Hiển thị các bài đăng có nhãn công viên. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn công viên. Hiển thị tất cả bài đăng
14 thg 10, 2024
Công viên Hội An
Đưa vào sử dụng từ giữa tháng 7.2020, công viên Hội An được xây dựng với mục đích trở thành một trung tâm giao lưu với quảng trường công viên có sức chứa 5.000 chỗ, một nhà văn hóa cho thanh thiếu niên, một địa điểm sinh hoạt vui chơi giải trí, rèn luyện sức khỏe cho người dân.
8 thg 8, 2024
Công viên Thiên văn học đầu tiên tại Đông Nam Á
Toàn cảnh công viên Thiên văn học nhìn từ trên cao.
Công viên Thiên văn học gây ấn tượng với du khách bởi lối kiến trúc độc đáo, lấy cảm hứng từ vũ trụ bao la và các vì tinh tú. Hệ thống tường bao xung quanh được thiết kế theo hình xoắn ốc, mô phỏng cấu trúc của thiên hà, tạo nên một không gian huyền ảo và bí ẩn. Bề mặt của Vườn Dải Ngân Hà được trang trí tỉ mỉ, tinh tế, khơi gợi cảm giác về sự vĩ đại và vô tận của vũ trụ.
7 thg 1, 2024
Vẻ đẹp ngày và đêm của công viên Rồng nhả ngọc ở Tuy Hòa
Công viên Thanh thiếu niên ở TP Tuy Hòa thường được gọi là công viên Rồng nhả ngọc vì nhìn từ trên cao, hồ nước ở công viên có hình con rồng uốn lượn đang nhả viên ngọc.
4 thg 7, 2020
Công viên Ánh Sáng Kỳ Quan Cổ Đại The Miracle – Hậu Giang
Ngay trong lòng thành phố Vị Thanh, Hậu Giang một quần thể di sản kỳ quan kiến trúc cổ đại được tái hiện sống động đến từng chi tiết. Công viên Ánh Sáng Kỳ Quan Cổ Đại The Miracle sở hữu những công trình độc đáo, cảnh quan mới lạ khác hẳn với nét du lịch miệt vườn sông nước thuần tuý tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long đang là điểm nhấn tạo diện mạo mới cho ngành du lịch Hậu Giang.
Tọa lạc trong khuôn viên khu đô thị Cát Tường Western Pearl 2, đường Võ Văn Kiệt, Phường 5, Tp. Vị Thanh, Hậu Giang công viên 7 kỳ quan kiến trúc cổ đại trở thành điểm đến yêu của du khách đặc biệt là giới trẻ đến tham quan chụp hình.
18 thg 7, 2019
Công viên Nhân Ái ở bãi biển Quy Hòa
Với không gian thơ mộng và những giá trị nhân văn cao cả, công viên Nhân Ái và khu vườn tượng danh nhân y học là một điểm đến mà du khách không nên bỏ qua khi ghé thăm thành phố biển Quy Nhơn.
Trong khuôn viên Trại phong Quy Hòa - một cơ cở điều trị bệnh phong có lịch sử lâu đời của thành phố biển Quy Nhơn – có một khu công viên rất đặc biệt, mang tên là công viên Nhân Ái
6 thg 6, 2019
Ozo - Công viên trong rừng nguyên sinh thu hút rất đông du khách
Ngày 3.6 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, lượng khách đến thăm quan du lịch đã bắt đầu tăng cao khi bước vào mùa du lịch cao điểm, đặc biệt là những điểm du lịch mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng.
Đặc biệt là Công viên Ozo - đây là công viên có hệ thống trò chơi trên cây dài nhất Việt Nam và cũng là một trong những công viên nằm trong rừng nguyên sinh đầu tiên ở Việt Nam.
Sau hơn 1 tháng mở cửa tham quan, công viên Ozo đã tạo nên sức hút vô cùng lớn với tất cả du khách.
Khung cảnh hoang sơ gắn liền với thiên nhiên của Ozo. Ảnh: LPL
Đặc biệt là Công viên Ozo - đây là công viên có hệ thống trò chơi trên cây dài nhất Việt Nam và cũng là một trong những công viên nằm trong rừng nguyên sinh đầu tiên ở Việt Nam.
Sau hơn 1 tháng mở cửa tham quan, công viên Ozo đã tạo nên sức hút vô cùng lớn với tất cả du khách.
15 thg 3, 2019
Khu công viên bỏ hoang tự nhiên nổi tiếng ở Huế
Khu du lịch Hồ Thủy Tiên được công ty Haco Huế đầu tư xây dựng từ đầu năm 2000-2006, nhưng hoạt động không hiệu quả và phải đóng cửa.
Được biết, khu du lịch Hồ Thủy Tiên được công ty Haco
Huế đầu tư xây dựng từ đầu năm 2000-2006 thì đưa vào hoạt động giai đoạn
1. Nhưng các dự án thực hiện không đồng bộ nên hoạt động không hiệu
quả. Năm 2011, khu du lịch chính thức đóng cửa để nghiên cứu lập dự án
mới. Vào đầu năm 2016, sau bài viết giới thiệu về công viên Hồ Thuỷ Tiên
như một điểm đến thú vị cũng không kém phần ma mị của tờ HuffingtonPost
(Mỹ) đã thu hút những người ưa mạo hiểm, trong đó có nhiều du khách
nước ngoài tới khám phá
5 thg 3, 2019
Công viên Biển Đông
Bạn lần đầu vào Đà Nẵng, ngỏ ý muốn ra biển chơi cho biết thế nào là “bãi biển quyến rũ nhất hành tinh”, bèn chở bạn qua cầu Sông Hàn, chạy thẳng đường Phạm Văn Đồng để đến Công viên Biển Đông, xem như đây là nơi bắt đầu cho hành trình khám phá biển Đà Nẵng của khách phương xa.
Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.
Với địa thế, cảnh quan đặc biệt, Công viên Biển Đông là nơi tổ chức nhiều lễ hội của thành phố. TRONG ẢNH: Cảnh quan bãi biển trong chương trình “Đà Nẵng - Điểm hẹn mùa hè 2018”.
Chẳng phải tự nhiên mà nhiều người dân Đà Nẵng rất thích giới thiệu về Công viên Biển Đông cho bạn bè, người thân ở ngoại tỉnh. Một trong những điểm đặc biệt nhất của Công viên Biển Đông chính là vị trí của nó. Chỉ cần chạy một mạch từ cầu Sông Hàn (cây cầu trung tâm nhất của thành phố) là ra đến biển. Một mặt công viên nhìn về “trái tim” Đà Nẵng, một mặt lại hướng thẳng tầm nhìn ra quần đảo Hoàng Sa ngoài Biển Đông.
19 thg 12, 2018
Công viên 29-3 - không gian xanh giữa lòng thành phố
Nằm không xa khu vực trung tâm thành phố Đà Nẵng với xung quanh là những tuyến đường, những con phố xô bồ, Công viên 29-3 vẫn giữ cho mình sự trong lành, yên ả vốn có.
Công viên 29-3 có diện tích hơn 20ha, được phủ xanh bởi nhiều loại loại cây xanh phong phú, trong đó có nhiều cây cổ thụ thân lớn, tán rộng, che mát cả một không gian rộng lớn. Trung tâm của công viên là một hồ nước lớn. Trong ảnh: Khu hồ nước tại Công viên 29-3 nhìn từ trên cao. Ảnh: HẢI ĐĂNG
23 thg 7, 2018
Công viên bảo tồn động vật hoang dã trên sông tại Quảng Nam
River Safari là thánh địa của 39 loài thú hoang dã quý hiếm với 42.000 cá thể gồm hổ Bengan, sư tử trắng, tê giác, linh dương, hươu cao cổ...
Mô hình River Safari – Khu bảo tồn thiên nhiên hoang dã đầu tiên trên thế giới được khởi xướng tại Singapore. Đây cũng được xem là khu River Safari lớn nhất thế giới với hơn 52.000 cá thể động vật hoang dã thuộc 42 loài. Chi phí để phát triển River Safari tốn kém và khó vận hành gấp cả chục lần so với mô hình vườn thú thông thường. Vì vậy, mô hình vườn thú trên sông trên thế giới chỉ đếm trên đầu ngón tay.
8 thg 5, 2018
Công viên Lê Văn Tám - nghĩa trang của người giàu Sài Gòn xưa
Từng là nghĩa trang dành cho lính Pháp, sau đó là của giới thượng lưu, đến năm 1983 nơi đây trở thành công viên Lê Văn Tám ở trung tâm TP HCM như ngày nay.
Khu vực nội đô TP HCM trước đây có rất nhiều nghĩa trang với hàng trăm nghìn ngôi mộ. Đa số chúng được xây dựng vào khoảng cuối cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc, khi quy mô của Sài Gòn - Gia Định còn rất nhỏ. Sau đó, dân cư thành phố nhanh chóng trở nên đông đúc nên chính quyền phải di dời nghĩa trang để "lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường".
Trong số những nghĩa trang, nổi tiếng và lâu đời nhất là Mạc Đĩnh Chi - nay là công viên Lê Văn Tám. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm ở trung tâm quận 1.
Khu vực nội đô TP HCM trước đây có rất nhiều nghĩa trang với hàng trăm nghìn ngôi mộ. Đa số chúng được xây dựng vào khoảng cuối cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc, khi quy mô của Sài Gòn - Gia Định còn rất nhỏ. Sau đó, dân cư thành phố nhanh chóng trở nên đông đúc nên chính quyền phải di dời nghĩa trang để "lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường".
Trong số những nghĩa trang, nổi tiếng và lâu đời nhất là Mạc Đĩnh Chi - nay là công viên Lê Văn Tám. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm ở trung tâm quận 1.
Cổng chính nghĩa trang trên đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ) lúc vừa được người Pháp xây dựng ở vị trí công viên Lê Văn Tám ngày nay. Ảnh tư liệu
Hai công viên ở trung tâm Sài Gòn từng là nghĩa trang lớn
Công viên Lê Thị Riêng và Lê Văn Tám trước năm 1975 là nghĩa trang lớn, một dành cho giới thượng lưu, một là nơi chôn cất tầng lớp bình dân.
Công viên Lê Văn Tám (quận 1, TP HCM) trước năm 1975 là nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Khu vực này được giới hạn bởi 4 tuyến đường Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng - Võ Thị Sáu và Phan Liêm.
15 thg 2, 2016
Công viên khỉ giữa lòng đô thị
Người dân đến xem khỉ ở Tòa thánh - Ảnh: Dương Phan
Khu rừng rộng khoảng vài ha, được chia đôi trong Nội ô Tòa thánh về 2 hướng: trung tâm huyện Hòa Thành đầy sôi động và trục đường CMT8 hướng về TP.Tây Ninh, núi Bà Đen…
26 thg 11, 2015
Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM
"Chính thức đưa vào hoạt động phục vụ lễ hội từ lễ giỗ Tổ mùng 10-3 năm 2009, Công viên Lịch sử Văn hóa dân tộc TPHCM tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9 là một dự án lớn, được Nhà nước quan tâm và đầu tư quy mô, là một trong số ít các công trình lịch sử văn hóa trọng điểm của TPHCM đang tiếp tục được thực hiện."
Trên đây là lời giới thiệu Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc TPHCM, hay còn gọi là Đền thờ Vua Hùng TPHCM, đăng trên báo SGGP ngày 11/9/2010. Cũng theo bài viết này: "Công viên có tổng diện tích hơn 400ha, được quy hoạch tổng thể với 4 khu: khu cổ đại, khu trung đại, khu cận hiện đại và khu sinh hoạt văn hóa, vui chơi giải trí (bao gồm Cù lao Bà Sang). Đến thời điểm này, công viên đã xây dựng hoàn tất công trình trung tâm của khu cổ đại là đền tưởng niệm các vua Hùng hoành tráng, với biểu tượng “Chim Lạc vươn cánh bay về phương Bắc” thấm đậm bản sắc văn hóa dân tộc."
24 thg 11, 2015
Trái tim Pleiku
Nếu Biển Hồ được ví như đôi mắt Pleiku thì quảng trường ở trung tâm thành phố được gọi là trái tim Pleiku. Điều khác biệt là hình ảnh đôi mắt Pleiku được giới văn nghệ sĩ ca ngợi, còn trái tim Pleiku là danh xưng do giới chức chính quyền tự đặt ra.
Quảng trường ở trung tâm TP Pleiku có tên chính thức là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Năm 2012 tôi về Pleiku vào tháng 8, khi công trình chưa hoàn thành (quảng trường được khánh thành tháng 12 năm đó). Mấy năm liền sau đó, năm nào tôi cũng về thăm Pleiku, cũng đến với Biển Hồ đôi mắt Pleiku mà... quên, không đến xem trái tim Pleiku ra sao. Mãi đến cuối năm nay tôi mới đến thăm nơi này vào một buổi sáng.
Quảng trường có khuôn viên đến 12 ha, trong đó điểm nhấn chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 10,8 met, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5 met, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương bằng thép không rỉ. Được biết rằng đây là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam (và tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam thì cũng đương nhiên là... nhất thế giới rồi, vì vậy ta cứ nói là nhất thế giới cho oai!).
Quảng trường ở trung tâm TP Pleiku có tên chính thức là Quảng trường Đại Đoàn Kết. Năm 2012 tôi về Pleiku vào tháng 8, khi công trình chưa hoàn thành (quảng trường được khánh thành tháng 12 năm đó). Mấy năm liền sau đó, năm nào tôi cũng về thăm Pleiku, cũng đến với Biển Hồ đôi mắt Pleiku mà... quên, không đến xem trái tim Pleiku ra sao. Mãi đến cuối năm nay tôi mới đến thăm nơi này vào một buổi sáng.
Quảng trường có khuôn viên đến 12 ha, trong đó điểm nhấn chính là tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tượng đài cao 10,8 met, đứng trên bệ bê tông ốp đá xanh cao 4,5 met, trọng lượng khoảng 16 tấn. Tượng được đúc bằng đồng nguyên chất, khung xương bằng thép không rỉ. Được biết rằng đây là tượng đúc Chủ tịch Hồ Chí Minh lớn nhất Việt Nam (và tượng Bác Hồ lớn nhất Việt Nam thì cũng đương nhiên là... nhất thế giới rồi, vì vậy ta cứ nói là nhất thế giới cho oai!).
16 thg 11, 2015
Kỳ quan thế giới thu nhỏ ở công viên đất nung Thanh Hà
Quảng Nam nổi tiếng bởi phố cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn, nhưng ít ai biết đến làng gốm Thanh Hà nằm ngay bên bờ sông Thu Bồn cũng là một điểu du lịch thú vị và hấp dẫn.
Làng gốm Thanh Hà thuộc địa bàn phường Thanh Hà, thành phố Hội An, cách khu phố cổ khoảng 2 km về hướng tây. Làng hình thành khoảng cuối thế kỷ 15, sau đó phát triển mạnh cùng cảng thị Hội An với các sản phẩm chủ yếu phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày như chum, vại, bình ...
Ngày nay, bạn không chỉ ngắm các vật dụng gốm, thăm làng quê yên bình của Quảng Nam mà còn được chiêm ngưỡng những sản phẩm đất nung độc đáo tại Công viên – Bảo tàng đất nung Thanh Hà.
18 thg 12, 2014
Có một Tây Nguyên thu nhỏ ở Đồng Xanh
Giữa mênh mông lúa xanh của cánh đồng xã An Phú, ngoại ô Tp. Pleiku, tỉnh Gia Lai, công viên Đồng Xanh được coi là một bức tranh thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, mang đầy đủ những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây.
Có diện tích 8ha, công viên Đồng Xanh được bao phủ bởi một màu xanh của cây cỏ, những cánh đồng và là nơi tập hợp các tư liệu văn hóa - lịch sử không chỉ của Gia Lai mà của cả Tây Nguyên hùng vĩ. Với thiết kế khá công phu, tinh tế qua những điểm nhấn, công viên Đồng Xanh còn được coi là một bức tranh thu nhỏ của núi rừng Tây Nguyên, mang đầy đủ những đặc trưng truyền thống trong cuộc sống thường nhật của đồng bào nơi đây: Mô hình kiến trúc nhà mồ, nhà rông, nhà dài. Qua truyền thuyết, những công trình này còn kết hợp với những hoa văn, họa tiết được tổng hợp và cách điệu trên biểu tượng Đài cảnh Tây Nguyên. Vào những dịp lễ tết, du khách còn được hòa mình vào không khí tưng bừng của các hoạt động sinh hoạt lễ hội cộng đồng của các buôn làng đồng bào dân tộc Tây Nguyên trong tiếng vọng của đại ngàn: Tiếng đàn T’rưng nước, tiếng cối giã gạo, âm thanh của dàn cồng chiêng...
29 thg 6, 2014
Hoang sơ như... công viên lớn nhất Hà Nội
Nằm ở cửa ngõ phía nam Hà Nội, công viên Yên Sở hiện là công viên lớn nhất được ví như một lá phổi xanh của Thủ đô.
Ấn tượng lớn nhất với những người một lần tới công viên đô thị lớn nhất Việt Nam là không gian thoáng đãng, tầm nhìn khá rộng, đặc biệt là một màu xanh mát mắt. Những trảng cỏ rộng trải dài ven đường vào công viên, và thấp thoáng sau những hàng cây là những bãi cỏ lau thật ấn tượng. Trong công viên khá nhiều những hàng tre, bãi tre vàng, tre xanh xào xạc che bóng mát, những hàng cây mới trồng đã cho màu xanh tươi cùng mặt nước hồ điều hòa rộng xua bớt cái nóng của mùa hè…
Từ một vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa, Yên Sở hiện nay đã trở thành một công viên xanh lớn nhất Hà Nội có tổng diện tích hơn 320 ha được khởi công vào dịp cuối năm 2007, đầu 2008 với tổng đầu tư 2 tỷ USD. Chủ đầu tư là tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia.
Từ một vùng đất hồ trũng, ô nhiễm và hoang hóa, Yên Sở hiện nay đã trở thành một công viên xanh lớn nhất Hà Nội có tổng diện tích hơn 320 ha được khởi công vào dịp cuối năm 2007, đầu 2008 với tổng đầu tư 2 tỷ USD. Chủ đầu tư là tập đoàn Gamuda Berhad của Malaysia.
Công viên Yên Sở - một công viên được kỳ vọng là công viên đô thị lớn nhất cả nước chính thức mở cửa ngày 4/4/2014.
28 thg 4, 2014
Công viên văn hóa Đầm Sen
Nằm trên đường Hòa Bình (Quận 11, Tp. Hồ Chí Minh), Công viên văn hóa Đầm Sen được xem là ốc đảo nhỏ giữa lòng thành phố. Đây là điểm đến ưa thích của người dân thành phố và du khách phương xa.
Vốn là một khu ruộng hoang, đầm lầy rộng, sau hơn 30 năm cải tạo bằng công sức của hàng triệu công nhân lao động, đến nay, Đầm Sen đã trở thành một quần thể hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
Đầm Sen là một trong những công viên văn hóa lớn và hiện đại nhất cả nước. Diện tích quy hoạch của Đầm Sen gần 50 ha, trong đó có hơn 60% diện tích là cây xanh, hoa cảnh và 20% diện tích mặt hồ. Công viên Văn hóa Đầm Sen là nơi có sản phẩm của nhiều nền văn hóa khác nhau. Như sự hiện diện của trà đạo quán, vườn bonsai xứ hoa anh đào; của quảng trường La Mã cổ đại; cùng phong cảnh sơn thủy hữu tình của vườn Nam Tú Thượng Uyển; vẻ đẹp của hoa lan kiêu hãnh khoe sắc …
Vốn là một khu ruộng hoang, đầm lầy rộng, sau hơn 30 năm cải tạo bằng công sức của hàng triệu công nhân lao động, đến nay, Đầm Sen đã trở thành một quần thể hài hòa giữa con người với thiên nhiên.
Đầm Sen là một trong những công viên văn hóa lớn và hiện đại nhất cả nước. Diện tích quy hoạch của Đầm Sen gần 50 ha, trong đó có hơn 60% diện tích là cây xanh, hoa cảnh và 20% diện tích mặt hồ. Công viên Văn hóa Đầm Sen là nơi có sản phẩm của nhiều nền văn hóa khác nhau. Như sự hiện diện của trà đạo quán, vườn bonsai xứ hoa anh đào; của quảng trường La Mã cổ đại; cùng phong cảnh sơn thủy hữu tình của vườn Nam Tú Thượng Uyển; vẻ đẹp của hoa lan kiêu hãnh khoe sắc …
Hồ Thủy Tạ trong Công viên văn hóa Đầm Sen.
21 thg 7, 2013
Nơi hội tụ hồn thiêng sông núi
Công viên Lịch sử Văn hóa Dân tộc Tp. Hồ Chí Minh (Công viên LSVHDT) là địa chỉ văn hóa đặc biệt ở Tp. Hồ Chí Minh. Đây vừa là nơi tham quan vừa có giá trị giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc cho mọi tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ và đồng bào ở nước ngoài về thăm quê hương, góp phần xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam.
Tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9, Công viên LSVHDT là công trình trọng điểm và quy mô ở Tp. Hồ Chí Minh, được Chính phủ phê duyệt năm 1995 và hoành thành vào năm 2009.
Tọa lạc phần lớn trên địa bàn quận 9, Công viên LSVHDT là công trình trọng điểm và quy mô ở Tp. Hồ Chí Minh, được Chính phủ phê duyệt năm 1995 và hoành thành vào năm 2009.
Đền tưởng niệm các Vua Hùng, công trình trung tâm của Công viên LSVHDT.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)