Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Truyền thuyết. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 3, 2013

Làng thị

Xã Mỹ Trạch ở huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) vốn là làng Cao Lao cổ nằm bên bờ nam sông Gianh. Cao Lao hôm nay vẫn mang một không gian huyễn hoặc như trong cổ tích, vì được bao trùm bởi hơn mười ngàn cây thị mọc khắp lối đi, từ xóm trên đến ngõ dưới ở 7 cụm dân cư.

Mười ngàn cây thị



Mặc dù Cao Lao được đích danh phiên hiệu là xã Mỹ Trạch, nhưng người dân ở đây vẫn thích gọi xã của họ là cái làng nhỏ Cao Lao nằm tút cực bắc huyện Bố Trạch.

Làng mảnh dài bên bờ sông Gianh, vốn là một trong những nơi người Chăm khai thiên lập địa trước đó hàng ngàn năm.

11 thg 2, 2013

Động tiên Từ Thức

Nằm cách thành phố Thanh Hóa về phía Đông Bắc khoảng 50km, ẩn mình trong dãy núi Thần Phù có Động Từ Thức hay còn gọi là Động Bích Đào. Đây là một thắng cảnh nổi tiếng của xứ Thanh, gắn liền với truyền thuyết về cuộc tình duyên lãng mạn giữa chàng Từ Thức và nàng Giáng Hương. 

Chuyện xưa kể rằng, quan tri huyện Từ Thức vốn người huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá). Sau khi từ quan, nhân lúc nhàn rỗi ra chơi cửa biển Thần Phù, đi qua núi thấy một cái động đẹp nên vào xem và gặp nàng Giáng Hương. Hai người nên nghĩa vợ chồng, sống với nhau hạnh phúc ở trong động tiên. Lâu ngày nhớ nhà, Từ Thức trở về thăm quê, thấy người xưa cảnh cũ không còn, hỏi ra mới biết mình đã đi quá lâu. Buồn lòng, chàng quay lại cõi tiên với vợ, nhưng về đến nơi thì động tiên đã khép, vợ cũ cũng chẳng còn.

Truyền thuyết xưa là vậy, còn ngày nay, đường lên động Từ Thức men theo một lối đá mòn dài chừng hơn 100m từ dưới chân núi lên. Trước cửa động, cây cối um tùm, dây leo chằng chịt. Ngay cửa động có miếu Sơn Thần và trên vách núi có bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đẹp động Từ Thức của vua Lê Thánh Tông (1460-1497) và nhà bác học Lê Quý Đôn (1726-1784). 

Đường lên động Từ Thức.

27 thg 1, 2013

Bí ẩn thành đá Tà Kơn

Tồn tại giữa mênh mông rừng già xã Vĩnh Sơn (H.Vĩnh Thạnh, Bình Định) hàng trăm năm qua nhưng thành đá Tà Kơn vẫn còn nhiều bí ẩn.


Truyền thuyết

Theo già làng Đinh Chương (ở làng Kon Blò, xã Vĩnh Sơn), Tà Kơn trong ngôn ngữ Ba Na có nghĩa là “chồng lên nhau”, ý muốn nói đến những hòn đá được xếp chồng lên nhau một cách rất lạ không ai hiểu được. Quá trình xây thành, giữ thành Tà Kơn được kể lại bằng hơ mon (hát kể sử thi Ba Na) đắm màu huyền thoại. Một truyền thuyết cho rằng Tà Kơn xưa kia vốn là nhà của 3 anh em, gồm 2 vị vua Trum, Trăm và nàng công chúa xinh đẹp, thông minh tên Bia Tơni.



Tường thành Tà Kơn là những phiến đá khổng lồ xếp chồng lên nhau thành hàng thẳng đứng - Ảnh: Hoàng Trọng 


21 thg 1, 2013

Nam Ô - huyền sử sắp mất?

“Nhân sinh bách tuế vi kỳ, dã tử đắc táng nhi vinh” (Người sống trăm năm là chuyện diệu kỳ, nhưng cái vinh của con người ta là chết mà được chôn), cụ Sáu Hào, 86 tuổi, ở làng Nam Ô, dưới chân núi Hải Vân (Đà Nẵng), nói với chúng tôi về cái lẽ sống chết, vinh nhục ở đời khi nghe hỏi về chiếc quan tài cụ để sẵn cho mình bên giường.

Từ Nam Ô nhìn lên Hải Vân - Ảnh: Hồ Trung Tú

Huyền thoại trong tâm thức dân gian

Ngồi trước mặt tôi không chỉ là một người dường như của “muôn năm cũ” còn lại mà là nhân chứng, nếu có thể nói như vậy, của một thiên tình sử lắm vẻ vang mà cũng nhiều đau đớn từ tận 700 năm trước.


30 thg 7, 2012

Một dòng sông truyền thuyết

Sông Thu Bồn chảy ra Cửa Đại
Lạch Bình Long chảy mãi ra Hàn

Ngó lên Hòn Kẽm đá dừng
Thương cha nhớ mẹ quá chừng bậu ơi!… 

là những câu ca dao xứ Quảng gắn liền với sông Thu Bồn nổi tiếng dài hơn 200 km. 
 
 
Du khách phương Tây trên sông Thu Bồn - Ảnh: Trương Điện Thắng

Ngày nay đã có nhiều tour đưa du khách từ Hội An ngược dòng sông Thu để ngắm cảnh đẹp hai bên bờ; nhưng có lẽ khoảng thời gian mà người ta thích du ngoạn nhất là vào lễ hội bà Thu Bồn tổ chức vào ngày 12.2 âm lịch hằng năm. Xuất phát từ Ngọc Linh, ngọn núi cao nhất Trường Sơn với độ cao trên 2.500 mét so với mực nước biển, sông Thu Bồn ban đầu là hợp lưu của nhiều con suối nhỏ chảy qua địa phận huyện Nam Trà My thuộc vùng tây nam Quảng Nam với cái tên Đắk Di. Khi qua các huyện trung du Tiên Phước, Hiệp Đức, Đắk Di hợp lưu với nhiều suối khác trở thành sông Tranh chảy về xuôi. Qua khỏi Trà Linh đến Hòn Kẽm Đá Dừng, nay thuộc huyện Nông Sơn, sông bắt đầu mang tên Thu Bồn và chảy về Cửa Đại, Hội An…