26 thg 2, 2023

Khu du lịch sinh thái Ngã Bảy Sông Garden – Hậu Giang

Khu du lịch Ngã Bảy Sông Garden có sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa và thiên nhiên sinh thái mang lại cho du khách những trải nghiệm khó quên. Đây là điểm du lịch Hậu Giang vừa mới đi vào hoạt động nhưng đã để lại những ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

Khu du lịch sinh thái Ngã Bảy Sông Garden

Vị trí

Ngã Bảy Sông Garden tọa lạc tại khu vực 4, phường Lái Hiếu, thành phố Ngã Bảy, tỉnh Hậu Giang. (Đối diện bệnh viện Ngã Bảy)

Thời gian mở cửa: 07:00 – 20:00 hàng ngày

Công viên đá hoang sơ ở Ninh Thuận

Công viên đá Ninh Thuận nằm trong khu bảo tồn Vườn Quốc gia Núi Chúa, là nơi phù hợp với du khách yêu thiên nhiên.

Công viên đá thuộc Vườn Quốc gia Núi Chúa, nằm ở thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải. Công viên thuộc hệ sinh thái rừng lùn trên núi đá, được bao bọc bởi các loại thực vật có khả năng chịu hạn trong điều kiện khí hậu quanh năm khô nóng.

Anh Nguyễn Minh Hoàng, nhân viên Phòng Dịch vụ và Giáo dục Môi trường Vườn Quốc gia Núi Chúa cho biết, công viên có diện tích khoảng 3 ha, được phát hiện vào khoảng năm 2013 nhưng năm 2022 mới bắt đầu khai thác du lịch.

Tại công viên, các khối đá được hình thành tự nhiên, đủ kích thước, xếp chồng lên nhau, qua hàng triệu năm bị bào mòn, tạo thành những hình thù dễ liên tưởng đến chim, cá mập, voi, khỉ, rắn, bình trà, ghế ngồi. Những mỏm đá hướng ra phía biển là địa điểm check in của người yêu thích khám phá, trải nghiệm thiên nhiên.

Những tảng đá nhiều hình dáng ở ven biển Ninh Thuận. Ảnh: Thanh Tùng

Có một "biển xanh" giữa đại ngàn Tây Bắc

Với vẻ đẹp hùng vĩ, nên thơ, cùng những điểm đến hấp dẫn và sắc màu văn hóa độc đáo… vùng lòng hồ Quỳnh Nhai không chỉ là điểm sáng trong chiến lược phát triển du lịch của tỉnh Sơn La, mà còn hướng tới trở thành một phần của Khu du lịch quốc gia với thương hiệu “biển xanh trong lòng núi”.

Dòng sông Đà mênh mông, làn nước xanh màu ngọc bích như ửng hồng khi mặt trời chiếu tia nắng sớm; những áng mây vờn quanh dãy núi đá vôi hùng vĩ, chiếc thuyền đánh cá lúc ẩn, lúc hiện trong làn sương… bức tranh sơn thủy hữu tình của lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai như làm say lòng bất cứ ai có dịp ghé thăm.

Vùng lòng hồ thủy điện Sơn La tại huyện Quỳnh Nhai là điểm hẹn hấp dẫn cho những ai yêu thích cảnh sắc nên thơ miền sơn thủy.

Pác Ngòi - ngôi làng thơ mộng và bình yên bên hồ Ba Bể

Bản Pác Ngòi thơ mộng và xinh đẹp ven hồ Ba Bể (xã Nam Mẫu, huyện Ba Bể, Bắc Kạn). Nơi đây còn gìn giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng của người Tày với những ngôi nhà sàn cổ tựa lưng vào vách núi, phía trước nhìn ra mặt hồ trong như ngọc mỗi buổi sớm mai... Tất cả đều tạo nên sức hút kỳ lạ với du khách.

Trên các trang mạng xã hội hay các fanpage về du lịch, bản Pác Ngòi là một trong những địa điểm nằm trong danh sách "phải đến" khi du lịch Ba Bể. Đây là bản làng của người Tày với gần 100 mái nhà sàn, trong đó có không ít ngôi nhà đã có tuổi đời cả trăm năm...

Rất nhiều du khách khi đến với Pác Ngòi đều có chung đánh giá: Đây là một trong những bản Tày hiếm hoi vẫn giữ được vẹn nguyên các giá trị văn hóa truyền thống cũng như phong tục, tập quán sinh hoạt hàng ngày.

Những ngọn đồi được "mặc chiếc áo trắng" trong mùa hoa cà phê Tây nguyên

Những ngày tháng 2, nhiều ngọn đồi trồng cà phê ở Tây nguyên như được "mặc chiếc áo trắng" bởi hoa cà phê bung nở.

Sau Tết Nguyên đán 2023, những ngọn đồi canh tác cà phê của người dân Tây nguyên đã bắt đầu nở hoa. Thời điểm bung hoa phụ thuộc nhiều vào lượng mưa và lượng nước tưới tiêu của bà con nông dân.

Đi giữa những ngọn đồi hoa cà phê mùa này, hương thơm ngào ngạt, đặc trưng xộc thẳng vào mũi. Nhiều người ví đây là mùa con ong đi hút mật (ý nói ong đi hút mật hoa cà phê -PV).

Những ngọn đồi được 'mặc chiếc áo trắng' bởi hoa cà phê bung nở. Ảnh: XUÂN LÂM

25 thg 2, 2023

Núi Bài Thơ – danh thắng sắp mở cửa trở lại ở Hạ Long có gì đặc biệt?

Thông tin sẽ mở lại núi Bài Thơ khiến nhiều người dân và du khách háo hức. Nếu được khai thác xứng tầm, đây có thể là “thỏi nam châm” tiếp theo thu hút khách đến với Hạ Long bằng trải nghiệm độc đáo và khác biệt.

Đến Hạ Long (Quảng Ninh), từ rất nhiều địa điểm trong thành phố đều dễ dàng chiêm ngưỡng núi Bài Thơ, một ngọn núi đá vôi độc đáo bên bờ vịnh Di sản.

Chèo – nghệ thuật sân khấu truyền thống tiêu biểu của người Việt

Ra đời từ thế kỉ 10, Chèo là một loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian độc đáo và giữ vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt văn hóa tinh thần của người Việt. Theo dòng chảy thời gian, loại hình kịch hát truyền thống được ưa chuộng ở các làng quê vùng châu thổ sông Hồng dần lan tỏa sang vùng trung du miền núi Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Với những giá trị nghệ thuật độc đáo, nghệ thuật Chèo đang được Việt Nam nghiên cứu xây dựng hồ sơ để trình UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Chiếu chèo sân đình Kim Liên (Đống Đa - Hà Nội). Ảnh: Khánh Long/VNP

24 thg 2, 2023

Độc đáo kiến trúc chùa Xiêm Cán

Bạc Liêu, vùng đất không chỉ là cái nôi của nghệ thuật đờn ca tài tử Nam bộ mà còn có hệ thống di tích, văn hóa, kiến trúc tín ngưỡng và lễ hội truyền thống độc đáo của ba dân tộc Kinh - Hoa - Khmer. Trong đó, không thể không nhắc đến chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer lớn và đẹp lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam bộ. Sự uy nghi và kiến trúc tuyệt đẹp của chùa Xiêm Cán luôn để lại ấn tượng khó quên trong lòng du khách.

Khu vườn tháp chùa Xiêm Cán. Ảnh: Nguyễn Thắng/VNP

Long An qua góc nhìn của nhiếp ảnh gia

Những hình ảnh quen thuộc, bình dị hàng ngày tại Long An được các nhiếp ảnh gia ghi lại một cách đẹp mắt, sinh động. Mỗi tác phẩm là một khoảnh khắc ấn tượng và có câu chuyện riêng nhằm tôn vinh hình ảnh đẹp về con người và quê hương Long An trên mọi lĩnh vực đời sống.

Tác phẩm "Mùa thu hoạch cỏ năn" của tác giả Lê Hoàng Thái

Ngày xuân thăm chùa cổ

Không biết tự bao giờ, lễ chùa trở thành nét đẹp văn hóa trong những ngày tết. Trong thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, nhiều người đến chùa lễ Phật, cầu một năm mới bình an, hạnh phúc. Một trong những ngôi chùa cổ được khách thập phương tìm đến là chùa Long Phước đã trên 200 năm tuổi.

Chùa Long Phước là ngôi chùa cổ có trên 200 tuổi giữa lòng TP.Tân An

Một trong những dấu ấn của Tân An xưa là Long Phước cổ tự (chùa cổ Long Phước) hay còn được gọi theo dân gian là chùa Bình Lập. Nằm bên bờ Nam dòng Vàm Cỏ Tây hiền hòa, chùa Long Phước là một trong những ngôi chùa được thành lập rất sớm tại làng Bình Lập, phủ Tân An (nay thuộc phường 3, TP. Tân An, tỉnh Long An).

Đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều: Nơi giáo dục truyền thống cách mạng

Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.

Đoàn viên, thanh niên dâng hương, bày tỏ lòng tri ân đối với vị Anh hùng dân tộc Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều

Anh Nguyễn Hải Đăng (TP.Tân An) có chuyến công tác tại xã Thạnh Hưng, thị xã Kiến Tường, không quên đến thắp hương Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều. “Mặc dù đến đây không đúng vào dịp tổ chức lễ giỗ của ông nhưng tôi cảm thấy rất tự hào khi được viếng, nghe kể về lịch sử vị anh hùng của dân tộc có nhiều công lao chống giặc ngoại xâm và khai phá vùng đất Đồng Tháp Mười” - anh Hải Đăng chia sẻ.

Khu Di tích Nhà ông Bộ Thỏ - Nơi giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ

Đã 93 mùa xuân có Đảng nhưng huyện Đức Hòa - vùng quê ghi dấu sự kiện trọng đại thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của tỉnh Chợ Lớn (Khu di tích Nhà ông Bộ Thỏ) thật sự chuyển mình. Những tuyến đường giao thông nông thôn nhỏ, hẹp ngày nào giờ được nâng cấp, láng nhựa, bêtông rộng rãi cùng nhiều công trình phúc lợi xã hội được xây dựng khang trang, đời sống người dân không ngừng được nâng lên. Nhiều năm nay, nơi đây trở thành địa điểm giáo dục cho thế hệ trẻ.

1. Di tích lịch sử cấp quốc gia Vườn, nhà ông Hương bộ Nguyễn Văn Thỏ (ông Bộ Thỏ) thuộc làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn, nay là ấp Bình Hữu 2, xã Đức Hòa Thượng, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Dù cảnh vật đổi thay nhưng cây khế, cái ao ngày nào vẫn còn đó như một “chứng nhân” cho thời khắc lịch sử thành lập chi bộ Đảng đầu tiên.

Khu di tích là tư gia của ông Nguyễn Văn Thỏ, tên thật là Nguyễn Văn Thới. Ông giữ chức Hương bộ - một chức vụ trong Ban hội tề của làng, nên dân trong vùng thường gọi là ông Bộ Thỏ

Lễ hội Làm Chay - Nét đẹp truyền thống và hiện đại

Dù ai buôn bán bộn bề
Làm Chay mười sáu nhớ về Tầm Vu

Nhắc đến những lễ hội đầu xuân ở Long An, không thể nào không nhắc đến Lễ hội Làm Chay. Lễ hội là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Long An, là nơi bảo tồn những giá trị văn hóa tốt đẹp, là "dấu gạch nối" giữa hiện tại và quá khứ. Lễ hội Làm Chay nhằm tưởng nhớ các nghĩa sĩ và cầu siêu cho các vong linh.

Lễ hội Làm Chay diễn ra từ ngày 14 đến 16 tháng Giêng với không gian kéo dài từ đình Tân Xuân đến chùa Linh Phước, chùa Ông, miếu Điền, miếu Âm Nhơn, thánh thất Phương Quế Ngọc Đài, sông Tầm Vu,... Lễ hội liên quan đến nhiều thiết chế tín ngưỡng khác ở thị trấn Tầm Vu: Chùa Ông (Linh Võ tự) thờ Quan Thánh Đế Quân, miếu Điền (Dương Xuân miếu) thờ thần Nông, miếu Cô Hồn (Âm Nhơn miếu), chùa Linh Phước (Linh Phước tự), thánh thất Phương Quế Ngọc Đài (đạo Cao Đài). Sự đan xen, hòa nguyện giữa nhiều thiết chế tôn giáo, tín ngưỡng trong Lễ hội Làm Chay cho thấy tâm thức hoàn đồng trong thực hành tôn giáo, tín ngưỡng.

2 cây đa tại Đình Vạn Phước được công nhận Cây di sản Việt Nam

Sáng 08/02, UBND huyện Cần Đước, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố Quyết định và đón nhận Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam – 2 cây đa Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước).

Lãnh đạo huyện, Ban Hội hương Đình Vạn Phước nhận Quyết định và Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 2 cây đa

Dự lễ có nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ - Trương Hòa Bình; Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh – Nguyễn Văn Được cùng lãnh đạo sở, ngành, địa phương.

Tháng Giêng, về đình Vạn Phước nghe đờn ca tài tử

Theo Hồ sơ Di tích lịch sử - văn hóa đình Vạn Phước của Bảo tàng - Thư viện tỉnh Long An, đình Vạn Phước là một trong những chứng tích quan trọng đầu tiên còn lại của quá trình mở đất, lập làng và xác lập chủ quyền trên vùng đất phương Nam của Tổ quốc.

“Đình Vạn Phước là một thiết chế làng xã truyền thống Nam bộ, cơ sở tín ngưỡng dân gian đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng, đời sống tinh thần của người dân địa phương. Cũng như nhiều ngôi đình khác ở Nam bộ, mặt tiền đình Vạn Phước thờ Thần Nông, bên trái là miếu Ngũ Hành, bên phải là Bạch Mã Thái Giám. Bên trong đình thờ Thành Hoàng Bổn Cảnh, Tiền hiền, Hậu hiền,... và đặc biệt còn thờ 2 nhân vật lịch sử, văn hóa được người dân địa phương tôn kính là Đốc binh Bùi Quang Diệu (Đốc binh Là) - thủ lĩnh nghĩa quân kháng Pháp và nhạc sư hậu tổ, nghệ nhân tiền phong nhạc lễ, nhạc tài tử Nguyễn Quang Đại (Ba Đợi)” - Chánh bái Ban Hội hương đình Vạn Phước - Phạm Văn Nghiệp chia sẻ.

Đình Vạn Phước là nơi thờ 2 nhân vật lịch sử: Đốc binh Bùi Quang Diệu và nhạc sư Nguyễn Quang Đại

22 thg 2, 2023

Ngon lạ giá đậu ván Lý Sơn

Giá đậu ván là món ăn hết sức quen thuộc trong bữa ăn của người dân huyện Lý Sơn. Được trồng trên loại cát biển pha vôi, giá đậu ván có vị ngon, giòn và bổ dưỡng hơn hẳn giá được làm từ đậu xanh thường thấy trong đất liền.

Cho đến thời điểm này, Lý Sơn vẫn là nơi hiếm hoi sử dụng đậu ván để làm giá ăn. Cũng như giá đỗ thông thường, trồng giá đậu ván không khó nhưng đòi hỏi khá nhiều công chăm sóc. Cát sử dụng để gieo ươm giá đậu ván là loại cát biển có pha vôi được sàng bỏ tạp chất, để tránh giá bị hư thối và kém phát triển.

Sau khi gieo đậu ván dưới lớp cát trắng thì dùng vỏ bao phủ kín và thường xuyên tưới nước để đậu nảy mầm. Tùy vào thời tiết nóng hay lạnh mà thời gian gieo, ủ giá đến khi thu hoạch giao động từ 6-10 ngày. Khi trưởng thành, giá đậu ván dài khoảng 20-30cm và có thân to gấp đôi so với giá đậu xanh. Giá đạt chuẩn có thân mập tròn; khi ngắt, bẻ giá phải giòn chứ không dai.

Giá đậu ván được người dân Lý Sơn xem là loại rau sạch, giàu dưỡng chất và có hương vị thơm ngon, lạ miệng.

Dân dã bánh ít trắng

Những ngày còn nhỏ, tôi rất thích về quê ngoại ăn giỗ vì được thưởng thức món bánh ít trắng. Cùng tên gọi bánh ít, nhưng bánh ít lá gai có màu đen đặc trưng làm từ cây lá gai thường mọc ở các vùng quê, còn bánh ít trắng làm từ bột nếp nên phần vỏ bánh trắng nõn, nhân bánh có hương vị đậm đà, thơm ngon.

Làm bánh ít trắng thơm ngon hơi kỳ công. Bột nếp không phải từ bột khô mua sẵn mà được làm ở nhà. Nếp vo, làm sạch rồi ngâm cho đến mềm, sau đó xay nhuyễn thành bột. Bột nếp được nhồi thật kỹ cho đến khi tạo thành khối dẻo, mịn.

Bánh ít trắng nhân tôm, thịt có hương vị thơm ngon. ẢNH: GIA HÂN

Độc đáo 2 cây dầu rái hàng trăm tuổi ở Bảy Núi

Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, 2 cây dầu rái hàng trăm năm tuổi ở vùng Bảy Núi được Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam công nhận là Cây Di sản Việt Nam. Đây không chỉ là tài sản diệu kỳ của thiên nhiên ban tặng, mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử quý báu, mang ý nghĩa đặc biệt trong đời sống tinh thần của người dân qua nhiều thế hệ.

Trong số 2 cây dầu rái hàng trăm năm tuổi ở Bảy Núi thì cây dầu rái ở ấp Tô An (thị trấn Cô Tô, huyện Tri Tôn) được xác định là cây có tuổi thọ cao nhất với hơn 700 năm. Theo nhiều vị cao niên, từ khi họ sinh ra đã thấy cây dầu rái cổ thụ vững chãi, xanh tươi che bóng mát trên mảnh đất này. Cây dầu rái không có nhiều nhánh, thân cây to phải 8-9 người lớn ôm mới giáp vòng, chiều cao của cây hơn 30m vươn thẳng lên bầu trời. Có lịch sử tồn tại hàng trăm năm, chứng kiến nhiều biến cố của lịch sử, vì vậy thân cây dầu rái cổ thụ in hằn dấu vết của thời gian với những sần sùi, vỏ cây khô cứng như đá.

19 thg 2, 2023

“Cồn của cồn” ở phố thị Long Xuyên

Ở TP. Long Xuyên (tỉnh An Giang) có một “cồn của cồn”, nằm biệt lập trên sông Hậu. Chính sự biệt lập ấy khiến nơi đây có cuộc sống bình yên rất riêng, đậm nét sông nước miền Tây.


Cồn Phó Ba (ấp Mỹ Thạnh), thuộc cù lao Ông Hổ (xã Mỹ Hòa Hưng). Có 2 cách để đến với cồn Phó Ba. Khách đi từ phà Trà Ôn theo đò của người dân cồn Phó Ba hoặc đi phà qua xã Mỹ Hòa Hưng, rồi lại tiếp tục đi đò sang cồn Phó Ba. Chúng tôi chọn cách thứ 2, vắt vẻo trên xuồng của chú Hai Đành, lạng qua “chiếc eo” nhỏ xíu giữa “cù lao mẹ” và “cồn con”.

18 thg 2, 2023

Bảy Núi vào mùa hành hương

Bắt đầu từ tháng 11 (âm lịch) và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau, mùa hành hương trở thành một phần đặc trưng của vùng Bảy Núi. Du khách đến nơi này để được trải lòng với các đấng siêu nhiên, cầu mong những điều tốt đẹp và hòa mình vào cảnh sắc thơ mộng của vùng “thất lĩnh”.

Những dòng xe cộ ngược xuôi kéo dài hàng cây số, những gương mặt nhẹ nhàng, thành kính ngưỡng vọng đấng siêu nhiên trong làn khói hương nghi ngút, những nụ cười thích thú, choáng ngợp trước khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ… tất cả tạo nên những mảng màu đặc trưng của mùa hành hương vùng Bảy Núi. Đúng với tên gọi mùa hành hương, dòng người từ khắp mọi miền đất nước tề tựu về An Giang, đi qua dòng sông Hậu hiền hòa lộng gió để đến với chốn non nước hữu tình. Với du khách, hành hương về Bảy Núi là chuyến đi của nguyện ước và cũng là “cái hẹn” của niềm tin.

Đầu năm đi Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Châu Đốc (tỉnh An Giang) là thành phố du lịch (DL) tâm linh, thu hút hàng triệu du khách mỗi năm, nhất là vào thời điểm Tết Nguyên đán đến tháng 4 (âm lịch) hàng năm. Đến TP. Châu Đốc vào những ngày đầu tháng Giêng, tại các khu di tích lịch sử - văn hóa; các khu, điểm DL, nhất là miếu Bà Chúa Xứ núi Sam... du khách rất đông đúc.

Trong tiệm nước người Hoa

Mỗi lần anh tôi lên Sài Gòn đều rủ tôi đi ăn sáng tại tiệm Tân Sinh Hoạt. Có món gì ngon ở đó? Anh chỉ thích ngồi nhớ lại cái không khí cổ xưa nơi mà thuở xưa sáng nào tụi học trò chúng tôi cũng ngồi uống cà phê và nghe phổ ky truyền nhau ơi ới tiếng gọi bàn bằng thứ tiếng Hoa nói lóng rất thú vị mà người Hoa chính gốc nếu không quen cũng không hiểu được

Thế giới tiếng lóng

“Hai hoành thánh mì thoàn dách, lượng co sủi cảo tún lục”. Tiếng rao của anh phổ ky gọi cho anh đầu bếp. Từ đàng xa, người đầu bếp lặp lại tiếng kêu như rao hồi đáp là đã nghe tiếng đặt hàng.

Thoàn dách là bàn số 1 ở giữa, tún lục là bàn số 6 phía bên đông. Còn sủi cảo là bánh xếp nước (hơi giống hoành thánh có hình dẹp). Xưa kia trời vừa hừng sáng, hầu hết các tiệm nước người Hoa, mở tất cả đèn sáng choang, quạt máy 5 – 7 cái quay vù vù, năm ba anh phổ ky hỏi khách dùng chi, lập tức truyền khẩu lệnh gây náo nhiệt cả tiệm.

Cà phê vợt được nấu trong siêu. Ảnh: T.L.

Chùa Bạc: Điểm du lịch tâm linh độc đáo ở Ninh Bình

Nằm ở thành phố Ninh Bình (tỉnh Ninh Bình), chùa Bạc hay còn gọi là "Kỳ Lân sơn tự" gắn liền với dãy núi đá và hang động rất độc đáo.


Mới đây quần thể chùa Bạc đã được tôn tạo, trùng tu thêm một số hạng mục, tạo nên không gian ý nghĩa, thu hút đông đảo phật tử, người dân và du khách thăm quan, chiêm bái.

Núi Kỳ Lân - một ngọn núi thiêng nằm độc lập ở trung tâm thành phố Ninh Bình. Qua các cuộc nghiên cứu khảo cổ, các nhà khoa học đã phát hiện nhiều tư liệu lịch sử về những lớp trầm tích có chứa xương động vật, vỏ nhuyễn thể và nhiều dấu tích biển tiến khi xưa.

Chùa Hà – Ngôi chùa cầu duyên nổi tiếng miền Bắc

Chùa Hà nằm ở số 86 trên con đường cùng tên thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Ngôi chùa này có tên chữ là Thánh Đức Tự, trước kia thuộc xóm Bối Hà. Khởi nguồn tạo dựng của chùa là từ cuối thời Lê, chùa được lập nên để thờ Phật theo phái Đại thừa.


Khuôn viên chùa Hà rộng rãi với nhiều bóng cây cổ thụ và những công trình kiến trúc và các di vật mang giá trị lịch sử. Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, khi ghé qua thăm chùa, du khách sẽ được hòa mình vào bầu không khí thanh tịnh, yên bình. Những khoảnh sân rộng rợp màu xanh của lá, tươi tắn sắc hồng của hoa đào, sắc vàng của hoa mai và những quả bưởi trĩu cành.

17 thg 2, 2023

Vượt thác Dương Cầm


Nhắc đến Quảng Bình là nhắc đến biển xanh, cát trắng và những hang động kỳ vĩ thuộc Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng. Nhưng ít ai biết rằng, ở phía Nam của tỉnh, khu vực thuộc địa phận xã Kim Thủy, huyện Lệ Thủy có một miền thiên nhiên diệu kỳ đang đợi chờ những bước chân khám phá. Đó chính là Khu Dự trữ thiên nhiên (DTTN) Động Châu - khe Nước Trong.

Tré - đặc sản Bình Định

Được làm từ nguyên liệu như thịt lợn, bì, riềng, vừng,… nhưng qua bàn tay khéo léo của người địa phương, món ăn này lại mang hương vị đặc trưng, với điểm nhấn bên ngoài là lớp rơm khô cuộn chặt đẹp mắt.

Nhắc đến ẩm thực Bình Định, người ta thường nhớ ngay đến các đặc sản như chả cá Quy Nhơn, gỏi cá chình, mắm nhum Mỹ An, gié bò Tây Sơn, bánh ít lá gai,… Tuy nhiên, nơi đây còn có một món ăn tuy dân dã nhưng không kém phần nổi tiếng, hút khách thưởng thức. Đó chính là tré.

Choáng ngợp ở Vách đá trắng - kiến tạo kỳ diệu của trái đất

Dừng chân trên Vách đá trắng, du khách sẽ thấy choáng ngợp trước thiên nhiên hùng vĩ và vẻ đẹp thơ mộng của dòng sông Nho Quế uốn lượn dưới hẻm sâu. Đặc biệt, khi chạm tay vào vách đá, mỗi người như cảm nhận được sự đứt gãy của núi đồi hàng chục triệu năm.

Vách đá trắng trở thành điểm cắm trại độc đáo của du khách khi đến Hà Giang. Ảnh: Hà Anh Khoa

Sau khi di chuyển qua đoạn đường ven núi đá dài 3 km bằng xe máy và đi bộ, leo dốc thêm gần 1 tiếng đồng hồ, Hà Anh Khoa cùng nhóm bạn cũng đến được Vách đá trắng (huyện Mèo Vạc, Hà Giang). Bao mệt mỏi dường như tan biến bởi trước mặt chàng trai quê Hậu Giang là cả một bầu trời xanh ngắt, đồi núi chập chùng.

Khám phá bản làng xinh đẹp, hang động hoang sơ tại Bản Sưng, Đà Bắc

Bản Sưng, thuộc xã Cao Sơn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, nằm cách trung tâm huyện 22km. Bản có lịch sử hơn 500 năm và hiện là nơi sinh sống của 349 người dân tộc Dao Tiền.

Cách Hà Nội khoảng 100 km, nép mình bên núi Biều, tại đây, người dân sống dưới các căn nhà trệt, mái lợp bằng lá cọ. Đến bản Sưng, khách tham quan được trải nghiệm một cuộc sống nguyên sơ, bản làng xinh đẹp, khám phá hang động, hít hà bầu không khí thanh lành, tránh xa âm thanh náo nhiệt của thành phố.

Nhà tranh lợp lá ở bản Sưng (Đà Bắc, Hòa Bình).

Hoa bơ nở vàng mộng mơ ở Đà Lạt

Sau mùa mai anh đào, Đà Lạt lại bước vào mùa hoa bơ mộng mơ, tạo khung cảnh lãng mạn thu hút du khách.

Gần đây, những bộ ảnh check-in với hàng hoa bơ nở vàng rực đang gây sốt trên mạng xã hội.

Hàng bơ "ngàn like" này nằm ở một quán cà phê kết hợp homestay nổi tiếng tại Xuân Trường, Thành phố Đà Lạt, cách khu vực đồi chè Cầu Đất khoảng 4km. Nơi này có khuôn viên rộng, thiết kế mộc mạc, gần gũi thiên nhiên, tạo cảm giác như miền quê thanh bình.

Điểm nhấn của quán là con đường gỗ phong cách Hàn Quốc nhìn ra hồ. Dọc theo con đường là bốn cây hoa bơ lớn. Mỗi năm vào dịp tháng 2, bốn cây bơ đồng loạt nở rộ, tạo nên khung cảnh mộng mơ, đẹp mắt.

Con đường gỗ phong cách Hàn Quốc trở nên nổi bật vào mùa hoa bơ.

Khám phá muôn vị bánh bèo dọc miền đất nước

Bánh bèo là món ăn mang nét đẹp của ẩm thực Việt Nam và mỗi nơi trên dải đất hình chữ S lại có cách chế biến riêng biệt, tạo nên sự đa dạng "muôn màu muôn vẻ" cho món ăn dân dã này.

Hải Phòng

Bánh bèo Hải Phòng có sự khác biệt từ hình dáng đến cách thưởng thức. Bánh bèo Hải Phòng cũng làm từ bột gạo nhưng thay vì rót vào chén thì bột được rót lên lớp lá chuối khum khum như chiếc thuyền. Phần nhân bánh gồm thịt và mộc nhĩ xào chín, cho lên phần bột rồi đem hấp chín trong khoảng 1 giờ. Khi chín, bánh sẽ chuyển sang màu trắng đục, có mùi thơm đặc trưng của lá chuối.

Bánh bèo Hải Phòng khác biệt từ hình dáng đến cách thưởng thức. Ảnh: Mai Hương.

Sưa thay lá, nhuộm vàng góc phố Hà Nội

Góc phố cuối đường Hoàng Hoa Thám (Hà Nội) bất ngờ trở nên nổi tiếng khi những bức ảnh sưa thay lá vàng đầu tiên được đăng tải trên mạng xã hội.

Phương Thảo (quận Cầu Giấy, Hà Nội) tranh thủ đưa người bạn nhỏ đến check-in góc phố sưa thay lá "hot" nhất thủ đô - Ảnh: NGUYỄN HIỀN

13 thg 2, 2023

Ngắm hoa tulip nở rộ trên núi Bà Đen

Dù thời gian cao điểm Tết Nguyên đán, rằm tháng giêng đã qua nhưng lượng khách đến núi Bà Đen (tỉnh Tây Ninh) vẫn chưa “hạ nhiệt”. Nhiều du khách cho biết rất ấn tượng bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, đặc biệt là vườn hoa tulip đang nở rộ.

Những ngày này, hoa tulip nở rộ trên núi Bà Đen được nhiều du khách "săn đón" - Ảnh: CHÂU TUẤN

Đây là năm thứ hai, hàng ngàn bông hoa tulip - loài hoa đặc trưng của đất nước Hà Lan - xuất hiện tại khu du lịch núi Bà Đen.

Cảnh đẹp nên thơ ở hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ

Hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ thu hút du khách nhờ cảnh quan yên bình, xanh mát và những hoạt động trên mặt nước.

Khác xa các điểm du lịch trong nội thành, khi đến với hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ (thôn 5, xã Hòa Khương, H.Hòa Vang, TP. Đà Nẵng), du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của hồ nước rộng mênh mông, bao quanh bởi núi non hùng vĩ.

Hồ Đồng Xanh - Đồng Nghệ là địa điểm check-in được lan truyền trên mạng xã hội trong những ngày gần đây. Ảnh: HỮU TÚ

Ngôi chùa có tượng Phật cao 72m, trái tim ngọc nặng 1 tấn ở Hà Nội

Ngôi chùa Khai Nguyên ở Sơn Tây, Hà Nội thu hút du khách tìm về vãn cảnh, cầu bình an và chiêm ngưỡng tượng Phật cao 72m, trái tim ngọc nặng 1 tấn.

Những ngày đầu năm, hàng vạn du khách từ khắp nơi tìm về chùa Khai Nguyên ở thôn Tây Ninh (Sơn Đông, Sơn Tây, Hà Nội) để vãn cảnh, dâng lễ cầu bình an và chiêm ngưỡng tượng Phật cao 72m, trái tim ngọc nặng 1 tấn.

Ngôi chùa nằm cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 40 km. Chùa còn được gọi là Cổ Liêu Tự. Theo lịch sử bia ký, ngôi chùa này được xây dựng từ nửa đầu thế kỷ 16. Qua nhiều thế kỷ, chùa Khai Nguyên xuống cấp trầm trọng và gần như trở thành phế tích.

Năm 2003, được sự đồng thuận của người dân và các cấp chính quyền, đại đức Thích Đạo Thịnh về trông nom và từ đó tu bổ, cải tạo, xây dựng lại chùa Khai Nguyên để đáp ứng nhu cầu tu học của tăng ni, cũng như tín đồ phật tử, du khách thập phương.

Du khách đổ về ngôi chùa Khai Nguyên dịp đầu năm.

Kiến trúc chùa Vạn Phật có hơn 10.000 tượng Phật ở TPHCM

Chùa Vạn Phật thuộc quận 5, TPHCM là ngôi chùa được xếp vào hàng kỷ lục Việt Nam về hệ thống tượng Phật khổng lồ với hơn 10.000 bức.

Chùa Vạn Phật có hệ thống tượng Phật được xếp vào hàng kỷ lục tại Việt Nam. Công trình quy tụ cả tượng nhỏ lẫn tượng lớn như: Thích Ca Mâu Ni, Bồ Tát Văn Thù, Bồ Tát Phổ Hiền… Ảnh: Nguyễn Anh Kiệt

Chùa Vạn Phật được xây dựng vào năm 1959 bởi hai vị hòa thượng là Đức Bổn và Diệu Hoa, với mục đích làm nơi tu học, lễ bái cho các tăng ni, phật tử người Hoa ở thành phố và các tỉnh lân cận.

Hình ảnh bảo vật quốc gia Champa tại Bảo tàng Bình Định

6 di vật đã được công nhận là bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Bình Định, thu hút nhiều sự chú ý của giới nghiên cứu lịch sử nghệ thuật trong nước và thế giới.

Phù điêu nữ thần Mahishasuramardini là bảo vật quốc gia năm 2015.

'Vườn hồng của Nam Phương' đẹp mê mẩn nơi kinh thành Huế

Đầu năm 2023, một khu vườn đầy hoa hồng cổ Huế đã được phục dựng trong khuôn viên của điện Kiến Trung với tên gọi “vườn hồng của Nam Phương”.

Điện Kiến Trung là một cung điện quan trọng trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn, được xây dựng vào năm 1921 đến năm 1923 dưới triều vua Khải Định. Là công trình đẹp, hiện đại và bề thế, nhưng điện Kiến Trung chỉ tồn tại chỉ được hơn 20 năm rồi bị phá hủy một cách đáng tiếc. Đến năm 2019, từ phần nền cũ, điện Kiến Trung được phục dựng lại với kinh phí hơn 123 tỉ đồng.

Sau một thời gian được phục dựng lại một cách tỉ mỉ, rất nhiều hạng mục tại đây đã được hoàn thiện với từng chi tiết đều mang cái hồn của xứ Huế cổ xưa. Nổi bật trong đó chính là vườn hồng của Nam Phương hoàng hậu. 

11 thg 2, 2023

Tép đồng xào khế

Tép xào khế là món ăn dân dã, đậm đà hương vị đồng quê, góp phần làm cho bữa cơm gia đình thêm ngon miệng.

Sớm xuân, vợ đi chợ về luôn miệng xuýt xoa vì lạnh nhưng vẫn khoe "em mua được mớ tép tươi rói về xào cùng khế chua, hôm nay cả nhà sẽ có món ăn ngon phải biết!". Ký ức ngày xưa chợt ùa về trong tôi. Ngày trước, người dân trong làng thường vác nhủi ra đồng hay ven đầm nước xúc tép. Sau vài giờ lặn lội trong nước, họ vác nhủi trở về với chiếc giỏ tre treo lủng lẳng bên hông theo nhịp bước. Về đến nhà, họ trút cá nhỏ và tép đồng bắt được ra rổ, phân loại rồi rửa sạch cá, tép trước khi chế biến món ăn trong bữa cơm gia đình. Mớ tép búng nhảy trông thật đã mắt, hứa hẹn mang lại những món ăn dân dã thơm ngon.

Món tép đồng xào khế. Ảnh: Trang Thy

Về Quảng Ngãi ăn bún mắm

Mấy người bạn của tôi mỗi lần về quê vẫn thường í ới rủ nhau đi ăn bún mắm ở một quán bún mắm nhỏ nằm trong một con hẻm ngoằn ngoèo của đường Hùng Vương (TP. Quảng Ngãi).

Ở TP. Quảng Ngãi, không khó để tìm một quán bún mắm, nhưng tôi cùng các bạn vẫn cứ “thủy chung” với quán bún mắm cô Chi. Đây là quán bún mắm hiếm hoi giữa lòng thành phố có mắm cái cá cơm đúng vị Quảng Ngãi và cũng là quán bún mắm chúng tôi thường đến thưởng thức từ thời còn học cấp 3. Bún mắm thơm ngon, giá rẻ nên ngày trước dẫu bàn ghế đơn sơ, quán lại nằm trong một con hẻm đất khó đi, nhưng quán bún mắm cô Chi luôn đông khách. Nhiều bữa, ghé quán gặp lúc khách đông, lũ học trò chúng tôi ngày ấy vừa lăng xăng phụ việc giúp chủ quán, vừa chờ đến lượt mình.

Món bún mắm dân dã, thơm ngon. Ảnh: LAM GIANG

Mùa rêu ở bờ kè biển Quảng Ngãi thu hút khách với những khung hình đẹp

Cứ đến tháng giêng hàng năm, các ghềnh đá ở bờ biển Quảng Ngãi xuất hiện rêu xanh đẹp mắt, thu hút nhiều người đến check-in.

Theo ghi nhận của PV Thanh Niên, sáng 10.2, tại bờ kè chống sạt lở bờ bắc Cửa Đại (thuộc thôn Khê Tân, xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi, Quảng Ngãi), rêu xanh mọc bám vào các ụ bê tông dài hàng trăm mét, thu hút nhiều người đến chụp ảnh, săn ảnh đẹp.

Đê giảm sóng, chắn cát dài khoảng 270 m ở bờ bắc Cửa Đại trở nên đẹp hơn với lớp rêu xanh. Ảnh: HẢI PHONG

Mùa rêu nhuộm xanh bờ biển Ninh Thuận

Ninh Thuận đang vào mùa rêu. Những bãi rêu xanh mát mắt có thể kể đến như Hòn Đỏ, Hang Rái, làng Từ Thiện...

Nằm cách trung tâm thành phố Phan Rang - Tháp Chàm khoảng 15 km về phía nam, bãi rêu xanh với chiều rộng khi nước rút hơn 500m, nằm trải dần gần 4 km dọc bờ biển ở làng Từ Thiện. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

Tết Nguyên tiêu phố Hội - di sản văn hóa quốc gia

Trải qua hàng trăm năm, những giá trị văn hóa độc đáo của lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An được cộng đồng cư dân phố cổ Hội An gìn giữ và phát huy, góp phần làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc nói chung, của Hội An, Quảng Nam nói riêng. Ngày 2/2/2023, Tết Nguyên tiêu Hội An được Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Ở Hội An, cứ sau ngày Khai hạ (mùng 7 tháng Giêng), người dân lại nô nức chuẩn bị đón Tết Nguyên tiêu. Đây là lễ tết lớn nhất trong năm, chỉ sau Tết Nguyên đán, được hình thành từ lâu đời, là sự kiện văn hóa chung của cộng đồng cư dân Hội An, gắn với quá trình hình thành, phát triển của đô thị - thương cảng Hội An từ trong lịch sử cho đến hiện nay.

Tam niên đáo lệ, làng Thai Dương náo nức vào hội cầu ngư

Ngày 2/2/2023, nhằm ngày 12 tháng Giêng năm Quý Mão, làng văn hóa Thai Dương, phường Thuận An, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức lễ hội cầu ngư theo phong tục "tam niên đáo lệ" tức 3 năm diễn ra một lần. Đây là lễ hội lớn mang đậm bản sắc văn hóa, đời sống của ngư dân vùng biển Thừa Thiên, thu hút đông đảo người dân, du khách tham gia.

Lễ cầu ngư làng Thai Dương được tổ chức với nhiều nghi lễ truyền thống cùng các hoạt động văn hóa, văn nghệ và thể thao cộng đồng độc đáo, hấp dẫn nhằm cầu khấn đất trời, các bậc tiền bối của làng phù hộ độ trì cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà, con em làng chài sức khỏe, ra khơi gặp sóng yên, bể lặng đánh bắt được nhiều cá tôm, dân làng no ấm, mọi người hạnh phúc.

Đêm trước ngày hội là các lễ cung nghinh, lễ túc yết, lễ cầu an, lễ chánh tế, tưởng niệm… được tổ chức rất công phu, trang nghiêm và thành kính với nhiều nội dung khác nhau, trong đó có việc tưởng nhớ tri ân công đức ngài khai canh và khai khẩn làng nhằm nhắc nhở con cháu trong làng luôn hướng về cội nguồn.

10 thg 2, 2023

Ngôi nhà phủ đầy hoa xác pháo hút du khách ở Bảo Lộc

Ngôi nhà cổ tích phủ đầy hoa xác pháo nằm ở ngoại ô thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng), gần nhà thờ B'Đơ thu hút du khách tới check-in, khám phá.

Dịp đầu xuân, những bông hoa xác pháo nở rộ, phủ một màu cam nổi bật, rực rỡ. Ai ai đi qua cũng ghé lại nhìn ngắm, trầm trồ vì ngôi nhà đẹp tựa cổ tích.

Ngân Bùi, 30 tuổi, trở về quê nhà tại Bảo Lộc sau thời gian dài sinh sống và làm việc ở TP HCM. Mùng 6 Tết, cô quyết định ghé thăm ngôi nhà phủ đầy hoa xác pháo nổi tiếng này.

Ngôi nhà phủ đầy hoa xác pháo hút du khách ở Bảo Lộc.

Bánh ướt xếp chồng 'nằm lò sưởi' giá 2.000 đồng/đĩa ở Đà Lạt

Bánh ướt xếp chồng là món ăn vặt được nhiều du khách ưa thích khi tới du lịch Đà Lạt.

Bên cạnh những món ăn vặt nổi tiếng như bánh mì xíu mại, bánh ướt lòng gà, nành bò, bánh tráng nướng, bánh căn... bánh ướt xếp chồng cũng là món ăn được nhiều du khách tò mò muốn thưởng thức khi tới Đà Lạt.

Bánh ướt chồng hay bánh ướt xếp chồng xuất hiện phổ biến ở nhiều nơi như Nha Trang, Buôn Ma Thuột, Sài Gòn, Đà Lạt, Vũng Tàu.

Theo nhiều người, món ăn này thực chất xuất phát từ bánh ướt nem nướng Nha Trang, sau này được người Buôn Ma Thuột biến tấu thành kiểu ăn cầu kỳ và hấp dẫn hơn, rồi dần được mang đi nhiều nơi bày bán.

Bánh ướt xếp chồng là món ăn được nhiều du khách ưa thích tại Đà Lạt. Ảnh: Trang Vũ

Vì sao Mai Châu lọt top điểm đến thân thiện nhất Việt Nam?

Hòa Bình - Huyện Mai Châu đã trở thành 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam do Traveller Review Awards 2023 lựa chọn.

Mai Châu được vinh danh là 1 trong 10 điểm đến thân thiện nhất Việt Nam. Ảnh: Nguyễn Minh.

Mới đây giải thưởng thường niên Traveller Review Award 2023 đã công bố 10 địa điểm mến khách nhất Việt Nam, trong đó có Mai Châu (do nền tảng du lịch Booking.com chọn ra dựa trên dữ liệu 240 triệu du khách chấm điểm và nhận xét).

Ngắm cung đường đèo Prenn đẹp mê hồn trước khi mở rộng

Đèo Prenn đã chính thức đóng hai đầu để nâng cấp từ ngày 6-2. Cùng Tuổi Trẻ nhìn lại những hình ảnh được ghi lại ngay trước khi triển khai thi công.

Cơ quan chức năng cho biết sau khi nâng cấp đèo Prenn sẽ trở thành cung đường du lịch với nhiều điểm ngắm cảnh - Ảnh: M.V

Đèo Prenn, cửa ngõ Đà Lạt, đã trải qua nhiều đợt nâng cấp. Tuy nhiên bề rộng mặt đường không thay đổi nhiều, chỉ khoảng 7 m và dài 7,4 km. Việc mở rộng mặt đường đối với tuyến đèo quan trọng này tốn kém và khó khăn, do đường đèo gần như nằm trong rừng phòng hộ, địa hình hiểm trở với một bên là núi một bên là vực sâu cùng nhiều khúc cua nguy hiểm.

Ngắm rừng gỗ trắc quý hiếm vào mùa thay lá, nằm ngay ven đường bê tông

Một rừng gỗ trắc có tuổi đời hơn 50 năm nằm bên con đường bê tông giữa làng Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị. Lệ làng là sức mạnh giữ rừng trắc này.

Những cây gỗ trắc lừng lững xanh tốt ngay giữa làng Prin Thành, xã A Dơi, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị - Ảnh: TRẦN MAI

Về Bảy Núi vượt dốc đá, đi xuyên rừng, chiều cắm trại ngắm hoàng hôn

Cuối tuần, du khách nhiều nơi tìm về vùng Bảy Núi (An Giang) trải nghiệm sáng leo núi, ngắm suối, vượt rừng, chiều lặng ngắm hoàng hôn giữa thiên nhiên hoang sơ, hùng vĩ.

Trekking đã không còn xa lạ với bạn trẻ - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

8 thg 2, 2023

Món ngon từ cá sông Gia Lai

Ẩm thực Gia Lai khá đa dạng và phong phú. Bên cạnh các món ngon đã trở thành thương hiệu như: phở khô (phở 2 tô), gà nướng-cơm lam, bò một nắng, heo sọc dưa, tép Biển Hồ, lá mì-cà đắng… những món ăn được chế biến từ nhiều loại cá đặc trưng vùng sông suối được du khách ưa thích khi có dịp đặt chân đến vùng đất này.

Nếu được một lần thưởng thức món cá nướng trên bếp than hồng chắc hẳn bạn sẽ không thể nào quên hương vị đậm đà da diết của món ăn bình dị này. Vì sinh sống ở sông suối, ruộng đồng nên cá có vị thơm tự nhiên, ngọt thịt không như cá được nuôi thả trong ao hồ. Cá nướng ngon bởi chúng được bắt trực tiếp lên, sau khi sơ chế sẽ được nẹp vào những thanh tre vót nhọn nướng trên than hồng đỏ lửa. Cũng có đôi khi cá được bọc vào lá chuối nướng hoặc vùi vào tro cho thịt chín từ từ. Chính vì vậy mà thịt cá rất ngọt, cho hương vị thơm lừng, da cá chín vàng đẹp mắt hấp dẫn người dùng. Vì không cần tẩm ướp trước khi nướng nên lúc thưởng thức cá sẽ chấm kèm với muối ớt hay muối lá é, muối kiến vàng, là những thức chấm đặc trưng vùng cao nguyên với vị mặn mà rất thơm ngon, hấp dẫn.

Bánh tráng cá cơm, một đặc sản ở làng chài trên lòng hồ thủy điện Sê San 4 (huyện Ia Grai). Ảnh: Phương Duyên

Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Nhắc đến các Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp ở khu vực phía Bắc, không thể không nhắc tới Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang. Với vị trí, cảnh quan thiên nhiên “sơn thủy hữu tình”, thơ mộng và hùng vĩ cùng các hoạt động ý nghĩa tại thiền viện, nơi đây đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái và tu tập.

Hài hòa trong kiến trúc

Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang chính thức được xây dựng từ năm 2019, tại xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) với 5 hạng mục chính, do Đại đức Thích Trúc Thông Phổ trụ trì. Đến nay, hạng mục chính là Tòa Tam Bảo, nơi thờ Phật, chư vị tổ sư, lưu trữ kinh điển Phật giáo, tài liệu, sách về thiền phái Trúc Lâm, nơi sinh hoạt của tăng, ni, phật tử... đã cơ bản hoàn thành. Tòa Tam Bảo gồm 3 tầng: Tầng giảng đường, tầng thiền đường và sân lễ lộ thiên. Phía trên sân lễ là tòa tháp 3 tầng. Tọa lạc tại điểm cao nhất của tòa tháp là tượng phật Thích Ca Mâu Ni tay cầm cành hoa sen vừa được hoàn thành năm 2022. Tượng Phật cao 18m, ngang 12m, đài sen cao 4m. Từ vị trí tầng 3 của tòa tháp, phóng xa tầm mắt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn cảnh của khu vực trung tâm thành phố Tuyên Quang với núi non hùng vĩ, dòng Lô lịch sử hào hùng với những cây cầu thơ mộng của Thành Tuyên...

Đông đảo nhân dân và du khách du xuân tại Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Độc đáo chợ phiên Hùng Lợi cuối năm

Không ai còn nhớ chợ phiên Hùng Lợi (Yên Sơn) có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, vào ngày thứ 7 hằng tuần, họp chợ, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều tạm gác lại công việc đang làm để đi chợ. Đặc biệt, phiên chợ ngày cuối năm, đồng bào các dân tộc đến chợ không chỉ để mua bán, mà quan trọng hơn cả là giá trị tinh thần.

Họ đến chợ để gặp gỡ, trò chuyện và tâm sự với nhau, khoe những bộ áo váy đẹp, đặc sản là những nông sản làm ra như mộc nhĩ, nấm hương, măng, rau, lợn, gà, gạo nếp nương... Đi chợ phiên ngày Tết đã trở thành nét đẹp, độc đáo của người dân trong vùng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Người dân mua hạt rau giống chuẩn bị cho vụ mới.

Chợ phiên vùng cao

Không giống chợ ở trung tâm thành phố, thị trấn, chợ vùng cao họp theo phiên, có khi cả tuần, nửa tháng mới có một phiên. Và không phải xã nào cũng có chợ, nên phiên chợ ở đây rất quý, thu hút đông đảo khách trong vùng, các xã giáp ranh, nhất là dịp gần Tết. Ở huyện vùng cao Lâm Bình, chợ có ở thị trấn Lăng Can, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, xã Hồng Quang, xã Thổ Bình. Còn ở huyện Na Hang chợ có ở thị trấn Na Hang, xã Đà Vị, xã Yên Hoa.

Ngay từ sáng sớm, các con đường dẫn vào chợ vẫn chìm trong mây, chỉ nhận rõ tiếng cười nói, trao đổi hàng hóa nhộn nhịp. Gần xế trưa, ánh nắng của ngày mới bắt đầu le lói. Phải nói rằng không khí Tết vùng cao xuất hiện ở các chợ là sớm nhất. Chị Nguyễn Thị Lành, một lái buôn từ thành phố Tuyên Quang mang hàng Tết bán ở chợ xã Hồng Quang (Lâm Bình) cho biết, ở chợ vùng cao thường có hai loại hàng trao đổi hai chiều. Một là các mặt hàng thiết yếu như muối, nước mắm, dầu hỏa và bánh kẹo phục vụ Tết ở dưới xuôi mang lên. Hai là hàng hóa nông sản của bà con mang bán như lợn, gà, lá dong, mộc nhĩ, măng khô. So với các phiên chợ trong năm, chợ gần Tết bao giờ cũng đông, phong phú mặt hàng.

Chợ phiên vùng cao có nhiều sản vật địa phương ngon, độc đáo.

Phiên chợ lá 'độc nhất vô nhị' ở Tây Ninh

Phiên chợ độc đáo có một không hai ở Tây Ninh, đó là người mua hàng bằng lá thay tiền. Nghe tưởng chuyện đùa nhưng đó lại là sự thật - phiên chợ lá ở Tây Ninh.

Ngày 5.2.2023 (tức ngày 15 tháng giêng), phiên chợ lá ở Tây Ninh lại nhộn nhịp, thu hút hàng ngàn người dân khắp nơi đến chợ. Phiên chợ lá kỳ lạ ở chỗ, người đi chợ không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống... Thế nên, người ta mới gọi phiên chợ này là "chợ tiên" hay "chợ lá".

Ở phiên chợ lá, người mua không dùng tiền mà dùng lá cây để mua thức ăn, nước uống và ai cũng có thể mua. Ảnh: GIANG PHƯƠNG

7 thg 2, 2023

Chợ Lá ở Đà Nẵng: Mỗi năm họp một lần và chỉ bán duy nhất mặt hàng lá

Cứ vào khoảng 22 tháng Chạp, ở Đà Nẵng lại rộ một màu lá xanh mướt mắt cùng màu trắng ngà của sợi lạt. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần nhưng đã trở thành nét đẹp chân quê điểm xuyết giữ lòng phố thị, phục vụ cho người dân gói bánh cổ truyền, dâng cúng tổ tiên. Đó là chợ lá.

Theo các tiểu thương, không ai biết chợ hình thành từ lúc nào. Chỉ biết mỗi năm chợ chỉ họp một lần từ ngày 22 tháng Chạp đến 29 Tết. Từ 5 giờ sáng, các tiểu thương đã soạn hàng ra bán cho đến tối.

Chợ lá họp mỗi năm một lần từ 22 tháng Chạp đến trưa 29 Tết. Ảnh: T.N.

Kỳ lạ khu chợ choảng nhau bằng cà chua để lấy may

Hằng năm, cứ vào mùng 6 Tết là người dân khắp nơi đổ về đi chợ Chuộng "mua may, bán rủi" để cầu may một năm mưa thuận, gió hoà.

Như thường lệ, sáng sớm ngày 27/1 (tức mùng 6 Tết Nguyên đán Quý Mão 2023), hàng nghìn người ở các nơi nô nức kéo nhau về xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn (Thanh Hóa) để họp phiên chợ Chuộng.

Chợ Chuộng được họp trên một bãi đất trống rộng khoảng hơn 1.000 m² ven sông Thiều