29 thg 6, 2017

Về Bạc Liêu thăm cụ Sáu Lầu

Ông Cao văn Lầu (thường gọi là Sáu Lầu) sinh năm 1892 ở huyện Vàm Cỏ, Long An và mất năm 1976 tại TPHCM. Tuy nhiên năm lên 4 tuổi ông đã theo cha sống ở Bạc Liêu và gần như cả cuộc đời đã gắn bó với mảnh đất này. Hơn hết, tác phẩm Dạ cổ hoài lang bất hủ của ông đã ra đời tại đây. Vì vậy Bạc Liêu xem ông là người con yêu quý của quê hương.

Biểu tượng các loại nhạc cụ tại Khu Lưu niệm Nhạc sĩ Cao văn Lầu

Mộ ông Cao văn Lầu nằm tại phường 2, TP Bạc Liêu. Tại nơi đây, Bạc Liêu đã xây dựng thành Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu, đã được UBND tỉnh Bạc Liêu công nhận là di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh năm 1997. Năm 2014, sau khi UBND tỉnh Bạc Liêu xây dựng mở rộng khu lưu niệm này thì nơi đây đã được Bộ VHTT& DL công nhận là Di tích cấp Quốc gia.

Mùa cào hến sông Hoài

Khi nắng còn ẩn hiện trên từng ngõ hẻm phố Hội như đùa với du khách nhưng đủ để làm ấm dần con nước sông Hoài (Quảng Nam), đấy là thời điểm dân làng chài bên con sông ấy vội vã bước vào mùa cào hến. 

Ngư dân cào hến trên sông Hoài - Ảnh: Thanh Ly 

Sông Hoài mỗi năm hai mùa nước lớn, cạn nhưng không đều. Có năm sông quặn lên, nước dâng nhiều đợt lũ đục ngầu.

Duy chỉ mùa hến tháng 2, tháng 3 là không thất thường, nhiều vô kể và ngon, ngọt nhất trong năm.

Khám phá đồ thờ Công giáo xưa

Trong không gian cổ ngoạn Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh (số 6 Tôn Đức Thắng, Quận 1), Linh mục Nguyễn Hữu Triết đã giới thiệu đến công chúng Bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” độc đáo và rất có giá trị. Bộ sưu tập mang thông điệp về bảo tồn văn hóa Kitô giáo và văn hóa dân tộc mà chủ nhân muốn gửi gắm đến khách tham quan.

Tham quan Bộ sưu tập, công chúng và giáo dân được chiêm ngưỡng hơn 200 hiện vật có giá trị mỹ thuật từng dùng trong các nghi lễ, nghi thức Công giáo.

Bước vào không gian trưng bày, công chúng được chiêm ngắm bức tượng chúa Jesus chịu nạn trên cây thập giá cao 2m có xuất xứ huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định từ đầu thế kỷ 20. Bức tượng này được ông thợ Phó Giáo nổi tiếng là người tạc tượng gỗ giỏi nhất Việt Nam thời bấy giờ. Theo linh mục Nguyễn Hữu Triết, những sản phẩm tượng gỗ do ông Phó Giáo và học trò của ông cung cấp được dùng nhiều trong các nhà thờ ở Việt Nam.

Không gian trưng bày bộ sưu tập “Đồ thờ Công giáo cổ và xưa” tại Nhà truyền thống Tổng Giáo phận Tp. Hồ Chí Minh. Ảnh: Nguyễn Luân

Đào Xá vang danh nghề làm đàn

Chỉ cần đến đầu làng Đào Xá, xã Đông Lỗ, Huyện Ứng Hoà, Hà Nội hỏi thăm cụ Đào Soạn, tên đầy đủ là Đào Ngọc Soạn, nghệ nhân làm đàn thì ai cũng biết. Với người làng Đào Xá, cụ Đào Soạn không chỉ là nghệ nhân làm nhạc cụ truyền thống nổi tiếng, mà còn là một người thầy, một người luôn nặng tình làng, nghĩa xóm.

Cụ Soạn đón tôi bằng cử chỉ niềm nở và hiếu khách. Giữa những tiếng đục, tiếng bào của cơ sở làm đàn truyền thống dòng họ Đào, cụ Soạn chậm rãi kể cho tôi nghe về lịch sử làng nghề này. Theo cụ, nghề làm nhạc cụ truyền thống của làng tính đến nay dễ cũng đã đến hơn 200 năm. Gia đình cụ làm đàn đã được 4 thế hệ.

Với người Đào Xá, nghề làm đàn gắn với họ như một thứ duyên phận, nó không chỉ đem đến miếng cơm manh áo mà còn đánh thức tài năng nghệ sĩ của những người nông dân chân chất quanh năm chân lấm tay bùn. Traiir qua thời gian, người nọ truyền nghề cho người kia, từ đó nghề làm nhạc cụ trở thành nghề truyền thống của làng Đào Xá.

Làng Đào Xá sản xuất đủ thứ đàn như đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn đáy, đàn nguyệt, đàn tì bà, đàn nhị, đàn hồ, đàn líu... Gỗ làm đàn thường là gỗ trắc, gỗ vông đồng và gỗ nhãn. Kỹ thuật làm đàn cũng rất công phu với nhiều công đoạn như cưa, đục, bào, ghép, bịt da trăn, đánh bóng, chạm khắc, khảm trai, lên dây, thử tiếng...

Nghệ nhân Đào Ngọc Soạn, người làm rạng danh nghề làm đàn truyền thống Đào Xá.

Di tích quốc gia đặc biệt hang Con Moong

Hang Con Moong (thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa) được phát hiện năm 1974 và được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt năm 2016. 

Nằm trong vùng đệm rừng quốc gia Cúc Phương, hang Con Moong, nhiều năm nay được biết đến như một di chỉ khảo cổ học độc nhất ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á bởi tính chất đặc biệt của nó. Qua nhiều lần khai quật, các nhà khảo cổ đã chứng minh hang Con Moong dấu tích tiêu biểu thể hiện rõ sự diễn tiến văn hóa với nhiều giai đoạn phát triển của người Việt cổ tồn tại trong hơn 10 nghìn năm (từ năm 18.000 - 7.000 TCN). 

Toàn cảnh ngọn núi nơi hang Con Moong thuộc bản Mọ, xã Thành Yên, Thạch Thành, Thanh Hóa. 

26 thg 6, 2017

Điện gió Bạc Liêu - đón gió từ biển khơi

Trên đường ra Trung, khi đi ngang Tuy Phong (Bình Thuận) chắc là bạn đã từng nhìn thấy xa xa những trụ quạt gió khổng lồ đang xoay giữa trời xanh. Đó là nhà máy điện gió quy mô lớn đầu tiên của Việt Nam. Hiện nay, bên cạnh điện gió Tuy Phong đã có thêm vài dự án điện gió lớn khác ở miền Bình Thuận - Ninh Thuận, tận dụng lượng gió phong phú của khu vực này.

Ở phía Nam, tận Bạc Liêu, có một nhà máy điện gió khác vừa mới hoàn thành hồi tháng 1/2016: nhà máy điện gió Bạc Liêu, tại bãi bồi ven biển xã Vĩnh Trạch Đông, TP Bạc Liêu. Dự án có quy mô công suất 99,2MW, bao gồm 62 trụ turbine gió, công suất mỗi turbine là 1,6MW, điện năng sản xuất toàn dự án khoảng 320 triệu kWh/năm. Tổng mức đầu tư của dự án là 5.200 tỉ đồng, diện tích đất xây dựng 500 ha.



Hoang sơ suối Chí

Những ngày nắng nóng, về suối Chí len lỏi trong những cánh rừng tự nhiên, đắm mình trong dòng nước mát lạnh... du khách sẽ quên đi những mệt nhọc, ưu phiền bộn bề.

Dòng suối khá dài nên nhiều gia đình tự chọn cho mình điểm tắm riêng biệt mà không phải giao lưu bất đắc dĩ với những nhóm du khách khác - Ảnh: Võ Quý Cầu 

Suối Chí nằm ở xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành, trên trục tỉnh lộ TP Quảng Ngãi - Nghĩa Hành - Ba Tơ, cách TP Quảng Ngãi vài chục kilômet.

Gỏi cà đắng cá cơm

Tây Nguyên không chỉ có núi rừng hùng vĩ, sông hồ thơ mộng, con người hiền hòa mà có cả những món ăn đậm chất dân tộc. Trong đó có món gỏi cà đắng cá cơm, một món độc đáo được coi là “hương biển giữa rừng”.

Trước khi đến Tây Nguyên thưởng ngoạn, những người bạn từng đi bảo: “Lên đó cậu nhớ dùng thử món gỏi cà đắng cá cơm, ngon lắm đấy!”. Thực sự tôi chưa nghe qua món này nên ngẩn ngơ. Nhưng khi đến nơi, thưởng thức và cảm nhận món ăn, tôi mới biết nó không còn là lời đồn nữa mà phải nói trên cả tuyệt vời.

Cà đắng (còn gọi Prền Bơtang, Sơre Prền, Đưng Prền) là một loại cà dại mọc nhiều trên rừng, trên nương rẫy, sau này được đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang về trồng trong vườn nhà, ra quả quanh năm. Quả cà đắng giống cà pháo nhưng nhỏ hơn, có gai, màu xanh sọc đốm trắng, đặc biệt có vị đắng rất đặc trưng. Người dân tộc Ê Đê, K’Ho, Chu Ru… thường dùng cà đắng để chế biến thành nhiều món ăn độc đáo và hấp dẫn, trong đó có món “gỏi cà đắng cá cơm”. Tuy nhiên, để thưởng thức món gỏi cà đắng cá cơm đúng chất cần phải đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk).

Tất nhiên, cá cơm là loài hải sản, chẳng có ở núi rừng Tây Nguyên. Nhưng ngộ ở chỗ, mang khô cá cơm ở vùng biển trộn với gỏi cà đắng ở núi rừng lại trở thành món ăn ngon đáo để.

Lễ hội Rija Praung của người Chăm

Lễ hội Rija Praung được tái hiện tại Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô - Sơn Tây (Hà Nội) đã thu hút được đông đảo du khách tới tìm hiểu. Rija Praung là một lễ hội thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của tộc họ đối với thần linh, thượng đế, đất trời đã giúp người Chăm ở Ninh Thuận vượt qua bệnh tật. 

Lễ hội Rija Praung là lễ hội múa lớn nằm trong hệ thống lễ hội dân gian của người Chăm, gắn bó chặt chẽ với nghệ thuật múa Chăm đặc sắc. Đây là lễ hội do tộc họ tổ chức, có ảnh hưởng của văn hóa Hồi giáo từ Malaysia.

Theo tín ngưỡng của đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, khi trong tộc họ có người bị bệnh tật, gặp phải tai ương, đã chữa trị bằng nhiều phương cách nhưng không khỏi thì người Chăm tổ chức lễ Rija Praung để cầu mong thần linh, tổ tiên phù hộ cho người bệnh tai qua nạn khỏi.

Ngoài ra, người Chăm còn tổ chức lễ Rija Praung để tôn chức vũ sư cho bà vũ sư dòng họ, hoặc khi các nghệ nhân đánh trống Baranưng, trống Ginăng, hay nghệ nhân thổi kèn Saranai… thăng quan, tiến chức. 

Vị sư cả người Chăm chuẩn bị các lễ vật để dâng lên tổ tiên, thần linh và thượng đế trong lễ hội Rija Praung.

Văn Miếu Trấn Biên

Kể từ khi xây dựng vào năm 1715, Văn Miếu Trấn Biên (Biên Hòa - Đồng Nai) đã trở thành trung tâm đào tạo nhân tài của xứ Đàng Trong trong thời kỳ phong kiến. Ngày nay, Văn Miếu Trấn Biên là một địa điểm du lịch lý thú để giáo dục thế hệ trẻ về truyền thống hiếu học, tôn sư trọng đạo của người Việt xưa trên bước đường khai phá vùng đất phương Nam. 

Năm 1715, sau khi lập nên dinh Trấn Biên, nhằm có nơi để bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa - giáo dục của dân tộc Việt trên vùng đất mới, Minh vương Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) đã sai Trấn thủ Nguyễn Phan Long và Ký lục Phạm Khánh Đức xây dựng Văn Miếu Trấn Biên. Đây chính là Văn Miếu đầu tiên được xây dựng tại xứ Đàng Trong, có trước cả Văn Miếu Huế (1808).

Sách Đại Nam nhất thống chí, bộ sách dư địa chí Việt nam viết bằng chữ Hán, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn vào thời vua Tự Đức, có viết: "Văn Miếu Trấn Biên được xây dựng trên thế đất đẹp, phía Nam trông ra sông Phước Giang, phía Bắc dựa vào núi Long Sơn, là một nơi cảnh đẹp thanh tú, cỏ cây tươi tốt. Bên trong rường cột chạm trổ, tinh xảo...". 

Cổng vào Văn Miếu Trấn Biên ở thành phố Biên Hòa, Đồng Nai.

25 thg 6, 2017

Kiến trúc sư châu Á duy nhất đoạt giải Khôi nguyên La Mã

Với nhiều công trình nổi tiếng để lại như dinh Độc Lập (nay là Hội trườngThống Nhất), Viện Hạt nhân Đà Lạt, Viện ĐH Huế, Đại chủng viện Đà Lạt, chợ Đà Lạt…, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ đã trở thành một cây cao bóng cả của giới kiến trúc sư Việt Nam. 

Có rất nhiều bài báo viết về kiến trúc sư (KTS) Ngô Viết Thụ nên bài viết này chỉ kể lại vài câu chuyện ít người biết, được chính ông kể cho tôi khi còn sống vào hơn 20 năm trước. Tôi vẫn còn nhớ rõ ông đã mặc một chiếc áo dài xanh khi tiếp tôi, một sự trọng thị hiếm có của bậc tiền bối đối với kẻ hậu sinh… 

Xứ Đoài đệ nhất đình So

Với một địa thế phong thủy độc đáo cùng nét kiến trúc cổ tiêu biểu, đình So (làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội) được mệnh danh là ngôi đình cổ đẹp nhất xứ Đoài khi đã trải qua tuổi đời hơn 350 năm. 

Địa danh xứ Đoài là tên gọi của tỉnh Sơn Tây (cũ), một trong 13 tỉnh được thành lập sớm nhất ở Bắc Kỳ (từ năm 1831) bao gồm diện tích của tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây, phía Bắc tỉnh Phú Thọ, một phần tỉnh Tuyên Quang và thành phố Hà Nội ngày nay. Bởi vậy, tuy hiện tại địa danh xứ Đoài không còn nữa nhưng với một vùng diện tích rộng lớn, địa danh này có hàng trăm ngôi đình cổ, mà trong số đó đình So được mệnh danh là “đệ nhất” đình của xứ Đoài. Điều đó cho thấy vị thế quan trọng của ngôi đình này trong kho tàng kiến trúc cổ của vùng Bắc Bộ xưa.

Kiến trúc của đình So được các nhà nghiên cứu đánh giá và công nhận là một trong những ngôi đình cổ có kiến trúc mẫu mực nhất. Đình thờ tam vị Nguyên soái Đại Vương, là các vị tướng đã theo vua Đinh Tiên Hoàng đi dẹp loạn 12 sứ quân (giữa thế kỷ X).

Đình So nằm tại làng So, xã Cộng Hòa, huyện Quốc Oai, Hà Nội, đình có tuổi đời hơn 350 năm.

Đám cưới người Giáy ở Tả Van

Những phong tục cổ trong đám cưới được người Giáy ở xã Tả Van (huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai) gìn giữ cho tới ngày nay. Người Giáy xem đám cưới là ngày hội vui và họ tin rằng đám cưới càng tổ chức lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu. 

Trước khi diễn ra lễ cưới, đôi trai gái người Giáy phải trải qua một số nghi lễ theo phong tục như: “Thả mối mai” (dạm hỏi) và “mai mối lại” (mặc cả). Hai nghi lễ này chủ yếu bàn việc hôn nhân của đôi trẻ. Khi đã tìm được ngày tốt, nhà trai nhờ ông mối, bà mai đến nhà gái thông báo ngày giờ đón dâu.

Lễ đón dâu của người Giáy là tục lệ khá cầu kỳ và nhiều nét độc đáo. Đoàn đi đón dâu bao giờ cũng đủ các thành phần gồm có đội “pí lè” bốn người, hai cụ già, chú rể, phù rể, hai cô gái, một chàng trai dắt ngựa cho cô dâu và một đoàn người để gồng gánh lễ vật.

Khi nhà trai đi đón dâu đến cổng nhà gái sẽ phải trải qua lễ giữ là bị chặn ngang bởi sợi chỉ hồng, mấy cành gai cản lối. Sau đó là chiếc bàn với đôi chén, hai chai rượu, hai chậu nước lã với hai chiếc chổi rơm chặn cửa để làm phép.

Tượng đất cổ chùa Nôm

Trải qua hơn 1000 năm lịch sử, Chùa Nôm (xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) vẫn còn lưu giữ khoảng gần 100 pho tượng cổ làm bằng đất có giá trị tâm linh và thẩm mỹ cao. 

Nằm cách Hà Nội khoảng hơn 30 km, mất chừng hơn 40 phút chạy xe, du khách sẽ tới được chùa Nôm. Chùa Nôm còn có tên gọi khác là "Linh Thông cổ tự" bởi xưa ngôi chùa được dựng trong một khu rừng thông.

Chùa Nôm nằm tại xã Đại Đồng, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên.

24 thg 6, 2017

Cá nục kho cay ăn với cháo trắng - món ngon bình dân ở Đà Nẵng

Cá nục chuối kho khô ăn cùng cháo trắng là món ăn bình dân nhưng thu hút thực khách mỗi lần đến Đà Nẵng.

Ngoài mì Quảng, cao lầu, bánh tráng cuốn thịt heo hai đầu da và các loại khô mắm, hàng quán Đà Nẵng còn có món cháo trắng khiến khách phương xa ưa thích. Cháo ở đây vẫn được nấu bằng gạo dẻo, lót đáy nồi chút lá dứa cho thơm, song điều khiến món ăn trở nên khác biệt so với cháo miền Nam chính là món mặn ăn kèm. 

Về miệt vườn cù lao Tân Quy

Được bao bọc và bồi đắp bởi dòng sông Hậu hiền hòa, cù lao Tân Quy với khoảng 600ha trồng cây ăn trái đã trở thành xứ miệt vườn xanh tươi trù phú với nhiều loại trái cây nổi tiếng. Ngày nay, nơi đây đã trở thành một điểm du lịch khám phá thú vị thu hút du khách gần xa. 

Cù lao Tân Quy nằm giữa dòng sông Hậu, có diện tích phần lớn thuộc huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) và một phần nhỏ thuộc huyện Cầu Kè (tỉnh Trà Vinh). Từ đất liền, du khách có thể đi theo những chuyến phà dân dụng đưa rước khách hằng ngày qua Cù lao để thong thả ngắm cảnh sông nước hữu tình. Ngoài ra, du khách đến thăm Cù lao có thể ngồi trên những chiếc canô lướt trên dòng sông Hậu để tận hưởng không khí mát lành, sảng khoái.

Nhìn từ xa, Cù lao nổi bật lên giữa vùng sông nước mênh mông với một gam màu xanh tươi của cây lá. Bước lên Cù lao, con đường bê tông nhỏ uốn lượn như bao bọc lấy xứ miệt vườn, nằm dưới những tán cây già tỏa bóng mát rượi.

Chính nhờ nguồn nước quanh năm từ con sông Hậu bồi đắp cùng khí hậu ôn hòa cộng với kinh nghiệm làm vườn lâu năm đã giúp nông dân nơi đây cho ra những loại trái cây ngọt lành, trở thành đặc sản được nhiều người ưu thích.

Cù lao Tân Quy nằm giữa dòng sông Hậu, nơi có diện tích phần lớn thuộc huyện Trà Ôn, tỉnh Vĩnh Long và một phần nhỏ thuộc huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh.

Trà đình Vũ Di

Cách trung tâm thành phố Huế chừng 7 cây số về phía Tây có một quán trà mới nghe tên đã thấy lạ, ấy là quán “Trà đình Vũ Di”. Và cứ theo như nghĩa Hán Việt mà luận một cách nôm na thì cái tên ấy có nghĩa là “quán trà trong mưa bay”.

Nói như sự trải lòng của bà chủ quán đa cảm khi luận về cái tên ngôi quán của mình, ấy là ở Huế về mùa đông trời mưa phùn gió bấc, từng đám mưa bụi bay nhè nhẹ trong gió đông lạnh giá, nên để sưởi ấm lòng người còn có gì quý hơn một ấm trà ngon nóng hổi với làn khói mỏng nhè nhẹ tỏa hương thơm như sương khói.

Cổng vào Trà đình Vũ Di được xây dựng theo lối kiến trúc truyền thống Huế.

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai

Được xây dựng trên diện tích hàng nghìn mét vuông, Vương cung thánh đường Phú Nhai nằm trên địa phận xã Xuân Phương, huyện Xuân Trường (Nam Định) là một trong những nhà thờ đẹp nhất Việt Nam với lối kiến trúc Gothic kiểu Pháp hùng vĩ. 

Nhà thờ Phú Nhai nguyên thủy được tạo dựng bằng gỗ, lợp bồi do linh mục Chính xứ Emmanuel Rianô Hòa cho xây dựng vào năm 1866. Vào năm 1881, Giám mục Hòa cùng với linh mục Barquerô Ninh xây nhà thờ thứ hai theo kiến trúc Á Đông và hai tháp chuông. Sau thời gian bị chiến tranh làm hư hại, vào ngày 17/3/2003 Nhà thờ đã được khởi công trùng tu tôn tạo lại bởi Giám mục Đaminh Nguyễn Chu Trinh. Đến 26/9/2004 thì Nhà thờ Phú Nhai hoàn thành như diện mạo hiện nay.

Nhà thờ Phú Nhai có chiều dài 80m, rộng 35m, chiều cao là 30m. Đặc biệt, Nhà thờ Phú Nhai có hai tháp chuông cao 44m ở phía trước với 4 quả chuông được đúc từ Pháp chuyển sang, trong đó có quả nặng 2 tấn chỉ sử dụng trong các dịp đại lễ.

Tiểu Vương cung thánh đường Phú Nhai.

23 thg 6, 2017

Mẹ Quan Âm - Bạc Liêu

Từ lâu lắm rồi, tôi vẫn nghe nhiều người đến Bạc Liêu để viếng Mẹ Quan Âm. Ở đó, nơi ven biển có tượng Phật Bà Quan Âm đứng nhìn ra biển, che chở ngư dân được bình an, qua khỏi những cơn sóng gió. Người dân ở đây gọi tượng đài bằng cái tên kính yêu và thân thiết: Mẹ Quan ÂmRồi người nối người, những khách phương xa, không phải ngư dân cũng đến đây khấn cầu sự bình an trong cuộc sống, trong tâm hồn. Mẹ Quan Âm hiền từ đứng uy nghiêm day mặt ra biển che chở chúng sinh.

Tượng Bồ tát Quán Thế Âm được xây dựng từ năm 1973 ở 
ấp Nhà Mát xã Hiệp Thành (nay là phường Nhà Mát, TP Bạc Liêu), cơ bản hoàn thành vào đầu năm 1975. Tượng cao 11 mét (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông, sát mé biển và mặt xoay ra biển.Tượng đài tuy giản đơn, nhưng cảnh quan rất hùng vĩ và trang nghiêm dễ gây sự chú ý và ngưỡng mộ cho mọi người.

Tôi vẫn mong một ngày đến ngắm nhìn cảnh quan thiêng liêng này. Mãi đến tháng 4/2017 mới có dịp...

Tượng Mẹ Quan Âm

Rau tầm bóp Mộc Châu - ăn một lần là nhớ mãi

Đến Mộc Châu, được say trong những chén rượu ngô nồng ấm, được thưởng thức gà đồi, bê chao và các loại rau rừng mà chưa ăn rau tầm bóp thì mất đi một trải nghiệm đáng nhớ.

Rau tầm bóp. Ảnh.Hoàng Huế 

Tầm bóp là một loại cây mọc hoang khắp các cánh đồng, bãi đất hoang hoặc các sườn đồi. Thời chiến tranh, tầm bóp là loại rau “cứu đói” cho bộ đội và người dân. Sau đó, người dân trên các vùng núi như Mộc Châu gom hạt giống và gieo trồng như một loại rau.

Người dân ở vùng đồng bằng biết đến rau tầm bóp nhưng không ăn thường xuyên, thậm chí đến nay còn không ăn rau tầm bóp. Nhưng với bà con vùng núi, tầm bóp là loại rau ăn hàng ngày và ở một số vùng như Mộc Châu còn trở thành món ăn đặc sản. 

Cá mòi nướng lá bưởi đậm đà hồn quê sông Hồng

Món cá mòi nướng lá bưởi đậm đà hồn quê, đậm hồn sóng nước sông Hồng. Và chỉ có cá mòi được đánh bắt tại sông Hồng, nhất là khúc sông chảy qua địa phận tỉnh Hưng Yên, mới là loài cá trứ danh, thơm ngon hơn hẳn. 

Đến hẹn lại lên, mùa xuân, cá mòi ngược dòng từ biển về sông Hồng. Chỉ có cá mòi được đánh bắt tại sông Hồng, nhất là khúc sông chảy qua địa phận tỉnh Hưng Yên, mới là loài cá trứ danh, thơm ngon hơn hẳn cá mòi đánh bắt ở biển và các dòng sông khác. Thế nên, cá mòi dường như trở thành đặc sản của Hưng Yên, gắn liền với cuộc sống nơi đây.

Cá mòi có thể được chế biến thành nhiều món ngon như nấu su hào, rán, cuộn chả, nướng lá bưởi… Món cá mòi nướng lá bưởi là món ăn đậm hồn quê, đậm hồn sóng nước sông Hồng.

Xưa, ngư dân bắt được cá mòi phần đem ra chợ bán, phần để dùng. Họ rửa sạch, bỏ mang và ruột cá, xong đem lá bưởi tươi ốp vào mình cá rồi nướng trực tiếp trên than hồng để đãi bạn bè, hàng xóm. Cá bắt được đem nướng là món ngon nhất, tươi nhất. Món ăn dân dã đó được gìn giữ bao đời, và đến nay trở thành đặc sản của Hưng Yên. 

Cá mòi mình dẹt, mỏng và ánh bạc, đã được làm sạch, ướp sơ để đem nướng. Ảnh: Hoàng Huế 

Chùa Phật Tổ ở Cà Mau

Chùa Phật Tổ tọa lạc tại phường 4, Tp. Cà Mau, được xây dựng vào năm 1840. Đây là một công trình kiến trúc tôn giáo truyền thống và là nơi truyền Phật pháp sớm nhất ở vùng đất Cà Mau. 

Nguyên cách gọi tên chùa Phật Tổ là do sự tôn kính từ lâu đời của người dân vùng Cà Mau với vị Hòa thượng lập dựng Chùa: Hòa thượng Thích Trí Tâm.

Vào khoảng năm 1840, vùng Cà Mau còn là vùng đất lau sậy, hoang sơ. Người dân địa phương kể rằng, thời đó có chàng trai Tô Quang Xuân đi lấy củi trong rừng, khi rìu bổ vào thân cây bồ đề cổ thụ thì thấy lộ ra một quyển kinh Phật đặt ở gốc cây. Từ đó chàng trai dựng am vừa tu vừa bốc thuốc chữa bệnh cho dân bên bờ kênh Quản Lộ. Tô Quang Xuân tụng kinh Kim Cương cảm hóa được thú dữ. Thiên hạ biết tiếng kéo đến xin thuốc và học đạo rất đông.

Về sau, nhờ người dân đóng góp tài vật, Tô Quang Xuân dựng được một ngôi chùa bằng lá đơn sơ. Thấy vậy, hương hào Đỗ Văn Viễn trong vùng ghen ghét đã vu cho ông là gian đạo sĩ. Ông bị quan trên bắt về Sài Gòn (nay là Tp. Hồ Chí Minh) quản thúc.

Lễ cầu mưa của đồng bào Gia Rai ở Tây Nguyên

Vào tháng 3 – 5 hàng năm, khi Tây Nguyên vào mùa khô khát, đồng bào dân tộc Gia Rai ở tỉnh Kon Tum lại tiến hành làm lễ cầu mưa xin các thần linh ban mưa xuống. Lễ hội đặc sắc này vừa được phục dựng tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam ở Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội để phục vụ khách du lịch và công chúng tìm hiểu.

Theo những già làng đến từ các buôn người Gia Rai cho biết, trước khi làm lễ cầu mưa, bà con tổ chức họp và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Nhiệm vụ của đàn ông là lên rừng khai thác nguyên vật liệu để làm cây nêu và đi phát dọn ngoài bờ suối nơi tiến hành làm lễ cầu khấn các thần. Còn phụ nữ thì đi hái các loại rau rừng để chế biến các món ăn truyền thống dùng trong tiệc rượu của lễ hội.

Sau khi công tác chuẩn bị đã hoàn tất, già làng đánh trống tập trung toàn bộ dân làng đến nhà rông để làm lễ khấn thần linh. Tại đây, già làng sẽ cùng các thanh niên to khỏe lấy tiết các con vật hiến sinh (thường là lợn, gà) cùng ghè rượu cần linh thiêng để bắt đầu làm lễ tế. Già làng sẽ lấy phần gan và tiết của con vật hiến tế đặt trên tai ghè rượu cầu khấn các thần linh, vừa khấn già làng vừa rót rượu vào bầu nước đã đập vỡ một nửa, đồng thời lúc này dân làng hú to vang dội cả núi rừng.

Già làng tiến hành nghi lễ khấn thần linh tại nhà rông.

Bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn hóa và sưu tầm cổ vật nổi tiếng ở Nam Bộ. Sau khi mất, ông đã hiến tặng toàn bộ 849 cổ vật và sách sưu tầm của mình cho Nhà nước. Bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển có giá trị độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau: gốm sứ, đồng, gỗ, thủy tinh, ngà, sừng, đồi mồi... Trong đó có nhiều cổ vật của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước châu Âu. 

Giới nghiên cứu lịch sử và cổ vật cả nước đều đánh giá cao sự dày công trong quá trình lưu giữ các cổ vật, cùng nhiều công trình nghiên cứu về Sài Gòn xưa của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển. Trong bộ sưu tầm cổ vật của mình, đồ sứ men lam Huế chính là chủng loại ông ưa thích nhất.

Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ 17-18, nhà cầm quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong cho rằng gốm sứ Trung Quốc có chất lượng tốt nên đã đặt các lò gốm tại trấn Cảnh Đức, tỉnh Giang Tây sản xuất để sử dụng trong hoàng cung, phủ chúa. Theo yêu cầu của chúa Trịnh - chúa Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc được sản xuất là những sản phẩm đồ đựng, đồ trang trí cao cấp, men xanh trắng vẽ phong cảnh, đồ án, tích truyện, thơ chữ Hán, chữ Nôm hàm chứa nhiều ý tưởng, ẩn dụ tốt đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển.

22 thg 6, 2017

Vãn cảnh chùa Châu Thới

Nằm giữa một vùng đồng bằng rộng lớn ở khu vực giáp ranh các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh, chùa Châu Thới nằm trên núi Châu Thới (xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương) là một di tích và thắng cảnh đẹp nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng cùng lối kiến trúc và nhiều hiện vật đặc sắc về Phật giáo, thu hút du khách khắp nơi đến tìm hiểu, khám phá. 

Hình thành từ năm 1681, chùa Châu Thới được coi là ngôi chùa cổ nhất Bình Dương. Ban đầu, chùa chỉ là một thảo am nhỏ do thiền sư Khánh Long dựng lên. Hơn 330 năm qua, nhờ công đức Phật tử bốn phương, chùa Châu Thới đã trở thành một ngôi chùa lớn và có kiến trúc độc đáo như bây giờ.

Chùa nằm trên núi Châu Thới, ở độ cao 82 m so với mực nước biển, xung quanh cây cối xanh tốt. Vì xung quanh là đồng bằng nên vào những hôm thời tiết tốt, đứng cách xa hàng chục cây số vẫn có thể dễ dàng nhận ra ngôi chùa độc đáo này bằng mắt thường.

Vì tọa lạc trên núi nên để lên chùa Châu Thới, du khách có thể theo hai con đường, một là đi bộ lên 220 bậc xi măng; hai là từ dưới đường chạy xe thêm một đoạn sẽ thấy con đường dành cho xe đi thẳng lên núi. Riêng những bậc làm bằng xi măng này được các chư tăng xây đắp lên từ năm 1971. Thường thì du khách sẽ chọn phương án đi bộ lên núi theo những bậc tam cấp để vừa đi vừa vãn cảnh và có thời gian để chiêm nghiệm trong không gian thoáng đãng của hàng cây tỏa bóng mát hai bên.

Con đường gồm 220 bậc tam cấp dẫn lối lên chùa Châu Thới quanh năm rợp bóng cây xanh mát.

Biển trời Cô Tô

Tọa lạc ở phía Đông của tỉnh Quảng Ninh, đảo Cô Tô là điểm đến lý tưởng dành cho du khách khám phá vẻ đẹp hoang sơ với bãi biển cát trắng trải dài trong ngày hè. 

Ngày hè tháng 6 chúng tôi theo chân một nhóm bạn trẻ đến du lịch đảo Cô Tô do Công ty cổ phần Du lịch Chung tổ chức. Được biết Công ty này hướng đến các sản phẩm Đi Chơi Chung dành cho những người trẻ đam mê du lịch với chi phí tiết kiệm, mà vẫn đảm bảo tiện nghi khi sử dụng dịch vụ tại các điểm đến hấp dẫn của Việt Nam và thế giới.

Chúng tôi bắt đầu lên tàu cao tốc từ cảng Cái Rồng đến đảo Cô Tô với mức giá khoảng 200.000/người. Từ cầu cảng, ngồi trên xe điện đi qua trung tâm thị trấn Cô Tô, chúng tôi thấy nhiều nhà hàng, khách sạn được xây dựng để phục khách du lịch. Chúng tôi dừng chân nghỉ tại Cô Tô mini resort, có 17 phòng ở theo kiểu những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh hướng ra bãi biển Hồng Vàn có giá từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000/phòng. 

Du khách lên tàu cao tốc để chuẩn bị ra đảo Cô Tô.

Hoàng Sa và Trường Sa trên Cửu đỉnh ở Huế

Cửu đỉnh Huế không chỉ là báu vật quốc gia thể hiện cho quyền uy và sức mạnh của vương triều nhà Nguyễn, triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam, mà còn được đánh giá là một bộ dư địa chí, một bộ bách khoa thư độc đáo về Việt Nam hồi đầu thế kỉ 19. Đặc biệt, trên Cửu đỉnh nhiều địa danh sông núi, biển đảo... của đất nước được thể hiện rất rõ ràng, minh xác. Điều đó cho thấy cha ông ta ngày trước rất ý thức về chủ quyền quốc gia, trong đó có vấn đề biển đảo.

Thời phong kiến, ở những nước Á Đông như Việt Nam, đỉnh được xem là thứ bảo vật, tượng trưng cho quyền lực thống trị của nhà vua. Hiện ở cố đô Huế vẫn còn tồn tại bộ Cửu đỉnh (9 đỉnh đồng) có từ thời nhà Nguyễn, và đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là bảo vật quốc gia vào năm 2012. 

Cửu đỉnh của nhà Nguyễn được vua Minh Mạng ra lệnh đúc vào mùa Đông năm 1835 và hoàn thành vào ngày 1 tháng 3 năm 1837. Cả thảy gồm có 9 cái đỉnh lớn bằng đồng, đặt ở trước sân Thế Miếu (miếu thờ các vị vua triều Nguyễn) trong Hoàng thành Huế. Mỗi đỉnh tượng trưng cho một vị vua triều Nguyễn và được đặt tên ứng với thuỵ hiệu (tên của vua sau khi băng hà) của vị vua ấy. Ví dụ như Cao đỉnh tượng trưng cho vua Gia Long được đặt theo thụy hiệu Cao Hoàng đế, Nhân đỉnh tượng trưng cho vua Minh Mạng được đặt theo thụy hiệu Nhân Hoàng đế... 

Cửu đỉnh đặt ở dưới thềm Hiển Lâm Các (phía trước sân Thế miếu) trong Hoàng thành Huế. Ảnh: Trần Thanh Giang

Bãi đá Bảy Màu Cổ Thạch

Sự hòa quyện giữa vẻ đẹp của bãi đá bảy màu, sự quyến rũ của biển và nét đời thường cuộc sống miền biển tạo nên ấn tượng khó phai...

Bãi đá Bảy Màu là một địa danh độc đáo nằm trên một phần bãi biển Cổ Thạch (xã Bình Thạnh, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận). 

Kỳ quan đá thiên tạo cực lạ ở Nam Bộ

Gắn với vẻ kỳ lạ của danh thắng Đá Chồng Định Quán là nhiều truyền thuyết nhuốm màu kỳ bí được người dân địa phương truyền miệng từ đời này qua đời khác.

Nằm ven Quốc lộ 20 thuộc địa phận huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai có một thắng cảnh thiên nhiên độc đáo nổi tiếng cả nước. Đó là khu danh thắng Đá Chồng Định Quán.

21 thg 6, 2017

Nhà thờ Tắc Sậy - Cha Diệp

1.
Lần đầu tiên tôi nghe đến tên Cha Diệp là vào năm 2001. Khi ấy, trên đường trở về từ một chuyến công tác ở Cà Mau, các bạn nhân viên cùng đi với tôi - là người công giáo - xin được dừng xe ở Tắc Sậy để viếng Cha Diệp.

Đó là một ngôi nhà thờ nhỏ mang tên nhà thờ Tắc Sậy, trong khuôn viên nhà thờ có ngôi mộ khá đơn sơ của một vị là linh mục Trương Bửu Diệp. Các bạn tôi gọi đây là Nhà thờ Cha Diệp.

Lúc ấy tôi chưa biết Cha Trương Bửu Diệp là ai, nhưng nhìn dáng vẻ hết sức thành tâm và cung kính của các bạn ấy, cùng vô số bảng ghi ơn gắn đầy trong khuôn viên nhà thờ, tôi hiểu rằng đây là một vị linh mục được quý trọng và thiêng liêng đối với giáo dân.

Mộ của linh mục Trương Bửu Diệp tại Tắc Sậy, năm 2001.

Độc đáo hồ Cây Đuốc không bao giờ cạn ở miền Tây

Từ “mạch nước lộ thiên” tiếp giáp chân núi Cấm (ấp Ba Xoài, xã An Cư, H.Tịnh Biên, An Giang), Chương trình nước sinh hoạt nông thôn An Giang đầu tư nạo vét, xây dựng thành hồ Cây Đuốc với trữ lượng 2.200 m3 (mùa mưa) và 1.000 m3 (mùa khô).


Đặc biệt, nguồn nước hồ chưa bao giờ cạn và đường ống dẫn thiết kế theo dạng tự chảy. 

Bình vôi trong văn hóa Việt

Không đơn thuần là một vật chứa vôi phục vụ tập tục ăn trầu, bình vôi trải qua bao đời còn có mối liên hệ khăng khít với truyền thống và văn hoá, đặc biệt sự tích trầu cau và tục ăn trầu của người Việt.

Không chỉ với người Việt, ăn trầu còn là một tập tục xuất hiện từ rất lâu đời ở khu vực Đông Nam Á. Miếng trầu còn là cầu nối trong các mối quan hệ xã hội ở mọi cấp độ. Ca dao Việt Nam có câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nhất là trong dịp cưới hỏi, trầu cau bao đời nay đã là một hình thức tượng trưng cho ước nguyện gắn bó bên nhau son sắt trọn đời của đôi trẻ. Các cụ hai bên gia đình sẽ ăn trầu, quét vôi với cau tươi, từ đó mà bình vôi lần lượt ra đời, cái nhỏ có thể bỏ trong bóp, khay cho đến những cái lớn có thể chứa cả mấy ký vôi.

Bình vôi thường có hình cầu, trên thân bình có một miệng nhỏ, nơi để lấy vôi từ bình ra bằng chiếc chìa vôi. Mỗi khi chiếc chìa vôi đi qua miệng bình, hoặc do chủ ý của người sử dụng mà vôi bị quệt lại miệng bình. Theo thời gian, miệng bình sẽ dày lên hình thành cổ bình, thậm chí lấp kín miệng bình, đó cũng là lúc bình vôi không còn sử dụng được nữa. Trong đời sống các gia đình Việt Nam, bình vôi thường được sử dụng nhiều trong sinh hoạt hàng ngày. Khi đã sử dụng lâu, vôi trong bình cứng hoặc bình rạn nứt thì chủ nhà sẽ mua bình mới. Bình vôi cũ được mang ra đặt cạnh các cây đa cổ thụ hoặc cạnh miếu thờ, đền thờ…

Bình vôi có niên đại từ thời nhà Lý (1009 - 1225).

Lễ Dâng y Kathina

Lễ Dâng y Kathina theo quan niệm của Phật giáo Nam Tông là việc Phật tử dâng y áo (áo cà sa) và các vật phẩm lên các nhà sư để thể hiện sự gắn bó, bền chặt. Lễ hội độc đáo này vừa được tổ chức tại chùa Khmer ở Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc Việt Nam thu hút đông đảo Phật tử mọi miền tổ quốc tham gia. 

Kathina – theo ngôn ngữ kinh điển của Phật giáo Nam Tông, dùng trong việc chép kinh cùng tụng niệm thì có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Lễ dâng y của Phật tử người Khmer sẽ gieo nhiều phúc đức và việc người nhận y áo là các nhà sư, sẽ viên mãn trong quá trình tu hành.

Trong truyền thống văn hóa Khmer, trong năm mỗi chùa sẽ tổ chức đại lễ Dâng y Kathina một lần vào bất cứ ngày nào trong vòng một tháng ngay sau mùa an cư kiết hạ (thời gian 3 tháng sư tăng tập hợp tại một ngôi chùa để chuyên tâm tu học) kết thúc. Nghi lễ Dâng y của Phật giáo Nam Tông Khmer do một Phật tử đứng đầu khởi xướng và thông báo với các nhà sư về thời gian tổ chức lễ để nhận y.

Vẻ đẹp cổ kính của nhà thờ Con Gà Đà Lạt

Là điểm đến không thể thiếu trong các tour du lịch Đà Lạt, nhà thờ Chánh Tòa hay còn được biết đến với tên gọi thân thuộc là nhà thờ Con Gà là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu và cổ xưa nhất Đà Lạt. Với vẻ đẹp cổ kính, nhà thờ Con Gà Đà Lạt tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc và sự hoành tráng hiếm thấy trên cao nguyên Langbiang. 

Cái tên Con Gà của nhà thờ là do trên đỉnh tháp chuông gắn tượng con gà trống lớn, một biểu tượng của sám hối theo kinh Tân ước. Đây chính là điểm nhấn khó quên cho nhà thờ bởi với độ cao đó, con gà trên tháp chuông có thể được nhìn thấy từ nhiều nơi trong thành phố. Tượng làm bằng hợp kim nhẹ, bên trong được tráng phủ một lớp hoá chất đặc biệt, đặt trên một trục quay và có thể quay theo hướng gió. Ngoài ra, tượng con gà còn có tác dụng như một cột thu lôi, bảo vệ cho nhà thờ bền vững theo năm tháng.

Là nhà thờ lớn nằm ngay trung tâm thành phố, nhà thờ Con Gà Đà Lạt hàng năm thường tổ chức nhiều lễ lớn, phục vụ đời sống tôn giáo của người dân địa phương. Ngược dòng thời gian, một vị linh mục tên là Robert thuộc Hội Thừa sai Paris (MEP) đã đi cùng bác sĩ Alexandre Yersin trong chuyến đi khám phá Đà Lạt năm 1893. Linh mục Robert đã mô tả lại những đặc điểm của thành phố Đà Lạt cho MEP khi trở về Pháp. Đến năm 1917, linh mục quản lý của MEP lúc bấy giờ tại Viễn Đông là Nicolas Couveur đã đến Đà Lạt và quyết định xây dựng một dưỡng viện giáo đồ cho các giáo sĩ của mình. Sau khi có quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt vào năm 1920, nhà thờ Con Gà đã được khởi công vào năm 1931 và xây dựng trong suốt 11 năm tiếp đó.

Nhà thờ Con Gà tạo cho du khách một ấn tượng đặc biệt về kiến trúc trên nền trời cao nguyên.

Biệt thự đá Tây Ban Nha ở Đà Lạt

Đà Lạt vốn là nơi nổi tiếng với hàng trăm biệt thự cũ mang đặc trưng kiến trúc Pháp nhưng được xây dựng với lối kiến trúc Tây Ban Nha thì chỉ duy nhất căn biệt thự mang tên Phi Ánh. Có niên đại từ năm 1928, ngôi biệt thự xây bằng đá granit theo kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha hiện là điểm đến hấp dẫn dành cho du khách thăm Thành phố. 

Nằm ngay số 1A và 1B Quang Trung (phường 9, Tp. Đà Lạt), kiến trúc của biệt thự đá Tây Ban Nha có sự kết hợp hài hòa bởi hai ngôi nhà tách biệt, nối nhau bằng một hành lang bán nguyệt. Năm 1928, ngôi biệt thự được xây dựng bằng đá granit có thiết kế theo kiến trúc vùng Basques, Tây Ban Nha. Đến năm 1940, vua Bảo Đại lúc này vẫn thường lui tới Đà Lạt nghỉ dưỡng đã mua lại biệt thự này từ một công chức Pháp để dành tặng Thứ phi Phi Ánh. Từ đó, căn biệt thự đá này mang tên của bà Thứ phi.

Từ xa, với lối kiến trúc đặc biệt, du khách đã dễ dàng nhận ra sự khác biệt của biệt thự Phi Ánh với các biệt thự khác, mang kiến trúc Pháp nằm rải khắp Tp. Đà Lạt. Điều này càng tôn thêm nét quyến rũ của biệt thự Phi Ánh để du khách có thể khám phá những chi tiết đặc trưng của kiến trúc vùng Basques. Ở đây, những chi tiết dễ nhận biết nhất của biệt thự Phi Ánh là rất nhiều cửa sổ nhỏ được thiết kế xung quanh tường nhà với đủ loại hình dạng vuông, chữ nhật, tròn, vòm cung, chữ thập…

Biệt thự Phi Ánh, nơi được coi là biệt thự đá có kiến trúc Tây Ban Nha duy nhất ở Đà Lạt.

20 thg 6, 2017

Chùa cổ Bối Khê

Được xây dựng năm 1338 dưới thời vua Trần Hiến Tông, chùa Bối Khê với tên chữ Đại Bi Tự tọa lạc ở làng Bối Khê (xã Tam Hưng, huyện Thanh Oai, Hà Nội). Trải qua thăng trầm của lịch sử, chùa Bối Khê vẫn được xem là một trong ngôi chùa cổ đẹp nhất của Việt Nam. 

Thăm chùa Bối Khê, bước qua cổng ngũ quan, qua chiếc cầu nhỏ là đến cổng tam quan, nơi được thiết kế hai tầng tám mái, phía trên có hai quả chuông đúc năm Thiệu Trị thứ 4 (1844). Đứng từ gác chuông, nhìn bao quát không gian chùa được bao quanh bởi những hàng cây cổ thụ và vườn hoa cây cảnh. Đặc biệt, trong khuôn viên chùa có trồng 3 cây hoa sen đất là loài cây quý thường được trồng ở đình, chùa, miếu mạo.

Chùa Bối Khê được thiết kế theo kiểu “tiền Phật, hậu Thánh”. Nhà tiền đường và tam bảo được dựng theo kiểu chữ Quốc. Nhà hậu đường được kết hợp với điện thờ thánh làm chữ Công. Toàn bộ kiến trúc được sắp xếp cân xứng hai bên theo một trục chính.

Một góc chùa cổ Bối Khê.

Long Khánh đẹp giàu

Anh bạn tôi người thị xã Long Khánh, tỉnh Đồng Nai kể một câu chuyện như giai thoại với đầy vẻ tự hào. Một buổi tối, anh và mấy người bạn ngồi uống cà phê, đang vui chuyện thì một anh bạn có việc phải lên TPHCM gấp, anh Hùng một người trong nhóm, tận tình lấy xe hơi chở anh bạn đi cho nhanh. Loáng một cái đã thấy anh Hùng quay lại, cữ cà phê chưa vãn… Giao thông vận tải là một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá sự phát triển của một địa phương. Và điều đáng mừng, Long Khánh có lợi thế ấy.

Xe khách đến tận nhà, container vào tận rẫy
Kể từ khi khánh thành đường cao tốc TPHCM - Long Thành - Dầu Giây vào ngày 8-2-2015 (vốn đầu tư 20.630 tỷ đồng), việc đi lại từ các địa phương về Long Khánh rất thuận tiện. Tôi đặt xe khách của hãng Kim Mạnh Hùng từ ngã tư Hàng Xanh (TPHCM) về Long Khánh, hỏi nhân viên của hãng xem đi mất bao nhiêu thời gian, cô ấy cười tươi tắn trả lời: “Có 50 - 55 phút thôi anh”. Ngồi xe ghế êm, máy lạnh mát rượi, đi vèo một cái đã về tới thị xã Long Khánh, xe đỗ tận cửa nhà.

19 thg 6, 2017

Thượng nguồn biên cương hùng vĩ

Với những du khách ham mê khám phá, ai cũng hiểu rằng mọi chặng đường chinh phục thượng nguồn các dòng sông đều không hề dễ dàng. 

Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào VN - Ảnh: THẾ DŨNG 

Và tìm đến thượng nguồn một dòng sông nổi tiếng hung bạo như Đà Giang lại càng gian truân hơn, dù đường sá hiện nay đã khá hơn trước rất nhiều.

Sau một hành trình rất dài, chúng tôi mới đến được trạm biên phòng Kẻng Mỏ (thuộc đồn biên phòng Ka Lăng) nằm chênh vênh trên vách núi tả ngạn sông Đà.

Mê đắm bên dòng Đà Giang

Khi chảy qua vùng rừng núi hoang sơ, Đà Giang - con sông hung dữ nhất Tây Bắc - đã tạo ra nhiều cảnh đẹp hùng vĩ, một số đấy là vùng sơn thủy nguyên sơ, tuyệt đẹp thuộc cung đường Ba Khan - Tân Mai - Phúc Sạn (huyện Mai Châu, Hòa Bình). 

Dòng Đà Giang xanh biếc với nhiều hòn đảo nổi lên giữa mặt nước - Ảnh: H.DƯƠNG 

Với những nếp nhà sàn, nét văn hóa, ẩm thực độc đáo của người Mường cùng cuộc sống thanh bình tại đây đã làm cho không ít du khách không muốn rời đi khi đặt chân đến.

Lễ cưới của người Chăm Bà la môn

Có phần đơn giản hơn so với đám cưới ngượi Chăm Bani, nhưng cũng bao gồm nhiều bước với những lễ nghi phong phú. Người Chăm Bà la môn không rước rể về nhà gái trước một ngày như ỏ Chăm Bani, họ tiến hành việc này vào sáng ngày tổ chức lễ thành hôn, tức là ngày thứ tư trong tuần.

Đoàn đưa rể đi đến cách nhà gái chừng 100 - 200 mét thì dừng lại nghỉ. Lúc đó nhà gái cử một phái đoàn do một người đàn ông cao tuổi có uy tín về mọi mặt trong tộc họ cô dâu dẫn đầu mang chiếu, trầu cau, nước non ra tiếp đón họ hàng nhà trai. Họ trải chiếu ra mời ông mai và chú rể ngồi, còn mọi người trong đoàn ngồi hay đứng là tùy ý. Họ cùng nhau trò chuyện, uống nước khoảng dăm mười phút như có ý chờ cho đúng giờ lành. Một số người trong phái đoàn ra đón khách của nhà gái quay trở vào nhà để thông báo cho phía nhà gái biết là đoàn nhà trai đã đến để chuẩn bị đón tiếp chính thức.

Đúng giờ lành, đoàn đưa rể từ từ tiến vào khuôn viên gia đình nhà gái. ở cổng nhà gái lúc đó để một chậu nước lớn, có người cầm gáo múc nước dội cho từng người trong họ nhà trai rửa chân và mời họ đi theo hàng chiếu trải từ chỗ rửa chân vào trước cửa nhà, ở đấy đã trải chiếu sẵn và có ông mai cùng họ hàng nhà gái tiếp đón. Thường thường hàng chiếu giữa dành cho hai ông mai, chú rể cùng những người cao tuổi, hàng chiếu bên phải dành cho họ nhà trai, bên trái cho họ nhà gái.

Chén Kiểu - ngôi chùa đoàn kết của người Khmer

Nhiều người đến lễ chùa Sà Lôn nhìn thấy cách thiết kế ngôi chùa bằng chén, bát, đĩa rất ấn tượng, lạ mắt nên gọi với một tên khác là chùa Chén Kiểu. Những chén, bát, đĩa trang trí quanh chùa là do người dân trong vùng quyên góp để xây dựng nên chùa Chén Kiểu là biểu tượng của tình đoàn kết của người Khmer ở Sóc Trăng. 

Chùa Chén Kiểu tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, cách Tp Sóc Trăng khoảng 12km. Chùa vừa là một công trình Phật giáo tâm linh của đồng bào Khmer, vừa là điểm tham quan, khám phá thú vị dành cho du khách thập phương.

Theo ông Trịnh Tiền, thành viên Ban Quản trị chùa Chén Kiểu, ngôi chùa được xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Theo thời gian, ngôi chính điện của chùa bị hư hại nên phải xây dựng lại. Đến năm 1969, sư cả Tăng Túc (Trụ trì đời thứ 9) phát động xậy dựng lại ngôi chùa với nhiều hạng mục: Chính điện, tăng sá, sala, tháp, các bức vách, hàng cột được xây dựng bằng gạch men cổ của Nhật Bản sản xuất với màu sắc rất nổi bật.

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng thì hết loại gạch này, nên vị sư cả đã nảy ra sáng kiến vận động bà con Khmer sinh sống ở các phum, sóc gần chùa đóng góp các loại chén, đĩa, bình sành sứ… còn nguyên vẹn hay đã bị bể để tiếp tục xây chùa. Thế là rất đông bà con trong vùng tự nguyện góp các loại chén, đĩa của họ để các người thợ cũng như các vị tăng sư trong chùa tiếp tục công việc của mình. 

Chùa Sà Lôn thường được nhiều người biết với tên gọi chùa Chén Kiểu, tọa lạc tại xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng, cách thành phố Sóc Trăng khoảng 12km.

Người Mông ở Đồng Văn se lanh dệt vải

Từ bao đời nay, công việc dệt vải từ lanh đã trở thành biểu tượng cho sự cần cù, dẻo dai, khéo léo của phụ nữ Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những bộ váy áo sắc màu vui tươi, rực rỡ như tô điểm thêm cho sức sống của người Mông trên chập chùng núi đá tai mèo. 

Người Mông ở Đồng Văn dệt trang phục truyền thống từ sợi cây lanh. Không chỉ là để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày, phụ nữ Mông nơi đây còn coi đó là công việc truyền thống, là tinh hoa văn hóa tạo nên sự khác biệt trong cách ăn mặc với các dân tộc khác trong vùng.

Ở Đồng Văn, hầu hết phụ nữ biết se lanh, dệt vải và tự may trang phục cho cả gia đình. Ngay cả những bé gái cũng bắt đầu học từ bà, từ mẹ chuyện may vá từ rát sớm.

Cây lanh sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, tước vỏ rồi cho vào cối để giã cho mềm. Sau đó người ta bắt đầu thực hiện công đoạn mất nhiều thời gian nhất là nối sợi. Hình ảnh dễ bắt gặp nhất ở nơi đây là những người phụ nữ Mông luôn tay tranh thủ nối sợi trước cửa nhà, trên đường lên rẫy, đi chợ.... Ở công đoạn tưởng chừng đơn giản này lại đòi hỏi sự bền bỉ, khéo léo, kỹ thuật chính xác nâng đến tầm nghệ thuật.

17 thg 6, 2017

Chợ An Bình - Cần Thơ

Đi Chợ nổi Cái Răng thì tới chân cầu Cái Răng bạn rẽ phải qua tỉnh lộ 923 để tới bến tàu. Ngay đó, ở chỗ đậu xe và mua vé tàu đi chợ nổi, bạn sẽ thấy một ngôi chợ nho nhỏ: chợ An Bình. Anh Lâm văn Sơn, thổ địa và là chuyên gia du lịch ở Cần Thơ, dặn tui: nhớ dành chút thời giờ ghé thăm chợ An Bình, chợ nhỏ nhỏ mà dễ thương lắm.


Thú thiệt là tui hổng quen đi chợ, nhưng nghe lời ảnh tui cũng rảo rảo và chụp vài tấm hình đăng lên đây để mọi người ngắm coi... nó có dễ thương hông.

Cận cảnh nhà cổ bằng gỗ quý tròn 123 tuổi

Ngày 24.2, ngôi nhà cổ Đốc phủ sứ - Nguyễn Văn Kiên tròn 123 năm tuổi ở Tây Ninh đã chính thức được UBND tỉnh Tây Ninh ký quyết định xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.


Ngôi nhà cổ 2 tầng bằng gỗ quý tại số 39, Phan Chu Trinh, KP.2, P.1 (TP.Tây Ninh) được xây dựng từ năm 1894. 

Theo tài liệu lưu giữ qua nhiều thế hệ, người khởi công xây dựng ngôi nhà là ông Nguyễn Văn Kiên (còn gọi Nguyễn Tâm Kiên, 1854-1914), người miền Trung vào Nam bộ, từng giữ chức Đốc Phủ sứ - một chức quan lớn thời Pháp thuộc. 

Lễ hội Phủ Dầy

Người Việt có câu “Tháng Tám giỗ Cha, tháng Ba giỗ Mẹ”, ý muốn nói đến tục giỗ Mẹ vào tháng Ba Âm lịch để tưởng nhớ công đức của Thánh Mẫu Liễu Hạnh. Ở Việt Nam, tục thờ Mẫu có ở nhiều nơi, nhưng Phủ Dầy (Nam Định) được xem là cái nôi của loại hình tín ngưỡng độc đáo thuần Việt này. Lễ hội Phủ Dày được tổ chức từ 3 – 8/3 Âm lịch hàng năm là dịp để du khách có dịp tìm hiểu, tri ân công đức Thánh Mẫu Liễu Hạnh. 

Phủ Dầy ở xã Kim Thái, huyện Vụ Bản (Nam Định) là một quần thể kiến trúc nổi tiếng liên quan đến Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ của người Việt. Ở đây, mọi hoạt động văn hóa, tín ngưỡng liên quan đến tục thờ Mẫu diễn ra sôi động quanh năm, mà cao điểm và ấn tượng nhất là dịp Lễ hội Phủ Dầy. 

Phủ chính Tiên Hương rực sáng với màn pháo bông trong đêm rước lửa. Nơi đây là trung tâm các hoạt động của Lễ hội Phủ Dầy. Ảnh: Công Khánh

Nhịp điệu kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn

Cả một vùng thiên nhiên ở thôn Krăng Gọ 2, xã Ka Đơn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) như được hòa nhịp với không gian kiến trúc Nhà thờ Ka Đơn - một công trình tôn giáo độc đáo mang những nét văn hóa đặc trưng của đồng bào dân tộc bản địa Churu. 

Nằm ẩn mình giữa những tàng thông, gió cao nguyên lồng lộng, ít ai nghĩ rằng, với kiến trúc đơn sơ ấy, Nhà thờ Ka Đơn đã giành giải Nhì trong Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế lần thứ 6 - năm 2016 được công bố tại Tp. Pavia (Italia). Từ năm 2011, khi còn trên giấy, bản thiết kế của Nhà thờ cũng đã nhận được giải thưởng Kiến trúc Thánh châu Âu.

Người nêu ý tưởng ban đầu cho thiết kế Nhà thờ Ka Đơn chính là Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, người đã có 45 năm gắn bó với đồng bào dân tộc Churu ở Ka Đơn nên hiểu rõ về văn hóa bản địa. Ý tưởng này được Linh mục Nguyễn Đức Ngọc truyền tải cho vợ chồng anh Nguyễn Tuấn Dũng và chị Vũ Thị Thu Hương (Đại học kỹ thuật Berlin) khi họ về Đơn Dương để tìm ý tưởng thiết kế công trình cho luận văn cao học của mình. 
Linh mục Costantino Ruggeri (1925 - 2007), vừa là họa sĩ, vừa là điêu khắc gia, là người sáng lập và Chủ tịch của Quỹ Frate Sole. Quỹ Frate Sole được tạo ra với mục đích tôn vinh sự cống hiến trong quá trình kiến tạo không gian thánh lễ (hay còn gọi là Cuộc thi Kiến trúc Thánh quốc tế). Cuộc thi dành cho tất cả các sinh viên đã thực hiện đồ án tốt nghiệp; các kiến trúc sư và kỹ sư thực hiện một luận án tiến sĩ hoặc luận văn thạc sĩ về chủ đề thiết kế một nhà thờ đều được tham dự.
 
(Thông tin do Linh mục Nguyễn Đức Ngọc, quản xứ Giáo xứ  Ka Đơn cung cấp cho Báo Thanh niên)
    
Nhà thờ Ka Đơn được xây dựng trong 4 năm và đến tháng 7/2014 thì hoàn thành. Vật liệu chính để thi công Nhà thờ là nguồn gỗ thông bản địa và mái ngói đỏ. Trên nên chất liệu và tổng thể kiến trúc, Nhà thờ Ka Đơn gắn liền với không gian rừng thông xung quanh, cảm giác như Nhà thờ đang hòa vào thiên nhiên và trở thành một phần của cảnh vật nơi đây. 

Vang danh Trò Chiềng

Người dân châu Ái (tên gọi vùng Thanh Hóa dưới thời phong kiến) còn lưu truyền câu ca dao: “Trò Chiềng, vật Bộc, rối Si/Cơm đắp kẻ Lở, cơm thi kẻ Lào...” để tôn vinh Trò Chiềng là Lễ hội đông vui bậc nhất xứ Thanh.

Đại Việt sử ký toàn thư ghi: “Vua Lý Thánh Tông (1054 – 1072) sai tướng Trịnh Quốc Bảo đi đánh giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi. Biết quân Chiêm Thành dùng tượng binh thiện chiến, Trịnh Quốc Bảo đã sáng chế hai đội tượng binh bằng tre đan và phết giấy để luyện tập cùng với kỵ binh và bộ binh. Khi giặc Chiêm Thành tiến sâu vào nước ta, đội tượng binh bằng tre đan của Trịnh Quốc Bảo ở vòi voi được bố trí pháo hoa nên lúc xung trận phát hỏa, kèm theo tiếng nổ đinh tai tựa như sấm ran khiến cho quân Chiêm Thành bất ngờ và đoàn tượng binh chạy toán loạn”.


Tam Công Trịnh Quốc Bảo (998 - 1085) còn có tên là Trịnh Bạn, người làng Trịnh Xá (hay còn gọi là Làng Chiềng). Trịnh Quốc Bảo làm quan dưới triều Lý, lần lượt giữ chức Hành Khiển, Đại phu, sau đó phong chức Tổng binh rồi Thái Bảo. Ông là người có công giúp vua Lý Thánh Tông đánh Tống ở phía Bắc, dẹp yên giặc Chiêm Thành ở phía Nam nên được phong là Đông Phương Hắc Quang Đại Vương. Năm 1065 ông được phong là Phúc thần làng Trịnh Xá (Trịnh Xá phúc thần, Đông phương vị hựu Hắc Quang Đại Vương).
Năm 1068, đất nước thái bình, triều Lý mở hội du Xuân và trò voi trận của Trịnh Quốc Bảo diễn lại được nhà vua và quần thần thích thú, hài lòng. Năm 1085, Trịnh Quốc Bảo đã 80 tuổi, ông từ quan trở về quê nhà là làng Trịnh Xá (xã Yên Ninh, huyện Yên Định) rồi tổ chức cho con cháu diễn lại trò voi trận, đồng thời tiếp thu thêm các trò diễn từ đất Thăng Long về truyền lại cho dân làng.