15 thg 12, 2011

Trận Rạch Gầm Xoài Mút và gái đẹp Nha Mân

Ca dao có câu:

Xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh, 
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân. 

hoặc
 
Gà nào hay bằng gà Cao Lãnh
Gái nào bảnh bằng gái Nha Mân

Cao Lãnh thì có xoài, có gà - còn đẹp thì là con gái Nha Mân!

Nha Mân cũng thuộc tỉnh Đồng Tháp như Cao Lãnh, ở xã Tân Nhuận Đông, huyện Châu Thành. Lời đồn con gái ở đây đẹp hết xẩy chắc là hơi bị... đúng, vì ai cũng nói vậy hết á!

Tại sao con gái Nha Mân đẹp? Thì được giải thích bằng lý do trời ơi như thế này (nhưng cũng có thể đúng):


6 thg 12, 2011

Văn miếu Trấn Biên

Văn miếu đầu tiên ở Việt Nam là Văn miếu - Quốc tử giám ở Hà Nội, ai cũng biết, miễn bàn. Văn miếu này được xây dựng từ thời nhà Lý (1070). Đến cuối đời Hậu Lê, Trịnh Nguyễn phân tranh, Văn miếu ở đây... xìu xuống.

Cùng lúc đó, ở Đàng Trong Chúa Nguyễn mở mang bờ cõi về phương Nam, với cột mốc quan trọng là năm 1698, khi thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào đất Đồng Nai, đặt nền móng cho Sài Gòn - Biên Hòa. 17 năm sau (1715), để có nơi bảo tồn, phát huy và tôn vinh các giá trị văn hóa giáo dục xưa và nay của dân tộc Việt ở vùng đất mới, chúa Nguyễn Phúc Chu quyết định cho xây dựng Văn miếu Trấn Biên tại vùng đất nay là Bửu Long, Biên Hòa, Đồng Nai.


Văn miếu Trấn Biên là Văn miếu đầu tiên ở Đàng Trong, được xây dựng trước cả Văn miếu Huế, Văn miếu Vĩnh Long, Văn miếu Gia Định. (109 năm sau khi Văn miếu Trấn Biên ra đời thì Văn miếu Gia Định mới hình thành. Hai Ẩu tìm hiểu tới đây thấy sướng quá, thì ra nơi mình sống chính là trung tâm văn hóa phương Nam chớ đâu phải Sài Gòn, hi hi hi!).


Nhã Viên - điểm đến ở Biên Hòa

Từ phương xa đến Biên Hòa, ở bến xe Biên Hòa nhìn sang phía đối diện, bạn sẽ thấy một tấm bảng mời gọi: Nhã Viên quán. Theo các bảng hướng dẫn dọc đường, bạn sẽ đến được nơi này, cách bến xe Biên Hòa khoảng non 1 km.

Kỳ thật, mang tên là Nhã Viên quán, nhưng có lẽ nên gọi chính xác tên nơi này là Nhã Viên: Khu vườn thanh nhã.

Nhã Viên là một công viên văn hóa, một nhà bảo tàng văn hóa, một resort thu nhỏ.




Trên khuôn viên 5.000 m2, Nhã Viên bao gồm ngôi nhà chính là một nhà rường kiểu Huế, mang tên Phú Xuân Đường, bên tả là Tư Quảng Đường mang phong cách nhà rường Nam Trung bộ, bên hữu là Nam Huyên Đường theo phong cách nhà Nam bộ và Vọng Sơn Các theo kiểu nhà sàn Tây Bắc.


10 kiến trúc ấn tượng Đồng Nai

Nhân dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, cùng với cuộc bình chọn 10 thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Đồng Naiban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai đã phát động cuộc bình chọn 10 kiến trúc ấn tượng nhất Đồng Nai. Kết quả bình chọn công bố ngày 17/12/2008, lễ tôn vinh ngày 20/12/2008.

Kết quả bình chọn có lẽ không thuyết phục được công chúng, nên rơi vào quên lãng ngay sau đó. Tuy nhiên, dù sao cũng đã có một cuộc bình chọn rộng rãi, đã có kết quả công khai, nên xin được kể lại đây để các bạn tham khảo.

Ghi chú: Thuyết minh và hình ảnh kèm theo là thông tin nguyên gốc của ban tổ chức bình chọn. Các công trình kiến trúc được xếp theo thứ tự ABC. Các bạn xem và nhận xét nhé!


1. Chung cư Thanh Bình:

Địa chỉ: phường Thanh Bình, thành phố Biên Hòa.

  • Thời gian khởi công : năm 2003. 
  • Thời gian hoàn thành: năm 2005. 

 

5 thg 12, 2011

Lễ hội văn hóa cà phê

(Ghi chú: Bài viết ngày 15/12/2007)
___

Hôm nay tôi đi xem Lễ hội Văn hóa cà phê.

Nếu không quá khó tính, có thể xem là lễ hội đã thành công. Những nhà tổ chức đã có công đưa về những cây cà phê từ Dak Lak, có cả đất đỏ Ban Mê... Có ly cà phê lớn nhất thế giới, có mô hình quy trình sản xuất cà phê... Có bài nói chuyện giao lưu của Vũ Khiêu, Dương Trung Quốc, Đỗ Trung Quân... Có âm nhạc đậm chất Tây Nguyên... và dĩ nhiên là không thiếu những quán cà phê (uống miễn phí).

Những nội dung đó của lễ hội, bạn có thể đọc ở nhiều nơi. Ở đây tôi muốn nói chuyện khác...


Cây cà phê trong rẫy cà phê ở Pleiku


The Myth - không chỉ là café

Không phải là quê hương của hạt café nhưng Sài Gòn lại là “ Thiên đường” café với số lượng quán không thể đếm hết.


Vỉa hè có, sang trọng có, có nơi êm đềm cũng có chỗ sôi đội…. nhưng chưa có quán nào lại được khoác lên mình một chiếc áo đậm chất thần thoại lãng mạn như The Myth, một cái tên không còn xa lạ trên bản đồ café Sài Thành. 




Độc đáo “Chợ Campuchia” giữa lòng Sài Gòn

Cả người bán và người mua đều là người Việt, nhưng toàn bán những món ẩm thực đậm chất Khmer.

Đó là cá trèn khô, sầu đâu đắng, đường thốt nốt, mắm bò hóc, bún num bochóc, bánh lọt, chè thốt nốt…



Gian hàng bà Tư Xê với những đặc sản của mảnh đất chùa Tháp


4 thg 12, 2011

Đêm Biên Hòa đầy sao

Đêm Biên Hòa

Những năm sau giải phóng, các địa phương thường mời các nhạc sĩ về (chăm sóc, bồi dưỡng) để viết nên những ca khúc về quê hương mình. Một trong các địa phương đó là thành phố Biên Hòa, một trong các nhạc sĩ đó là Trần Long Ẩn.

Theo tôi biết, khi đó chị Út Kiều (Lê Ánh Vân) là trưởng phòng Văn hóa - Thông tin TP Biên Hòa, chị có đề nghị với Trần Long Ẩn một ý kiến độc đáo như thế này: sáng tác một bài hát không hề có chữ Biên Hòa hoặc Đồng Nai mà người ta vẫn biết đó là Biên Hòa.

Trần Long Ẩn đã xuất sắc hoàn thành nhiệm vụ ấy.Bài hát rất thành công, được nhiều người yêu thích. Trong toàn bộ lời ca và cả tựa bài hát đều không có chữ Biên Hòa. Tên bài hát là: Đêm thành phố đầy sao.


Đố ai ve đặng con đò Thủ Thiêm

Phà Thủ Thiêm - phía xa kia là tòa nhà cao nhất Sài Gòn. Ảnh: Phạm Tường Nhân
Từ lâu lắm rồi, Thủ Thiêm đã đi vào ca dao với câu:

Bắp non mà nướng lửa lò
Đố ai ve đặng con đò Thủ Thiêm


Khi tôi lớn lên, con đò Thủ Thiêm đã được thay bằng phà Thủ Thiêm.

Biết thì biết vậy, và mỗi lần đi ngang bến Bạch Đằng vẫn thấy bến phà Thủ Thiêm vậy, nhưng thật tình chẳng có lý do gì để qua phà Thủ Thiêm cả.


Tứ mã... đáo thành công


Anh bạn của Hai Ẩu là một nhà nghiên cứu văn hóa, đồng thời cũng làm một chức lớn lắm. Vì làm chức lớn nên mỗi dịp lễ lạc ảnh nhận được quà cáp lia chia, sướng lắm!

Hai Ẩu đến thăm lúc ảnh vừa nhận được một bức tranh quý. Bức tranh một đàn ngựa!

Dù không rành lắm về khoản hội họa, nhưng Hai Ẩu cũng biết bức tranh đẹp (và chắc là đắt tiền). Còn ý nghĩa của nó? Chắc chắn là lời chúc Mã đáo thành công rồi!


2 thg 12, 2011

Xôi chiên phồng Biên Hòa

Tân Hiệp quán là nhà hàng nổi tiếng ở Biên Hòa. Lúc mới mở, Tân Hiệp Quán nằm trên đường Hàm Nghi (nay là đường Cách mạng tháng 8) trên bờ sông Đồng Nai, do bà Huỳnh Thị Sớm thành lập từ năm 1952. Chỉ có khách hàng là dân đạp xích lô, thợ lặn lấy cát, nhân viên kiểm lâm.. với các món chủ yếu là bánh mì patê, bánh bao, hủ tíu, cà phê... Dần dần, Tân Hiệp Quán hình thành các món ăn cầu kỳ như đầu cá bánh canh, chả giò, nem nướng, gan nướng, gà quay, bì cuốn... Nhưng cái món làm cho Tân Hiệp quán "nổi đình nổi đám" và góp phần làm rạng danh kho tàng ẩm thực xứ Biên Hòa là xôi chiên phồng.

Xác lập kỷ lục xôi chiên phồng to nhất tại Liên hoan ẩm thực (TPHCM - 2009)


Đông bình, Tây quả


Hai Ẩu vốn... ẩu, nên khi sắp xếp bình hoa và đĩa quả trên bàn thờ thường không chú ý đến vị trí sao cho hợp lý.

Người già dạy rằng: Đông bình Tây quả. Nghĩa là bình hoa ở phía Đông, đĩa quả ở phía Tây.

Dễ nhớ và dễ hiểu quá!


Nào, ta làm tổng thống!

Làm tổng thống chỉ tốn có... 15.000 đồng thôi! Đó là tiền mua vé vào cổng Hội trường Thống Nhất, tức là Dinh Độc Lập, nơi ở của tổng thống chính quyền Sài Gòn ngày xưa.


Thế nhưng tổng thống Việt Nam Cộng Hòa đâu chỉ ở Dinh Độc Lập, mà còn ở một nơi khác nữa kia: Đó là Dinh Gia Long.

Dinh Gia Long hiện nay nằm ở số 65 đường Lý Tự Trọng, quận 1, TPHCM (trước 75, tên đường này là đường Gia Long).

21 thg 11, 2011

Có một cái linga to như thế đó!

Khi xe chạy trên tỉnh lộ 943, trên đường đến núi Ba Thê, từ xa mọi người nhìn thấy một kiến trúc là lạ trên triền núi.

Cái gì thế kia?

Theo từng khúc quanh, kiến trúc ấy thoáng ẩn thoáng hiện nhưng luôn nổi bật trên triền núi xanh.

Có người buộc miệng: Giống... con cu quá!

Có tiếng cười khúc khích và có người đỏ mặt, nhưng chẳng ai biết đó là gì!


...

18 thg 11, 2011

Dân miền Tây ăn Tết


Hồi đó Hai Ẩu có một cậu nhân viên quê ở miền Tây. Tết đến là cậu về quê ăn Tết. Hai Ẩu hỏi thăm:
  • Nhà ăn Tết lớn hông em?
  • Dạ, cũng được sếp ơi, bi giờ đỡ rồi chớ hồi xưa hả, vừa chán vừa buồn. Bởi vì hổng có tiền đó sếp.
  • Hổng có tiền thì chơi theo kiểu nhà nghèo, cũng đâu có sao?
  • Mà cũng hổng có gì chơi hết sếp ơi, nhà quê mà. Hồi em còn nhỏ đâu có game online như bi giờ, buồn buồn em chỉ có biết... chơi điếm thôi à!

16 thg 11, 2011

CNN ngợi ca Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định

Hãng thông tấn CNN trang trọng dành một bài viết lớn để nói về di tích lịch sử Trường lũy Quảng Ngãi - Bình Định của Việt Nam. PV của CNN còn gọi di tích này là Vạn lý Trường Thành của riêng người Việt Nam.

Adam Bray là phóng viên nước ngoài đầu tiên tới thăm Trường Lũy của Việt Nam. Ngay sau khi trở về, quá ấn tượng và thán phục, Adam Bray đã có bài viết đặc biệt dài gần 1.000 từ đăng tải trên CNN về "bức tường đá" đặc biệt này.


Theo tác giả bài báo, Trường Lũy của Việt Nam dù không dài bằng Vạn Lý Trường Thành của Trung Quốc nhưng đây chắc chắn là một di tích lịch sử - văn hóa gây ấn tượng mạnh đối với thế giới. Adam Bray cũng phỏng đoán Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định sẽ thu hút được một lượng lớn khách du lịch thế giới.


Trường Lũy Quảng Ngãi - Bình Định đươc Triều Nguyễn xây dựng từ thế kỷ 17 -18, có chiều dài tới 200 km, nối từ huyện Trà Bồng tỉnh Quảng Ngãi đến huyện An Lão tỉnh Bình Định. Trường Lũy nằm dọc qua 9 huyện của dãy Trường Sơn Đông.



Chiêm ngưỡng Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ

Vào 13 giờ địa phương (tức 18h Việt Nam) tại Paris, Pháp, Thành nhà Hồ của Việt Nam đã chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa Thế giới. Được xây dựng từ năm 1397, Thành nhà Hồ (thuộc 2 xã Vĩnh Long, Vĩnh Tiến, huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hoá) là tòa thành duy nhất của Việt Nam được xây bằng đá.


Di sản văn hoá thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm (5078,5ha), bao gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành, các di tích khảo cổ dưới lòng đất, các làng cổ, các di tích chùa đền, hang động liên quan đến Thành nhà Hồ, toàn bộ cảnh quan núi non, sông nước liên quan đến địa hình phong thủy thể hiện sự giao lưu văn hóa về nét đặc sắc của tòa thành được bảo tồn toàn vẹn.

13 thg 11, 2011

Quán cà phê Đen

Gọi là cà phê đen không phải vì quán chỉ bán cà phê đen, mà là vì quán... đen thui.

Quán đen thui như thế này đây:



Cà phê Cây Bàng

Trong những quán cà phê bên sông Đồng Nai ở Biên Hòa thì Cây Bàng là một trong hai quán lâu năm nhất (quán còn lại là Hải Âu). Nếu không xét đến điểm chung là cảnh quan nhìn ra sông Đồng Nai mà tất cả các quán cà phê dọc sông đều có (rất tuyệt vời) thì so với các quán khác Cây Bàng là một quán... khá tệ. Cà phê không ngon (nhưng vẫn mắc tiền), chỗ ngồi sơ sài, mỹ thuật ở mức trung bình... Thế nhưng đó lại là nơi tôi thường đến uống cà phê!

Uống cà phê nó lạ thế đó các bạn. Ta đến quán vì chỗ đó quen thuộc. Có thể là chỗ ngồi quen, có thể là nơi đó có những người quen.

Cà phê Cây Bàng nằm trong một con hẽm nhỏ gần trường tiểu học Nguyễn Du, quay mặt ra sông Đồng Nai. Quán thuộc loại cà phê sân vườn, nhưng thật ra không có vườn, chẳng có cây cảnh, cũng chẳng có những tiểu cảnh đáng kể làm tăng vẻ mỹ quan thiên nhiên. Ngoại trừ những cây thật to vươn mình và xõa bóng ra dòng sông.

Vâng, bạn đoán đúng rồi. Đó là cây bàng!

Cây bàng và dòng sông - Ảnh: PHN


Những quán cà phê dọc bờ sông Đồng Nai ở Biên Hòa

Dọc bờ sông Đồng Nai ở thành phố Biên Hòa có rất nhiều quán cà phê. Không kể cà phê cóc, từ trường tiểu học Nguyễn Du đến Ngã 3 Hãng dầu lần lượt có các quán: Cây Bàng, Thúy Nga, Lido, Thủy Tùng 1, Thủy Tùng 2, Du thuyền, Thủy Tiên, Thủy Sơn, Hải Âu... (chưa kể cà phê Cây Da, cạnh Lido, mà nay đã trả về cho chùa Phụng Sơn)


Mỗi quán mỗi vẻ, tùy gu hoặc thói quen của từng người mà bạn sẽ chọn quán phù hợp. Đặc điểm chung của các quán là đều nhìn ra sông Đồng Nai, mà đoạn sông Đồng Nai ấy thật là hữu tình với những cây đa buông rể lòa xòa bên sông, những cây bàng đổ lá trôi theo giòng nước.

Bạn có thể ngồi nhâm nhi ly cà phê, ngắm lục bình trôi miên man trên sông mà ngân nga: 

Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi, 
thương những đời như lục bình trôi. 

6 thg 11, 2011

Tản mạn đất trời

Đến Huế, người ta nhớ câu thơ:

Giữ chút gì rất Huế đi em.
Nét riêng là Trời Đất giao hòa.

Trời Đất giao hòa là nét riêng của Huế. Nó thanh cao, tĩnh lặng pha chút buồn buồn - và trên hết chính là sự giao thoa giữa Trời và Đất.
Đến Pleiku, ta mới cảm nhận hết cái "thần" của Vũ Hữu Định trong những câu thơ:

Phố núi cao, phố núi đầy sương.
Phố núi cây xanh trời thấp thật buồn.
...
Phố núi cao, phố núi trời gần.
Trời thấp, Trời gần, đầy sương… có đến Pleiku và đi loanh quanh để trở về chốn cũ mới cảm nhận được sự gần gũi giữa Đất và Trời như vậy, để thấy Đất Trời như kết dính lấy nhau bởi sương mù bảng lảng. Đất Trời ở PleikuĐất Trời bịn rịn.

Thác Khói

Người ta gọi đó là Dray Sap, nghĩa là Thác Khói. Đó là ngọn thác hùng vĩ bậc nhất của Tây nguyên.

Cột thác trắng xóa đổ ầm ầm xuống dòng sông Krông Nô, tạo nên bọt nước, hơi nước mờ ảo như sương khói.

Vào những buổi chiều tà, ánh hoàng hôn xuyên qua bụi nước, tạo nên cầu vồng hư ảo.

Tôi gọi đó là Tình Yêu. Vì Tình Yêu mới dữ dội như thác ngàn, lung linh như sương khói và huyền ảo như ánh cầu vồng...


5 thg 10, 2011

Đường Wừu


Trong một bài viết tiêu đề Chết cười với ảnh vui và lạ trên đường du lịch trên trang mạng afamily.vn có một bức ảnh và lời chú thích như sau:

Tên đường phố ở Pleiku (Gia Lai).

Thú thật là xem xong tôi cũng cười, vì tên đường gì mà... buồn cười quá. Cộc lốc, khó đọc và có vẻ như sai chính tả nữa!

Thế nhưng sau thoáng cười, tôi tự hỏi: Wừu là gì? Wừu là ai mà lại được dùng tên để đặt tên đường?

Và tôi đã tìm ra: Wừu là một anh hùng, một liệt sĩ của núi rừng Tây nguyên - và câu chuyện về ông khiến cho chúng ta phải nghiêng mình kính phục và xúc động không nguôi. Vâng, không đáng cười chút nào, cười là bất kính!

Rươi Hải Dương


Con rươi trông gần giống một con đỉa lai con rết bởi vì cái thân hình nhũn nhũn nhưng rất nhiều chân của nó. Khi sống rươi mềm mềm đủ mầu xanh, đỏ, vàng, xám vằn vện trong lớp nhớt quánh như hồ và sặc mùi tanh tanh đến khó chịu. Thế mà lạ thật, cái con vật xấu xí “đáng sợ” ấy khi đã qua bàn tay khéo léo của các bà nội trợ lại trở thành “đặc sản” thơm ngon khó quên.

Rươi còn tươi (
Ảnh: My.opera)

Rươi là một giống hải trùng có nhiều ở Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình…Ăn rươi phải có mùa nên rươi quý lắm. Vào những ngày mùng 5 tháng 9, 25 tháng 10, tháng 10 mùng 5 là những ngày nước thủy triều dâng lên, những con rươi chui ra khỏi mặt đất (người ta gọi là nứt lỗ rươi), người ta mới đem xăm hoặc vợt làm bằng vải màn đi vớt rươi. Bắt đầu từ đây, rươi vội vã được chuyển đi để nêm đủ phong vị ẩm thực cho đất Hà Thành. Ngày nay phố Hàng Rươi vẫn tồn tại nhưng không còn cảnh mua bán tấp nập như trước nữa. Nhưng mỗi lần định ăn rươi, người ta vẫn nghĩ và tìm đến nơi đây đầu tiên. Người đi bán vội vã mà người mua cũng vội vã. Nếu không nhanh thì ta đã bỏ lỡ cơ hội thưởng thức một món đặc sản chỉ xuất hiện vài lần ngắn ngủi trong năm. Rươi giàu chất đạm, ăn nó có tác dụng bồi bổ sức khỏe. Với những người mới ốm dậy hay bị ho thì chớ có ham món rươi làm gì, vì ăn vào không tốt.
 

Đi về đâu hỡi em?

Chuyện về Long Khánh và Xuân Lộc

Tôi sinh ra ở Xuân Lộc, Long Khánh. Giấy khai sinh ghi như vậy. Điều này hoàn toàn chính xác, vì hồi đó có tỉnh Long Khánh, quận Xuân Lộc là tỉnh lỵ.

Tỉnh Long Khánh được chính quyền Sài Gòn thành lập vào ngày 24/4/1957, gồm 2 quận Xuân Lộc và Định Quán. Tỉnh lỵ đặt tại Xuân Lộc. Đến năm 1967, chính quyền Sài Gòn thành lập quận Kiệm Tân thuộc tỉnh Long Khánh. Tỉnh Long Khánh có 3 quận: Xuân Lộc, Định Quán, Kiệm Tân và tồn tại cho đến tháng 4 /1975, tỉnh lỵ vẫn là Xuân Lộc.


Vị trí tỉnh Long Khánh trên bản đồ VNCH năm 1967

Sau ngày 30/4/75, tỉnh Long Khánh không tồn tại nữa. Quận Xuân Lộc biến thành huyện Xuân Lộc, thuộc tỉnh Đồng Nai.

 
Ngày 10/4/91, Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra quyết định số 107, theo đó huyện Xuân Lộc được tách thành 2 huyện: huyện Xuân Lộc và huyện Long Khánh.

Từ đây bắt đầu lộn xộn.



Suối Tre - Long Khánh

Từ TPHCM về Long Khánh, khi còn cách thị xã Long Khánh 4 km, phía bên trái quốc lộ 1 là Suối Tre (khoảng cây số 1.824). Tên đầy đủ là Trung tâm Văn hóa Suối Tre.

Người ta đã từng dùng mỹ từ này để chỉ Suối Tre: Đà Lạt của miền Đông.

So sánh này hơi khập khiễng, nhưng có phần đúng.



Suối Tre được hình thành từ những năm đầu thế kỷ 20, khi những người Pháp đến Long Khánh để lập đồn điền cao su. Khu vực Suối Tre rộng trên 10ha, có nhiều đồi cỏ nhấp nhô, bao bọc con suối quanh co bên những bờ tre xanh ngắt. Ở đây có độ cao tương đối (khoảng 500 met so với mặt biển) nên khí hậu ôn hòa. Các ông chủ đồn điền cao su SIPH (Societe Internatonale de Plantation d'Heveas) đã quy hoạch nơi đây thành một khu nghỉ mát lịch lãm mang đậm phong cách Pháp.


20 thg 9, 2011

Nam kỳ lục tỉnh

Nam kỳ lục tỉnh:

Tên gọi Nam kỳ lục tỉnh có từ thời vua Minh Mạng. Năm 1834, Minh Mạng đặt ra Nam kỳ và chia thành 6 tỉnh.
Ba tỉnh miền Đông là: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường. Ba tỉnh miền Tây là: Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
Ba tỉnh miền Đông mất về tay người Pháp năm 1862, và ba tỉnh miền Tây mất năm 1867. Trong thời gian thuộc Pháp chính quyền thuộc địa không gọi là tỉnh, mà gọi là hạt (arrondissement). Mãi đến năm 1899, toàn quyền Đông Dương mới ra sắc lệnh đổi hạt thành tỉnh (province).

Thời Pháp thuộc

Việc phân chia tỉnh thay đổi nhiều lần. Ổn định từ 1924 đến 1945 có 20 tỉnh như sau:

Miền Đông:
1. Tây Ninh
2. Thủ Dầu Một
3. Biên Hòa
4. Bà Rịa.


Nhà thương điên Biên Hòa

Chưa đi chưa biết Biên Hòa
Đi rồi mới biết có nhà thương điên

Nhà thương điên Biên Hòa nổi tiếng tới mức có thời Biên Hòa đồng nghĩa với... điên. Cho ai đó đi Biên Hòa, có nghĩa là người đó điên tới mức rồi, phải cho vô nhà thương điên thôi.

Tên gọi chính thức của nhà thương điên Biên Hòa hiện nay là Bệnh viện Tâm thần Trung ương II.


10 thg 9, 2011

Đức Mẹ Bãi Dâu

Ở Vũng Tàu, hai thắng tích công giáo nổi tiếng nhất là tượng chúa Jesus trên núi Tao Phùng (núi Nhỏ) và Đền thánh Đức mẹ Bãi Dâu ờ triền núi Tương Kỳ (núi Lớn).

Như tên gọi, đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu nằm ở bãi Dâu, bên chân núi Tương Kỳ. (Bạn nào có tâm hồn ăn uống chắc biết Nhà hàng Cây Bàng ở Bãi Dâu, đối diện nhà hàng Cây Bàng chính là tượng đài Đức Mẹ Bãi Dâu).


Tượng đài và Đền Thánh Đức Mẹ Bãi Dâu

Viếng thiền viện Chơn Không

Từ Bãi Trước (Vũng Tàu) đi theo đường Quang Trung đến ngã tư mũi tàu, rẽ trái theo đường Lê Lợi, đến ngã ba đường Lê Lợi - Vi Ba tiếp tục rẽ trái đi theo đường Vi Ba khoảng 1 km đường đèo lên triền núi Lớn (núi Tương Kỳ), ta sẽ đến Thiền viện Chơn Không.

Cổng Thiền viện Chơn Không - Ảnh: Võ văn Tường

Thiền viện nằm trên triền hòn Sụp, núi Tương Kỳ, ở độ cao khoảng 80 met, diện tích tọa lạc khoảng 2 ha.

Tượng Phật dốc 47


Trên quốc lộ 51 (đường đi Vũng Tàu), ở Km 10 (gần đến Ngã 3 Thái Lan và Bò sữa Long Thành) ắt hẳn các bạn đã từng nhìn thấy phía tay phải có một tượng Phật bán thân đặt trên một cái bệ có 4 cánh như đuôi một trái pháo. Người ta gọi đó là tượng Phật dốc 47.
Tại sao lại có tượng Phật ở đó và tại sao có tên là Dốc 47?

Tôi không biết!

Biển, núi và những khẩu đại pháo

Những ngày nghỉ lễ Quốc khánh chắc nhiều bạn đi tắm biển ở Vũng Tàu.

Khi tắm biển, ắt hẳn các bạn nhìn thấy những dãy núi cao sát bãi biển. Đó là núi Lớn, hay còn gọi là núi Tương Kỳ hoặc Tương Phùng và núi Nhỏ, còn gọi là núi Tao Phùng.

Núi Lớn có diện tích khoảng 400 ha, có 3 đỉnh, đỉnh cao nhất là 254 met nằm ở phía Bắc của trung tâm thành phố Vũng Tàu.


Núi Lớn Vũng Tàu
Núi Lớn
Núi Nhỏ có diện tích khoảng 120 ha, cao 170 met nằm ở phía Nam của trung tâm thành phố Vũng Tàu (bạn dễ dàng nhận ra núi Nhỏ, vì ở trên đỉnh của nó có tượng Chúa dang tay).


Biên Hòa ngày xửa ngày xưa

Các bạn ở Biên Hòa xem chơi một số hình ảnh Biên Hòa ngày xửa ngày xưa nhé:


Photobucket

Hình này khá dễ nhận ra vị trí. Công trình đang xây dựng là tháp nước Biên Hòa (ở đối diện trường Ngô Quyền hiện nay), bên dưới ta thấy Đài Kỷ niệm (hiện giờ vẫn còn). Thời điểm chụp ảnh cũng dễ xác định: Đó là lúc đang xây dựng tháp nước (nhưng tháp nước được xây dựng hồi nào thì... tui hổng biết, các bạn ở Biên Hòa hỏi thử ba má hay ông nội của mình xem biết không??)



Quốc lộ 13

Trước năm 1975, quốc lộ 13 là nơi diễn ra những trận đánh kinh hoàng giữa quân đội Giải phóng và quân đội Việt Nam Cộng Hòa. Ác liệt nhất là trận đánh An Lộc - Bình Long năm 1972.

Chiến sự dữ dội khiến cho đường 13 không lưu thông được vì mất an ninh. Mà khi chiến sự đã dừng thì cũng không lưu thông được, vì con đường đã bị đạn pháo cày nát.

Một bài hát trước 1975 (Những vùng đất mang tên anh) có những câu thế này:

Lộ Mười Ba dưới trận mưa pháo
Giọt nước mắt khóc linh hồn vô danh


Người dân thường nói: Tại quốc lộ mang tên 13, là số xui, nên mới thê thảm như vậy!

Quốc lộ 13 bắt đầu từ TPHCM, qua Bình Dương, Bình Phước (trước đây là tỉnh Bình Long). Từ TPHCM đi Buôn Ma Thuột, con đường gần nhất là qua quốc lộ 13 rồi quốc lộ 14, khoảng 330 km. Thế nhưng vì không đi qua quốc lộ 13 được, nên phải đi đường vòng: từ TPHCM đi Nha Trang theo quốc lộ 1, rồi từ Nha Trang theo quốc lộ 26 sang Buôn Ma Thuột, mất 620 km. Tương tự như vậy, từ TPHCM đi Pleiku nếu đi theo quốc lộ 13, quốc lộ 14 chỉ khoảng 500 km, nhưng không qua lộ 13, 14 được, phải đi theo quốc lộ 1 tới Quy Nhơn, rồi từ Quy Nhơn theo quốc lộ 19 sang Pleiku, hơn 800 km!

Sau Giải phóng một thời gian dài, quốc lộ 13 (và 14) bị hư hỏng nặng nên vẫn không đi được.

Bây giờ, quốc lộ 13 đã mang bộ mặt khác hẳn.

Một quang cảnh ở quốc lộ 13, đoạn qua Thủ Đức

Từ Bình Thạnh (TPHCM) đường Xô Viết Nghệ Tĩnh nối dài thành Quốc lộ 13, qua Thủ Đức. Khi sang địa phận Bình Dương, quốc lộ 13 thành Đại lộ Bình Dương - đại lộ lớn nhất tỉnh Bình Dương (và có lẽ cả vùng Đông Nam bộ).

Đại lộ Bình Dương

Qua khỏi Thủ Dầu Một (tỉnh lỵ Bình Dương), quốc lộ 13 không còn rộng rãi nữa, nhưng vẫn là con đường dễ đi, chứ không sặc mùi thuốc súng, máu lửa như ngày nào. Cảnh quan hai bên đường có phần xơ xác, nhưng cũng rất thú vị nếu bạn muốn... làm thơ!

Quốc lộ 13 ngày nay

Nhớ về một thời chiến tranh khi đi qua con đường 13 nổi tiếng có lẽ cũng là một cảm xúc đặc biệt trên đường đi. Con số 13 có lẽ không còn xui như ngày nào, nhưng có một điều không lấy gì làm vui khi bạn đi trên cung đường này (nếu đi bằng xe hơi). Đó là: Có lẽ đây là con đường có nhiều trạm thu phí nhất Việt Nam đó các bạn!

Phạm Hoài Nhân

Quá khứ

Bạn nhìn 2 cặp ảnh này xem:

Cặp ảnh 1:

Photobucket


Biên Hòa - Đà Lạt: Tình thương mến thương!

Biên Hòa cách Đà Lạt 270 km. Quá xa!

Biên Hòa là thành phố công nghiệp. Đà Lạt là thành phố du lịch. Quá khác biệt!


Đối với nhiều người hai cái anh Biên Hòa và Đà Lạt này chả có ăn nhập gì với nhau cả!


Ấy, vậy mà có mới hay! Chẳng những quan hệ, mà còn quan hệ mật thiết cả về địa lý và địa danh.


1. Địa lý:


Biên Hòa thuộc tỉnh Đồng Nai. Đà Lạt thuộc tỉnh Lâm Đồng. Hai tỉnh này giáp ranh nhau. Vậy Đồng Nai và Lâm Đồng là hai nhà liền vách, là hai anh em vai sát vai (hi hi, giống như Việt Nam với... Trung quốc vậy á)!

Tỉnh Đồng Nai được đặt theo tên của con sông Đồng Nai. Sông Đồng Nai bắt nguồn từ đâu? Từ cao nguyên Lâm Viên thuộc tỉnh Lâm Đồng chứ đâu! Vậy đây là hai anh em có cùng dòng máu (ý nói là dòng sông đấy!)



Đi qua thời gian

Photobucket


Tấm ảnh này có thể gợi lại cho một số người nỗi đau. Đó là những người có người thân (hoặc chính bản thân mình) đã từng học tập cải tạo (bị giam) trong trại giam K4 ở Long Khánh. Vâng, khu du lịch K4 chính là trại giam K4 ở Long Khánh.

Ta hãy ngược dòng thời gian để kể lại câu chuyện này nhé.

Ngày xưa, hồ Đại tướng

Ông Lê văn Tỵ (1902-1964) là tổng tham mưu trưởng quân đội Việt Nam Cộng Hòa từ thời Ngô Đình Diệm, cho đến 1963. Ông mất năm 1964 vì ung thư phổi lúc đang mang hàm đại tướng. Sau khi mất, chính phủ Nguyễn Khánh truy phong ông hàm Thống tướng. Ông là vị thống tướng đầu tiên và duy nhất của quân đội Việt Nam Cộng Hòa.


Bù Gia Mập

Bù Gia Mập là tên một huyện thuộc tỉnh Bình Phước, cũng là tên của một Vườn quốc gia ở đó.

Vườn quốc gia nào cũng là những chốn thiên nhiên tuyệt vời để chúng ta mê say. Để biết qua về vườn quốc gia Bù Gia Mập bạn có thể đọc bài này: Đêm diệu kỳ ở vườn quốc gia Bù Gia Mập.

Vườn quốc gia Bù Gia Mập

Hic, vườn quốc gia này không phải điểm du lịch (mà là nơi bảo tồn thiên nhiên hoang dã), nên ta không đến để tham quan được. Các bạn xem hình tạm vậy nhé.

Điều mà tui thấy ngồ ngộ và muốn kể với các bạn là cái tên Bù Gia Mập.

Cái tên này đọc lên dễ... phì cười!


10 thg 8, 2011

Cù lao Giêng có mấy xã?

Cù lao Giêng là một cù lao trên sông Tiền, nằm giữa Đồng Tháp và An Giang. Về mặt hành chính, cù lao Giêng thuộc huyện Chợ Mới tỉnh An Giang.

Cù lao Giêng có nhiều cái hay, trong đó có lẽ hay nhất là nhà thờ Cù lao Giêng, ngôi nhà thờ có thể xem là cổ nhất (và lớn nhất) miền Nam, được xây dựng năm 1877 (trước cả nhà thờ Đức Bà ở Sài Gòn).

Photobucket

Công viên Tượng đài Bồ tát Thích Quảng Đức

Tại ngã tư Lê văn Duyệt - Phan Đình Phùng Sài Gòn (nay là ngã tư Cách mạng Tháng Tám - Nguyễn Đình Chiểu, TP Hồ Chí Minh), ngày 11/06/1963 hòa thượng Thích Quảng Đức tự tẩm xăng ướt mấy lớp cà sa, ngồi kiết già và châm lửa tự thiêu.


Photobucket

Ngọn lửa của Người gây chấn động tâm can toàn thế giới và là một phần nguyên nhân dẫn đến sự sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm.


Sau cái chết của Người, ở phía bên kia đường Cách mạng Tháng Tám (Lê văn Duyệt), trong khuôn viên đại sứ quán Campuchia, phật tử xin một khoảnh đất để dựng lên ngôi tháp tưởng niệm Người.


Xứ vợ vua

Nhắc đến xứ vợ vua, người ta nghĩ ngay đến làng Kim Long ở Huế, với câu ca dao nổi tiếng:


Kim Long có gái mỹ miều
Trẫm thương, trẫm nhớ, trẫm liều, trẫm đi

Người ta nói rằng phụ nữ ở Kim Long rất đẹp, hình như tới bây giờ cũng vậy. Đẹp tới mức vua cũng phải chết mê chết mệt mà lỵ! Còn câu ca dao trên tương truyền là nói về vua Thành Thái, cô gái mỹ miều nói trên là Nguyễn Hữu Thị Nga, được vua đưa vào cung làm quý phi.


Có sách nói rằng cô là người lái đò, có sách nói rằng cô là con một vị quốc công triều Nguyễn. Không biết sách nào đúng, chỉ biết chắc một điều: Đó là cô gái Kim Long xinh đẹp, là vợ vua.


Một cô gái Kim Long khác là vợ vua Đồng Khánh (nghe nói là chị cô Nguyễn Hữu thị Nga).


Hai Ẩu đọc những dòng lịch sử nói trên, chợt nhớ ra còn một xứ vợ vua khác nữa, chỉ có điều là chuyện này chỉ là nghe nói thôi, chứ chưa ai xác nhận.


Xứ đó là Cù lao Phố ở Biên Hòa (tức xã Hiệp Hòa ngày nay).


29 thg 7, 2011

Đại chủng viện Xuân Lộc

Ở Việt Nam có 6 đại chủng viện (nơi đào tạo linh mục, như trường đại học ở ngoài đời):

  1. Đại chủng viện Thánh Giuse Hà Nội (ở Hà Nội)
  2. Đại chủng viện Huế (ở Thừa Thiên - Huế)
  3. Đại chủng viện Thánh Giuse TP. Hồ Chí Minh (ở TP. Hồ Chí Minh)
  4. Đại chủng viện Sao Biển Nha Trang (ở Khánh Hòa)
  5. Đại chủng viện Vinh Thanh (ở Nghệ An)
  6. Đại chủng viện Thánh Quý (ở Cần Thơ)
Tại Long Khánh, Đồng Nai, từ năm 1966 bắt đầu xây dựng Tiểu chủng viện Thánh Phaolô, khánh thành năm 1970.

Ngày 14/12/2005, Chính phủ chấp thuận cho thành lập Đại chủng viện Thánh Giuse cơ sở II tại Xuân Lộc để đào tạo Linh mục cho bốn giáo phận: Bà Rịa, Đà Lạt, Phan Thiết và Xuân Lộc.

Ngày 26/8/2006: Đức Cha Đaminh Nguyễn Chu Trinh đặt viên đá đầu tiên khởi công xây dựng Đại chủng viện cùng với tòa Giám mục và trung tâm mục vụ của Giáo Phận.

Ngày 26/9/2008: Thánh lễ Cảm tạ Hồng ân công trình xây dựng Tòa Giám Mục và Đại chủng viện cơ bản đã hoàn thành và được đưa vào sử dụng.





19 thg 7, 2011

Tịnh xá Ngọc Uyển

Tịnh xá Ngọc Uyển tọa lạc cạnh quốc lộ 1K, ấp Tân Bản, phường Bửu Hòa, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Bên trái tịnh xá là núi Châu Thới, bên phải là dòng sông Đồng Nai, trước mặt là ngọn núi Bửu Long.

Tịnh xá Ngọc Uyển được thành lập từ năm 1968, tổng diện tích là 6 mẫu.

Vào năm 1968, cố Ni trưởng Huỳnh Liên lấy cơ sở này thành lập cô nhi viện Nhất Chi Mai. Cô nhi viện này hoạt động rất hiệu quả. Ban giám đốc phối hợp với Ban điều hành quản lý và với Ni chúng trực tiếp chăm sóc, dạy dỗ các cô nhi.

Photobucket

Dừa dứa Bến Tre

Bến Tre có nhiều dừa, ai cũng biết, nhưng có một loại dừa khá đặc biệt (và hơi hiếm), đó là dừa dứa.

Dừa dứa có màu xanh, giống dừa Xiêm, nhưng nhỏ hơn. Trái dừa dứa như thế này đây:



Photobucket

Quả là khó phân biệt với những loại dừa khác.

Cây dừa dứa thì cũng giống như bao nhiêu cây dừa khác. Chịu, không phân biệt được.



Chùa Một Cột ở TP Hồ Chí Minh

Đây là chùa Một Cột

Photobucket

nhưng ngôi chùa này không phải ở Hà Nội, mà là ở TP. Hồ Chí Minh.

Chùa có tên là Nam Thiên Nhất Trụ, tọa lạc tại góc đường Đặng văn Bi - Dân Chủ, quận Thủ Đức, TPHCM.


12 thg 7, 2011

Tổ đình Bửu Long

Chùa Nam tông ở Việt Nam không nhiều. Miền Bắc và miền Trung hầu như không có. Ở miền Nam, chủ yếu chùa Nam tông tập trung tại các tỉnh miền Tây, bao gồm Nam tông Kinh và Nam tông Khmer.

Tại TP Hồ Chí Minh, theo thống kê của thành hội Phật giáo, có 1121 ngôi chùa thì chỉ có 19 ngôi chùa Nam tông (17 chùa Nam tông Kinh và 2 chùa Nam tông Khmer).


Chùa Bửu Long tọa lạc ở số 81 đường Nguyễn Xiển, tổ 1, ấp Thái Bình 1, phường Long Bình, quận 9, TP. Hồ Chí Minh.Chùa thuộc hệ phái Nam tông.

4 thg 7, 2011

Nghĩa phu thê Cần Thơ - Biên Hòa

đình Bình Thủychùa Nam Nhã (quận Bình Thủy, Cần Thơ) có bài vị thờ vợ chồng ông Bùi Hữu Nghĩa.



Bàn thờ Bùi Hữu Nghĩa ở đình Bình Thủy - Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên

Mộ ông cách đường Cách mạng Tháng Tám vài trăm mét, thuộc phường An Thới, quận Bình Thủy, Cần Thơ.




2 thg 7, 2011

Đã từ lâu, Biên Hòa có một kỷ lục Guiness thế giới

Vâng, ít nhất là từ năm 1971 Biên Hòa đã có một kỷ lục được ghi vào sách Kỷ lục Guinness thế giới. Tiếc thay, đó là một kỷ lục không vui chút nào!


Photobucket

Trong tay tôi là quyển Guinness Book of World Records, bản 1991. Trang 311, mục Aircraft có ghi nhận như thế này:

The busiest landing area ever has been Bien Hoa Air Base, South Vietnam which handled appoximately one million takeoffs and landings in 1970.

(Nơi hạ cánh nhặt nhất thế giới là Sân bay Biên Hòa, miền Nam Việt Nam, là nơi có xấp xỉ một triệu lần cất cánh và hạ cánh vào năm 1970)


Tình ca cầu tõm

Cầu tõm là cái cầu tiêu được dựng ngay trên sông, rạch, ao... Tiếng là cái WC chớ nó chỉ đơn giản như một cái thùng thế này:

Photobucket

3 mặt thùng hơi cao một chút, còn cái mặt tiền thì thấp hơn, chỉ vửa đủ che khúc dưới của người đang ị, còn khúc trên thì lộ thiên để người đang hành sự đưa mặt ngắm sông nước bao la!

Khi người ta ị, cái cục ấy rớt xuống nước kêu tõm! tõm!, do đó dân gian kêu là cầu tõm.
(có người kêu là cầu cá tra, bởi nhiều nơi tận dụng chất thải ra ấy để làm thức ăn cho cá tra nuôi dưới nước - thế nhưng cá tra thì nơi có, nơi không, còn tõm thì chắc chắn là có vì... có nước là có tõm. Thế nên gọi cầu tõm mang tính tổng quát hơn).


28 thg 6, 2011

Bình Định... xách quần!

Photobucket
Một dãy núi ở Phù Cát - Bình Định, chả biết núi gì!

Vĩnh Thạnh là một nhánh của dãy Trường Sơn, chạy thẳng xuống huyện Phù Cát, Bình Định.

Núi trong dãy Vĩnh Thạnh có nhiều ngọn cao lớn, tạo cho dãy một hình thế hiểm yếu không kém các dãy Kim Sơn, An Lão. Như hòn Nong Bong, hòn Bong Bong cao độ gần nghìn thước, chất ngất sum sê.

Hòn Bong Bong thường gọi tắt là hòn Bong. Đó là một danh sơn trong dãy Vĩnh Thạnh. Núi đứng nghiêng nghiêng về hướng Tây Nam, hình giống người đàn bà vừa làm "chuyện gì đó" xong đứng dậy, tay còn xách quần. Nên người địa phương thường gọi là Núi Xách Quần và đặt ra câu hát rằng:
 


22 thg 6, 2011

Đồng Nai thập cảnh là gì?

Hà Tiên có Hà Tiên thập cảnh, thế giới có 7 kỳ quan... còn Đồng Nai cũng là nơi thiên nhiên tươi đẹp, sao không ai bình chọn 10 cảnh đẹp của Đồng Nai để vinh danh những thắng cảnh này?

Trên ý nghĩ đó, nhân dịp kỷ niệm 310 năm Biên Hòa - Đồng Nai, ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đồng Nai đã phát động cuộc bình chọn 10 thắng cảnh đẹp nhất tỉnh Đồng Nai. Kết quả bình chọn công bố ngày 17/12/2008, lễ tôn vinh ngày 20/12/2008. Nói chung là tổ chức khá quy mô và trọng thể.

Đáng tiếc là không giống như Hà Tiên thập cảnh, hàng trăm năm sau người ta vẫn nhớ, kết quả bình chọn Đồng Nai thập cảnh này rơi vào quên lãng ngay sau đó. Có thể vì cảnh đẹp Đồng Nai chưa xứng là cảnh đẹp, vì việc tuyên truyền chưa được rộng rãi, hay vì kết quả bình chọn không đi vào lòng dân?

Vì lý do gì thì không biết, ở đây xin giới thiệu lại kết quả bình chọn Đồng Nai thập cảnh. Các bạn không ở Đồng Nai có thể xem để biết rằng ở Đồng Nai đã có một cuộc bình chọn như thế. Các bạn ở Đồng Nai xem để ngẫm nghĩ xem kết quả bình chọn có xác đáng không.

Ghi chú: Thuyết minh và hình ảnh kèm theo là thông tin nguyên gốc của ban tổ chức bình chọn. Tôi không có thêm bớt hay thay đổi gì cả để các bạn dễ nhận xét khách quan!


21 thg 6, 2011

Ông già Ba Tri

Miền Nam có thành ngữ Ông già Ba Tri để chỉ mấy ông già gân, hổng ngán gì hết!


Photobucket

Ông già Ba Tri
Ông già Ba Tri tên thiệt là Thái Hữu Kiểm, sống ở Ba Tri, Bến Tre từ thế kỷ 18. Năm 1806, ông Kiểm dựng chợ Trong bên cạnh rạch Ba Tri, giúp cho dân cư ở khu này mần ăn. Dè đâu mấy cha ở chợ Ngoài đắp đập chặn không cho ghe thuyền từ sông Hàm Luông vô chợ Trong. Chợ ế, dân khóc ròng!

Ông Kiểm nổi quạu, kiện lên quan huyện. Hổng biết quan có ăn hối lộ không, mà phán: Sông bên làng xã nó nó đắp đập thây kệ cha nó! Ông Kiểm thua kiện!


20 thg 6, 2011

Sông Cầu - Phú Yên

Ai về Bình Định qua quốc lộ 1A cũng sẽ thấy một đoạn đường chạy ven biển rất đẹp ở chỗ giáp ranh Bình Định và Phú Yên. Đó là đoạn đường đi qua thị trấn Sông Cầu, thuộc tỉnh Phú Yên.


Photobucket

Đoạn đường này là nơi rất đáng ngắm trước khi vào Bình Định. Riêng thị trấn Sông Cầu cũng có những điểm du lịch đáng để tham quan. Thế nhưng thật sự Sông Cầu chưa hề được nhắc đến nhiều như một điểm du lịch. Tìm trong sách du lịch Việt Nam, search trên Gogle hầu như không có thông tin về du lịch ở thị trấn này.