16 thg 12, 2010

Vườn tượng Phạm văn Hạng

Những ngày này năm ngoái tôi lang thang một mình ở Đà Lạt.

Một mình, nhưng có Trần Đức Tài thân thiết ở đó. Anh biết tôi buồn và hoang mang nên đưa đi chơi.


Đi đâu? Đồi Mộng mơ, Thung lũng Vàng, thác D'Atanla...? Ôi trời, những nơi đó không phải cho cái gã tửng tửng đang trong trạng thái tưng tưng như tôi (và có lẽ cả Tài).


Đi chơi ở chỗ nào mà các tour du lịch không biết, không đưa khách đến và... không tốn tiền càng tốt.


Thế là 2 gã tưng tưng đi dạo lung tung trong khu biệt thự cổ trên đường Trần Hưng Đạo (đã viết trong entry Những ngôi biệt thự cổ). Từ khu biệt thự này, đi bộ lang thang trên đường Trần Hưng Đạo rồi rẽ trái sang đường Yên Thế, chúng tôi tới vườn tượng của điêu khắc gia Phạm văn Hạng.


Tôi tự biết mình không thể viết về nơi này hay như anh Nguyễn Hàng Tình (một cư dân Đà Lạt) nên post lên bài viết của anh để các bạn đọc (Phạm Văn Hạng và vườn tượng đầu tiên ở Đà Lạt).


Vườn tượng Phạm văn Hạng


Phạm Văn Hạng và vườn tượng đầu tiên ở Đà Lạt

Phạm Văn Hạng trong vườn tượng của mình 

Rừng Yên Thế là một trong những cánh rừng hiếm hoi còn sót lại giữa thành phố Đà Lạt. Và rồi, nhà điêu khắc VN đương đại Phạm Văn Hạng bất chợt xuất hiện, thổi vào đó một linh hồn: Vườn tượng đầu tiên ở thành phố cao nguyên ra đời … 

Hạng xuất hiện ở đồi thông Yên Thế của Đà Lạt lặng im từ đầu năm ngoái. Ông lặng im mà sáng tạo, tạc tượng âm thầm suốt một năm trời, thực thi cái ước nguyện: phải để lại cho thành phố cao nguyên thơ mộng này một vườn điêu khắc nghệ thuật.

9 thg 12, 2010

Cafe sách Hoa Violet Ngày Thứ Tư

Trong khuôn viên khu biệt thự cổ CADASA ở Đà Lạt có một quán cafe mang tên khá gây sự chú ý: Cafe Sách Hoa Violet Ngày Thứ Tư.


HOA VIOLET NGÀY THỨ TƯ là tên một  truyện ngắn của nhà văn Pháp André Mauroix nổi tiếng.

HOA VIOLET NGÀY THỨ TƯ là câu chuyện tình lãng mạn, giữa người lính André và cô ca sĩ Jennie xinh đẹp, lừng danh một thời. Cứ mỗi chiều thứ tư, chàng lính trẻ ôm một bó hoa Violet với lòng náo nức, rạo rực đến nhà hát lớn kinh thành Paris và chờ đến cuối giờ cô ca sĩ hát xong sẽ cố vượt lên phía trước để tặng cho được những đóa hoa tươi thắm. Nhưng gần như không có lúc nào chàng lính trẻ thực hiện được mong ước của mình, vì vây quanh nàng ca sĩ là những bá tước, vương tôn, công tử,… Gần như nàng ca sĩ lừng danh ấy không hề để ý đến người lính trẻ đứng ở một góc của nhà hát đang nhìn mình say đắm. Tuy vậy, chàng lính trẻ André vẫn không nản lòng, cứ kiên nhẫn đến nhà hát vào mỗi chiều thứ tư với hy vọng tặng được cho người mình yêu những đóa hoa violet tươi thắm.

Tất cả những nỗi nhớ thương, và tình yêu nồng thắm được chàng lính trẻ viết thành những trang nhật ký. Cho đến một ngày, sau một cuộc hành quân, người lính trẻ ngã xuống. Trong cơn hấp hối André đã kịp dặn người đồng đội của mình cố gắng mang cuốn nhật ký về người cha thân yêu của mình ở Paris và tìm cách trao tận tay Jennie.





8 thg 12, 2010

Những ngôi biệt thự cổ

Trên đường Trần Hưng Đạo, thành phố Đà Lạt, có 13 ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp.13 căn biệt thự cổ này có diện tích từ 3.000 đến 7.000 m2 mỗi căn (tính cả khuôn viên) gần như bỏ hoang.

Thế rồi vào năm 2005, công ty cổ phần CADASA trúng thầu thuê 13 căn biệt thự này trong vòng 50 năm, với giá thuê là 4 tỷ đồng/năm, đóng tiền trước 5 năm. Nghĩa là CADASA phải bỏ ra ngay 20 tỷ đồng để thuê một đống Nền cũ lâu đài bóng tịch dương.


Photobucket

Sau đó, họ phải bỏ ra (nghe nói là) hàng triệu đô để tôn tạo lại các ngôi biệt thự, cả phần nội thất bên trong lẫn hoa cỏ xung quanh. Khu vực này trở thành khu nghỉ dưỡng cao cấp (một dạng resort). Hoàn tất vào cuối năm 2009.

Dĩ nhiên, nếu bạn có nhiều tiền và đi nghỉ mát ở Đà Lạt thì đây quả là một nơi lý tưởng (nếu là đi hưởng tuần trăng mật nữa thì ôi chao thật là quá đã...)


Photobucket

Nhưng ở đây tôi không xúi các bạn vô đó ở, vì bản thân tôi cũng... không đủ tiền vô. Tôi chỉ gợi ý các bạn một chuyện rất hay như sau:

Nếu bạn là người thích chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc, thích khung cảnh thiên nhiên, thích chụp ảnh... thì khi đến Đà Lạt hãy vào đây tham quan một vòng cho sướng!


Photobucket

13 căn biệt thự với 13 khuôn viên, mỗi căn mỗi vẻ thật tuyệt vời và hấp dẫn cho những ai đam mê vẻ đẹp kiến trúc. Bạn hãy vào đó, thoải mái chiêm ngưỡng, thoải mái chụp ảnh và thoải mái nghỉ ngơi bên những vườn hoa tuyệt diệu.

Photobucket

Photobucket

Sau đó, bạn thoải mái... đi ra mà không phải trả một đồng xu nào.


Hi hi, giống như tui vậy. Tui tỉnh bơ vô đó đi lang thang từ căn biệt thự thứ nhất đến căn thứ 13, mỗi nơi ngắm nghía một tí, chụp ảnh một đống. Đi suốt một buổi sáng, và hân hoan thong thả ra về... (không quên quay lại nở một nụ cười làm ra vẻ cảm ơn!).

 Photobucket


Photobucket


Photobucket

Vô chơi đi các bạn, người ta tốn mấy chục tỷ để làm, mình không tốn xu nào vẫn thưởng thức được. Tội gì bỏ? Uổng lắm!

Phạm Hoài Nhân

19 thg 11, 2010

Từ bao giờ Biên Hòa hóa ra Hà Nội?


Từ năm 1984, nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô, Biên Hòa đã hóa ra Hà Nội!

Hi hi, đó là nói tắt, nói cho đầy đủ thì thế này: Xa lộ Biên Hòa, con đường nối liền thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Biên Hòa, được đổi tên thành Xa lộ Hà Nội từ năm 1984 nhân dịp kỷ niệm 30 năm giải phóng thủ đô!


17 thg 11, 2010

Thèm ăn chuột cống

Thịt chuột là món ăn dân dã đầy hấp dẫn, là món đặc sản miệt đồng. Dìa miền Tây mà hổng ăn thịt chuột thì thiệt là uổng phí. Hic, chuột nướng chao, chuột xào lăn, chuột rô-ti... món nào cũng ngon.

Đây nè, hấp dẫn ghê chưa:

Photobucket

Miền Tây còn có món bánh cống, là loại bánh gồm bột, đâu xanh và tôm, chiên giòn lên. Nghe tả nè:

Bánh cống ăn với nước mắm chua ngọt và các loại rau diếp cá, đọt xoài, cải đắng, xà lách, húng quế… Nhìn dĩa bánh vàng ươm và dĩa rau tươi xanh là đã muốn thưởng thức. Mùi đậu xanh, mùi thịt, mùi tôm chiên trộn lẫn vào nhau thơm nức mũi, bát nước mắm lấm tấm hạt ớt, tép chanh, trong veo mấy cọng dưa chua đu đủ... ôi, thèm!


Ở đâu có Hòn Vọng Thê?

 

Hòn vọng phu ta nghe nói đã nhiều, thế nhưng ở nước mình nơi đâu có Hòn vọng thê?
Có đó!

Núi Ba Thê

Núi Ba Thê còn có tên là Vọng Thê, tên chữ là Hoa Thê Sơn (do kỵ húy mà chữ Hoa bị đọc trại thành Ba). Đây là một ngọn núi nằm lẻ loi giữa đồng tứ giác Long Xuyên, ngày nay thuộc thị trấn Óc Eo, huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.

Từ Long Xuyên theo tỉnh lộ 943, đi về hướng Tây là hướng về Núi Sập. Qua thị trấn Núi Sập, đến chợ Ba Thê (thị trấn Óc Eo).


Đây là đâu?

 
 Đố mọi người biết cái kiến trúc này tượng trưng cho cái gì nè?

Toanha

và những họa tiết trang trí này tượng trưng cho cái gì nè?


16 thg 11, 2010

Thử tài của bạn một tí nhé!

Hai Ẩu có thằng bạn là chuyên gia đi du lịch, lại có trí nhớ siêu đẳng (cỡ Lê Quý Đôn chớ chẳng chơi!). Nó thuộc lòng tên của 695 quận huyện thuộc 63 tỉnh thành trong cả nước Việt Nam.

Bữa nọ, nó thách Hai Ẩu như vầy:
  • Ông cứ nói tên một huyện bất kỳ nào đó ở Việt Nam, tui sẽ nói ngay huyện đó thuộc tỉnh thành nào!
Chơi thì chơi chớ ngán gì, sẵn dịp thử tài thằng bạn mình luôn. Hai Ẩu cắc cớ hỏi:
  • Huyện Con Cu Ông thuộc tỉnh nào?
Thằng bạn cười sằng sặc, đáp ngay:
  • Ông chơi ăn gian, huyện Con Cuông chớ không phải Con Cu Ông đâu nghe, ở tỉnh Nghệ An.

Làng tre Phú An

"Thiên đường tre xanh" là tên gọi khác của làng tre Phú An (gồm khu Bảo tàng sinh thái tre và Bảo tồn thực vật), nơi tập trung trên 1.500 bụi tre của 17 giống trong số hơn 100 giống trên thế giới.

Thiên đường tre rộng 10 ha với toàn tre và đủ loại tre xanh bạt ngàn. Trong đó có nhiều loại tre quý hiếm như cây tép nứa, tre vuông, vàng sọc, mai, mạy muồi, luồng, vầu, trúc Cao Bằng, tre mét, hóp. Bộ sưu tập tre được trồng theo từng khu vực: khu tre đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Bắc Bộ. Trên mỗi bụi được đánh dấu tên địa phương, tên khoa học, tọa độ tìm thấy, thời gian và tên người sưu tập... để tiện cho việc nghiên cứu, tham quan.



Biển xanh cát trắng

Biển xanh cát trắng!

Đó là hình ảnh tuyệt đẹp quyến rũ chúng ta trong những chuyến du lịch.

Nhưng bạn có chắc là hể đến biển là ta sẽ thấy biển xanh cát trắng không?

Những hình ảnh sau đây sẽ trả lời các bạn là: Chưa chắc.

Pham Hoai Nhan's album

Biển này khá quen thuộc đối với cư dân TPHCM. Chắc bạn dễ nhận ra đó là biển Cần Giờ. 

Không phải biển xanh mà là biển đục ngầu. Không phải bãi cát tuyệt đẹp mà là bãi... rác tệ hại.


15 thg 11, 2010

Con rùa ở đâu?

Đi SG, tui hay uống cafe ở khu vực Hồ Con Rùa, chỗ đó có cái view khá thích.


Photobucket
Hồ Con Rùa dịp Tết Canh Dần

Bữa nọ, uống cafe với nàng KA. Nàng ấy kể rằng bạn bè ở Hà Nội vô chơi, háo hức đến chiêm ngưỡng hồ con Rùa. Hóa ra, hồ đâu chả thấy, chỉ thấy có cái đài phun nước. Còn con rùa? Không có con rùa nào cả!



Cà phê Cổ ở Đà Lạt

Nơi thời gian đi giật lùi
TRẦN ĐỨC TÀI

Không gian café Cổ là bản hợp tấu những hòa âm chỏi. Màu xanh lá cây, đỏ, cam… của những chiếc xe máy đủ loại hồn nhiên giành giật sự chú ý bên cạnh những bàn ghế màu tối, những chiếc đĩa hát cũ đen đủi và những đèn măng-sông xỉn màu thời gian.

 Ngay cửa vào quán, màu gỗ nâu đỏ trong cái quán trần thấp hơi âm u bị đập toang bằng một chiếc mô-tô Steed Chopper sơn màu xanh lá cây. Không gian trong quán bị đảo lộn, phân ly bởi bảy chiếc xe án ngữ ngay cửa, bên lối đi, treo trên tường, dựng áp mái... Steed Chopper đời 1992, Honda H90 đời 1964, rồi mấy chiếc Mobylette, Velo Solex Pháp thời thượng của những năm 1950. Một chiếc Jawa của Tiệp Khắc bánh xe sau móc chặt trên tường sát trần nhà, bánh trước chúi xuống như cứ chực lao xuống đầu bất kỳ ai ngồi bên dưới.

Không chỉ đối chọi về tỷ lệ khi những chiếc xe kềnh càng sắp cạnh những vật trang trí nhỏ nhắn. Bản thân những đồ trang trí cũng đã mâu thuẫn nhau. Một tượng đồng Quan Công phương đông vui vẻ vung đao bên cạnh chiếc kèn cor phương Tây. Mấy chiếc điện thoại cũ kỹ loại quay số bình lặng nằm ngủ kề chiếc máy chiếu phim nhựa 8mm của Liên Xô vênh mặt nhớ quá khứ vàng son. Nhìn ra ô cửa sổ xanh rợp màu cao nguyên lại là những chiếc đèn bão rỉ sét vị muối mặn của đại dương. Chưa hết những điều tương phản. Trên chiếc máy hát đĩa ở góc nhà, một đĩa nhựa 33 tour còn nguyên bao bì, dù đã sờn ố, lại là một album của chàng ca sĩ mù Feliciano của thập niên 1970 mang kính đen hát bài “Light My Fire” (Thắp sáng ngọn lửa).

Du lịch quá giang

Năm 1986, tôi ra Hà Nội lần đầu tiên, bằng xe U-oát, đi chung với vị lãnh đạo công ty (đi họp ấy mà).

Hồi đó mới có cầu Thăng Long do Liên Xô làm, báo chí vẫn gọi là "công trình thế kỷ". Tôi mong được tận mắt nhìn thấy cầu Thăng Long, xin với bác phó giám đốc cho xe chạy qua cầu để ngắm. Bác ấy gạt đi, nói: Cầu là cái bắc qua sông ấy mà, có gì mà xem!

Nay tôi về Quy Nhơn cùng một số bà con để dự đám cưới. Quy Nhơn có cầu Nhơn Hội là cầu vượt biển dài nhất Việt Nam (7 km). Mấy đứa nhỏ trong đoàn muốn được qua cầu đề chiêm ngưỡng. Gã tài xế phán một câu y hệt ông phó giám đốc năm nào: Cầu là cái bắc qua sông ấy mà, có gì mà xem! May là tôi còn biểu được hắn chạy qua. Nhưng chạy qua rồi, gã vẫn phán: Thấy chưa, cũng là cái bắc qua sông thôi! (ừm, có điều là ở đây bắc qua biển).

Chúng tôi đến khu du lịch Ghềnh Ráng, nơi có mộ và nhà lưu niệm Hàn Mặc Tử, có bãi Đá Trứng. Ai đã đến đây đều biết là khung cảnh tuyệt đẹp. Có bãi Đá Trứng, còn gọi là Bãi Hoàng hậu, vì ngày xưa hoàng hậu Nam Phương thường ra tắm. Có nơi để ta thăm và nhớ lại nhà thơ tài hoa đoản mệnh... Gã lái xe lại lên giọng hiểu biết: Chỗ này mở thành khu du lịch thật là thất sách. Chỉ có đá với biển không thôi, chán chết! (Hic!)


9 thg 11, 2010

Sêrêpốk - Dòng sông chảy ngược


Thác Draysap trên dòng sông Srepok - Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Dòng sông, là nơi con nước chảy. Nhưng dòng sông mỗi nơi mỗi khác. Nếu Tiền giang, Hậu giang nơi miền Tây Nam bộ êm ả hiền hòa bồi đắp phù sa thì những dòng sông Tây nguyên như Sêrêpốk, Sêsan luôn gầm rú qua bao thác ghềnh như người Tây nguyên với sức sống cuồn cuộn, mãnh liệt.

3 thg 11, 2010

Đồng Nai, mảnh đất rồng nằm

Hà Nội có Thăng Long, Quảng Ninh có Hạ Long, còn Đồng Nai có Long Ẩn...

Đồng Nai gắn liền với con sông cùng tên, đây là con sông lớn thứ nhì miền Nam (sau Cửu Long). Điều đặc biệt là đây là con sông lớn mà từ thượng nguồn đến hạ nguồn đều nằm trọn trong lãnh thổ Việt Nam. 

Sông Đồng Nai dài 586 km, khởi nguồn từ cao nguyên Lâm Viên (Lâm Đồng) và đổ ra biển ở Cần Giờ (TPHCM), đi qua các tỉnh Lâm Đồng, Đắc Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố HCM - nếu kể cả phụ lưu của sông Đồng Nai là sông Vàm Cỏ thì con sông này còn chảy qua Long An. (Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam, Trung quốc, còn sông Cửu Long cũng bắt nguồn từ Trung quốc, chảy qua Lào, Thái Lan, Myanmar, Camphuchia trước khi đổ ra biển ở Việt Nam).

Ngày xưa ấy, sông Đồng Nai có tên là Phước Long Giang (theo Gia Định thành thông chí của Trịnh Hoài Đức), nghĩa là con sông rồng mang phước đến cho vùng đất này.

Sông Đồng Nai và Bửu Long 

20 thg 10, 2010

Chùa Ông Tám

______
Ngọc Phát Riverside là một điểm thư giãn khá lý thú ở thành phố Biên Hòa, với quán cà phê, nhà hàng ven sông,...
Thế nhưng điều tôi muốn giới thiệu với các bạn ở đây không phải là Ngọc Phát, mà là một ngôi chùa mà bạn sẽ đi ngang qua trước khi đến Ngọc Phát Riverside.
Dân gian ở đây quen gọi là chùa Ông Tám, dù tên chính thức là chùa Đại Phước.


Cà phê dĩ vãng

Cà phê Tùng - Đà Lạt


Dịp ấy, cha con tôi đi Đà Lạt.

Tôi đọc ở đâu đó nói rằng quán cà phê Tùng ở khu Hòa Bình (Đà Lạt) là nơi Trịnh Công Sơn đã từng lui tới, và cũng là nơi ông đã lần đầu tiên gặp ca sĩ Khánh Ly. Cậu con nhỏ của tôi - vốn say mê nhạc Trịnh và giọng ca Khánh Ly - không thể nào bỏ qua một địa điểm đầy ấn tượng như vậy. Thế là chúng tôi tìm đến cà phê Tùng, nơi của một thời.



 


19 thg 10, 2010

Thuyết luân hồi

Nhà Phật có thuyết luân hồi, cho rằng người ta khi chết đi sẽ được đầu thai sang kiếp sau. Kiếp trước người ta ăn ở thiện ác như thế nào, điều đó sẽ được báo ứng ở kiếp sau như thế ấy.

Chuyện Thủ Huồng có một tình tiết liên quan đến việc đầu thai.


Chuyện kể rằng vua Đạo Quang nhà Thanh bên Tàu khi sinh ra thì trong lòng 2 bàn tay một bên có chữ Thủ, một bên có chữ Huồng. Chữ Thủ thì là chữ Hán rồi, còn chữ Huồng là chữ Nôm. Hồi xưa chưa có Google, Yahoo gì ráo cho nên các đại quan nhà Thanh chả biết làm sao để search coi trên tay của thái tử nhà mình có chữ gì và ý nghĩa ra sao.

Đến khi Đạo Quang lên ngôi vua, ông bèn cử sứ thần sang Việt Nam để hỏi thăm coi có ai biết không. Thế rồi họ biết đó là chữ Thủ Huồng, và cũng biết rằng đó là tên của một người ở cù lao Phố, qua đời đã lâu, ông ta có xây một ngôi chùa tên Thủ Huồng tại nơi mình đã sinh sống.

Nhà Bè nước chảy chia hai

 
Cần Giờ

Từ Sài Gòn đi Cần Giờ, bạn phải qua một chuyến phà: phà Bình Khánh. Ở trên phà Bình Khánh bạn sẽ thấy dòng sông Nhà Bè chẻ làm hai nhánh, nhánh bên trái chảy về Nhơn Trạch - Đồng Nai, nhánh bên phải chảy về Cần Giờ - TPHCM. Trong lòng bạn lúc ấy sẽ nhớ đến câu ca quen thuộc:
Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về




17 thg 10, 2010

Chuyện tình nơi cửa Phật


 

Ngôi chùa trong ảnh nhỏ là chùa Đại giác, hay còn gọi là Đại giác cổ tự, một trong 2 ngôi chùa cổ nhất của đất Đồng Nai (và cả miền Nam).

Chùa Đại Giác được dựng từ khoảng đầu thế kỷ XVII. Vào năm 1779, công chúa thứ ba của vua Gia Long là Nguyễn Thị Ngọc Anh, trên đường chạy trốn quân Tây Sơn đã có thời gian trú ngụ tại chùa này. Khi lên ngôi vua, Nguyễn Ánh nhớ ơn đã ban chiếu trùng tu và phụng cúng pho tượng A-di-đà lớn bằng gỗ cao 2,56m (hiện vẫn còn ở chùa). Vì vậy nhân dân địa phương còn gọi là chùa Phật Lớn. Đến thời Minh Mạng, chùa tiếp tục được tu sửa. Công chúa Nguyễn Thị Ngọc Anh đã cúng một bức hoành phi lớn đề ba chữ "Đại Gíác Tự" treo trước chánh điện.
Có lẽ thông tin và hình ảnh về ngôi chùa này chưa đủ thu hút các bạn. Vậy xin các bạn bỏ thêm chút thời giờ đọc câu chuyện sau nhé.


14 thg 10, 2010

Về Trúc Lâm Tây Thiên


Nhiều người trong chúng ta đã từng rơi vào cõi vô vi với câu ca:


Mênh mênh mang mang phù vân Yên tử

Vi vi vu vu Trúc lâm Thiền tự




Đối với tôi, mấy chữ Trúc lâm Thiền tự càng tạo nên một cảm giác khó tả.

6 – 7 năm trước, tôi tự dưng muốn mình trở thành một Trần Nhân Tông, bỏ cả cung đình, bỏ cả vinh quy để vi vi vu vu nơi Trúc lâm Thiền tự. Tôi muốn gác sang một bên mọi nỗi suy tư tính toán trong kinh doanh để được thanh thản tâm hồn.

Và tôi đã làm như thế thật.

Và tôi đã thất bại...

Cuộc kinh doanh như một vòng xoáy đã cuốn ta vào đấy. Ta quay cuồng với cơn lốc.Tôi không thể ra khỏi cơn lốc ấy.

Sự buông tay để tìm cảnh thanh nhàn đã khiến cơn lốc lôi tôi vào vực thẳm.


8 thg 10, 2010

Trống trận Tây Sơn

Ở Bình Định có Bảo tàng Quang Trung. Ở Bảo tàng Quang Trung có biểu diễn trống trận Tây Sơn.

Bảo tàng Quang Trung - Ảnh: PHN năm 2010

Chắc các bạn đã nghe nói về trống trận Tây Sơn? Đó là một loại nghệ thuật – võ thuật kỳ diệu. Truyền thuyết kể rằng trong trận Hà Hồi – Ngọc Hồi, tiếng trống trận Tây Sơn âm vang trong đêm đã làm kinh hoàng bạt vía quân tướng nhà Thanh, ngỡ như muôn vạn binh tướng nhà Trời đang tiến công.

7 thg 10, 2010

Thấy tiền là ham!



 

Hai Ẩu đi viếng miếu Bà Chúa Xứ ở núi Sam - Châu Đốc.

Đây là nơi du lịch tâm linh nổi tiếng nhất ở Việt Nam. Nơi này không có đêm, không có mùa, lúc nào cũng có đông người đến cúng Bà. Người ta đến đây vì lòng thành kính, vì niềm tin tưởng.


Bà nào?

Trên chuyến xe đi du lịch, hắn quay qua hỏi tui:
  • Tui đố ông, Bà nào có nhiều... lông nhứt?
Tui cứng họng. Hổng biết. Mà có biết cũng hổng dám trả lời, vì trên xe có phụ nữ, con nít...

Tui chịu thua.

Hắn cười hả hả, nói:

  • Dzậy mà cũng khoe là chiên da đi du lịch. Bà Rịa, biết chưa?
Sao lại là Bà Rịa? Tui cự lại.
  • Bà Rịa có Long Hải, Long Đất, Long Điền... Vậy hông phải là có nhiều long nhất à?
Hừm,...

4 thg 10, 2010

Bông điên điển ở miền Đông

 

Hồi xưa, sau ngày Giải phóng miền Nam, tôi – một gã thư sinh trói gà không chặt, chỉ biết đi học thôi chứ chả biết làm gì – bắt đầu hiểu thế nào là “Lao động là vinh quang”.

Ba là công chức chế độ cũ, đi học tập cải tạo hơn 4 tháng. Má ở nhà cùng các con đi làm ruộng, làm rẫy để kiếm sống.

Tôi biết cây điên điển từ hồi đó.

Nhà tôi trồng lúa trên vuông đất trũng nhỏ (gọi là bàu). Điên điển là một loại cỏ dại, sống khỏe, sống mạnh ở những vùng nước như vậy. Nó có lá giống như lá cây mắc cỡ (mà người ta gọi một cách thơ mộng là hoa trinh nữ), nhưng thân thon thả hơn, và không có gai. Nó cũng không biết khép lá ngây thơ như hoa trinh nữ, chỉ khép lá vào buổi chiều tối.


30 thg 9, 2010

Lễ hội BÀ

1.
Theo Tổng cục Du lịch, 3 lễ hội có lượng người tham dự đông nhất nước là:

  • Lễ vía Bà Chúa Xứ núi Sam (Châu Đốc)
  • Lễ hội Chùa Bà Bình Dương
  • Lễ hội núi Bà Đen Tây Ninh
Đông tới cỡ nào? Có thể lấy một con số minh họa: Dịp lễ hội rằm tháng Giêng hàng năm, số lượng người đến chùa Bà Bình Dương là 1,5 triệu người! Còn ở miếu Bà Chúa Xứ là 2 triệu người nhân dịp vía bà (23 đến 27/4 âm lịch)! Thật là một con số mà những nhà tổ chức sự kiện, tổ chức lễ hội không mơ thấy nổi!

  Lễ vía Bà Chúa X

Hạ Long. Có mấy Hạ Long?

Theo sách du lịch Việt Nam thì nước ta có tới.. 3 cái Hạ Long.

Hạ Long "zin" ở Quảng Ninh thì ai cũng biết rồi, khỏi nói nữa.



Hạ Long

Hạ Long thứ 2 là Hạ Long trên cạn, được đặt cho vùng Tam Cốc - Bích Động thuộc tỉnh Ninh Bình. Chỗ này đẹp thiệt, và quả thiệt là có những nét hao hao Hạ Long. Ngày xưa chúa Trịnh Sâm đã từng gọi nơi này là Nam thiên đệ nhị động mà! (Nam thiên đệ nhất động là động Hương Tích - chùa Hương ở Hà Nội... mở rộng).

Bí mật ngôi mộ cổ

Không vĩ đại như kim tự tháp Ai Cập, cũng không nổi tiếng bằng Angkor, nhưng ngôi mộ cổ ấy có niên đại hơn 2.000 năm và chứa đựng những bí ẩn cũng như những điều kỳ diệu từ thuở xa xưa.

Đó là Mộ Cự Thạch Hàng Gòn (Cự thạch ở đây nghĩa là khối đá lớn).


Photobucket

Các nhà khoa học đánh giá, đây là một di tích độc đáo cả về nghệ thuật và kỹ thuật của các tộc người cổ Nam Á nói chung và người Việt cổ nói riêng.

Mộ Cự thạch Hàng Gòn là một dạng hầm mộ, được cấu tạo bởi những tấm đá hoa cương lớn và những trụ đá dài, nặng khoảng 30 - 40 tấn. Ngôi mộ có hình chữ nhật dài 4,2m, ngang 2,7 mét, cao 1,6 mét được ghép bới 6 tấm đá hoa cương được bào khá nhẵn ở mặt ngoài; 4 tấm đá thẳng đứng dùng làm vách, 2 tấm nằm ngang dùng làm mặt đáy và nắp đậy.


Cù lao Phố

Cù lao Phố: “Ngủ quên” giữa Biên Hòa

(Bài đăng trên SGGP online ngày 03/09/2007, các chỗ bold nhấn mạnh, phần ghi chú màu đỏ và ảnh minh họa là của PHN)
Theo Quyết định số 6967/QĐ-UBND của UBND tỉnh Đồng Nai (ký ngày 12-7-2006) phê duyệt hồ sơ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội thành phố Biên Hòa, đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020, mạng lưới giao thông của thành phố Biên Hòa sẽ lấy cù lao Phố (cù lao Hiệp Hòa) làm tâm: Trục hướng tâm về cù lao Hiệp Hòa: từ ngã ba Vườn Mít sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 1); từ đường Đồng khởi sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 2); mở rộng nâng cấp QL15 từ ngã ba Tam Hiệp đến ngã ba đường Trần Quốc Toản và đường Trần Quốc Toản nối sang cù lao Hiệp Hòa (trục hướng tâm 3).
Đó là hình ảnh cù lao Phố trong tương lai. Còn hiện nay hòn cù lao lịch sử này vẫn đang “ngủ quên”.
(Bây giờ - tháng 8/2010 - cũng chưa hề có trục giao thông nào mới, y chang như tình hình bài viết này năm 2007)

2 thg 7, 2010

Rừng cao su

 

Phan Tú có kể một chuyện như thế này về cây cao su:

Diệp Minh Tuyền có 2 câu thơ quen thuộc về Sài Gòn

Con đường có lá me bay
Chiều chiều ta lại cầm tay nhau về


Những người yêu quê hương Đồng Nai đều biết rằng ở Đồng Nai cây cao su là cây tiêu biểu, nếu bắt chước Diệp thi sĩ làm thơ lãng mạn về Đồng Nai thì ta sẽ viết:

Con đường có lá cao su
Chiều chiều ta lại cầm ... nhau về


Con đường xưa em đi



Lần đầu đặt chân đến Phú Quốc, tôi ngỡ ngàng khi thấy những con đường đất đỏ của hòn đảo này giống Long Khánh đến lạ lùng. Giống ở chất đất đỏ quạch, ở những tảng đá ven đường, cả ở những vườn cây bên đường. Và giống cả người bạn cùng đi, đang đèo tôi trên xe gắn máy: Lê Hồng Đức, người bạn đồng hương.

Hơn ba mươi năm trước, khi còn là học sinh, tôi vẫn thường đi bộ trên những con đường đất đỏ ấy để vô rẫy sau giờ đi học và đi bộ từ rẫy về nhà trong buổi chiều tà. Làm rẫy thì cực lắm, nên cũng chẳng mơ mộng gì để thấy yêu con đường đất đỏ. Có thích chăng là những con suối nhỏ, có thể vẫy vùng tắm mát sau buổi làm mệt nhọc.


Cà phê chồn

Các bạn ghiền cà phê chắc đã từng nghe đến cà phê chồn, hoặc cụ thể hơncà phê cứt chồn?

Đó là loại cà phê đặc biệt ngọn và đặc biệt mắc. Xuất xứ của cà phê chồn là thế này: Con chồn nó ăn trái cà phê, rồi ị ra. Người ta lượm cục c.. đó, rửa sạch, rang xay lên thành cà phê chồn.

Tại sao cà phê chồn ngon?

Người ta giải thích bằng 2 lý do:

1. Khi con chồn ăn cà phê, nó lựa trái chín, ngon. Như vậy xem như ta có một sự tuyển lựa, thay vì cà phê hái đại trà sẽ có cả trái chín lẫn chưa chín, ngon lẫn không ngon.

2. Trái cà phê vào trong hệ tiêu hóa của con chồn, enzyme từ dạ dày của nó tạo ra vị đặc biệt của hạt cà phê.


Rối bòng bong


Từ nhỏ tới lớn, tôi cũng như nhiều người khác thường xài cụm từ rối bòng bong, hoặc là rối như mớ bòng bong để diễn tả một sự rối rắm quá xá.

Nói, và hiểu rằng cái mớ bòng bong ấy là cái sự rắc rối lắm lắm, chứ còn ai hỏi lại bòng bong là cái gì mà rối vậy thì... pó tay.com!

Cho mãi đến khi đi Xẻo Quít, Đồng Tháp tôi mới được tận mắt thấy dây bòng bong. À, té ra bòng bong là một thứ dây leo mọc hoang, và thường quấn quít quanh những cây lớn. Nó sinh sôi nhanh, nhiều và quấn quít chằng chịt đến mức chẳng biết đâu mà lần. Bởi vậy người ta mới gọi là rối như dây bòng bong.

Nó là vầy đây (ảnh chụp ở Xẻo Quít):

Dy bng bong

Dy bng bong


Ký ức Bạch Mã




Năm đó là 1999, má tôi 59 tuổi, ba tôi 63 tuổi.

Hai mươi cây số đường đèo khúc khuỷu đưa chúng tôi đến độ cao 1.500 met của đỉnh Bạch Mã (Phú Lộc, Thừa Thiên – Huế).


Ngôi biệt thự cổ kính kiểu Pháp hiện ra trong làn sương mờ, giữa tiết trời se lạnh, mây lãng đãng trên đầu, giống như trong chuyện cổ tích.


Thời gian trên nhà thờ gỗ


 

Nhà thờ gỗ là một công trình kiến trúc đặc sắc ở Kontum, là niềm tự hào của người dân phố núi này. Đây là điểm dừng chân của du khách khi viếng thăm miền cao nguyên heo hút này.

Gần trăm năm trôi qua, bao nhiêu người đã đến đây. Chiêm ngưỡng, thành kính...

Thời gian cũng đã ở đây, để lại dấu vết của mình...


Các cụ già ở Bình Định khó tính lắm!

Tôi chắc chắn là như vậy. Bởi vì tôi có mấy ông bác họ xa ở ngoài ấy, mỗi lần gặp các ông ấy bắt lỗi chuyện lễ nghĩa nhiều đến nỗi ba tôi cũng phát sợ!

Có một chuyện như thế này: Hồi thằng em tôi còn là sinh viên, vào dịp nghỉ hè nó vui tính theo bạn bè đón xe lửa ra Quy Nhơn chơi, tối ở lại nhà bạn. Ngủ được một đêm, hôm sau bạn nó giới thiệu với ông hàng xóm ở kế bên (đã nói là coi trọng lễ nghĩa mà, bạn bè đến chơi cũng phải báo bẩm với hàng xóm cho phải phép). Trời xui đất khiến sao hỏi thăm một hồi mới lòi ra ông hàng xóm đó chính là ông bác tôi (tức là bác của nó luôn). Hic, các bạn nghĩ coi, ông nội tôi vô Đồng Nai từ năm một chín ba mấy, ba tôi sinh ở Đồng Nai, đến thế hệ tụi tôi thì gần như mù tịt về bà con ngoài đó (ông bác ấy là con của anh của ông nội tôi), thử hỏi một thằng nhóc sinh viên ham vui như em tôi làm sao biết được bà con xa như vậy?


Đêm Đà Lạt

Tôi mệt, buồn, chán, lo...

9 giờ sáng, NDT gọi điện cho tôi:
  • Đi Đà Lạt đi anh!
  • Khi nào?
  • Bây giờ!
--
10 giờ sáng, tôi ngồi trên chiếc Suzuki 7 chỗ của NDT đi Đà Lạt. Hai người trên một chiếc xe trên đoạn đường gần 300 cây số. NDT lái xe, tôi ngồi bên cạnh, nói nhảm, và... ngủ!

Tôi gọi điện cho TĐT:
  • T vẫn đang ở Đà Lạt chứ hả?
  • Yes, anh!
  • Chuẩn bị tinh thần đi uống cà phê với mình một ngày hai đêm nhé!
---

Tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng

Ai đã từng tắm biển Vũng Tàu mà lại không nhìn thấy tượng Chúa Jesus trên đỉnh núi Tao Phùng, hay còn gọi là Tượng chúa giang tay?


Trong số đó, chắc không ít người đã lên đến tận đỉnh núi để chiêm bái tượng Chúa. Và hơn thế nữa, chui vào lòng tượng để theo những bậc thang lên đến tận cánh tay của Chúa.

Toàn cảnh tượng Jesus ở Vũng Tàu
Toàn cảnh tượng Chúa trên núi Tao Phùng - Vũng Tàu (núi Nhỏ) - Ảnh: Internet

Tượng Chúa được đặt quay mặt về hướng nam nhìn ra biển Đông. Nét mặt chúa bao dung, nhân từ, hai tay giang rộng về phía đại dương như đón nhận, chở che, bao bọc chúng sinh.

Hạnh phúc sống quanh đây

Sài Gòn cách Biên Hòa không xa, chỉ 30 km, nếu không bị kẹt xe thì đi chừng 40 phút. Mối liên hệ giữa một công ty ở Biên Hòa với các đơn vị ở Sài Gòn rất nhiều, bởi vậy việc đi công tác ở Sài Gòn là thường xuyên.

Nhớ hồi xưa (nói vậy chứ chưa lâu lắm, cách đây chừng 2 tháng thôi), mỗi lần đi Sài Gòn thì lại ngồi xe hơi, gặp đối tác thì trong những văn phòng sang trọng, hoặc tại những quán cà phê, nhà hàng rất là... quý tộc. Lúc ấy đầu óc cứ ong ong lên vì những dự án, những giải pháp kinh doanh. Đi dự hội thảo, hội nghị thì cứ New World, Sheraton, Caravelle...
Sài Gòn trong tôi là vậy. Quý phái, sang trọng, bận rộn, quay cuồng...

Đi chơi ở Sài Gòn ư? Có gì mà chơi? Có thời gian đâu mà chơi? Chỉ có các siêu thị, các cao ốc vòi vọi...



Giờ, tự nhiên sáng sớm nhảy lên xe bus đi Sài Gòn (vé xe 10 ngàn đồng), chạy một lèo tới cầu Thị Nghè thì xuống. Thả bộ qua Sở thú (Thảo cầm viên), mua vé vào cổng (8 ngàn đồng). Thế là được thanh thản ngả mình trên tảng đá, ngắm cây, ngắm trời.

TCV3

Cây điệp


Cái cây có bộ rễ kỳ dị này thật ra không phải là loài cây xa lạ nào cả, nó chính là cây điệp. Cây điệp mà mọi chúng ta đều biết.

Tên cây điệp thì rất nên thơ (hic, tới đây tui lại nhớ chuyện tình Lan và Điệp, hoặc Uyên ương hồ điệp mộng), nhưng cây này chỉ có cái họ Điệp là nên thơ thôi, còn tên đầy đủ của nó là... Điệp phèo heo! (Chắc tại rễ của nó lồi lên và loằng ngoằng như phèo heo). Tên khoa học là: Enteralobirum Cyclocarpum.

Hòn Phụ Tử

Ngày xửa ngày xưa, ở Hà Tiên có 2 tảng đá dựng như thế này.



Hon phu tu ngay xua

Một tảng lớn một tảng nhỏ. Người ta gọi là hòn Phụ Tử.



Ngày nảy ngày nay, tảng lớn đã sụp đổ, chỉ còn tảng nhỏ... như thế này:


Gặp lại cô Bắc kỳ nho nhỏ


(Viết nhân ngày Valentine 14/02/09)

Đó là một buổi chiều xuân.

Một buổi hoàng hôn mùa xuân trong rừng Nam Cát Tiên.

Trong căn phòng ăn nhỏ cạnh bờ sông Tà Lài của khu rừng nguyên sinh, tôi tình cờ gặp lại ông sau nhiều năm.

Ông đã già lắm rồi, gần bảy mươi có lẽ. Ông đi cùng với bà. Tóc ông bạc trắng, tóc bà hoa râm. Hai vợ chồng già ngồi cùng nhau giữa cái tĩnh mịch của rừng thẳm, giữa chút nắng tàn của buổi hoàng hôn. Chỉ có hai vợ chồng, không có con cháu đi cùng. Có lẽ hai người muốn có những phút giây riêng với nhau giữa một nơi vắng người, giữa rừng xanh u tịch, giữa giòng thời gian đang rơi từng giọt, từng giọt...

1 thg 7, 2010

Đời vui lắm chứ!

Mồng 5 Tết, tôi đi Đà Lạt (ai nói mồng 5 xui thây kệ, hi hi...).

7 giờ tối tới đèo Prenn, tôi gọi cho Đức:
  • Còn ở Đà Lạt không, hay đi rồi?
  • Dạ còn anh, sáng mai em đi Nha Trang.
  • Hì hì, vậy lát tối anh em mình uống cà phê nhé!
  • Dà, khoảng 9 giờ tối nghe anh. Em ra uống cà phê chỗ nào thì sẽ gọi anh.
Đà Lạt đông hơn cả Sài Gòn ban ngày. Kẹt xe. Tôi gọi điện cho người chị:
  • Chị ơi, em quên đường vô nhà chị rồi, mà kẹt xe dữ quá, không đi được...
Bác tài không rành đường Đà Lạt, lúng ta lúng túng, đi vòng vòng cả nửa tiếng mới kiếm ra nhà. Hì hì, vậy mà vui! 

Tôi nhờ chị gọi đặt phòng khách sạn. 1, 2, 3... rồi 5, 6... không còn khách sạn, nhà nghỉ nào còn phòng. Bó tay!
  • Thôi, chị cho em xin tấm nệm trải đại dưới sàn nhà ngủ tạm vậy.

Chuông đá - Đến quán cafe không phải để uống cafe

Cà phê Chuông đá nằm trên lộ 14, đường vào Buôn Ma Thuột. Khi còn cách trung tâm thành phố khoảng 3 km, bạn nhìn bên tay phải có một cổng vào nhỏ, rậm dây leo với 2 phiến đá trắng như thế này:


Bảng hiệu

Nếu xét theo tiêu chuẩn quán cà phê thì Chuông đá hơi bị chảnh. Giờ mở cửa từ 7 giờ sáng đến 5 giờ chiều, thứ hai nghỉ!