28 thg 2, 2019

Mắm còng - món ăn dân dã ngày tết

Những ngày này, ghé thăm bất cứ gia đình nào ở vùng hạ của huyện Cần Giuộc, tỉnh Long An, chúng tôi đều được thưởng thức món mắm còng. Đây là món ăn “đặc sản”, không thể thiếu của người dân nơi đây mỗi khi xuân về, tết đến.

Mắm còng thường được ăn kèm với với cà, dưa leo, đậu rồng, bần,... 

Mắm còng Cần Giuộc có 2 loại là còng nguyên con và còng quết (còng xay nhuyễn), trong đó, loại mắm còng quết trở thành đ​ặc sản của miền hạ từ nhiều năm qua.

Cháo cua đồng cho ngày xa nhà


Quê tôi nằm nép bên con sông Vàm Cỏ Đông hiền hòa. Gia đình tôi bao đời nay vẫn gắn bó với mảnh vườn, miếng ruộng và chị em tôi lớn lên trong điệu ầu ơ ngọt ngào của ngoại, trong tình thương bao la của cha má. Quê tôi còn có cả những món đặc sản mà có lẽ suốt cuộc đời này, tôi khó tìm đâu ra hương vị như thế bởi từng món ăn được chắt chiu từ giọt mồ hôi của cha, từ tình thương yêu vô bờ của má. Cứ độ ra Giêng, quê tôi vào mùa gặt. Đám ruộng nào vừa được gặt xong, đám trẻ con ùa xuống bắt cá, bắt cua. Cá nhiều, ăn không hết, má xẻ phơi khô. Mùa này, nhà nào cũng có nia khô phơi trước sân với đủ các loại nào khô sặt, khô lóc, khô trê,... Đám trẻ con mê nhất là cua đồng, cứ thảy cua vào bếp than đang cháy hồng, vài phút thôi là có món cua nướng thơm lừng. Thấy tụi nhỏ bắt được nhiều cua, má nói để nấu cháo cua, cả đám xuýt xoa, thế là sắp được thưởng thức món ăn mới!

Chuyện về đình Thi Phổ

Đình Thi Phổ ở thôn 4, xã Đức Tân (Mộ Đức) là một trong những ngôi đình nổi tiếng ở Quảng Ngãi thời xa xưa. Không chỉ gắn với lịch sử khai phá, lập làng tại vùng đất mới của người Việt, đình Thi Phổ còn là điểm đến tâm linh của người dân từ bao đời nay.

Theo lời kể của người dân ở địa phương, đình Thi Phổ rất linh thiêng, bởi vậy nhiều người vẫn thường đến đây để nguyện cầu những điều tốt đẹp trong cuộc sống. Thường thì đình làng tọa lạc ở những nơi vắng vẻ, yên tịnh, nhưng đình Thi Phổ lại được bao bọc bởi nhà dân. Dẫu vậy, sự linh thiêng vẫn bao trùm khắp cả ngôi đình.

Đình Thi Phổ. 

Những "làng Nam Bộ" giữa lòng xứ Quảng

Cây dừa nước thường gắn liền với mảnh đất Nam Bộ lắm sông, nhiều rạch. Ấy thế mà ngay giữa vùng đất Quảng đầy nắng gió, vẫn có nhiều ngôi làng được bao bọc, chở che bởi những rừng dừa nước mọc tiếp nối nhau như thành lũy trên sông.
Dựng nhà dọc theo sông, ngày ngày chèo đò, nương theo những rừng dừa nước xanh bạt ngàn để hái lá dừa, đánh bắt cá tôm... mưu sinh. Cuộc sống gắn bó với sông nước của người dân ở những ngôi làng Khê Thủy B (xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) và An Minh (xã Bình Chánh, huyện Bình Sơn) cứ yên bình trôi qua như thế, ngót nghét cả trăm năm nay.

“Quẳng gánh lo” nhờ những... tán dừa
Tựa lưng vào núi Sơn, mặt hướng ra sông Dâu, làng An Minh, thôn Bình An Nội, xã Bình Chánh nằm e ấp bên những rặng dừa nước xanh um tùm, kéo dài hơn 3 cây số từ Bình An Nội xuống đến sông Trà Bồng – đoạn chảy qua xã Bình Dương (Bình Sơn). Xưa nay, người ta vẫn thường gọi làng An Minh bằng cái tên dân dã – làng Dừa.

Người “làng Dừa” khi nói về quê hương, vẫn thường tự hào về dòng sông mang phù sa qua từng mùa mưa lũ, về rừng dừa nước tầng tầng lớp lớp chở che, bao bọc lấy làng. Cũng nhờ vào cây dừa nước mà người làng An Minh có kế sinh nhai, bớt đi phần nào gánh nặng cơm áo gạo tiền.

Nương theo dừa nước, người dân những làng "Nam Bộ" xứ Quảng đặt rớ trên sông để đánh bắt cá tôm. Ảnh: Ý THU 

27 thg 2, 2019

Tìm về làng cổ Thiên Xuân

Làng nằm dưới chân núi Nứa bên dòng sông Vệ lượn quanh. Về nơi đây càng hiểu thêm người Việt trong quá trình đi về phương Nam luôn mang theo ký ức quê nhà. Họ lập làng bên sông có cây đa, bến nước, biết trồng tre thành lũy để ngăn thú dữ, chống chọi với các thế lực hắc ám mà tồn tại, sinh sôi. 

Mưa xuân lấm tấm, tôi theo Trưởng thôn Thiên Xuân, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành) Hồ Quốc Bảo ngược đường tìm về làng cổ Thiên Xuân. Làng cổ phủ màu xanh bạt ngàn của keo tai tượng...

Bên thềm đá cũ 


Qua khỏi đoạn Trường Lũy đá xếp dày, đi tiếp vào bên trong chừng vài trăm mét lại đến một bờ đá dày tuyệt nhiên không hề sử dụng vôi vữa, nhưng vẫn bền chặt, cứng cáp theo tháng năm. Bờ đá cao chừng hai mét và dày khoảng một mét chạy dọc theo chu vi của làng chừng 4km. Tiếp theo bờ đá là những khuôn viên nhà vườn cũ rộng chừng 300 - 400m nối tiếp nhau theo bậc thang. 

Vùng làng cổ Thiên Xuân bây giờ. Ảnh: Cẩm Thư 

Làng nồi của những bàn tay tài hoa

Mặc cho bao phát triển của công nghệ hiện đại và cuộc sống xô bồ bên ngoài, làng nồi Trù Sơn vẫn giữ bản sắc riêng bên những bàn xoay của đất, những lò nung truyền thống và những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân. 

Làng nồi Trù Sơn (Đô Lương) nổi tiếng với những chiếc nồi đất được làm thủ công đẹp mắt. Người làng nồi gắn với công việc tỉ mỉ của đất, nước và lửa từ nhiều thế hệ. Ảnh: Hải Vương 

Độc đáo bánh chưng hến “vượt khó” của người Diễn Châu

Cái bánh chưng nhân hến ấy, có vị ngòn ngọt của hến, thơm thơm của bùn và dĩ nhiên cũng có vị beo béo của nước mỡ lợn, là món ăn được làm trong ngày Tết của những năm tháng còn khó khăn, thiếu thốn. 

Tết với người Việt là dịp để sum vầy, dịp để báo ân với tiên tổ về những thành quả trong một năm lao động vất vả của mình. Chính vì thế, mỗi khi Tết đến Xuân về, dù có đi đâu về đâu người ta cũng luôn hướng về gia đình, dòng tộc. Đối với những người xa quê vì nhiều lí do khác nhau nếu không về được, họ vẫn chuẩn bị chu đáo cho gia đình nhỏ của mình một cái Tết truyền thống đúng nghĩa ở chính mảnh đất mình đang sinh sống. Nghĩa là cũng đào, cũng quất, cũng mai... và dĩ nhiên là cũng bánh chưng xanh.

Diễn Châu, nơi có con sông Bùng nổi tiếng quanh co chảy tràn ra biển ấy, những năm 1980 của thế kỷ trước đối với tôi là những ngày khó nhọc. Cái khó nhọc lam lũ ấy đè nặng lên vai của mẹ tôi, để rồi mẹ tôi đã sáng tạo ra cái bánh chưng hến ấy. Nhà tôi đông anh em, và bố mẹ tôi đều làm nghề cày ruộng. Cái xứ đất pha cát quê tôi, một năm chỉ trồng một vụ lúa, cái giống lúa cút hạt nẩy, màu nâu đỏ ấy tuy ăn rất ngọt và thơm nhưng năng suất lại kém. Thu hoạch xong vụ lúa là đất trời sang xuân để sang trồng vụ lạc. Một năm chỉ hai mùa chính vụ như thế cho nên cái nghèo cứ dấm dẳng hết năm này qua năm khác. 

Con don (hến) là nguyên liệu để làm nhân bánh chưng khi thịt lợn còn đắt đỏ, quý hiếm. Ảnh: Lê Thắng 

Độc đáo bộ nam phục người Ơ đu

Là dân tộc duy nhất có ở Tương Dương (Nghệ An), dân tộc Ơ đu cũng có truyền thống tự dệt vải và may trang phục cho dân tộc mình. Bộ trang phục nam giới của dân tộc cũng có nhiều nét độc đáo riêng so với các dân tộc khác. 

Cũng giống như nữ giới, nam giới đồng bào dân tộc này cũng có bộ trang phục riêng và không kém phầm độc đáo. Với bộ trang phục người phụ nữ màu chủ đạo là màu đen, thì nam phục người Ơ đu là màu đỏ nhạt, màu chàm. Ảnh: Đình Tuân 

Người Thái xứ Nghệ vui Tết họ

Tết họ là hoạt động vui chơi mừng năm mới của cộng đồng người Thái ở các địa bàn vùng cao như Quỳ Châu, Quế Phong, Tương Dương. Đây cũng là dịp vui cuối cùng trong dịp Tết của các gia đình, dòng họ. 

Nhiểu làng bản ở miền núi xứ Nghệ thường tổ chức Tết họ (từ Mồng 4 đến Mồng 6 Tết) thay vì làm Rằm tháng Giêng như người miền xuôi. Đây là dịp sum họp của cả dòng họ vào đầu năm mới. 

26 thg 2, 2019

Món bánh Tết thơm ngon từ gạo của người Mông Nghệ An

Cứ vào mỗi dịp Tết đến Xuân về, khi những bông hoa đào đã bung cánh khoe sắc cũng là khoảng thời gian đồng bào Mông ở huyện vùng cao Nghệ An, cùng giúp nhau làm bánh “Mông” truyền thống để cúng ông bà tổ tiên. 

Dù đã ăn cùng một Tết Nguyên đán như mọi dân tộc khác trên đất nước Việt Nam, nhưng chiếc bánh truyền thống dâng lên ông bà tổ tiên ngày Tết của người Mông ở Kỳ Sơn, Nghệ An không phải là bánh chưng, mà đó là “Dúa túa” có nghĩa là bánh đâm (Dúa dịch là bánh, túa là đâm) - một loại bánh được đâm nhuyễn từ cơm sôi đã hông chín, người dân tạm gọi là bánh "Mông". 

Thơm ngon đặc sản “cá ông trời” của Nghi Thủy

Cá thửng - người dân Nghi Thủy (TX. Cửa Lò) thường gọi là “cá ông trời” là món ăn độc đáo rất được ưa chuộng. Nhất là vào dịp Tết, trên mâm cỗ cúng, ngoài bánh chưng xanh, giò, chả thì không thể thiếu món cá thửng. 

Quanh năm lênh đênh trên biển cả, sống dựa vào con cá, con tôm nên với ngư dân miền biển nói chung và phường Nghi Thủy nói riêng, cá thửng có một vị trí quan trọng trong tâm thức.

Mùa cá thửng bắt đầu từ tháng 10 đến hết tháng 12 âm lịch. Những tháng cuối năm, thuyền cập bến, những mẻ cá thửng vừa chuyển lên bờ, còn tươi xanh được thương lái trong làng mua hết sạch. Cá sau khi mua về, chọn những con to đều nhau, rửa sạch. Quá trình rửa phải hết sức khéo léo, tỉ mỉ, làm sao để con cá sạch nhưng không bị bong, tróc vảy. Sau đó, để cá ráo nước rồi bắt đầu khâu tạo hình. “Phải uốn cá sao cho thành một vòng tròn, miệng cá ngậm đuôi cá (có thể cố định bằng tăm tre hoặc dây cước), cân xứng, không vẹo, không được làm gãy xương cá”, bà Nguyễn Thị Manh (khối 8, phường Nghi Thủy) - người có kinh nghiệm 40 năm sơ chế cá thửng cho biết. Sau đó, cá được cho vào nồi hấp vừa chín, đưa ra khỏi nồi, xếp lên vỉ sắt cho ráo nước. 

Làng cá Nghi Thủy vào mùa. Ảnh: Thanh Tường 

Đền thờ Quận Công Từ lưu giữ các kiện gỗ nguyên vẹn từ thế kỷ 19

Đền thờ Quận Công Từ thôn Mỹ Hòa, xã Thanh Lâm (Thanh Chương) thờ tự Trần Hưng Học và Trần Hưng Nhượng - những người đã có công lao to lớn, góp phần đem đến cuộc sống ấm no cho người dân nơi đây. 

Đền thờ Quận Công Từ được lập vào triều Tự Đức năm Canh Thân (1860). Trải qua hơn 150 năm, đền vẫn giữ được các kiện gỗ và văn tự, hoa văn khắc gỗ tinh xảo. 

Mặt tiền đền Quận Công Từ. Ảnh: Diệp Phương 

Giữ nghề đan lát truyền thống của người Ja Rai

Nhiều năm nay, già A Phiếu ở làng Rắc, xã Ya Xiêr (huyện Sa Thầy) luôn duy trì nghề đan lát truyền thống của dân tộc Gia Rai mình, đặc biệt là việc đan gùi. Mục đích của việc duy trì nghề với ông không chỉ là để cải thiện đời sống gia đình mà còn có cơ hội để nhắc nhở và truyền dạy nghề cho thế hệ con cháu, dân làng cùng biết yêu nghề, học nghề và giữ nghề truyền thống mà ông cha mình để lại.

Những lúc không đi rẫy, người dân làng Rắc luôn nhìn thấy già A Phiếu ngồi trên nhà sàn miệt mài với việc chẻ nan, đan gùi. Ở làng Rắc, từ lâu, già A Phiếu luôn được biết đến với tài nghệ đan gùi. Gùi ông đan ra không chỉ phục vụ nhu cầu bà con dân làng, các làng kế bên mà còn được nhiều người ở thành phố Kon Tum tìm đến đặt hàng thường xuyên để mang đi khắp nơi.

Già A Phiếu cho biết, năm lên 10 tuổi, ông đã được cha chỉ dạy cho nghề đan lát, đặc biệt là đan gùi. Ngày trước, các vật dụng trong gia đình đều được đan lát thủ công, từ cái rổ, cái rá cho đến cái nong, cái nia, cái gùi nên nhà nào cũng có người biết đan. Thời gian rảnh rỗi, nhà nhà lại đi rừng tìm tre, nứa rồi tập trung lên nhà rông để cùng nhau đan lát. Người già chỉ dẫn cho người trẻ… 


Già A Phiếu chẻ nan đan gùi. Ảnh: T.Q 

Còn mãi nghề dệt thổ cẩm ở Rờ Kơi

Hiện nay ở nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh, nghề dệt thổ cẩm truyền thống trong các thôn làng đồng bào DTTS đang có nguy cơ mai một. Thế nhưng, tại thôn Rờ Kơi, xã Rờ Kơi (huyện Sa Thầy), vào thời điểm nông nhàn, với bàn tay khéo léo, những người phụ nữ Hà Lăng (Xơ Đăng) ngày ngày vẫn miệt mài bên khung cửi dệt ra những tấm thổ cẩm với sắc màu đẹp tươi...

Một ngày đầu tháng 1/2019 chúng tôi về thôn Rờ Kơi của xã Rờ Kơi để tìm hiểu về nghề dệt thổ cẩm ở nơi đây.

Vào thời điểm này, những cánh đồng lúa nước dọc hai bên đường bê tông phẳng lì dẫn vào thôn vừa được gieo sạ xong. Công việc gieo cấy lúa cho mùa vụ mới đã hoàn thành, những rẫy mì trên nương chưa đến kỳ thu hoạch cũng là lúc phụ nữ Hà Lăng ở thôn Rờ Kơi dành thời gian ngồi bên khung cửi để dệt ra những tấm thổ cẩm dùng làm trang phục cho gia đình trong dịp Tết và cả mùa Xuân - “mùa con ong đi lấy mật”, mùa lễ hội của đồng bào DTTS tại chỗ Kon Tum nói riêng, đồng bào DTTS Tây Nguyên nói chung.

25 thg 2, 2019

Đám cưới người Dao đỏ

“Thanh niên người Dao được tự do tìm hiểu, yêu đương. Khi ưng nhau rồi thì về thông báo với gia đình tìm người làm mai mối sang nhà gái hỏi vợ. Nhưng làm lễ cưới thì nhất nhất phải tuân theo tục lệ lâu đời của người Dao đỏ” – Lời nói của ông Chảo Phù Sài chia sẻ đã chỉ lối cho chúng tôi về Thôn Tùng Chỉn, xã Trịnh Tường, huyện Bát Sát, tỉnh Lào Cai dự đám cưới với những tục lệ đầy tính nhân văn của người Dao đỏ. 

Chúng tôi tìm đến gia đình ông Chảo Phù Sài khi trời đã sẩm tối. Ông Sài đang tất bật cùng gia đình chuẩn bị đám cưới cho cậu con trai út Chảo San (24 tuổi). Theo truyền thống, các hoạt động lễ cưới chủ yếu diễn ra tại nhà trai. Nhà gái sẽ đưa cô dâu về nhà trai. Đến đầu ngõ, đoàn rước nhà gái sẽ dừng lại trang điểm cho cô dâu và đợi đoàn rước nhà trai ra đón.

Người Dao rất coi trọng phụ nữ nên trong đám cưới nhà trai sẽ thực hiện những lễ nghi trang trọng nhất để làm vừa lòng cô dâu và đoàn rước dâu nhà gái. Bởi, “Không làm như thể thì con dâu nó không vào nhà đâu!” ông Sài cho biết.

Cô dâu Tẩn Mẩy được các phù dâu dẫn đường về nhà trai. Ảnh: Việt Cường 

Chuyện bên "lão mộc" 400 tuổi

Hàng trăm năm qua, cây trâm vối cạnh mộ cụ Chánh đề lãnh, Vũ sơn hầu Huỳnh Công Thiệu hiên ngang trước bão giông. Cây là chứng nhân trong quá trình mở đất, lập làng của những bậc tiền nhân. Mỗi độ xuân về, những chùm hoa trắng giữa tán lá xanh tỏa hương thơm dịu cho ong, bướm vờn quanh...
1. Sử liệu cho biết, hơn 4 thế kỷ trước, Chánh đề lãnh, Vũ sơn hầu Huỳnh Công Thiệu là tướng dưới quyền và là đồng hương của chúa Nguyễn Hoàng, ở huyện Tống Sơn, phủ Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. Trong công cuộc mở mang, khai phá đất phương Nam, cụ được chúa Nguyễn giao trọng trách trấn thủ vùng đất phủ Tư Nghĩa. Cụ chiêu mộ hàng nghìn lưu dân cùng binh sĩ khẩn hoang, lập các làng thuộc xứ Lộ Bôi, huyện Mộ Hoa xưa, nay đổi tên là huyện Đức Phổ. 

Cây trâm vối cổ thụ hàng trăm năm tuổi bên cạnh mộ cụ Huỳnh Công Thiệu. Ảnh: Trang Thy 

Lễ cầu ngư - Nét đẹp văn hóa của ngư dân vùng biển

Những ngày đầu xuân, khắp các làng chài ven biển của Quảng Ngãi diễn ra lễ hội cầu ngư. Đây là sinh hoạt văn hóa đậm nét dân gian của cư dân vùng biển.

Hát bả trạo là một loại hình nghệ thuật diễn xướng dân gian đã trở thành nghi thức tâm linh, gắn với lễ hội cầu ngư của cư dân vùng biển xã Bình Thạnh (Bình Sơn). Đây cũng là một trong những di sản văn hoá phi vật thể cấp quốc gia. Sau phần nghi lễ cầu ngư ở lăng Ông, thần Nam Hải được rước ra bến tàu Hải Ninh. Các thanh niên khỏe mạnh rước hương án lên tàu cá và tiếp tục thực hiện nghi lễ cúng thần cầu mong một năm mới bội thu.

Hát bả trạo được thực hiện ngay trên các con tàu trong ngày đầu ra khơi. 

Lễ hội bắc máng nước ở làng Kon Tu Jốp 2

Hàng năm, vào dịp cuối năm, khi mùa màng thu hái xong, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 (xã Pô Kô, huyện Đăk Tô) lại tổ chức lễ hội bắc máng nước. Đây là dịp để bà con dân làng cùng tập trung sửa sang lại các máng nước và cúng heo, gà cầu mong Yàng phù hộ cho dân làng có được nguồn nước mát để sinh hoạt hàng ngày và tưới tắm cho ruộng lúa được tốt tươi, mang lại cho bà con cuộc sống ngày một ấm no, sung túc.

Ngồi bên mái nhà rông cao vút của làng, già làng A Nhui cho biết: Xưa kia, để chọn vị trí đất lập làng, người Xơ Đăng thường chọn vùng đất gần suối, gần sông, có nguồn nước mát để thuận tiện cho việc lấy nước sinh hoạt hàng ngày. Với bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 cũng vậy. Nghe các già làng trước đây kể lại, để lập làng, già làng thế hệ trước đã đi chọn đất rất kỹ. Bởi thế, mà làng Kon Tu Jốp 2 có rất nhiều con sông, con suối chảy qua, tưới tắm cho nguồn đất, nguồn nước của làng luôn mát lành.

Với quan niệm “vạn vật hữu linh” nên sau khi lập làng, bà con dân làng Kon Tu Jốp 2 đã làm lễ bắc máng nước cầu mong Yàng nước, Yàng sông, Yàng suối phù hộ cho bà con dân làng được đón nguồn nước mát về làng. Để tỏ lòng biết ơn thần linh đã phù hộ cho bà con dân làng có được nguồn nước mát và cũng để bảo vệ nguồn nước giọt cho làng, từ khi lập làng đến nay, mỗi dịp cuối năm, khi mùa màng đã thu hái xong, bà con dân làng thường tổ chức lễ hội truyền thống bắc máng nước.

Nhịp chiêng mùa xuân

“A húuuu!”, già làng Brol Vẻ phun ngụm rượu khắp nhà, cất tiếng hú vang trong tiếng chiêng cồng rộn ràng để “làm phép”, giúp gia chủ rước may mắn, tài lộc. Trong trang phục truyền thống, chủ nhà hân hoan mời già làng thưởng thức thịt chuột, thịt chim rồi đi quanh vòng chiêng xoang, mời mỗi vị khách đến nhà vít rượu cần, ăn những món truyền thống, cùng hân hoan đón mừng năm mới.

Khi những bông hoa cà phê nhuộm trắng vườn, những vườn cao su bạt ngàn thay lá non mơn mởn cũng là lúc dân làng Đăk Răng (xã Đăk Dục, huyện Ngọc Hồi) tất bật chuẩn bị đón Tết Nguyên đán. Cũng rượu ghè, cơm lam, cá chua; cũng bánh mứt, hạt dưa như bao làng, bao thôn khác, nhưng ở đây, bà con còn tập cồng chiêng, dệt trang phục thổ cẩm, tập những bài hát truyền thống… để đón Tết theo kiểu riêng của mình.


Hát múa ăn mừng dưới cây bông

Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Bọoc Mạy) với những lời ca, điệu múa của người Thái vang trên quê hương thứ hai, ai nấy đều không khỏi bồi hồi và tự hào. Tất cả đều cùng một quyết tâm kết nối cộng đồng, đoàn kết, chăm chỉ làm ăn để xây dựng một cuộc sống ấm no, hạnh phúc trên vùng đất mới Ia H’Drai.
Khúc ca trên vùng đất mới


“Hỡi trai gái mường trên… hú… hú… hú
Hỡi trai gái mường dưới… hú… hú… hú
Ta cùng về đây trồng cây cho hoa nở thắm
Ta cùng về đây chơi hoa, cho mường trên mường dưới đẹp như bông như hoa… hú…hú…hú…”


Lời của bà một (chủ lễ), đứng ra khấn xin thần linh trong lễ hội – do chị Hà Thị Xuyên (34 tuổi), Thôn trưởng thôn 4, xã Ia Dal, huyện Ia H’Drai cất lên vang vang, sao thiết tha như gọi mời mọi người - “trai gái mường trên”, “trai gái mường dưới” - đến chung vui Lễ hội Hát múa ăn mừng dưới cây bông với bà con.

23 thg 2, 2019

Khách sạn 5 sao từng đón tiếp các tổng thống, nữ hoàng ở Huế

Biệt thự gần 90 tuổi ở Huế mang đậm kiến trúc thời thuộc địa, từng đón tiếp nhiều chính khách trong và ngoài nước, gần nhất là Nhật hoàng Akihito. 

Có địa chỉ tại số 5 đường Lê Lợi, thành phố Huế, khách sạn Azerai La Residence nằm trên khuôn viên rộng 2 ha với 200 m đường bờ sông. 

Phượng vàng khoe sắc khắp phố núi Bảo Lộc

Thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng) đang thu hút du khách bởi vẻ đẹp của hoa phượng nở rộ như nắng mùa xuân. 

Hiện thành phố Bảo Lộc có khoảng 15 cây phượng vàng được trồng tại các khu vực như nhà thờ Tân Thanh (xã Lộc Thanh), tu viện Bát Nhã (xã Đam B’ri), trường Cao đẳng Công nghệ - Kinh tế Bảo Lộc, trường THPT Châu Á Thái Bình Dương (đường Huỳnh Thúc Kháng, phường 2)… 

Bãi rêu 'tóc xanh' trên con đường đẹp nhất Nha Trang

Khi những ngày nắng bắt đầu, phố phường vẫn còn âm hưởng của mùa xuân chưa cạn, bãi rêu xuất hiện ở khu vực gần cầu Trần Phú khiến ai đi qua cũng phải ngoái nhìn.

Bãi rêu trên đường Trần Phú (Nha Trang)

Thềm rêu ấy nằm không xa chân cầu Trần Phú, nơi đường Nguyễn Bỉnh khiêm đâm ra biển, dựa vào thềm đá bảo vệ tránh những con sóng vỗ bờ.

Bộ sưu tập chuông độc nhất vô nhị

Hơn 10 năm sưu tầm chuông, ông Bùi Đức Tầm (Tp Hồ Chí Minh) đã sở hữu bộ chuông với hơn 200 loại có xuất xứ từ nhiều quốc gia trên thế giới. Với ông niềm đam mê này không chỉ là để được lắng nghe tiếng chuông mà còn lưu giữ những giá trị thời gian của chúng.

Một lần tình cờ vào tiệm đồ cổ trong dịp đi công tác, ông Tầm được chủ cửa hàng giới thiệu về chiếc chuông có tuổi đời lâu năm và ông đã không bỏ lỡ cơ hội để sở hữu nó. Sau đó, sở thích chơi chuông dần hình thành, mỗi khi đi đâu thấy chuông cũ ông lại mua mang về và những người bạn biết được sở thích này của ông cũng đã đến tặng. Cứ thế, trong khoảng hơn 10 năm đam mê với thú vui chơi chuông, ông đã có rất nhiều loại chuông của Việt Nam, Pháp, Tây Ban Nha, Ấn Độ, Nhật Bản, Tây Tạng…

Ông Tầm chia sẻ: “Có lần tôi ghé chùa và ngồi nói chuyện với sư thầy, tôi mới hiểu được chơi chuông là chơi tiếng, với những người tu thành đắc đạo như sư thầy khi nghe tiếng chuông sẽ biết được công lực của người đánh chuông. Còn người có sở thích chơi thông thường như tôi thường thích mua những chiếc chuông cũ vì tôi nghĩ giá trị của chúng chính là ở thời gian”.

Với đam mê chơi chuông, đến nay ông Bùi Đức Tầm đã sở hữu bộ chuông với 200 loại của nhiều quốc gia trên thế giới.

Vùng đất thiêng Tây Yên Tử

Sáng 16/2/2019 (tức 12 tháng Giêng năm Kỷ Hợi), tại quảng trường Khu du lịch tâm linh – sinh thái Tây Yên Tử, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã diễn ra lễ khai mạc Hội Xuân Tây Yên Tử và Tuần Văn hoá - Du lịch tỉnh Bắc Giang 2019. Du khách không chỉ được khám phá vùng đất thiêng Tây Yên Tử mà còn được trải nghiệm văn hóa đặc sắc của các dân tộc tỉnh Bắc Giang. 

Cùng với hành trình phía Đông để lên với non thiêng Yên Tử, du khách đã có thêm lựa chọn vượt sông, leo núi hành hương về thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm trên ngàn xanh Yên Tử từ con đường phía Tây qua những danh thắng và di tích của Bắc Giang.

Theo các tài liệu và nghiên cứu của các nhà khoa học cùng với những di tích hiện hữu, thì cơ sở địa-văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử đã có sự phát triển nội tại ngay từ thời Lý - Trần, có xu thế tiếp nối và định hình bền vững nhiều thế kỷ sau. Việc xây dựng Khu du lịch tâm linh - sinh thái Tây Yên Tử chính là phát huy những giá trị đã được tích tụ từ hàng trăm năm nay của vùng đất Bắc Giang, mở ra con đường tâm linh kết nối bản sắc ngàn năm văn hóa Phật giáo vùng Tây Yên Tử mà cha ông đã vượt qua bao gian khó, nhiều đời tiếp nối, tạo dựng. 

Kiến trúc độc đáo của chùa Minh Thành ở phố núi Pleiku

Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành là ngôi chùa đẹp nhất tỉnh Gia Lai. Chùa Minh Thành là một điểm tham quan hấp dẫn không thể bỏ qua đối với du khách và là một niềm tự hào của người dân phố núi Pleiku. 

Cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2km, toạ lạc trên một ngọn đồi thoai thoải trong lòng phố núi sương mờ ảo, chùa Minh Thành nổi bật với quần thể kiến trúc độc đáo có vẻ đẹp huyền ảo và cổ kính hút hồn biết bao du khách. Được xây dựng vào vào 1964, trải qua bao biến động thăng trầm của lịch sử khiến nhiều phần bị hư hại, đến năm 1997 chùa được trùng tu và xây mới. Sau quá trình trùng tu và tôn tạo kéo dài hơn 10 năm, chùa Minh Thành như được khoác lên chiếc áo hoàn toàn mới với vẻ đẹp phương Đông đặc trưng độc đáo mang ảnh hưởng của kiến trúc Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan. Đến nay, chùa không chỉ là nơi các Phật tử đến để chiêm bái, lễ phật mà còn thu hút nhiều du khách tìm đến tham quan và vãn cảnh.

Những công trình kiến trúc độc đáo và uy nghi của chùa Minh Thành như: chánh điện chùa cao 16m, trần nhà làm bằng gỗ pơ mu (loại gỗ nổi tiếng trong các cánh rừng ở Tây Nguyên). Đặc biệt, bộ cửa chùa làm bằng gỗ gõ với những đường nét chạm nổi bốn vị Tứ Đại Thiên Vương rất tinh xảo. Với chiều cao 6m, bề dày 4 tấc, đây được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì ở Việt Nam.

Toàn cảnh chùa Minh Thành tại thành phố Pleiku, Gia Lai nhìn từ trên cao.

Tết đông của người Hà Nhì

Năm nào cũng vậy, khi những mảnh nương, những tràn ruộng bậc thang cuối cùng đã được thu hoạch xong; thóc đã phơi khô chất đầy bồ, những cành đào núi bên hiên nhà trình tường đất bắt đầu những nụ hoa hàm tiếu, lác đác vài bông đỗ quyên trên đỉnh Ky Quan San đã bắt đầu khoe sắc thì cũng là lúc người Hà Nhì ở miền biên cương Bát Xát (Lào Cai) nơi “phên giậu” của Tổ quốc náo nức chuẩn bị Tết truyền thống của đồng bào mình.

Nghi lễ độc đáo


Tết theo tiếng Hà Nhì gọi là Tết Ga tho tho – còn gọi là Tết đông của người Hà Nhì. Đồng bào dân tộc Hà Nhì ở Bát Xát thường tổ chức đón Tết Ga tho tho vào tháng 11 âm lịch hàng năm. Đây là một trong những Tết to và quan trọng nhất của họ nhằm mục đích tổng kết hoạt động lao động sản xuất, mừng cho vụ mùa. Đồng thời đây cũng là dịp để các thành viên trong cộng đồng gặp gỡ, trao đổi tổ chức các hoạt động dân ca, dân vũ để mừng cho mùa màng tươi tốt.

Hát dân ca mừng đón Tết. 

Lên Mèo Vạc xem người Mông “kéo vợ” ngày Xuân

Mèo Vạc (Hà Giang) - vùng đất cực Bắc đa sắc màu văn hóa bước vào ngày đầu Xuân đẹp như một bức tranh thêu. Cả dải biên cương thay “áo mới” bằng những cánh hoa đào, hoa mận bung nở khắp núi rừng. Mùa Xuân cũng là mùa đôi lứa yêu nhau, mùa của những chàng trai Mông đi “kéo vợ” để xây dựng tổ ấm cho riêng mình. 

Nét đẹp - bản sắc văn hóa truyền thống 


“Kéo vợ” - phong tục truyền thống của người Mông ở Mèo Vạc gắn liền với tục “vỗ mông” của đồng bào nơi đây. Phong tục này hình thành từ lâu đời trong đời sống sinh hoạt của người Mông. Tục “kéo vợ” chứa đựng một nét văn hóa rất riêng của người Mông, vừa chất phác, vừa táo bạo nhưng cũng không kém phần ý nhị. 

Vào dịp lễ tết, các chàng trai, cô gái Mông thường cùng nhau múa khèn vui hội. 

Tinh hoa nghề rèn của đồng bào Mông

Nghề rèn của đồng bào dân tộc Mông - Điện Biên có từ lâu đời, thể hiện sự tài hoa, khéo léo của người thợ đã cho ra lò những sản phẩm tinh xảo mang đậm bản sắc riêng của đồng bào nơi đây.

Kỹ thuật điêu luyện


Nghề rèn thủ công truyền thống của dân tộc Mông đã có từ bao đời nay, việc rèn các nông cụ nhằm phục vụ tập quán canh tác trong lao động sản xuất của đồng bào. Các sản phẩm được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, từ khâu cắt sắt, tạo hình, quai búa, làm tay cầm… tất cả vẫn làm bằng tay không có sự can thiệp của máy móc.

Đồng bào Mông giới thiệu nghề rèn tại không gian Chợ phiên vùng cao đón chào năm mới 2019 tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam . Ảnh: Thanh Hà 

Điểm danh 4 "Vạn lý trường thành" nổi tiếng của Việt Nam

Chưa thể tới "bản gốc", ngay tại Việt Nam, "vạn lý trường thành phiên bản Việt" cũng sở hữu cảnh đẹp không kém gì với di sản bên Trung Quốc.

Khu di tích lịch sử Tức Dụp, An Giang


Đây là một địa điểm không nên bỏ lỡ khi tới thăm An Giang. Từng là một địa điểm kháng chiến nhưng giờ đây, Tức Dụp khoác lên mình một màu xanh của thiên nhiên ban tặng.

22 thg 2, 2019

Phong cảnh Việt Nam lên báo Anh, được ca ngợi đẹp đến “nín thở”

Ngày 15/2, tờ Daily Mail của Anh đã đăng loạt ảnh về đất nước và con người Việt Nam, với mô tả Việt Nam mang vẻ đẹp “nín thở”.

"Những dòng kênh, những thung lũng quyến rũ, những bãi biển hoàn hảo: Những bức ảnh đẹp đến nín thở đã để hiện vẻ đẹp ấn tượng của phong cảnh Việt Nam". Dòng giới thiệu trên bức ảnh chụp cảnh bình minh rực rỡ tại Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam

Hoa anh đào khoe sắc trên cao nguyên Măng Đen thu hút du khách

Nhiều du khách đang chọn điểm đến là cao nguyên Măng Đen, thuộc huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để thưởng lãm hoa anh đào nở.

Bắt đầu khoe sắc cách đây một tuần và đang trong thời điểm rực rỡ nhất, trung bình mỗi ngày có hàng nghìn du khách đến huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để thưởng lãm hoa anh đào nở trên cao nguyên Măng Đen. 

Hoa anh đào nở bên hồ Đăk Ke.

Địa điểm yêu thích được du khách lựa chọn ngắm hoa là khu vực hồ Đăk Ke. Đây là nơi tập trung những cây hoa anh đào lớn, nhiều năm tuổi, dáng thế đẹp nở hoa trong khung cảnh thơ mộng.

Cây hoa giấy cổ thụ ở Lý Sơn khiến nhiều du khách trầm trồ

Hàng ngàn khách du lịch và người dân đã đến xem và chụp ảnh bên cây hoa giấy “khủng” ở đảo Lý Sơn với màu sắc đỏ rực nổi bật trên nền trời xanh.

Cây hoa giấy này được trồng cách đây 52 năm, trước sân nhà bà Võ Thị Nhiều, 74 tuổi, ở thôn Đông xã An Hải huyện đảo Lý Sơn. 

Cây hoa giấy trở thành điểm check – in của nhiều bạn trẻ. 

Những ngày đầu xuân Kỷ Hợi, cây hoa giấy trổ hoa đỏ rực đã thu hút đông người dân địa phương và khách du lịch đến đây chụp hình lưu niệm. Nhiều du khách cảm thấy thích thú trước sắc màu rực rỡ của cây hoa giấy. 

21 thg 2, 2019

Hoàng Liên Sơn – Điểm đến hấp dẫn của thế giới năm 2019

Cuối năm 2018, Tạp chí National Geographic của Mỹ đã công bố Top 28 Điểm đến hấp dẫn nhất thế giới năm 2019. Hoàng Liên Sơn, đoạn tận cùng phía Đông Nam của dãy núi Himalaya nằm ở khu vực Tây Bắc của Việt Nam được Tạp chí National Geographic xếp thứ 7 trong bảng xếp hạng này, đồng thời được bình chọn là điểm đến thú vị nhất khu vực Đông Nam Á. 

Kỳ vĩ Panxipan 

Tuyến cáp treo Fansipan Sa Pa do Tập đoàn Sun Group đầu tư và thực hiện với sự tư vấn, thiết kế của hãng cáp treo số 1 thế giới Doppelmayr Garaventa. Cáp treo có độ cao 3.143 m so với mực nước biển, khởi điểm từ thung lũng Mường Hoa đến đỉnh Fansipan. Mỗi cabin cáp treo có sức chứa tối đa 30 - 35 khách, công suất vận chuyển lên tới 2.000 khách/giờ, rút ngắn thời gian di chuyển lên đỉnh Fansipan xuống còn 15 phút thay vì 2 ngày đi bằng đường bộ hiểm trở.
“Đây là 28 chuyến hành trình hay nhất và những trải nghiệm này đã tạo ra nguồn cảm hứng, thay đổi tầm nhìn, kết nối chúng tôi với những nền văn hóa, những điểm đến và ý tưởng gây ảnh hưởng đến thế giới”, ông George Stone, Trưởng ban biên tập du lịch của National Geographic chia sẻ.

Trong phần giới thiệu về Hoàng Liên Sơn, tạp chí nổi tiếng này mô tả: “Nhờ có tuyến cáp treo mới, ngày càng nhiều du khách có cơ hội chạm tới đỉnh cao Fansipan 3143m. Nhưng khu vực vùng núi Tây Bắc này (cách xa thị trấn Sa Pa nhộn nhịp) vẫn còn nguyên đó sự hoang sơ, thôn dã, một thế giới tách biệt hẳn so với Hà Nội ồn ào đô thị, mặc dù chỉ cách thủ đô khoảng 313 km về hướng Đông Bắc”.

Không gian đời sống Sài Gòn xưa tại Cafe Lúa

Hàng ngàn vật dụng mà người dân ở Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975 sử dụng trong đời sống thường ngày được vị chủ nhân của quán cà phê Lúa (quận 2, Tp Hồ Chí Minh) sưu tầm với mong muốn lưu giữ và giới thiệu đến công chúng những nét đặc trưng về đời sống của người xưa. 

Mặt tiền của quán cà phê Lúa trưng bày chiếc xích lô máy hãng Peugeot của Pháp xuất hiện tại miền Nam những năm 1940, hay gánh mía đặt trước cửa quán là món quà cho bọn trẻ ở Sài Gòn trước đây, đều là những đồ vật mang tính hoài niệm. Bước vào bên trong không gian quán, những ai yêu thích nét đẹp hoài cổ sẽ trầm trồ trước một không gian của Sài Gòn xưa với lối kiến trúc và những món đồ bài trí quen thuộc. Quán được lát gạch bông kiểu cũ, những bộ bàn ghế gỗ đã ám màu thời gian, bức tường là hình ảnh về phố xá, nhà sách, bảng hiệu quảng cáo vẽ tay cùng bộ sưu tập những tờ báo đã từng xuất hiện ở Sài Gòn trước kia.

Bên phải cạnh lối vào quán là nơi đặt dàn máy băng cối hiệu AKAI phổ biến ở những năm 1970, nay vẫn còn hoạt động tốt. Chiếc máy may hiệu Singer chân kiểu mắc võng có tuổi đời trên 80 năm mà các tiệm may ở Sài Gòn trước đây hay sử dụng được đặt ở bên trái lối vào. Cạnh đó là một quầy giải khát vỉa hè Sài Gòn với chiếc xe đẩy, những chai nước ngọt, chiếc bào đá làm món siro đá, bình trà, đèn “măng-xông” của Pháp chế tạo, đồ nạo dừa... Ngay góc pha chế nước uống cho thực khách trưng bày một tủ đựng thuốc lá, cái gạt tàn, lon nhôm… những món đồ tuy bình dân nhưng hiện nay ít người còn có được.

Quán cà phê Lúa ở quận 2 của nhà sưu tập Huỳnh Minh Hiệp với cách thiết kế và bài trí theo kiến trúc của người Sài Gòn xưa đã trở thành một điểm đến văn hóa thú vị.

Những uẩn khúc của loài cá vồ cờ

Con cá có nhiều uẩn khúc ở miền Tây là con cá vồ. Đó là nói cá vồ con vài ký đổ lại, không nằm trong Sách đỏ. Người khen ngon. Kẻ chê thịt lạt. Lại nhiều truyền thuyết, nhiều hàm oan.

Cá vồ mùa nước về nướng cũng đủ béo, thịt cá không bở lắm.

Thường dân miền Tây khen cá vồ ngon. Con cá nặng chừng ba đến năm ký ăn rất đã. Nhất là cá vồ bắt dưới sông Vàm Nao. Chỉ riêng mình Ba Cát, tay sát cá có cỡ trên sông Trường Tiền, ở xã Mỹ Khánh, huyện Phong Điền, chê: “Thịt cá dồ ăn lạt nhách!”.

Đến làng Plei Ốp xem người Jrai làm du lịch

Ở trung tâm thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai nhiều năm nay, Plei Ốp vẫn giữ được vẻ đẹp đặc trưng của một làng Jrai bản địa.

Gần đây, người dân Plei Ốp đã phát huy lợi thế này để phát triển du lịch, giúp tăng thu nhập và giữ gìn, quảng bá văn hoá Jrai. 

Không gian đặc trưng văn hoá Jrai tại nhà hàng Plei Cồng Chiêng, làng Ốp. 

Những ngày xuân này, nụ cười luôn nở trên môi những người dân Plei Ốp. Bởi giờ đây, làng đã trở thành một địa chỉ du lịch văn hoá, cộng đồng của thành phố Pleiku, với trên dưới chục đoàn khách thăm quan mỗi ngày. Đến đây, du khách được thăm nhà rông truyền thống, nơi diễn ra những nghi lễ quan trọng của dân làng; Bến nước Ia O, nơi người dân Plei Ốp tắm giặt, trò chuyện với nhau về việc nương rẫy vào mỗi cuối chiều.

Bảo vật quốc gia ở chùa Giám

Là địa danh tâm linh nổi tiếng lưu giữ bảo vật quốc gia, chùa Giám ngoài thờ Phật còn là nơi đặt tượng thờ Đại danh y Tuệ Tĩnh - vị thánh tổ của ngành y dược Việt Nam. Chùa Giám tọa lạc trên khoảng đất rộng 2ha thuộc xã Cẩm Sơn, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương. 

Từ Hà Nội đi xuôi về phía Hải Dương theo đường Quốc lộ 5A hơn 40km đến ngã tư chợ Ghẽ rẽ trái chừng 3km là đến Chùa Giám. Nơi đây hiện còn lưu giữ được nhiều di vật, cổ vật có giá trị. Đó là những chuông lớn, bia đá, tượng Phật cổ xưa ... Một số pho tượng ở đây còn là những tiêu bản tượng gốc, dựa vào hình dáng các pho tượng này người ta đã tạo ra những pho tượng khác để thờ ở nhiều nơi trong cả nước.

Tòa Cửu phẩm Liên Hoa là một trong những cổ vật có giá trị đặc biệt, điểm nhấn của ngôi chùa Giám cổ kính. Tòa tháp bằng gỗ có tuổi đời khoảng 300 năm cao 4,44m với 9 tầng, mỗi tầng có 5 lớp cánh hoa sen. Chín tầng đài sen này tượng trưng cho 9 cấp tu hành chính quả của Phật giáo. Tòa Cửu phẩm có sáu mặt, mỗi mặt rộng 1,2m. Để tạo dựng một công trình ấn tượng có bố cục chặt chẽ, cân xứng, với đường nét tinh tế các nghệ nhân xưa dựng cột trụ lim ở giữa, 6 cột chạm khắc hình trúc hóa rồng ở chung quanh. Liên kết trụ giữa với các cột rồng bằng một hệ thống xà gánh đan chéo. Trên mỗi cạnh của tòa Cửu phẩm đặt 3 pho tượng Phật, mỗi tầng 18 pho. Ở tầng cao nhất trên nóc chỉ đặt một pho tượng Phật lớn cao 1m, đầu đội trần nhà. Với tổng cộng tất cả 145 pho tượng Phật, tòa Cửu phẩm nặng khoảng 4 tấn tuy nhiên chỉ cần dùng tay đẩy nhẹ, cả tòa sen vẫn có thể từ từ quay vòng tròn.

Gian đặt tòa Cửu phẩm Liên Hoa (được gọi là nhà Phẩm) nhìn từ nhà tổ chùa Giám. Ảnh: Khánh Long

Phiên chợ quê tấp nập ngày giáp Tết

Chợ Nủa thuộc xã Bình Phú, huyện Thạch Thất, Hà Nội là chợ phiên truyền thống họp vào ngày mồng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng.

Chợ Nủa cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân ăn Tết của người dân quanh huyện Thạch Thất. Vào các phiên cuối năm chợ họp từ tờ mờ sáng đến tận cuối giờ buổi chiều mới tan

Rừng tràm hoa vàng rực rỡ

Đến với Khu du lịch "Cánh đồng bất tận", du khách sẽ được thư giãn trong không gian yên tĩnh của thiên nhiên rừng tràm nguyên sinh ngút ngàn và tận hưởng không khí trong lành. 

Từ thành phố Hồ Chí Minh đến chạy xe gần 90km, chúng tôi đến Khu du lịch "Cánh đồng bất tận" hay còn gọi là Trung tâm Nghiên cứu, Bảo tồn và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười, thuộc xã Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa, tỉnh Long An. Đây chính là nơi quay bộ phim Cánh đồng bất tận, một bộ phim nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư.

Đón chúng tôi là dược sĩ Bùi Đắc Thắng, Tổng giám đốc Công ty CP Nghiên cứu Bảo tồn & Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười và dược sĩ Ngô Kim Dung, Giám đốc chất lượng Nhà máy Dược liệu Mộc Hoa Tràm. Khung cảnh Khu du lịch mở ra trước mắt thật yên tĩnh và thơ mộng như cái tên “Cánh đồng bất tận” đã nổi tiếng trong nước và quốc tế. Rừng tràm hoa vàng rực rỡ cả một góc trời, hút tầm mắt của du khách đến tận chân trời. Những con đường tự tạo vòng quanh khu rừng rộng hơn 1000 ha, bên cạnh là dòng kênh được đào thẳng tắp đem lại sự bình an cho du khách, khi được hít thở không khí trong lành, thu hút từ dòng năng lượng minh triết của vũ trụ, với những rừng cây dược liệu quý như : Cây râu mèo, cây mã đề, cây tràm trà (hay còn gọi tràm Úc), cây hoắc hương có nguồn gốc từ Indonesia, tràm hoa vàng, tràm năm gân, tràm gió...

Du khách đi đò giữa những con kênh ngập tràn hoa súng để tham quan khu rừng tràm gió nguyên sinh.

9 thg 2, 2019

Độc đáo món vếch của người Êđê ở Đắk Lắk

Đặc biệt, món ăn này đã đạt giải nhất tại Liên hoan ẩm thực Đất phương Nam năm 2018 và đang được đề nghị đưa vào danh sách 100 món ngon, đặc sản tiêu biểu của Việt Nam. Điều gì làm nên sự độc đáo của món ăn này?

Các nguyên liệu chủ yếu để nấu món vếch bò 

Tại sao vua Trần Nhân Tông chọn Yên Tử để tu hành?

"Yên Tử, nơi Đất Trời giao hòa, gió mây vấn vương như rồng chầu hổ phục. Hàng trăm năm qua, bầu nguyên khí dưới cánh rừng Yên Tử vẫn tiếp truyền nguồn năng lượng tinh khôi vào từng hơi thở, từng bước chân của du khách. Mái chùa, phiến đá tĩnh tại kể chuyện về một vị Vua hóa Phật..."

Thượng Hoàng Trần Nhân Tông chọn Yên Tử để tu hành:

Đã từng có rất nhiều phỏng đoán...

Sau hơn một năm truyền ngôi cho con là Trần Anh Tông, vào tháng 7 năm Giáp Ngọ (1294), Thượng hoàng Trần Nhân Tông thực tập xuất gia tại hành cung Vũ Lâm (Ninh Hải - Hoa Lư - Ninh Bình). Sự kiện này đã được ghi trong Đại Việt sử ký toàn thư. Nhưng đến tháng 7 năm Kỷ Hợi (1299), Thượng hoàng lại rời hành cung Vũ Lâm về Yên Tử tu hành 10 năm rồi viên tịch ở đây (1308).

Eo Gió phủ rêu xanh khi xuân về

Những tảng đá lớn nhỏ được phủ lớp rêu màu xanh tạo nên khung cảnh thu hút ở vùng biển của Quy Nhơn. 

Nằm cách trung tâm Quy Nhơn 20 km về phía đông bắc, giao thông đi lại thuận lợi, vùng biển Eo Gió sở hữu cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ và hùng vĩ. 

Bánh 'cầu duyên' chỉ bán vào ngày Tết của người Hoa ở Sài Gòn

Chiếc bánh có hình thù độc đáo kèm màu sắc sặc sỡ được người Hoa mua về cúng trong dịp đón năm mới Âm lịch. 

Đến khu chợ Lớn (quận 5, TP HCM), đặc biệt là chợ Phùng Hưng, những ngày giáp Tết, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những quầy hàng được dựng tạm, xếp đủ loại bánh khác nhau. Có gia đình đã gắn bó với nơi này hàng chục năm và chỉ mở bán đúng dịp Tết cổ truyền. 

Gò Đống Đa được công nhận Di tích quốc gia đặc biệt

Sáng 9/2/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trao bằng xếp hạng trong lễ Kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa.

Sáng 9/2 (mùng 5 Tết Nguyên Đán), tại gò Đống Đa (phường Quang Trung, Đống Đa, Hà Nội) hàng nghìn người về đây dâng hương, tham dự Lễ kỷ niệm 230 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789-2019)

Xe điện đưa khách tham quan thành phố Cần Thơ

Với tuyến tham quan nội ô bằng xe điện, du khách không chỉ được ngắm cảnh mà còn có thể dừng chân mua sắm, trải nghiệm ẩm thực địa phương. 

Mô hình xe điện phục vụ du lịch đã không còn xa lạ với du khách khi đến tham quan ở các thành phố trong cả nước. Tại Cần Thơ, dịch vụ này không chỉ đưa du khách ngắm cảnh phố phường, chiêm ngưỡng vẻ đẹp của Bến Ninh Kiều, nhất là lúc về đêm lấp lánh ánh đèn, mà còn có thể dừng chân mua sắm, thưởng thức các món ăn vặt ở khu chợ đêm Trần Phú...

Du lịch bằng xe điện ở nội ô quận Ninh Kiều, khách sẽ đi qua đường Nguyễn Trãi, nơi được gọi là thiên đường mua sắm ở Cần Thơ. Ở đây bán đầy đủ mặt hàng như quần áo, dây nịt, đồng hồ, túi xách, giày dép thời trang, giày thể thể thao... Giá các mặt hàng từ trung bình đến cao tùy theo thương hiệu. Du khách có thể dừng chân tại tuyến đường này để chọn quà cho mình hoặc bạn bè, người thân.

Những khoảnh khắc khó quên trên tàu hỏa leo núi Mường Hoa

Trên cung đường của tàu hỏa leo núi Mường Hoa, hành trình chinh phục đỉnh Fansipan trở nên thơ mộng từ lúc khởi hành cho đến khi kết thúc. 


Khi quyết định đến Sa Pa để chinh phục đỉnh Fansipan, nhiều người chuẩn bị sẵn tinh thần về một chặng đường nhiều trắc trở, thách thức. Nhưng thực tế, hành trình "săn mây" ở độ cao 3.143 m ấy vẫn có thể an nhiên, thơ mộng từ lúc khởi hành cho tới khi kết thúc, dưới những ô cửa của tàu hỏa leo núi Mường Hoa.

Mang dáng dấp của những tàu hỏa leo núi nổi tiếng trên thế giới, tàu hỏa leo núi Mường Hoa khiến du khách không khỏi bất ngờ ngay từ phút đầu bước chân vào ga đi tại Sun Plaza, trung tâm thị trấn Sa Pa. Lối kiến trúc khoáng đạt mà tinh tế với những chi tiết trang trí mang biểu tượng của ngành hỏa xa như bánh lái, đường ray, huy hiệu của tàu, đã đưa du khách trở lại những năm tháng ở châu Âu, trên những toa tàu cổ điển, lịch lãm. 

5 thg 2, 2019

Người viết thêm phần đời cho lá


Không chỉ quen thuộc trong làng văn hóa - văn nghệ Đà Nẵng, nhà thơ, nhạc sĩ, "kỷ lục gia" của nghệ thuật in ảnh trên đá Lê Nguyên Vỹ còn được biết là người đầu tiên sáng tạo ra diệp ảnh (in ảnh trên lá) - loại hình nghệ thuật chưa từng được gọi tên trước đó.

Sau hàng chục năm lăn lội với thạch ảnh, đương đầu với muôn vàn khó khăn, thăng trầm và cả bế tắc, Lê Nguyên Vỹ vẫn không nản chí.

Đến năm 2013, ông quyết định dấn thân với diệp ảnh, phát triển loại hình nghệ thuật có một không hai này ở Việt Nam.

Ngắm vẻ đẹp của hoa Tulip trên đất Cố đô

Hoa Tulip, loài hoa tưởng chỉ có thể nở ở xứ ôn đới đã khoe hương sắc rực rỡ trên mảnh đất miền Trung cằn cỗi.

Nông trại Hải Farm ở phường Thuỷ Biều, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế với công nghệ nhà màng từ Nhật Bản đã thử nghiệm và cung cấp cho tết Kỷ Hợi 10.000 gốc hoa tulip đủ màu: đỏ, vàng, tím, cam,...

4 thg 2, 2019

Làng bột lâu đời ở Sa Đéc làm việc gấp ba ngày thường để đón Tết

Du khách có thể tham quan quy trình làm bột và thưởng thức các món bánh ngọt ngào hương vị miền Tây. 

Theo con rạch Ngã Bát (Sa Đéc, Đồng Tháp) đỏ nặng phù sa, du khách sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những tấm bột được phơi trên giàn đều tăm tắp. Không ai biết chính xác thời điểm làng bột này xuất hiện nhưng có gia đình ở đây đã 3-4 đời làm nguyên liệu chế biến các loại bánh, sợi cho bữa ăn. 

Tứ đại đỉnh đèo miền Tây Bắc

Những cung đường, thắng cảnh và cuộc sống sinh hoạt của đồng bào các dân tộc trên những con đèo Ô Quy Hồ, Pha Đin, Khau Phạ, Mã Pí Lèng đã điểm khám phá ưa thích của du khách khi đến với miền Tây Bắc xa xôi. 

Đèo Ô Quy Hồ (Lào Cai)

Ô Quy Hồ còn có tên gọi khác là đèo Hoàng Liên do đèo vượt qua dãy núi Hoàng Liên Sơn, hoặc đèo Mây do trên đỉnh đèo quanh năm mây phủ.

Nằm trên quốc lộ 4D, con đèo nối liền 2 tỉnh Lào Cai – Lai Châu và đỉnh đèo cũng chính là ranh giới giữa hai tỉnh. Với độ dài 30km, Ô Quy Hồ là một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở vùng núi phía Bắc Việt Nam. Ô Quy Hồ được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”.

Đình cổ Tiền Lệ - Kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Trải qua khoảng 4 thế kỷ, đình Tiền Lệ tọa lạc bên bờ sông Đáy, thuộc xã Tiền Yên, huyện Hoài Đức, Hà Nội vẫn trầm mặc giữa đất trời, bền bỉ qua thời gian, gửi gắm cho hậu thế di sản kiến trúc – nghệ thuật độc đáo đương thời.

Bảo tàng kiến trúc nghệ thuật thời Lê Trung Hưng
Tọa lạc theo hướng Tây, đình Tiền Lệ dựa lưng vào triền đê uốn lượn bên bờ sông Đáy, phía trước là cánh đồng đất bãi ven sông trù phú. Xưa kia, sông Đáy xanh biếc và đầy ăm ắp nước, đem lại sự trù phú cho các làng ven bờ như Tiền Yên. Có lẽ, đình được người xưa tạo dựng nhờ giao thương đường thủy thuận lợi. 

Đầu đao cong vút của đình Tiền Lệ

Ngọt bùi Cọ ỏm của người Dao đỏ Yên Bái

Cọ sau khi ỏm chín có vị bùi, thơm ngọt và béo ngậy. Cọ ỏm thường được người Dao đỏ Yên Bái ăn với xôi, thịt, cá cho vị thơm ngon.

Cọ là loại cây gắn bó mật thiết với đời sống của đồng bào Dao đỏ Yên Bái. Với bà con, cây cọ không chỉ đơn thuần che bóng mát, cho lá để lợp nhà, mà quả cọ đem ỏm chín từ lâu đã trở thành món ăn ưa thích của người Dao nơi đây. 

Quả cọ khi vừa trẩy 

Thăm làng hoa Hà Nội giữa lòng Đà Lạt

Làng hoa Hà Đông là một trong 3 làng hoa nổi tiếng của thành phố Đà Lạt. Làng hoa Hà Đông được hình thành từ những người dân ngoại thành Hà Nội di cư.

Từ những năm 30 của thế kỷ trước những người dân ở các vùng trồng hoa nổi tiếng ở ngoại thành Hà Nội di cư tới đây lập nghiệp trồng hoa và rau nên có tên gọi Làng hoa Hà Đông

3 thg 2, 2019

Tô hủ tiếu giá 7.000 đồng nức tiếng Sa Đéc hơn 50 năm

Ai từng thử đồ ăn tại quán bà Sẩm đã tồn tại từ năm 1968 đến nay đều tấm tắc khen ngon. 

Từ sáng sớm đến tối mịt, gian nhà nhỏ chừng 20 m2 trên đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp lúc nào cũng tấp nập người ra vào. Hỏi người địa phương, du khách biết được đây là quán hủ tiếu Bà Sẩm. 

Du lịch tâm linh: Nhớ về Yên Tử- Nhớ thăm Mai vàng

Trong tâm tưởng nhiều người, mai được khởi nguồn từ xứ sở miền Nam, nơi ấm áp quanh năm, mưa nhuần, gió thuận. Ít ai nghĩ ở núi rừng thiêng Yên Tử thuộc về vùng Đông-Bắc Việt Nam, vào mùa đông, gió bấc tràn về tượng đá cũng rét run, thế mà mai lại mọc thành rừng, nhiều cây đã trở thành cổ thụ, tuổi đời có dễ mấy trăm năm và được tôn danh là “Đại Lão Mai Vàng”.


Mai vàng là một loài hoa được sinh trưởng trên những vách đá dựng đứng ở độ cao gần 1 nghìn mét. Loài hoa cổ thụ này có tuổi đời trên 700 năm, gắn liền với những huyền thoại kỳ bí của thiền phái Trúc Lâm, được người đời tôn kính gọi: “Đại Lão Mai Vàng”. 

Ngất ngây mùa hoa đào chuông trên đỉnh Bà Nà

Xuân về, mùa hoa đào chuông rực rỡ sắc hồng trên khu vực rừng núi Bà Nà, làm du khách mãi ngẩn ngơ như lạc vào chốn thần tiên.

Một góc Trú Vũ Trà Quán rực sắc hồng hoa đào chuông trong nắng sớm tại khu du lịch Bà Nà - Ảnh: ƯỚC PB

Bà Nà (thuộc địa phận xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang) cách thành phố Đà Nẵng khoảng 25km về hướng tây nam, nằm trên đỉnh núi Chúa cao 1.487m thuộc dãy Trường Sơn.

Du khách từng đặt chân đến "Bà Nà đường lên tiên cảnh" đều không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của núi rừng hùng vĩ, thiên nhiên kỳ thú và không khí mát mẻ, trong lành.

Hoa miền Tây: 'mỏ vàng' du lịch chưa được khai thác

Chỉ tính riêng các làng hoa có tiếng như làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng hoa Cái Mơn (Bến Tre), làng hoa Mỹ Phong (Tiền Giang), mỗi năm cũng đã cung ứng cho thị trường Tết hàng chục triệu sản phẩm hoa, cây cảnh.

Nhóm bạn trẻ ghi lại hình ảnh bên vườn hoa được một doanh nghiệp ở Sa Đéc (Đồng Tháp) trồng để cho khách du xuân chụp ảnh miễn phí - Ảnh: CHÍ QUỐC

Nhưng hầu hết những làng hoa nổi tiếng này từ trước đến nay mới chỉ chú trọng đến việc mua bán hàng hóa chứ chưa đầu tư phát triển du lịch và các dịch vụ kèm theo. Chỉ những năm gần đây, làng hoa Sa Đéc đã tiên phong trong việc phát triển du lịch, mở ra một hướng làm ăn mới cho các làng hoa ở miền Tây.