Làng Đắk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) là nơi sinh sống tập trung của dân tộc Brâu, một trong những dân tộc thiểu số ít người hiện nay ở Kon Tum nói riêng và cả nước nói chung. Xuất phát từ yếu tố mùa vụ và tín ngưỡng đa thần, vạn vật hữu linh, cộng đồng người Brâu đã hình thành và lưu giữ một kho tàng văn hóa truyền thống độc đáo. Trong đó, Lễ cúng trỉa lúa là một hoạt động dân gian tiêu biểu, phản ánh những ước mong, hy vọng của người Brâu về một vụ mùa thu hoạch được nhiều lúa, nhà nhà ấm no, hạnh phúc.
Trước đây, với hình thức canh tác du canh du cư, nên trước mỗi mùa rẫy, người Brâu tiến hành tìm khu rẫy mới. Khi đã chọn được khu đất ưng ý, chủ nhà lấy cây Hla Klro đánh dấu vị trí khu đất của gia đình mình. Theo người Brâu, đất nào có cây Hla Klro thì lúa rẫy mới xanh tốt. Sau khi đánh dấu đất xong sẽ tiến hành phát một khoảng nhỏ để làm phép.
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Brâu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Brâu. Hiển thị tất cả bài đăng
4 thg 8, 2024
22 thg 1, 2024
Giữ nhịp chiêng Tha
Với người Brâu ở làng Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi), chiêng Tha là biểu tượng thông linh giữa thế giới phàm tục của con người với thế giới các vị thần, và là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng. Bởi vậy khi có lễ trọng trong làng, người Brâu mới tổ chức “mời Tha nói” (Tha pơi) để cầu mong các thần linh che chở, bảo trợ cho gia đình có được cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.
Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.
Cùng với dân tộc Rơ Măm, dân tộc Brâu là 1 trong 2 dân tộc rất ít người sinh sống trên địa bàn tỉnh ta. Dân tộc Brâu sinh sống tập trung ở làng Đăk Mế, xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi với 174 hộ, 546 nhân khẩu. Mặc dù số lượng người rất ít nhưng đời sống văn hóa của người Brâu hết sức đa dạng với nhiều lễ hội truyền thống. Các loại nhạc cụ của người Brâu cũng phong phú, bao gồm goong đinh, ting ning, pông pông, đinh pú, klong pút, sáo… Đặc biệt là chiêng Tha, loại chiêng chỉ có trong cộng đồng tộc người Brâu.
Với người Brâu, chiêng Tha không chỉ là nhạc cụ mà còn là biểu tượng cho quyền lực linh thiêng, được coi là thành viên trong gia đình và được gìn giữ như báu vật. Một bộ chiêng Tha có hai chiếc lớn nhỏ khác nhau, đường kính khoảng 45 - 50cm, chiếc nhỏ là chiêng vợ (Chuar) và chiếc lớn hơn là chiêng chồng (Jơ Liêng); mỗi chiêng có khoan 2 lỗ để luồn dây treo lên khi biểu diễn.
20 thg 1, 2024
Độc hành trên Tây Trường Sơn hẻo lánh
"Nên đi đường Đông Trường Sơn vì phía tây hẻo lánh, địa hình đèo dốc liên tục lại thường gặp sương mù, chẳng may xe bị hỏng hóc hoặc lốp xì xẹp chỉ có cách bỏ xe chứ không thể nhờ ai cứu giúp".
Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.
Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.
Huyện biên giới Hướng Hóa đón tôi bằng cơn mưa dầm dề suốt từ cầu Đắk Rông qua đường 9 rồi tới tận thị trấn Khe Sanh vẫn chưa dứt. Trời bắt đầu se lạnh, trái ngược thời tiết khô hanh của Đông Trường Sơn mà tôi đã trải nghiệm trong mấy ngày qua.
Hiện tượng này do ảnh hưởng khí hậu giao thoa giữa Đông và Tây Trường Sơn. Thay vì chạy tiếp vào thị trấn Lao Bảo, do mưa, tôi buộc phải dừng chân ngủ qua đêm tại một nhà nghỉ tọa lạc ngay ngã ba đường 9 - Khe Sanh kề cận tượng đài chiến thắng Khe Sanh. Đây cũng là điểm khởi đầu của Tây Trường Sơn.
25 thg 10, 2023
Đặc sắc văn hóa truyền thống của người Brâu
Dân tộc Brâu là 1 trong 7 DTTS tại chỗ ở Kon Tum với kho tàng văn hóa rất phong phú và đa dạng. Những năm qua, với sự hỗ trợ của Nhà nước, cộng đồng người Brâu ở thôn Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) tích cực gìn giữ bản sắc văn hóa và nỗ lực xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.
Theo già Y Pan - người có uy tín đồng thời là già làng nhiều năm tại thôn Đăk Mế kể rằng, vào năm 1991, làng Brâu truyền thống đã bị cháy và dân làng đã tìm nơi ở mới, định cư tại thôn Đăk Mế hiện tại.
Nhà rông của dân tộc Brâu tại nơi ở mới hiện đã được Nhà nước hỗ trợ phục dựng đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người dân, đồng thời, gìn giữ bản sắc truyền thống. Tổng quan cấu trúc của ngôi làng mới cũng đã ít nhiều có sự thay đổi so với ngày xưa, trong đó giữa làng vẫn là nhà rông “mẹ” dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, hai bên là 2 nhà rông “con” dành cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa truyền thống. Nhà dân xung quanh được xây dựng theo ô bàn cờ, bao quanh trung tâm là các nhà rông, tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt, gắn kết cộng đồng.
Theo già Y Pan - người có uy tín đồng thời là già làng nhiều năm tại thôn Đăk Mế kể rằng, vào năm 1991, làng Brâu truyền thống đã bị cháy và dân làng đã tìm nơi ở mới, định cư tại thôn Đăk Mế hiện tại.
Nhà rông của dân tộc Brâu tại nơi ở mới hiện đã được Nhà nước hỗ trợ phục dựng đảm bảo cuộc sống sinh hoạt cho người dân, đồng thời, gìn giữ bản sắc truyền thống. Tổng quan cấu trúc của ngôi làng mới cũng đã ít nhiều có sự thay đổi so với ngày xưa, trong đó giữa làng vẫn là nhà rông “mẹ” dùng để tổ chức các nghi lễ quan trọng, hai bên là 2 nhà rông “con” dành cho các hoạt động cộng đồng, văn hóa truyền thống. Nhà dân xung quanh được xây dựng theo ô bàn cờ, bao quanh trung tâm là các nhà rông, tạo sự thuận lợi trong sinh hoạt, gắn kết cộng đồng.
16 thg 10, 2022
Ngôi làng độc đáo có cột mốc biên giới đặc biệt nhất Việt Nam - nơi một tiếng gà gáy cả 3 nước đều nghe
Ngã ba Đông Dương, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nơi tiếp giáp 3 nước (Việt Nam – Lào – Campuchia) có ngôi làng độc đáo của dân tộc Brâu-thôn Đăk Mế. Một tiếng gà gáy cất lên từ làng người Brâu thì dân ba nước cùng nghe thấy.
Cột mốc biên giới đặc biệt
Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.
Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.
Cột mốc biên giới đặc biệt
Ngã ba Đông Dương này còn được mệnh danh là khu "tam giác vàng", nơi diễn ra các hoạt động giao thương quan trọng giữa ba nước láng giềng.
Đến với vùng đất ngã ba Đông Dương, dọc hai bên đường những khóm hoa dại xen nhau đua nở. Đặc biệt, tại điểm nhấn cột mốc 3 biên thu hút đông đảo một lượng khách du lịch kéo đến tham quan.
11 thg 5, 2021
Rượu cần men lá của người Brâu
Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.
Vì đặc trưng men lá, nên rượu cần của người Brâu nồng đượm, thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Nhờ tổng hợp nhiều loại cây lá, mỗi loại có đặc tính, công dụng khác nhau nên rượu cần men lá của người Brâu có tác dụng tiêu hóa tốt, trợ lực, bồi bổ sức khỏe.
Vì đặc trưng men lá, nên rượu cần của người Brâu nồng đượm, thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Nhờ tổng hợp nhiều loại cây lá, mỗi loại có đặc tính, công dụng khác nhau nên rượu cần men lá của người Brâu có tác dụng tiêu hóa tốt, trợ lực, bồi bổ sức khỏe.
4 thg 3, 2020
Nhà rông của dân tộc Brâu ở Pờ Y
Cũng như cộng đồng các DTTS tại chỗ ở Kon Tum, nhà rông chiếm một vị trí khá quan trọng trong đời sống văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của dân tộc Brâu. Từ khi chọn vùng đất Đăk Mế (xã Pờ Y, huyện Ngọc Hồi) định cư đến nay, người Brâu đã 3 lần xây dựng nhà rông truyền thống. Với người Brâu, nhà rông gắn liền với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, là nơi sinh hoạt cộng đồng, là biểu tượng cho sức mạnh, sự che chở của thần linh đối với dân làng.
Là người gắn bó với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự phát triển của ngôi làng, bà Y Pan (90 tuổi) già làng Đăk Mế nhớ rõ về lịch sử nhà rông văn hóa của dân tộc bà, từ khi dân làng còn sinh sống trong rừng sâu. Bà Y Pan kể, lúc bấy giờ ngôi làng chỉ có hơn 60 hộ dân. Nhà rông nằm ở vị trí chính giữa làng. Nhà của các hộ dân nằm ở vị trí xung quanh theo hình tròn, cửa chính đều hướng về nhà rông, thể hiện sự đoàn kết và hội tụ sức mạnh cho ngôi làng.
Nhà rông hay nhà ở của các hộ dân đều có sàn nhà cao hơn mặt đất 1 tong pa do (đơn vị đo chiều cao của người Brâu, 1 tong pa do bằng chiều cao của 1 người đàn ông trưởng thành đứng dơ tay). Nhà rông hình vuông nên có 4 phần mái hình tam giác chụm vào nhau hướng lên trên. Nhà ở của các hộ dân hình chữ nhật nên phần mái hình chữ A, có 2 mái chính và phụ (mái chính nằm bên dưới, mái phụ nằm bên trên và có kích thước nhỏ hơn mái chính).
Là người gắn bó với nhiều thăng trầm của cuộc sống và sự phát triển của ngôi làng, bà Y Pan (90 tuổi) già làng Đăk Mế nhớ rõ về lịch sử nhà rông văn hóa của dân tộc bà, từ khi dân làng còn sinh sống trong rừng sâu. Bà Y Pan kể, lúc bấy giờ ngôi làng chỉ có hơn 60 hộ dân. Nhà rông nằm ở vị trí chính giữa làng. Nhà của các hộ dân nằm ở vị trí xung quanh theo hình tròn, cửa chính đều hướng về nhà rông, thể hiện sự đoàn kết và hội tụ sức mạnh cho ngôi làng.
Nhà rông hay nhà ở của các hộ dân đều có sàn nhà cao hơn mặt đất 1 tong pa do (đơn vị đo chiều cao của người Brâu, 1 tong pa do bằng chiều cao của 1 người đàn ông trưởng thành đứng dơ tay). Nhà rông hình vuông nên có 4 phần mái hình tam giác chụm vào nhau hướng lên trên. Nhà ở của các hộ dân hình chữ nhật nên phần mái hình chữ A, có 2 mái chính và phụ (mái chính nằm bên dưới, mái phụ nằm bên trên và có kích thước nhỏ hơn mái chính).
20 thg 6, 2019
Tục cà răng, căng tai làm đẹp của người Brâu ở Tây Nguyên
Để được cộng đồng công nhận là người trưởng thành, xinh đẹp, giàu có… con gái, con trai Brâu ở ngã ba Đông Dương phải cà răng, căng tai.
Người Brâu có nguồn gốc ở Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Hơn 100 năm trước, hai anh em ruột Thao A Jong và Thao Tô dẫn theo bộ phận nhỏ dân tộc này di cư sang Việt Nam. Họ đang định cư ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) với trên 500 nhân khẩu.
Những năm đầu ở vùng đất mới, người Brâu vẫn giữ được các tập tục của dân tộc mình ở đất Lào xa xôi. Trong đó, muốn được cộng đồng xem là người trưởng thành, tự do yêu đương thì con gái, con trai phải trải qua, khẳng định và được đánh dấu bằng một sự kiện luật tục quan trọng: Lễ cà răng (uốt pưng)
Người Brâu có nguồn gốc ở Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Hơn 100 năm trước, hai anh em ruột Thao A Jong và Thao Tô dẫn theo bộ phận nhỏ dân tộc này di cư sang Việt Nam. Họ đang định cư ở làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) với trên 500 nhân khẩu.
Những năm đầu ở vùng đất mới, người Brâu vẫn giữ được các tập tục của dân tộc mình ở đất Lào xa xôi. Trong đó, muốn được cộng đồng xem là người trưởng thành, tự do yêu đương thì con gái, con trai phải trải qua, khẳng định và được đánh dấu bằng một sự kiện luật tục quan trọng: Lễ cà răng (uốt pưng)
Lỗ dái tai của bà Y An có đường kính gần 5 cm. Ảnh: Trần Hóa.
21 thg 3, 2018
Độc đáo Lễ cúng lúa mới của người Brâu
Dân tộc Brâu có nhiều lễ hội trong một năm. Đặc biệt là hệ thống lễ hội liên quan đến vòng đời sinh trưởng và phát triển của cây lúa như lễ mừng lúa mới. Lễ cúng lúa mới thường được tổ chức vào cuối tháng 9 hoặc đầu tháng 10 (dương lịch) hàng năm, khi mà cây lúa trên rẫy đã no sữa...
Với người Brâu, lễ cúng lúa mới là một sự kiện trọng đại của cả làng hay một nhóm gia đình và cũng có thể tổ chức theo từng gia đình. Lễ hội cúng lúa mới cũng là dịp để các gia đình và cộng đồng làng thể hiện niềm vui mừng khi đón những hạt lúa mới thơm ngon, vì mùa màng bội thu và cảm ơn thần linh đã ban cho dân làng được một mùa bội thu, nhà nhà ấm no.
Với người Brâu, lễ cúng lúa mới là một sự kiện trọng đại của cả làng hay một nhóm gia đình và cũng có thể tổ chức theo từng gia đình. Lễ hội cúng lúa mới cũng là dịp để các gia đình và cộng đồng làng thể hiện niềm vui mừng khi đón những hạt lúa mới thơm ngon, vì mùa màng bội thu và cảm ơn thần linh đã ban cho dân làng được một mùa bội thu, nhà nhà ấm no.
24 thg 7, 2017
Nét đẹp trong trang phục dân tộc Brâu
Cũng giống như các dân tộc Tây Nguyên, trang phục dân tộc Brâu dù đơn giản nhưng vẫn toát lên vẻ thanh thoát với màu sắc tinh tế, nhẹ nhàng.
Trước đây bà con dân tộc Brâu dệt áo bằng vỏ cây rừng. Người ta lấy vỏ cây, đập, vắt lấy nước, nấu với nước sôi để dệt thành áo. Nhưng bây giờ bà con không sử dụng thứ ấy nữa. Bây giờ bà con thực hiện nghề thủ công dệt vải, đan vải.
13 thg 8, 2013
Ngã ba Đông Dương - ám ảnh tại chốn thiên đường sắp mất
Tôi từng qua lại và gắn bó với người Brâu ở Ngã ba Đông Dương từ khá lâu, nơi đàn ông cà răng, đàn bà căng tai - dân tộc có số lượng ít vào hàng “đội sổ” trong đại gia đình các dân tộc Việt. Bà con chỉ chủ yếu sinh sống duy nhất ở thôn Đắc Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Bản sắc văn hóa sặc sỡ, sự hoang sơ quyến rũ kỳ lạ của cộng đồng chỉ có vài trăm người này đang mai một từng ngày.
Mỗi lần rời Đắc Mế, tôi lại nghe tin buồn về những miếng ngà voi tròn, vân vi cực đẹp úp vào vành tai (chảy lõng thõng đã “căng” rộng hoác) của các cụ bà Brâu bị bán đi, rồi những chiếc chiêng quý bị mất trộm, bị bán cho tư nhân hoặc cho… bảo tàng nhà nước.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)