Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cần Thơ. Hiển thị tất cả bài đăng

31 thg 8, 2024

Làng cổ Long Tuyền

Việt Nam có nhiều làng cổ, trong đó có 4 ngôi làng cổ được công nhận là di tích văn hóa - lịch sử cấp quốc gia, đó là: Làng cổ Đường Lâm (Hà Nội), Làng cổ Phước Tích (Huế), Làng cổ Lộc Yên (Quảng Nam)  Làng cổ Đông Hòa Hiệp (Cái Bè, Tiền Giang).

Trong 4 ngôi làng này có một ngôi làng ở miền Tây Nam bộ, thuộc tỉnh Tiền Giang, láng giềng của Cần Thơ, đó là Đông Hòa Hiệp. Trong khi đó Cần Thơ có một ngôi làng cổ rất đặc sắc nhưng ít được nhắc tới, đó là Làng cổ Long Tuyền.

Nhà cổ Bình Thủy ở làng cổ Long Tuyền. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

18 thg 8, 2024

Kỷ niệm 200 năm thành lập chùa Long Quang

Long Quang là một trong những ngôi chùa cổ nhất ở Cần Thơ, một công trình kiến trúc nghệ thuật tôn giáo độc đáo đã tồn tại 200 năm. Chùa có khuôn viên rộng khoảng 12.000 m², bao gồm: cổng tam quan, chính điện, giảng đường, trai đường, thiền đường…

Hòa thượng Đào Như, Trưởng Ban Trị sự Phật giáo Việt Nam TP Cần Thơ phát biểu tại buổi Lễ.

16 thg 8, 2024

Chuyện xưa ờ làng cổ Long Tuyền

Làng Long Tuyền cổ (nay thuộc quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) là địa phương đặc biệt ở ĐBSCL bởi nơi đây tập trung đến 7 Di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia: Đình Bình Thủy, Chùa Nam Nhã, Chùa Hội Linh, Mộ Thủ Khoa Bùi Hữu Nghĩa, Di tích An Nam Cộng Sản Đảng, Chùa Long Quang, Nhà cổ họ Dương. Miệt vườn trù phú và giàu truyền thống này còn lưu giữ nhiều câu chuyện và dấu tích thời mở đất lập làng.

Làng cổ

Làng cổ Long Tuyền được hình thành từ khá xa xưa, vị trí ở trung lưu, phía Tây, hữu ngạn sông Hậu, cách đầu nguồn sông Hậu chừng 140km đường chim bay. Nơi đây, thuở ấy còn rất hoang dã, rừng rậm, bàu lung, lau sậy ngút ngàn, hoang vắng bóng người.

Lễ rước linh vị Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa. Ảnh: DUY KHÔI

15 thg 8, 2024

Giá trị lịch sử của chùa Nam Nhã

Chùa Nam Nhã hay Nam Nhã đường, tên đầy đủ là Nam Nhã Phật đường, tọa lạc tại số 612 đường Cách mạng Tháng 8, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ. Đây không chỉ là nơi sinh hoạt tôn giáo của các tín đồ theo đạo Minh Sư, mà còn là cơ sở hoạt động cách mạng của các phong trào yêu nước ở Cần Thơ nói riêng, Nam Bộ nói chung vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX.

Nam Nhã Phật Đường nằm bên dòng sông Bình Thủy. Ảnh: DUY KHÔI

Người lập chùa Nam Nhã là ông Nguyễn Giác Nguyên (1850-1919), bí danh Nguyễn Phương Thảo, đạo danh Long Khê đạo nhân, đạo hiệu Nguyễn Đạo Cơ. Ông là học trò của cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa, là thầy quy y của ông Bùi Hữu Sanh (con trai của cụ Bùi) và là anh vợ của ông Nguyễn Doãn Cung - người đã góp tài vật chủ yếu xây dựng chùa Nam Nhã.

13 thg 7, 2024

Cồn Sơn – Làng du lịch cộng đồng độc đáo ở Cần Thơ

Sau những ngày làm việc căng thẳng mệt mỏi, bạn muốn thư giản và đi du lịch Miền Tây môt chuyến để có trải nghiệm mới về cuộc sống Miền Tây thì Cồn Sơn Cần Thơ là một điểm đến lý tưởng cho bạn. Nét đẹp hoang sơ của cồn Sơn được ví như viên ngọc quý giữa phố thị và với loại hình du lịch cộng đồng, cồn Sơn đã tạo nên bản sắc mới cho ngành du lịch Cần Thơ. Được thiên nhiên ưu đãi với cây trái xum xuê, cá tôm dồi dào, đến đây du khách có thể hòa mình với thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống giản dị của người dân Nam Bộ.

Bến tàu du lịch Cồn Sơn

Nhà cổ Bình Thủy Cần Thơ – Nhà cổ đẹp nhất xứ Tây Đô

Có dịp đi du Lịch Cần Thơ sau khi tham quan chợ nổi Cái Răng, dạo bộ bến Ninh Kiều, thưởng thức trái cây, ẩm thực miệt vườn… du khách nhớ đến thăm những ngôi nhà cổ mang đậm dấu ấn văn hóa miền Tây. Trong đó nhà cổ Bình Thủy là ngôi nhà cổ được đánh giá là đẹp nhất xứ Tây Đô đã có trên 100 năm tuổi, được dùng làm bối cảnh của nhiều phim nổi tiếng.

Nhà cổ Bình Thủy – Nhà cổ đẹp nhất Cần Thơ

14 thg 4, 2024

Bánh tằm tép gói lá chuối hiếm hoi trong chợ quê ở Cần Thơ

Bánh tằm tép được bán tại chợ quê Thới Long (quận Ô Môn, TP. Cần Thơ) là món ăn sáng quen thuộc của người địa phương.

Vào chợ Thới Long (quận Ô Môn, TP Cần Thơ), du khách sẽ không khó bắt gặp những gian hàng bán bánh tằm tép.

21 thg 3, 2024

Vườn trồng cây thuốc Nam ở Cần Thơ bất ngờ trở thành điểm check-in hút khách

Một nhóm người thuê đất trồng cây dừa cạn ở TP Cần Thơ để làm thuốc nam, nào ngờ loại cây này nở đầy hoa với nhiều màu sắc rực rỡ, thu hút rất đông du khách đến check-in.

Vườn hoa dừa cạn tại khu vực Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ những ngày này nở hoa tuyệt đẹp với nhiều màu sắc như: trắng, đỏ, hồng tím…

10 thg 3, 2024

Vườn hoa cải tuyệt đẹp ở Cần Thơ

Vườn hoa cải ở Vó Sông Farm tọa lạc đường Trương Vĩnh Nguyên, phường Thường Thạnh, quận Cái Răng, TP Cần Thơ, đang vào mùa nở rộ. Hoa trải thảm vàng ươm giữa không gian đồng quê yên ả, khiến du khách có cảm giác như lạc vào miền cổ tích.


Chủ nhân Vó Sông Farm cho biết: Vườn hoa cải có diện tích khoảng 100 m², được trồng giữa không gian rộng lớn của nông trại, bên cạnh các loài hoa, nông sản khác. Do thổ nhưỡng tốt lại được thường xuyên chăm sóc nên vườn hoa cải tươi tốt, trổ hoa rất đẹp.

Vườn hoa cải vàng được trồng thành luống với lối đi chính giữa và hai bên để khách tham quan có thể chụp những bức ảnh có chiều sâu, tuyệt đẹp.

Nhiều bạn trẻ đắm mình trong không gian tuyệt đẹp này để chụp những bức ảnh thật đẹp lưu giữ tuổi thanh xuân.

Các chàng trai cũng thích thú tạo dáng bên vườn hoa cải.

Anh Nguyễn Minh Nhật, một nhiếp ảnh gia tại Cần Thơ, chọn vườn hoa cải vàng để chụp ảnh cho khách và hướng dẫn học viên chụp ảnh. Anh Nhật cho biết, trước đây, để chụp ảnh hoa cải vàng phải ra Hà Nội, Hà Giang hay Đà Lạt, nhưng nay thì ngay tại Cần Thơ đã có một vườn hoa cải đẹp không kém.

Chủ nhân Vó Sông Farm cho biết thêm: Sắp tới, sau khi hoa cải vàng tàn, nông trại sẽ nghiên cứu trồng hoa cải trắng, rất hiếm xuất hiện ở miền Tây, để phục vụ nhu cầu khách tham quan, chụp ảnh.

ĐĂNG HUỲNH

Đẹp mê ly vườn hoa cánh bướm ở Cần Thơ

Ngay sau Tết Giáp Thìn, vườn hoa cánh bướm ở đường Lạc Long Quân, khu dân cư Ngân Thuận, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ thu hút rất đông du khách đến tham quan, chụp ảnh. Một vườn hoa tươi tốt, đầy màu sắc giữa khoảng trời trong xanh, đầy nắng, tạo khung cảnh đẹp mê ly. Một điểm tham quan lý tưởng của du lịch Cần Thơ!

Vườn hoa cánh bướm tọa lạc cảnh khu vực Quảng trường Quận Bình Thủy, gần khu hành chính quận Bình Thủy, có diện tích khoảng 5.000 m².

4 thg 10, 2023

Chợ nổi trăm năm nhìn từ trên cao

Dù không còn xôm tụ như xưa, nhưng chợ nổi ở miền Tây vẫn còn khá đông đúc, là nét độc đáo riêng của vùng miền mà mỗi khi nhìn thấy, người ta nhận ra ngay...

Những phiên chợ nổi được hình thành như một thói quen di chuyển trên sông nước của người dân ĐBSCL, từ Ngã Năm, Ngã Bảy xuôi dọc sông Tiền qua sông Hậu rồi chảy dài tận miệt thứ Cà Mau, các phiên chợ nổi sầm uất giúp giao thương từ nông thôn ra thành thị. Những sản vật đặc trưng của vùng đất chín rồng màu mỡ cứ lênh đênh theo ghe, vỏ lãi hay những chiếc xuồng ba lá mà xuôi theo con nước lớn ròng qua từng kênh, rạch để đến với mọi người.

Một số chợ trên sông nổi tiếng ở miền Tây được biết đến nhiều như: chợ nổi Ngã Năm ở Sóc Trăng, chợ nổi Ngã Bảy ở Hậu Giang, chợ nổi Cái Bè ở Tiền Giang, chợ nổi Long Xuyên ở An Giang, chợ nổi Cái Răng và chợ nổi Phong Điền ở Cần Thơ. Trong đó, chợ nổi Cái Răng đông đúc hơn cả...

Bình minh trên chợ nổi Cái Răng. BÙI VĂN HẢI

28 thg 8, 2023

Cồn Sơn - “Hòn ngọc xanh” của miền Tây

Cách đất liền không xa, Cồn Sơn (Cần Thơ) được thiên nhiên ưu đãi với cây trái xum xuê, cá tôm dồi dào, đến với nơi đây bạn có thể hòa mình với thiên nhiên, tìm hiểu cuộc sống giản dị của người dân Nam Bộ. Nét đẹp hoang sơ của Cồn Sơn được ví như viên ngọc quý giữa phố thị và với loại hình du lịch cộng đồng, tạo nên bản sắc độc đáo cho các du khách ưa khám phá vùng đất mới.

Cồn Sơn mùa trái ngọt

"Muốn ăn ổi, nhãn, chôm chôm/Cồn Sơn vẫy gọi, thảo thơm tình người…”. Trong đầu tôi nảy ra câu thơ khi tôi đang ngồi trên chiếc đò từ bến Cô Bắc xé sóng tiến về vùng đất nổi giữa dòng sông Hậu huyền thoại. Miền Tây đang vào mùa trái ngọt…

Ao cá ba sa trên Cồn Sơn

Thật ra thì mùa trái chín đã bắt đầu từ cuối tháng Ba, đầu tháng Tư, khi những cơn mưa đầu mùa bắt đầu rơi xuống mảnh đất dọc hai bên dòng sông Hậu, sông Tiền, nhưng khoảng tháng Sáu, tháng Bảy mới là lúc trái chín rộ. Mùa trái cây miền Tây được đánh dấu bằng những trái sầu riêng gai góc đủ loại, thơm nức mũi, chất chồng lên nhau trên chiếc bao tải xếp bên lề đường, trong tiếng rao mời xởi lởi của người bán hàng. Rồi đến dâu Hạ Châu miệt Phong Điền, Cái Răng sắc ngọt; măng cụt tím thẫm trong cần xé (giỏ đựng trái cây); chôm chôm, nhãn tiêu, nhãn da bò… sai trái tiếp nối mùa màng. Tất cả đã làm nên bức tranh miền Tây lung linh màu sắc.

Con đường hàng cau ven ao cá dẫn đến nhà vườn Tín Hoà

Trở lại với chuyện đi đò qua Cồn Sơn, thực ra đây chỉ là chuyến đi ngẫu hứng của tôi. Đã lâu rồi tôi không qua Cồn Sơn, dù từ chỗ tôi qua bên ấy chỉ cách một lần đò, kéo dài khoảng mười phút là đến. Sau đại dịch COVID-19, Cồn Sơn mở cửa phục hồi du lịch sinh thái cộng đồng, được sự quan tâm ủng hộ của du khách gần xa, trong nước lẫn quốc tế. Khoảnh khắc ngồi đò qua sông Hậu, tôi cảm nhận được sự mát lành của ngọn gió thổi vào khoang đò mang theo mùi sông nước Cửu Long thơm nồng, mùi phù sa quyện trong từng lớp sóng trùng trùng điệp điệp.

Thưởng thức nhãn Cồn Sơn

Buổi trưa tháng Bảy, phương Nam vẫn đang trong đợt nóng hầm hập nhất năm. Lang thang trên con đường nhỏ uốn lượn của mảnh đất Cồn Sơn, dưới màu xanh của tre trúc và những vườn tược xum xuê, mới thấy hết được sự trong lành, bình yên, thư thái. Cồn Sơn thuộc địa phận quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ, cũng là nơi địa thế hiểm trở nhất của quận, bởi Cồn Sơn nổi lên giữa sông Hậu - một trong hai nhánh chính của sông mẹ Mekong khi chảy vào Tây Nam Bộ, Việt Nam. Nhưng đổi lại, Cồn Sơn được sông Hậu ưu ái ban tặng cho một lượng phù sa đáng kể, đất đai màu mỡ, vì thế mà những vườn trái cây quanh năm xanh tốt, đến mùa trái sai trĩu quả.

Men theo con đường đất đi về hướng tay trái, tôi rẽ vào một nhà vườn trồng nhiều nhãn, chôm chôm, mít. Băng qua vuông sân của căn nhà được cất theo dạng nhà Nam Bộ truyền thống, tôi được cô chủ vườn giới thiệu sơ lược và chỉ cho lối đi. Cúi rạp người đi dưới những tán nhãn đang độ chín ngọt, hái ngẫu nhiên một quả, nhãn ở đây vỏ mỏng, cơm dày, hạt nhỏ, vị ngọt thanh tao. Cạnh vườn nhãn là chôm chôm cũng đương độ đỏ vỏ.

Trái ngọt Cồn Sơn

Tôi đã được dịp thưởng thức trái cây của nhiều vùng miền trên đất nước ta, nhưng trái cây miền Tây không lẫn vào đâu được, từ lâu tiếng tăm đã lan xa. Các nhà vườn ở đây thường thu vé vào vườn, tính trên đầu người, cũng không đắt lắm. Du khách thoải mái hái trái ăn, mua về thì tính tiền theo giá ấn định. Có lẽ vì tính cách của người miền Tây rất phóng khoáng, nồng hậu nên luôn tạo tâm thế thoải mái, vui vẻ cho khách đến trải nghiệm sinh thái vùng đồng bằng sông nước.

Ngoài chôm chôm, nhãn thì bưởi da xanh, ổi nữ hoàng, mận hay mít nghệ, mít tố nữ… cũng là đặc sản của Cồn Sơn. Từ bến đò đi về phía về tay phải là con đường uốn lượn bên bờ những ao đầm không ngớt tiếng cá quẫy nước, là những vườn ổi, vườn mận.

"Cá lóc bay” Tín Hòa - “xiếc cá” độc đáo ở Cồn Sơn

Mấy lần trước, tôi dẫn vài người bạn từ xa đến thăm nhà vườn Tín Hòa, nơi có biểu diễn “cá lóc bay” rất thú vị. Cách gọi có vẻ như hoang đường, thần thánh ấy thực chất bắt nguồn từ tập tính ăn uống theo giờ giấc rõ ràng của bầy cá lóc do chủ vườn huấn luyện từ nhỏ. Khi chủ vườn phát ra tín hiệu âm thanh và vãi thức ăn, đàn cá phóng lên khỏi mặt nước đớp mồi, khiến mặt nước xao động. Trên bờ vang lên tiếng vỗ tay tán thưởng của khách du lịch. Nhà vườn này còn khéo léo tạo ra những tiểu cảnh như chòi lá, cầu khỉ, cầu tre… phục dựng lại cảnh sắc của miền Tây xa xưa.

Bè nuôi cá trên Sông Hậu

Ngày nay, trước thực trạng đô thị hóa, tự nhiên ít nhiều bị tác động bởi con người, việc ứng dụng và phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng được đặt lên hàng đầu. Người Cồn Sơn - với tình yêu thiên nhiên, yêu vườn tược, cây cối, yêu những thứ dân dã bình dị, yêu miền Tây trong dáng dấp truyền thống đã làm rất tốt hoạt động du lịch sinh thái, cộng đồng. Để từ đó, du khách có những trải nghiệm chân thật nhất về cuộc sống ở vùng sông nước Tây Nam Bộ, được tự tay hái trái cây trên cành, hái rau, câu cá, làm món bánh dân gian và thưởng thức. Miền Tây vì thế dễ dàng đi vào lòng người hơn. Cồn Sơn trở thành điểm đến không thể bỏ qua của du khách khi đến với Cần Thơ - đô thị miền sông nước.

Hoàng Khánh Duy

24 thg 8, 2023

Làng nghề bánh tráng hơn 100 tuổi ở Cần Thơ

Đến làng nghề bánh tráng Thuận Hưng, du khách được trải nghiệm quy trình làm bánh, di sản văn hóa phi vật thể của xứ Tây Đô.


Bánh tráng là đặc sản của Nam Bộ. Nếu Đông Nam Bộ có bánh tráng Tây Ninh thì Tây Nam Bộ có bánh tráng Thuận Hưng.

Đại diện Phòng Văn hóa Thông tin quận Thốt Nốt cho biết làng nghề Thuận Hưng (phường Thuận Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) hình thành từ giữa thế kỷ XIX. Nghề làm bánh tráng ở đây được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể hồi tháng 5.

8 thg 8, 2023

Ghé làng nghề 200 tuổi, khách tự tay tráng bánh, làm đặc sản nức tiếng Cần Thơ

Không chỉ được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia, làng nghề bánh tráng Thuận Hưng còn trở thành địa điểm du lịch trải nghiệm hấp dẫn, thu hút đông đảo du khách khi đến xứ Tây Đô.

Nằm cách trung tâm thành phố Cần Thơ khoảng 40 km, làng nghề bánh tráng tại phường Thuận Hưng (thuộc địa phận quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ) là một trong những địa điểm du lịch trải nghiệm hút khách bậc nhất vùng đất này.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng đã tồn tại và phát triển khoảng 200 năm. Theo thông tin từ Phòng Kinh tế quận Thốt Nốt, ở làng nghề này hiện chỉ còn khoảng 75 hộ hoạt động thường xuyên phục vụ nhu cầu tiêu dùng cho người dân trong, ngoài tỉnh và xuất khẩu sang Campuchia, 41 hộ sản xuất theo thời vụ trong dịp Tết.

Làng nghề bánh tráng Thuận Hưng là địa điểm du lịch trải nghiệm thú vị, thu hút đông đảo du khách ghé thăm khi du lịch Cần Thơ

4 thg 6, 2023

Món ngon từ trái cây Phong Điền

Phong Điền nổi tiếng là vùng đất có nhiều vườn cây trái lâu năm, sum suê trĩu quả, thơm ngon. Du khách đến đây không chỉ tham quan những vườn cây xanh mát mà còn được thưởng thức những món ngon đặc sắc từ trái cây, để lại những ấn tượng khó quên.

Gỏi măng cụt. Ảnh: KIỀU MAI

Làng Vitamin - Miệt vườn sinh thái với đặc sản sầu riêng

Cách trung tâm TP Cần Thơ hơn 20km, Làng Vitamin (khu vực Bình Hòa, phường Trường Lạc, quận Ô Môn) là điểm đến đang “hot” dành cho các “tín đồ” sầu riêng. Không chỉ vườn rộng, thoáng mát; nơi đây còn có đa dạng các loại sầu riêng để du khách thỏa sức check-in, thưởng thức.

Du khách tham quan và chụp ảnh tại vườn sầu riêng. Ảnh: Làng Vitamin

Bánh tằm tép Thới Long

Tại Ô Môn có làng nghề đan lọp Thới Long vốn nổi tiếng từ lâu. Lọp là dụng cụ thường dùng để bắt tép của người dân ĐBSCL và vùng đất Thới Long cũng nổi tiếng với đặc sản gắn liền với con tép: bánh tằm tép.

Bánh tằm tép Thới Long.

4 thg 12, 2022

Ẩm thực độc đáo Phong Điền

Phong Điền là vùng sinh thái với những nếp sinh hoạt, văn hóa còn giữ nét văn minh miệt vườn, sông nước Nam Bộ. Không chỉ có văn hóa bản địa đặc sắc, nơi đây còn nức tiếng nhiều món ngon độc đáo.

Du khách quốc tế trải nghiệm làm bánh hỏi mặt võng. Ảnh: KIỀU MAI

18 thg 10, 2022

Tượng cổ chùa Long Quang ở Cần Thơ

Đến với vùng đất Bình Thủy tại Thành phố Cần Thơ, không ai không nhắc đến chùa Long Quang, ngôi chùa có lịch sử lâu đời, qua các giai đoạn lịch sử, với khoảng thời gian tồn tại gần 200 năm qua. Ngôi chùa do thiền sư Liễu Huệ khai sơn vào năm 1824, lịch sử ghi lại: Thiền sư Thiện Quyền “Ngài họ võ, huý văn Quyền. Ngài quy y với hoà thượng Thiên Ấn ở chùa Linh Quang (Gia Định). Ban đầu chùa là ngôi thảo am tranh, do số tín đồ quy theo Phật ngày thêm đông, thảo am trở nên chật chội. Năm 1835, hòa thượng cho xây chùa và đặt tên là Long Trường Tự, với ý nghĩa nguyện cầu chùa bền như trời đất như núi sông theo ý muốn của câu Hán tự “Dữ thiên địa long hưng – Hoà sơn hà trùng cửu”. Cũng vào năm Minh Mạng 16 (1835) chùa được liệt kê vào danh sách các tự viện và được miễn sưu thuế. Thiền sư Liễu Huệ đã sống hết lòng với sự tu hành tại chùa cho đến khi mãn phần”(1).

Long Quang cổ tự trải qua 7 đời trụ trì, đương nhiệm trụ trì hiện tại là Thượng tọa Thích Bình Tâm.

Trong các cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm, chùa Long Quang là nơi nuôi dưỡng và bảo hộ, che chở cho chiến sĩ cách mạng. Những hiện vật, đồ thờ tự, công trình kiến trúc… được lưu giữ cho đến ngày nay đã minh chứng cho giá trị lịch sử – văn hóa của ngôi tự viện này.