30 thg 6, 2020

Biển Mũi Nai – Khu du lịch Mũi Nai – Hà Tiên

Hà Tiên được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho vẻ đẹp cuốn hút mà chỉ cần nhìn thôi cũng đủ say lòng. Trong các địa danh du lịch nổi tiếng hút khách bậc nhất tại Hà Tiên không thể không nhắc đến biển Mũi Nai là một trong số “Hà Tiên thập cảnh” hiếm hoi còn tồn tại đến ngày nay sau hơn 300 năm lịch sử. Với không gian rất trong lành, mát mẻ biển Mũi Nai là điểm đến lý tưởng để du khách tới nghỉ ngơi và khám phá.


Biển Mũi Nai hay Lộc Trĩ thuộc vịnh Thái Lan của phường Pháo Đài, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang. Bãi biển Mũi Nai chỉ cách trung tâm thành phố Hà Tiên khoảng 5km, đường đi khá dễ nên rất thuận tiện cho khách du lịch Hà Tiên đến tham quan tắm biển.

Khu di tích Lăng Mạc Cửu – Thành Phố Hà Tiên – Kiên Giang

Du khách khi đến Hà Tiên thành phố biên giới yên bình, ai cũng muốn đến viếng đền thờ và lăng mộ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm truớc. Khu Di tích lăng Mạc Cửu thuộc quần thể di tích Bình San được xếp hạng là khu danh thắng quốc gia từ năm 1989 nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, thuộc phường Bình San, thành phố Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang.

Theo sử sách ghi lại, Mạc Cửu là người Quảng Đông, Trung Quốc, vì không chịu để tóc và theo một số tập tục của nhà Thanh nên đã rời bỏ đất nước đưa gia đình lên thuyền xuôi Nam. Năm 1680, khi đến Hà Tiên, ông đã dừng lại ở đây để xây dựng và phát triển vùng đất này. Đến 8-1708, nhận thấy vị thế rất mạnh của nhà Nguyễn trong cuộc chiến mở mang bờ cõi phía Nam, Mạc Cửu đã dâng vùng đất Hà Tiên cho nhà Nguyễn và được Chúa Nguyễn là Phúc Chu chấp thuận và phong làm “Tổng trấn Hà Tiên”. Mặc dù đã dâng Hà Tiên cho nhà Nguyễn, nhưng Chúa Nguyễn Phúc Chu vẫn cho Mạc Cửu quyền tự chủ tại vùng đất này, duy trì truyền thống cha truyền con nối như một tiểu vương. Trải qua 7 đời nắm quyền, dòng họ Mạc đã biến vùng đất Hà Tiên hoang sơ thành một trong những địa điểm buôn bán sầm uất nhất trong khu vực.

Chùa Som Rong – Ngôi chùa Khmer tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Sóc Trăng được biết đến như thủ phủ của những ngôi chùa tháp. Ngoài là không gian sinh hoạt văn hoá, tín ngưỡng của bà con đồng bào Khmer, những ngôi chùa còn là điểm đến không thể bỏ qua của khách thập phương trong hành trình khám phá vùng đất Miền Tây Nam Bộ. Mỗi ngôi chùa mang phong cách hoàn toàn khác nhau, đem đến cho du khách từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Trong đó không thể không nhắc tới Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong.

Chùa Som Rong

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong còn được người dân địa phương quen gọi là chùa Som Rong tọa lạc tại số 367 Tôn Đức Thắng, phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng.

Chuyện lạ chùa Som Rong

Nói đến ngôi chùa từng sở hữu tượng Phật Thích Ca nhập niết bàn (tư thế nằm) từ nhiều năm qua, người ta nhắc ngay đến Chùa Hội Khánh (tọa lạc tại phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) được xây dựng năm 1741.

Chánh điện chùa Som Rong

Năm 2013, chùa này đã khánh thành tượng Phật Thích Ca nằm có chiều dài 52 mét, cao 12 mét, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa. Công trình đã tổ chức Kỷ lục Chậu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á".

29 thg 6, 2020

Tu viện Khánh An, ngôi chùa có phong cách kiến trúc Nhật

Ở An Phú Đông, có một công trình kiến trúc rất đẹp mang đậm nét Nhật Bản. Rất nhiều du khách tới đây để thưởng ngoạn, chụp ảnh lưu niệm. Hầu như lúc nào tới đây bạn cũng thấy có những bạn trẻ tạo kiểu dáng để chụp ảnh (kể cả người già như tui... cũng vậy). Ấy, nhưng nơi này không phải công viên, chốn nghỉ mát... mà nó là một ngôi chùa, mang tên Tu viện Khánh An. Ngoài ra đây còn là một Di tích Lịch sử cấp thành phố (bạn lưu ý nghen, Di tích Lịch sử chớ không phải Di tích Kiến trúc Nghệ thuật!).


Tu viện Khánh An nằm hơi xa trung tâm thành phố, nhưng dễ tìm vì kiến trúc bề thế và khuôn viên rộng lớn, tọa lạc ở góc đường Võ thị Thừa và An Phú Đông 27 thuộc địa bàn phường An Phú Đông, quận 12.

Bánh ép lạ miệng của Huế

Chiếc bánh nhỏ xíu nhưng chứa nhiều điều đặc biệt: vị béo ngậy, dai của bánh, chua giòn đu đủ ngâm, mùi thơm của hành lá, thịt, trứng...

Đến Huế, du khách tò mò khi bắt gặp tấm biển có hai chữ "bánh ép" tại nhiều hàng quán. Bánh này là bánh gì, có ngon hay không, tại sao lại có tên này... là những thắc mắc của du khách.

Bánh ép là đặc sản không thể bỏ qua nếu có dịp thăm cố đô. Món ăn này có nhiều cách chế biến đa dạng nhờ sự sáng tạo của người bán. Bánh được làm từ những nguyên liệu đơn giản là bột lọc, thịt heo, trứng, hành lá... Trước khi ép, chủ quán đã viên sẵn bánh thành từng cục bột nhỏ, phía trên điểm thêm một ít thịt lợn rim, ớt và hành lá. Sau khi khách gọi món, cục bột được chủ quán đặt vào giữa hai tấm gang nóng đỏ rực đã được bôi dầu, đóng lại và dùng hai tay ép khuôn thật chặt trong khoảng 5 - 6 giây. Tiếp đó, họ mở khuôn ra, thêm 1 quả trứng cút sống rồi tiếp tục ép lần 2 trong khoảng vài giây nữa. Trong quá trình ép bánh, chủ quán sẽ lật tấm gang khoảng 2 - 3 lần để bánh được chín đều. 

Những viên bột sống trước khi ép thành bánh. Ảnh: Hương Lan. 

Một thoáng Kim Sơn

Như một bức tranh sơn thủy hữu tình, với động nước mát trong, những mỏm núi đá vôi sừng sững bên dòng suối Ấu, danh thắng Kim Sơn tại huyện Vĩnh Lộc được ví von với cái tên “tuyệt tình cốc” ở xứ Thanh.

Thiên nhiên đã ưu ái ban tặng cho vùng đất Vĩnh An (huyện Vĩnh Lộc) một danh thắng Kim Sơn kỳ vĩ. Ở đó, có dòng suối Ấu thơ mộng, có chùa Linh Ứng, hang động với những mỏm đá vôi đẹp hút hồn du khách.

Hàng cây thốt nốt tuyệt đẹp ở Núi Phú Cường – Tịnh Biên – An Giang

Về An Giang, khách du lịch sẽ bắt gặp một loại cây đặc trưng đã gắn bó sâu sắc với người dân nơi đây – cây thốt nốt. Tên gọi “thốt nốt” do người địa phương đọc chệch từ tiếng Khmer là “th’not”. Cây thốt nốt hiện hữu khắp mọi nơi dọc miền quê An Giang, từ những con đường uốn cong rợp mát đến những cánh đồng lúa bát ngàn hay những ngọn núi hùng vĩ giữa đồng bằng cũng đều có bóng dáng loài cây ấy. Chính vì vậy An Giang được mệnh danh là xứ sở của cây thốt nốt.

Thốt nốt gắn liền với đời sống người Khmer nơi đây. Cây được trồng bằng hạt và hợp với vùng đồi núi khô hạn. Sau 20-25 năm trồng, cây trưởng thành cao từ 5- 7m, có đường kính thân cây từ 30 – 40cm như cây dừa, lá dài và xanh như lá cọ. Lá cây thốt nốt có thể dùng lợp nhà hay làm chất đốt. Thân cây thốt nốt có thể dùng làm cột nhà, bàn ghế đều được. Đặc biệt trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên nhiều món ăn đặc sản, dân dã là đặc sản xứ An Giang. Nổi tiếng là cơm lấy từ trái thốt nốt, nước thốt nốt tươi ngọt mát, đường tán thốt nốt, chè thốt nốt nốt, hay bánh gói, bánh bò…

Chùa Thiền Lâm – Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng Cà Mau

Chùa Thiền Lâm tọa lạc tại khóm 4, phường Tân Thành, thành phố Cà Mau, tỉnh Cà Mau. Nằm cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 9 km về hướng Đông, chùa Thiền Lâm uy nghiêm thanh tịnh là điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của mảnh đất cực Nam tổ quốc, thu hút tín đồ Phật tử và nhiều du khách đến tham quan chiêm bái. 

Chùa Thiền Lâm được xây dựng vào khoảng năm 1810, trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo, kiến trúc chùa ngày nay khang trang, bề thế, chạm trổ rồng tinh xảo, với mái chùa cong mang phong cách đền chùa của người Hoa.

Ấn tượng đầu tiên khi đặt chân đến cổng Tam Quan của chùa Thiền Lâm, du khách sẽ ngỡ ngàng bởi vẻ đẹp hào nhoáng của cổng chùa. Cổng Tam quan của chùa Thiền Lâm rất cao, rộng lớn và có mái rồng uy nghiêm. 


Đền thờ 10 Liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai – Cà Mau

Đền thờ 10 liệt sĩ Khởi nghĩa Hòn Khoai tại Khóm 6, Phường 9, TP. Cà Mau là nơi thể hiện lòng tri ân sâu sắc của quân và dân tỉnh Cà Mau đối với những anh hùng liệt sĩ đã khuất. Di tích này cũng chính là nơi thầy giáo Phan Ngọc Hiển cùng đồng đội của mình an nghỉ, được UBND tỉnh ra quyết định xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh vào ngày 6/4/2011.


Năm 2016, di tích được tôn tạo, trùng tu với quy mô lớn trên diện tích hơn 8 ngàn mét vuông và đến ngày 13/12/2018, đền thờ được khánh thành đúng vào dịp Kỷ niệm Ngày truyền thống cách mạng của Đảng bộ, quân và dân tỉnh Cà Mau.

Khu sinh thái ẩm thực Hana Bana – An Giang

Khu sinh thái ẩm thực Hana Bana nằm ở tỉnh lộ 943 ông Cường, xã Vĩnh trạch, Huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang. Đây là địa điểm du lịch An Giang mới toanh được đầu tư khá kỹ lưỡng rất thích hợp cho những ai yêu thích phong cảnh miệt vườn thơ mộng.

Đến với Khu du lịch sinh thái ẩm thực Hanabana, chắc chắn bạn sẽ choáng ngợp bởi khuôn viên thoáng mát được bao phủ cây xanh khắp mọi nơi, không khí trong lành, yên tĩnh. Nếu bạn đang có ý định “bỏ trốn” khỏi thành phố ồn ào náo nhiệt để hòa mình vào thiên nhiên, tận hưởng những giây phút thư giãn thoải mái sau những giờ làm việc căng thẳng, thì Khu sinh thái ẩm thực Hanabana là điểm đến lý tưởng cho bạn.


Khuôn viên thoáng mát được bao phủ bởi cây xanh

28 thg 6, 2020

Rừng cao su Bù Đăng

Bình Phước nổi tiếng với những rừng cao su bạt ngàn, tuy nhiên nơi trồng nhiều cao su nhất có lẽ là Bù Đăng. Nơi đây người ta trồng cây cao su giữa các rừng cây non và già tạo nên một bức tranh sơn mài đủ gam màu từ xanh vàng đến cam đỏ trên một dải đất rộng bạt ngàn. Vào khoảng cuối năm, lúc trời đất chuyển giao năm cũ và năm mới, bạn có thể đến đây tổ chức picnic, ngồi trên thảm lá khô dày và ngắm những chiếc lá vàng rơi mỗi khi có gió thổi qua.


Cửu Trùng Đài – Tịnh Biên – An Giang

Cửu Trùng Đài nằm ven Quốc lộ 91 thuộc thị trấn Nhà Bàng, cách Thị trấn Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên 6km về hướng Bắc. Đây là một quần thể kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài gồm 03 tòa tháp với độ cao thấp khác nhau rất nổi bật.

Quần thể kiến trúc độc đáo mang màu sắc tôn giáo Cao Đài

Khu tháp Cửu Trùng Đài, được một cư sĩ tên Huỳnh Tâm xây dựng vào thập niên 1960 với mục đích đại đồng tôn giáo.

Chùa Hòa Thạnh (Chùa Cây Mít) – Tịnh Biên – An Giang

Trong suốt các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, nhiều ngôi chùa trên địa bàn tỉnh An Giang trở thành nơi đùm bọc, nuôi chứa cán bộ hoạt động cách mạng. Trải qua thời gian, những ngôi chùa này trở thành minh chứng cho lịch sử hào hùng của quân và dân An Giang, trong đó phải kể đến chùa Hòa Thạnh.

Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít

Chùa Hòa Thạnh hay Hòa Thạnh Cổ Tự, dân gian thường gọi phổ biến nhất là chùa Cây Mít tọa lạc tại xã Nhơn Hưng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang là nơi lưu giữ nhiều nét văn hóa đặc sắc, độc đáo của vùng đồng bằng Nam Bộ.

Cần Thơ có bến Ninh Kiều

Khi nói đến thành phố Cần Thơ thường gắn với cái tên Ninh Kiều giống như hai cái tên Sài Gòn và Chợ Lớn vậy. Từ xa xưa bến cảng Ninh Kiều, nơi giao lưu buôn bán của Lục tỉnh miền Tây Nam Bộ. Trong dân gian đã có câu hò trên sông Hậu Giang rằng: "Cần Thơ có bến Ninh Kiều. Có dòng sông đẹp có nhiều giai nhân. Cuộc đời luống những phù vân. Trở về bến cũ cố nhân xa rời".
Khu vườn tình yêu
Thực ra quận Ninh Kiều chính là thành phố Cần Thơ cũ nay được mở rộng tới gần 3.000 ha (theo con số thống kê vào tháng 2-2020). Bến cảng Ninh Kiều nằm trên sông Cần Thơ một phụ lưu của sông Hậu Giang. Sau khi thành phố Cần Thơ được mở mang phát triển và trực thuộc Trung ương quản lý, đường Lê Lợi đổi thành Hai Bà Trưng, nhưng tên bến cảng vẫn giữ lại theo tên quận Ninh Kiều. Hiện nay bến Ninh Kiều trở thành bến tàu du lịch và công viên văn hóa rộng tới 7.000 
m2 chạy dọc sông Cần Thơ.

Ngỡ ngàng quê Trạng

Đó là làng Bùng, một xứ quê bình yên e ấp gần dãy núi Chùa Thầy linh thiêng. Người ta kể tiến sĩ Phùng Khắc Khoan (1528-1613), một quan Trạng làng Bùng đã cho xây hai chiếc cầu Nhật Tiên và Nguyệt Tiên bên hồ Long Chiểu ở chùa Thầy (năm 1602). Đó là hai điểm nhấn về phong thủy để đem lại phúc đức tài lộc cho con cháu xứ Đoài... 

Cả đời tôi mỗi khi về quê đều phải trầm mình qua cầu vồng bụi của hai làng Bùng và Vĩnh Lộc (xã Phùng Xá-Thạch Thất-Hà Nội). Xưa làng Bùng làm nghề dệt đũi còn đỡ, nhưng nay cũng ganh đua cưa cắt sắt thép và đúc tôn ầm ầm nên bụi mịn lại càng nhiều. Một thuở các doanh nhân trẻ ở đây còn buôn cả đống xe tăng cũ để lấy thép làm công cụ nông nghiệp. Ôtô qua lại đón hàng bấm còi inh ỏi, Phùng Xá tựa một công trường khổng lồ.

Nam Nhã Đường, một danh lam xứ Cần Thơ

Di tích lịch sử cấp quốc gia Nam Nhã đường ở thành phố Cần Thơ, tọa lạc bên bờ sông Long Tuyền, đối diện với đình Bình Thủy, là một di tích không chỉ đẹp bởi kiến trúc, chữ nghĩa, hay không gian trang nhã mà còn ở những giá trị tôn giáo, lịch sử tiềm ẩn... 

Đức Tế Phật đường

Đối diện với đình Bình Thủy cổ kính, còn có tên là Long Tuyền cổ miếu, qua con sông Long Tuyền, là ngôi chùa thấp thoáng mái ngói đỏ, cây cổ thụ tỏa bóng. Cổng chính của chùa đề “Nam Nhã Đường”. Hai bên cổng có đôi câu đối, hai chữ đầu ghép thành tên chùa: “Nam địa độ nguyên nhân, bát nhã cầm thanh thông giác lộ/ Nhã đình chiêu thiện khách, bồ đề thụ ảnh cái thiền môn” (nghĩa là: Nam địa độ nguyên nhân, Bát nhã tiếng đàn thông giác lộ / Nhã đình mời thiện khách, Bồ Đề bóng mát rợp thiền môn). Cả ba cổng đều có mái, có câu đối chữ nghĩa hàm súc.

Sân chùa nhiều cây tùng, trắc bách diệp và nhiều cây cổ thụ khác, giữa sân có núi non bộ lớn và một bể trồng sen lá xanh mướt, tạo một không gian thanh tịnh. Ngôi cổ tự mặt tiền kiểu phương Tây với những vòm cong, nhưng mái chùa có lưỡng long tranh châu kiểu Đông Tây kết hợp, tấm hoành phi nền vàng, chữ đỏ trên cửa chính vào nội điện đề “Đức Tế Phật Đường”, vậy là nơi đây ngoài tên Nam Nhã, còn có tên là Đức Tế.

Thầy Thiện Đức. 

27 thg 6, 2020

Đình La Hà còn mãi với thời gian

Tọa lạc ở tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), đình La Hà có tuổi đời hơn 200 năm và là nơi lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử. Trải qua nhiều thăng trầm, đình làng này vẫn còn nét cổ kính, linh thiêng riêng.

Đình La Hà là nơi lưu giữ rất nhiều sắc phong thời nhà Nguyễn. Đến nay, những sắc phong ấy vẫn con nguyên vẹn và được gìn giữ cẩn thận. Theo người dân ở đây, những năm đầu thế kỷ XVIII, những vị tiền hiền là những cư dân vùng Thanh - Nghệ - Tĩnh đến đây sinh cơ lập nghiệp. Đây cũng là khoảng thời gian mà người Việt ở Bắc Bộ di cư vào vùng đất Thuận Quảng khai hoang, mở cõi, hình thành làng, xã ở vùng đất Quảng Ngãi ngày nay, trong đó có làng La Hà. 

Với người dân tổ dân phố 4, thị trấn La Hà (Tư Nghĩa), việc giữ gìn, bảo vệ đình La Hà được xem là trách nhiệm của mọi người. 

Lưu tên lại với đời

Có rất nhiều địa danh, công trình ở nông thôn Quảng Ngãi xưa được đặt tên theo người có công lao, nghĩa hiệp với làng. Cách đặt tên đó xuất phát từ việc người xưa muốn con cháu mai sau ghi nhớ công ơn của bậc tiền nhân.

Trong trường ca “Mặt đường khát vọng” của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm viết vào thời điểm những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, có đoạn: “Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại/ Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương/ Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm/ Người học trò nghèo giúp Đất nước mình núi Bút, non Nghiên/ Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh/ Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm”. 

Chiếc cầu ván mà ông Nguyễn Thời khởi xướng xây dựng, giờ đã được thay thế bằng một cây cầu bê tông vững chãi, song người dân ở tổ dân phố 6, phường Quảng Phú gọi tên cầu là cầu ông Thời. 

Thái miếu nhà Hậu Lê - Nơi lưu giữ nhiều kiến trúc cổ độc đáo

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, dù đã được tu sửa nhiều lần nhưng Thái miếu nhà Hậu Lê, phường Đông Vệ, TP Thanh Hóa vẫn lưu giữ những nét kiến trúc cổ độc đáo.

26 thg 6, 2020

Làng lụa Vạn Phúc – “thiên đường sống ảo” giữa lòng Hà Nội

Ghé Làng lụa Vạn Phúc( Hà Đông) vào một ngày nắng đẹp rực rỡ, du khách như thể đang lạc vào một “thiên đường sống ảo” có một khong hai giữa lòng thủ đô. 

Cách trung tâm Hà Nội khoảng 10 km, Làng lụa Hà Đông hay Làng lụa Vạn Phúc (thuộc phường Vạn Phúc, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội) nổi tiếng không chỉ vì là một làng nghề dệt lụa tơ tằm trứ danh mà còn nhờ sở hữu tiềm năng du lịch to lớn. 

"Sáu xã Vạn Phước" còn mãi với thời gian

Trải qua gần 6 thế kỷ với biết bao đổi thay, thăng trầm, vậy mà cái tên làng “Sáu xã Vạn Phước” vẫn được người làng gìn giữ, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đằng sau cái tên ấy là cả một câu chuyện dài về hành trình mở đất, lập làng đầy cam go, khó nhọc của những thế hệ người đi trước.

Ngày nay, địa danh này một phần thuộc địa phận huyện Mộ Đức, một phần "nằm" ở huyện Nghĩa Hành.

Hành trình mở đất của tiền nhân

Mang trong lòng những thắc mắc, vì sao hầu hết các nhà thờ họ tại xã Đức Hòa (Mộ Đức) đều khắc dòng chữ “Sáu xã Vạn Phước”, tôi lần giở sử liệu về cái tên này và bắt gặp những thông tin được viết khá tỏ tường từ Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. 

Tên "Sáu xã Vạn Phước" vẫn còn lưu lại tại nhiều nhà thờ họ và chi phái tại hai xã Đức Hòa, Đức Phú (Mộ Đức). 

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

Xã Định Thủy thuộc huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre được xem là cái “nôi” của phong trào Đồng Khởi lịch sử. Tại đây, vào ngày 17-1-1960, dưới sự chỉ huy, lãnh đạo trực tiếp của nữ tướng Nguyễn Thị Định, quân và dân xã Định Thủy đã nổi dậy, nổ phát súng đầu tiên, mở màn cho phong trào Đồng Khởi khắp miền Nam.

Từ thành phố Bến Tre theo quốc lộ 60 qua cầu Hàm Luông sang cù lao Minh về Mỏ Cày Nam; rồi từ thị trấn Mỏ Cày Nam đi khoảng 3 km trên con đường nhựa, uốn lượn, ngoằn ngoèo, xuyên qua những vườn dừa xanh um, mát rượi du khách sẽ đến trung tâm xã Định Thủy. Trước mặt UBND xã ngày nay là Khu di tích cấp quốc gia “Đồng Khởi 1960”.


Khu di tích Quốc gia đặc biệt Đồng Khởi Bến Tre

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu – Bến Tre

Khu di tích lăng mộ Nguyễn Đình Chiểu tọa lạc tại xã An Đức, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, từ lâu đã trở thành điểm du lịch tâm linh và là niềm tự hào của người dân Bến Tre với nhà thơ yêu nước, người thầy giáo mẫu mực, đức độ, người thầy thuốc có tâm, có tài.
Đây là một quần thế kiến trúc bề thế tọa lạc trong khuôn viên có diện tích hơn 1,5ha, được trùng tu vào năm 2000, gồm cả khu lăng mộ cũ được xây dựng vào năm 1972.Công trình bao gồm: cổng tam quan, nhà bia, đền thờ mới, đền thờ cũ và khu mộ.

Cổng tam quan khu lăng mộ mang phong cách kiến trúc truyền thống của các đình chùa Việt Nam với hai mái chồng, hình thuyền, lợp ngói âm dương màu đỏ gạch giả cổ, trên nóc và những bao lam, xiên, xà có đắp hoa văn, phù điêu ước lệ với nét dựng chân phương. Cột trụ tam quan to, vững chãi, sơn màu đỏ son.

Cổng tam quan

25 thg 6, 2020

Huyền thoại về dũng sĩ, nghệ sĩ Ama Kông

Ama Kông thổi tù và. Ảnh: Đ.B.T trên laodong.vn

Ảnh trên là tui mượn từ báo Lao động online, vì nó đẹp và là một trong những bức ảnh hiếm hoi Ama Kông đang thổi tù và. Nhưng tui tự hào vì tui không có ảnh nhưng có clip ông đang thổi tù và cơ! Không phải một mà là đến 3 clip!

Ama Kông là vua săn voi lẫy lừng của Tây nguyên. Ngày ấy, mỗi khi đoàn săn voi khởi hành để đi săn thì người trưởng đoàn (ở đây là Ama Kông) lấy tù và ra và thổi một hồi còi xuất quân. Khi tiếp cận được voi và bắt đầu vây bắt, người trưởng đoàn lại nổi một hồi còi xung trận. Cuối cùng, khi đã bắt được voi và lên đường về nhà, lại một hồi còi nữa, có thể coi là hồi còi khải hoàn. Tiếng tù và vang rất xa và người ở nhà có thể nghe thấy để biết được những dũng sĩ của mình đang làm gì.

Ám ảnh cõi Thanh Chiêm

Một thuở con đường ấy lầy lội trệu trạo sỏi đá dưới bánh xe ngựa thồ hàng. Nó mở đầu cho dinh trấn Thanh Chiêm (Điện Bàn) trên đất Quảng Nam cách đó chừng hai dặm. Làng nhỏ Thanh Chiêm mọc lên dãy nhà vạn chài đơn sơ cùng với bễ lò phì phò thổi bùng những ngọn lửa âm thầm cháy bên sông Thu Bồn. Một ngôi nhà thờ nhỏ bất ngờ hiện bên vệ đường lẻ loi u hoài và lầm lũi trong những con gió biển tràn về... 

Những bí ẩn bên sông Thu Bồn 


Miền đất cổ Thanh Chiêm bên cảng Hội An bất ngờ sầm uất. Đây là nơi dừng chân của chúa Nguyễn trước sức lụi tàn của những đế chế Chăm chừng hơn 400 năm trước. Chúa Nguyễn Hoàng đã cử con trai là Nguyễn Phúc Nguyên vào dựng thành trấn thủ tại Thanh Chiêm như một sự khẳng định bờ cõi nước Việt (1602). Dinh trấn Thanh Chiêm chính là dấu tích còn lại của trung tâm thị trấn Điện Bàn, Quảng Nam hiện nay.

Xóm xu xoa

Khi nhắc tới món ăn xu xoa, người ta nghĩ ngay đến miền biển đảo như Lý Sơn, nơi có nguồn rong biển dồi dào. Thế nhưng, nghề này cũng theo những lái buôn di cư về phố. Họ thu mua rồi chở về thành thị, phơi khô để cung ứng cho thị trường và nấu bán cho khách, kiếm lời, hình thành một xóm nhỏ chuyên làm nghề này.

Nghề lâu đời
 


Món xu xoa được nấu từ rau xu xoa, một loại rong biển mọc tự nhiên. Mùa rong biển rộ nhất là vào khoảng tháng Giêng cho đến tháng 5 Âm lịch hằng năm và đây cũng là lúc con đường Nguyễn Văn Linh, ở phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) trở nên bận rộn nhất. Người dân ở đây tất bật vào mùa sơ chế nguyên liệu để cung ứng ra cho thị trường, khách hàng chủ yếu là những người bán xu xoa trong tỉnh.

Bà Dương Thị Kim Hương, 54 tuổi bộc bạch, bà đã có 30 năm gắn bó với nghề làm rau xu xoa tại khu vực này. Còn để tỏ tường hơn về gốc gác của nghề thì bà cũng chỉ nghe kể lại từ các bậc cao niên nhưng ước cỡ cũng trăm năm. Nhiều nhà đã trải qua mấy đời làm nghề.


Ở đường Nguyễn Văn Linh thuộc phường Trương Quang Trọng (TP.Quảng Ngãi) có nhiều hộ dân làm nghề chế biến rau xu xoa. 

Đến An Kỳ lộng gió

Rất ít du khách biết đến bãi biển An Kỳ - một bãi biển đẹp nằm ở xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi), dù địa danh này nằm cách bãi biển Mỹ Khê chưa đầy một cây số. Đây là bãi biển đẹp hoang sơ, yên bình với điểm nhấn là những rặng dừa cao vút in bóng dưới nền cát trắng mà ít có bãi biển nào ở Quảng Ngãi có được.

Băng qua bãi cát trắng vòng cung theo mép sóng, bãi biển An Kỳ hiện ra trong xanh, đẹp đến nao lòng. Đặc biệt, hơn 200 gốc dừa mấy mươi năm tuổi do người dân vun trồng, chăm sóc từ hơn 40 năm trước, giờ vươn xanh trên nền cát trắng An Kỳ đã tạo nên điểm nhấn đẹp khó tả cho bãi biển hoang sơ này. 

Hàng dừa soi bóng bên bãi biển An Kỳ, xã Tịnh Kỳ (TP.Quảng Ngãi). 

Nhà Đốc Phủ Hải – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Gò Công, Tiền Giang

Vùng đất Gò Công không lớn lắm nhưng lại có khá nhiều Di tích cấp Quốc gia đã được xếp hạng: Cụm di tích Đền thờ – Lăng mộ – Tượng dài Anh hùng dân tộc Trương Định, Đền thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng – Lăng Hoàng gia, Nhà Đốc Phủ Hải… 

Nhà Đốc Phủ Hải

Nhà Đốc Phủ Hải tọa lạc ở phường 1, thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang là một ngôi nhà cổ có lối kiến trúc kết hợp giữa hai nền văn hóa Đông – Tây độc đáo. Mặc dù trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử ngôi nhà vẫn còn nguyên vẹn, ngày càng được nhiều du khách đến tham quan chụp hình mỗi khi có dịp du lịch Tiền Giang. Về xứ Gò Dông ghé thăm nhà cổ, tận mắt chứng kiến những cổ vật, chiêm ngưỡng những tác phẩm nghệ thuật chạm khắc bạn có thể cảm nhận cuộc sống vương giả của một gia đình Đốc phủ.

Di tích Hồng Anh Thư Quán – Cà Mau

Cà Mau mảnh đất cực Nam tổ quốc có một di tích lịch sử cách mạng hết sức giá trị đó là Hồng Anh Thư quán, tọa lạc tại số 43, đường Phạm Văn Ký, phường 2, thành phố Cà Mau. Trải qua thời gian dài với chiến tranh ác liệt nhưng đến nay di tích vẫn giữ nguyên kiến trúc của ngôi nhà gốc, được trùng tu, tôn tạo, gìn giữ nguyên giá trị.

Tranh vẽ Hồng Anh Thư Quán trước đây

24 thg 6, 2020

Núi lửa Chư Đăng Ya - “Củ gừng dai” quyến rũ

Chư Đăng Ya trở thành điểm dừng chân của nhiều phượt thủ và những người yêu thích du lịch. 

Chư Đăng Ya theo tiếng đồng bào J’rai có nghĩa là củ gừng dai. 

Đây là ngọn núi lửa đã ngưng hoạt động hàng triệu năm. Chư Đăng Ya thuộc địa phận làng Ploi lagri, xã Chư Đăng Ya, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai, cách TP Pleiku khoảng 30km về phía bắc. 

Làng bột Sa Đéc – Làng nghề truyền thống hơn trăm tuổi ở Đồng Tháp

Không chỉ là vựa hoa của khu vực Miền Tây Nam Bộ, TP. Sa Đéc (Đồng Tháp) còn nổi tiếng với làng làm bột truyền thống hơn 100 năm. Nằm bên dòng Sa Giang hiền hòa, làng bột Sa Đéc nức tiếng nhờ chất lượng vượt trội và hương vị đặc trưng riêng biệt khó có nơi nào sánh kịp.

Sa Đéc là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi, với vị trí địa lý nằm giữa hai dòng sông Tiền và sông Hậu thuộc đồng bằng sông Cửu Long, cùng với hệ thống kênh rạch chằng chịt, thuận lợi cả về giao thông đường thuỷ lẫn đường bộ. Là cầu nối giữa hai vựa lúa lớn nhất nước là Đồng Tháp Mười và vùng tứ giác Long Xuyên, Sa Đéc từ lâu tập trung nhiều doanh nghiệp kinh doanh, chế biến lúa gạo.

Không ai biết chính xác thời điểm làng bột ra đời là từ lúc nào, chỉ biết rằng từ thời xa xưa, với sẵn nguồn nguyên liệu lúa gạo dồi dào, trong lúc nông nhàn, những nông dân Sa Đéc đã sáng tạo ra cách làm bột, để từ đó làm thành các loại bánh, sợi cho phong phú bữa ăn.

Khu ẩm thực Làng Bột Sa Đéc – Đồng Tháp

Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc tọa lạc tại số 91, đường ĐT.848, khóm 2, phường 2, thành phố Sa Đéc, với hàng chục món bánh dân gian từ bánh ngọt cho đến bánh mặn cùng các loại chè đã thu hút nhiều thực khách đến thưởng thức mỗi khi có dịp du lịch Đồng Tháp.


Khu ẩm thực làng bột Sa Đéc có tổng diện tích gần 1000 m2 là một không gian hòa quyện ẩm thực đậm chất dân dã ở Đồng Tháp. Thoạt nhìn từ bên ngoài, khu ẩm thực này không khác gì so với các khu dịch vụ ăn uống của người dân miền Tây. Tuy nhiên, bên trong khu ẩm thực là một không gian thôn quê yên lành, thư thái của một làng bột thu nhỏ.

Khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu – Bạc Liêu

Nhắc đến Đờn ca tài tử Nam Bộ, bản “Dạ cổ hoài lang” của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu có lẽ là ca khúc nổi tiếng nhất. Vượt qua bao thăng trầm của cuộc sống, nhiều biến cố lịch sử bản nhạc vẫn sống trong lòng cuộc đời. Trong chuyến du lịch miền Tây, nếu có dịp dừng chân trên mảnh đất Bạc Liêu bạn đừng quên dành thời gian thăm khu lưu niệm nhạc sĩ Cao Văn Lầu để nghe những câu chuyện về sự ra đời của bản nhạc.

Khu lưu niệm Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ và Nhạc sĩ Cao Văn Lầu thuộc phường 2, TP. Bạc Liêu. Được biệt, khu lưu niệm trước đây là khu mộ của gia đình nhạc sĩ, sau được tu bổ và xây dựng thêm các công trình nhằm mục đích tổ chức các sự kiện quan trọng, đồng thời làm nơi tiếp đón du khách phương xa.


Cổng vào

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ở Đồng Tháp

Chùa Bửu Hưng tọa lạc tại xã Long Thắng, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp cách trung tâm TP Sa Đéc khoảng 9km. Đây là ngôi chùa cổ bậc nhất tại huyện Lai Vung có giá trị nghệ thuật cao mang nét đặc trưng của kiến trúc Phật giáo vùng đất phía Nam. Bửu Hưng cổ tự đã được công nhận là di tích lịch sử – văn hóa cấp Quốc gia vào ngày 3/8/2007.

Chùa Bửu Hưng – Di tích lịch sử văn hóa quốc gia.

Vì ngôi chùa nằm bên cạnh rạch ông Cả Cát nên người dân quen gọi đây là chùa Cả Cát hàng trăm năm nay. Theo lịch sử ghi chép tại chùa thì Bửu Hưng tự được thiền sư Nguyễn Đăng từ kinh thành Huế vào đây dựng chùa vào giữa thế kỷ 18, khoảng những năm 1777 – 1780 với vật liệu tạm bợ là tre trúc, vách đắp bùn, lợp lá dừa nước.

Con đường hoa mười giờ tuyệt đẹp ở Gò Công – Tiền Giang

Con đường hoa mười giờ ở xã Tân Trung, huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Đây là con đường nhỏ nằm giữa cánh đồng lúa, dẫn vào nhà bác Tám Thảnh, được đổ bê tông, do chủ nhân chính tay trồng hoa mười giờ hai bên đường từ năm 2016 để hạn chế cỏ mọc làm hư đường.

Hoa mười giờ là loài thuộc họ hoa rau sam, có thân cây mọng nước, chia thành nhiều nhánh, lớn nhanh, hoa có nhiều màu rực rỡ từ đỏ, tới hồng, cam, trắng… Sở dĩ loại hoa này được đặt cho cái tên đặc biệt “mười giờ” là bởi nó thường chỉ nở và rực rỡ nhất vào khoảng 10h sáng hàng ngày.

23 thg 6, 2020

Một ngày khám phá bản người Mông

Nằm ở độ cao 1.500 m, bản Sin Suối Hồ là chốn mát mẻ, yên bình dành cho những ai muốn tạm xa phố thị ồn ào.

Đến với Sin Suối Hồ, du khách được đắm mình trong đời sống văn hóa bản địa của người Mông. Bản nằm ở độ cao 1.500 m so với mực nước biển, thuộc xã Sin Suối Hồ, huyện Phong Thổ, cách TP Lai Châu khoảng 30 km. Trong tiếng địa phương, Sin Suối Hồ có nghĩa là "suối có vàng". Không khí tại đây trong lành, mát mẻ quanh năm.

Sáng: Chợ phiên - Tham quan đời sống dân bản

Bước chân vào bản, du khách được người dân đón tiếp nồng nhiệt và mời uống một cốc nước thảo quả đựng trong ống tre. Sở dĩ họ dùng nước thảo quả vì có tính mát, tốt cho cổ họng. Người Mông lo rằng du khách từ dưới xuôi lên, khi thay đổi độ cao đột ngột dễ bị khan họng. Ngoài ra, thảo quả cũng là loại cây rừng phổ biến tại vùng này, là nguồn thu nhập chính của người dân địa phương. Nó cũng được sử dụng trong việc chế biến nhiều món ăn hàng ngày. 

Giống như các bản vùng cao khác, chợ phiên Sin Suối Hồ họp vào sáng sớm thứ 7 hàng tuần. Chợ được thiết kế theo vòng tròn, chân các gian hàng xếp đá tảng và những viên sỏi lớn. Sản phẩm được bày bán chủ yếu là các nông sản do bà con nuôi, trồng hoặc thu hoạch từ rừng. Ngoài ra còn có những trang phục truyền thống do phụ nữ thêu thùa, may dệt. Tại chợ phiên, du khách sẽ được tham gia vào các trò chơi dân gian của người dân tộc, xem văn nghệ, thưởng thức thắng cố, trải nghiệm xay ngô...


Huyền thoại đồi Bà Nài

Vừa bước chân tới khu di tích văn hóa trên đồi Bà Nài (phường Phú Hài, Phan Thiết-Bình Thuận), tôi đã bị cuốn hút bởi giai điệu dân ca Chăm buồn và dịu dàng. Lời bài hát "Ai kia đang ở phía xa" như gieo vào lòng người nỗi trống vắng mộng mị. Giọng hát của Chế Tuấn trầm ấm vang lên: "Chim về rừng chim chắp cánh bay. Chứ anh một mình mà anh nhớ thương em. Chứ em một mình mà em nhớ thương ai...".

Chuyện tình nàng Pô Sah Inư


Người dẫn tôi lên đồi là nhà thơ La Văn Tuân (HVN Bình Thuận). Chúng tôi dừng chân bên khu đền tháp Chăm ở độ cao chừng 80 mét. Tháp chính mang tên nàng công chúa Pô Sah Inư và hai tháp nhỏ. Nhà thơ nói đây là một trong những tháp Chăm còn giữ được khá nguyên bản với sắc gạch đỏ au.

Khu đền tháp thờ thần Silva đã từng bị tàn phá do chiến tranh và sự khắc nghiệt của mẹ thiên nhiên đã trải qua hơn 800 năm. Công chúa Pô Sah Inư gắn bó với dân Phú Hài này từ hàng trăm năm qua. Nàng xinh đẹp và dịu dàng nức tiếng khắp vùng. Pô Sah Inư được lãnh chúa trẻ vùng Chăm kế bên yêu say đắm. Trớ trêu thay chàng lại theo đạo Hồi, còn nàng theo dòng Bà la môn. Tình yêu của hai người đã vượt khỏi những ràng buộc khe khắt giữa hai dòng đạo. Bởi theo quy định hai người không được lấy nhau.

Nghệ thuật khảm trai Chuôn Ngọ

Chuôn Ngọ là một làng nhỏ nằm ven bờ sông Nhuệ (thuộc xã Chuyên Mỹ, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội). Làng nổi tiếng với nghề khảm trai có truyền thống lâu đời và được ông Tổ Trương Công Thành (làm quan thời Vua Lý Nhân Tông) mang những mảnh trai ốc đẹp khảm vào đồ thờ cúng rồi dạy cho dân làng cách làm. Từ đó dân làng có nghề khảm trai và đời sống ngày một phát triển hơn. 

Hiện nay thôn Chuôn Ngọ vẫn còn ngôi đền cổ kính thờ tổ nghề khảm trai Trương Công Thành. Một số câu chuyện khác về ông Tổ nghề khảm trai cũng được lưu truyền ở làng là Nguyễn Kim và Vũ Văn Kim.

Thời gian hành nghề là khoảng thế kỷ XIX, cho tới nay, làng nghề vẫn luôn được lưu truyền và phát triển ngày một rộng rãi, tinh xảo hơn, trở thành một trong những nghề thủ công truyền thống độc đáo. Trước đây, người thợ làng Chuôn Ngọ chủ yếu làm hoành phi, câu đối trong nhà thờ, đình đền, trang trí họa tiết trên sập gụ, tủ chè hay chế tác ra những bức tranh treo tường phỏng theo tích truyện Tam Quốc, những bộ “thông, trúc, cúc, mai”...

Theo thời gian và xu thế hội nhập, người nghệ nhân khảm trai tại đây đã từng bước nâng cao tay nghề, sáng tạo ra những mẫu tranh tinh xảo, kỹ thuật hơn như phong cảnh non nước, danh lam thắng cảnh, khắc họa chân dung… Nhờ vậy, sản phẩm của làng nghề Chuôn Ngọ ngày càng phát triển đa dạng và phong phú về mẫu mã, đáp ứng được nhu cầu trong nước và ngoài nước... 

Khảm trai trên Sập gụ, tủ chè làng Chuôn Ngọ (Phú Xuyên, Hà Nội).

Tháng tư, ai về Miệt Thứ…

“Con rạch Cái Thia chảy về Tắc Cậu
Con sáo qua sông con sáo đậu hiên nhà. 
Trời tháng tư, em mặc áo hoa cà. 
Qua ngõ nhà anh, em kéo nghiêng vành nón. 
Giả bộ vô tình làm rớt cánh bằng lăng”. 

1.Ngẫu hứng cất giọng lên câu vọng cổ, ông quay sang tôi: “Cái Thia là con rạch nào, biết không?”. Gắn bó với vùng đất Tây Ninh, ông Út Dũng (tức Trung tướng Nguyễn Minh Dũng, nguyên Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Xây dựng lực lượng - Bộ Công an), rất mê vọng cổ. Mỗi khi xe đi qua những địa danh được nhắc đến trong một số bài vọng cổ, ông thường nghêu ngao cất giọng.

Con rạch nằm dọc theo tuyến quốc lộ từ ngã ba Minh Lương về hướng phà Tắc Cậu thật ra ông có lạ lẫm gì. Không trả lời câu hỏi của ông, chỉ tay về phía con rạch nằm phía tay trái, tôi gỏn gọn: “Nó đang bị bức tử, anh ạ!”.

Thời điểm đó, con rạch Cái Thia bị lấn chiếm để cất nhà, cất cơ sở kinh doanh, dòng chảy bị thu hẹp. Nước dưới rạch đen ngòm do nước thải trực tiếp tuôn xuống. Lo một ngày không xa, rạch Cái Thia chỉ còn trong lời ca tiếng hát. Chính quyền tỉnh định bỏ tiền ra để khôi phục, tiếc là không còn kịp nữa. Tận mắt nhìn thấy, ánh mắt ông Út Dũng đượm buồn…

Chợ nổi ở Miệt Thứ. Ảnh: Huỳnh Lãnh

Ngắm tuyệt tác san hô cực đẹp ở Gành Yến – Quảng Ngãi

Những rạn san hô "nở hoa" cực đẹp khi thủy triều rút, những bãi đá trầm tích núi lửa xếp chồng lên nhau, uốn cong quanh bờ biển tạo nên di sản Gành Yến tuyệt tác. 

Cách trung tâm TP Quảng Ngãi về hướng bắc khoảng 35 km, thắng cảnh Gành Yến nằm bên làng chài thôn Thanh Thủy, xã Bình Hải, huyện Bình Sơn (Quảng Ngãi). Thắng cảnh này đến giờ vẫn giữ được nét hoang sơ, kỳ vĩ.

Tương truyền rằng, sở dĩ có tên gọi là Gành Yến bởi vì trước đây các gành đá có nhiều hốc nhỏ, nơi trú ngụ của các loài chim như yến, én, sáo... Nơi đây có những phiến đá kỳ ảo, thô ráp xếp tầng tầng, lớp lớp lên nhau, thành một vách núi sừng sững trải dài, vươn ra tới biển. 

Gành Yến. Ảnh: M.T

Xao xuyến Yên Trường

Cách trung tâm thủ đô Hà Nội chừng 30 km, làng cổ Yên Trường còn lưu giữ nhiều ngôi nhà làm bằng đá ong hàng trăm năm tuổi và nhiều giếng cổ mát lành 

Trong một buổi sáng ngày hè oi ả, chúng tôi tìm về Yên Trường (thuộc xã Trường Yên, huyện Chương Mỹ), sau khi nghe danh ngôi làng cổ xây bằng đá ong tồn tại hàng trăm năm nay ở ngoại thành TP Hà Nội. Con đường dẫn vào làng với hàng phượng vĩ chạy dài, đỏ rực bên cạnh hồ nước xanh mát, xua tan mọi oi nóng và ồn ào của đô thị.

Hàng phượng vĩ dẫn vào làng Yên Trường

22 thg 6, 2020

Có một Hóc Môn đẹp xao xuyến trong ánh bình minh

"Dân Hóc Môn còn chưa biết có cảnh đẹp quanh mình luôn đó", Mạnh trích một bình luận khiến anh bật cười.

Một bức ảnh chụp "quê mình" ở Hóc Môn (TP.HCM) của Võ Hùng Mạnh 

Gần giữa tháng 6 năm nay, Võ Hùng Mạnh đăng bộ ảnh chụp cảnh vật huyện Hóc Môn (TP.HCM) dưới ánh bình minh vàng ruộm lên một nhóm du lịch trên Facebook mà anh tham gia cùng chú thích: "Quê mình ở Hóc Môn có bình minh rất đẹp".

Chưa biết ăn năn

Sám hối thì có thể tui chưa biết, nhưng ăn năn thì biết rồi. Năn là cái củ này, chắc là nhiều người cũng đã ăn năn giống tui. Nếu không phải ăn năn đơn thuần thì cũng là ăn năn đi kèm với - không phải với sám hối - mà là với... chè!

Củ năn

Nghề khe hàu trên bãi đá

Những con hàu sữa bé tí bám chi chít trên các mỏm đá ven biển xã Hoằng Trường (Hoằng Hóa) đã tạo nguồn sinh kế cho nhiều dân cư sinh sống nơi đây.

Những con hàu tự nhiên bám chặt trên mỏm đá vừa mới lộ ra khi thủy triều rút.

Về thăm quê nhà thơ Tế Hanh

Cách trung tâm TP.Quảng Ngãi hơn 25km, xã Bình Dương (Bình Sơn) - nơi chôn nhau cắt rốn của nhà thơ Tế Hanh, bình yên đến lạ. Khung cảnh làng quê nơi đây lại gợi nhớ những vần thơ: “Quê hương tôi có con sông xanh biếc, nước gương trong soi tóc những hàng tre. Tâm hồn tôi là một buổi trưa hè, toả nắng xuống lòng sông lấp loáng…” (tác phẩm Nhớ con sông quê hương, Tế Hanh sáng tác năm 1956). 

Dòng sông Trà Bồng thơ mộng là nguồn cảm hứng sáng tác của nhà thơ Tế Hanh. 

Giờ đây, xã Bình Dương ngày càng thay da đổi thịt, nhưng nét mộc mạc, tự nhiên, chân chất của xóm làng, của con người như trong lời thơ của Tế Hanh thì vẫn vẹn nguyên như xưa. Vẫn còn đó lũy tre làng soi bóng trên sông; những đứa trẻ hồn nhiên nô đùa, thả những cánh diều uốn lượn trên nền trời xanh, và còn đó chiếc cầu tre gõ nhịp yên bình... 

Giếng xưa giữa lòng phố thị

“Những ngày nắng hạn hoặc gặp khi lũ lớn, người dân các vùng lân cận vẫn tìm đến giếng này để lấy nước về dùng, bởi giếng này không bao giờ cạn nước”, đó là lời của người dân tổ dân phố 2, thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) khi nói về giếng cổ giữa lòng thị trấn. 

Một ngày cuối tháng ba, chúng tôi có dịp về thăm thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn) và nghe người dân ở đây nói về cái giếng cổ tồn tại giữa lòng thị trấn. Trong cái nắng gay gắt của những ngày đầu hè, nhiều người dân đến múc nước từ giếng về dùng, bởi theo họ thì nước giếng ngọt, thanh hơn cả nước máy đã được bắc đến tận nhà. 

Giếng cổ có tuổi đời hơn 100 năm nằm ngay giữa lòng thị trấn Châu Ổ (Bình Sơn). 

Núi Thiên Mã và dòng sông Kinh

Trong những cảnh vật kỳ thú ở bờ tả sông Trà Khúc, cửa Cổ Lũy, không thể không kể đến núi Thiên Mã và dòng sông Kinh (TP.Quảng Ngãi). Núi Thiên Mã nay đang xây dựng khu văn hóa Phật giáo, đứng bên bờ cây cầu đang xây dựng sát bên cửa biển, còn dòng sông Kinh lại gắn với nhiều cảnh quan mà khách đến Khu du lịch Mỹ Khê không thể bỏ qua.

Thiên Mã có nghĩa là ngựa trời. Lệ thường khi có ngọn núi thiêng liêng thì người ta có gắn với chữ Thiên, có nghĩa là trời, như Thiên Ấn, Thiên Bút. Dân gian thường gọi núi này là núi Ngựa. Ca dao xưa có câu: "Bao giờ Thiên Mã sang sông/ Thì làng Mỹ Lại mới không công hầu". 

Buổi sáng trên sông Kinh (TP. Quảng Ngãi). Ảnh: Tấn Cư 

Vườn du lịch sinh thái hấp dẫn ở Cờ Đỏ

Gần đây, khách tham quan đến huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ thường tìm đến vườn du lịch sinh thái của chị Ngô Thị Thảo tại ấp Thạnh Phước 2, xã Trung Thạnh. 

Khách tham quan vườn sầu riêng của chị Ngô Thị Thảo. 

Đây là một khu vườn rộng trên 10.000 mét vuông, trồng nhiều loại cây đặc sản như sầu riêng Ri6, măng cụt, bòn bon. Trong vườn chủ nhân bố trí nhiều chòi lá mát rượi. Trong và ngoài chòi trang bị nhiều bàn ghế, võng cho du khách nghỉ ngơi, thư giãn.

21 thg 6, 2020

Về Thác Mây xoa dịu nắng hè

Giữa núi rừng hoang sơ, 9 tầng thác mềm mại đổ những dòng nước mát lạnh tựa “chín bậc tình yêu”. Thác Mây là một trong những thác nước đẹp nhất nhì xứ Thanh.

Thác Mây (thuộc thôn Đăng Thượng, xã Thạch Lâm, huyện Thạch Thành) cách TP Thanh Hóa chừng 100km, cách Hà Nội hơn 100km, nằm trong vùng đệm Vườn Quốc gia Cúc Phương.

Em đi bán chè thưng

Em đi bán chè thưng

Có một bài vọng cổ xưa, khá nổi tiếng, do hai ông Út, bà Út tài danh của sân khấu cổ nhạc miền Nam trình bày, (Út Trà Ôn và Út Bạch Lan). Bài vọng cổ mở đầu bằng lời rao ngọt lịm của cô Út như sau:

Ai ăn chè bột khoai, bún tàu, đậu xanh, nước dừa, đường cát hông



Lội biển qua hải đăng Kê Gà

Mùa hè này, bạn còn 3 dịp để lội bộ qua hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, tỉnh Bình Thuận): từ ngày 20 đến 22-6, 4 đến 6-7 và 19 đến 21-7 

Kê Gà từ lâu được biết đến là ngọn hải đăng cao nhất và lâu đời nhất Việt Nam. Đây cũng là nơi lý tưởng để ngắm chiều tà, cắm trại qua đêm hay "sống ảo" cùng rừng đá vàng rực.

Hồi trước, khi du lịch ở đây chưa phát triển, muốn ra hải đăng Kê Gà phải thuê thuyền thúng. Sau này khách đông, người dân nâng cấp lên canô chở khách. Tôi đến Kê Gà đôi lần và đã kinh qua cả 2 phương tiện trên. Một lần trò chuyện cùng ông Nguyễn Văn Mỹ, người sáng lập Lửa Việt Tours, ông hỏi: "Vậy đã đi bộ qua hải đăng Kê Gà bao giờ chưa?". Thấy tôi mắt tròn mắt dẹt, ông nói tiếp: "Vậy thì rằm tháng 4 này đi với tôi lội biển qua Kê Gà".

Ăn đã thèm đặc sản miền Trung ở chợ Bà Hoa

Chợ Bà Hoa nằm trên đường Trần Mai Ninh (quận Tân Bình, TP HCM) nhiều năm qua là nơi những người con miền Trung ghé đến để tìm kiếm hương vị quê nhà. 

Cổng khắc tên Chợ Phường 11 nhưng lại "vang danh" với cái tên thân thương là chợ Bà Hoa. Nhiều người dân ở đây cho hay đó là tên của người phụ nữ gốc Bắc yêu mến ẩm thực miền Trung nên mua đất, thành lập chợ từ những năm đầu thập niên 1970.


Theo thời gian, chợ Bà Hoa ngày càng phát triển, đa dạng mặt hàng như bao ngôi chợ khác. Đặc biệt, lúc nào cũng vậy, chợ này luôn có những quầy ăm ắp sản vật miền Trung. Nhiều người xa quê ghé chợ ăn dĩa bánh bèo, bánh lọc hay mua lọ mắm, hũ ớt… để dành mỗi lúc nhớ nhà. Cũng có người chỉ vì thèm nghe cái giọng quê hương nằng nặng mà da diết nghĩa tình nên vượt đường xa đến đây.

Đắm đuối cháo cá nục bắp chuối

Tôi là dân vùng lúa ven biển nên mê cơm, say cá, thích nước mắm, thiếu là không chịu được. Đi khắp đất nước, ăn đủ các loại cháo nhưng khoái nhất là cháo cá nục kho ăn kèm bắp chuối luộc. Món này chỉ có ở TP Phan Thiết (tỉnh Bình Thuận) và chỉ bán buổi sáng. 

Cháo được nấu bằng gạo dẻo và đậu xanh nguyên vỏ, thêm nước lá dứa tạo màu xanh nhạt và hương thơm dịu nhẹ. Nấu phải quen tay để cháo không thành cơm nhão, cũng không lõng bõng nước. Cháo phải chín đều, đậu xanh lấm tấm như hoa.

Nhìn không bắt mắt nhưng món cháo trắng ăn cùng cá nục khi và bắp chuối ngon đắm đuối

Đậm đà hương vị bánh đa cua đất cảng

Bánh đa cua từ lâu đã trở thành cái tên gắn liền với ẩm thực vùng đất cảng Hải Phòng. 

Bánh đa cua ban đầu chủ yếu được làm từ những nguyên liệu bình dị vùng quê như cua đồng, bánh đa, rau muống, rau nhút… Sau này, người ta bổ sung các loại hải sản như bề bề, tôm, ghẹ, chả... Từ những thành phần đó, người dân Hải Phòng khéo léo chế biến nên một món ăn đem đến cho người ăn cảm giác ngon miệng bởi vị thanh ngọt và mát lành.

Chúng tôi ghé quán bánh đa cua Bà Cụ tại số 179 phố Cầu Đất (phường Cầu Đất, quận Ngô Quyền, TP Hải Phòng) vào một ngày nắng nhiều. Theo chia sẻ của nhiều người, đây là một trong những quán bánh đa cua đầu tiên ở mảnh đất hoa phượng đỏ, đến nay hơn 50 năm tuổi và trải qua 4 đời.

Côn Đảo - thiên đường của bình minh

Côn Đảo in dấu ấn trong tâm hồn của mỗi du khách bằng vẻ đẹp rực rỡ, kỳ vĩ, huyền diệu mà vẫn dịu dàng, bình yên, hồn hậu. 

Côn Đảo thường được nhắc tới như chốn du lịch tâm linh, nơi in dấu ấn của lịch sử cách mạng với di tích nhà tù hay nghĩa trang Hàng Dương nổi tiếng. Tuy nhiên, có một Côn Đảo khác, đẹp nguyên sơ trong từng điểm, từng khoảnh khắc. Bình minh chính là thời khắc đẹp nhất của hòn đảo này. Do địa hình của đảo nên mặt phía đông là hướng chính, nơi tập trung dân cư, đường giao thông chính và các điểm ngắm bình minh đẹp như thiên đường. 

Nghề cào hến trên sông Lam

Những ngày nắng nóng gần 40 độ, người dân vẫn ngâm mình trên sông Lam cào hến kiếm 200.000 đến 400.000 đồng mỗi ngày.

Từ 6h, anh Nguyễn Văn Thanh, 38 tuổi, ở xã Thanh Tiên, huyện Thanh Chương mang theo chiếc cào bằng sắt nặng 9 kg, chai nước uống và điếu thuốc lào tới bờ sông Lam cách nhà vài trăm mét.

Bỏ đồ nghề lên thuyền, anh Thanh chạy ngược dòng khoảng một cây số tới khúc sông nước sâu hơn một mét, rồi nhảy xuống nước bắt đầu cào hến.


Với kinh nghiệm gần 10 năm làm nghề, anh Thanh biết khúc sông này năm nào cũng có hến nhiều hơn khu vực lân cận. Hến thường nằm ở nơi nước không quá sâu, dòng chảy êm, nhiều cát.

Nghĩa địa cá voi rộng 2.000 m2

21 năm qua, dân làng biển Phước Hải đã chôn cất 455 cá Ông (cá voi) tại nghĩa trang rộng 2.000 m2, thờ cúng và chịu tang như cha mẹ.

Nghĩa địa cá voi ở làng Phước Hải (thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ) nằm mép bờ biển. Giữa nghĩa địa là đền hình lục giác thờ cá Ông, bao quanh là rừng dương cao ngút ngàn. 

Nghe gốm kể chuyện tâm hồn Việt

Đối với nhiều người chơi đồ cổ ở xứ Quảng, nhà sưu tầm Phạm Văn Phát (51 tuổi) - chủ nhiệm CLB Nghiên cứu, sưu tầm cổ vật UNESCO Quảng Nam - được biết đến là người đang giữ cho mình nhiều cổ vật hàng trăm năm quý hiếm.

Những chiếc bình vôi bằng gốm Quảng Đức - Ảnh: ĐỨC TÀI

Trong đó phải kể đến nhiều cổ vật thuộc gốm Quảng Đức thuộc hàng hiếm khiến ông mê mẩn và với ông Phát, sưu tầm gốm Việt, ông như được nghe những câu chuyện về tâm hồn Việt thông qua những bình, bát, đĩa gốm tưởng chừng vô tri ấy.

Đến miền Trung mà ngỡ 'lạc trôi' ở... miền Tây

Nếu rừng tràm Trà Sư (An Giang) nổi tiếng với hệ sinh thái điển hình ở vùng ngập nước phía Tây sông Hậu, thì ở dải đất miền Trung cũng có "người anh em song sinh": rừng ngập mặn bàu Cá Cái ở xã Bình Thuận, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.

Bàu Cá Cái - Ảnh: NGUYỄN DUY SINH

Chỉ khoảng 5 - 6 năm gần đây, vùng đất này, nơi tôi sinh ra và lớn lên, mới trở thành điểm đến hấp dẫn, mê hoặc bao du khách.