Hiển thị các bài đăng có nhãn người Kơ Tu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Kơ Tu. Hiển thị tất cả bài đăng
7 thg 9, 2024
Người Cơ Tu ở phố
May mắn nằm trong địa giới hành chính của một thành phố trực thuộc Trung ương, đồng bào dân tộc Cơ Tu ở thành phố Đà Nẵng có cơ hội tiếp thu, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế để thoát nghèo, giữ gìn văn hóa dân tộc.
24 thg 7, 2024
Độc đáo Lễ hội tấc ka coong
Ngày 16/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình tái hiện trích đoạn sân khấu hóa Lễ hội tấc ka coong - cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
7 thg 6, 2023
Di sản hát lý của người Cơ Tu
Nói lý - hát lý là nghệ thuật ứng khẩu trong sinh hoạt cộng đồng của người Cơ Tu hết sức độc đáo và ý nghĩa. Di sản phi vật thể quốc gia này được người dân gìn giữ, phát triển, hớp hồn du khách gần xa mỗi mùa lễ hội.
16 thg 11, 2022
Vũ điệu da dá của người Cơ Tu trong thời kỳ hội nhập
Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
8 thg 6, 2020
Độc đáo gùi 'Tà lắt 3 ngăn' của người Cơ tu
Các loại dụng cụ như gùi (dòng), tà lắt, rê, chuy, cà vông (cà lông)… là những dụng cụ dùng để gùi (mang) nông lâm sản, quà biếu… rất độc đáo và gắn liền với truyền thống văn hóa bao đời của đồng bào dân tộc Cơ tu miền núi của huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.
Già làng Nguyễn Văn Cần (74 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) - “chuyên gia” làm các loại gùi - cho hay, nhìn chung, phần lớn các bộ phận của gùi được đan, nứt… bằng các loại mây. Đồng bào vùng cao thường chế tác thân gùi có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to; còn đồng bào ở vùng thấp thì chế tác miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau. Ở vùng thấp, đế gùi đan bằng mây (sợi lớn); ở vùng cao, người ta dùng 4 miếng tre hoặc gỗ để làm đế. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song, mây cám vót mỏng hoặc vỏ cây lạch để đan. Nếu đan bằng mây, thì dây bền, chắc hơn. Thông thường, một “đời dây” dùng đến “hai đời” gùi.
Một du khách Nga thích thú mang thử chiếc gùi của phụ nữ Cơ tu. Ảnh: T.S
Già làng Nguyễn Văn Cần (74 tuổi, trú thôn Phú Túc, xã Hòa Phú, huyện Hòa Vang) - “chuyên gia” làm các loại gùi - cho hay, nhìn chung, phần lớn các bộ phận của gùi được đan, nứt… bằng các loại mây. Đồng bào vùng cao thường chế tác thân gùi có hình chữ V, đế nhỏ, miệng to; còn đồng bào ở vùng thấp thì chế tác miệng và đáy gùi tương đối bằng nhau. Ở vùng thấp, đế gùi đan bằng mây (sợi lớn); ở vùng cao, người ta dùng 4 miếng tre hoặc gỗ để làm đế. Dây mang gùi được đan bằng mây xà phun, mây song, mây cám vót mỏng hoặc vỏ cây lạch để đan. Nếu đan bằng mây, thì dây bền, chắc hơn. Thông thường, một “đời dây” dùng đến “hai đời” gùi.
18 thg 9, 2019
Độc đáo văn hoá Cơ Tu hấp dẫn khách du lịch
Đà Nẵng với lợi thế về sông, suối, núi, hồ và văn hóa độc đáo rất phù hợp cho phát triển du lịch sinh thái.
Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố.
Vẻ đẹp núi rừng và sự độc đáo về văn hóa của người Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Nơi đây có những con sông, dòng suối với những ghềnh thác tuyệt đẹp. Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đang dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Hiện, có 8 nhóm phục vụ du lịch gồm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, trekking, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh với hơn 60 hộ dân tham gia.
Đà Nẵng đang hướng tới xây dựng mỗi người dân là một đại sứ du lịch của thành phố.
Phong cảnh tuyệt đẹp ở xã miền núi Hòa Bắc - huyện Hòa Vang là lợi thế phát triển du lịch sinh thái.
Vẻ đẹp núi rừng và sự độc đáo về văn hóa của người Cơ Tu ở 2 thôn Tà Lang và Giàn Bí, xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng đang là điểm đến hấp dẫn của du khách. Nơi đây có những con sông, dòng suối với những ghềnh thác tuyệt đẹp. Khu du lịch Hòa Bắc Đà Nẵng phát triển dựa trên dự án du lịch sinh thái gắn với cộng đồng, bao gồm mục đích bảo vệ sự đang dạng về sinh học và góp phần tạo sinh kế giúp đồng bào người dân tộc thiểu số Cơ Tu. Hiện, có 8 nhóm phục vụ du lịch gồm: cồng chiêng, văn nghệ, ẩm thực, trekking, đan lát, hát lý, dệt thổ cẩm, thuyết minh với hơn 60 hộ dân tham gia.
13 thg 12, 2018
Thưởng thức món thịt sóc xông khói của người Cơ Tu
Người Cơ Tu sống dọc theo dãy Trường Sơn xưa kia có tập quán sống du canh, du cư. Thức ăn chính của họ là vào rừng để săn, bắn, hái, lượm… Khi bẫy bắt được nhiều chuột rừng, sóc rừng họ dự trữ bằng cách xông khói trên giàn bếp để ăn dần.
Người Cơ Tu gọi con “sóc thường” là xọng bhrôông và “sóc bay” là ta’tăng. Loại này sinh sống và làm tổ trên cây chuyên ăn trái cây nên thường trú ở khu rừng gần nương rẫy của đồng bào. Chúng rất thích ăn chuối, bắp, dứa… Để bắt sóc, người Cơ Tu chế loại bẫy lồng, trong lồng có gài trái chuối vừa chín tới, sóc nhà ta sống và làm tổ trên cây xuống đất thấy mùi chuối thơm hấp dẫn mò vào ăn là dính bẫy.
Con sóc ở vùng núi huyện Đông Giang chuyên ăn đọt tà vạt nên thịt thơm, ngọt, nên cư dân Trường Sơn chế biến các món như: Sóc nấu cháo, sóc nướng, sóc hông, sóc xào, sóc lam... Người Cơ Tu gài bẫy bắt được nhiều sóc, ăn không hết, đồng bào dự trữ bằng cách cạo lông và mổ bụng bỏ bộ lòng, rửa sạch sẽ để ráo và sắp trong cái trẹt nhỏ xông trên giàn bếp thành sóc xông khói.
Người Cơ Tu gọi con “sóc thường” là xọng bhrôông và “sóc bay” là ta’tăng. Loại này sinh sống và làm tổ trên cây chuyên ăn trái cây nên thường trú ở khu rừng gần nương rẫy của đồng bào. Chúng rất thích ăn chuối, bắp, dứa… Để bắt sóc, người Cơ Tu chế loại bẫy lồng, trong lồng có gài trái chuối vừa chín tới, sóc nhà ta sống và làm tổ trên cây xuống đất thấy mùi chuối thơm hấp dẫn mò vào ăn là dính bẫy.
Con sóc ở vùng núi huyện Đông Giang chuyên ăn đọt tà vạt nên thịt thơm, ngọt, nên cư dân Trường Sơn chế biến các món như: Sóc nấu cháo, sóc nướng, sóc hông, sóc xào, sóc lam... Người Cơ Tu gài bẫy bắt được nhiều sóc, ăn không hết, đồng bào dự trữ bằng cách cạo lông và mổ bụng bỏ bộ lòng, rửa sạch sẽ để ráo và sắp trong cái trẹt nhỏ xông trên giàn bếp thành sóc xông khói.
Già Phạm Văn Crới giới thiệu sóc xông khói.
25 thg 10, 2018
Làng Cơ Tu “bước vào” kỷ nguyên số
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và kỷ nguyên số không chỉ giúp tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế mà còn mở ra một chân trời kết nối giữa con người với con người.
Phải đến đầu năm 2017 thì Chính phủ, các bộ ngành Trung ương và chính quyền các đô thị lớn mới bàn nhiều về những cơ hội, thách thức trước cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Ngành y tế thí điểm hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh tại các bệnh viện, tiến tới việc lưu trữ hồ sơ y tế cá nhân, dùng liên thông giữa các bệnh viện. Ngành tư pháp, công an cũng chỉ mới thí điểm quản lý mã số định danh công dân thay cho chứng minh nhân dân, hộ khẩu… Trong khi đó, tại các bản làng Cơ Tu khuất lấp giữa đại ngàn Trường Sơn đã thực hiện số hoá cơ sở dữ liệu dân cư, phục vụ quản lý hành chính từ hơn 3 năm nay.
3 thg 6, 2018
Sâu muồng - món quà của núi rừng Trường Sơn
Ðến với núi rừng Trường Sơn thuộc huyện Đông Giang (Quảng Nam), bạn sẽ được thưởng thức các món chế biến từ sâu muồng (a’đhoọp chơ bhăn) - món ăn dân dã mà bất kỳ người Cơ Tu nào cũng ưa thích.
Sâu muồng đặc sản của người Cơ Tu
Người Cơ Tu có một món ăn rất đặc biệt đó là sâu muồng. Sâu muồng là loại sâu có màu xanh. Tháng Tư khi những cơn mưa giông đầu mùa đổ về tưới mát cho những cánh rừng muồng (Chơ bhăn) hai bên con suối đâm chồi nảy lộc thì có loài bướm đến đây đẻ trứng nở thành sâu ăn lá muồng non, sau đó sâu biến thành những con nhộng muồng thoát xác thành bướm bay đi...
Sâu muồng được đồng bào Cơ Tu chế biến thành món ăn đặc sản, đậm chất truyền thống của người dân miền núi. Sâu muồng (chỉ ăn lá muồng non) xuất hiện vào mùa Xuân, sâu có chiều dài khoảng 5cm, thân tròn, mềm, bụng màu trắng ngà, da dọc theo lưng có một vạch (lớn) màu xanh hay vàng kèm theo hai vạch đen nâu (nhỏ) nằm hai bên vạch mà vàng. Điều đặc biệt, sâu muồng không phủ trên mình lớp lông như các loài sâu khác nên không gây ngứa. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao loài sâu này ăn được, trở thành đặc sản của đồng bào vùng cao. Sâu muồng còn gọi là “sâu xanh” do da của chúng đổi màu theo màu xanh lá cây để ngụy trang các loài chim, chuột ăn côn trùng. Với người Cơ Tu, từ lâu sâu muồng là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
Sâu muồng đặc sản của người Cơ Tu
Người Cơ Tu có một món ăn rất đặc biệt đó là sâu muồng. Sâu muồng là loại sâu có màu xanh. Tháng Tư khi những cơn mưa giông đầu mùa đổ về tưới mát cho những cánh rừng muồng (Chơ bhăn) hai bên con suối đâm chồi nảy lộc thì có loài bướm đến đây đẻ trứng nở thành sâu ăn lá muồng non, sau đó sâu biến thành những con nhộng muồng thoát xác thành bướm bay đi...
Sâu muồng được đồng bào Cơ Tu chế biến thành món ăn đặc sản, đậm chất truyền thống của người dân miền núi. Sâu muồng (chỉ ăn lá muồng non) xuất hiện vào mùa Xuân, sâu có chiều dài khoảng 5cm, thân tròn, mềm, bụng màu trắng ngà, da dọc theo lưng có một vạch (lớn) màu xanh hay vàng kèm theo hai vạch đen nâu (nhỏ) nằm hai bên vạch mà vàng. Điều đặc biệt, sâu muồng không phủ trên mình lớp lông như các loài sâu khác nên không gây ngứa. Đây là một trong những lý do giải thích vì sao loài sâu này ăn được, trở thành đặc sản của đồng bào vùng cao. Sâu muồng còn gọi là “sâu xanh” do da của chúng đổi màu theo màu xanh lá cây để ngụy trang các loài chim, chuột ăn côn trùng. Với người Cơ Tu, từ lâu sâu muồng là một món ăn vừa ngon vừa bổ dưỡng.
9 thg 5, 2018
Tiếng gọi từ Nam Giang
Cái nắng oi nồng đầu hạ của vùng sơn cước Nam Giang (Quảng Nam) dường như không làm chùn bước đôi chân những du khách đang háo hức muốn khám phá bức tranh đời sống của đồng bào Cơtu, chủ nhân của “vũ điệu dâng trời” tung tung da dá đầy màu sắc và sức mạnh của núi rừng Trường Sơn...
Mặc cho cái nắng như đổ lửa, những chàng trai cô gái Cơtu đang độ tuổi trăm rằm với làn da nâu khỏe khoắn và ánh mắt sáng long lanh như con báo hoang giữa rừng già, vẫn cuồng nhiệt nhảy điệu tung tung da dá chào đón du khách trong tiếng trống chiêng lừng vang như muốn làm sống dậy cả đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Sân nhà gươl thôn Pà Xua, xã Tà Bhing như rung lên theo từng nhịp nhảy. Tiếng dậm chân thình thịch, tiếng hú, tiếng hò reo cùng với hình ảnh những đôi vai trần vạm vỡ loáng ướt mồ hôi và bóng tà áo thổ cẩm dệt cườm sắc đỏ đen lướt đi trong gió khiến cho du khách như ngất ngây với vũ điệu đầy mê hoặc của núi rừng.
Mặc cho cái nắng như đổ lửa, những chàng trai cô gái Cơtu đang độ tuổi trăm rằm với làn da nâu khỏe khoắn và ánh mắt sáng long lanh như con báo hoang giữa rừng già, vẫn cuồng nhiệt nhảy điệu tung tung da dá chào đón du khách trong tiếng trống chiêng lừng vang như muốn làm sống dậy cả đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.
Sân nhà gươl thôn Pà Xua, xã Tà Bhing như rung lên theo từng nhịp nhảy. Tiếng dậm chân thình thịch, tiếng hú, tiếng hò reo cùng với hình ảnh những đôi vai trần vạm vỡ loáng ướt mồ hôi và bóng tà áo thổ cẩm dệt cườm sắc đỏ đen lướt đi trong gió khiến cho du khách như ngất ngây với vũ điệu đầy mê hoặc của núi rừng.
14 thg 4, 2018
Từ vũ điệu dâng trời đến văn hoá truyền thống của người Cơ Tu
Vũ điệu Tân tung Da dă (Vũ điệu dâng trời) được thể hiện trong lễ hội mừng mùa, mừng nhà mới, săn được thú lớn hay các lễ hội của cộng đồng. Đây là điệu múa thiêng với động tác cơ bản là đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời cầu xin và đón nhận sinh khí và hạt lúa của thần linh.
Vũ điệu đắm say
Một đặc trưng cơ bản của múa Cơ Tu là có sự kết hợp giữa múa nam (Tân tung) và múa nữ (Da dă). Sau khi giàn trống chiêng ngân lên “từng…từng”, “tư..tư”, “tiing toàng…” thì bao giờ người con gái cũng bước ra trước biểu diễn các động tác múa rồi mới đến đàn ông con trai. Đi trước là nữ, đi sau là nam, nếu múa đông người thì vòng trong là nữ, vòng ngoài là nam, thể hiện sự che chở của đàn ông với người đàn bà, con gái. Với tiết tấu âm nhạc từ nhịp chiêng theo điệu đhưng kết hợp với tiếng trống, khi thì bập bùng nhịp nhàng nẩy nhấn, khi lại linh hoạt, cuốn hút theo những bước nhảy sôi nổi. Mọi người đều múa trong một vòng tròn và bước đi ngược chiều kim đồng hồ với nhịp điệu sôi động, rộn rã của tiếng trống, chiêng, làm sống dậy núi rừng hoang vắng, bao la.
Vũ điệu Da dă trong lễ hội Cơ Tu.
11 thg 4, 2018
Nhịp trống Cơ tu
Trống vừa là nhạc cụ, vừa là tín hiệu thông báo những hoạt động lễ hội, sinh hoạt trong buôn làng. Ở những ngôi nhà làng truyền thống luôn có những chiếc trống lớn nhỏ đặt trên giá, khi cần thì đồng bào mang ra dùng.
Người Cơ-tu có 3 loại trống khác nhau, trống lớn gọi là k’thu, cha gơr bơh, trống trung là pâr lư, trống nhỏ char gơr katươi. Mặt trống làm từ da sơn dương, da mang, vì các loại da này rất mỏng, tiếng trống mới vang. Da trâu, da bò ít khi dùng vì quá dày, trống không kêu.
Dây mây già, dài đến 20-30m, người ta chọn ra đoạn tốt nhất để làm dây kéo căng mặt trống. Tang trống làm bằng những loại gỗ tốt. Trống lớn khi đánh âm vang vọng, trống nhỏ làm nhịp điệu, phụ hoạ. Trống thường dùng để đánh hoà âm với chiêng làm nhịp điệu trong các vũ điệu tập thể.
Người Cơ-tu có 3 loại trống khác nhau, trống lớn gọi là k’thu, cha gơr bơh, trống trung là pâr lư, trống nhỏ char gơr katươi. Mặt trống làm từ da sơn dương, da mang, vì các loại da này rất mỏng, tiếng trống mới vang. Da trâu, da bò ít khi dùng vì quá dày, trống không kêu.
Dây mây già, dài đến 20-30m, người ta chọn ra đoạn tốt nhất để làm dây kéo căng mặt trống. Tang trống làm bằng những loại gỗ tốt. Trống lớn khi đánh âm vang vọng, trống nhỏ làm nhịp điệu, phụ hoạ. Trống thường dùng để đánh hoà âm với chiêng làm nhịp điệu trong các vũ điệu tập thể.
Say sưa trong điệu trống.
10 thg 4, 2018
Người Cơ Tu “săn tìm kho báu”
Điệu múa “tung tung ya yá".
Cái nắng tháng Ba chói chang của xứ nóng miền Trung như tan biến khi chúng tôi “lạc” vào buôn làng xanh rợp bóng cây của đồng bào Cơ Tu ở xã Tà Bhing, huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam, được các bà các chị, các chàng trai cô gái, già làng, trưởng bản ra đón từ đầu làng. Làm du lịch cộng đồng được người Cơ Tu ví như hành trình săn tìm và đánh thức kho báu. Và kho báu ấy hẳn không thể thiếu vắng sự chào đón nồng ấm từ những người con của núi rừng.
18 thg 1, 2018
Cây mây trong đời sống của người Cơ Tu
Cũng như các dân tộc thiểu số khác sinh sống lâu đời ở khu vực núi rừng Tây Bắc, Tây Nguyên… cây mây chiếm một vị thế quan trọng trong sinh hoạt, đời sống, ẩm thực, văn hóa… của người Cơ Tu sinh sống trên dãy Trường Sơn.
Cây mây trong đời sống sinh hoạt
Mây thường mọc ở các khu rừng âm u trên dãy Trường Sơn với hàng chục loài mây (C’ree) như: mây song, mây nước, mây voi, mây cám… Mây mọc thành bụi, có dây mây mọc dài đến vài chục mét.
Cây mây trong đời sống sinh hoạt
Mây thường mọc ở các khu rừng âm u trên dãy Trường Sơn với hàng chục loài mây (C’ree) như: mây song, mây nước, mây voi, mây cám… Mây mọc thành bụi, có dây mây mọc dài đến vài chục mét.
27 thg 11, 2017
Lễ mừng nhà mới của người Cơ Tu
Lễ mừng nhà mới là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào người Cơ Tu được trao truyền qua nhiều thế hệ. Với các nghi lễ mang đậm những nét đặc trưng, đây là hoạt động sinh hoạt cộng đồng thể hiện tính nhân văn sâu sắc giữa con người với con người cùng chung sống, cùng giúp đỡ chung tay xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp.
Khi dựng nhà xong, người Cơ Tu tổ chức Lễ mừng nhà mới, trước là để cảm tạ Giàng đã che chở sau là để cảm ơn mọi người trong buôn làng đã góp công, góp của giúp gia chủ dựng được ngôi nhà mới. Với họ thời điểm đẹp nhất để làm lễ là sau ngày rằm 3 ngày. Buổi lễ luôn bắt đầu vào buổi sáng bởi theo quan niệm buổi sáng là dương thể hiện cho sự sinh sôi phát triển của vạn vật.
Các nghi thức chính trong Lễ mừng nhà mới bao gồm: Lễ tế vật sống, Lễ tảy rửa nhà; Cầu phúc, tạo lửa cho nhà mới; Lễ cảm ơn những người thợ, góp công làm giúp nhà mới; Thợ cầu phúc cho chủ nhà; Ăn mừng nhà mới…
Khi dựng nhà xong, người Cơ Tu tổ chức Lễ mừng nhà mới, trước là để cảm tạ Giàng đã che chở sau là để cảm ơn mọi người trong buôn làng đã góp công, góp của giúp gia chủ dựng được ngôi nhà mới. Với họ thời điểm đẹp nhất để làm lễ là sau ngày rằm 3 ngày. Buổi lễ luôn bắt đầu vào buổi sáng bởi theo quan niệm buổi sáng là dương thể hiện cho sự sinh sôi phát triển của vạn vật.
Các nghi thức chính trong Lễ mừng nhà mới bao gồm: Lễ tế vật sống, Lễ tảy rửa nhà; Cầu phúc, tạo lửa cho nhà mới; Lễ cảm ơn những người thợ, góp công làm giúp nhà mới; Thợ cầu phúc cho chủ nhà; Ăn mừng nhà mới…
Theo quan niệm của người Cơ Tu, cây nêu như là cầu nối giữa Giàng trên trời với dương gian. Trong những nghi lễ bắt buộc mọi người phải dựng cây nêu để mời các vị thần qua cây nêu về trần.
5 thg 6, 2017
Món Zrúa người Cơ Tu
Ẩm thực truyền thống của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như các món nướng, lam, xông khói từ thịt, cá, củ… Đặc biệt, món zrúa là món thịt heo muối chua rất thơm ngon, đặc trưng của người Cơ Tu.
Đến Đông Giang, Quảng Nam những ngày đầu xuân, trong sương sớm con đường vào buôn làng của người Cơ Tu lãng đãng sương mù lành lạnh. Hai bên đường hoa Pơ Lang nở khắp núi đồi.
Già làng Bríu Ngà (50 tuổi) ở thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam) cho hay, người Cơ Tu sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn có một nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Họ biết làm nhiều món truyền thống để ăn trong gia đình, đãi họ hàng, khách quý... nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Những món ăn từ thịt heo của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như: Thịt heo nướng nguyên con, thịt heo nướng mọi, thịt heo xông khói, thịt heo nướng ống tre... Mỗi món ăn có nét đặc trưng riêng, nhưng đều chứa đựng hương vị của núi rừng Trường Sơn. Người Cơ Tu đã có bí quyết muối chua thịt heo để lâu ngày mà vẫn không mất màu, mùi vị vẫn tươi ngon.
Già làng Bríu Ngà (50 tuổi) ở thôn Aliêng, xã Ating (Đông Giang, Quảng Nam) cho hay, người Cơ Tu sinh sống lâu đời trên dãy Trường Sơn có một nền văn hóa ẩm thực độc đáo. Họ biết làm nhiều món truyền thống để ăn trong gia đình, đãi họ hàng, khách quý... nhất là trong dịp Tết đến xuân về. Những món ăn từ thịt heo của người Cơ Tu rất đa dạng, phong phú như: Thịt heo nướng nguyên con, thịt heo nướng mọi, thịt heo xông khói, thịt heo nướng ống tre... Mỗi món ăn có nét đặc trưng riêng, nhưng đều chứa đựng hương vị của núi rừng Trường Sơn. Người Cơ Tu đã có bí quyết muối chua thịt heo để lâu ngày mà vẫn không mất màu, mùi vị vẫn tươi ngon.
20 thg 10, 2016
Những điều kỳ thú trên cung đường 14G
Cung đường 14G bao quanh là rừng núi không những sẽ ban tặng cho du khách khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, mà còn giúp du khách khám phá những địa danh, văn hóa và tập tục, con người Cơ Tu.
Cầu treo dẫn du khách vào làng Bhơ Hôồng để tham quan, nghỉ ngơi - Ảnh: V. HÙNG
Từ quốc lộ (QL) 14B đoạn xã Hòa Phong (huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), quẹo phải sang QL14G nối phía tây Đà Nẵng với huyện miền núi Đông Giang (Quảng Nam) gần 70km, du khách đã có thể hòa cùng thiên nhiên núi rừng mát lạnh.
26 thg 8, 2016
Lang thang giữa “vương quốc pơmu”
Có một khu rừng pơmu kỳ bí với quần thể hàng nghìn cây có thể chinh phục bất kỳ du khách nào. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy, tiếng hoang dã dội về. Tất cả hòa thành thứ âm hưởng của tự nhiên nguyên sơ.
Một cây pơmu cổ thụ ở khu rừng kỳ bí - Ảnh: TRẦN MAI
“Người
dân bao đời sống nhờ rừng, nếu như tàn phá rừng thì nguồn sống lấy từ
đâu. Phải mất hàng nghìn năm mới có được một cánh rừng. Phá đi thì bao
giờ có lại rừng cho con cháu
Ông B’ríu Liếc (bí thư Huyện ủy Tây Giang)
27 thg 2, 2016
Đồng bào Cơ tu làm du lịch
Ngỡ đâu chuyện lạ, song đến các bản làng của đồng bào dân tộc Cơ tu ở khắp các huyện miền núi dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận Quảng Nam, bạn mới thấy đồng bào không chỉ biết làm du lịch mà còn rất chuyên nghiệp, đúng kiểu du lịch cộng đồng, rất hấp dẫn du khách.
Du lịch cộng đồng “3 không” ở làng đồng bào Cơ tu
Vượt qua những cung đường núi ngoạn mục mà đẹp kỳ vĩ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đến xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang.
Điều làm chúng tôi ấn tượng ngay khi bước chân đến cổng làng du lịch cộng đồng ở đây chính là nội quy ''3 không'' mà dân làng và du khách phải hứa với nhau: Không tự ý đi lại trong cộng đồng, không xâm phạm đến tài sản cá nhân, và không chụp ảnh khi chưa được phép; Không vứt rác bừa bãi và mang những cây con, vật lạ, chất cấm vào cộng đồng; Không cho tiền hoặc bất cứ vật gì cho người dân, đặc biệt là trẻ em.
Du lịch cộng đồng “3 không” ở làng đồng bào Cơ tu
Vượt qua những cung đường núi ngoạn mục mà đẹp kỳ vĩ dọc tuyến đường Hồ Chí Minh qua địa phận tỉnh Quảng Nam, chúng tôi đến xã Tà Bhing, huyện miền núi Nam Giang.
Điều làm chúng tôi ấn tượng ngay khi bước chân đến cổng làng du lịch cộng đồng ở đây chính là nội quy ''3 không'' mà dân làng và du khách phải hứa với nhau: Không tự ý đi lại trong cộng đồng, không xâm phạm đến tài sản cá nhân, và không chụp ảnh khi chưa được phép; Không vứt rác bừa bãi và mang những cây con, vật lạ, chất cấm vào cộng đồng; Không cho tiền hoặc bất cứ vật gì cho người dân, đặc biệt là trẻ em.
Du khách cùng đồng bào Cơ tu múa tung tung da dá ở làng Du lịch tại xã Tà Bhing, huyện Nam Giang.
30 thg 6, 2015
Độc đáo lễ cúng nhà Gươi giữa núi rừng Trường Sơn
Đối với đồng bào Cơ Tu, nhà Gươi là nơi hết sức quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của làng.
Được tách ra từ thôn Aréc (xã A Vương, H.Tây Giang, Quảng Nam) thành 2 thôn: Aréc 1 và Aréc 2, nên ở làng mới, người dân thôn Aréc 1 phải làm lại nhà Gươi. Ngoài tiền hỗ trợ của chính quyền địa phương, thì tất cả con dân trong làng đều góp công, góp của để làm cho nhà Gươi của làng mình to và đẹp hơn.
Nhà Gươi của đồng bào Cơ Tu ở thôn Aréc 1, xã A Vương, H.Tây Giang, Quảng Nam
Và đây cũng chính là nơi gìn giữ, lưu truyền các tập tục của đồng bào Cơ Tu; phổ biến các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước và cũng là nơi tiếp đón khách quý của làng...
Được tách ra từ thôn Aréc (xã A Vương, H.Tây Giang, Quảng Nam) thành 2 thôn: Aréc 1 và Aréc 2, nên ở làng mới, người dân thôn Aréc 1 phải làm lại nhà Gươi. Ngoài tiền hỗ trợ của chính quyền địa phương, thì tất cả con dân trong làng đều góp công, góp của để làm cho nhà Gươi của làng mình to và đẹp hơn.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)