Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tập quán. Hiển thị tất cả bài đăng

5 thg 11, 2019

Đặc sắc lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô

Với những nghi thức đặc sắc, độc đáo, lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô (thôn Sảng Pả A, thị trấn Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) không chỉ là một sự kiện mang tính tín ngưỡng dân gian mà còn là nét đẹp văn hóa được lưu truyền từ đời này tới đời khác của đồng bào nơi đây.

Nét đẹp văn hóa


Lễ rửa làng bắt nguồn từ một sự tích là một năm bao giờ cũng có cái may và cái rủi. Dù thu hoạch mùa màng vụ vừa rồi thắng lợi, nhưng người ta vẫn nghĩ tới rủi ro. Thế là họ phải rửa làng cho sạch sẽ, khang trang.

Lễ rửa làng của dân tộc Lô Lô 3 năm tổ chức một lần thường là vào ngày 15/5 và 05/6 âm lịch, người dân trong vùng tập trung lại, họp bàn trong dòng họ dân tộc Lô Lô để bàn bạc chuẩn bị chọn ngày đẹp, mua đồ lễ, mời thầy cúng làm lễ. Theo phong tục người Lô Lô cúng xong 9 ngày sau không cho người lạ vào trong làng, với ý nghĩa người lạ vào làng là phần cúng đó không thành công, tà ma lại quay về. Và phạt người lạ đó mua lễ vật và bắt đầu cúng lại lần nữa.

Đồng bào Lô Lô tái hiện lễ rửa làng tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam. Ảnh: Ngọc Tân 

23 thg 10, 2019

Những tập quán sinh hoạt đáng trân trọng của đồng bào dân tộc M’nông

Vấn đề về tập tục, về văn hóa, tín ngưỡng… của người M’nông là những đề tài khá rộng nên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập vài nét nhỏ về tập quán, đời sống sinh hoạt và tính cách con người M’nông xưa, từ khoảng thập niên 80 của thế kỷ 20 trở về trước.

Đồng bào M'nông hát Tâm Pớt trong Hội xuân Mậu Tuất 2018. Ảnh: Mỹ Hằng 

Trước ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam tháng 4/1975, người M’nông vùng Quảng Đức (Đắk Nông) còn lạc hậu, chậm phát triển. Nhưng họ lại là tộc người có tính cộng đồng cao, với cuộc sống hết sức đơn giản, thật thà, thương người và có lòng sẻ chia. Một tính cách vô cùng đáng yêu, đáng trân trọng mà người viết đã từng gần gũi, tiếp xúc trong những năm của thập niên 60, 70, 80 của thế kỷ trước.

20 thg 8, 2019

Ý nghĩa lễ nâng khăn đầu trong đám cưới của người Mạ

Cùng với sự giao thoa văn hóa và thay đổi thích nghi trong đời sống hiện đại, đám cưới của người Mạ trên địa bàn tỉnh Đắk Nông cũng có sự biến đổi theo hướng tối giản hơn. Nhiều nghi lễ rườm rà và hủ tục được xóa bỏ, nhưng một số nghi thức mang ý nghĩa tốt đẹp vẫn được giữ gìn, thực hiện qua nhiều thế hệ như lễ nâng khăn đầu (còn gọi là lễ nâng đầu), lễ cúng thần linh - tổ tiên, lễ trùm chăn,...

Chú rể đặt lễ vật tặng lên đầu người thân 

Đám cưới của người Mạ hiện nay thường diễn ra trong 2 ngày tại nhà gái. Ngày đầu tiên sẽ thực hiện các nghi thức truyền trống, ngày thứ hai tổ chức tiệc cưới mời khách như kiểu người Kinh. Lễ nâng khăn đầu diễn ra trong buổi sáng ngày đầu tiên. Buổi lễ được tổ chức với ý nghĩa cô dâu - chú rể tôn trọng dòng họ hai bên, từ nay trở thành người thân, ruột thịt. Sau lễ này, cô dâu - chú rể cũng sẽ đổi cách xưng hô với mọi người hai bên gia đình.

19 thg 8, 2019

Giải mã ché thiêng của người Ê Đê

Người Ê Đê có kho tàng văn hóa vô cùng phong phú và đặc sắc, trong đó, ché không chỉ là vật dụng để ủ rượu cần mà còn là báu vật thiêng - hội tụ các giá trị văn hóa, lịch sử của người Ê Đê. Tìm hiểu về ché để giải mã những bí ẩn và thông điệp của người xưa gửi gắm.

Sự sáng tạo đặc biệt


Trong văn hóa truyền thống, dân gian của người Ê Đê, những biểu tượng văn hóa của đồng bào thường là những vật có kích thước khá to lớn, được coi như là báu vật, thể hiện thế lực và sự giàu có cũng như sự linh thiêng: Nhà dài, dàn chiêng đồng, trống h’gơr, ghế k’pan và ché rượu cần. 

Ché không chỉ để chứa rượu cần mà còn là vật thiêng trú ngụ của các vị thần, luôn có mặt trong các nghi thức tín ngưỡng của người Ê Đê. 

16 thg 6, 2019

Vỏ bầu khô - Vật dụng độc đáo của đồng bào Ba Na

Vỏ bầu khô là vật dụng không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của đồng bào dân tộc Ba Na ở thành phố Kon Tum. Vỏ bầu to người dân dùng để đựng nước uống, đựng cháo mang đi làm rẫy hay cất giữ hạt giống; vỏ bầu nhỏ được cắt ra làm muỗng múc canh, múc rượu hay đơn giản là kết thành chiếc chuông gió trang trí trước cửa nhà…

Chiều muộn, khi chúng tôi đến làng Kon Jơ Dri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) thì bà con nơi đây cũng bắt đầu đi rẫy về. Đã thành thói quen, nhiều phụ nữ thường ghé giọt nước của làng rửa chân tay rồi lấy nước về nấu cơm. Nước được phụ nữ đựng trong những vỏ bầu, cho vào gùi rồi mang về nhà.

Bà Y Mai ở làng Kon Jơ Dri cho biết: Vỏ bầu khô là vật dụng thân thuộc trong đời sống của đồng bào Ba Na trước đây. Vỏ bầu khô thường được người dân dùng để chứa nước lấy từ giọt mang về nhà; đựng nước, đựng cháo khi đi làm rẫy; những người khéo tay còn biết chế tác vỏ bầu kết hợp với các nguyên liệu khác thành các loại nhạc cụ… Giờ tuy ít được sử dụng hơn, nhưng một số gia đình vẫn dùng vỏ bầu để đựng nước mang đi làm, đựng rượu đãi khách hay để trưng bày cho đẹp.

'Báu vật' trong gian bếp của người Thái Nghệ An

“Mò nừng” là một phần trong bộ công cụ đồ xôi của người Thái. 

Ngày nay, cộng đồng người Thái đã và đang có những thay đổi nhất định trong các sinh hoạt, ăn uống, nhưng gạo nếp vẫn đóng vai trò là lương thực quan trọng. Vì thế mà dụng cụ đồ xôi vẫn khá phổ biến ở những gia đình người Thái. 

Phụ nữ Thái thường dùng mò nừng để hông xôi. Ảnh: Hữu Vi 

Từ nhiều thế hệ nay, bộ dụng cụ này không hề thay đổi. Nó gồm 2 phần, phía trên là một ống gỗ hình trụ, đường kính từ 20 - 30 cm, cao trên 40 cm được khoét từ cây sung và một số loài gỗ mọc ven sông suối khác. Tiếng Thái gọi là “hay” hoặc là “khay”.

9 thg 5, 2019

Giá trị nhân văn trong lễ cưới truyền thống của người M’nông

Ngoài những nghi lễ liên quan đến lao động, sản xuất, người M’nông còn có hệ thống nghi lễ liên quan đến vòng đời người như: lễ mừng sức khỏe, lễ đặt tên cho con, lễ trưởng thành, lễ cưới… Trong đó, lễ cưới bao gồm các bước: dạm ngõ, ăn hỏi, cưới, lại mặt. 

Quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa và hội nhập đời sống hiện đại, lễ cưới của người M’nông có sự thay đổi theo hướng tối giản hơn, nhiều hủ tục xóa bỏ. Mặc dù vậy, một số nghi thức truyền thống độc đáo vẫn được người M’nông lưu giữ, chứa đựng nhiều giá trị nhân văn sâu sắc.

Nhà trai chuẩn bị lễ vật đến hỏi cưới cô gái 

29 thg 4, 2019

Độc đáo nhà nửa sàn nửa đất của người Dao

Sống ở miền núi, trong môi trường tự nhiên có rừng cây, đồng bào người Dao đã dùng các loại cây gỗ, tre nứa, lá để làm nhà ở. Đây là các loại cây mọc tự nhiên trong rừng nơi nào cũng sẵn, đồng bào chỉ việc vào rừng lấy về, gia công thành cột, kèo, xà rồi dựng thành nhà ở.

Cấu trúc ngôi nhà

Nhà truyền thống người Dao (Nga Hoàng, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc) là nhà nửa sàn, nửa đất, tiếng Dao gọi là “gẳng pằng gẳng thin’’. Nhà được làm trên nền đất dốc, phổ biến là nhà ngoãm nên vì kèo đơn giản. 


5 thg 3, 2019

Độc đáo củi hứa hôn của thiếu nữ Giẻ-Triêng

Trước khi cưới, các cô gái phải chuẩn bị hàng trăm bó củi rừng để đưa sang nhà chồng. Họ gọi đó là củi hứa hôn. Đây là nét văn hóa độc đáo, đậm đà bản sắc của người Giẻ-Triêng ở vùng biên giới 2 huyện Ngọc Hồi và Đăk Glei. Bây giờ, tục này vẫn duy trì...

Chuẩn bị củi hứa hôn từ tuổi 15


Đầu năm 2019, theo chân ông A Xíu - cán bộ Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đăk Glei về làng Đăk Ung (xã Đăk Nhoong), chúng tôi chứng kiến nhiều nhà có "núi" củi hai đầu phẳng phiu xếp ngay ngắn bên hiên nhà, trước sân.

A Xíu cho biết đó là "củi hứa hôn" của con gái người Giẻ -Triêng trong làng, phần lớn là củi đã "bắt chồng" rồi (nghĩa là đã làm đám cưới).

Đến nhà bà Y Lép, thấy đống củi cao còn mới, hỏi thì quả là nhà vừa làm đám cưới cho con trai.

"Con gái Giẻ -Triêng là vậy. Muốn cưới chồng phải chuẩn bị củi hứa hôn. Bây giờ mỗi đứa chỉ làm 100-200 bó củi thôi, còn ngày xưa phải làm gấp 2-3 lần" - bà Y Lép nói.

Giúp thiếu nữ chuẩn bị củi hứa hôn 

15 thg 11, 2018

Dự lễ cúng thần bếp của người Thái Nghệ An

Trong ngày đầu tiên dọn đến nhà mới, người Thái xứ Nghệ thường cúng thần bếp với một bát muối và một bát gạo 

Anh Vi Văn Canh, bản Nam Đình xã Chi Khê (Con Cuông) vừa hoàn thành ngôi nhà sàn gỗ. Anh được những cao niên trong cộng đồng góp ý về tầm quan trọng của căn bếp, đặc biệt là cách chọn ngày giờ. Trong ngày lợp nhà, anh giao cho chị vợ làm người nhóm bếp.

Theo quan niệm của cộng đồng người Thái nơi đây việc nhóm bếp là nhiệm vụ của phụ nữ trong nhà hoặc bên họ ngoại. Trước đó khi đắp khuôn bếp, người ta đã chọn hai thanh củi lớn tượng trưng cho họ nội và họ ngoại, còn những thanh nhỏ hơn gác lên hai thanh lớn là vợ chồng, con cái sum vầy. 

Trong quan niệm tâm linh của người Thái, bếp là nơi có nhiều điều linh thiêng. Ảnh : Hữu Vi 

18 thg 4, 2018

Kỳ bí bầu vú, cầu thang và các báu vật của nhà dài

Nhà dài của dân tộc Ê Đê luôn có cầu thang đực và cầu thang cái. Ai vinh dự được mời đi cầu thang cái thì nên 'biết điều' nắm hai bầu vú khắc trên cầu thang.

Một ngôi nhà của dân tộc Ê Đê 

14 thg 4, 2018

Đặc sắc đám cưới của người Bố Y

Lễ cưới của người Bố Y thường được tổ chức vào ba tháng cuối năm, khi mà mùa màng, ruộng nương đã thu hoạch xong. Việc hỏi, mối qua lại phải đủ sáu lần và thời gian chuẩn bị cho đám cưới khá dài. Lễ cưới được diễn ra trong vòng bốn ngày, ngày thứ ba là ngày đại lễ đón cô dâu về nhà. 

Quá trình mối hỏi (Khừ nầu)
Lễ cưới của người Bố Y được trải qua nhiều giai đoạn. Khi hỏi vợ cho con, cha mẹ nhờ hai bà có tư cách trong làng làm mối. Quá trình mối hỏi diễn ra trước đám cưới bao giờ cũng phải qua 6 lần.

Lần thứ nhất, nhà trai nhờ bà mối sang hỏi ý kiến nhà gái. Nếu gia đình nhà gái tỏ ý bằng lòng và nhận lời thì bà mối có trách nhiệm về thông báo cho gia đình nhà trai được biết để chuẩn bị cho lần gặp gỡ tiếp theo.

3 thg 4, 2018

Gùi - Vật “bất ly thân” của người dân vùng núi Ngọc Linh

Chiếc gùi là sự sáng tạo trong quá trình lao động của đồng bào dân tộc thiểu số, nó là vật dụng gắn liền với cuộc sống thường ngày của mỗi người, mỗi gia đình. Ở vùng núi cao Ngọc Linh (huyện Đăk Glei), chiếc gùi dường như có vai trò đặc biệt quan trọng và được xem là vật “bất ly thân” của mỗi nhà, mỗi người dân nơi đây.

Xã Ngọc Linh có địa hình đồi núi tương đối phức tạp nên trước hết gùi là phương tiện phổ biến để người dân vận chuyển hàng hoá, đồ đạc, nông sản. Toàn xã có 17 thôn, làng thì có tới 8 thôn, làng nằm cheo leo trên núi cao, chưa có đường xe đi lên; các làng còn lại dù ở dưới thấp, có đường xe tới, nhưng từ dưới đường lên đến nhà của mỗi gia đình hầu như cũng chỉ có cách đi bộ.

Đồng bào Xơ Đăng sinh sống trong điều kiện địa hình khó khăn như vậy, không thể dùng các phương thức vận chuyển như xe hay kể cả gánh gồng, đội, vác thì gùi là phương thức vận chuyển phù hợp nhất. Nó được ví như chiếc địu, như chiếc ba lô, chiếc túi xách... giúp họ vận chuyển hàng hoá từ nơi mua sắm về nhà, đưa nông sản từ trên rẫy về rồi từ nhà xuống trung tâm xã để bán...

Trong mỗi gia đình người Xơ Đăng ở Ngọc Linh đều có hàng chục chiếc gùi lớn nhỏ. Ảnh: T.H 

26 thg 3, 2018

Tục ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm của người Ba Na ở làng Kon Brap zu

Hàng năm, từ cuối tháng 9 đến đầu tháng 10 dương lịch, vào thời điểm lúa trổ bông, bà con đồng bào Ba Na ở làng Kon Brap Zu (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) lại tổ chức Tết Ét Đoong để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi, cuộc sống dân làng no đủ. Trong ngày Tết Ét Đoong, đồng bào Ba Na nơi đây tổ chức ăn những hạt lúa giống cuối cùng trong năm để chuẩn bị đón những hạt lúa mới từ rẫy về…
Bí thư chi bộ, già làng A Jring Đeng gọi điện mời chúng tôi về làng đón Tết Ét Đoong cùng với dân làng. Già căn dặn, ngày Tết dù diễn ra cả ngày nhưng để hiểu biết được nét văn hóa độc đáo của cộng đồng người Ba Na nơi đây phải đến từ sớm, bởi từ 6 đến 7 giờ sáng, nhà nhà nơi đây đã thực hiện nghi lễ cúng và ăn những hạt giống lúa cuối cùng trong năm.

Là đảng viên mẫu mực, từng làm cán bộ lãnh đạo xã, khi về nghỉ hưu tại địa phương, già A Jring Đeng được dân làng tín nhiệm bầu chọn làm già làng. Với trách nhiệm của mình, già A Jring Đeng luôn tích cực tuyên truyền, vận động bà con dân làng gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Già làng A Jring chuẩn bị con dúi để cúng Tết Ét Đoang 

22 thg 3, 2018

Người Xê Đăng ở Đăk Psi “đón nia lửa mới vào nhà”

Một trong các nghi lễ độc đáo diễn ra trong lễ hội ăn cơm mới của đồng bào Xê Đăng ở xã Đăk Psi (huyện Đăk Hà) là việc đón nia lửa mới vào nhà. Nia lửa mới tượng trưng cho tinh thần, sức mạnh, sự ấm áp và no đủ của dân làng. Bởi lẽ đó, bắt đầu đi đến ăn cơm mới ở từng hộ gia đình, già làng luôn là người đi đầu để mang nia lửa mới đến với từng gia đình...

Đã thành phong tục truyền thống, hàng năm, khi những hạt lúa trên rẫy bắt đầu chín vàng, bà con Xê Đăng ở các làng Đăk Rơ Wang, Đăk Pơ Trang, Kon Pao, Kon Pao Kram (xã Đăk Psi) lại tổ chức lễ hội ăn cơm mới và đón nia lửa mới vào nhà.

Men theo con đường tránh lũ Đăk Psi (nối từ xã Diên Bình, huyện Đăk Tô vào đến tận các thôn làng của xã Đăk Psi) vừa láng nhựa phẳng lì, chúng tôi về làng Đăk Rơ Wang để ăn cơm mới cùng bà con dân làng theo lời mời của thôn trưởng, già làng. Từ sáng sớm, mọi gia đình nơi đây đều đã thức dậy để quét dọn nhà cửa, vườn tược sạch đẹp.

27 thg 11, 2017

Lễ mừng nhà mới của người Cơ Tu

Lễ mừng nhà mới là nét văn hóa đặc sắc trong kho tàng văn hóa của đồng bào người Cơ Tu được trao truyền qua nhiều thế hệ. Với các nghi lễ mang đậm những nét đặc trưng, đây là hoạt động sinh hoạt cộng đồng thể hiện tính nhân văn sâu sắc giữa con người với con người cùng chung sống, cùng giúp đỡ chung tay xây dựng bản làng ngày càng giàu đẹp. 

Khi dựng nhà xong, người Cơ Tu tổ chức Lễ mừng nhà mới, trước là để cảm tạ Giàng đã che chở sau là để cảm ơn mọi người trong buôn làng đã góp công, góp của giúp gia chủ dựng được ngôi nhà mới. Với họ thời điểm đẹp nhất để làm lễ là sau ngày rằm 3 ngày. Buổi lễ luôn bắt đầu vào buổi sáng bởi theo quan niệm buổi sáng là dương thể hiện cho sự sinh sôi phát triển của vạn vật.

Các nghi thức chính trong Lễ mừng nhà mới bao gồm: Lễ tế vật sống, Lễ tảy rửa nhà; Cầu phúc, tạo lửa cho nhà mới; Lễ cảm ơn những người thợ, góp công làm giúp nhà mới; Thợ cầu phúc cho chủ nhà; Ăn mừng nhà mới…

Theo quan niệm của người Cơ Tu, cây nêu như là cầu nối giữa Giàng trên trời với dương gian. Trong những nghi lễ bắt buộc mọi người phải dựng cây nêu để mời các vị thần qua cây nêu về trần.

4 thg 10, 2017

Nhà trình tường độc đáo ở Hà Giang lên báo nước ngoài

Nhà trình tường được xây dựng bằng đất với những nét độc đáo của đồng bào trên vùng cao Quản Bạ, Hà Giang.

Nhà trình tường là nhà có những bức tường bằng đất, trong đất làm tường phải có độ dẻo tạo kết dính cao, trong đất phải có sỏi nhỏ tạo nên độ cứng. 

17 thg 9, 2017

Ném pao - trò chơi độc đáo của người Mông

Ném pao (pó po) - trò chơi dân gian truyền thống đã trở thành hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa nhân văn cao đẹp. Trò chơi ném pao của người Mông là một trong những nét văn hóa độc đáo, đặc trưng của tộc người.

Độc đáo trong cách chơi


Quả pao hay còn được gọi là “Lu po” được khâu nối các miếng vải lanh thành trái tròn, to bằng quả cam, bên trong nhồi hạt lanh hoặc bông vải. Ngày nay, để tạo sắc màu cho quả pao, các thiếu nữ Mông còn dùng thổ cẩm của người Thái, hay lụa tơ tằm để tạo sự mềm mại cho quả pao. Quả pao được tạo nên từ những đôi bàn tay khéo léo tỉ mỉ của các cô gái Mông. Pao của các thiếu nữ thường to, màu sắc bắt mắt và sặc sỡ hơn, còn pao của các cô bé mới lớn đơn giản hơn, bé hơn và có màu đen.

Tết Mông ở Tà Xùa. 

4 thg 9, 2017

Kpan - Chiếc ghế quyền lực của người Ê đê

Khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về giai cấp địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại.

Kpan là tên gọi một loại ghế dài của người Ê đê làm bằng thân cây gỗ, được đặt trong nhà dài, thường dùng làm chỗ ngồi của đội cồng chiêng trống trong các dịp lễ hội, các lễ cúng quan trọng.

Người Ê Đê coi Kpan là chiếc ghế quyền lực, vì chỉ người giàu có ngôi nhà rất dài mới sở hữu được ghế Kpan. Và khi cùng ngồi trên ghế Kpan, mọi hận thù, khoảng cách về giai cấp địa vị sẽ được xóa đi, chỉ có tình cảm chân thành đọng lại. Do vậy, rước ghế K’pan là một nghi lễ không thể thiếu để đảm bảo sự linh thiêng của Kpan.

Kpan là chiếc ghế độc lập được đẽo từ nguyên một cây gỗ, dài từ 5m đến 15m, rộng khoảng 70-90cm, với độ dày chừng 8cm, hơi cong ở hai đầu tạo dáng vẻ vừa mềm mại vừa vững chắc mạnh mẽ. Làm được Kpan, đòi hỏi sức mạnh tập thể rất lớn, làm trong 7 ngày, 11 ngày hoặc 13 ngày. 

Ghế Kpan của người Ê đê - Ảnh: KT 

3 thg 9, 2017

Kagor - Con thuyền linh thiêng của người Raglai

Người Raglai sống ở vùng đất cao, chuyên làm nương rẫy nhưng khi một ai đó qua đời, họ nhất định lại có một chuyến đi trên chiếc thuyền gỗ Kagor linh thiêng để cập bến với tổ tiên và mãi mãi chia tay với những người còn sống. 

Lễ Bỏ mả là nghi lễ quan trọng nhất trong đời sống tâm linh của người Raglai. Họ quan niệm có hai thế giới cùng tồn tại là thế giới của người sống và thế giới của người chết. Lễ Bỏ mả là buổi lễ người sống nhất định phải tổ chức để dứt quan hệ và đưa tiễn người đã mất về với thế giới của tổ tiên. Trong cuộc chia tay vĩnh viễn kéo dài ba ngày này, Kagor là vật linh thiêng, là trung tâm và được người Raglai hướng về với tất cả lòng thành kính.

Trước ngày làm Lễ Bỏ mả, người thân của người đã khuất phải xem ngày lành, chuẩn bị những lễ vật ...và đặc biệt là làm thuyền Kagor. Kagor được làm bằng gỗ trên đó người ta dựng nhà, làm hàng rào, vẽ hoạ tiết hình mặt trời, mặt trăng, cây cối, chim chóc, hình con rồng.... Người Raglai giờ sống ở trên cao làm nương làm rẫy nhưng trong tâm niệm mỗi người cuộc sống của tổ tiên xa xưa gắn liền với biển. Họ tin rằng chiếc thuyền Kagor sẽ đưa người chết đến được nơi trú ngụ của ông bà tổ tiên.

Chiếc thuyền gỗ linh thiêng dùng trong Lễ Bỏ mả. Được làm bằng gỗ với những trang trí cầu kỳ, thuyền Kagor là vật rất linh thiêng với người Raglai. Theo tín ngưỡng của họ, Đây nơi trú, là cầu nối đưa linh hồn người chết về với thế giới của tổ tiên.