28 thg 2, 2018

Sau tết người làng ra sông Dinh 'điểm danh'

Xong chuyện đời, chuyện làng đến tiếu lâm, ca hát, chụp ảnh... cứ thế cuộc vui kéo dài đến tận chiều mới thôi.

Ảnh: NVT

Chiếc xe bò chở đầy ắp tiếng cười của nông dân cút ca cút kít trên con đường đất, rồi lao chao giữa những bông nắng sớm đang nấp mình trong tàn lá. Thỉnh thoảng người phụ nữ tuổi ngoài 60 điều khiển xe tinh nghịch cụp mạnh chiếc đuôi bò, con bò trườn lên phía trước, kéo chiếc xe lao vun vút, cả đống người quấn chặt vào nhau cười khoái trá, bỏ phía sau lớp bụi đường mù mịt vẻ tranh xuân.

Tân Cương, ân đức và gió bụi

Tượng Thoại Ngọc Hầu ở Bảo tàng Thoại Ngọc Hầu dưới chân núi Sam. 

Lần nào lang thang ở miệt “Châu Đốc Tân Cương” như cách gọi của triều Nguyễn về vùng Châu Đốc của tỉnh An Giang bây giờ, tôi cũng lẩn thẩn với giả thiết: Sẽ ra sao nếu xứ Quảng hơn 200 năm trước không sản sinh ra một Thoại Ngọc Hầu.

Với người dân Nam Bộ và cả nước, Thoại Ngọc Hầu không chỉ có “công đức” mà còn đời đời “ân đức”.

Hạt dẻ Lạng Sơn, thứ quà tết ngậy bùi

Hạt dẻ. Ảnh. Hoàng Huế 

Nói tới hạt dẻ, mọi người nghĩ ngay tới thứ quà nức tiếng của Cao Bằng. Tuy nhiên, không chỉ Cao Bằng mà ở Lạng Sơn, thứ quà này đang ngày càng khẳng định chỗ đứng, gây thương nhớ cho những người sành ăn, góp thêm chút dư vị cho xứ Lạng xinh đẹp. 

Xung quanh thành phố Lạng Sơn, đồng bào người Tày đã ươm trồng và gây dựng tên tuổi cho hạt dẻ Lạng Sơn.

Hạt dẻ ở đây là hạt trồng chứ không phải mọc tự nhiên trong rừng như hạt dẻ Cao Bằng. Thế nhưng do hợp đất, hợp nước và có bàn tay chăm sóc của con người, hạt dẻ Lạng Sơn to, bóng, đều và vị ngon đậm đà. 

Chợ rau đầu năm mới

Nếu như nhiều khu chợ bán các loại thịt, cá phần đa đang nghỉ Tết thì chợ rau ở thành phố Vinh đã họp vào ngày mồng 2 Tết. 

Sáng mồng 2 Tết, khu vực bán rau ở chợ Vinh đã hoạt động trở lại. Ảnh: Lê Thắng 

Những ngôi nhà cổ “có một không hai” ở Nghệ An

Quá trình xây dựng nông thôn mới, bên cạnh nhiều làng quê đã “hóa phố” với san sát nhà xây, nhà tầng hiện đại, khang trang, thì nhiều vùng quê Nghệ An vẫn gìn giữ được những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi.

Tùy vào điều kiện tự nhiên, tập quán, phong tục, quan niệm thẩm mỹ... của từng vùng quê, mà trong kiến trúc, xây dựng nhà cổ có nhiều nét khác nhau. Nhìn chung, người xưa đã rất chú ý về mặt phong thủy (hướng gió, hướng nước, hướng sáng…) để dựng nhà.

Nhà cổ của người Kinh ở Nghệ An đang được bảo tồn ở các làng quê đều là nhà trệt, nhiều cột, dài, thấp, lợp ngói vảy. Những ngôi nhà này có khung được làm từ các loại gỗ tốt (lim, mít, dổi…) với kết cấu theo kiểu “tứ trụ”, “ngũ trụ”(mỗi vì có 4 - 5 cột). Mỗi nhà được chia làm 2 phần: “nhà ngoài” dùng để thờ tự và tiếp khách, “nhà trong” dùng để sinh hoạt. 

Một ngôi nhà cổ ở làng Thọ, xã Phúc Thành, huyện Yên Thành. Ảnh: Huy Thư 

27 thg 2, 2018

Quyến rũ khoảnh khắc Xuân thành cổ Vinh

Tiền Môn, Tả Môn, Hữu Môn là 3 cổng thành còn lại của công trình kiến trúc thành lũy, lỵ sở Nghệ An được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804). Người Vinh luôn tự hào với di tích thành cổ lặng lẽ rêu phong của mình. Cùng khám phá nét đẹp thành cổ trong một ngày đầu năm 2018.

Thành Nghệ An được xây dựng từ năm Gia Long thứ 3 (1804) ở địa phận hai xã Vĩnh Yên và Yên Trường, nay thuộc thành phố Vinh. Thành xây đậm kiến trúc truyền thống phương Đông, cùng đó vì còn có tính phòng vệ nên ảnh hưởng lối xây dựng thành trì cổ của Châu Âu (hay còn gọi là Vauban).Ảnh: tư liệu 

Rừng quý trên đỉnh Thiên Ấn

Tạm rời xa không khí náo nhiệt, ồn ào của ngày Tết nơi phố thị, du khách có thể “đổi vị” với chuyến du xuân lên núi Thiên Ấn (TP.Quảng Ngãi) vãn cảnh Thiên Ấn tự và hòa mình vào khu rừng xanh... 

Chỉ với hơn 10ha, nhưng rừng Thiên Ấn là nơi quy tụ hàng trăm loại cây gỗ quý, cùng sự đa dạng của thảm thực vật. Từ trắc, cẩm lai, lim đến sao, dầu rái, xà cừ hay long não... Đặc biệt, rừng Thiên Ấn cũng là nơi duy nhất trên địa bàn tỉnh ghi nhận sự có mặt của kim giao, loại cây có tác dụng phát hiện độc dược, nên xưa kia từng được dùng để làm đũa cho vua chúa sử dụng. Hay cây long não có tác dụng thanh lọc không khí, làm sạch môi trường...


Rừng Thiên Ấn là nơi quy tụ các loại cây gỗ quý, hệ thực vật đa dạng. Ảnh: HOA TRẦN 

Lần tìm thành cổ Xuân Quang

Trong mục “Cổ tích”, quyển VII, khi viết về tỉnh Quảng Ngãi cách đây hơn 150 năm về trước, các tác giả trong sách “Đại Nam nhất thống chí” của Quốc sử quán Triều Nguyễn, có nói về thành cổ Xuân Quang. 

Vậy cổ thành ấy do ai xây dựng? Cổ thành Xuân Quang ấy ở đâu? Giờ có còn không? là những câu hỏi cần được “giải mã”.

Từ những tư liệu lịch sử


Vào năm 1568, tức cách ngày nay 410 năm, Bắc quân Đô đốc trấn thủ Quảng Nam Bùi Tá Hán mất, vua Lê sai Nguyễn Bá Quýnh vào thay. Nhưng chỉ được hơn hai năm sau thì Nguyễn Bá Quýnh được điều về làm trấn thủ Nghệ An, và Nguyễn Hoàng kiêm luôn trấn thủ hai xứ Thuận Hóa và Quảng Nam (thuở ấy Quảng Nam tương đương phần đất Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và một phần đất Phú Yên).

Một đoạn thành Xuân Quang còn sót lại. Ảnh: Đăng Vũ 

Dấu xưa tháp cổ

Đầu năm 2017, tháp Chăm Núi Bút chính thức được khai quật. Kết quả mang lại thu hút sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu và công chúng. 

Di tích núi Bút nằm trên đỉnh núi Bút (núi Thiên Bút) có độ cao 60m so với mực nước biển, thuộc phường Nghĩa Chánh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Bút là đỉnh núi thiêng, tượng trưng cho văn mạch vùng đất “núi Ấn- sông Trà”.

Đi tìm tháp cổ


Trong công trình đồ sộ “Thống kê khảo tả các di tích Chăm ở Trung Kỳ” (Inventaire Descriptif des Monuments Cams de L’Annam), khi khảo tả di tích Chánh Lộ ở Nghĩa Điền, Tư Nghĩa học giả người Pháp H.Parmentier có nhắc tới việc nhìn thấy trên đỉnh Núi Bút có gạch Chăm.

Mặt bằng nền tháp Núi Bút. Ảnh: lHK 

Gùi có nắp của người M’nông

Gùi là vật dụng gần gũi, phổ biến không thể thiếu trong lao động sản xuất và trong sinh hoạt hằng ngày của dân tộc M’nông nói riêng, cộng đồng dân tộc Tây Nguyên nói chung. Trong đó, gùi có nắp dùng để đựng của quý như: nhạc cụ, trang sức, quần áo,…

Người M’nông đan gùi mới 

Thế giới quà vặt hấp dẫn tại chợ Cồn

Đà Nẵng có nhiều chợ, chợ nào cũng có hàng ăn vặt. Tuy nhiên, không đâu sự ăn vặt lại trở nên độc đáo khi gắn liền với cái thú thưởng thức và ngắm nhìn nhịp sống rộn ràng như tại chợ Cồn. 

Không hiểu cái đông đúc, nhộn nhịp của chợ là yếu tố giúp các hàng ăn vặt nơi đây luôn đắt khách, hay chính những thức quà ngon, riêng có, luôn gợi cảm giác thèm ăn khi nhớ đến đã giúp chợ Cồn được mệnh danh là “cái bụng” của thành phố, thu hút người dân đến không chỉ mua sắm mà còn để thưởng thức những món ăn ngon, đầy hấp dẫn.


Chợ Cồn tọa lạc tại số 318 Ông Ích Khiêm, phường Hải Châu 2, quận Hải Châu, nằm ở ngã tư đường Hùng Vương – Ông Ích Khiêm và tiếp giáp với các tuyến giao thông quan trọng. Chỉ vài chiếc ghế nhựa, vài cái mẹt nhỏ để bày biện nhưng cũng đủ để hàng ăn vặt ở chợ Cồn làm nên bức tranh ẩm thực đa màu sắc. 

“Giỏi thay người chài, mạnh thay Quốc sĩ!”

Chiến thắng Vàm Nhựt Tảo cách đây 156 năm là sự kiện lịch sử quan trọng, mở đầu cho truyền thống đấu tranh bất khuất của cha ông ta chống lại ách thực dân xâm lược trên vùng đất mới Nam bộ. Sự kiện đó gắn liền với tên tuổi anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và bao người con ưu tú của quê hương Long An, của miền Nam và cả nước.


Trong lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam trải qua nhiều cuộc đấu tranh vũ trang chống ngoại xâm, nhưng phải đến năm 1858, khi Pháp nổ súng đánh chiếm Việt Nam, nước ta mới thực sự đối mặt với tư bản phương Tây xâm lược. Đó là thử thách không cân sức và chưa từng có tiền lệ trong lịch sử dân tộc.

Tự hào truyền thống quê hương Long An

Ở vị trí sát Sài Gòn, tỉnh Tân An - Chợ Lớn (nay là tỉnh Long An) là một trong những địa bàn sôi động nhất trong cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ. Nơi đây, nhiều địa danh trở thành di tích lịch sử - văn hóa, nhắc nhở thế hệ hôm nay không được quên khúc bi tráng đầy tinh thần quật cường của dân tộc.

Tượng đài chiến sĩ Nam kỳ khởi nghĩa tại Khu di tích Ngã tư Đức Hòa

23 thg 2, 2018

Hoa giấy xứ Huế khoe sắc Tết

Những ngày giáp tết Mậu Tuất về làng Thanh Tiên, du khách được sống trong một không gian tràn ngập sắc màu hoa giấy truyền thống Việt.

Hoa giấy ngũ sắc của làng Thanh Tiên vào mùa Tết - Ảnh Văn Phúc

Làng hoa giấy Thanh Tiên nằm phía hạ lưu sông Hương, cách thành phố Huế 7km, thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Làng nghề có tuổi khoảng hơn 300 năm. Khi xưa, người dân làngThanh Tiên vừa làm ruộng vừa làm hoa giấy. Khoảng đầu tháng Chạp âm lịch thì cả làng tập trung làm hoa để bán chợ Tết.

Khách Tây thấy bất ngờ vì cảnh chợ hoa trên sông giữa Sài Gòn

Chợ hoa trên bến Bình Đông thu hút đông đảo người dân và du khách đến mua sắm và tham quan vào mỗi dịp Tết. 

Đã thành thông lệ, chợ hoa trên bến Bình Đông sẽ bắt đầu họp một tuần trước đêm giao thừa. Tuy nhiên, ghe thuyền từ miền Tây đã chở hoa về tập trung từ nhiều ngày trước đó. Những năm qua, đây là địa chỉ thu hút đông đảo người dân và cả du khách nhờ cảnh sinh hoạt trên bến dưới thuyền của thương lái cùng các hoạt động mua bán sôi nổi chỉ có mỗi năm một lần. 

Không khí Tết nhộn nhịp ở chợ nổi Ngã Năm

Những ngày này nếu có dịp đến Sóc Trăng, bạn hãy nhớ ghé thăm chợ nổi Ngã Năm, để được sống lại một phiên chợ Tết xa xưa. 


Chợ nổi Ngã Năm có tên gọi này là do khu chợ nằm đúng vị trí giao điểm của 5 nhánh sông đi 5 ngả: Cà Mau, Phụng Hiệp, Thạnh Trị, Long Mỹ, Vĩnh Quới. Từ thành phố Sóc Trăng đi về hướng Tây 60 km là bạn sẽ đến được với khu chợ đậm đà bản sắc sông nước này.

Do mạng lưới kênh rạch chằng chịt mà miền Tây sở hữu rất nhiều chợ nổi: Cái Bè (Tiền Giang), Cái Răng (Cần Thơ), Phụng Hiệp, Trà Ôn, Long Xuyên, Cà Mau... Qua thời gian đường sá được cải thiện, có khu chợ nổi đã không còn hoạt động, có chợ chuyển đổi thành du lịch hóa. Chỉ có Ngã Năm là còn nguyên vẹn, thuần chất và chưa chịu tác động của du lịch. 

Không khí Tết ở ngôi chợ Huế gần 120 tuổi

Người Huế bảo nhau rằng vào chợ Đông Ba sắm Tết hay chỉ dạo quanh chợ cũng đủ thấy một phần văn hoá đón Tết của con người nơi đây. 

Chợ Đông Ba - được hình thành từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái - là một trong những biểu tượng của vùng đất Cố đô, vốn quanh năm tấp nập và nhộn nhịp nay lại càng đông hơn, hối hả hơn vào những ngày giáp Tết. 

Vườn tam giác mạch rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku

Không cần phải vượt cả nghìn cây số đến với cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), mà ngay tại phố núi Pleiku (Gia Lai), mọi người vẫn có thể thưởng thức, check-in với những bông hoa tam giác mạch rực rỡ dịp xuân Mậu Tuất này.

Nằm giao nhau giữa đường Cách mạng tháng 8 và Tôn Thất Tùng (TP.Pleiku, Gia Lai) là một vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ làm mê mẩn những du khách đến tham quan. 

Vườn tam giác mạch bung hoa rực rỡ giữa lòng phố núi Pleiku 

Nơi "sơn cùng thủy tận"

Nằm tại vòng cung Tây Bắc, Lai Châu - vùng đất được xem như nơi "sơn cùng thủy tận" của đất nước - là một trong những nơi sở hữu phong cảnh hoang dã bậc nhất còn sót lại.

Kẻng Mỏ (Lai Châu) - nơi Sông Đà chảy vào đất Việt 

22 thg 2, 2018

Hòn Đỏ - điểm du xuân lý tưởng ở Ninh Thuận

Hòn Đỏ chỉ đẹp nhất vào mùa rêu xanh phủ kín từ tháng 12 đến Tết, nên nếu đi đúng dịp không chỉ săn ảnh rêu mà còn khám phá, trải nghiệm trọn vẹn cái đẹp của nơi đây.

Hòn Đỏ thuộc thôn Mỹ Nghiệp, xã Thanh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận, cách trung tâm thành phố khoảng 20km về hướng đông bắc.

Chuyện về những người nhặt ve chai làm nên ngôi chùa khảm miểng lớn nhất Việt Nam

Tổng quan chùa Linh Phước. Ảnh: T.H.Đ

Chai xì dầu, chai bia, chén bát bị vỡ… lẽ ra là những phế liệu, hết giá trị cần vứt đi. Thế nhưng, chúng đã được các sư thầy lượm lặt và cùng các nghệ nhân khéo léo xây nên một ngôi chùa có kiến trúc độc đáo và diện tích khảm miểng lớn nhất Việt Nam.

Cần Đước níu bước lãng du - Làng nghề đóng ghe “Đỏ mũi trảng lườn” và nghề thương hồ Cần Đước

Hơn 20 năm trước, tôi đến làng nghề đóng ghe Tân Chánh (Cần Đước, Long An) với những xưởng nằm dọc bờ sông Rạch Cát.

Sau gần một ngày la cà ở làng nghề ngổn ngang những khúc cây to ngâm dưới sông vớt lên để xẻ gỗ và những bãi phơi ván đóng ghe; tắm mình trong cái hỗn độn của âm thanh cơ giới và thủ công vang khắp làng nghề, tôi cảm nhận đóng ghe là một nghề đòi hỏi phải khéo tay và chính xác đến từng li từng tí.

Đây là làng nghề lâu đời hàng thế kỷ ở Cần Đước, có tính cha truyền con nối; mỗi cơ sở đóng ghe còn có thợ cả là truyền nhân chỉ bảo, dìu dắt lớp thợ con nối nghiệp, cứ thế mà xuôi dòng thời gian tồn tại một làng nghề. Để có ghe tốt, thợ cả phải chọn cây gỗ tốt, chịu ngâm nước, có sức dẻo và bền để dễ uốn mà không gãy hay vỡ khi bị lực va chạm mạnh.

Ghe "đỏ mũi trảng lườn" Cần Đước (trông rất có uy)

Cần Đước níu bước lãng du - Trăm năm đồn Rạch Cát

Rời nhà 100 cột ở ấp Trung, xe du khách bon bon trên Đường tỉnh 826B - con đường thực dân Pháp lấy sức dân đào đắp từ năm 1891, trải bao phen “nắng bụi, mưa lầy” đến nay mới được nhựa hóa - đến ấp Long Ninh là thấy cả khối pháo đài bêtông cốt thép cực kỳ kiên cố, sừng sững trấn ải bên cửa sông Soài Rạp, cách thị trấn Cần Đước 14km. Đây là tàn tích của thực dân Pháp với tham vọng ngăn chặn làn sóng các nước khác qua biển Đông tràn vào giành thuộc địa của chúng, đồng thời ngăn chặn cả các nước qua đường biển vào giúp nước ta.

Một trong những khẩu pháo cổ tồn tại ở di tích đồn Rạch Cát

Về mặt kinh tế kết hợp quân sự, đây là nơi giao lưu hàng hóa từ miền Tây lên Sài Gòn - Chợ Lớn và các tỉnh miền Đông Nam bộ và ngược lại, đều trong tầm ngắm từ pháo đài này! Được xem là pháo đài quân sự lớn nhất nhì ở Việt Nam, đồn Rạch Cát với “sức đề kháng” có thể chống các loại đạn pháo hạng nặng; lại được trang bị các loại trọng pháo hiện đại nhất ở đầu thế kỷ XX.

Cần Đước níu bước lãng du

Tôi là du khách say sông nước.
Cần Đước em mời bước lãng du...

Con đò xưa nối đất liền Cần Đước với cù lao Long Hựu qua kênh Nước Mặn (nay có cầu, ai còn nhớ “cây đa cũ, bến đò xưa?”)

Cần Đước với những con người cần cù lao động làm ăn và cần mẫn sáng tạo tạo nên những làng nghề truyền thống và những nét văn minh sông nước - miệt vườn. Cần Đước còn là huyện có nhiều di tích lịch sử - văn hóa và sinh thái vùng sông nước đáng để du lịch, xứng đáng được chọn xây dựng và công nhận huyện điểm điển hình về văn hóa của tỉnh Long An.

Võ Văn Ngân - Người cộng sản ưu tú của quê hương Long An


Theo tư liệu Gia phả họ Võ ấp Bình Tả, xã Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An ấn hành tháng 5/1989: Võ Văn Ngân sinh năm 1902, mất năm 1939. Ông quê ở ấp Bình Tả, làng Đức Hòa, quận Đức Hòa, tỉnh Chợ Lớn xưa, nay thuộc Đức Hòa Đông, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Ông là con thứ 12 (thứ út), thân phụ là Võ Văn Sự, thân mẫu là Nguyễn Thị Toàn. Gia đình giàu truyền thống yêu nước, bên nội, bên ngoại đều tham gia chống Pháp và nhiều người bị giặc sát hại. Hai cụ thân sinh đều là nghĩa quân của cuộc khởi nghĩa Mười tám thôn Vườn Trầu năm 1885. 7 anh chị em gia đình Võ Văn Ngân lớn lên đều trở thành đảng viên cộng sản, trong đó, 2 anh em Võ Văn Tần, Võ Văn Ngân là ủy viên Trung ương Đảng, gia đình có 4 người hy sinh trước Cách mạng Tháng Tám.

20 thg 2, 2018

Phố ông đồ Sài Gòn điểm đến không thể bỏ qua trong dịp Tết

Những ngày giáp Tết, phố ông đồ Sài Gòn thu hút đông đảo du khách đến dạo chơi, xin chữ và chụp ảnh.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, góc đường Phạm Ngọc Thạch - Nguyễn Thị Minh Khai lại được trang hoàng đủ màu sắc của những bông hoa mai, hoa đào “hớp hồn” bao người bởi sắc xuân rực rỡ giữa lòng thành phố. Đây còn được người dân thành phố gọi là phố ông đồ khi có hàng chục ông đồ ngồi viết thư pháp phục vụ nhu cầu xin chữ và tham quan của người dân. Ảnh: Võ Đức Dự 

Người người nườm nượp đến chiêm ngưỡng cây mai khủng ở Xuân Lộc

Mỗi ngày có hàng trăm người đến chiêm ngưỡng và tạo dáng chụp ảnh bên cây mai khủng ở H.Xuân Lộc (Đồng Nai) nhân dịp Tết Mậu Tuất 2018. 

Cây mai khủng có đường kính gần 10m, chiều cao khoảng 4m. Ảnh: Lê Lâm 

Trong những ngày Tết Mậu Tuất 2018, mỗi ngày có hàng trăm người đến ngắm cây mai khủng tại nhà ông Trần Công Thạnh (51 tuổi, ở Thị trấn Xuân Lộc, H.Xuân Lộc, Đồng Nai). 

Nhà sàn đá, điểm dừng chân hút khách ở thác Bản Giốc

Trong quần thể khu du lịch thác Bản Giốc, mô hình du lịch cộng đồng “homestay” tại các nhà sàn đá là một trải nghiệm thú vị đối với du khách.

Huyện Trùng Khánh, Cao Bằng có đường biên giới dài 66 km, tiếp giáp với thành phố Tịnh Tây và huyện Đại Tân, Trung Quốc. Dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, Nùng. Vùng biên giới này, nhiều bản làng còn đang lưu giữ nhiều giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của đồng bào dân tộc Tày, Nùng; Đặc biệt, thắng cảnh nổi tiếng thác Bản Giốc - động Ngườm Ngao là danh thắng cấp Quốc gia mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch thác Bản Giốc và quy hoạch chi tiết khu trung tâm du lịch thác Bản Giốc. Đây là cơ hội để Trùng Khánh khai thác tiềm năng phát triển du lịch. 


Thác Bản Giốc, xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, Cao Bằng.

Vùng du lịch được mệnh danh “nàng công chúa thức dậy"

Nàng công chúa thức dậy” là tên gọi mà dân yêu thích du lịch đặt cho vùng đất Bình Liêu thuộc tỉnh Quảng Ninh.

Vùng đất này còn được mệnh danh là “Sa Pa của Quảng Ninh” vì phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, núi cao nhưng đầm ấm, mà lòng người thì rộng mở. Chỉ một vòng thoáng qua, chúng tôi nhận thấy lời đồn quả không sai.

Cầu vồng theo bánh xe lăn 

Đoàn chúng tôi xuất phát muộn nên đành phải huỷ bỏ dự tính ngủ đêm ở Bình Liêu để sáng hôm sau đi sớm, chụp ánh bình minh chiếu sáng những đồi lau dọc đoạn đường tuần tra biên giới, từ thị trấn Hoành Mô (Quảng Ninh) đến Đình Lập (Lạng Sơn). Bù lại, trăng đêm rằm vằng vặc soi suốt đoạn đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và theo quốc lộ 10 đến tận Hạ Long.

Đậm đà món ăn từ cây lá của núi rừng Tây Bắc

Ai có tâm hồn ẩm thực, đừng ngại ngùng khi đến với núi rừng Tây Bắc. Những món ăn từ cây lá trên rừng sẽ để lại ấn tượng khó phai với du khách.

Lạ lẫm món dưa đọt chuối rừng


Muốn có được món nộm dưa chuối rừng, người ta phải cất công leo núi, có khi mất tới cả buổi mới lên tới rừng để tìm kiếm những cây chuối rừng đang độ non.

Để có nguyên liệu chế biến món dưa nõn chuối, khi chặt cây chuối, người ta khéo léo lấy những đọt non. Không phải tất cả thân đọt chuối đều làm được nộm mà chỉ cắt lấy đoạn gốc đến ngang thân cây vì đoạn dưới, lõi vừa ngọt, vừa mềm chứ không chát như ở trên ngọn.

Bởi vậy, nếu chế biến món này cho đông người ăn, chắc chắn người thực hiện sẽ phải kì công tìm kiếm nhiều cây chuối cho cả buổi leo núi.

Nõn chuối rừng được nén dưa trong xô.

Lễ cúng nước giọt của người Ja Rai

Hàng năm, người Ja Rai thường tổ chức Lễ cúng nước giọt (bến nước) để tạ ơn những điều tốt đẹp mà Thần nước mang đến cho dân làng.

Xuất phát từ thuyết vật linh, tức là mọi vật đều có linh hồn và sự linh thiêng, người Ja Rai cho rằng, Yang Ia (Thần nước) là vị thần cung cấp nguồn nước mát lành, sức khỏe và bình an cho dân làng.

19 thg 2, 2018

Lên Tây Bắc thưởng thức đặc sản cơm lam

Cơm lam là một đặc sản thơm ngon, hấp dẫn, mang đậm bản sắc của vùng cao Tây Bắc.

Cơm lam là món ăn được đồng bào Tày, Dao, Giáy vùng cao Tây Bắc chế biến khá đặc biệt.

18 thg 2, 2018

Ngôi làng hơn trăm năm trồng hoa 'không chạm đất' ở Sa Đéc

Hầu hết hoa kiểng ở làng hoa Tân Quy Đồng đều được trồng hoặc treo trên giàn, tạo nét khác biệt và thu hút nhiều khách chụp ảnh. 

Làng hoa Sa Đéc nằm ở xã Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp, cách trung tâm TP HCM khoảng 150 km. Được phù sa dòng sông Tiền quanh năm bồi đắp cùng khí hậu thuận lợi, đây được coi là một trong những vựa hoa lớn nhất cả nước. 

Khám phá thác Phi Liêng hoang sơ, hùng vĩ ở Lâm Đồng

Những điểm du lịch quen thuộc rất đông người đến không có không gian yên tĩnh nên khiến bạn không hứng thú nữa và muốn khám phá những địa điểm mới thì thác Phi Liêng chính là một địa chỉ thú vị. 

Thác Phi Liêng cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 70km về hướng Tây Nam và tọa lạc tại xã Phi Liêng huyện, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng.

Thác Philieng - Chốn rừng thiêng im tiếng nghìn thu


Mùa trekking Philieng đẹp nhất là tháng Chín đến tháng Ba hằng năm, đó là mùa khí hậu vùng Đam Rông không quá nóng, không mưa nhiều và có chút lạnh. 

Với nhiều người trẻ, các cung đường hoang sơ, hoang dã để có thể thực hiện những chuyến chinh phục bằng đi bộ đường dài (thường gọi là trekking) là một trải nghiệm rất thú vị. Các cung đường trekking đẹp luôn được các bạn trẻ chuyền tai nhau: Cung Tà Năng Phan Dũng (xuyên Lâm Đồng – Ninh Thuận – Bình Thuận), núi Tả Liên Sơn (Lai Châu), núi Lảo Thần, Fansipan (Lào Cai), đỉnh Lùng Cúng thuộc cung Mù Cang Chải (Yên Bái), Vườn quốc gia Bạch Mã (Huế), cung Chư Yang Sin – Chư Yang Lak (Đăk Lăk)…

Cây cầu nhỏ đất Gia Định xưa bao phen binh lửa

Cầu Sơn hiện nay là cây cầu nhỏ bắc ngang qua rạch Cầu Sơn, nối liền đường Xô Viết Nghệ Tĩnh qua quốc lộ 13, thuộc địa bàn 2 phường 25 và 26 của quận Bình Thạnh, TP.HCM.

Cầu Sơn ngày nay, vẫn bắc ngang con rạch cùng tên, không còn thấy cây sơn mọc trên bờ rạch nữa, thay vào đó là những căn nhà phố cao rộng, giàu có - Ảnh: HỒ TƯỜNG (chụp ngày 8-1-2018)

Sách Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc Sử Quán triều Nguyễn cho biết cầu Sơn dài 5 trượng, tương đương 20 m, được làm dưới triều vua Minh Mạng.

Xóm Gà Gia Định xưa lừng lẫy chùa chiền và... văn nghệ sĩ

0h sáng 14-2 (29 tết), chúng tôi từ chợ Bà Chiểu (Bình Thạnh, TP.HCM) vô đường Lê Quang Định tới khu Xóm Gà, cách chợ không xa - khu xóm sầm uất lừng lẫy đất Gia Định xưa. 

Đường xe điện từ Sài Gòn đi Gò Vấp chạy ngang qua Xóm Gà, với các ga nằm trên đường Lê Quang Định ngày nay, trong đó có một ga tên Xóm Gà - Ảnh: tư liệu

Trước khi đến đây, chúng tôi qua cả một khu chợ Việt hoàn hảo, ngôi chợ trung tâm đất Gia Định xưa giờ vẫn còn sống động, tràn ngập tết hai bên đường với đủ hàng hóa tết: hoa, dưa hấu, rau củ, thịt heo... - như hồi xe điện từ ga Gò Vấp chạy dọc con đường này, bọc hông chợ Bà Chiểu qua Đa Kao tới chợ Bến Thành.

Tân Định nay trên đất Sài Gòn xưa

Tân Định xưa vốn là thôn mới hình thành từ cuộc hồi cư của người dân Việt sau khi Pháp chiếm Gia Định năm 1859; mang cả nét Việt lẫn nét Pháp trong sinh hoạt lẫn kiến trúc… 

Mặt tiền chợ Tân Định (xây dựng từ năm 1926), thuở đầu được mệnh danh là chợ nhà giàu, vì ba mặt còn lại của chợ là nơi đậu xe hơi của khách hoặc xe ngựa - Ảnh: HỒ TƯỜNG

Thoạt nhìn cảnh, người ta dễ nghĩ đây là khu vực dân cư ảnh hưởng văn hóa Pháp với hai công trình đến nay cả trăm năm: nhà thờ Tân Định và chợ Tân Định; gần như đối diện nhau trên đường Hai Bà Trưng (TP.HCM).

Tỏa sáng với cánh đồng hoa "mặt trời"

Nhiều năm gần đây, cứ mỗi độ gió mùa Đông Bắc bắt đầu thổi là cộng đồng lại được một phen thổn thức bởi những cánh đồng hoa hướng dương rộng bạt ngàn tại Nghĩa Đàn, Nghệ An mời gọi. 

Với diện tích trên 100 ha, cả triệu bông hoa trên cánh đồng đang ngậm những giọt sương, giọt nắng để sẵn sàng bung nở phủ một màu vàng rực sáng cả một khoảng trời. Vẻ đẹp của cánh đồng “hoa mặt trời” đang cuốn hút hàng trăm nghìn người dân đủ mọi lứa tuổi hội tụ để chiêm ngưỡng, chụp ảnh tạo dáng, đua sắc cùng hoa, trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn như một cánh đồng châu Âu giữa lòng xứ Nghệ.

Cánh đồng hoa hương dương này thuộc quyền quản lý của trang trại TH. Cứ sau 2 vụ ngô và cao lương, các kỹ sư nông nghiệp ở Trang trại TH lại trồng hướng dương với mục đích luân canh cây trồng để giảm các nguy cơ tích lũy bệnh, cỏ dại thay vì dùng cây họ đậu như dân gian quen làm, bởi lẽ hướng dương cho năng suất rất cao, chịu hạn, lạnh tốt hơn nhiều. Năm nay, trang trại TH trồng hoa hướng dương ở 2 địa điểm: ven đường Hồ Chí Minh và cánh đồng thuộc khu farm 3. 

Cánh đồng hoa hướng dương rộng 100 ha nằm ở nông trường 19/5, xã Nghĩa Sơn, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An. 

Bánh chưng Bờ Đậu nhộn nhịp đón Tết

Mỗi dịp cận kề Tết đến, Xuân về làng nghề bánh chưng Bờ Đậu (xã Cổ Lũng, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên) lại thấy người người, nhà nhà tấp bật bên những nồi bánh chưng nghi ngút hương thơm nồng. Với lịch sử hơn 50 năm duy trì và phát triển, bánh chưng Bờ Đậu đã khẳng định được thương hiệu và trở thành một trong 5 làng bánh chưng nổi tiếng nhất miền Bắc.

Cách thành phố Thái Nguyên khoảng 8km, ngã ba Bờ Đậu là một trong những nơi trung chuyển, giao thương của các tỉnh miền Bắc. Theo bà Nguyễn Bích Liên- Trưởng Làng nghề Bánh chưng Bờ Đậu cho biết, những năm 1960, Bờ Đậu bắt đầu manh nha nghề làm bánh chưng. Trước đây do kinh tế khó khăn và người dân chưa ưa chuộng sản vật này lắm, nên người dân chỉ gói bán bắt đầu từ dịp 23 Tháng Chạp đến Tết Nguyên đán, còn ngày thường thì làm nghề trồng lúa nên cuộc sống nhiều gia đình bấp bênh do không có nguồn thu nhập. Thế nhưng, đến nay khi thương hiệu làng nghề được công nhận với hương vị thơm ngon, bánh chưng được các hộ làm quanh năm. 

Mỗi năm khi dịp Tết gần đến, các hộ đều phải thuê nhân công địa phương hoặc vùng lân cận đến để gia tăng sản xuất, kịp trả các đơn hàng của các tỉnh đặt.

Huyền bí tập tục người Dao đỏ

Mỗi dịp Xuân về, người Dao đỏ ở huyện Bát Xát (Lào Cai) lại rộn ràng tổ chức những lễ hội, tập tục cổ xưa huyền bí, tưởng nhớ đến tổ tiên và cuội nguồn mang tính nhân văn sâu sắc.

Đám cưới theo phong tục truyền thống
 
Người vùng Tây Bắc có câu thành ngữ “Người Mông ăn theo mây, người Thái ăn theo nước, người Dao ăn theo lửa” để chỉ đặc tính của các tộc người này là: Người Mông thường sinh sống trên những ngọn núi mây mù, người Thái thường sinh sống ở gần nguồn nước sông, suối, người Dao có nhiều tập tục tín ngưỡng liên quan đến lửa như Lễ cấp sắc, lễ nhày lửa...
Tình cờ gặp ông thầy cúng Chảo Duồn Liềm nổi tiếng trong vùng Bát Xát, nghe chuyện ông sắp làm chủ lễ cưới theo phong tục truyền thống cho đôi nam nữ ở thôn Tùng Chỉn I (xã Trịnh Tường), chúng tôi theo chân ông đến gia đình ông Chảo Phù Sài ở thôn Tùng Chỉn I khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi).

Bên chén rượu, thầy cúng Chảo Duồn Liềm khề khà cho biết: “Người Dao chúng tôi quan niệm, cô dâu Tẩn Mẩy khi về nhà chồng là mang theo những điều may mắn và tốt đẹp. Vì vậy, lễ cưới này bắt buộc phải có lễ ăn hỏi, lễ rước dâu và lễ đón dâu vào nhà”.

Đoàn đón dâu nhà trai cúi chào cô dâu và nhà gái. 

Ngọt thơm rượu hoẵng của người Dao

Rượu hoẵng của đồng bào Dao đỏ Yên Bái có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp nương, với loại men truyền thống làm từ vị thuốc quý.

Để làm rượu hoẵng, quan trọng nhất là phải có gạo nếp nương thơm ngon. Gạo nếp trước khi xôi phải được ngâm qua đêm, vò đãi sạch, để ráo nước cho vào chõ đồ chín. Xôi sau khi chín được đổ ra chiếc nia có rải lớp lá chuối phía dưới, đợi xôi nguội thì tiến hành lên men.

Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong việc làm rượu hoẵng thì độ nóng nguội của xôi để lên men cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Xôi nếu lên men khi còn quá nóng dễ làm rượu bị chua, hoặc để nguội quá cũng không thể thành rượu được.


Rượu hoẵng được sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới xin hay vào nhà mới. 

Da trâu muối chua - Đặc sản của người Thái Sơn La

Đồng bào Thái Sơn La thường dùng da trâu, bò để làm mặt trống, làm nẹp đập lúa. Cũng từ da trâu bò, qua bàn tay khéo léo của bà con đã trở thành một món ăn ngon, đó là món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết.

Nguyên liệu để làm món da trâu muối (hoặc da bò muối, thường bà con dùng da trâu để làm món này) bà con chuẩn bị da trâu miếng dày mịn, giềng giã nhỏ, gạo rang thơm giã nhỏ thành thính, một lượng tỏi bóc, ớt thái nhỏ vừa đủ, cùng các gia vị khác như đường, muối, mì chính.

Món da trâu muối chua không thể thiếu trong những ngày Tết. 

Hoa đá Đồng Văn

Cứ mỗi độ xuân về, nhìn những xe hoa cúc, hoa ly, hoa mai, hoa đào ngập tràn các ngõ phố Thủ đô, lòng lại rộn ràng nhớ Lũng Cú, Đồng Văn. Có phải vì hoa không, hay vì xuân về trên cao nguyên đá Đồng Văn có gì đặc biệt. Mùa xuân thì ở đâu chẳng có hoa, ở đâu chẳng rộn ràng, sao lại nhớ Lũng Cú, nhớ Đồng Văn đến thế?!

Đá biết nở hoa


Người ta bảo đá ở cao nguyên Đồng Văn biết nở hoa, có thật thế không? Hoa trên cao nguyên đá Đồng Văn nở từ đầu thu tháng 10, hoa ngũ sắc, hoa cúc cam vàng, hoa thun tu đỏ, hoa tam giác mạch tím hồng nối tiếp nhau nở rộ.

Loài hoa này nở nối tiếp loài hoa kia, hoa nối hoa như mùa nối mùa, hoa nở từ trong những khe đá nhỏ, phủ lên trên đá, phủ lên màu xám xanh của đá những sắc màu rực rỡ. 


Sắc xuân trên cao nguyên đá Đồng Văn. 

12 thg 2, 2018

Tết về Cần Đước ăn lạp xưởng, bánh in

Từ lâu, huyện Cần Đước, tỉnh Long An nổi tiếng với các đặc sản: Gạo Nàng Thơm Chợ Đào, bột Long Sơn, bún Mỹ Lệ,... Và sẽ thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến lạp xưởng và bánh in Long Hựu - 2 đặc sản làm nổi danh xứ Cần Đước.

Bà Ngô Thị Thanh cho biết: “Lạp xưởng phơi nắng ngon và thơm hơn lạp xưởng sấy bằng máy” 

Nghề mõ xứ Thần Kinh

Lẫn trong tiếng mưa rơi nặng hạt trên mái tôn là tiếng đục đẽo và thi thoảng là tiếng mõ cốc cốc đều đều vọng lên giữa không gian thanh vắng của khu xóm nhỏ nằm khá hẻo lánh trên một vùng đồi thuộc tổ 11, khu vực 6, phường Thủy Xuân, thành phố Huế. Và chính những thanh âm kỳ lạ ấy cho thấy sự tồn tại của một làng nghề độc nhất vô nhị đất Thần Kinh (tên gọi khác của Huế), đó là nghề đục mõ. 

Huế mùa mưa thật buồn. Trời đất, đường sá, cỏ cây đâu đâu cũng ủ dột một màu xám xịt, dầm dề, ướt át. Định bụng chẳng đi đâu nhưng rồi nghĩ ngợi thế nào tôi lại khoác áo mưa, dắt xe máy vượt qua cầu Trường Tiền, lên đường Điện Biên Phủ, rồi quẹo phải sang đường Lê Ngô Cát hướng lên phía lăng Tự Đức. Loanh quanh một chặp, vượt qua mấy cái dốc, mấy khu vườn mênh mông vắng ngắt sùi sụt mưa rơi, cuối cùng tôi cũng đến cái xóm làm mõ của phường Thủy Xuân.

Xóm đã vắng gặp hôm mưa dầm càng thêm quạnh quẽ, đường sá tịnh không bóng người. Đang loay hoay chưa biết hỏi ai thì chợt nghe có tiếng đục đẽo, rồi tiếng mõ lốc cốc vọng ra. Tôi đưa mắt ngó quanh thì phát hiện ra một cái xưởng nhỏ làm mõ nằm khuất trong khu vườn xanh um lá. Tôi dắt xe vào ngõ, gặp đám thợ 4-5 người đang cắm cúi ngồi làm, hỏi thăm mới biết đây là nhà cụ Phạm Ngọc Dư, nhà có ba đời làm mõ nổi tiếng ở Huế.

Gỗ mít, đặc biệt là mít trồng ở Huế là thứ gỗ hảo hạng dùng để làm mõ. Ảnh: Thanh Hòa

Thơm ngát vùng rau Trà Quế

Đối với mỗi du khách, cái cảm giác được lấm lem bùn đất, được đặt đôi chân trần mơn man trên làn đất nâu mịn màng mát rượi, được nhìn đến no mắt trước cái màu xanh mướt mát của những ruộng rau và được hít hà làn hương thơm nồng nàn của húng, é, hành, tỏi, tía tô, bạc hà… là những trải nghiệm ấn tượng chẳng thể nào quên khi đến với làng rau Trà Quế của xứ Quảng.

Tiết trời Quảng Nam cuối đông đầu xuân thật đẹp. Cái nắng vàng ươm và bầu trời bình yên xanh ngắt cao vời vợi khiến cho những đôi chân cuồng đi chẳng thể nào chịu ngồi yên một chỗ. Vì vậy khi hay tin anh bạn làm du lịch chuẩn bị đưa một đoàn du khách Pháp đi thăm làng rau Trà Quế tôi liền ngỏ ý đi cùng.

Trà Quế là làng trồng rau nổi tiếng của Quảng Nam. Làng nằm kề sông Đế Võng và đầm Trà Quế, cách phố cổ Hội An một quãng không xa. Tương truyền, nghề trồng rau ở đây có từ hơn 300 năm về trước và do chính những người làm nghề chài lưới ven sông lập nên. Rau Trà Quế có nhiều loại nhưng nổi tiếng nhất là các loại rau thơm, loại rau đã góp phần làm nên tên tuổi của nhiều món ăn ngon nổi tiếng xứ Quảng như: cao lầu, hoành thánh, mì Quảng, bánh xèo, bánh mì...

Bí ẩn pháo đài chiến lược lớn bậc nhất Đông Dương

Vị trí đặt pháo có thể kiểm soát 3 con sông và một số khu vực TP.HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu. Ít người biết rằng, xung quanh pháo đài lớn bậc nhất Đông Dương này có không ít điều bí ẩn.

Vị trí chiến lược 


Đến huyện Cần Đước, tỉnh Long An, PV hết sức ngạc nhiên khi được giới thiệu về pháo đài Rạch Cát. Tuy nhiên, hiện nay, do cây cối mọc um tùm nên rất khó để hình dung ra sức mạnh như những gì diễn ra trong quá khứ. Đứng trên nóc của pháo Rạch Cát (hay còn gọi là đồn Rạch Cốc) có thể quan sát được 3 con sông: Cần Giuộc (Rạch Cát), Vàm Cỏ và Soài Rạp (Nhà Bè).

Nhằm củng cố thế lực, thời điểm đó, thực dân Pháp đã tính đến việc xây pháo đài này nhằm kiểm soát 3 con sông lớn trên. Đây cũng là cửa kiểm soát khu vực rộng lớn, gồm một phần các địa phương TP.HCM, Long An và Bà Rịa – Vũng Tàu và cả Tiền Giang ngày nay, đặc biệt là về đường thủy. 

Vị trí pháo đài Rạch Cát. 

10 thg 2, 2018

Thám hiểm rừng khộp Yok Don

Khi tôi nói sẽ đi Yok Don, mấy người bạn ngó ra hỏi: “Là nước nào vậy?”. Té ra, Yok Don là vườn quốc gia lớn thứ nhì cả nước (sau Phong Nha - Kẻ Bàng), ở Buôn Đôn (Đắk Lắk), nơi sở hữu rừng khộp gần như duy nhất ở Việt Nam. 

Đường lên Yok Don - Ảnh: THỦY PHẠM

Yok Don có khu vực nằm trong vành đai biên giới giữa Việt Nam và Campuchia nên việc qua lại bị hạn chế. Chỉ có một lựa chọn duy nhất là tới Buôn Đôn theo ngả Buôn Mê. Chúng tôi lái xe theo cung đường nhiều cảm hứng, rong ruổi hàng chục cây số giữa rừng thanh vắng, dưới những tán cây lồ ô xanh mát. Thích thì có thể dừng xe bên đường, xếp ghế, pha một tách cà phê với dụng cụ mang theo.

Hang Múa - Địa điểm du xuân, nghỉ dưỡng đẹp nhất nhì Ninh Bình

Hang Múa vừa là điểm du lịch sinh thái, tâm linh lại là nơi nghỉ dưỡng ngắn ngày trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới.

Nằm gần cụm khu du lịch Tràng An - Tam Cốc - Bái Đính, Hang Múa là một trong những địa điểm đẹp nhất Ninh Bình. Đây vừa là điểm du lịch sinh thái, tâm linh lại là nơi nghỉ dưỡng ngắn ngày trong dịp nghỉ Tết Nguyên đán sắp tới

Làng đào Nhật Tân nhộn nhịp những ngày giáp Tết

Người dân làng đào Nhật Tân hiện đang tất bật chuẩn bị cho vụ đào Tết Nguyên đán 2018.

Những ngày này, nền nhiệt miền Bắc giảm mạnh khiến người trồng hoa thấp thỏm, đứng ngồi không yên