Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Cà Mau. Hiển thị tất cả bài đăng

26 thg 9, 2024

Săn con động vật kỳ lạ nhất hành tinh trong một khu rừng ở Cà Mau ly kỳ, hồi hộp, lôi cuốn

Cá thòi lòi được Tổ chức Sinh vật thế giới xếp vào 1 trong 6 sinh vật kỳ lạ nhất hành tinh bởi có hình dáng ngộ nghĩnh, vừa bơi dưới nước vừa biết kiếm ăn, đào hang trên cạn lại vừa có thể leo cây. Loài cá này ở Cà Mau sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, rừng đước, thịt cá săn chắc...

Loài cá này sinh sống trong tự nhiên, chủ yếu ở bãi bồi ven biển, thịt cá săn chắc, dai ngon, được chế biến thành nhiều món.

Cá thòi lòi rất tinh ranh, nhanh nhẹn trong việc lẩn trốn. Ðể khai thác, người dân vùng bãi bồi đã sáng tạo nhiều cách bắt độc đáo.

Ông Nguyễn Văn Yên, ở ấp Cái Mòi, xã Ðất Mũi, huyện Ngọc Hiển (tỉnh Cà Mau), gắn bó với nghề bắt cá thòi lòi đã hơn 20 năm.

9 thg 8, 2024

Đất rừng U Minh

Rừng U Minh

Tui biết đến tên U Minh từ hồi nhỏ, khi đọc những bài viết của nhà văn Sơn Nam. Những câu chuyện ông kể, và nhất là 2 chữ u minh gợi lên một sự tò mò háo hức về một vùng đất ly kỳ, lạ lẫm.

Tự điển tiếng Việt định nghĩa u minh là tối tăm, mờ mịt và một nghĩa khác là (thế giới) của linh hồn người chết. Tự điển Từ nguyên địa danh Việt Nam của Lê Trung Hoa giải thích địa danh U Minh là “nơi sâu kín tối tăm” như “âm phủ” vì cây rừng rậm rạp.

Rừng U Minh. Ảnh: Lữ hành Việt Nam

5 thg 8, 2024

Bên dòng sông Trẹm

Những người độ tuổi U70 sống ở miền Nam chắc đều đọc hoặc nghe nói đến cuốn tiểu thuyết nổi tiếng Bên dòng sông Trẹm của nhà văn Dương Hà. Tiểu thuyết này được đăng lần đầu vào năm 1951 dưới dạng feuilleton trên báo Sài Gòn mới, sau đó được in thành sách năm 1952. Lúc đó tui chưa đọc vì chưa... được sinh ra! Trước 1975 Bên dòng Sông Trẹm được tái bản khá nhiều lần. Sau 1975 thì bị cấm như bao nhiêu văn hóa phẩm miền Nam khác, sau đó mới được cho in lại.

Ngã Ba sông Trẹm. Ảnh: Báo Nhân dân

28 thg 7, 2024

Trên dòng sông Trẹm

Có rất nhiều con sông đẹp chảy qua mảnh đất cực nam Tổ quốc. Mỗi con sông là một câu chuyện, gắn với một huyền thoại, một dấu ấn riêng. Chảy qua huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau, sông Trẹm là dòng sông nổi tiếng trong cuộc sống và trong văn chương, nghệ thuật. Người dân nơi đây quen gọi con sông với cái tên thân thương, mộc mạc: sông Trèm Trẹm.

Ngã ba sông Trẹm, huyện Thới Bình.

26 thg 6, 2024

Bánh lá rau mơ, món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.

Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.

Ở miền quê, mỗi khi có dịp tập hợp, các chị, các cô vẫn thường tổ chức làm các món bánh dân gian thết đãi mọi người, với bánh lá rau mơ dễ làm, ăn ngon, nên cũng được ưu tiên lựa chọn.

Món cua níu chân du khách

Với lợi thế về độ mặn, thông số môi trường thích hợp phát triển cua thương phẩm, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ cua trong và ngoài nước, cua Ngọc Hiển nói riêng, cua Cà Mau nói chung được đánh giá là ngon nhất cả nước, bởi thịt cua thơm ngon, gạch béo ngậy, trở thành món đặc sản được du khách ưa chuộng.

Theo rà soát, toàn huyện Ngọc Hiển có khoảng 20.000 ha nuôi cua kết hợp với tôm, đa phần người dân chọn con cua là đối tượng có giá trị cao trong phát triển kinh tế. Hiện nay, cua được nuôi theo hình thức quảng cảnh cải tiến, nuôi cua 2 giai đoạn dưới tán rừng có lượng phù sa nhiều giúp cua nuôi phát triển tốt, đạt chất lượng. Con cua được nuôi trong môi trường tự nhiên dưới tán rừng ngập mặn nên thịt cua ngon, gạch béo và giá thành cao so với cua ở các vùng khác. Cua thương phẩm được nuôi khoảng 4 tháng sẽ cho thu hoạch, cua đạt trọng lượng trung bình từ 4-5 con/kg.

Nhớ hoài canh chua cá chốt lá me non

Khi những cơn mưa đầu mùa trút xuống vùng đất cực Nam, cũng là lúc vạn vật như được hồi sinh sau những tháng ngày nắng như thiêu cháy, làm nứt nẻ đồng đất và khô cạn những dòng sông.

Mưa xuống, những cánh đồng xanh hơn, những con sông đầy hơn... Nhớ hoài những cơn mưa đầu mùa ngày trước, tươi tắn nhất là bọn trẻ đồng quê chúng tôi hồi đó: nhớ những buổi tắm sông, những lúc đùa nước. Vốn là con nhà nghèo, nên trong những lúc đùa chơi với sóng, với nước, cũng không quên kiếm cái gì đó cho bữa trưa, cho mâm cơm buổi chiều.

Nhớ lại, khi những cơn mưa đầu mùa trở lại, từng đàn cá chốt kéo nhau về những láng và kênh rạch để đẻ... Tụi nhỏ chúng tôi nhảy ùm xuống kênh rạch để vừa đùa chơi, vừa giăng lưới bắt cá chốt cho bữa ăn gia đình.

Mưa đầu mùa cũng là thời điểm cá chốt đầy trứng. Ảnh: HUỲNH LÂM

Bánh dứa - Tìm lại hương vị xưa

Bánh dứa (hay còn gọi là bánh rây), một trong những loại bánh dân gian có từ lâu đời, rất đỗi quen thuộc với người dân vùng nông thôn.

Dựa vào các bước trong khâu chế biến bánh mà người dân đặt tên cho loại bánh này. Gọi là bánh dứa vì lấy nước lá dứa xay, pha chung với bột nếp để có miếng bánh thơm ngon; còn với tên gọi bánh rây, vì người làm sẽ dùng một cái rổ tre hoặc rổ bằng lưới để rây bột xuống chảo nóng.

Nguyên liệu để làm bánh khá đơn giản, gồm có bột nếp, lá dứa, dừa nạo, đậu phộng và đường. Khâu pha bột với nước lá dứa có vai trò quyết định đến sự thành công của loại bánh này. Rây bột thật nhanh tay, mỏng, tròn đều trong lòng chảo nóng, đậy nắp lại trong vòng 2 phút, bánh kết dính lại, có độ mềm dẻo, phất mùi thơm lá dứa thì mới thành công. Khi bánh chín sẽ chuyển sang màu xanh của lá dứa, thêm nhân dừa, đậu phộng rang, rồi xếp chiếc bánh theo ý thích. Các thao tác phải thuần thục và nhanh chóng.

25 thg 6, 2024

Gần 40 năm giữ nghề làm tương hột

Tương hột là gia vị tạo nên hương vị đậm đà cho những món ăn quen thuộc của người dân Nam Bộ. Dù hiện nay có rất nhiều loại gia vị mới lạ trên thị trường, nhưng nhờ bí quyết tạo ra hương vị đặc trưng, nên nghề làm tương hột của lò tương Cúc Phương (Khóm 7, thị trấn Trần Văn Thời, huyện Trần Văn Thời) vẫn đỏ lửa duy trì và phát triển gần 40 năm nay.

Gia đình vốn là người Hoa nên bà Phú Xí Cúc được mẹ truyền dạy cho nghề làm tương hột. Bà cùng chồng là ông Trần Việt Phương nấu tương hột bán cho khắp các điểm chợ trong huyện, lò tương mang tên hai vợ chồng được mở ra từ năm 1986.

Ðầm Thị Tường - Nơi trải nghiệm độc đáo

Nằm cách trung tâm TP Cà Mau khoảng 40 km, cách thị trấn Sông Ðốc (huyện Trần Văn Thời) khoảng 15 km, đầm Thị Tường, nằm giữa 3 huyện: Trần Văn Thời, Cái Nước và Phú Tân (phần thuộc huyện Cái Nước có diện tích 0,86 ha, không có dân sinh sống). Ðầm Thị Tường có diện tích 700 ha mặt nước, gồm đầm trong, đầm giữa và đầm ngoài.

Ðầm Thị Tường là một trong những địa điểm trải nghiệm độc đáo và thú vị tại Cà Mau. Chỉ cần một ngày trên đầm, tin rằng bạn sẽ có thể khám phá trọn vẹn nhịp sống bình dị và cảnh sắc nên thơ, trữ tình tại đầm nước tự nhiên lớn nhất đồng bằng sông Cửu Long.

Hiện nay, tỉnh Cà Mau đã thực hiện giải phóng mặt bằng, bảo vệ hệ sinh thái nhằm tạo sức hút mời gọi các nhà đầu tư để đưa đầm Thị Tường trở thành khu tham quan, nghỉ dưỡng, kết hợp thể thao nước và tìm hiểu đời sống, văn hoá vùng sông nước, tạo điều kiện cho người dân cùng làm du lịch, hưởng lợi từ du lịch.

Ðầm Thị Tường nhìn từ trên cao.

14 thg 6, 2024

Tàu đò Miệt Thứ một thời

Con tàu đò từ Tà Niên tôi đi mờ sương hôm ấy, đã về đâu trên những dòng sông của miền Nam nước Việt, nơi mỗi phận người đều gắn với đời sông.

Bạn đã bao giờ có cảm giác xốn xang khi ngồi trên con tàu đò mải miết chạy trên những con sông của miền Tây Nam Bộ, nhất là qua những con sông của vùng Miệt Thứ, giáp ranh giữa Kiên Giang và Cà Mau, vào một nửa đêm về sáng như tôi của hơn 40 năm trước chưa?

Năm 1982, từ Tà Niên, một thị tứ của huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang, nhóm sinh viên Trường Đại học Tổng hợp TPHCM chúng tôi đang ở lại đây để viết về anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực lừng danh với trận đốt tàu giặc trên sông Nhật Tảo, trong giai đoạn ông đưa quân khởi nghĩa từ đây tập kích đồn Kiên Giang khiến quân Pháp khiếp vía.

Hỏa hồng Nhật Tảo oanh thiên địa
Kiếm bạt Kiên Giang khấp quỷ thần

(Thơ Huỳnh Mẫn Đạt)

11 thg 5, 2024

"Săn" đặc sản ở rừng

Ở Cà Mau, các khu rừng ngập mặn, bãi bồi ven biển là nơi sinh sống của các loài nhuyễn thể như: vọp, chem chép, ốc len..., thức ăn của chúng chủ yếu là các loại tảo, chất mùn hữu cơ dưới tán rừng. Theo đó, nhiều người dân địa phương mưu sinh từ nghề khai thác nguồn lợi này, tuy vất vả nhưng đem lại nguồn thu nhập cho gia đình.

Trước đây, người dân đi bắt vọp, ốc len... về chỉ để chế biến, cải thiện bữa ăn của gia đình. Nhiều năm trở lại đây, với hương vị thơm ngon đặc trưng, các loại: vọp, ốc len, chem chép... trở thành món đặc sản, được thương lái tìm mua.

Theo chia sẻ của người dân xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, loài vọp, ốc len, chem chép có quanh năm, chủ yếu bắt bằng tay, phải luồn sâu trong rừng ở những khu vực cho phép.

Anh Trần Văn Linh, ấp Xẻo Mắm, xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiển, chia sẻ, anh làm nghề bắt vọp đã trên 15 năm, ngày nào cũng đi bắt, vào lúc nước lớn thì bắt được nhiều hơn nước ròng. Hiện, vọp có giá 80 ngàn đồng/kg, ốc len 100 ngàn đồng/kg, chem chép 80 ngàn đồng/kg và sâm đất 70 ngàn đồng/kg. Một ngày vợ chồng anh cũng kiếm được từ 7-8 kg, có khi hơn 10 kg, thu nhập vài trăm ngàn đồng.

Hành trình mưu sinh của anh Trần Văn Linh, ấp Xẻo Mắm với chiếc vỏ máy và bộ đồ nghề bắt vọp, ốc len…

Món ngon từ chuối ép khô

Nghề ép chuối khô ở huyện Trần Văn Thời hình thành từ rất lâu, chủ yếu tập trung nhiều ở 2 xã: Trần Hợi và Khánh Hưng. Ðây cũng chính là các địa phương nổi tiếng sản xuất chuối ép khô ngon và lớn nhất tỉnh, xây dựng được sản phẩm đạt chuẩn OCOP.

Chuối ép khô tuy có cách chế biến khá đơn giản nhưng đòi hỏi sự khéo léo, công đoạn quan trọng nhất để làm món ngon này là lựa chuối ngon mang đi ép khô, phơi nắng trên vỉ để có màu vàng đẹp, tươm mật ngọt. Sức hấp dẫn của món chuối ép khô không chỉ bởi chuối dẻo, dai vừa phải, có thể ăn trực tiếp như món quà vặt, mà các bà, các chị có tay nghề khéo léo đã biến tấu thành rất nhiều món ngon khác, như chuối ép cuộn cơm dừa, chuối chiên, nướng và làm kẹo chuối...

Chuối được ép mỏng, phơi dưới ánh nắng tự nhiên có mùi thơm ngọt dịu. (Ảnh chụp tại cơ sở sản xuất chuối khô Bảy Hoàng, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời).

Bánh lá rau mơ món ăn dân dã miền quê!

Những ai từng sinh ra, lớn lên ở các miền quê, có lẽ món bánh lá rau mơ đã trở thành một phần ký ức tuổi thơ; món ăn tuy dân dã, nhưng với hương vị đặc trưng ấy khiến nhiều người nhớ và sẽ lạ miệng, thú vị với người lần đầu thưởng thức.

Nguyên liệu chính làm nên hương vị đặc trưng của bánh là lá rau mơ, loại dây leo mọc nhiều ở các bụi rậm, vườn hoang. Cách làm bánh rau mơ cũng khá đơn giản: Nước cốt lá rau mơ pha cùng bột gạo, ít bột củ năng tạo độ dai, mềm, thêm ít gia vị theo ý thích, rồi nhào đều tay, tạo thành khối bột nhão vừa phải.

Từ khối bột này, có 2 cách để tạo ra bánh lá rau mơ mà ông bà xưa thường hay làm: Ðơn giản nhất là bắc xoong nước sôi, nắn bột cho vào nồi luộc; cách 2 công phu hơn là nắn bột mỏng trên lá mít hoặc lá dừa nước rồi hấp cách thuỷ, sẽ cho bánh ngon hơn, giữ trọn mùi thơm của lá rau mơ quyện cùng lá mít, lá dừa và đây cũng là cách làm phổ biến duy trì đến ngày nay. Bánh lá rau mơ còn nóng, ăn kèm nước cốt dừa thắn sền sệt, béo thì người ăn sẽ cảm nhận trọn vẹn vị ngon của món bánh dân dã này.

Ở miền quê, mỗi khi có dịp tập hợp, các chị, các cô vẫn thường tổ chức làm các món bánh dân gian thết đãi mọi người, với bánh lá rau mơ dễ làm, ăn ngon, nên cũng được ưu tiên lựa chọn.

30 thg 3, 2024

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Ven biển Tây Cà Mau có rất nhiều loài cá đù như: đù sóc, đù đỏ dạ, đù kẽm, đù đen... nhưng ngon nhất là cá đù sóc. Cá có thân bầu dục, vảy nhỏ, đầu to, được ngư dân khai thác bằng công cụ lưới cước ven biển; cá tươi, đem xẻ, phơi làm khô rất ngon.

Chị Ðặng Thị Thuý, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết, làm khô cá đù phải chọn cá tươi, đánh sạch vảy, cắt đầu, lóc xương, rửa ruột, để cá ráo nước trước khi muối. Gia vị ướp cá gồm nước mắm, muối, ớt, dầu, đường... ướp độ 2 giờ cho cá thấm rồi đem lên giàn phơi. Thời gian phơi nhanh hay lâu còn tuỳ thuộc vào trời nắng, nhưng theo kinh nghiệm của chị Thuý cũng như bà con xứ biển thì canh thời gian phơi cá làm sao con cá vừa khô và còn độ dẻo mới ngon.

Về Cà Mau du lịch trải nghiệm

Xã hội ngày càng phát triển, thị trường du lịch khai thác theo hướng công nghiệp ngày càng mạnh mẽ, thì vùng đất Cà Mau được du khách khắp nơi tìm đến tham quan, trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, những địa điểm nổi tiếng. Ðiểm mới là du khách còn được thu hút bởi những vùng quê nông thôn yên bình, mát mẻ.

Là tỉnh duy nhất trên cả nước có cả bờ biển Ðông và bờ biển Tây, với 3 mặt giáp biển, Cà Mau lại sở hữu cả 3 hệ sinh thái ngọt - lợ - mặn, mang rất nhiều ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản. Từ đó, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản tạo ra đa dạng sản phẩm chất lượng, giá trị và du lịch nông nghiệp, trải nghiệm còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Các đoàn khách chọn hình thức du lịch trải nghiệm đều có ấn tượng tốt đẹp và muốn lưu lại những khoảnh khắc, kỷ niệm đặc biệt về thiên nhiên và con người Cà Mau.

Khách du lịch trải nghiệm cồn cát dài khoảng 1 km, rộng 500 m, cách bờ khoảng 1 km, có hai con sóng đối ngược nhau và chỉ hiện ra vào thời điểm thuỷ triều nhất định trong ngày.

23 thg 3, 2024

Xanh mát U Minh Hạ

Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cánh rừng tràm có diện tích lớn nhất Việt Nam (hơn 100.000 ha) - vùng đất U Minh Hạ, với cảnh quan và hệ sinh thái vô cùng độc đáo. Cách TP Cà Mau chỉ hơn 20 km là xứ rừng U Minh với hoa tràm nở thơm ngát.

Từ trên cao, rừng tràm U Minh Hạ như một tấm thảm xanh rộng lớn trải dài mút tầm mắt, rất phù hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch. Bên dưới tán tràm xanh ấy là những điểm du lịch sinh thái bình dị, gần gũi với thiên nhiên, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây, như: Khu Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Hương tràm U Minh, Hoa rừng U Minh, Cà Mau - ECO, Mười Ngọt, Sông Trẹm...

Mời du khách hãy đến khám phá và trải nghiệm cảnh đẹp thiên nhiên của vùng đất rừng U Minh Hạ!

Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ, điểm du lịch xanh còn rất hoang sơ, đang mời gọi đầu tư trở thành khu du lịch sinh thái rừng tràm trọng điểm của tỉnh Cà Mau.

25 thg 12, 2023

Giữ thương hiệu cá đồng xứ U Minh

Ðất rừng U Minh ngoài mật ong, một thời còn nổi tiếng với con cá đồng. Thế nhưng, những con cá lóc, cá trê bằng bắp chân người trong các chuyện kể của bác Ba Phi hay những khẩu đìa thu hoạch 5-7 tấn cá ngày nào các cụ cao tuổi thường kể, giờ đã lùi vào quá khứ. Ðất hẹp, người đông và nhiều nguyên nhân khác khiến “của trời cho” ngày càng cạn kiệt. Làm gì để khôi phục nguồn lợi cá đồng, là nỗi trăn trở của những người con xứ U Minh vốn yêu đất, yêu rừng, trong đó có anh Phạm Duy Khanh, chủ Ðiểm Du lịch sinh thái Mười Ngọt (Ấp 4, xã Khánh Bình Tây Bắc, huyện Trần Văn Thời).

“Xứ mình có 2 mùa mưa, nắng. Mùa nắng, các con mương trong rừng cạn nước, mưa lại xì phèn. Hồi mới về đây, cứ vào mùa mưa, mấy con lung trong rừng bị phèn; lươn, cá chết hàng tấn, xót xa lắm. Gia đình cũng thường xuyên nạo vét lòng kênh; khi thu hoạch cá thì bắt con lớn, thả con nhỏ lại để bảo tồn. Nhờ vậy mà mỗi năm cũng có sản lượng cá từ 3-5 tấn”, đó là lời tâm tình của anh Phạm Duy Khanh cách đây độ 3 năm. Khi ấy, anh đang ấp ủ “giấc mơ lớn” khôi phục lại con cá đồng cho xứng với tiềm năng đất rừng.

11 thg 11, 2023

Lạ miệng với “phở ốc hến”

Sự kết hợp giữa bánh phở, hải sản cùng nước dùng chua cay mà chủ quán Dì Út (nằm trên đường Lý Văn Lâm, Phường 1, TP Cà Mau) gọi tên là “phở ốc hến” đã mang lại trải nghiệm vị giác hấp dẫn, mới lạ cho thực khách.

Anh Lâm Huy Hoàng và Lâm Anh Tuấn (ngụ Phường 8, TP Cà Mau) là người đã tạo nên sự kết hợp độc đáo này. Họ là anh em ruột, cùng có nhiều năm kinh nghiệm đứng bếp nhà hàng tại TP Hồ Chí Minh. Dù có công việc ổn định, nhưng hai anh em vẫn quyết về quê lập nghiệp vì mong muốn được ở gần gia đình.

Anh Lâm Anh Tuấn cùng anh trai của mình đã sáng tạo cách nấu phở ốc hến.

10 thg 11, 2023

Chút tình U Minh Hạ

“U Minh và U Minh Hạ khác nhau à?", những người bạn ngạc nhiên khi chúng tôi khẳng định như thế. U Minh Hạ là cách gọi bao hàm cả không gian - thời gian văn hoá của xứ sở cây tràm ở Cà Mau. Nói rộng ra một chút, theo hành trình khẩn hoang, mở đất về phương Nam, U Minh là cách gọi thiên nhiên ban sơ “u u minh minh”, mà Nhà Nam Bộ học Sơn Nam cắt nghĩa nôm na là “hoang vắng, đen tối” và chưa xa, ở thế kỷ XIX, “vùng Cà Mau (được) hiểu là U Minh Hạ”.

Ðón bạn ở xứ Cù Lao Dung, nằm cuối nguồn Sông Hậu, nơi hợp lưu dòng nước các cửa: Trần Ðề (Sóc Trăng), Ðịnh An (Trà Vinh) và Ba Thắc (Bassac, Sóc Trăng). Tôi may mắn từng được đến Cù Lao Dung trong cảm giác quen thuộc và cũng nhiều điều mới mẻ. Lần đó, Tiến sĩ Trịnh Công Lý, Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Sóc Trăng, tâm sự rằng: “9 cửa sông Mê Kông mà người ta hay nhắc đến, thiệt ra đâu còn đầy đủ. Như ở Cù Lao Dung này, cửa Ba Thắc chỉ còn dấu tích lờ mờ và hầu như rất khó nhận biết”.