nhiều. Đây là thời điểm thuận lợi để người dân vớt rêu đá về chế biến các món ăn truyền thống của dân tộc. Ảnh: Đào Thọ 

Xem người Mông Nghệ An làm bánh đặc sản 'lua dúa'

Ngày Tết càng đến gần cũng là dịp người Mông ở Nghệ An bắt đầu vào mùa làm bánh "lua dúa". Những chiếc bánh dẻo của cộng đồng này chủ yếu dùng để ăn trong gia đình và cũng là vật phẩm không thể thiếu trong lễ cúng của một số dòng họ.

Cộng đồng người Mông (Nghệ An) chủ yếu sống quần cư trên các ngọn núi cao ở các huyện Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong. Dân tộc này hiện còn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng từ trang phục, lễ tết, ma chay, cưới hỏi…đến ẩm thực. Ảnh: Đào Thọ