28 thg 2, 2017

Cổ tự giữa lòng Di sản thế giới Tràng An

Chùa Bích Động nằm trong quần thể Di sản thế giới Tràng An. Chùa còn có tên gọi khác là "Bạch Ngọc Thạch Sơn Đồng", nghĩa là ngôi chùa bằng đá đẹp như ngọc, được Tĩnh Vương Trịnh Sâm (1767-1782) mệnh danh là “Nam Thiên đệ nhị động”. Mỗi dịp Xuân về, chùa thu hút đông đảo phật tử, du khách đến chiêm bái và vãn cảnh.

Bích Động cổ tự tọa lạc trên dãy núi đá Ngũ Nhạc Sơn, thuộc xã Ninh Hải, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình. Chùa được xây dựng theo kiểu chữ “tam” trong Hán tự, gồm ba tòa không liên nhau, dựa vào thế núi từ thấp lên cao thành ba ngôi chùa riêng biệt, ẩn hiện dưới những tán cây cổ thụ xanh biếc giữa núi đá trùng điệp.

Cầu đá dẫn vào cổng Tam quan chùa Bích Động, được ghép bằng những phiến đá xanh. Trụ cầu gồm 4 nhịp được chạm trổ cách điệu hình đầu rồng.

Thung lũng hoa Hồ Tây

Thung lũng hoa Hồ Tây (Hà Nội) có diện tích gần 7.000 m2 với nhiều loại hoa nở bốn mùa, đang là điểm đến thu hút đông đảo người dân Thủ đô và du khách nước ngoài đến thưởng lãm. 

Thung lũng hoa Hồ Tây được ví như thiên đường của những loài hoa, đặc biệt khi mùa Xuân đến, muôn hoa đua nở, khoe sắc lung linh. Nơi đây trồng rất nhiều loại hoa đặc biệt như hoa hướng dương, hoa cải, hoa cánh bướm, hoa tuý điệp, cúc hoạ mi, hoa xác pháo, cúc vạn thọ, dạ yến thảo...

Thung lũng hoa Hồ Tây vốn là một đầm sen được cải tạo thành vườn hoa kết hợp dịch vụ ăn uống để phục vụ khách tham quan. Giá vé vào cửa 100 nghìn đồng dành cho người lớn và 50 nghìn đồng dành cho trẻ em và sinh viên. Vào những ngày cuối tuần, ngày lễ, có hàng ngàn du khách ghé thăm, thưởng hoa.

Nhìn từ trên cao, thung lũng hoa tạo ra khung cảnh đẹp với muôn vàn màu sắc.

Lạ lùng phiên chợ cuối năm ở Thủ đô chỉ dành cho quý ông

Cách Hà Nội hơn 20 km, chợ Nủa (xã Bình Phú, huyện Thạch Thất) là phiên chợ quê cổ thuộc đồng bằng Bắc Bộ. Chợ họp vào các ngày 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch hàng tháng. Phiên cuối của năm là lúc đàn ông, trẻ nhỏ đi chợ đông nhất.

Người dân xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) ngày nay ai cũng biết câu: "Gái 22, trai 27" được lưu truyền từ xa xưa về phiên chợ Nủa. Theo đó, chợ họp vào ngày 22 dành cho phụ nữ, phiên ngày 27 (âm lịch hàng tháng) dành cho đàn ông.

Hôm 27 tháng chạp, chợ Nủa họp phiên cuối cùng của năm và cũng là phiên chợ đông nhất cả năm.

Đặc biệt phiên cuối cùng của năm không chỉ đa phần "quý ông" đi chợ mà các trẻ nhỏ cũng đi chơi đông nhất.

Chợ Nủa nằm trên một khu đất trống thuộc xã Bình Phú (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn mang đậm dáng dấp của chợ phiên truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Về Thổ Hà nghe quan họ


Người xưa có câu "Về Thổ Hà mới ra quan họ”. Lâu nay khán giả thường quen với việc nghe quan họ có nhạc đệm, nhưng để thưởng thức một canh quan họ đúng nghĩa thì hãy nghe liền anh, liền chị hát chay...

15 thg 2, 2017

“Con yêu bánh nậm!”

“Con yêu bánh nậm !” là câu nói người Huế thường dùng để mắng yêu mấy đứa con gái cưng mà thường hay õng ẹo làm bộ làm tịch nhưng ngọt ngào và ấm áp. 


Ở Huế, bánh nậm là thứ quà hiền chứa đựng tất cả những ân cần, duyên dáng và tinh tế nhất. Trẻ con đang tập ăn mê măm măm bánh nậm. Trai gái đang hẹn hò thích rủ nhau tới quán bánh nậm. Ông bà già đã rụng hết răng cũng trọm trẹm bánh nậm ngon lành. 

Lễ hội Yên Tử và nguồn gốc ít ai biết

Vùng núi Yên Tử, nơi phát tích của dòng thiền Trúc Lâm Yên Tử và cũng là nơi diễn ra một trong những lễ hội lớn nhất cả nước dịp đầu xuân.

Hội Yên Tử bắt đầu từ ngày 9 tháng Giêng và kéo dài hết 3 tháng mùa xuân hàng năm. Sau phần nghi lễ long trọng của lễ hội tổ chức dưới chân núi Yên Tử là cuộc hành hương của hàng vạn người đến với chùa Đồng ở trên đỉnh núi. Du khách đến hội chùa Yên Tử để được tách mình khỏi thế giới trần tục, thực hiện cuộc hành hương về đất Phật giữa thiên nhiên hùng vĩ. 

Ngôi chùa bằng đồng độc đáo trên đỉnh Yên Tử. (Ảnh ANTĐ). 

Làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa

Nằm bên dòng sông Vàm Cỏ Tây, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa (phường 5, Tp. Tân An, tỉnh Long An) hàng trăm năm qua đã nức tiếng khắp Nam Bộ với sản phẩm bánh tráng truyền thống. 

Chỉ cách trung tâm Tp. Tân An khoảng 2km về phía Đông Bắc, làng nghề bánh tráng Nhơn Hòa đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi đây. Hiện tại, tính cả các gia đình làm bánh tráng thủ công và làm bằng máy, làng nghề có gần 100 hộ còn giữ nghề.

Phần lớn thời gian trong năm ở Nhơn Hòa thời tiết nắng ráo, rất thuận tiện cho việc phơi bánh, một công đoạn quan trọng của nghề làm bánh tráng. Bánh tráng của làng nghề Nhơn Hòa được làm theo cách truyền thống được nhiều nơi biết đến vì bí quyết làm bột, cách pha bột trộn gia vị và giữ được hương vị thơm đậm của bột dẻo, dai, không sử dụng hóa chất và giá cả hợp lý. Hiện làng nghề thường sử dụng loại gạo 504 với độ khô vừa phải mà vẫn giữ được hương vị đặc trưng của bánh tráng. Sản phẩm bánh tráng Nhơn Hòa khá đa dạng với đủ loại tùy theo yêu cầu khách hàng. Làng nghề chính là nguồn cung cấp bánh tráng cho tỉnh Long An, Tp. Hồ Chí Minh và khắp các tỉnh Nam Bộ.

Ngâm gạo và gạn nước chua, những công đoạn được coi là bí quyết để bánh làm ra vừa dẻo, dai và vẫn giữ được độ ngọt, ngon.

Hành hương về miền đất Phật

Bắt đầu từ ngày 10 tháng Giêng đến hết tháng Ba âm lịch hàng năm, lễ hội xuân Yên Tử (thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh) thu hút hàng vạn người dân hành hương về miền đất Phật. 

Hội xuân Yên Tử

Từ xưa, dân gian đã có câu: “Trăm năm tích đức, tu hành / Chưa đi Yên Tử, chưa thành quả tu”. Yên Tử là một thắng cảnh nổi tiếng với nhiều chùa, am, tháp nằm ẩn mình trong rừng cây cổ thụ lâu đời gắn liền với tên tuổi Phật hoàng Trần Nhân Tông (1258 – 1308), người sáng lập và phát triển Thiền phái Trúc Lâm của Việt Nam. Đầu năm đi lễ chùa ở Yên Tử vừa là dịp để các tăng ni, phật tử thập phương hành hương về cõi Phật, cầu mong một năm mới bình an, vừa là dịp tỏ lòng biết ơn Đức Phật hoàng Trần Nhân Tông.

Lễ khai hội Xuân Yên Tử năm nay được tổ chức tại chùa Trình. Phần lễ có nghi thức rước lễ long trọng với sự tham gia của hơn 100 phật tử, lễ cầu nguyện quốc thái dân an, nghi thức khai ấn cầu may đầu tiên của năm mới. Phần hội là màn biểu diễn nghệ thuật với màn trống hội hoành tráng, đội múa rồng, lân sôi nổi, hát múa vui hội đầu xuân.

Lễ khai hội xuân Yên Tử năm 2017 tại chùa Trình (Thành phố Uông Bí, Quảng Ninh).

14 thg 2, 2017

Cái kia nở ra xanh biếc

Lần nào ghé thăm Vườn Đom đóm của anh Hà Duy Thiện tụi tui cũng được chiêu đãi một thức uống đẹp và dễ thương: Trà đậu biếc.



Thức uống này làm từ cánh hoa của dây đậu biếc. Như tên của nó, đây là một loại đậu có hoa màu xanh biếc. Thức uống pha từ hoa này cũng có màu xanh biếc như vậy (ly bên phải trong hình). Điều thú vị là khi nặn chanh (tắc) vào ly nước thì nó sẽ từ từ chuyển sang màu tím, cũng đẹp lung linh không kém màu xanh biếc (ly bên trái trong hình).

Ngôi chùa trên non sơn thủy tú Vô Vi

Từ trung tâm Hà Nội, qua Hà Đông chừng 7 km đường đi Hòa Bình, đến thị trấn Chúc Sơn rẽ phải, đi thêm khoảng 2 km ta bắt gặp dãy núi đá mang tên Tử Trầm uy nghi sừng sững. Điều đặc biệt, giữa vùng đồng bằng sầm uất lại đột khởi lên dãy núi đá mang nhiều yếu tố phong thủy rất tốt cho vùng đất này. Như nằm tách biệt ra khỏi dãy Tử Trầm, có một hòn núi đá như đơn côi giống hình con phượng, ở lừng chừng đỉnh núi đá này có một ngôi chùa cổ rất đẹp, mang cái tên rất gợi: Chùa Vô Vi. 

Không biết có phải ngôi chùa mang tên Vô Vi không, mà ngọn núi đá ấy cũng có tên là Vô Vi. Vô Vi nghĩa là gì, là không ràng buộc, không liên quan, không phải được sinh ra do nhân duyên. Như vậy, khác với pháp hữu vi của thế gian, Vô Vi có nghĩa là vào cảnh giới của Niết bàn.

Một chiều cuối tuần, chúng tôi giũ bỏ những duyên sự ràng buộc của cuộc sống thường nhật quyết một lần để được thong long lên núi Vô Vi, chiếm bái ngôi chùa cổ này.

Trúc Lâm Tà Lùng - ngôi chùa ở biên cương Tổ quốc

Toàn tỉnh Cao Bằng hiện có 6 ngôi chùa, trong đó có 4 ngôi chùa được xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa các cấp. Đặc biệt, hai ngôi chùa được xây mới là Trúc Lâm Bản Giốc và Trúc Lâm Tà Lùng đã trở thành những địa chỉ tâm linh nơi phên dậu biên cương của Tổ quốc. 

Cao Bằng là tỉnh nằm ở phía Đông Bắc. Hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang. Phía nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn.


Phục Hòa vốn là một huyện lâu đời ở tỉnh Cao Bằng, vào ngày 10/10/Giáp Ngọ (1/12/2014), BTS GHPGVN tỉnh đã khởi công xây dựng chùa Trúc Lâm Tà Lùng trên quần thể diện tích hơn 5.300 m², kinh phí xây dựng được huy động bằng nguồn vốn xã hội hoá. 

Giai thoại chùa Phật Nhỏ

Trước năm 1975, đỉnh núi Cấm (xã An Hảo, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) có 3 ngôi chùa cổ, đó là chùa Lá (nay là chùa Vạn Linh dưới chân vồ Bồ Hong), chùa Phật Lớn (phía trên động Thủy Liêm), chùa Phật Nhỏ (bên vồ Bà). Tương truyền, ngôi chùa Phật Nhỏ xưa kia gọi là chùa Sân Tiên, còn có tên chính thức là Thất Bửu Tự (hiện thuộc tổ 3, ấp Vồ Bà, xã An Hảo). 

Ngôi chùa gặp nhiều lận đận

Thất Bửu Tự do Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (tục danh Phạm Văn Vọng ở Bình Hòa, quận Châu Thành, tỉnh An Giang) tạo dựng năm 1942 trên một vồ đá, mặt ngó xuống chợ Tà Đét (xã Trác Quan nay là xã An Hảo). Với cây rừng hoang vu, không khí rất tĩnh mịch, có nhiều thú hoang dã, nhất là loài khỉ xuất hiện thường xuyên. Cư dân chốn non cao và người đồng bằng đều gọi đây là Sân Tiên, giống như địa hình đặt ngôi chùa. Người đời kể, Hòa thượng Thượng Giác – Hạ Quang (trụ trì) không tham gia cách mạng, nhưng hiến tặng “đại hồng chung” để du kích sáng chế vũ khí kháng chiến. 

Chính điện chùa Phật Nhỏ 

Lễ hội sắc bùa ngày Tết của người Mường

Lễ hội sắc bùa thực chất là một loại hình xướng dân gian của dân tộc Mường, đi kèm với một số nghi lễ cầu mong năm mới phát tài, đất đai màu mỡ, mùa màng bội thu, mọi người đều khoẻ mạnh, may mắn. 

Với người Mường, đặc biệt là người Mường ở Hòa Bình thì lễ hội hát sắc bùa (tức là xách cồng) là một lễ hội lớn, là di sản văn hóa quan trọng được tổ chức hàng năm vào ngày Tết cổ truyền của dân tộc Mường.

“Phường bùa”, tên gọi của tổ chức những người hát sắc bùa, thường có từ 12 người trở lên, đều là những người biết đánh cồng chiêng và biết hát những bài thường (điệu hát dân gian dân tộc Mường). Lễ hội được tổ chức từ mùng Một Tết và thường kéo dài từ 7 đến 15 ngày. 

13 thg 2, 2017

Quít hồng Lai Vung

Quít hồng Lai Vung là quít gì?

Wikipedia nói về quít hồng như vầy:

Tên khoa học là Citrus Reticulata. Quýt hồng là tên gọi cho một giống quít được trồng phổ biến ở một số nước, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long thuộc Việt Nam. Đây là loại cây ăn trái thích nghi với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng khá đặc biệt. Huyện Lai Vung (Đồng Tháp) là vùng chuyên canh cây quýt hồng, hiện toàn huyện có diện tích khoảng 1.200 ha nằm trên ba xã là Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành.


'Miền tuyết trắng' để sống ảo ngay gần Hà Nội

Một màu trắng xóa phủ khắp con đèo, tựa như tuyết tạo nên cảnh tượng độc đáo, ẩn hiện trong sương mù.

Đèo Thung Khe hay còn được gọi là đèo Đá Trắng được giới phượt thủ miền Bắc rất yêu thích và không thể bỏ lỡ khi du xuân đến Mai Châu, Mộc Châu. Đèo thuộc địa phận tỉnh Hòa Bình, cách Hà Nội tầm 100 km, không quá xa nên khá ổn cho những tay lái vững muốn chinh phục. Ảnh: hatoet86 

Bộ ảnh độc đáo 3 ngày cưới của người Phù Lá

Nếu đã một lần đến với Mường Khương, Lào Cai bạn sẽ có những cảm nhận về sự đặc sắc, tinh tế của phong tục truyền thống nơi đây, đặc biệt là đám cưới của người Phù Lá. 

Dù đường đã đẹp nhưng phong tục dùng ngựa rước cô dâu là phong tục lâu đời tại đây - Ảnh: Ngọc Bằng 

Phong tục cưới xin của người Phù Lá có nhiều nghi lễ độc đáo, đặc sắc, mang đậm nét văn hóa truyền thống riêng của dân tộc.

Bánh nổ nếp ngự Sa Huỳnh nghe mùi là biết tết

Hạt nếp ngự căng tròn nổ bung trong chảo gang như đóa mai trắng khoe sắc đón xuân. Bỏng nếp trộn nước sên đường, cho vào khuôn gỗ ép thành thỏi rồi cắt thành những lát bánh nổ đậm đà hương vị ngày tết. 

Sên đường với gừng để trộn với bỏng nếp - Ảnh: Minh Kỳ 

Xuân này, những nông dân ở vùng biển Sa Huỳnh, Quảng Ngãi tràn đầy niềm vui khi các đơn vị chức năng đang hoàn thành hồ sơ đăng ký thương hiệu sản phẩm nếp ngự Sa Huỳnh.

12 thg 2, 2017

Về làng hoa Tân Quy Đông ngày cận Tết 2017

Người ta nói rằng thời điểm hợp lý nhất để thăm làng hoa Tân Quy Đông, Sa Đéc là khoảng 10 - 15 ngày trước Tết. Thời điểm đó người trồng hoa chăm cho hoa vừa nở rộ để bán đi các nơi, nên vào vườn sẽ ngập tràn hương sắc hoa. Đi sớm hơn thì hoa chưa nở rộ, đi trễ hơn thì hoa đã bán hết rồi.

Một điều nữa là đến làng hoa thưởng ngoạn thì không giống như đi hội hoa Xuân hay đường hoa. Ở hội hoa Xuân, đường hoa người ta dựng nên các tiểu cảnh, mang hoa về đó trưng bày thật đẹp theo những ý tưởng đã được thiết kế. Do đó rất tập trung hương sắc hoa, có nhiều góc chụp ảnh rất đẹp. Còn ở làng hoa, hoa được trồng thành luống trong vườn của người dân. Nó trải rộng mênh mông, nó tự nhiên như hơi thở... Bước vào đây là sống cùng người dân, sống cùng cánh đồng hoa, đó là trải nghiệm hết sức lý thú.

Cận Tết 2015, tôi đã có dịp tới Tân Quy Đông đúng thời điểm như vậy và thật tuyệt vời.



Làng hoa Tân Quy Đông năm 2015

Năm nay, tôi lại chọn đúng thời điểm để đi, rủ thêm dì, anh em... Thế nhưng một chút hẫng đã xảy ra.

Mặc dù đã tính kỹ thời điểm, nhưng làng hoa ít hoa, nhiều giàn hoa trống trơn, còn những chỗ khác thì... hoa chưa nở...

Hoa đặt trên những giàn ở trên mặt nước như thế này. Tại thời điểm tôi đến thì nhiều giàn đã dở, trơ mặt nước, một số giàn trống không, hoa đã đem đi đâu mất. Nơi còn chậu thì chưa có hoa, ở xa xa kia mới thấy hoa vàng.

Hỏi thăm, người trồng hoa nói năm nay mưa thất thường, hoa nở sớm và bán hết rồi (chớ chẳng lẽ đợi tới Tết cho nó tàn?), còn số khác thì... không nở kịp. Chuyện này có lẽ ảnh hưởng khá lớn tới thu nhập của người trồng hoa, có điều khi trò chuyện thì họ vẫn vui vẻ, lạc quan.



Dù có hơi thất vọng một chút vì không như mong đợi, nhưng làng hoa vẫn là làng hoa, có những góc đẹp để chụp hình.





Và có lẽ cũng không nên bỏ qua những khoảnh khắc ở miền quê Nam bộ, phải không?


Những năm gần đây Sa Đéc tổ chức ngày hội làng hoa vào dịp cận Tết, đây là điều rất tích cực để giới thiệu về thủ phủ hoa Nam bộ (có thể là cả nước) này, thu hút đông du khách đến tham quan. Năm nay có thác hoa lớn nhất Việt Nam và nhiều công trình triển lãm khác. Tuy nhiên bài viết này chỉ nói về làng hoa thôi hà, nên không có hình ảnh những nơi đó nghen bạn.

Phạm Hoài Nhân

Zoodoo - Sở thú - quán cafe ở Lâm Đồng

Zoodoo sẽ khiến bạn phải liêu xiêu bởi con người, cảnh vật và động vật nơi đây... đều quá đỗi thú vị.

Sống ở Đà Lạt, có những lúc tôi đã tưởng mình đã hiểu thật kĩ khu vực này. Nhưng qua những chuyến đi loanh quoanh tranh thủ những ngày cuối tuần, dịp lễ Tết, tôi bỗng nhận ra rằng mảnh đất cao nguyên xinh đẹp ấy còn nhiều thứ mới mẻ, thú vị đáng khám phá. Trong số những thứ mới mẻ ấy có Zoodoo - một quán cà phê kiêm sở thú thân thiện "theo phong cách Australia" ở Lạc Dương, Lâm Đồng.

Tôi đến Zoodoo trong một chuyến đi đầu năm, vào khoảng 3 giờ chiều. Giờ này vốn không muộn để đi chơi, nhưng vì sở thú này đóng cửa lúc 4h nên cũng có thể coi là hơi muộn. Cũng may mà chúng tôi vẫn kịp giờ! Hành trình khám phá "sở thú Australia" rộng 16 ha bắt đầu thật nhanh dưới sự dưới sự hướng dẫn viên (zookeeper) đi cùng.

Xứ sở kangaroo tại Việt Nam

Ngôi nhà đầu tiên của kangaroo và những “cư dân” đáng yêu khác đến từ nước Úc, ZooDoo Dalat - cũng như bao người Việt Nam khác, đang tất bật chuẩn bị đón năm mới Đinh Dậu.

Kangaroo

Đối với những phượt thủ xe máy, trong đó có rất nhiều người nước ngoài, trong hành trình chiêm ngưỡng thiên nhiên từ Đà Lạt xuống Nha Trang hay ngược lại, ZooDoo Dalat là điểm dừng chân và cắm trại thú vị từ gần 1 năm qua.

Ngôi nhà đầu tiên của kangaroo và những “cư dân” đáng yêu khác đến từ nước Úc, ZooDoo Dalat - cũng như bao người Việt Nam khác, đang tất bật chuẩn bị đón năm mới 
Đinh Dậu.

11 thg 2, 2017

Đền Cùng giếng Ngọc - điểm đến linh thiêng

Đền Cùng giếng Ngọc là một điểm đến tâm linh nổi tiếng của tỉnh Bắc Ninh thu hút du khách thập phương dịp đầu xuân năm mới.

“Dù ai đi lễ bốn phương. Không bằng linh hiển thắp hương đền Cùng". Với những câu chuyện nhiệm màu, linh thiêng được kể bao đời, đền Cùng giếng Ngọc là điểm đến tâm linh thu hút dòng khách thập phương từ muôn nơi đổ về, nhất là dịp đầu xuân năm mới.

Quyến rũ những ô cửa Hội An

Những ô cửa điểm xuyết nhẹ nhàng trên viền cửa, mái hiên, hay những ban công lãng mạn… khiến Hội An lưu giữ những nét xưa cổ, trầm mặc…

Màn đêm dần trôi, Hội An tĩnh lặng nhưng đầy chất lãng mạn.

Hoa mận nở trắng bản làng Sơn La

Những ngày này ở Sơn La, sắc trắng hoa mận phủ khắp bản làng, đồi nương thu hút sự thích thú, tò mò của không ít du khách.

Đến hẹn lại lên, sau Tết nguyên đán tầm từ 4 -5 Tết là đến mùa hoa mận ở Sơn La nở. Trên những triền núi, những ngôi nhà của đồng bào Mông, Thái lấp ló trong bạt ngàn sắc trắng hoa mận tô đẹp thêm bức tranh mùa xuân Tây Bắc.

Đẹp ngỡ ngàng cọn nước Lai Châu

Không chỉ là nguồn cung cấp nước sinh hoạt, cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu còn là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân.

Cọn nước ở các bản làng tại Lai Châu là điểm khám phá của nhiều du khách đầu xuân và là sản phẩm du lịch mới trong chuỗi sản phẩm du lịch cộng đồng Tây Bắc năm 2017.

10 thg 2, 2017

Đứng ngó Mũi Dinh

Thiệt ra mục tiêu chính ban đầu của tụi tui không phải là ra ngắm hải đăng Mũi Dinh, mà là tới thăm đồng cừu ở Sơn Hải. Phải tội là sáng đó đủng đỉnh ở mỗi nơi quá lâu nên khi ra tới nơi có đồng cừu thì tới giờ cừu... vô chuồng hết rồi. Vậy nên chạy thẳng ra con đường ven biển ngắm hải đăng mũi Dinh luôn.

Xin giới thiệu một chút về con đường ven biển này: 

Tuyến đường ven biển Ninh Thuận dài 106,4 km. Điểm đầu tuyến giao với quốc lộ 1A tại xã Công Hải, huyện Thuận Bắc tiếp giáp với tỉnh Khánh Hòa, điểm cuối tuyến giao với quốc lộ 1A tại xã Cà Ná, huyện Thuận Nam gần ranh giới tỉnh Bình Thuận. Toàn tuyến được thông xe ngày 16/4/2015.

Đường ven biển Ninh Thuận. Ảnh: Báo Giao thông

Như vậy tuyến đường này chạy dọc bờ biển Ninh Thuận suốt từ Bắc xuống Nam, tạo thành một tuyến đường du lịch ngắm biển tuyệt đẹp, đồng thời mang tính chất một con đường quốc phòng nữa. Tuyến đường chỉ mới thông xe hơn một năm, còn mới tinh!

Nhẹ bụng với gỏi ruốc cà chua xanh ngày tết

Khi đã ngán thức ăn thừa đạm và mỡ, món gỏi ruốc trộn cà chua xanh với vị mặn mòi biển cả quyện hương đồng nội giúp thực khách nhẹ bụng trong những ngày tết. 

Những rổ ruốc tươi rói vừa được vớt lên từ biển - Ảnh: Minh Kỳ 

Cận tết, nhiều ngư dân Quảng Ngãi hành nghề lưới trũ gần bờ trúng đậm ruốc biển.

Sau cả đêm kéo lưới, họ vội vã quay thuyền vào bến, những rổ ruốc được chuyển vào bờ. Và thật thích khi đi đâu cũng gặp cảnh phụ nữ làng chài trải lưới nhựa phơi khô ruốc dưới nắng xuân hanh vàng.

Buổi sáng đuổi theo mây và sương ​ở Tân Hà

Sương là là trên những ngọn cây, các mái nhà, sương lảng bảng trên vườn cà phê và đồng cỏ... Buổi sáng hôm ấy, tôi đã mải miết chạy theo mù sương và lạc lối ở Tân Hà, Lâm Đồng. 

Buổi sáng, một màn sương trắng như sữa phủ ngang ngọn đồi nhỏ - Ảnh: TRÂN DUY 

Chiếc xe máy chạy từ Bảo Lộc sang Lâm Hà bỗng khùng khục giữa đường. Tôi dắt bộ đi và hỏi thăm người dân địa phương.

“Bức tranh” Tà Pạ

Rời quán cà phê góc phố núi thị trấn Tri Tôn, An Giang, chạy xe gắn máy trên đường Trần Hưng Đạo chẳng bao xa, nơi ngã ba có cây lâm vồ cổ thụ tỏa bóng rợp, chúng tôi rẽ trái vào con đường lót đá xanh chẻ. Cuối đường nơi có một ông Chằn mặt mày dữ tợn đứng, đó là đường lên chùa Tà Pạ, thuộc xã núi Tô, với chiếc cổng đậm bản sắc đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ.


Chùa Tà Pạ, có tên chính thức là chùa Chưn Num, người địa phương gọi là chùa Núi – một ngôi chùa theo Phật giáo nguyên thủy (Nam tông) của đồng bào dân tộc Khmer. Chưn Num là ngôi chùa cổ, đã được xây dựng theo cách “tàm thực”, tức quyên tiền tới đâu, xây dựng tới đó. Chùa xây theo kiến trúc Khmer, toàn bằng đá, vẻ đẹp của nơi mới tu bổ át mất nét hoang tàn của những nơi chưa được tôn tạo. Các kiến trúc ở chùa đều do hòa thượng trụ trì – Sư cả Chau Xưng – thiết kế. Trong khuôn viên chùa, sư trụ trì còn thiết kế rải rác những tượng, quần tượng thể hiện các đoạn đường đi tìm chân lý của Phật Thích Ca, cùng những bức tượng rút ra từ truyền thuyết dân tộc Khmer.

Lữ quán giữa rừng sâu

Nhiều người nói đường đến Ma Rừng Lữ Quán ở Đà Lạt rất khó khăn, cho nên bao nhiêu lần ghé Đà Lạt tôi đều chuyển hướng đi nơi khác. Nhưng rồi sự tò mò trong một cuộc hành trình rong chơi đã khiến tôi tìm tới nơi này.


Bảng hướng dẫn chỉ khách theo con đường đi suối Vàng, rồi tới ngã ba thì rẽ vào con đường đi tới Ma Rừng Lữ Quán. Thế là đi. Cho đến khi gặp ngã rẽ, tôi bắt đầu đi vào một con đường vô cùng chông chênh. Thật ngạc nhiên, chính cái sự chông chênh của đoạn đường dài 2,5 km đó khiến hành trình tìm đến địa điểm này thêm thú vị. Con đường đầy đất và sỏi, bị mưa lũ làm cho lở lói, trơn trợt. Chiếc xe máy của tôi cứ trèo lên cao rồi rà thắng bám đất để xuống dốc, cuối cùng cũng tới.

8 thg 2, 2017

Qua đèo Khánh Vĩnh ngày mưa giông

1.
Trước kia, từ Nha Trang qua Đà Lạt phải đi hành trình Nha Trang - Phan Rang theo quốc lộ 1, rồi theo quốc lộ 27 qua đèo Ngoạn Mục để tới Đà Lạt, lộ trình dài khoảng 220 km.

Năm 2002, chính quyền 2 tỉnh Khánh Hòa và Lâm Đồng thống nhất mở tuyến đường mới nối liền thành phố biển Nha Trang với thành phố hoa Đà Lạt. Con đường được khởi công năm 2004 và hoàn tất tháng 4 năm 2007. Con đường này đi tắt, vượt qua những dãy núi cao, rút ngắn lộ trình chỉ còn 135 km. Vì đi qua núi nên cung đường qua một con đèo dài, rất dài, dài nhất Việt Nam: 33 km (con đèo dài thứ nhì Việt Nam là đèo Pha Đin, dài 32 km). Chẳng những dài, đèo này còn cao nữa. Ở phía Nha Trang, đèo bắt đầu ở độ cao 200 met tại Khánh Lê, và lên dần đến độ cao gần 1.700 met, sau đó xuống dần một chút về phía Lạc Dương (Lâm Đồng) tới độ cao 1.500 met là hết (Đà Lạt ở độ cao này).

Đèo Khánh Vĩnh. Ảnh Panoramio.com

Miền Tây ngoài cổ hủ dừa còn cổ hủ khóm ngon dữ dằn

Ngoài cổ hủ dừa, món ăn đậm chất hương đồng cỏ nội, gần đây bà con ở các vùng trồng khóm còn sử dụng phần ngọn của những cây khóm để róc lá lấy cổ hủ chế biến thành nhiều món ăn độc đáo. 

Cổ hủ khóm tươi - Ảnh: Hoài Vũ 

Trong bữa ăn của người Việt, sau lúa gạo, thịt, cá thì đến rau quả. “Đói ăn rau, đau uống thuốc” là vì thế.

Sản vật Tết Việt

Từ xa xưa, cứ đến dịp Tết Nguyên đán, người Việt lại có thú vui tìm chọn các loại sản vật thơm ngon, quý hiếm, trước là để dâng cúng tổ tiên, sau là cả gia đình sum vầy thưởng thức. Thú vui ấy lâu ngày biến thành một nét văn hóa mang tính truyền thống khá thú vị, bởi nó không chỉ phản ánh cái thú ăn, thú chơi tao nhã của người Việt, mà qua đó còn phản ánh được bản sắc văn hóa Tết của từng vùng miền. 

Thời phong kiến, sản vật ngày Tết dành cho vua chúa và những gia đình quyền quý là những thứ của ngon vật lạ ở trên 
rừng dưới bể như ba ba, đồi mồi, sâm cầm, tổ yến, gà chín cựa… Còn những món dân dã như “Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ. Cây nêu, tràng pháo, bánh chưng xanh” thì nhà nào cũng có, không phân biệt sang hèn. 
Ngày Tết người miền Nam thường bày mâm ngũ quả cúng tổ tiên với bốn loại trái cây chính là: mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài. Bởi theo cách phát âm của người miền Nam thì tên của bốn loại quả này đồng âm với 4 chữ “cầu, vừa, đủ, xài”, ý chỉ sự cầu mong tài lộc nhưng cũng chỉ ở mức vừa đủ chứ không tham nhiều. Ngoài ra, mâm ngũ quả còn có thêm 3 trái thơm (dứa) làm chân đế ở bên dưới để thể hiện sự vững vàng.
Cái thú sưu tầm những của ngon, món lạ vào ngày Tết của người Việt cũng phát triển theo thời gian. Xưa chỉ cần bánh chưng, dưa hành, câu đối đỏ là đã có vị Tết. Nay ngoài những món trên, người Việt còn có thêm nhiều thứ của ngon vật lạ khác như: gà Đông Tảo, bưởi Diễn, đào Nhật Tân, Phật thủ, chuối Đại Hoàng…. (miền Bắc); hoa giấy Thanh Tiên, tranh làng Sình, các món ăn cung đình…. (miền Trung); hoa mai, bưởi Tân Hồng, bánh tét, gà kỳ lân… (miền Nam). Thậm chí, khi cuộc sống đủ đầy, nhiều người còn săn tìm cả những sản vật quý hiếm, đắt tiền như tổ yến, cá anh vũ, cá lăng, gà chín cựa… tức những thứ xa xỉ xưa chỉ dành cho vua chúa, để ăn và chơi Tết. Thế mới biết, đất nước phát triển, người dân ăn Tết chả kém gì vua chúa ngày xưa là mấy.

Hoa đào Nhật Tân, một sản vật nổi tiếng không thể thiếu vào dịp Tết của đất Hà thành. Ảnh: Nguyễn Thắng

Khám phá làng quê châu Âu ở Lâm Đồng

Nông trại Dalat Milk (Dalat Milk Farm) thuộc xã Tutra, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng có đồng cỏ mênh mông xanh mướt nằm bên hồ, phía xa là ngọn núi phủ mây trắng xóa, không khí trong lành, dịu mát như đưa du khách trở về khung cảnh thôn quê châu Âu giữa cao nguyên Lâm Viên. 

Nông trại Dalat Milk nằm cách Tp. Đà Lạt khoảng 25km về phía Nam, du khách đi quốc lộ 20 rồi rẽ trái vào hướng huyện Đơn Dương. Từ ngoài cổng vào Nông trại Dalat Milk, du khách đi theo một lối nhỏ lát đá dẫn đến ngôi nhà theo lối kiến trúc Tây phương xây bằng gạch đỏ. Đây chính là nhà máy chế biến sữa của Công ty Vinamilk. Không gian xung quanh ngôi nhà càng trở nên cổ kính và êm đềm trong ánh nắng cao nguyên vàng như rót mật. 

Nông trại Dalat Milk gợi cảm giác về một làng quê châu Âu giữa cao nguyên Lâm Đồng.

Chiêm ngưỡng 18 Bảo vật Quốc gia

Là đại diện cho các thời đại lịch sử, 18 bảo vật được trưng bày tại Bảo tàng lịch sử Quốc gia phần nào phản ánh diện mạo lịch sử văn hóa, tinh hoa của dân tộc Việt Nam. Mỗi cổ vật ẩn chứa thông điệp từ quá khứ, những câu chuyện thú vị dành cho người xem. 

Nhằm góp phần tôn vinh, quảng bá giá trị của các Bảo vật hiện có, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã tổ chức sự kiện trưng bày đặc biệt: “Bảo vật quốc gia Việt Nam". 18 bảo vật được đặt trong không gian trưng bày trang trọng nhất của Bảo tàng ngay tại sảnh chính. Với những công nghệ chiếu sáng 3D hiện đại lần đầu được áp dụng, không gian trưng bày sự kiện đã đem lại cảm xúc rất mới với khách thăm quan. 

Bảo tàng Lịch sử quốc gia lần đầu tiên trưng bày 18 bảo vật quốc gia đang lưu giữ. Các bảo vật gắn liền với quá trình hình thành quốc gia, dân tộc, từ thời kỳ văn hóa Đông Sơn cách đây hàng nghìn nămđến thời quân chủ chuyên chế, các triều đại phong kiến, có hiện vật gắn liền với sự đấu tranh giải phóng dân tộc. Ảnh: Việt Cường

Làng miến đao Giới Phiên vào vụ Tết

Những người dân trong làng làm miến từ tháng 9 để có đủ sản phẩm phục vụ nhu cầu của người dân trong dịp Tết cổ truyền sắp tới.

Làng nghề miến đao Giới Phiên, Yên Bái có cách đây hơn một thập kỷ. Hương vị dai, giòn, không bị nhừ bở khi nấu cùng mùi thơm của củ dong trồng trên đất Giới Phiên khiến miến đao nơi đây được đông đảo du khách ưa chuộng. Vào dịp lễ, Tết, những con đường vào làng xóm, các sân phủ đầy các phên phơi miến. Toàn xã hiện nay có hơn 60 hộ làm miến thuộc hợp tác xã Miến đao Giới Phiên. 

Đào rừng bừng nở giữa trời sương mù Tây Bắc

Chưa đến Tết nhưng hoa đào phai đã nở hồng bên những sườn núi xanh ở Tây Bắc, khiến khung cảnh thiên nhiên đẹp như một bức tranh.

Dù tiết trời sương mù, du khách lên Tây Bắc thời gian này vẫn dễ dàng nhận ra những cây đào đã bung nở hai bên đường. 

6 thg 2, 2017

Thăm dinh Vạn Thủy Tú tìm hiểu tục thờ cá Ông

Dinh Vạn Thủy Tú là một điểm du lịch khá nổi tiếng ở thành phố du lịch Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đến đây du khách có thể tìm hiểu về tục thờ cá Ông, một nét văn hóa - tín ngưỡng độc đáo của ngư dân vùng biển Nam Trung Bộ.

Dinh Vạn Thủy Tú nằm trên đường Ngư Ông, phường Đức Thắng, thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Đây là một công trình kiến trúc nghệ thuật cổ gắn liền với lịch sử và văn hóa của nghề đi biển, đặc biệt là tục thờ cúng thần Nam Hải (cá Ông - cá voi) của ngư dân tỉnh Bình Thuận nói chung và Phan Thiết nói riêng.

Theo tín ngưỡng của cư dân đi biển vùng Nam Trung Bộ nói riêng và của người Việt nói chung, cá Ông chính là vị thủy thần thường hiện lên cứu giúp họ mỗi khi gặp phải phong ba bão táp, tai nạn trên biển, nên người đi biển rất sùng kính cá Ông, coi như một vị thần hộ mệnh. Vì thế, khi gặp cá Ông chết (tục gọi là cá Ông lụy - PV) người ta thường làm lễ chôn cất và thờ cúng rất thành kính.

5 thg 2, 2017

Ăn cá bò hòm ở Phan Thiết

Bạn có biết con cá này hông?


Ngư dân kêu nó là con cá bò hòm, bởi vì cái mặt nó giống con bò, còn cái mình nó vuông vuông như... cái hòm!

Loài cá này có ở dọc biển miền Nam Trung bộ (Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) nhưng có lẽ là hơi hiếm. Ở Sài Gòn, một số nhà hàng có nhưng giá hơi cao (khoảng 200.000 đến 250.000 đồng một ký) và không phải lúc nào cũng có. Phan Thiết (Bình Thuận) được coi là nơi nổi tiếng với đặc sản này, vì vậy khi tới đây tui ăn thử cho biết.

Tà Xùa - mùa trạng nguyên đỏ thắm

Không chỉ có những thiên đường mây bềnh bồng đầy cảm xúc, Tà Xùa mùa đông còn rực rỡ với những rặng trạng nguyên đỏ thắm. 

Trạng nguyên nơi đầu núi - Ảnh: Giang Nguyên 

Những năm gần đây, ở miền núi phía bắc, thiên đường mây Y Tý đã phải nhường chỗ cho một địa danh mới nổi, Tà Xùa (huyện Bắc Yên, Sơn La).

Ngọt lành bánh gai Tân Quang

Ngã ba Tân Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Trên hành trình xa lắc giữa trời đông giá rét được dừng chân nhẩn nha chiếc bánh gai bên cốc chè xanh bốc khói thật không gì ngon bằng. 

Mỗi khi có xe dừng chân, những hàng bánh gai lại nhộn nhịp khách mua bán - Ảnh: V.N.A. 

9g sáng, xe dừng ở ngã ba Tân Quang, xã Tân Quang, huyện Bắc Quang, Hà Giang. Hành trình còn xa lắc nên anh lái xe bảo mọi người tranh thủ nghỉ ngơi chốc lát để tiếp tục lên đường. Phố nhỏ, những cửa hàng be bé và mấy hàng nước kê sẵn mấy chiếc ghế đơn sơ cho khách đường xa nghỉ ngơi, uống chè xanh.

Vịt dằm Chợ Lầu

Ảnh: Quốc Hanh

Món vịt dằm ở thị trấn Chợ Lầu (huyện Bắc Bình, Bình Thuận) đã trở thành một “thương hiệu ẩm thực” được nhiều người biết và tìm tới thưởng thức.

Để làm món vịt dằm, nguyên liệu chính dĩ nhiên phải là vịt. Nhưng phải vịt nuôi ở xứ đập Đồng Mới, hay xứ đồng Cà Giây, hai cánh đồng lúa ngút ngàn của huyện Bắc Bình chứ không dùng vịt nuôi công nghiệp. Bà Tám Xuân Hội là người dày kinh nghiệm nấu vịt dằm ở Chợ Lầu. 

'Miếng ngon trời đất' cá nanh heo nướng

“Nanh heo ăn dễ khó tìm/Miếng ngon trời đất dẫu gì nghe em”. Đời ngư phủ ở quê tôi, hiếm khi có niềm vui nào to lớn như việc hôm ấy bắt được con cá nanh heo. Chỉ cần nghe tới tên thôi là dân biển đủ hiểu, con cá ấy ngon tới cỡ nào, gây thèm thuồng, ghen tị ra sao. Cá nanh heo vốn chỉ là món quà cho những tay săn cá lão luyện và may mắn.

Độc đáo cá nanh heo nướng