Hiển thị các bài đăng có nhãn VnExpress. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn VnExpress. Hiển thị tất cả bài đăng

14 thg 1, 2025

Làng Văn hóa dân tộc Sán Dìu - điểm du lịch mới ở Quảng Ninh

Làng Văn hóa dân tộc Sán Dìu xã Bình Dân, huyện Vân Đồn là nơi tái hiện sống động văn hóa truyền thống và phát triển du lịch cộng đồng.

Du khách tham quan, chụp ảnh tại Nhà Văn hóa dân tộc Sán Dìu, huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Đoàn Hưng

Xã Bình Dân, huyện Vân Đồn là nơi sinh sống của hơn 1.300 đồng bào dân tộc Sán Dìu, chiếm 86% dân số xã.

Đây là vùng đất gìn giữ nhiều nét văn hóa truyền thống độc đáo, từ ẩm thực, trang phục, nghệ thuật hát Soọng Cô, lễ hội Đại Phan và các nghi lễ cưới hỏi, thờ cúng tổ tiên của người Sán Dìu.

Đông khách check in linh vật rắn ở Bến Tre

Linh vật rắn xuất hiện tại hội hoa Chợ Lách diện áo vest xanh, mắt tròn, "biểu cảm hài hước", thu hút hàng nghìn lượt khách đến check in.

Biểu tượng rắn chào đón Tết Ất Tỵ được đặt trong không gian đường hoa thuộc xã Phú Sơn, huyện Chợ Lách, bên sông Hàm Luông. Từ khi đường hoa mở cửa hôm 8/1, linh vật thu hút đông người dân, du khách đến tham quan, chụp hình.

Du khách chụp hình trước linh vật rắn tại đường hoa sáng 10/1. Ảnh: Lâm Thành Lộc

13 thg 1, 2025

Những con phố hàng chục quán trùng tên ở Hà Nội

Phố Hàng Than với vài chục hàng bánh cốm Nguyên Ninh hay Bà Triệu với các tiệm lạc rang húng lìu Bà Vân san sát khiến người mua, khách du lịch như lạc vào ma trận.


Phố Hàng Than, quận Ba Đình, dài khoảng 500 m từ vườn hoa Hàng Đậu đến phố Yên Phụ. Con phố nổi tiếng cung cấp các dịch vụ trọn gói cưới hỏi, bán các loại bánh ngọt truyền thống như cốm, xu xê.

Điều đặc biệt trên con phố này là có khoảng 20 cửa hàng có cùng thương hiệu Bánh cốm Nguyên Ninh, tập trung đầu và cuối phố. Người mua, đặc biệt với khách du lịch không thể phân biệt hàng nào mở trước, hàng nào mở sau hay hàng nào có giấy phép, cũng như chất lượng khác nhau như thế nào.

12 thg 1, 2025

Hiện vật trong khu mộ táng Lai Nghi

Trang sức vàng và hạt mã não hình thú Lai Nghi niên đại từ thế kỷ 3 trước công nguyên đến giữa thế kỷ 1 vừa được công nhận bảo vật quốc gia.


Năm 2.000, khu mộ táng Lai Nghi được phát hiện ở phường Điện Nam Đông, thị xã Điện Bàn. Từ năm 2002-2004, cơ quan chức năng khai quật trên diện tích gần 200 m² đã phát hiện 63 mộ chum, 4 mộ đất và một số cụm gốm, với 10.423 tiêu bản.

1 thg 1, 2025

Nuôi tôm làm du lịch trong rừng đước

Ông Lê Minh Tỵ, 47 tuổi, ở huyện Ngọc Hiển tận dụng hơn 8 ha rừng đước kết hợp nuôi tôm làm du lịch với các trải nghiệm xổ vuông tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi.

Vuông tôm của ông Tỵ ở ấp Tam Hiệp, thị trấn Rạch Gốc, huyện Ngọc Hiển cách Đất Mũi khoảng 40 km, có tỷ lệ rừng che phủ lên đến hơn 70%.

Ông Tỵ có gần 15 năm gắn bó với mô hình nuôi tôm dưới tán rừng nên hiểu rõ đặc điểm của loại hình này cùng với cách bảo vệ rừng, thủy sản bên dưới để khai thác có hiệu quả. "So với mô hình truyền thống, việc tận dụng vuông tôm để làm du lịch giúp thu nhập tăng lên gấp nhiều lần", ông Tỵ nói, cho biết có thêm thu nhập cũng tạo động lực cho các hộ dân bảo vệ rừng, làm du lịch xanh.

Ông xây dựng các hoạt động du lịch ngay tại phần đất của mình, chú trọng khai thác trải nghiệm chỉ địa phương mới có như xổ vuông bắt tôm, dỡ chà bắt cá, câu cá thòi lòi, đặt rập (bẫy) bắt cua. Bên cạnh đó, ông Tỵ còn liên kết với các khách sạn để cung cấp dịch vụ lưu trú cho khách khi có nhu cầu.

Ông Lê Minh Tỵ chọn lối đi riêng trong cách làm du lịch ở Cà Mau. Ảnh: An Minh

25 thg 12, 2024

Trekking 'nóc nhà' Mù Cang Chải mùa đông

Đường leo Lùng Cúng đi qua các bản làng, rừng phong lá đỏ và thác nước, cảnh sắc thay đổi liên tục, "xứng đáng" để trải nghiệm đầu đông.


Đỉnh Lùng Cúng cao 2.913 m, thuộc huyện Mù Cang Chải, nằm trong top 15 đỉnh núi cao nhất Việt Nam, hút khách leo núi do cảnh đẹp, địa hình dễ leo với độ dài 20 km. Đỉnh cũng là nơi lý tưởng để ngắm hoàng hôn, bình minh giữa biển mây với tầm nhìn 360 độ.

Tháng 12, thời tiết chuyển lạnh, rừng phong trên đỉnh Lùng Cúng chuyển đỏ, thấp thoáng trong sương mây tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.

18 thg 12, 2024

Sân bay Đà Nẵng hóa 'con đường ánh sáng' mùa Giáng sinh

Nhà ga hành khách quốc tế Đà Nẵng trang hoàng con đường ánh sáng, cây thông Noel, khiến nhiều du khách thích thú check in trước thềm Giáng sinh và năm mới.


Giáng sinh 2024, Nhà ga hành khách quốc tế (T2) sân bay Đà Nẵng được đầu tư trang hoàng nhiều hạng mục và lên đèn từ ngày 5/12 đến 3/1/2025. Hoạt động nhằm thêm trải nghiệm cho du khách nước ngoài, người dân đến đón, tiễn người thân có dịp thưởng lãm, chụp ảnh check in.

17 thg 12, 2024

Một ngày trekking núi Cấm - nóc nhà miền Tây

Trekking núi Cấm thuộc thị xã Tinh Biên, du khách đi qua các cánh đồng, rừng, thác nước và những ngôi chùa, ngắm miền Tây từ đỉnh núi cao nhất vùng.


Núi Cấm hay Thiên Cấm Sơn thuộc xã An Hảo, thị xã Tịnh Biên, là một trong bảy ngọn núi của dãy Thất Sơn. Ở độ cao 715 m, "nóc nhà" của miền Tây hút khách với cảnh đẹp đa dạng như thác, hồ, rừng cùng những công trình tôn giáo như chùa Vạn Linh, Thiền viện Phật Lớn.

4 món ăn mùa đông nổi tiếng của Hải Phòng

Ngoài bánh đa cua và bún cá cay quen thuộc, sủi dìn cùng cháo cay khá lạ miệng với du khách lần đầu đến khám phá ẩm thực thành phố cảng.

Không chỉ nổi tiếng với các sản phẩm du lịch mùa hè, Hải Phòng vài năm gần đây trở thành điểm đến yêu thích vào mùa đông của giới trẻ. Những món ăn "không ở đâu có" của thành phố cảng hấp dẫn và lạ miệng. Trùng dịp này, Hải Phòng tổ chức giải marathon quy mô 10.000 VĐV. Dự kiến khoảng 30.000 người sẽ đến Hải Phòng trong 3 ngày từ 12-15/12 để dự giải. Bên cạnh việc thi đấu, kiếm PR trên một cung đường chạy đẹp bậc nhất Việt Nam, runner có thể khám phá ẩm thực mùa đông đã thành thương hiệu riêng.

16 thg 12, 2024

'Ngôi nhà miền Tây' trong quán cà phê ở TP HCM

Quán cà phê ở Phú Nhuận dựng nhà gỗ, trồng lúa, làm giàn bầu, trang trí hàng trăm đồ vật cũ gắn với cuộc sống miền Tây, thu hút khách trải nghiệm.


Cà phê Ní trên đường Nguyễn Đình Chính mở cửa từ cuối tháng 11, không gian chính là căn nhà gỗ mái ngói ba gian, trước cửa là sân vườn, tái hiện khung cảnh miền Tây "hồi xưa" giữa Sài Gòn.

Chủ quán cho biết xây dựng "trạm ký ức miền Tây" làm nơi để khách gặp gỡ bạn bè, gia đình và tận hưởng không khí quê trong thành phố.

Củ Chi ra mắt sân khấu thực cảnh tái hiện thời chiến

Chương trình thực cảnh tái hiện cuộc sống của người dân Củ Chi qua lời kể của linh hồn một lính Mỹ, được huyện kỳ vọng là sản phẩm du lịch thu hút.

Sân khấu thực cảnh "Đất thép - Địa đạo an toàn nhất là lòng dân'' diễn đêm đầu tiên vào tối 12/12 tại Nhà Truyền thống huyện Củ Chi.

Chương trình có thời lượng 120 phút, gồm 30 phút tham quan các tư liệu hiện vật, dâng hương tại phòng thờ các Mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng liệt sĩ và 90 phút xem chương trình sân khấu thực cảnh.

Các diễn viên trong show "Đất thép"- Địa đạo an toàn nhất là lòng dân, tối 12/12, tại huyện Củ Chi. Ảnh: Phòng VHTT huyện Củ Chi

15 thg 12, 2024

Mandala Chăm Bay Mũi Né - điểm đến mới tại Bình Thuận

Khu nghỉ dưỡng thu về hơn 60 triệu lượt xem trên TikTok cùng tỷ lệ lấp đầy phòng ở mức cao, đặc biệt trong các mùa du lịch cao điểm và kỳ nghỉ lễ.

Mandala Chăm Bay Mũi Né, thuộc chuỗi khách sạn cao cấp do Mandala Hospitality Group quản lý, được coi là điểm đến nghỉ dưỡng mới tại Bình Thuận. Dự án bao gồm bốn tòa tháp với đầy đủ tiện ích được xây dựng ngay trên đồi cát trắng. Vị trí đặc biệt này mang đến cho du khách tầm nhìn bao quát vịnh biển xanh ngắt cùng những đồi cát trắng mịn trải dài.

Mandala Chăm Bay Mũi Né nằm trên đồi cát. Ảnh: Mandala Hospitality Group

13 thg 12, 2024

Ngôi đình hơn 300 năm tuổi lâu đời nhất Sài Gòn

Đình Thông Tây Hội được xây dựng từ năm 1679, vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc của đình làng phương Nam thế kỷ 19.


Đình Thông Tây Hội (đường Thống Nhất, quận Gò Vấp, TP HCM) là ngôi đình cổ nhất Sài Gòn. Ban đầu, công trình chỉ xây bằng tre, vách lá, đến năm 1883 được dựng lại với kiến trúc như hiện nay.

9 thg 12, 2024

Cặp tượng voi đá lớn nhất trong nghệ thuật điêu khắc Champa

Cặp tượng voi đá thành Đồ Bàn có niên đại hơn 1.000 năm, cao gần 2 m, giữ nguyên vị trí ở trung tâm thành đến nay.

Hai tượng voi đá được Thủ tướng công nhận bảo vật quốc gia đầu năm 2023, được giới thiệu cùng 12 bảo vật khác của tỉnh Bình Định hôm 21/11. Hiện vật gồm một đực, một cái, nằm trong không gian lịch sử, văn hóa Champa, di tích thành Đồ Bàn (còn được gọi là Chà Bàn hoặc Vijaya) - kinh đô vương quốc Champa xưa. Cặp tượng có dáng vẻ sống động, được đặt phía trước "tử cấm thành", ở hai bên đường vào cổng lăng Võ Tánh.

Thành Đồ Bàn tồn tại từ thế kỷ 10 đến 15. Vào thời Tây Sơn, trên nền thành cũ, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm làm sở chỉ huy của nghĩa quân, gọi là thành Hoàng Đế (nay thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn, Bình Định). Nơi đây gồm ba lớp thành ngoại, thành nội và ''tử cấm thành'', có chu vi lần lượt là khoảng bảy km, 1,6 km, 600 m.

4 thg 12, 2024

Tượng hai người cõng nhau thổi khèn - bảo vật về người Việt cổ

Tượng đồng hai người cõng nhau thổi khèn cao 8,5 cm, rộng 9,5 cm, được tìm thấy khi khai quật mộ cổ ở Thanh Hóa.

Tượng được công nhận là bảo vật quốc gia từ năm 2012, đang trưng bày cùng nhiều hiện vật tại khu Di tích văn hóa Đông Sơn ở tầng một, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Với kích thước khá nhỏ, bảo vật dễ bị bỏ qua nếu người thưởng lãm hiện vật ở bảo tàng không quan sát kỹ.

Tác phẩm khắc họa hình ảnh một người ở dưới trong tư thế cong lưng, hai chân như đang nhún nhảy, tay choàng ra sau ôm đỡ người trên lưng. Người ngồi trên miệng ngậm khèn, một tay đỡ khèn, một tay vịn người cõng. Mắt, mũi, miệng của nhân vật được mô tả chi tiết.

3 thg 12, 2024

Ngắm chim, thú trong rừng Mã Đà ở Đồng Nai

Khu Bảo tồn Thiên nhiên văn hóa Đồng Nai trong rừng Mã Đà, huyện Vĩnh Cửu là nơi sinh sống của hàng nghìn chim, thú quý hiếm, hấp dẫn du khách tìm đến tham quan.


Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hóa Đồng Nai hơn 100.000 ha được thành lập năm 2004, trong đó gần 68.000 ha đất rừng và hơn 32.000 ha mặt nước hồ Trị An. Năm 1997, tỉnh Đồng Nai thực hiện "đóng cửa rừng" tự nhiên, tạo điều kiện cho rừng, thú, chim muông phát triển.

26 thg 11, 2024

Mùa lau bên sông Thu Bồn

Đồng cỏ lau tại xã Duy Hòa, Duy Xuyên, nở trắng bên sông Thu Bồn tạo nên khung cảnh thơ mộng, hút khách đến chụp ảnh.


Bãi lau rộng khoảng 15 ha, nằm trên bãi bồi ven sông thu Bồn, gần cầu Giao Thủy. Một phần bãi được người dân sử dụng trồng trọt và chăn thả trong mùa khô.

20 thg 11, 2024

Quá trình xây Tòa thánh Tây Ninh gần 100 năm trước

Được xây dựng từ năm 1931, Tòa thánh Tây Ninh - công trình biểu tượng của đạo Cao Đài chưa từng được sửa chữa, kiến trúc vẫn nguyên vẹn.

Tòa thánh Tây Ninh - công trình trăm năm của đạo Cao Đài

Quá trình 14 năm xây dựng, Tòa thánh không có bản thiết kế, kỹ sư mà được tín đồ thực hiện phần lớn bằng tay không, nhiều vật liệu từ chén, dĩa sành bị vỡ.

Ý tưởng xây Tòa thánh manh nha khi đạo Cao Đài thành lập năm 1926 tại ngôi chùa Gò Kén ở huyện Hòa Thành (nay là thị xã), với mục đích làm tổ đình để bà con giáo dân tụ họp hành lễ. Nhóm nhân sĩ đầu tiên của đạo tới khu rừng ở làng Long Thành, thuộc Hòa Thành (cách TP Tây Ninh 5 km) mua mảnh đất rộng 50 ha của thương nhân người Pháp đặt nền móng cho công trình.

Phối sư Ngọc Hồng Thanh, người quản lý Tòa thánh từ năm 1963 đến nay, cho biết vùng đất xây tổ đình có phong thủy tốt, nằm trên 6 mạch nước ngầm hội tụ, gọi là "lục long phò ấn". Hộ pháp Phạm Công Tắc (một trong những người sáng lập đạo Cao Đài) chọn lựa nơi này xây Tòa thánh để "bảo vệ long mạch, trấn yểm giúp người dân, đất nước yên bình".

19 thg 11, 2024

Thư viện kiến trúc Pháp gần 100 tuổi ở Quy Nhơn

Thư viện Đại học Quy Nhơn, vốn là Đại chủng viện, được xây dựng theo kiến trúc Pháp - Việt từ năm 1930, hút sinh viên đến học tập và check in.


Tọa lạc trên đường An Dương Vương, bên bờ biển Quy Nhơn, thư viện Đại học Quy Nhơn là địa điểm nổi tiếng không chỉ với sinh viên mà còn thu hút du khách, giới nhiếp ảnh.