Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Lai Châu. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 1, 2025

Than Uyên - Điểm đến bình dị hút khách giữa Lai Châu

Giữa những dãy núi trùng điệp của Lai Châu, Than Uyên hiện lên như một bức tranh thiên nhiên đầy màu sắc.

Phong cảnh bình dị của vùng đất Than Uyên, Lai Châu. Ảnh: Đinh Quang Tiến

Than Uyên được biết đến là vùng đất được dãy Hoàng Liên Sơn huyền thoại bao bọc và là nơi giao thoa văn hóa của các dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều giữ gìn những nét truyền thống đặc trưng, tạo nên một bức tranh văn hóa đa dạng và phong phú.

Đặc biệt, cánh đồng Mường Than là niềm tự hào của vùng đất này, nơi mà sắc vàng của lúa chín trải dài như bất tận, lọt top một trong những cánh đồng đẹp nhất Việt Nam.

5 thg 12, 2024

Cung leo núi đẹp như mơ chưa nhiều người biết ở Lai Châu

Tuy không có độ cao ấn tượng, núi Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng vẫn là điểm trekking thách thức những tay leo núi dày dạn kinh nghiệm nhất.

Chu Va 12 và Can Chua Thìa Sảng là hai cung đường leo núi khá mới lạ, thuộc địa phận tỉnh Lai Châu, cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 30 km.

Nằm dưới chân đèo Ô Quy Hồ, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, chóp Can Chua Thìa Sảng cao 2.403 m và đỉnh Chu Va 12 cao 2.751 m, tuy không phải những cung leo núi cao nhất nhưng độ khó lại được xếp vào top đầu tại Việt Nam.

Anh Doãn Bách (nhân viên văn phòng, Hà Nội) quyết định lựa chọn hai cung đường này để chinh phục vì khá vắng người, chưa bị khai thác thương mại.

21 thg 11, 2024

Thác nước kỳ vĩ trên cao nguyên Sìn Hồ

Giữa núi rừng điệp trùng cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, dòng thác Nậm Lúc hiện ra như những dải lụa trắng mềm mại với phong cảnh hữu tình, thơ mộng chẳng khác nào chốn "bồng lai tiên cảnh" làm mê đắm lòng người.

Ở cao nguyên Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu, thác Nậm Lúc bắt nguồn từ dòng suối Hải Hồ ở xã Tả Ngảo chảy xuyên qua lòng núi, qua các cánh rừng già nguyên sinh và đổ ra vách núi tại bản Nậm Lúc 2, xã Phăng Xô Lin.

15 thg 9, 2024

Độc đáo tục nhuộm răng đen của phụ nữ dân tộc Lào


Theo quan điểm của người Lào (huyện Tam Đường, Lai Châu), tục nhuộm răng không chỉ mang lại vẻ đẹp, sự quyến rũ, tinh tế cho người phụ nữ mà còn mang nhiều ý nghĩa về sự may mắn.

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường là cộng đồng dân cư dù số dân không đông nhưng cho đến ngày nay, họ vẫn bảo tồn và duy trì được nhiều nét văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc mình. Một trong những nét văn hóa độc đáo đó chính là tục nhuộm răng đen của người phụ nữ.

8 thg 9, 2024

Nét đẹp trang phục của người Lào

Là một trong những dân tộc nằm trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, dân tộc Lào có trang phục đặc sắc thể hiện nét riêng trong bản sắc văn hóa của mình. Trang phục của dân tộc Lào là sự kết hợp giữa màu sắc, họa tiết được làm thủ công tạo nên những sản phẩm trang phục độc đáo và đẹp mắt phản ánh sự ảnh hưởng của địa lý, khí hậu cũng như lịch sử, văn hóa độc đáo của họ.

Người Lào ở Tam Đường (Lai Châu) trong những bộ trang phục truyền thống độc đáo.

4 thg 9, 2024

Đèo Ô Quy Hồ - Nơi gặp gỡ đất trời


Nằm trên quốc lộ 4D ở vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, đèo Ô Quy Hồ dài khoảng 50 km là cung đường đèo dài bậc nhất Việt Nam. Con đèo đã được người Mông, Dao, Giấy… trong vùng truyền thuyết hóa về một câu chuyện tình buồn và ngày nay, nơi đây là địa điểm du lịch ưa thích với các đăc sản ngắm mây, chinh phục cung đường hiểm trở và ngằm nhìn cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Tương truyền, chàng Ô Quy Hồ vốn là con trai Thần Núi. Ngày ngày, chàng lên núi đốn củi, thổi sáo, làm bạn với mây gió, muông thú. Một ngày nọ, bảy người con gái của Ngọc Hoàng ngẫu hứng xuống trần gian dạo chơi và tắm ở thác nước gần nơi chàng Ô Quy Hồ sinh sống. Nàng tiên út vô tình nghe thấy tiếng sáo của Ô Quy Hồ cất lên và đem lòng yêu mến chàng tiều phu. Từ đó Ô Quy Hồ và nàng tiên nữ thường xuyên hẹn hò, tình tự bên dòng thác.

26 thg 8, 2024

Then Kin Pang, Lễ hội mang đậm bản sắc của dân tộc Thái ở Phong Thổ

Năm nay, đông đảo người dân và du khách có mặt tại xã Khổng Lào, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu trong hai ngày 17 và 18/4 để hòa mình vào Lễ hội Then Kin Pang năm 2024 với nhiều hoạt động hấp dẫn đặc trưng của đồng bào Thái trắng tại đây.

Thực hành nghi thức cúng Then tại Nhà Then. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

Huyện Phong Thổ có 9 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc Thái có tỷ lệ dân số đứng thứ 3 của huyện với hơn 17%. Người Thái có kho tàng văn hóa, văn nghệ vô cùng phong phú, đa dạng, giàu bản sắc. Lễ hội “Then Kin Pang” là nét văn hóa đặc sắc, hình thức diễn xướng dân gian độc đáo của dân tộc Thái khu vực Mường So, Khổng Lào ở huyện Phong Thổ.

21 thg 8, 2024

Đặc sắc trang phục và tục nhuộm răng đen của người Lào ở Lai Châu

Người Lào ở Lai Châu có trang phục truyền thống và tục nhuộm răng đen mang nét rất đặc sắc riêng.

Áo và váy của người phụ nữ Lào được thiết kế tỉ mỉ công phu với màu chủ đạo là màu đen nhuộm chàm. Áo xẻ ngực, được buộc thắt bởi những dây tua sặc sỡ kết hợp với trang sức bằng bạc, nhôm hoặc đồng. Khăn quấn còn gọi là "phạ phe" giúp tô điểm thêm vẻ đẹp chịu thương chịu khó của người phụ nữ Lào ở Lai Châu. Trang phục nam giới đơn giản hơn với quần và áo nhuộm chàm đen.

Khác với phụ nữ, trang phục của nam giới đơn giản hơn với với quần, áo được nhuộm chàm đen, đầu quấn khăn màu trắng. Ảnh: Nguyễn Oanh-TTXVN

20 thg 7, 2024

Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy

Lễ hội Háu Đoong (Lễ cúng thần rừng) của đồng bào dân tộc Giáy được tổ chức vào ngày 10 và 11/7 tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu), là nơi tập trung đông người Giáy sinh sống.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

12 thg 7, 2024

Cá suối nướng ống tre: Món ngon độc đáo của dân tộc Cống ở Lai Châu


Ẩm thực Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng hoang sơ, mộc mạc. Trong bản đồ ẩm thực phong phú ấy, cá suối nướng ống tre của người dân tộc Cống ở Mường Tè, Lai Châu luôn là điểm nhấn níu chân du khách bởi sự độc đáo và tinh tế trong cách chế biến.

Độc đáo trang phục người dân tộc Si La

Si La là một trong những dân tộc có số dân ít nhất trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam sinh sống chủ yếu ở Mường Nhé (Điện Biên) và Mường Tè (Lai Châu). Trang phục của người Si La mang nhiều nét riêng độc đáo của dân tộc. Thông qua bộ trang phục có thể phản ánh rất rõ những đặc trưng của lứa tuổi cũng như tình trạng hôn nhân gia đình.

Các thiếu nữ Si La xúng xính trong trang phục truyền thống đi chơi hội.

28 thg 6, 2024

Thác Tác Tình giữa đại ngàn Lai Châu

Tác Tình, ngọn thác với câu chuyện tình cảm động với dòng chảy trắng xóa như dải lụa mềm, là điểm đến trên bản đồ du lịch Tây Bắc.

Chinh phục thác Tác Tình giữa đại ngàn Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Thị Thủy

Nhắc đến Lai Châu, hẳn du khách sẽ nhớ những bản làng bình yên như Sì Thâu Chải, Sìn Hồ hay hang động thiên nhiên Pu Sam Cáp, động Tiên Sơn, đỉnh Pu Si Lung và Bạch Mộc Lương Tử… Nhưng không nhiều người biết giữa núi rừng bạt ngàn còn có một ngọn thác vừa dịu dàng vừa mộng mơ khiến du khách cảm thấy được chữa lành tâm hồn khi đến đây.

Động Chin Chu Chải được ví như Sơn Đoòng của Lai Châu

Hang động Chin Chu Chải mới được khám phá trên bản đồ du lịch Tây Bắc. Bước đầu được đánh giá là có nhiều kỷ lục, phá vỡ các giới hạn những hang động đã được phát hiện ở Lai Châu.

Kỳ quan Chin Chu Chải đẹp như động tiên. Ảnh: Nguyễn Thị Thủy

6 thg 5, 2024

Đặc sắc Lễ hội Nàng Han của người Thái trắng

Đã thành thông lệ, hằng năm, cứ vào ngày rằm tháng 2 Âm lịch, đồng bào dân tộc Thái trắng xã Mường So, huyện Phong Thổ (Lai Châu) lại tưng bừng tổ chức Lễ hội Nàng Han. Đây là nghi lễ tâm linh của đồng bào Thái trắng, nhằm tôn vinh, tri ân nữ Anh hùng Nàng Han - một nữ tướng người Thái trắng có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, mang lại bình yên cho bản làng. Năm nay, Lễ hội Nàng Han diễn trong 2 ngày là 23- 24/3.

Vào ngày chính lễ (15/2 Âm lịch), bà con nhân dân và du khách thập phương về dâng lễ tưởng nhớ công lao của Nàng Han.

5 thg 4, 2024

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng

29 thg 3, 2024

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking.


Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai Châu), theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

22 thg 3, 2024

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Nếu có dịp đến bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), bạn sẽ khá ngạc nhiên khi đi từ đầu bản đến cuối bản đều bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ và trẻ con rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Điều mà ta rất hiếm gặp khi đến các bản của người dân tộc khác. Có lẽ truyền thống mặc quần áo trang phục dân tộc là một trong những truyền thống đẹp mà người Mảng đã và luôn cố gắng lưu giữ hàng ngày và hàng giờ.

Những phụ nữ dân tộc Mảng ở bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) xúng xính trong trang phục truyền thống.

Trang phục của phụ nữ Mảng là áo xẻ nách, cổ tròn, cài khuy trước ngực, váy dài đến mắt cá chân, khăn đầu màu trắng. Ngoài ra còn có “Tà xịa”, là mảnh vải dài, màu trắng, khoác chéo qua vai và nách với thắt lưng màu đen hoặc nâu.

16 thg 2, 2024

Nộm chít non – món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Cống

Huyện Mường Tè có 14 xã, thị trấn, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, người Cống là 1 trong 5 dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cư trú tập trung ở xã Nậm Khao với 220 hộ, trên 1.000 nhân khẩu. Tuy có số lượng nhân khẩu ít nhưng những giá trị văn hóa, phong tục và đặc biệt là những món ăn truyền thống của người Cống vẫn luôn được giữ gìn.

Nộm chít non là một món ăn dân dã, đặc trưng của người Cống ở Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Món ăn này được chế biến từ những đọt non của cây chít, một loại cây mọc hoang ở vùng núi cao Tây Bắc.

Nguyên liệu chính để chế biến món nộm chít non là búp chít non, quả cóc rừng và rau mùi…

21 thg 1, 2024

Xuôi dòng Đà Giang trong mùa nước cạn

Sáng sớm, mây trời bồng bềnh phủ khắp dải núi phía huyện Sìn Hồ - Lai Châu như tiễn biệt đoàn lữ khách lên thuyền rời cầu Hang Tôm đã trơ móng trụ. Thuyền của chúng tôi bắt đầu trôi xuôi theo dòng nước nhuộm màu bùn đỏ, trái ngược với hình ảnh con sông xanh ngắt, sóng gợn lăn tăn ngày nào.

Đầu tháng 6 trở đi, báo chí liên tục đưa tin lượng nước hồ chứa thủy điện trên sông Đà sụt giảm một cách bất thường, một số nơi sông Đà đã trơ đáy… Ông Lù Văn Tung, 68 tuổi, người dân tộc Thái trắng, hơn nửa đời người lái đò dọc sông Đà cảnh báo khi tôi điện thoại đặt thuyền: "Không thể đi được vì ở ngã ba sông, nơi gặp nhau của sông Đà, sông Nậm Na và suối Nậm Lay cạn kiệt tới mức người dân chăn bò có thể đi tắt qua lại". Ông còn gửi video clip để minh chứng lời mình nói.

Tôi thật sự băn khoăn và không ít lần muốn chuyển sang địa điểm khác. Nhưng khi máy bay nghiêng mình hạ cánh xuống sân bay Nội Bài, tôi vẫn quyết định lên xe chạy suốt lên Lai Châu rồi tìm cách xuôi dòng sông Đà đoạn từ thị xã Mường Lay - Điện Biên đến Quỳnh Nhai - Sơn La dài hơn 100 km.

Anh chàng người Thái trắng ở xã Huổi Só - Tủa Chùa đang chuẩn bị kéo lưới trước một hang động đã phát lộ vì mực nước xuống thấp. TRẦN THẾ DŨNG

20 thg 1, 2024

Khám phá ngã ba biên giới, vùng đất của những bộ tộc ít người nhất Việt Nam

Vùng đất Mường Nhé - Điện Biên và huyện Mường Tè - Lai Châu xưa nay không chỉ nổi tiếng với các địa danh A Pa Chải - ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc hay Kẻng Mỏ - nơi sông Đà chảy vào đất Việt. Đây còn là vùng đất sinh sống bao đời nay của 12 dân tộc anh em, trong đó người Si La, La Hủ được xem là nằm trong nhóm tộc người ít dân nhất Việt Nam.

Nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

Người Si La cách đây 150 năm để tránh sự truy đuổi giữa các tộc người khác đã lang bạt từ tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) qua nước Lào. Những tưởng sẽ được yên ổn sinh sống song lại bị áp bức của quan lang, chúa bản thời đó buộc họ một lần nữa phải tiếp tục di dân sang Việt Nam và số phận gắn liền với cuộc sống du cư, du canh được truyền từ đời này qua đời khác nơi sơn cùng thủy tận, đó chính là vùng thượng nguồn Sông Đà - Mường Tè ngày nay.