Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Kiến thức.net. Hiển thị tất cả bài đăng
10 thg 10, 2024
Ly kỳ bảo vật quốc gia Việt Nam được tìm thấy dưới đáy biển
Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam là nơi đang lưu giữ và trưng bày hai Bảo vật quốc gia được tìm thấy từ dưới đáy biển. Phía sau hai hiện vật này là những câu chuyện lịch sử lý thú.
Chi tiết Linga vàng Bình Thuận được công nhận Bảo vật quốc gia
Bảo vật quốc gia Linga vàng của tỉnh Bình Thuận có niên đại khoảng thế kỷ 8 - 9. Là hiện vật gốc độc bản, quý hiếm, có hình thức độc đáo, Linga vàng Bình Thuận được chế tác rất đặc biệt.
Loạt Bảo vật quốc gia đến từ Phật viện lớn nhất vương quốc Champa
Phật viện Đồng Dương (Thăng Bình, Quảng Nam) là Phật viện lớn nhất Đông Nam Á từng được xây dựng. Trong các cổ vật quý được tìm thấy tại di tích Chăm này, có ba thứ đã trở thành Bảo vật quốc gia của Việt Nam.
1. Được phát hiện vào năm 1978 tại di tích Phật viện Đồng Dương, Bảo vật quốc gia Tượng nữ thần Tara (hiện được lưu giữ tại BT Điêu khắc Chăm Đà Nẵng) được coi là bức tượng khỏa thân đẹp nhất của người Chăm từng được phát hiện.
16 thg 5, 2024
Lý do khiến thành Cổ Loa là tòa thành “không thể công phá“
Theo truyền thuyết, thành Cổ Loa này có 9 vòng xoáy trôn ốc, là một cấu trúc phòng thủ cực kỳ hiệu quả. Quân Triệu Đà đã nhiều lần vây hãm nhưng không thể chiếm thành.
14 thg 5, 2024
Lũy Thầy ở Quảng Bình “có cánh cũng không thể vượt qua“
Với lợi thế tự nhiên và cách xây dựng khoa học, Lũy Thầy gần như bịt kín các lối ra vào Đàng Trong và hoàn toàn khống chế các mũi tấn công khi có chiến sự xảy ra...
Lịch sử đặc biệt của tòa Văn miếu gần thành phố Nha Trang
Cùng với thành cổ Diên Khánh, Văn miếu Diên Khánh là một điểm đến đặc sắc dành cho những du khách ưa khám phá văn hóa, lịch sử Việt Nam ở khu vực ngoại vi thành phố Nha Trang.
4 thg 2, 2024
Địa thế hiểm yếu nơi Hồ Quý Ly nhất quyết xây thành nhà Hồ
Dù bị can ngăn, Hồ Quý Ly vẫn quyết dời đô bằng mọi giá, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời "loạn". Vì sự "loạn" này, ông phải dời đô đến nơi đất hiểm.
Làng cổ Phước Tích có gì để được “thăng hạng” Di tích Quốc gia đặc biệt?
Làng Phước Tích - ngôi làng cổ nổi tiếng của xứ Huế - vừa được đề xuất công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Tri Thức & Cuộc Sống xin được điểm lại những nét đặc sắc của ngôi làng độc đáo này.
Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng đầu tiên là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội).
Nằm ở thôn Phước Phú, xã Phong Hòa, huyện Hương Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế, làng cổ Phước Tích là ngôi làng thứ hai được công nhận là Di tích quốc gia của Việt Nam (làng đầu tiên là làng Đường Lâm ở Sơn Tây, Hà Nội).
Theo sử sách, làng Phước Tích được thành lập vào khoảng thế kỉ 15, khi nhà nước phong kiến Đại Việt mở mang bờ cõi về phương Nam. Lúc đầu làng có tên gọi là Phúc Giang như mong muốn một vùng gần sông nước nhiều phúc lộc. Đến thời Tây Sơn, Phúc Giang được đổi thành Hoàng Giang, để nhớ đến dòng họ khai canh lập làng (Hoàng là tên dòng họ khai canh, Giang là vùng gần với sông nước).
27 thg 1, 2024
Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia
Trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam - là một trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.
26 thg 1, 2024
Chuyện về quả trứng khổng lồ làm nên điều kỳ diệu ở Đà Nẵng
Vào thời xa xưa, có một cụ già sống một mình trong một túp lều con trên bãi biển vắng, nơi ngày nay được biết đến với tên gọi bãi biển Non Nước...
23 thg 1, 2024
Giải mã bí mật phong thủy của nhà thờ đá Phát Diệm
Có thể khẳng định nhà thờ Phát Diệm là một công trình mang sự giao thoa văn hóa Đông – Tây đậm nét. Trong đó, nét Á Đông không chỉ thể hiện qua chi tiết kiến trúc mà còn ở yếu tố phong thủy đặc sắc.
Tọa lạc tại thị trấn Phát Diệm, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, nhà thờ đá Phát Diệm
được xây dựng từ năm 1875-1898, là một nhà thờ đẹp và độc đáo bậc nhất
Việt Nam. Đây cũng được coi là nhà thờ Thiên Chúa mang đậm nét nhất về
quan niệm phong thủy của người Việt
Trước hết, yếu tố phong thủy của nhà thờ này nằm ở hướng xây
dựng. Các kiến trúc sư phương Tây thường ưu tiên chọn trục Ðông - Tây để
xây dựng thánh đường. Riêng ở nhà thờ Phát Diệm, trục Nam – Bắc lại là
hướng chính, không tuân theo nghiêm lệ của truyền thống kiến trúc nhà
thờ phương Tây.
Xét về mặt Dịch lý phương Đông, phương Nam được coi là hướng của các bậc
đế vương, tượng trưng cho danh dự, trí tuệ, quyền lực, sự hưng thịnh.
Có lẽ những người xây nhà thờ Phát Diệm đã lựa chọn hướng đắc địa nhất về phong thủy này để tôn vinh Thiên Chúa theo cách thức đậm chất bản địa.
Án ngữ trước nhà thờ Phát Diệm là một hồ nước, diện tích khoảng 400 m².
Nằm giữa hồ là một hòn đảo nhỏ, rộng khoảng 40 m², phía trên đặt tượng
chúa Jesus. Hồ nước này là đặc điểm “lạ” trong kiến trúc nhà thờ phương
Tây, nhưng lại rất quen thuộc trong ứng dụng phong thủy ở Việt Nam.
Theo quan niệm phong thủy, hồ nước là một trong những yếu tố tạo nên
sinh khí và mang lại may mắn cho những người cư ngụ trong công trình. Hồ
nước thường được đặt trước nhà nhằm cân bằng năng lượng, tạo ra không
gian yên tĩnh, thư giãn và thu hút tài vận
Đa số các công trình trong quần thể kiến trúc nhà thờ Phát Diệm được bố
trí trải dài theo một trục chính và đối xứng qua trục, tuân theo những
quy luật bố trí rất phổ biến trong mặt bằng các kiến trúc tôn giáo
truyền thống
Lối bố trí này thể hiện sự tương đồng rất rõ nét với Kinh thành Huế, nơi
các công trình quan trọng nhất nằm dọc theo trục "thần đạo", các công
trình khác đối xứng hai bên.
Về hình dạng mặt bằng, các cổng cùng các nhà nguyện trong khuôn viên nhà
thờ tạo thành ba vạch ngang hợp với vạch sổ dọc là nhà thờ lớn ở trung
tâm, tạo thành một chữ “Vương”, nghĩa là “Vua” theo Hán tự
Mặt trước nhà thờ Phát Diệm có một trục đường đâm thẳng vào. Đây là điểm
kiêng kỵ theo quan niệm phong thủy phương Đông. Để hóa giải điều này,
trục chính của quần thể kiến trúc đã được đặt lệch một chút so với trục
đường lộ.
Các kiến trúc sư còn cho đào một ao hồ lớn, khiến cho lối vào chính được
chuyển sang hai cạnh bên của nhà thờ theo cách xử lý phong thủy của đa
số các các công trình kiến trúc truyền thống
Tựu chung, có thể khẳng định nhà thờ Phát Diệm là một công trình mang sự
giao thoa văn hóa Đông – Tây đậm nét. Trong đó, nét Á Đông không chỉ
thể hiện qua chi tiết kiến trúc mà còn ở yếu tố phong thủy đặc sắc. (Bài
có tham khảo tài liệu "Khái quát chung về lịch sử và sự ra đời của nhà
thờ Phát Diệm")
Quốc Lê
5 thg 1, 2024
Những địa điểm thấm đẫm huyền thoại ở thành Cổ Loa
Mang nhiều yếu tố kỳ ảo, truyền thuyết về thành Cổ Loa đã in dấu trong tâm thức của người Việt suốt nhiều thế hệ. Ngày nay, dấu tích của truyền thuyết này vẫn còn hiện diện tại nhiều địa điểm khác nhau ở tòa thành huyền thoại.
4 thg 1, 2024
Tàn tích tu viện cổ tuyệt đẹp bên bờ vịnh Cam Ranh
Công trình này được xây từ năm 1934 tới năm 1938, là nhà dòng dành riêng cho các đan sĩ chiêm niệm tu tập và sinh sống. Các tu sĩ ở đây được gọi là đan sĩ (moines).
26 thg 11, 2023
Lịch sử bi tráng phía sau lăng Tam công Đại vương ở Bắc Ninh
Theo như thần phả, thần tích còn truyền lại thì cả ba vị Tam công Đại vương cùng sinh ngày 15/8/137 TCN (Giáp Thìn), cùng mất ngày mùng 2/12/112 TCN (Kỷ Tỵ).
23 thg 11, 2023
Cảnh sắc “thiên đường hạ giới” trên dòng sông nổi tiếng Gia Lai
Chảy qua địa hình đồi núi chập chùng, dòng sông này có cảnh quan kỳ vĩ và đầy vẻ hoang sơ. Lưu vực sông chính là nơi phát tích của người Gia Rai...
18 thg 11, 2023
Nét độc đáo của tòa thành 230 năm tuổi gần thành phố Nha Trang
Thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay. Sau nhiều lần trùng tu, tòa thành đã xuất hiện nhiều điểm hư hỏng mới và bị xâm hại nghiêm trọng.
Nằm ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay.
Theo các sử liệu, năm 1793 chúa Nguyễn Ánh đem quân chiếm vùng đất Diên Khánh từ nhà Tây Sơn. Ông quyết định xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc và giao Hoàng tử Cảnh trông coi việc xây dựng tòa thành này. Nhân lực để đắp thành gồm 3.000 quân Bình Thuận, 100 dân Thuận Thành. Trong hơn một tháng thì công trình hoàn thành.
Tòa thành cổ nguyên vẹn nhất bên ngoài Cố đô Huế
Nằm ở thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa), cách thành phố Nha Trang 10 km về phía Nam, thành cổ Diên Khánh được coi là tòa thành nguyên vẹn nhất của nhà Nguyễn bên ngoài Cố đô Huế còn được gìn giữ đến nay.
Theo các sử liệu, năm 1793 chúa Nguyễn Ánh đem quân chiếm vùng đất Diên Khánh từ nhà Tây Sơn. Ông quyết định xây dựng Diên Khánh thành căn cứ vững chắc và giao Hoàng tử Cảnh trông coi việc xây dựng tòa thành này. Nhân lực để đắp thành gồm 3.000 quân Bình Thuận, 100 dân Thuận Thành. Trong hơn một tháng thì công trình hoàn thành.
Khám phá “viên ngọc thô” cực hấp dẫn giữa đại ngàn Đắk Lắk
Với diện tích mặt nước khoảng 100 ha, hồ được bao bọc bởi nhiều đồi núi và ruộng vườn. Mặt nước hồ luôn trong xanh, có sóng gợn nhẹ nhờ gió đại ngàn...
1 thg 11, 2023
Công trình hình chiếc đàn piano của “cha đẻ” Dinh Độc Lập ở Đà Lạt
Chợ Đà Lạt được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 1960, là một trong những khu chợ cao tầng đầu tiên ở Việt Nam. Sau đó, kiến trúc sư Ngô Viết Thụ tham gia chỉnh trang kiến trúc chợ.
Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo nơi địa đầu đất nước
Điều đặc biệt hấp dẫn ở chợ phiên Hưng Đạo là các quầy hàng ăn, nơi bán nhiều loại đặc sản bản địa...
Truyền thuyết đẫm nước mắt về mối tình bi thảm trên đèo Ô Quy Hồ
Đằng sau khung cảnh gây choáng ngợp của con đèo nổi tiếng này là một truyền thuyết được kể lại qua nhiều đời về mối tình buồn thảm giữa chàng trai Ô Quy Hồ và con gái Ngọc Hoàng Thượng Đế.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)