Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn đồ cổ. Hiển thị tất cả bài đăng

27 thg 1, 2024

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia

Trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam - là một trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.

22 thg 1, 2024

Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) đối với 29 bảo vật trong toàn quốc. Hải Dương có 3 bảo vật được công nhận.

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn - 1 trong 3 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia

30 thg 8, 2023

Cổ vật của 4 triều đại trưng bày ở Sài Gòn

Gần 200 hiện vật thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn trưng bày trong triển lãm ở Bảo tàng Lịch sử TP HCM, quận 1.


Triển lãm mang chủ đề "Di sản và ký ức - Bức tranh từ những mảnh ghép" giới thiệu 170 cổ vật của 27 nhà sưu tập trên cả nước. Hiện vật thuộc bốn triều đại phong kiến Lý, Trần, Lê và Nguyễn, trải dài từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 20.

Các hiện vật này chủ yếu là gốm Việt Nam với nhiều loại đồ gia dụng, thờ cúng, trang trí, đồ dùng để uống trà, rượu. Ngoài ra còn có gốm sứ Việt Nam đặt hàng Trung Quốc, Pháp sản xuất.

14 thg 7, 2023

Vật dụng lạ lùng dành cho quý ông Việt 2.000 năm trước

Được gọi là “hổ tử”, các cổ vật này có niên đại từ thế kỷ 1-3, cách ngày nay gần 2.000 năm, được tìm thấy tại một số địa phương ở khu vực miền Bắc Việt Nam.

Trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” từng diễn ra ở Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự góp mặt của một loại hình cổ vật rất thú vị.

Cận cảnh chiếc ấn cổ cực quý của tướng quân thời Lê sơ

Có thể nói, ấn đồng “Đề Thống Tướng quân chi ấn” là hiện vật mang giá trị lịch sử đặc biệt, góp phần giúp hậu thể tìm hiểu sâu hơn về nền hành chính và tổ chức quân đội thời Lê sơ.

Được phát hiện tại xã Thiệt Thuật, huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn, ấn đồng “ Đề Thống Tướng quân chi ấn” là một hiện vật lịch quý giá gắn với triều Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Chiếc ấn đang được bảo quản và trưng bày ở Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 

21 thg 3, 2023

Chuông chùa Ngũ Hộ - cổ vật trở về từ Tokyo

Chuông chùa Ngũ Hộ, ra đời cách đây gần 200 năm, được phát hiện trong một tiệm đồ cổ ở Ginza, Tokyo và đưa về Việt Nam.

Chuông là một trong hơn 300 hiện vật đang được giới thiệu tại triển lãm Di sản văn hóa Phật giáo tỉnh Bắc Ninh, kéo dài đến hết tháng 3. Chuông chất liệu đồng, đường kính 42 cm, cao 100 cm, nặng 120 kg. Quai chạm hình rồng hai đầu, miệng ngậm viên ngọc, hai chân trước quỳ xuống, thân uốn cong tạo thành quai treo.

Thân chuông chia làm bốn phần, phân cách bằng năm đường gờ chỉ chạy suốt từ trên xuống đến núm chuông. Bốn núm chuông phân đều bốn mặt, kích thước bằng nhau. Bốn phần của thân chuông mỗi phần lại chia làm hai ô. Ô trên hình chữ nhật đứng, ô dưới hình chữ nhật nằm. Bốn ô trên đúc nổi bốn chữ lớn theo trình tự: Ngũ, Hộ, Tự, Chung, kèm theo minh văn chữ Hán nêu triết lý Phật giáo, nguồn gốc ra đời của chuông. Bốn ô dưới trang trí hoa văn và chữ.

20 thg 3, 2023

Hành trình 26 năm giải mã chiếc đàn sừng hươu cổ 2.000 năm tuổi

Chiếc đàn sừng hươu một dây có niên đại 2.000 năm tuổi, thuộc nền văn hóa Óc Eo được phát hiện năm 1997 tại di chỉ Gò Ô Chùa (xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An) hiện được Bảo tàng - Thư viện tỉnh bảo quản. Phóng viên (PV) Báo Long An có cuộc trao đổi với nhà nghiên cứu, nguyên Phó Giám đốc Bảo tàng - Thư viện tỉnh - Vương Thu Hồng về chiếc đàn trên.

- PV: Thưa ông, ông có thể chia sẻ với độc giả về hoàn cảnh phát hiện hiện vật đặc biệt này?

Nhà nghiên cứu Vương Thu Hồng: Di tích Gò Ô Chùa được công nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia ngày 15/9/2009. Địa điểm này thuộc xã Hưng Điền A, huyện Vĩnh Hưng. Đây là di tích khảo cổ học (di chỉ - mộ táng) có quy mô lớn, tầng văn hóa dày và nhiều hiện vật.

Năm 1986, di chỉ được cán bộ Bảo tàng Long An (nay là Bảo tàng - Thư viện tỉnh) phát hiện. Từ năm 1997-2008, tỉnh triển khai 5 mùa khai quật. Thành tựu hợp tác - nghiên cứu, khai quật giữa các nhà khảo cổ học Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức đã ghi nhận rằng đây là một ngôi làng cổ, di chỉ xưởng sản xuất gốm. Đồng thời, đây cũng là một khu nghĩa trang quy mô lớn với nhiều di cốt người, động vật tùy táng cùng nhiều loại hình công cụ phong phú. Khu di chỉ này thể hiện những nghề thủ công đặc sắc trong giai đoạn người cổ Gò Ô Chùa bước những bước chân đầu tiên từ thời kỳ nguyên thủy sang thời kỳ văn minh Óc Eo.

29 thg 6, 2022

Cận cảnh những báu vật vô giá từ xác tàu cổ ở Việt Nam

Trong những thập niên qua, nhiều xác tàu cổ có niên đại hàng thế kỷ chứa lượng cổ vật khổng lồ đã được phát hiện tại các vùng biển khác nhau của Việt Nam...

Kendy (một loại ấm) vẽ cá hoá rồng làm bằng gốm nhiều màu, thời Lê sơ, thế kỷ 15, khai quật từ tàu cổ Cù Lao Chàm, Quảng Nam. Hiện vật được trưng bày tại một triển lãm chuyên đề ở Hà Nội.

Cận cảnh thạp gốm “hổ gặm đuôi ngựa” cực độc thời Trần

Có một chi tiết đáng chú ý là trên lưng ngựa có cắm một lá cờ hiệu. Phía sau chi tiết này có thể là một nội dung sâu xa mà chiếc thạp gốm muốn truyền tải.

Tại trưng bày chuyên đề “Hổ trong mỹ thuật cổ Việt Nam” đang diễn tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam có sự hiện diện của một cổ vật rất độc đáo. Đó là chiếc thạp gốm hoa nâu thời Trần, niên đại thế kỷ 13-14.

19 thg 6, 2022

Loạt bảo vật bằng đồng cực quý của vương quốc Chăm Pa

Tượng Phật Đồng Dương, tượng nữ thần Tara và tượng Avalokitesvara Hoài Nhơn là ba cổ vật Chăm Pa bằng đồng cực quý, được công nhận là Bảo vật quốc gia Việt Nam.

1. Được bảo quản và trưng bày ở Bào tàng Lịch sử TP HCM, Bảo vật quốc gia - tượng Phật Đồng Dương được nhà khảo cổ học Pháp Henri Parmentier phát hiện vào năm 1911 tại di chỉ khảo cổ Đồng Dương (nay thuộc xã Bình Định, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam).

19 thg 5, 2020

Nét độc đáo của hai bảo vật quốc gia

Mới đây, tượng đôi sư tử đá chùa-đền Bà Tấm và chuông Nhật Tảo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là những bảo vật quốc gia. Đây là hai bảo vật có sức sống lâu bền với thời gian gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam đồng thời là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đá và đúc đồng trong di sản văn hóa nước nhà. 

Tượng đôi sư tử - Tuyệt đỉnh của nghệ thuật điêu khắc


Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm đặt tại Di tích chùa - đền Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Báu vật này xuất hiện từ Thế kỷ XII (Thời Lý) được làm từ đá có kích thước lớn (cao 110, rộng 140 cm) và đặt trang trọng tại tòa Tam bảo của chùa.

Khuôn viên cụm di tích chùa, đền bà Tấm tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Bảo vật ‘ẩn mình’ nghìn năm

Khi quân Pháp chiếm đình lập bốt, người dân sơ tán toàn bộ đồ thờ, không ai biết chiếc chuông đồng được đúc từ năm 948.

Đó là năm 1953, đại đội hơn trăm lính lê dương chiếm đóng đình Nhật Tảo, xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm) rồi ăn ở luôn trong đình, hàng ngày ra ngoài tuần tra.

Sợ giặc Pháp phá hoại, người làng Nhật Tảo chuyển toàn bộ đồ thờ tự ra văn chỉ - nơi thờ những người đỗ đạt khoa bảng, cách đình vài trăm mét. Những bát hương, lộc bình, đôi chóe... phủ chiếu nằm im một góc. Trong đó có chiếc chuông đồng nặng 6 kg, thân khắc kín chữ Hán, quai đúc nổi đôi thú đấu lưng vào nhau vẫn treo ở cửa đình nhiều năm trước. 

Chiếc chuông bằng đồng, đúc dưới thời Ngô, thế kỷ X. Ảnh chụp lại. 

5 thg 4, 2020

Cổ vật trong tòa nhà hơn 120 năm tuổi

Tầng trệt của Bạch Dinh là nơi trưng bày những cổ vật từ con tàu Trung Hoa bị đắm trên vùng biển Côn Đảo cách đây 3 thế kỷ. 


Bạch Dinh xây dựng năm 1898, được người Pháp dùng làm nơi nghỉ dưỡng cho Toàn quyền Đông Dương. Công trình có tên gốc là Villa Blanche, dựa theo tên của con gái Toàn quyền Paul Doumer là bà Blanche Richel Doumer. Do màu sơn bên ngoài màu trắng nên người Việt quen gọi dinh thự này là Bạch Dinh.

Bạch Dinh tọa lạc trên một ngọn núi cao 27m so với mực nước biển. Tòa nhà có chiều cao 19m, rộng 15m, dài 28m, gồm ba tầng. Công trình xây bằng gạch, sơn màu trắng, mái lợp ngói đỏ mang nét kiến trúc của phong cách châu Âu thế kỷ 19. 

14 thg 3, 2019

Dấu ấn Việt Nam qua "Nét cũ dấu xưa"

Hơn 130 cổ vật mang đậm dấu ấn lịch sử - văn hóa Việt Nam được giới thiệu đến công chúng trong triển lãm chuyên đề "Nét cũ dấu xưa" do Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử TP. Hồ Chí Minh thực hiện. Đây là hoạt động đánh dấu mốc kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Cổ vật Tp. Hồ Chí Minh. 

Phần lớn những hiện vật trong “Nét cũ dấu xưa” thuộc sở hữu của các nhà sưu tập tư nhân, được chia thành nhiều chủ đề khác nhau, gồm: vũ khí, đồ dùng uống trà, ấn chương (con dấu), pháp lam (đồng tráng men), gốm Cây Mai, gốm Lái Thiêu.... Tại triển lãm, ngoài các hiện vật có xuất xứ chủ yếu từ Việt Nam, còn có sự đóng góp của các đồ vật do Trung Quốc và Nhật Bản chế tác.

Hiện vật trưng bày tại triển lãm có rất nhiều loại vũ khí cổ đa dạng về loại hình, kiểu dáng, chất liệu, trong đó đáng chú ý là chiếc qua (thông dụng trong chiến tranh thời cổ với các công dụng lợi hại: đâm, móc, bổ, chém, quét, lia) và kris (một loại đoản kiếm hộ thân, ngoài làm khí giới còn mang ý nghĩa tâm linh mang lại sự may mắn, sức mạnh và quyền lực). Ngoài ra, nhóm cổ vật kim khí còn có bộ sưu tập mũi giáo, qua đồng có niên đại từ 2000 năm đến 2500 năm, được xác định thuộc văn hóa Đồng Nai là những hiện vật quý hiếm chứa đựng thông tin khảo cổ rất giá trị.

Đông đảo du khách đến tham quan triển lãm trong chuyên đề “Nét cũ dấu xưa” tại bảo tàng Lịch sử TP.HCM.

25 thg 11, 2018

Đàn đá, “báu vật” 3.000 tuổi của VN

Đàn đá không chỉ là một nhạc cụ gõ cổ nhất của Việt Nam mà còn là một trong những loại nhạc cụ cổ sơ nhất của loài người. Cùng ngắm nhìn bộ sưu tập đàn đá cổ lớn nhất Việt Nam ở Đà Lạt.

Bảo tàng Lâm Đồng (thành phố Đà Lạt) là nơi đang lưu giữ một bộ sưu tập đàn đá cổ được đánh giá là "báu vật" nhạc cụ có quy mô lớn nhất Việt Nam

Quả chuông 800 tuổi có lịch sử lạ lùng

Là một trong ba quả chuông cổ nhất Việt Nam, xung quanh chuông Vân Bản này có nhiều câu chuyện nửa hư nửa thực được lưu truyền, khiến quả chuông này được coi là một trong những quả chuông kỳ lạ nhất Việt Nam.

Được tìm thấy năm 1958 tại vùng biển Đồ Sơn, Hải Phòng, chuông Vân Bản là một quả chuông cổ có số phận lịch sử rất đặc biệt. Hiện vật này đang được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam,

6 thg 7, 2017

Không gian văn hóa của Hiếu Tín

Nổi tiếng trong giới trẻ về thú sưu tập, lại chuyên nghiên cứu và giảng dạy về văn hóa, giảng viên Nguyễn Hiếu Tín (Trường Đại học Tôn Đức Thắng, Tp. Hồ Chí Minh) có niềm đam mê đặc biệt với các loại gốm, ấm trà, tượng danh nhân và hiện ngôi nhà của anh trở thành “bảo tàng” thu nhỏ trưng bày các bộ sưu tập độc đáo của mình. 

Trong ngôi nhà 3 tầng của mình, Hiếu Tín dành hết không gian để bài trí đủ các loại đố gốm, tượng các loại, biến nơi đây giống như một bảo tàng thu nhỏ về văn hóa. Trong mỗi bộ sưu tập, Hiếu Tín lại tiếp tục phân loại thành nhiều chủ đề khác nhau, như bộ sưu tập ấm trà được phân chia ra các loại ấm trà theo từng loại chất liệu: gốm Biên Hòa, gốm Nam Bộ xưa hay gốm tử sa Trung Quốc.

Ngay ở phòng khách, Hiếu Tín bày trang trọng bức tượng của Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, vị anh hùng dân tộc có công đánh đuổi quân Nguyên Mông dưới triều đại nhà Trần cuối thế kỷ 13. Hai bên tượng Hưng Đạo Vương là hai bình sứ có tích Hai Bà Trưng cưỡi voi đánh giặc, với khí thế chống ngoại xâm ngút trời của dân tộc từ những năm 40 đầu công nguyên. Nói về ý tưởng sưu tập tượng danh nhân, Hiếu Tín cho biết khi đọc các cuốn sách về danh nhân, anh cảm thấy có nhu cầu tìm hiểu sâu hơn về nhân vật qua thần thái, hình dáng các bức tượng được làm từ nhiều chất liệu. Rồi anh mới bỏ công tìm mua các bức tượng độc đáo để làm dày dặn thêm bộ sưu tập của mình.

Bộ sưu tập các loại ấm của Hiếu Tín.

23 thg 6, 2017

Bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển

Vương Hồng Sển (1902-1996) là một nhà văn hóa và sưu tầm cổ vật nổi tiếng ở Nam Bộ. Sau khi mất, ông đã hiến tặng toàn bộ 849 cổ vật và sách sưu tầm của mình cho Nhà nước. Bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển có giá trị độc đáo với nhiều chất liệu khác nhau: gốm sứ, đồng, gỗ, thủy tinh, ngà, sừng, đồi mồi... Trong đó có nhiều cổ vật của Việt Nam, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước châu Âu. 

Giới nghiên cứu lịch sử và cổ vật cả nước đều đánh giá cao sự dày công trong quá trình lưu giữ các cổ vật, cùng nhiều công trình nghiên cứu về Sài Gòn xưa của nhà nghiên cứu Vương Hồng Sển. Trong bộ sưu tầm cổ vật của mình, đồ sứ men lam Huế chính là chủng loại ông ưa thích nhất.

Ngược dòng lịch sử, vào thế kỷ 17-18, nhà cầm quyền Đàng Ngoài và Đàng Trong cho rằng gốm sứ Trung Quốc có chất lượng tốt nên đã đặt các lò gốm tại trấn Cảnh Đức, tỉnh Giang Tây sản xuất để sử dụng trong hoàng cung, phủ chúa. Theo yêu cầu của chúa Trịnh - chúa Nguyễn, gốm sứ Trung Quốc được sản xuất là những sản phẩm đồ đựng, đồ trang trí cao cấp, men xanh trắng vẽ phong cảnh, đồ án, tích truyện, thơ chữ Hán, chữ Nôm hàm chứa nhiều ý tưởng, ẩn dụ tốt đẹp.

Du khách nước ngoài tham quan bộ sưu tập cổ vật của Vương Hồng Sển.

8 thg 2, 2017

Chiêm ngưỡng 18 Bảo vật Quốc gia

Là đại diện cho các thời đại lịch sử, 18 bảo vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia phần nào phản ánh diện mạo lịch sử văn hóa, tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Mỗi cổ vật ẩn chứa thông điệp từ quá khứ, những câu chuyện thú vị dành cho người xem. 

Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị của các Bảo vật hiện có, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức sự kiện trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". 18 bảo vật được đặt trong không gian trưng bày trang trọng nhất của Bảo tàng ngay tại sảnh chính. Với những công nghệ chiếu sáng 3D hiện đại lần đầu được áp dụng, không gian trưng bày sự kiện đã đem lại cảm xúc rất mới với khách thăm quan. 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu tiên trưng bày 18 bảo vật quốc gia đang lưu giữ. Các bảo vật gắn liền với quá trình hình thành quốc gia, dân tộc, từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn nămđến thời quân chủ chuyên chế, các triều đại phong kiến, có hiện vật gắn liền với sự đấu tranh giải phóng dân tộc. Ảnh: Việt Cường

16 thg 1, 2017

Đồ quý hiếm của cung đình thời Nguyễn ở Sài Gòn

Nhiều hiện vật gốc quý hiếm gồm các trang phục, vật dụng cung đình triều Nguyễn đang được trưng bày tại triển lãm "Vàng son nhung gấm" tại TP.HCM. 

Ngày 21/12, Bảo tàng Lịch sử TP.HCM phối hợp với Bảo tàng Phụ nữ Nam bộ tổ chức trưng bày chuyên đề "Vàng son nhung gấm" - Trang phục cung đình triều Nguyễn (1802-1945).