30 thg 6, 2019

Rừng hóa đá bên núi Chư A Thai

Do hoạt động địa chất, dưới chân núi Chư A Thai (H.Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) hàng trăm triệu năm trước, những cánh rừng nguyên sinh bị vùi xuống bùn đất rồi hóa thành đá.

Núi Chư A Thai bị người dân xới tung để tìm đá 

Đến nay, sau khi được phát hiện, loại khoáng sản này đang bị người dân khai thác đến cùng kiệt. 

Trầm bổng tiếng kèn Pí Lè của ngườI Dao trên đỉnh Mẫu Sơn

Trên đỉnh mây mù Mẫu Sơn, nơi có độ cao 1.500m so với mực nước biển, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tâm linh, tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay.

Kèn Pí Lè thường được người Dao sử dụng vào những dịp lễ hội truyền thống, lễ cúng thần lúa, thần rừng, cưới hỏi, lễ tết… Đó là lời tâm tình của lòng người với trời đất, với núi rừng, lời tâm sự của những đôi trai gái tìm duyên, lời của con cái với cha mẹ…

Các loại nhạc cụ của người Dao như chiêng, trống, kèn Pí Lè đều bắt nguồn từ cuộc sống dân dã gắn liền với thiên nhiên, núi rừng. Tại vùng núi Mẫu Sơn, âm thanh trầm bổng từ tiếng kèn Pí Lè đã gắn liền với đời sống tinh thần của người Dao Lù Gang từ bao đời nay. 

Kèn được thiết kế gồm có 3 phần và thường được thổi theo nhiều giai điệu khác nhau. 

Hang động dưới chân thác nước ở Lâm Đồng

Hang Gió nằm dưới chân thác Voi có lối vào rất hẹp nhưng bên trong rộng rãi, quanh năm ẩm ướt và ầm ầm tiếng thác đổ. 

Thác Voi (thị trấn Nam Ban, huyện Lâm Hà, Lâm Đồng) cách thành phố Đà Lạt 25 km là một trong những thác nước đẹp của Tây Nguyên. Thác nằm trên dòng suối Cam Ly, cao hơn 30 m, rộng chừng 15 m. 

Nơi chân du khách không bao giờ chạm đất ở Cần Thơ

Đến thăm bè nuôi cá ở Cồn Sơn, du khách sẽ đi bộ tham quan trên lối đi được làm bằng phao nổi. 

Bè nuôi cá là một trong những điểm tham quan ở cửa ngõ vào Cồn Sơn (quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ). Những bè cá đầu tiên tại đây được đóng gần 20 năm trước. Nhờ thời tiết thuận lợi và được hỗ trợ kiến thức chuyên môn, hiện khu vực có gần chục nhà bè do người địa phương phát triển. 

Vẻ đẹp hoang sơ của làng chài Bãi Xếp ở Quy Nhơn

Cách trung tâm TP Quy Nhơn 13 km, Bãi Xếp hoang sơ với làng chài lâu đời khiến nhiều du khách tìm đến. 

Từ trung tâm TP Quy Nhơn theo quốc lộ 1D (đường ven biển Quy Nhơn - Sông Cầu) 13 km, du khách đến với làng chài Bãi Xếp. Lối dẫn xuống bãi biển là con đường nhỏ với bức tường bích họa. 

Loài khướu có nguy cơ tuyệt chủng cần được bảo vệ ở núi Ngọc Linh

Khướu Ngọc Linh đang bị đe dọa tuyệt chủng, chỉ phân bố ở vùng núi tỉnh Kon Tum và Quảng Nam với số lượng 1.000 – 2.400 cá thể. 


Đỉnh núi Ngọc Linh cao hơn 2.500 m nằm trên dãy Trường Sơn, ranh giới giữa hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.

Theo Sách đỏ của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên quốc tế (IUCN), khướu Ngọc Linh có tên khoa học Trochalopteron ngoclinhense, thuộc bộ Sẻ, được mô tả khoa học vào năm 1999. Nơi sinh sống chủ yếu của loài chim này là vùng rừng núi Ngọc Linh, tại độ cao 1.480 - 2.200 m.

24 thg 6, 2019

Khám phá nét hoang sơ dọc miền biển Tuy Phong - Bình Thuận

Tuy Phong là miền biển đầu tỉnh Bình Thuận. Nơi đây có nhiều bãi cát hoang sơ, yên bình và thắng cảnh thiên nhiên độc đáo. 

Biển ở Tuy Phong còn rất hoang sơ. Đây là bãi biển xã Bình Thạnh kề di tích chùa Cổ Thạch. 

Mùa lúa vàng trên cánh đồng Mường Tấc vùng Tây Bắc

Tây Bắc với bao cảnh đẹp hùng vĩ, hoang sơ làm say đắm lòng người. Tây Bắc cũng đầy những gian nan thử thách với điều kiện khí hậu, địa hình khắc nghiệp, khó khăn trong việc mưu sinh và phát triển kinh tế của đồng bào các dân tộc.

Bà con hối hả thu hoạch lúa trên cánh đồng Mường Tấc - Ảnh: NGUYỄN HƯỜNG

Cả vùng Tây Bắc chỉ có 4 cánh đồng trồng lúa lớn tương đối bằng phẳng nằm giữa những thung lũng đã đi vào thi ca nhờ sự trù phú với những loại gạo ngon được xem như đặc sản: "Nhất Thanh, Nhì Lò, Tam Than, Tứ Tấc".

Quán cà phê được tạo từ 30 cây si ở Long An

Chủ quán trồng các cây si lớn, tỉa thành hình ngôi nhà, không cần mái, tường, không lắp quạt nhưng luôn mát mẻ. 

Quàn cà phê trên Quốc lộ 1A, gần ngã ba Bình Ảnh (huyện Thủ Thừa, Long An) khiến người đi đường chú ý bởi thiết kế lạ mắt. Bên ngoài quán nhìn như căn nhà, được tạo từ hàng chục cây si thay vì làm tường, lợp mái như bình thường. 

Chợ Lớn - Điểm đến lưu giữ ký ức người Sài Gòn


Với những du khách mới đến Sài Gòn, trung tâm thành phố thường là quận 1 với những cái tên quen thuộc như chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, phố đi bộ Nguyễn Huệ, dinh Độc Lập, tòa tháp Bitexco 68 tầng hay những con đường lấp lánh ánh đèn khi đêm về.

Trong ký ức của Lý Tường Nghị (quận 6, TP HCM) thì hình ảnh "trung tâm thành phố" trong tâm trí của anh, cũng như những thành viên trong gia đình gắn liền với Chợ Lớn. Ba thế hệ gia đình của anh đều sinh sống tại quận 6, TP HCM.

Về với sông Thu…

Tìm về với sông Thu, một dòng kí ức về đất và người xứ Quảng lại hiện lên. Một tuyến đường xuôi ngược bán buôn nay chỉ còn trong dĩ vãng. Nét hồn hậu, đầy chất thơ ẩn chứa trong dòng Thu Bồn từ xưa đến nay vẫn lắng đọng trong tâm trí bao người.

Mây mờ buông xuống trên những dãy núi hai bên bờ Thu Bồn. Ảnh: Cao Hùng 

Thăm suối Ô Đá mùa mưa

Không ồn ào, náo nhiệt; không thơ mộng và trữ tình như nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng khác trên địa bàn huyện Tri Tôn, suối Ô Đá (núi Dài, thị trấn Ba Chúc) nằm nép sâu sau những rừng cây, uốn lượn qua những khe đá, mang trong mình nét hoang sơ và hùng vĩ đã tạo nên nét độc đáoriêng, sẵn sàng “níu chân” du khách một lần đến đây. 

Tắm suối mùa mưa 


Nhắc đến Tri Tôn là nhắc đến những di tích lịch sử gắn liền với cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, với những chiến công oai hùng, mãi trường tồn với thời gian. Nhắc đến Tri Tôn là nhắc đến những nét văn hóa độc đáo của đồng bào dân tộc thiểu số Khmer. Hơn hết, khi nhắc đến Tri Tôn là nhắc đến những địa điểm du lịch làm say đắm giới trẻ, với nhiều địa điểm “check in” nổi tiếng như: đồi Tà Pạ, đồi Tức Dụp, hồ Soài So, hồ Soài Chek… và gần đây nhất là suối Ô Đá (thị trấn Ba Chúc). 

Suối Ô Đá, địa điểm du lịch mới nổi gần đây 

Người H’Rê ở Pờ Ê: Giữ nếp nhà sàn

Với đồng bào H’Rê ở xã Pờ Ê (huyện Kon Plông), nhà sàn không chỉ là nơi để ở, không gian sinh hoạt của mỗi gia đình mà đây còn là sản phẩm văn hóa mang nét đặc trưng, là niềm tự hào của người H’Rê. Vì vậy, dù trải qua những thăng trầm, chịu nhiều tác động từ đời sống hiện đại, nhưng người dân nơi đây vẫn gìn giữ được nếp nhà sàn truyền thống... 

Xã Pờ Ê hiện có gần 550 hộ gia đình với trên 2.200 nhân khẩu, sinh sống tại 7 thôn làng; phần lớn là đồng bào H’Rê. Hiện tại, người dân trên địa bàn vẫn còn lưu giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống, trong đó có nếp nhà sàn. Và, nơi đây được ví như “vùng đất của nhà sàn”.

Già làng A Xi (làng Vi Ô Lắc) cho biết: Tùy theo điều kiện mỗi gia đình mà nhà sàn được làm với kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, dù to hay nhỏ thì kiến trúc nhà sàn truyền thống của người H’Rê đều phải có những đặc điểm chung đã trở thành quy tắc “bất di, bất dịch” và được truyền từ đời này sang đời khác.

Thăm khu vườn họ ngoại vua ở

Quán cà phê Vườn Thích Lý tuy nằm phía sâu trong làng cà phê ở tổ 22, phường Nghĩa Lộ (TP.Quảng Ngãi), nhưng dịp cuối tuần, nhiều gia đình vẫn hay đến uống cà phê để trò chuyện cùng người thân, bạn bè. Có một điều ít ai biết được, khu vườn này từng là phía họ ngoại của vua ở, vì thế trước đây dân gian hay gọi là vườn Thích Lý...

Họ Phạm Đăng ở đây là phía ngoại của vua Tự Đức (sinh năm 1829, trị vì năm 1847 - 1883), con thứ của vua Thiệu Trị và bà Phạm Thị Hằng. Bà Phạm Thị Hằng (còn có tên là Nguyệt) là con gái thứ ba của ông Phạm Đăng Hưng, từng giữ chức Thượng thư Bộ Lại.

Cổng hậu của đền thờ Tích Thiện Từ còn lại. 

Khăn thêu trong đời sống văn hóa tâm linh người Thái Nghệ An

Chiếc khăn thêu thổ cẩm không chỉ góp phần làm nên điểm nhấn cho bộ trang phục của phụ nữ Thái mà đôi khi còn được khoác lên vai của chú rể khi đi đón dâu. Chiếc khăn thêu cũng được những người đàn ông đội cùng với lễ phục trong một số lễ hội.

Thiếu nữ Thái duyên dáng trong trang phục truyền thống, với chiếc khăn thêu trên đầu. Ảnh: Quốc Đàn 

Chiếc khăn piêu của người Thái ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã rất nổi tiếng và trở thành sản phẩm thổ cẩm đặc sắc nhất của cộng đồng dân tộc đông đảo thứ 3 ở Việt Nam. Khăn piêu cùng với váy, áo và một số phụ kiện khác tạo nên phục trang đặc trưng của phụ nữ Thái. Đối với người Thái vốn có đời sống tâm linh phong phú thì mỗi trang phục, thậm chí là đồ dùng đều gắn liền với những phong tục rất riêng và chiếc khăn piêu cũng không ngoại lệ.

Kim Ngưu Tự với dấu tích của Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang

Kim Ngưu Tự có cách đây gần 1.000 năm khi Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang vào làm tri châu xứ Nghệ. Ngôi chùa cổ này ít người biết đến nhưng có một thời gian dài từng là nơi thờ tự Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang. 

Chùa Kim Ngưu Tự nằm trong quần thể di tích thuộc vùng Bạch Ngọc xưa, hiện nay là 3 xã: Ngọc Sơn, Lam Sơn, Bồi Sơn (Đô Lương). Vị trí của chùa tọa lạc tại Cồn Chùa thuộc xóm 2 xã Bồi Sơn. Kim Ngưu Tự do chính Uy Minh Vương - Lý Nhật Quang với pháp danh Lý Nhật Ân cho xây dựng vào năm 1041. Mục đích xây Kim Ngưu Tự là để tôn vinh, hướng lòng về cõi Phật. 

Kim Ngưu Tự có một thời gian dài từng là nơi thờ tự Uy Minh Vương- Lý Nhật Quang. Ảnh: Ngọc Phương 

23 thg 6, 2019

Về lại Tha La xóm đạo

Từ đỉnh cây Cầu Dừa, căng vồng như một cảnh dù lượn giữa đồng quê ấp An Lợi, tôi đã thấy mái tháp chuông tươi đỏ của nhà thờ Tha La. Thấp hơn, bên cạnh lại cũng một mái ngói dài, đỏ tươi đã vượt lên khỏi những vòm cây cao nhất của làng quê An Hội, An Hoà.


Bức tranh xứ đạo nhìn từ cây Cầu Dừa mới diễm lệ làm sao. Ðồng lúa Hè Thu trước mặt láng lai chan chảy màu xanh lá mạ. Vườn tược An Hội vun cao, xao xác bóng dừa. Tháp chuông như một ngón tay nuột nõn trỏ lên trời bảng lảng mây trắng nhuốm hồng sắc nắng. Không thể không nhớ đến bài thơ Tha La xóm đạo của Vũ Anh Khanh viết khoảng năm 1949.

Ký ức chợ Long Hoa

Ngày xưa mỗi lần về thăm nhà, từ Sài Gòn xe đò chạy thẳng một mạch đến Ngã ba Giang Tân thì đã thấy xa xa cái chóp của nóc chợ Long Hoa, càng tới gần càng hiện rõ, lòng rất hồi hộp… quê nhà là đây, tới rồi! 

Chợ Long Hoa xưa hình chữ thập

Cửa Nam thân quen, bến xe lam ông già tôi hay chạy tuyến Long Hoa - Gò Dầu, buổi sáng có cháo lòng rất ngon mà rẻ, nhất là miếng dồi thì không thể nào quên- vừa béo vừa bùi, cay cay hạt tiêu. Người bán lại là bà già của thằng bạn. Buổi sáng trước khi đi làm, không gì thích hơn là nhấp một ly đen “demi” ở quán café cô Yến- quá tuyệt! Sang nữa thì lên Chợ Cũ dùng điểm tâm sáng bằng một tô phở Nam Thành bốc khói thơm phức. Long Hoa đi cửa nào cũng gặp người quen vì đa số tiểu thương là dân xung quanh chợ. Tôi đi lòng vòng trong chợ một hơi là thế nào cũng có người hỏi thăm bà bảy (má tôi) dạo này ra sao? Thân thương là vậy! Vòng vòng chợ là những hiệu buôn mà nhắc lại nhiều người vẫn còn nhớ: Duy Châu, Hữu Nghĩa, Nam Hưng, Nam Lợi hay nhà may Đại Trí, Dân Nam, tiệm sách báo Minh Phát…

Mốc ngã ba biên giới A Pa Chải - Ðiểm du lịch hấp dẫn

Mốc ngã ba biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc (gọi tắt là Mốc ngã ba biên) nằm trên đỉnh núi Khoang La San, có độ cao trên 1.800m so với mực nước biển, thuộc bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, cách TP. Ðiện Biên Phủ hơn 260km về phía Tây, đi theo quốc lộ 12 và 4H. Từ lâu, nơi đây chính là điểm tham quan, du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương.

Du khách tham quan Mốc giao điểm ba đường biên giới Việt Nam - Lào - Trung Quốc tại xã Sín Thầu (huyện Mường Nhé). 

Trong chuyến công tác mới đây, chúng tôi đã tới Mốc ngã ba biên, thuộc địa bàn quản lý của Ðồn Biên phòng A Pa Chải. Ðúng như cảm nhận của nhiều “phượt thủ” đã từng trải nghiệm đến Mốc ngã ba biên, cảm giác đặt chân lên cực Tây Tổ quốc, cao chót vót như nóc nhà chung để nhìn về đường biên giới ba nước thật thiêng liêng, xúc động và tự hào.


Bình yên Na Vai

Trong số 20 thôn, bản thuộc xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) có một bản văn hóa khá đặc biệt đó là bản Na Vai. Ðây là bản văn hóa đầu tiên của tỉnh Lai Châu (nay là tỉnh Ðiện Biên); được công nhận tại Quyết định số 73/QÐ-KT ngày 28/11/2002...

Một góc bản Na Vai, xã Pom Lót (huyện Ðiện Biên) hôm nay. 

Nằm trên vùng đất ruộng có nhiều cỏ gai, khó canh tác; vì thế cái tên Na Vai (nghĩa gốc là Nhả Vai) đã được chọn làm tên của bản. Tuy nhiên, đây chưa phải là nơi sinh sống đầu tiên của người dân Na Vai. Trước năm 1969, khu ngã ba rẽ lên bản Sam Mứn bây giờ có bản Tông Tra (trải qua quá trình chia tách, sáp nhập, lúc Tông Tra là tên 1 bản, có thời điểm lại là 2 bản khác nhau: bản Tông và bản Tra); đây là nơi sinh sống đầu tiên của nhân dân Na Vai. Năm 1969, bản được chuyển về gần khu cầu treo Nậm Núa và lấy tên là bản Nậm Núa. Trận lũ dữ năm 1975 đã cuốn trôi 3 ngôi nhà của dân bản, và vì thế, một lần nữa (năm 1976), dân Nậm Núa được chuyển về vị trí hiện tại định cư rồi gọi là bản Na Vai cho đến ngày nay.

Dấu ấn Phiêng Lơi

Biết tôi chuẩn bị cho chuyến tham quan Ðiện Biên, ông bạn vỗ vai bảo: “Lên Ðiện Biên mà không đến bản Phiêng Lơi thì đó là một thiếu sót lớn”. Và quả thật, có đặt chân đến bản văn hóa du lịch Phiêng Lơi, xã Thanh Minh (TP. Ðiện Biên Phủ), tôi mới hiểu được vì sao mà bạn tôi lại dành tình cảm cho mảnh đất này nhiều đến thế!

Một ngày đầu tháng 6, sau khi tham quan quần thể các di tích lịch sử Ðiện Biên Phủ, chúng tôi lên xe đến với Phiêng Lơi như đã hẹn. Không khách sáo, không màu mè, người dân Phiêng Lơi đón chúng tôi với cả tấm chân tình, khiến cho tôi có cảm giác mình như những người bạn, người con đi xa mới trở về… 

Những lời ca, tiếng hát của đội văn nghệ bản Phiêng Lơi luôn để lại nhiều ấn tượng trong lòng du khách. 

Phong phú di sản văn hóa ở Ðiện Biên

Ðiện Biên có nền văn hóa phong phú, giàu bản sắc. Trong cộng đồng 19 dân tộc cùng sinh sống, mỗi dân tộc lại là một kho tàng di sản văn hóa, tín ngưỡng mang sắc màu độc đáo; trong đó có đến 8 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 2 di sản được công nhận mới đây nhất (đầu năm 2019) là Tết Hoa mào gà của dân tộc Cống và Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc người Hà Nhì. Ðó là vinh dự, tự hào của đồng bào dân tộc tỉnh nhà; đồng thời khẳng định sự quan tâm của Ðảng và Nhà nước đối với việc bảo tồn và phát huy di sản văn hoá dân tộc.

Nghi thức cúng thần rừng trong Lễ Gạ Ma Thú của dân tộc Hà Nhì, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé. 

Đến Cổng Trời… xem người Mông vẽ sáp ong

Trên đỉnh đèo Ma Thì Hồ mà người dân bản địa vẫn thường gọi dân dã “cái yên ngựa” có một bản người Mông với cái tên khá ấn tượng - bản Cổng Trời. Từ xa xưa, Cổng Trời không chỉ như một chấm phá trong bức tranh hùng vĩ của thiên nhiên mà còn lưu giữ nét văn hóa độc đáo, quý giá, đó là kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong trên vải của người Mông hoa - tri thức dân gian về một nghề thủ công truyền thống đã gắn bó với đồng bào tự ngàn xưa. 

Đón chúng tôi giữa đỉnh đèo, ông Hạng Xá Thằng, trưởng bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà vừa đi vừa kể lại thời gian đầu khi người dân mới chuyển từ bản Huổi Toóng, xã Huổi Lèng về đây lập bản. Ngày mới đến, đời sống gặp rất nhiều khó khăn, thiếu thốn, cơm không đủ no, áo không đủ ấm... Nhưng với tính cần cù, chịu thương chịu khó, “không có đỉnh núi nào cao hơn đầu gối người Mông, không có việc khó nào người Mông không thể làm bằng đôi tay của mình” nên chúng tôi đã sớm ổn định cuộc sống, tích cực lao động sản xuất. Nhờ đó, những công cụ sản xuất như: Bừa, dao cuốc, súng kíp, đồ mây tre đan; những sản phẩm truyền thống như: váy áo, vòng cổ, vòng tay của người Mông... đã ra đời với trình độ kỹ thuật cao, tinh xảo, phục vụ cho cuộc sống thiết yếu. Người Mông ở Cổng Trời còn lưu giữ kỹ thuật vẽ hoa văn bằng sáp ong dệt, thêu hoa văn trên trang phục truyền thống. Một loại hình nghệ thuật dân gian đặc sắc trong cách tạo hoa văn, phối màu trên các sản phẩm vải góp phần tạo nên những trang phục đẹp, độc đáo, riêng của người phụ nữ Mông. 

Sản phẩm váy của người Mông ở bản Cổng Trời có hoa văn độc đáo. 

Mùa nước đổ trên ruộng bậc thang Tú Lệ và Mù Cang Chải

Tháng 6, các thửa ruộng bậc thang nổi tiếng nhất Yên Bái lấp loáng nước, chuẩn bị vào vụ cấy.

Ruộng ở Tú Lệ, Mù Cang Chải vào vụ cấy muộn hơn nhiều nơi khác như Bát Xát, Lào Cai. Do đó, những ngày này, nhiều du khách trong và ngoài nước tìm tới đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp mỗi năm chỉ có một lần. Anh Nguyễn Tấn Tuấn (TP HCM) cho biết, anh "mê mẩn" trước mùa nước đổ trên cung đường từ Tú Lệ, huyện Văn Chấn (ảnh) đi bản làng Lìm Mông, Lìm Thái - thung lũng Cao Phạ - đèo Khau Phạ và Sán Nhù thuộc huyện Mù Cang Chải. 

Quán cà phê cho khách ngồi trong ống cống ở Sài Gòn

Những ống cống cỡ lớn được đặt trong không gian sân vườn, bên trong lắp đèn, quạt, sơn màu rực rỡ cho khách ngồi uống nước. 

Một quán cà phê trên đường số 6 (phường Tam Phú, quận Thủ Đức) thiết kế không gian với những ống cống làm chỗ ngồi cho du khách. 
"Khi công ty thiết kế đưa ý tưởng ống cống mình rất ưng ý vì thấy lạ mắt. Sau đó mình thuê thợ đúc ống loại kích thước lớn vì ngoài thị trường không bán sẵn", Phạm Minh Hoàng (31 tuổi, chủ quán) cho biết. 

Phố Mông tuyệt đẹp trên núi Khun Há

Đường bêtông quanh co qua từng ngõ nhà, hai bên đường là những chậu địa lan đắt tiền đang trổ hoa lẫn trong các cành hồng, hoa bướm, dâm bụt. Cổng ngõ sạch đẹp khiến bản Mông trên độ cao hơn 2.000m như một hoa viên.

Một góc bản làng tuyệt đẹp - Ảnh: NGỌC QUANG

Nhìn quang cảnh phố Mông trên núi Khun Há, chúng tôi ngẩn ngơ, ước được ngồi trước các bậc cửa nhà đồng bào trong se lạnh của chiều núi cao, nhấp ly rượu ngô thơm nồng cùng hương vị bùi ngậy của nồi thắng cố và ngắm mây vờn trên đỉnh Hoàng Liên Sơn...

Lễ Gạ Ma Thú là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Ngày 13/6, tại bản A Pa Chải, xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND huyện Mường Nhé (Điện Biên) tổ chức Lễ công bố và trao chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia lễ Gạ Ma Thú (Cúng bản) của cộng đồng dân tộc Hà Nhì đang sinh sống ở 4 xã cực Tây Tổ quốc, gồm Sín Thầu, Chung Chải, Sen Thượng, Leng Su Sìn. Trước đó, tại Quyết định số 446/QĐ-BVHTTDL, ngày 29/1/2019, của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc công bố Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt 26, lễ Gạ Ma Thú nằm trong danh mục 17 di sản được tôn vinh. 

Người dân chuẩn bị đồ lễ cúng. Ảnh: Phan Tuấn Anh - TTXVN 

Trong lễ tục vòng đời, lễ Gạ Ma Thú là nghi lễ lớn, quan trọng nhất trong năm của cộng đồng người Hà Nhì, được tổ chức vào tháng 2 âm lịch hằng năm để hướng về cội nguồn, tổ tiên, ông bà, tri ân các vị tiền bối có công khai phá, bảo vệ bản mường, tạ ơn trời đất, tổ tiên, các đấng siêu nhiên phù hộ cho người dân mạnh khỏe, vạn vật sinh sôi, làm ăn phát triển... Đây cũng là dịp để mọi người cùng nghỉ ngơi, vui chơi, mừng mùa Xuân mới.

Đặc sắc Lễ hội bánh chưng, bánh giày truyền thống tại đền Độc Cước

Sáng 14/6, Lễ hội bánh chưng, bánh giày - lễ hội văn hóa truyền thống có từ lâu đời của nhân dân Sầm Sơn đã diễn ra tại sân đền Độc Cước, thành phố Sầm Sơn (Thanh Hóa). Lễ hội được tổ chức thường niên vào ngày 12/5 âm lịch hằng năm với mong muốn cầu cho biển lặng gió êm, mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hòa. 

Phần tế lễ, đọc chúc văn tưởng nhớ công đức của tiền nhân, tiên tổ đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn. Ảnh: Khiếu Tư-TTXVN 

Ngay từ sáng sớm, hàng nghìn người dân cùng du khách thập phương đã nô nức tham gia nghi thức rước kiệu từ đền thờ, đình làng ở 12 phường, xã trên địa bàn thành phố Sầm Sơn đến chân đền Độc Cước. Mỗi đoàn rước có khoảng 200-300 người gồm người cầm biển hiệu dẫn đường, tiếp đó là nhóm người vừa đi vừa diễn trò dân gian đến kiệu làng, mâm bánh chưng bánh giày tế lễ, mâm ngũ quả và đoàn người già, trẻ, gái, trai ăn vận quần áo truyền thống, khăn xếp áo the. Đoàn rước diễu quanh các đường phố chính rồi tề tựu tại khu vực sân đền Độc Cước để chuẩn bị cho phần nghi lễ chính thức. Phần lễ tế, đọc chúc văn tưởng nhớ công đức của tiền nhân, tiên tổ đã có công khai phá và xây dựng vùng đất Sầm Sơn, cầu cho mưa thuận gió hòa, sóng yên biển lặng, tôm cá đầy khoang.

20 thg 6, 2019

Tục cà răng, căng tai làm đẹp của người Brâu ở Tây Nguyên

Để được cộng đồng công nhận là người trưởng thành, xinh đẹp, giàu có… con gái, con trai Brâu ở ngã ba Đông Dương phải cà răng, căng tai.

Người Brâu có nguồn gốc ở Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Hơn 100 năm trước, hai anh em ruột Thao A Jong và Thao Tô dẫn theo bộ phận nhỏ dân tộc này di cư sang Việt Nam. Họ đang định cư ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) với trên 500 nhân khẩu.

Những năm đầu ở vùng đất mới, người Brâu vẫn giữ được các tập tục của dân tộc mình ở đất Lào xa xôi. Trong đó, muốn được cộng đồng xem là người trưởng thành, tự do yêu đương thì con gái, con trai phải trải qua, khẳng định và được đánh dấu bằng một sự kiện luật tục quan trọng: Lễ cà răng (uốt pưng)

Lỗ dái tai của bà Y An có đường kính gần 5 cm. Ảnh: Trần Hóa. 

Quán don dùng gáo dừa để múc ở cuối sông Trà Khúc

Nhớ người mẹ từng gánh don bán dạo nuôi 9 người con, vợ chồng ông Cẩm ở Quảng Ngãi giữ những chiếc gáo dừa 20 - 60 năm tuổi làm vá. 

Ở cuối đường Trường Sa, gần nơi sông Trà Khúc đổ ra biển là quán don "đúng điệu" của Quảng Ngãi. Nhưng ấn tượng đầu tiên của thực khách không phải hương vị mà là những chiếc gáo dừa mà chủ quán dùng để múc don cho khách. 

Quán ăn đưa thực khách quay về quá khứ ở Cần Thơ

Địa chỉ ẩm thực ở quận Ninh Kiều, Cần Thơ gây ấn tượng với du khách bởi căn nhà cổ và bữa cơm truyền thống của người Nam bộ.

Quán ăn Hồi Đó nằm trong một con hẻm trên đường Trần Bình Trọng, quận Ninh Kiều, Cần Thơ. Không gian cho thực khách gồm căn nhà cổ và khoảng sân trước, trang trí với hơn 60 bức ảnh thu nhỏ về cuộc sống người Nam bộ xưa. Thực đơn phục vụ hơn 30 món ăn đậm chất miền Tây, theo kiểu mâm cơm gia đình. 

Những tảng đá thách thức trọng lực trên đảo ở Quy Nhơn

Các khối đá lớn xếp chồng lên nhau, nằm chênh vênh trên ngọn đồi sát biển tạo cảnh tượng lạ mắt trên đảo Cù Lao Xanh. 

Cù Lao Xanh hay đảo Vân Phi nằm cách thành phố biển Quy Nhơn (Bình Định) khoảng 24 km. Những tảng đá tự nhiên ở mạn phía đông của đảo nằm chênh vênh, như thách thức trọng lực của Trái Đất. 

16 thg 6, 2019

Nhà lang trong văn hóa Mường

Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực của xứ Mường. Xưa kia, xứ mường cổ hình thành các dòng họ lang đạo, chia nhau cai quản các vùng. Đứng đầu các mường có lang cun, lang xóm hoặc đạo xóm cai quản. Lịch sử về những ngôi nhà lang, biểu tượng quyền lực của tộc mường và những câu chuyện xung quanh ngôi nhà lang được kể lại thông qua những nghi lễ cổ và những nhân chứng của chính thế hệ dòng dõi lang mường. 

Trong cuốn Đại Việt sử ký toàn thưViệt Nam sử lược của nhà nghiên cứu Trần Trọng Kim có nói về thời đại của vua Hùng, con trai được gọi là Quan Lang, con gái được gọi là Mỹ Nương, các tướng được gọi là lạc hầu, lạc tướng. Còn trong sử thi “đẻ đất đẻ nước” có nói về hoàn cảnh ra đời của chế độ nhà lang. Người mường sau thời gian loạn lạc, họ đã tôn một vị gọi là ông Đá Cần (còn gọi là lang Cun Cần) lên làm lang. Điều đó cho thấy nguồn gốc nhà lang là xuất phát từ nhân dân.

Mường là đơn vị tổ chức xã hội, tập hợp nhiều làng trong cùng một thung lũng, hay nhiều thung lũng, liền kề nhau. Đơn vị tổ chức này đặt dưới sự cai quản của một dòng họ quý tộc mà người Mường vẫn gọi là “nhà Lang”
“Người mường có câu: mường có lang, làng có đạo. Các lang thường tập trung ở các làng trung tâm của các vùng mường lớn. Nhà lang còn có một vị trí và vai trò như một bộ máy, trụ sở công quyền để giải quyết các công việc hay các vấn đề nảy sinh trong vùng đất mường. Cho nên các thiết chế hay các kiến trúc nhà lang cũng chính là đại diện cho quyền lực của nhà lang đối với dân mường cũng như là đại diện cho quyền lực cũng như sự trù phú của vùng mường nơi đấy” – nhà nghiên cứu Bùi Huy Vọng cho biết. 

Nhà lang mường được ví như trung tâm quyền lực, một thủ đô thu nhỏ của xứ Mường.

Khám phá ngôi làng cổ 400 tuổi bên dòng Ô Lâu

Nếu có sở thích với những nơi bình yên cùng những công trình cổ kính, bạn hãy thử một lần đặt chân đến với Hội Kỳ. Ngôi làng này hiện còn lưu giữ nhiều mái nhà cổ trăm năm nằm nép mình bên dòng sông Ô Lâu huyền thoại khiến bao du khách phải trầm trồ.

Làng Hội Kỳ một bên dòng sông Ô Lâu nổi tiếng với những ngôi nhà rường cổ với nét kiến trúc độc đáo. 

Làng Hội Kỳ nép mình bên dòng Ô Lâu (xã Hải Chánh, huyện Hải Lăng, Quảng Trị). Theo lịch sử, ngôi làng đã được thành lập cách đây hơn 400 năm. Qua thời gian, đến nay làng vẫn còn giữ được nhiều căn nhà rường cổ với nét kiến trúc độc đáo, được xem là “báu vật” của làng.

Khám phá ngôi chùa khác lạ ở xứ Huế mộng mơ

Lâu nay, nhắc đến chùa Huế, đa phần đều nghĩ ngay đến chùa Thiên Mụ, chùa Từ Hiếu… Tuy nhiên, ở Huế còn có rất nhiều ngôi chùa nổi tiếng bởi kiến trúc độc đáo khiến du khách cứ ngỡ như lạc vào cõi khác mà Thiền Lâm là một ví dụ.

Nhiều bạn trẻ đến chùa để tìm cho mình những phút yên bình và chụp ảnh cùng bạn bè. 

Chùa Thiền Lâm là một trong những ngôi chùa độc đáo và khác lạ bậc nhất xứ Huế. Hiện nay, ngôi chùa là nơi cho các Phật tử và du khách gần xa đến viếng thăm.

Chùa Phật Tích – ngôi cổ tự linh thiêng tại Bắc Ninh

Chùa Phật Tích còn được gọi là chùa Vạn Phúc, nằm cách Hà Nội 20km về phía Đông, tọa lạc trên núi Lạn Kha thuộc địa phận xã Phật Tích, huyện Tiên Du tỉnh Bắc Ninh. Đây là một trong những ngôi chùa lâu đời mang đậm dấu ấn kiến trúc thời nhà Lý.

Đường lên chùa Phật tích. Ảnh: Hoài Anh 

Theo tài liệu cổ thì chùa Phật Tích được khởi dựng vào năm Thái Bình thứ tư (1057) với nhiều tòa ngang dãy dọc. Năm 1066, vua Lý Thánh Tông lại cho xây dựng một cây tháp cao.

Tận hưởng những buổi chiều êm ả như ru ở hồ nước “không bao giờ cạn”

Không phải là địa điểm du lịch nổi tiếng, nhưng với người dân phố núi Buôn Mê Thuột, hồ Eakao là chốn quen thuộc vào mỗi buổi chiều để tìm bầu không khí mát mẻ, cảm giác bình yên, tránh xa những xô bồ và âm thanh náo động của phố phường.

Một góc hồ Eakao buổi hoàng hôn 

Hồ Eakao là hồ nước ngọt nhân tạo có giá trị thủy lợi rất lớn, thuộc địa phận xã Eakao, TP. Buôn Mê Thuột, tỉnh Đắk Lắk. Để đến được địa điểm này, từ trung tâm thành phố, du khách đi theo theo hướng quốc lộ 14, tới ngã ba đường Y Wang rẽ trái khoảng 8km.

Vỏ bầu khô - Vật dụng độc đáo của đồng bào Ba Na

Vỏ bầu khô là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum. Vỏ bầu to người dân dùng để đựng nước uống, đựng cháo mang đi làm rẫy hay cất giữ hạt giống; vỏ bầu nhỏ được cắt ra làm muỗng múc canh, múc rượu hay đơn giản là kết thành chiếc chuông gió trang trí trước cửa nhà…

Chiều muộn, khi chúng tôi đến làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) thì bà con nơi đây cũng bắt đầu đi rẫy về. Đã thành thói quen, nhiều phụ nữ thường ghé giọt nước của làng rửa chân tay rồi lấy nước về nấu cơm. Nước được phụ nữ đựng trong những vỏ bầu, cho vào gùi rồi mang về nhà.

Bà Y Mai ở làng Kon Jơ Dri cho biết: Vỏ bầu khô là vật dụng thân thuộc trong đời sống của đồng bào Ba Na trước đây. Vỏ bầu khô thường được người dân dùng để chứa nước lấy từ giọt mang về nhà; đựng nước, đựng cháo khi đi làm rẫy; những người khéo tay còn biết chế tác vỏ bầu kết hợp với các nguyên liệu khác thành các loại nhạc cụ… Giờ tuy ít được sử dụng hơn, nhưng một số gia đình vẫn dùng vỏ bầu để đựng nước mang đi làm, đựng rượu đãi khách hay để trưng bày cho đẹp.

Những bí ẩn còn dưới lòng đất

Theo các chuyên gia đánh giá, vùng đất thôn Dương Quang, xã Đức Thắng (Mộ Đức) là nơi còn ẩn chứa nhiều bí ẩn dưới lòng đất liên quan đến di sản văn hóa Sa Huỳnh, văn hóa Chămpa và là nơi sinh sống của những dòng họ Việt lớn. Tại đây, người dân vẫn còn gìn giữ nếp văn hóa, sinh hoạt đặc trưng của vùng nông thôn miền Trung từ bao đời nay.

Tiến sĩ Đoàn Ngọc Khôi – Phó Giám đốc Bảo tàng Tổng hợp tỉnh cho hay: Năm 2008, tôi đã khảo sát, nghiên cứu tại thôn Dương Quang và nhận thấy đây là vùng đất có những điều kiện thích hợp để người tiền sử sinh sống. Bởi một phía là biển, một bên là vùng nước ngọt, nằm tựa dưới chân núi Long Phụng, vì thế con người cư trú từ sớm.

Quần thể thắng cảnh núi Long Phụng trải dài qua 3 thôn Dương Quang, Gia Hòa, Tân Định ở xã Đức Thắng (Mộ Đức). 

Gìn giữ gian nhà xưa

Nằm trầm mặc trong một con hẻm của thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức), căn nhà hơn 150 tuổi của vợ chồng ông Phạm Văn Thọ vẫn giữ nguyên vẹn nét cổ xưa. Ông Thọ xem đây như một “báu vật” cha ông để lại.

Gian nhà vô giá 


Căn nhà gỗ của ông Thọ đã nhuốm màu thời gian, nằm bình yên, im lìm sau những gốc mai, tùng và bồ đề cổ thụ. Đưa chúng tôi tham quan một vòng căn nhà, ông Thọ cho hay: Căn nhà này được xây dựng từ thời ông nội tôi. Hồi đó làm nhà chưa có máy móc, nên từ khi tiến hành đến lúc hoàn thành phải mất một năm ròng rã. Đến bây giờ, tất cả các hoa văn, họa tiết và kết cấu ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn.

Ngôi nhà cổ của ông Thọ đã hơn 150 tuổi. 

'Báu vật' trong gian bếp của người Thái Nghệ An

“Mò nừng” là một phần trong bộ công cụ đồ xôi của người Thái. 

Ngày nay, cộng đồng người Thái đã và đang có những thay đổi nhất định trong các sinh hoạt, ăn uống, nhưng gạo nếp vẫn đóng vai trò là lương thực quan trọng. Vì thế mà dụng cụ đồ xôi vẫn khá phổ biến ở những gia đình người Thái. 

Phụ nữ Thái thường dùng mò nừng để hông xôi. Ảnh: Hữu Vi 

Từ nhiều thế hệ nay, bộ dụng cụ này không hề thay đổi. Nó gồm 2 phần, phía trên là một ống gỗ hình trụ, đường kính từ 20 - 30 cm, cao trên 40 cm được khoét từ cây sung và một số loài gỗ mọc ven sông suối khác. Tiếng Thái gọi là “hay” hoặc là “khay”.

Võ tướng đất Hoan Châu chỉ huy vạn quân đào sông, đắp lũy chỉ trong 1 đêm

Năm 1591, chỉ trong 1 đêm, vị tướng trấn thủ đất Hoan Châu này đã dẫn hàng vạn quân đào xong sông gọi là "Sông Nhà Mạc" và đắp nhiều thành lũy gọi là "Nhất dạ thành" ở vùng Duyên Hà, Hậu Tái, Thái Bình.

Võ tướng trấn thủ đất Hoan Châu 


Nằm gần dòng Lam giang, miếu Tiên Đô hay còn gọi là đền Tiên Đô thuộc làng Đặng Lâm, xã Đặng Sơn, huyện Đô Lương là nơi thờ Mạc Đăng Lượng, tự là Cát Giang Tử, tước hiệu Minh Nghĩa Đại Vương.

Trong suốt 14 năm trấn thủ đất Hoan Châu, ông đã xây dựng nơi đây thành một vùng đất trù phú, lương thực đầy đủ, ngành nghề phát triển, đời sống nhân dân no ấm. 

Nhà thờ họ Hoàng Trần được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia, nơi thờ thần tổ Mạc Đăng Lượng. Ảnh: Ngọc Phương 

7 thg 6, 2019

Dẻo thơm bánh dày Quán Gánh, Nhị Khê - Hà Nội

Xe đi dọc trên đường Quốc lộ 1 đến cửa ngõ Hà Nội, du khách sẽ dễ dàng nhìn thấy tại đây có hơn 100 quán nhà lá bày bán bánh dày. Đây cũng là địa điểm đông nhất và là nơi khai sinh ra chính là Quán Gánh.

Thuộc xã Nhị Khê, huyện Thường Tín – phố Quán Gánh là quê hương của anh hùng dân tộc – danh nhân thế giới Nguyễn Trãi. 

Lịch sử nghề bánh dày Quán Gánh được tương truyền lại bằng một câu chuyện đầy màu sắc huyền thoại, rằng ngày xưa có một người ăn mày đi qua đây, được dân làng đối xử tử tế. Người ấy đã cảm kích và dạy cho dân làng cách làm bánh dày. Sau mới biết đó là một ông vua vi hành.

Cháo canh - đặc sản khiến thực khách lầm tưởng ở xứ Nghệ

Món ăn nổi tiếng ở Nghệ An không phải là sự kết hợp giữa bánh canh và cháo như tên gọi. 

Nếu không biết, nhiều người sẽ nghĩ đặc sản này là một loại cháo. Tuy nhiên vẻ ngoài của món trông khá giống bánh canh. Đến Nghệ An, đặc biệt là thành phố Vinh, du khách dễ dàng tìm thấy nơi bán món này. Người xứ Nghệ ăn cháo canh vào bất kỳ bữa nào trong ngày.

Cháo canh là món ăn du khách phải thử khi có dịp ghé thăm Nghệ An. Ảnh: Di Vỹ. 

Theo chủ một quán ăn lâu năm ở Vinh, sở dĩ món ăn mang tên "cháo canh" do nước dùng phải nấu để đạt độ sánh như cháo. Sợi bánh cho vào đun sôi lại vài phút rồi vớt ra chứ không chỉ nhúng qua nước sôi như cách nấu bún hay phở ở miền Bắc.

Nhớ thương bánh chập chập

Chỉ cần thoáng nghe hương vị của những chiếc xe sắn hấp dừa, của những bếp than sắn nướng, một khoảng trời thương nhớ lại ùa về với món bánh chập chập mộc mạc, chân phương.

Bánh chập chập có thể chấm với mắm cái cá cơm. Thanh Ly 

Lâu, rất lâu rồi! Những ngày tôi còn ở cùng với ba má nơi vùng núi cao xứ Quảng. Ngày ấy quê tôi còn nghèo lắm. Nhà ai cũng cố gắng tích trữ nhiều lúa, khoai và đặc biệt là bột sắn để mùa đông tới trong những ngày lạnh lẽo có cái để ăn thêm. Thực đơn bột sắn của má cũng chỉ loanh quanh món bánh chập chập, ấy vậy mà mỗi khi làm bánh cả nhà quây quần, vui đáo để. 

6 thg 6, 2019

Êm đềm Cồn Hến Vĩ Dạ xưa

Du khách sẽ biết đến một thôn Vĩ Dạ mộng mơ với cảnh vật nên thơ, có bến sông trăng, có vườn xanh mát như ngọc, có hàng cau đón nắng mới… 

Vĩ Dạ là một địa danh của xứ Huế. Làng Vĩ Dạ xưa có tên là Vĩ Dã. Có thể do cách phát âm của người Huế mà Vĩ Dã đã được nghe thành Vĩ Dạ.

Theo Phủ biên tạp lục của Lê Quý Đôn, vào thế kỷ 18, thời các chúa Nguyễn, Vĩ Dã xưa gồm hai xã: Vĩ Dã Hạ và Vĩ Dã Thượng, thuộc tổng Vĩ Dã, huyện Hương Trà, phủ Triệu Phong, xứ Thuận Hóa. 

Dòng Hương Giang thơ mộng ôm trọn thôn Vĩ Dạ. 

Lễ Cầu an tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn

Vào ngày 20/3 âm lịch hàng năm, Lễ Cầu an diễn ra linh đình tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn khu vực quận 9, TP.HCM. Đây không những là dịp để người dân trong địa phương gửi gắm khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc, mùa màng tươi tốt… mà còn bày tỏ sự biết ơn của nhân dân đối với các vị phúc thần đã luôn chở che cho con người. 

Tương truyền, các ngôi miếu Bà là những ngôi thờ tự đầu tiên ở thôn, làng từ lúc khai thiên lập địa, cho nên lịch sử hình thành của miếu cũng từ rất lâu đời. 5 vị phúc thần Ngũ Hành tại đây được tôn thờ trong dân gian tin rằng các Bà có những quyền năng phù hộ độ trì cho chúng sinh đối với nhiều nghành nghề liên quan đến đất đai, củi lửa, kim khí, nước nôi và cây,gỗ…

Tại Miếu Bà Ngũ hành Tân Nhơn, bài vị thờ cúng được người dân đúc bằng xi măng, mỗi vị phúc thần đều có màu sơn riêng biệt từ thân tượng cho đến y áo, khăn choàng khoác ngoài…

Giòn tan bánh khọt Vũng Tàu

Món bánh khọt là một trong những món ăn đặc sản của Vũng Tàu và đã được Tổ chức Kỷ lục Châu Á công nhận là một trong 12 món ăn Việt Nam có “giá trị ẩm thực châu Á”. 

Bánh khọt là loại bánh đặc trưng của Vũng Tàu nói riêng và người dân miền nam Việt Nam nói chung. Bánh được làm từ bột gạo hoặc bột sắn, có nhân được chiên lên cùng ăn kèm với rau sống, ớt tươi và chấm với nước mắm chua ngọt. Người ta có thể pha thêm một ít bột nghệ để bánh có màu vàng bắt mắt. Nhân bánh khá đa dạng, có thể là sò điệp, tôm tươi, thịt bằm, chả cá…thêm một ít mỡ hành hay chút ruốc, ăn kèm với các loại rau sống.

Cái tên bánh khọt cũng có sự lý giải hết sức thú vị. Theo người dân địa phương, trước kia, trong lúc làm bánh khi lóc bánh ra khỏi khuôn tạo ra tiếng kêu “khọt khọt” (bởi bánh khi chín rất giòn) nên từ âm thanh này chiếc bánh được đặt tên là bánh khọt. 

Bánh khọt được rải một lớp ớt bột đều trên bề mặt, tạo ra vị cay vừa miệng và màu sắc đẹp mắt.

Mực Nháy - “níu chân” du khách

“Mực Nháy” món ăn đặc sản nức tiếng tại vùng đất Kỳ Anh- Hà Tĩnh đã thực sự “níu” bước du khách thời gian qua…

Những con mực đang bơi, khi vớt lên để chế biến vẫn còn sống, bật tanh tách, mắt và các sao phát sáng trên thân mực vẫn nhấp nháy nên cái tên “mực nhảy” hay “mực nháy” tạo nên một tên gọi khác biệt và thương hiệu mà chỉ có ở vùng biển cảng Vũng Áng, Kỳ Anh (Hà Tĩnh) mới có được. 

Vũng Áng (Hà Tĩnh) có khoảng 18 bè nổi chuyên kinh doanh mực nhảy nhưng đã tạo nên một thương hiệu không nơi nào có được. 

Sơn trang vĩnh hằng - Nghĩa trang du lịch độc đáo ở Quảng Trị

Với diện tích hơn 33 hecta và tầm nhìn lên đến hàng trăm năm, Công viên nghĩa trang - Sơn trang vĩnh hằng (thuộc phường Đông Lương, TP. Đông Hà, Quảng Trị) là quần thể nghĩa trang - khu du lịch sinh thái - du lịch tâm linh độc đáo bậc nhất ở Quảng Trị hiện nay.

Từ khi UBND tỉnh Quảng Trị có chính sách xã hội hóa việc xây dựng nghĩa trang, ông Nguyễn Thế Đồng - Giám đốc Cty TNHH MTV Thép Đồng Tiến đã mạnh dạn xin cấp đất (quyết định cấp đất từ 25.3.2015) và bắt đầu xây dựng dự án Sơn trang vĩnh hằng với tổng vốn đầu tư hơn 150 tỉ đồng.

Ozo - Công viên trong rừng nguyên sinh thu hút rất đông du khách

Ngày 3.6 Sở Du lịch tỉnh Quảng Bình cho biết, lượng khách đến thăm quan du lịch đã bắt đầu tăng cao khi bước vào mùa du lịch cao điểm, đặc biệt là những điểm du lịch mới tại Phong Nha - Kẻ Bàng.

Khung cảnh hoang sơ gắn liền với thiên nhiên của Ozo. Ảnh: LPL 

Đặc biệt là Công viên Ozo - đây là công viên có hệ thống trò chơi trên cây dài nhất Việt Nam và cũng là một trong những công viên nằm trong rừng nguyên sinh đầu tiên ở Việt Nam.

Sau hơn 1 tháng mở cửa tham quan, công viên Ozo đã tạo nên sức hút vô cùng lớn với tất cả du khách.

4 thg 6, 2019

Khám phá Hổ Quyền – “Đấu trường Colosseum của Việt Nam”

Tuy về quy mô, Hổ Quyền không thể sánh bằng đấu trường nổi tiếng Colosseum của Italia nhưng đây được xem là công trình có kiến trúc độc đáo không chỉ của Việt Nam mà còn của thế giới.

Cửa thành được làm bằng đá thanh, phía trên cửa có ghi “Hổ Quyền” là nơi voi chiến được đưa vào trường đấu. 

Những cột mốc tâm linh trên Biển Đông

Chùa luôn gắn bó mật thiết với đời sống văn hóa tâm linh của người Việt. Ở Trường Sa, ngôi chùa không chỉ gắn với giá trị tâm linh mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển.

Những ngôi chùa ở Trường Sa không chỉ là chỗ dựa tinh thần cho lính đảo và người dân mà còn là những cột mốc chủ quyền trên biển. 

Trong tâm thức của người Việt Nam, chùa là nơi linh thiêng, là nơi mọi người hướng đến nương nhờ cửa Phật qua đó tìm chút bình an trong cuộc sống, cầu cho quốc thái, dân an.