Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Báo Đồng Nai. Hiển thị tất cả bài đăng
4 thg 7, 2021
Mùa dâu da chín rộ
Hiện nay, các xã: An Phước (H.Long Thành), Phú Hội, Long Tân (H.Nhơn Trạch) đang vào mùa dâu da chín rộ. Dọc nhiều tuyến đường trong xã, những vườn dâu da vàng rực, trĩu quả, bao phủ kín mít khắp thân và cành, trông rất đẹp mắt. Các khu nhà vườn nơi đây như khoác lên một chiếc áo mới rực rỡ, tươi vui.
5 thg 6, 2021
Thắm sắc hoa đào Cát Tiên
Muồng hoa đào có tên khoa học là Cassia Javanica, thuộc họ đậu (Fabaceae). Loài này có nguồn gốc từ rừng tự nhiên khu vực Đông Nam Á, ở Việt Nam thì phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Tây nguyên, Đông Nam bộ... Tại Đồng Nai, loài hoa này mọc nhiều ở Vườn quốc gia Cát Tiên (H.Tân Phú) nên người dân ở đây vẫn quen gọi là hoa đào Cát Tiên.
Ông Bùi Quốc Vỵ, một hướng dẫn viên kỳ cựu ở Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, chưa có năm nào, muồng hoa đào nở rộ và rực rỡ như mùa hoa năm nay. Ở Cát Tiên, hoa đào bắt đầu bung cánh khi rừng xuất hiện những cơn mưa đầu mùa vào cuối tháng 4 và nở rộ trong suốt tháng 5, kéo dài đến tháng 6.
Khu vực có nhiều hoa đào Cát Tiên nở rộ nhất chỉ cách văn phòng trung tâm của Vườn quốc gia Cát Tiên khoảng 5km
Ông Bùi Quốc Vỵ, một hướng dẫn viên kỳ cựu ở Vườn quốc gia Cát Tiên cho biết, chưa có năm nào, muồng hoa đào nở rộ và rực rỡ như mùa hoa năm nay. Ở Cát Tiên, hoa đào bắt đầu bung cánh khi rừng xuất hiện những cơn mưa đầu mùa vào cuối tháng 4 và nở rộ trong suốt tháng 5, kéo dài đến tháng 6.
26 thg 4, 2021
Chợ Bắc, chợ Nam ở Biên Hòa
Biên Hòa - Đồng Nai là vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời bậc nhất ở miền Nam. Quá trình phát triển hơn 320 năm, vùng đất này đã trở thành nơi an cư của bao người gốc các miền Bắc, Trung, Tây. Cùng với sự ra đời của các khu dân cư, các ngành nghề, nơi trao đổi hàng hóa cũng dần hình thành tại đây.
Làng quê Việt trên đất Đồng Nai
Ở Đồng Nai, có một nơi mà nếu ai đã từng đến sẽ cảm nhận được không gian đậm chất làng quê Việt với những cánh đồng lúa cò bay thẳng cánh. Những bờ ruộng, rặng dừa, lũy tre làng lao xao bên những ao sen. Len lỏi giữa cánh đồng là những ngọn núi đá nhấp nhô trải khắp tạo nên sự độc đáo riêng…
20 thg 2, 2021
Những địa danh xưa của Đồng Nai
Chính thức trở thành địa danh hành chính từ năm 1698, Đồng Nai - với tên gọi là Trấn Biên, trong 320 năm hình thành và phát triển trải qua nhiều lần thay đổi địa giới cũng như địa danh hành chính, vẫn còn khá nhiều địa danh hành chính các cấp được lưu giữ đến ngày nay.
Ở TP.Biên Hòa hiện nay có một số địa danh hành chính như: phường Tân Phong, phường Tân Mai, phường Bửu Long, phường Tân Hòa, xã Tân Hạnh… ít ai biết rằng những địa danh này đã có từ hàng trăm năm nay. Bên cạnh đó, một số địa phương có tên gọi trùng lặp một cách thú vị.
Trung tâm TP.Biên Hòa đầu thế kỷ 20.
Ở TP.Biên Hòa hiện nay có một số địa danh hành chính như: phường Tân Phong, phường Tân Mai, phường Bửu Long, phường Tân Hòa, xã Tân Hạnh… ít ai biết rằng những địa danh này đã có từ hàng trăm năm nay. Bên cạnh đó, một số địa phương có tên gọi trùng lặp một cách thú vị.
28 thg 1, 2021
Hiện vật quý ở Bảo tàng Đồng Nai
Bảo tàng Đồng Nai hiện đang lưu giữ trên 21 ngàn hiện vật. Trong số này có những hiện vật quý có tuổi đời thuộc dạng cổ, xưa, độc bản.
30 thg 8, 2020
'Giữ lửa' cho xứ gò thùng Kim Bích
Nghề gò thiếc Kim Bích xuất hiện ở KP.2, P.Hố Nai (TP.Biên Hòa) từ những năm 1970. Từ “xứ” gò thùng ban đầu ở khu vực giáo xứ Kim Bích với hơn chục hộ, giờ đã có cả trăm hộ đang sống với nghề. Từng có thời làng nghề này gần như bị mai một, nhưng hiện nay sản phẩm thiếc gò “made in Kim Bich” không chỉ được đưa đi nhiều nơi mà còn xuất khẩu ra nước ngoài...
“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.
Ông Triệu Bá Đón (ngụ P.Hố Nai, TP.Biên Hòa) nhận sửa hàng cho khách. Ảnh: P.Liễu
“Giữ lửa” nghề, nhiều thế hệ thợ gò cả đời lăn lộn, tìm tòi, học hỏi để đưa nghề gò hàn truyền thống ngày một phát triển, mặc cho những vết sẹo do bị thiếc cắt, cứa trên đôi tay họ mỗi ngày một dày hơn.
4 thg 7, 2020
Mùa cá lìm kìm ở hồ Trị An
Tháng 3-4 (âm lịch) nước hồ Trị An bắt đầu dâng cao, cá lìm kìm qua mùa sinh sản trưởng thành nổi dềnh trên mặt nước. Đây là thời điểm ngư dân đánh bắt được nhiều cá lìm kìm nhất so với các tháng khác trong năm.
Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.
Ngư dân Lê Văn Cường (ngụ ấp Bến Nôm 2, xã Phú cường, H.Định Quán) với chiếc ghe vồn bắt cá lìm kìm của mình
Theo những ngư dân đánh bắt cá lìm kìm ở ấp Bến Nôm 2, xã Phú Cường (H.Định Quán), vào mùa cá lìm kìm, một đêm (từ 7 giờ tối tới 4 giờ sáng) đi ủi vồn (là một loại dụng cụ đánh bắt cá làm bằng tre với phần phía trước rộng, phần phía sau hẹp), chí ít mỗi ghe cũng thu được từ 40-50kg cá, còn nhiều thì từ 70-100 kg/ghe. Giá cá ngư dân đem lên bờ bán được 30 ngàn đồng/kg.
Người canh 'giấc ngủ' của tiền nhân
Khu lăng mộ danh nhân văn hóa Trịnh Hoài Đức (1765-1825, tác giả của bộ Gia Định thành thông chí, quan đại thần dưới triều vua Gia Long và Minh Mạng) nằm ở KP.3, P.Trung Dũng (TP.Biên Hòa) được xây dựng cùng năm ông mất đến nay đã khoảng 195 năm. Lăng mộ được xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia. Người có công gìn giữ và chăm sóc lăng mộ danh nhân Trịnh Hoài Đức suốt hơn 22 năm qua là cựu chiến binh Nguyễn Đức Thùy (80 tuổi, ngụ P.Trung Dũng, thường gọi là ông Ba).
Chia sẻ về lý do gắn bó với công việc này, ông Ba cho biết, với ông công việc này không đơn thuần để mưu sinh mà còn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng hướng về bậc tiền nhân có công với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
Ông Nguyễn Đức Thùy giới thiệu về tiểu sử danh nhân Trịnh Hoài Đức được khắc trong lăng mộ. Ảnh: Đăng Tùng
Chia sẻ về lý do gắn bó với công việc này, ông Ba cho biết, với ông công việc này không đơn thuần để mưu sinh mà còn thể hiện sự trân trọng, ngưỡng vọng hướng về bậc tiền nhân có công với vùng đất Biên Hòa - Đồng Nai.
13 thg 3, 2020
"Chợ đặc sản" trên quốc lộ 20
Khu vực cầu La Ngà (xã Phú Ngọc và La Ngà, H.Định Quán) lâu nay trở thành điểm dừng chân của nhiều khách đi đường trong và ngoài tỉnh mỗi khi có dịp đi qua, bởi sự hấp dẫn của những gian hàng bán các loại cá khô, cá tươi ngay cạnh sông La Ngà.
Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.
Người đi đường chọn mua cá khô tại khu vực cầu La Ngà
Các loại cá bày bán tại khu “chợ đặc sản” này được nuôi ngay trên sông La Ngà, khu vực tập trung hàng trăm hộ nuôi cá bè, cũng có khi là cá thiên nhiên được đánh bắt trên sông từ những ngư dân làng bè.
11 thg 10, 2019
Về Nhơn Trạch ''chơi sông nước, ăn đặc sản''
Có sông nước, có rừng ngập mặn, có nhiều địa danh gắn với các chiến công trong lịch sử và đặc biệt có nhiều món ăn ngon, thức uống nổi tiếng..., Nhơn Trạch là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển du lịch.
Khách du lịch trải nghiệm các trò chơi ở Khu du lịch sinh thái Bò Cạp Vàng (xã Phước Khánh, huyện Nhơn Trạch). Ảnh: H.Lộc
24 thg 6, 2018
Lao xao mùa ngâu chín
Trong mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ gia tiên ngày tết của nhiều người dân cố cựu ở Biên Hòa, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Tân Uyên, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) ngoài thứ không thể thiếu là bưởi Tân Triều, còn có một loại trái cây rất được ưa chuộng là ngâu. Cho đến giờ, trong cả nước không ghi nhận được nơi đâu có loại trái này.
Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.
Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.
28 thg 5, 2018
Dân tộc tại chỗ ở Đồng Nai
Trong số các cư dân của Đồng Nai xưa, có 4 dân tộc được xác định là dân tộc tại chỗ, có mặt từ rất lâu đời gồm: Chơro, Mạ, S’tiêng và K’ho. Trong đó, 2 dân tộc Chơro, Mạ được đánh giá có nền văn hóa riêng, đặc sắc và có tác động nhất định đến không gian văn hóa vùng Đông Nam bộ.
Người Chơro Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) biểu diễn cồng chiêng ở nhà dài.
Trong lịch sử phát triển, dân tộc Chơro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở vùng đồi núi thấp phía Nam, chủ yếu sinh sống tập trung ở khu vực miền Đông Nam bộ. Theo số liệu điều tra, người Chơro ở Đồng Nai hiện chiếm 56,5% tổng số người Chơro trong cả nước, cao nhất so với các tỉnh, thành trong khu vực (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương). Còn người Mạ chủ yếu sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng - trước đây gọi là vùng Đồng Nai Thượng (chiếm tỷ lệ gần 80%), số còn lại ở Đắk Nông (14,4%) và Đồng Nai, sinh sống tập trung ở 2 huyện Định Quán và Tân Phú. Cả 2 dân tộc đều thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.
Dấu ấn người Hoa ở Đồng Nai
Có mặt từ rất sớm tại vùng đất Đồng Nai, khởi đầu là nhóm Hoa kiều của Trần Thượng Xuyên vào năm 1679, cộng đồng người Hoa đóng góp rất quan trọng trong quá trình mở cõi và phát triển kinh tế của Đồng Nai, đồng thời tạo dấu ấn văn hóa độc đáo nơi vùng đất mới.
Miếu thờ Tam vị tổ sư (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) do người Hoa lập cách đây mất trăm năm
Trong lịch sử, cộng đồng người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Đồng Nai thành nhiều đợt, gồm các nhóm phương ngữ: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ - Sùng Chính, trong đó có số ít là Hải Nam (còn được gọi là nhóm Hoa bốn bang); sau này còn có thêm nhóm người Hoa từ tỉnh Hải Ninh di cư vào Đồng Nai, hiện chiếm hơn 80% số người Hoa của cả tỉnh.
Võ đường họ Mã trên đất Biên Hòa
Cây bằng lăng nhỏ, nơi bà Chi đặt quán cà phê “cóc” trên đường 30-4 (hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa), giờ to bằng một vòng tay. Thời gian cây trưởng thành cũng là từng đó năm thầy, trò phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn ở Biên Hòa chọn điểm này ngồi nhâm nhi cà phê tiếp giao bạn bè, môn đệ vào các buổi sáng.
Người đầu tiên truyền bá môn võ phái Hồng Mi Đạo Nhơn vào Biên Hòa là lão võ sư Mã Thanh Hoàng (tên thật là Đinh Quốc Hưng, 76 tuổi, Chưởng môn phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn tại TP.Biên Hòa).
Lão võ sư Mã Thanh Hoàng trình diễn một thế võ Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn.
Người đầu tiên truyền bá môn võ phái Hồng Mi Đạo Nhơn vào Biên Hòa là lão võ sư Mã Thanh Hoàng (tên thật là Đinh Quốc Hưng, 76 tuổi, Chưởng môn phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn tại TP.Biên Hòa).
Mạch nguồn hào khí Đồng Nai
320 năm qua, tên gọi Đồng Nai vinh danh trong sử dân tộc với hào khí Đồng Nai nức tiếng oai hùng, hiển hách. Trong đó, không thể không nhắc đến những con người với những tính cách nổi bật tạo nên hào khí Đồng Nai rất đỗi tự hào.
Ông Nguyễn Đức Thùy (76 tuổi, ở hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) trông giữ mộ Trịnh Hoài Đức đã 25 năm.
Tính cách của người Đồng Nai ra sao? Đó là những người vừa có sự hào sảng của một vùng đất luôn “mở lòng”, vừa có khí phách, tài ba, cương trực, dũng cảm của lớp người mở cõi.
27 thg 5, 2016
Mai một làng bánh tráng
Theo những người cao tuổi trong ấp 3, xã Thạnh Phú (huyện Vĩnh Cửu) thì nghề làm bánh tráng gạo có ở đây gần 100 năm. Trước đây, nhiều gia đình trong ấp sống bằng nghề làm bánh tráng, nhưng nghề này hiện đang mai một dần.
Bà Lại Thị Ba, ấp 3, xã Thạnh Phú có thâm niên làm bánh tráng gạo gần 60 năm.
Đến Đồng Nai, ngoài đặc sản bưởi Tân Triều, nhiều người còn nhắc đến trà Phú Hội và bánh tráng Thạnh Phú (xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu). Bánh tráng Thạnh Phú không chỉ nổi tiếng ở Đồng Nai mà một số tỉnh, thành lân cận cũng biết tiếng.
21 thg 5, 2016
Trái ươi đặc sản rừng
Trái ươi phơi khô và ngâm nước nở ra làm thức uống giải nhiệt tốt.
Người viết đã một lần được theo chân các cán bộ kiểm lâm của Lâm trường Vĩnh An cho vào rừng để săn ươi. Nói là săn bởi vì trái ươi đã hiếm lắm rồi. Để hái trái còn tươi nguyên, các thợ săn phải leo lên cây mé nhánh. Ươi là loại thân cây to, cao cả chục mét. Do vậy, để mé được nhánh, thợ săn leo trèo giỏi. Mỗi cây có thể cho từ 30- 50kg trái tươi. Trái ươi tươi đem về phơi vài nắng, khô lại còn bằng đầu ngón tay giữa của người lớn thì có thể cất vào nơi khô ráo hàng tháng có khi vài năm vẫn không bị hư.
20 thg 5, 2016
Lao xao mùa ngâu chín
Trong mâm ngũ quả chưng trên bàn thờ gia tiên ngày tết của nhiều người dân cố cựu ở Biên Hòa, Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai), Tân Uyên, Dĩ An (tỉnh Bình Dương) ngoài thứ không thể thiếu là bưởi Tân Triều, còn có một loại trái cây rất được ưa chuộng là ngâu. Cho đến giờ, trong cả nước không ghi nhận được nơi đâu có loại trái này. Ngâu gần như là đặc sản chỉ có ở vùng Đại An (nay là xã Tân An, huyện Vĩnh Cửu). Trái ngâu chín tỏa một mùi thơm đặc trưng và để được lâu ngày không thua kém gì bưởi. Mùi thơm của ngâu trong mâm ngũ quả kết hợp với mùi bông vạn thọ tạo thành hương sắc độc đáo cho cái Tết Nguyên đán của một thời chưa xa lắm trên vùng đất Biên Hòa.
Trái gì lạ quá!
Bà Nguyễn Thị Trung Hiếu, 43 tuổi, nhà ở phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa) chuyên nghề bỏ mối bánh kẹo, có chồng người xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu) 4 năm nay cũng tham gia vào việc bán trái ngâu tết. Bà mua ngâu tại nhà vườn ở Tân An, dú khí đá rồi chở lên Biên Hòa bán ngay bên lề đường trước nhà mẹ ruột. Bà Trung Hiếu cho biết, ngâu năm nay chín sớm và bán rất được giá (40-45 ngàn đồng/kg, năm rồi chỉ 30-35 ngàn đồng/kg). Là người bán ngâu kém thâm niên nhất, không ít lần phải nghe những nam nữ thanh niên đi chơi ngang qua nhìn đống ngâu chất bên đường, ngừng xe lại hỏi: “Trái gì lạ quá vậy? Và ăn làm sao?”… Ấy vậy, bà Trung Hiếu cũng có khá đông khách hàng là mối quen đặt mua mỗi người 10kg để ngâm rượu, còn lại là khách đến mua ngâu chín đập vỏ ăn tại chỗ. Với số vỏ bỏ lại, bà cân bán cho người sành rượu ngâu với giá trên 200 ngàn đồng/kg, tùy theo việc thu được nhiều ít.
Trái gì lạ quá!
Bà Nguyễn Thị Trung Hiếu, 43 tuổi, nhà ở phường Quang Vinh (TP. Biên Hòa) chuyên nghề bỏ mối bánh kẹo, có chồng người xã Tân An (huyện Vĩnh Cửu) 4 năm nay cũng tham gia vào việc bán trái ngâu tết. Bà mua ngâu tại nhà vườn ở Tân An, dú khí đá rồi chở lên Biên Hòa bán ngay bên lề đường trước nhà mẹ ruột. Bà Trung Hiếu cho biết, ngâu năm nay chín sớm và bán rất được giá (40-45 ngàn đồng/kg, năm rồi chỉ 30-35 ngàn đồng/kg). Là người bán ngâu kém thâm niên nhất, không ít lần phải nghe những nam nữ thanh niên đi chơi ngang qua nhìn đống ngâu chất bên đường, ngừng xe lại hỏi: “Trái gì lạ quá vậy? Và ăn làm sao?”… Ấy vậy, bà Trung Hiếu cũng có khá đông khách hàng là mối quen đặt mua mỗi người 10kg để ngâm rượu, còn lại là khách đến mua ngâu chín đập vỏ ăn tại chỗ. Với số vỏ bỏ lại, bà cân bán cho người sành rượu ngâu với giá trên 200 ngàn đồng/kg, tùy theo việc thu được nhiều ít.
Chùm ngâu còn xanh trái trên cành.
11 thg 5, 2016
Mùa săn nấm mối
Nấm mối là đặc sản do thiên nhiên ban tặng. Mỗi năm, nấm mối chỉ xuất hiện 2 đợt vào giữa tháng 6 và đầu tháng 7, và những “thợ săn” phải rất nhanh nhạy, dạn dày kinh nghiệm mới thu hoạch được loại đặc sản đắt tiền này.
Nhiều năm qua, nấm mối đã trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người ưa thích. Do mọc tự nhiên trong các vườn cây nên việc tìm kiếm khá công phu. Vào mùa, rất nhiều người rủ nhau đi săn nấm mối và rỉ tai nhau khá nhiều chuyện ly kì xung quanh việc tìm nấm mối.
Gian nan tìm đặc sản
Chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Văn Hùng ở ấp 4, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) - người có thâm niên hơn nửa thế kỷ săn tìm nấm mối. Tiếp chúng tôi là lão nông dáng người cao gầy, gương mặt khắc khổ đầy những nếp nhăn, dường như ông đã trải qua cuộc sống khá vất vả. Hỏi về chuyện tìm nấm mối, ông Hùng nói: “Năm nay mưa ít, nấm mối có trễ, tôi đã đi tìm 4-5 đêm liền nhưng chưa gặp được ổ nấm mối nào. Người nào may mắn cũng chỉ tìm được ổ nhỏ khoảng 1-2 kg”.
Nhiều năm qua, nấm mối đã trở thành món đặc sản quý hiếm được nhiều người ưa thích. Do mọc tự nhiên trong các vườn cây nên việc tìm kiếm khá công phu. Vào mùa, rất nhiều người rủ nhau đi săn nấm mối và rỉ tai nhau khá nhiều chuyện ly kì xung quanh việc tìm nấm mối.
Gian nan tìm đặc sản
Chúng tôi tìm đến nhà ông Đinh Văn Hùng ở ấp 4, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) - người có thâm niên hơn nửa thế kỷ săn tìm nấm mối. Tiếp chúng tôi là lão nông dáng người cao gầy, gương mặt khắc khổ đầy những nếp nhăn, dường như ông đã trải qua cuộc sống khá vất vả. Hỏi về chuyện tìm nấm mối, ông Hùng nói: “Năm nay mưa ít, nấm mối có trễ, tôi đã đi tìm 4-5 đêm liền nhưng chưa gặp được ổ nấm mối nào. Người nào may mắn cũng chỉ tìm được ổ nhỏ khoảng 1-2 kg”.
Cả ngày chị Nguyễn Xuân Thảo, ấp 10, xã Bình Sơn (huyện Long Thành) mua gom được hơn 1kg nấm mối.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)