30 thg 5, 2018

Núi Thị Vải - điểm phượt cuối tuần lý tưởng ở Vũng Tàu

Đến với Bà Rịa Vũng Tàu du khách có thể thử sức mình khi leo hàng nghìn bậc thang ở núi Thị Vải, thăm ba ngôi chùa Hạ, Trung, Thượng. 

Vũng Tàu nổi tiếng với những bờ biển đẹp, nhưng ít ai biết nơi đây còn có một ngọn núi đẹp, nơi mọi người có thể tránh xa được phố thị xô bồ, gần gũi với thiên nhiên. Đó chính là núi Thị Vải ở huyện Tân Thành. 
Bậc thang bằng đá hoa cương dẫn lên núi với hai bên đường là những hàng cây rợp mát. 

Ảnh hiếm về Dinh Thượng Thơ 130 tuổi có nguy cơ bị đập bỏ ở Sài Gòn

Dinh Thượng Thơ do người Pháp xây vào năm 1860 là một công trình kiến trúc cổ, hiện nằm ở số 59-61, đường Lý Tự Trọng, quận 1. 

Toà nhà có kiến trúc thuộc địa kiểu Pháp được xây dựng vào năm 1860. Trước đây, nơi này là Nha giám đốc Nội vụ có vai trò điều hành trực tiếp về các vấn đề dân sự, tư pháp và tài chính của thuộc địa. Người dân còn gọi nơi này là Dinh Thượng Thơ. Về mặt chính quyền lúc bấy giờ, toà nhà có vai trò quan trọng chỉ sau Dinh Norodom (phiên bản trước của Dinh Thống Nhất ngày nay). 
Ảnh này được chụp những năm 20 của thế kỷ trước, tại góc đường Tự Do - Gia Long, nay là Đồng Khởi - Lý Tự Trọng. 

'Mây pha lê' trên đồi mâm xôi Mù Cang Chải

Trời mưa nhưng nhiều du khách vẫn tới Mù Cang Chải để chiêm ngưỡng những đám mây được kết từ 58.000 viên pha lê. 

Cuối tháng 4, nhiều người lên tiếng phản đối việc tổ chức triển lãm "Mây pha lê" tại đồi mâm xôi, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải, Yên Bái, vì cho rằng những thửa ruộng bậc thang cần giữ nét đẹp riêng, tự nhiên. 

Hơn 700 con bồ câu bay lượn trước nhà thờ Đức Bà

Hơn 700 con bồ câu đồng loạt sà xuống mổ thóc, bay lượn trước nhà thờ Đức Bà trong sự thích thú của du khách.


Hơn 10 năm nay, hình ảnh những cánh chim bồ câu bay trước nhà thờ Đức Bà (quận 1, TP HCM) trở nên quen thuộc, được xem như biểu tượng của thành phố.

Ít ai biết, đàn chim này tồn tại là nhờ những người dân cưu mang. "Vào năm 2005, sau dịch cúm H5N1, đàn bồ câu khoảng 15 đến 20 con xuất hiện trước nhà thờ Đức Bà. Thương đàn chim, tôi và một số người dân ở đây mang thóc đãi cho chim ăn hàng ngày. Lâu ngày, đàn chim dạn dĩ với người hơn, chúng sinh sôi nảy nở lên đến hơn 700 con như hiện nay", chị Nguyễn Ngọc Quang Thanh (40 tuổi), bán nước giải khát cạnh nhà thờ, kể. 

Mưu sinh với nghề hái me trên vỉa hè Sài Gòn

Chỉ với cây gậy tự chế dài khoảng 15 m, mỗi ngày ông Tiếp đi đến những con đường có trồng me để hái trái bán lấy tiền nuôi cả gia đình.

Hàng ngày, ông Phan Hòa Tiếp (40 tuổi, quê Trà Vinh) đi đến những con đường trong TP HCM, tìm những nơi có trồng nhiều cây me để hái quả. 

Lội nước nhổ bồn bồn ở ngoại thành Sài Gòn

Mỗi ngày, người dân xã Phong Phú (Bình Chánh) lại lội nước nhổ bồn bồn lấy lõi non bán kiếm vài trăm nghìn đồng.


Ở Xóm Gò (xã Phong Phú, huyện Bình Chánh, TP HCM) có hàng chục hộ dân sống chủ yếu bằng việc trồng cây bồn bồn (hay cây cỏ nến). Là loài thực vật sống ở vùng đất ngập nước, bồn bồn phát triển trong ao hồ hoặc mé sông, nơi có dòng chảy chậm. Được xem là cây dại mọc hoang nhưng hiện cây này trở thành đặc sản của miền Tây, đặc biệt là ở Cà Mau.

"Trước kia ở Sài Gòn cũng nhiều nơi trồng bồn bồn nhưng giờ chỉ còn ở xóm Gò này. Gần chục năm nay, tận dụng những ao nước tù, người dân trong xóm trồng cây này làm nghề chính", bà Trần Thị Hôn (59 tuổi) cho biết. 

29 thg 5, 2018

Ngôi chùa gần 300 tuổi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam

Chùa Hội Khánh ở Bình Dương ngoài vẻ cổ kính còn thu hút du khách khi có tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. 

Chùa Hội Khánh (phường Phú Cường, TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) do Thiền sư Đại Ngạn (thuộc dòng Lâm Tế) xây dựng năm 1741. Năm 2013, chùa khánh thành thêm tượng Đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn dài 52 m, cao 12 m, an vị trên độ cao cách mặt đất 23 m, nằm trên mái chùa.
Công trình nằm trong khuôn viên rộng 13.000 m², được công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Việt Nam. Bức tượng cũng được Tổ chức Kỷ lục châu Á xác lập là "Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất châu Á". 

10 trải nghiệm đáng nhớ ở Bến Tre mùa hè

Đến Bến Tre du khách được chèo thuyền, đạp xe dưới những rặng dừa, thưởng thức ẩm thực đồng quê, tham quan những làng nghề truyền thống... 

Đi cầu khỉ 


Bến Tre có một hệ thống kênh rạch chằng chịt nên người dân phải xây cầu tạm bằng tre để đi. Đây được xem là một trong những trải nghiệm khó quên cho bất kỳ du khách nào. Với cảm giác lắc lư khi đi, trải nghiệm đi cầu khỉ không dành cho người yếu tim, sợ độ cao nếu du khách không quen.

28 thg 5, 2018

Chùa Tây Tạng có bức tượng Phật bằng tóc người lớn nhất Việt Nam

Ngôi chùa ở Bình Dương xây dựng theo phong cách Mật Tông Tây Tạng, có bức tượng Bồ Đề Đạt Ma làm từ tóc của hàng nghìn Phật tử. 

Chùa Tây Tạng (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) xây dựng năm 1928 với tên gọi đầu tiên là Bửu Hương Tự. Năm 1937 chùa được đổi tên như ngày nay sau chuyến đi sang Tây Tạng nghiên cứu Phật học của vị trụ trì chùa. Ngày nay, chùa tọa lạc ở một ngọn đồi xung quanh phủ kín bóng cây xanh mát. 

Ám ảnh những vết máu loang trong chùa Phi Lai

Ông Nguyễn Văn Tiệm dẫn tôi vào ngôi chùa Phi Lai, nằm ngay dưới chân núi Tượng, quả núi nằm trọn trong xã Ba Chúc (Tri Tôn, An Giang). Ngôi chùa nằm cách chân núi chỉ 300m, ngay phía sau Nhà trưng bày chứng tích tội ác của bọn Pol Pot, nơi chồng chất xương người.

Ông Tiệm bảo, ngôi chùa này có quá nhiều âm khí, nên không phải ai cũng dám bước chân vào. Có lẽ, do ám ảnh quá kinh hoàng, hoặc từ những lời thuyết minh của ông, mà không ít người yếu bóng vía đã đánh mất cả lý trí khi bước chân vào ngôi chùa này.

Chùa Phi Lai do ông Ngô Lợi, cùng với các tín đồ xây dựng vào đầu năm 1887. Ngôi chùa này mới chỉ tồn tại hơn thế kỷ, nhưng đã có vố số lần bị thực dân Pháp đốt phá, hoặc nã pháo tan tành.


Chùa Phi Lai, nơi từng diễn ra cuộc thảm sát người dân vô tội 

Tang chứng rùng rợn tội ác Khmer Đỏ ở Việt Nam

Không khỏi thắt lòng khi chứng kiến hài cốt hàng trăm trẻ em Việt bị Khmer Đỏ sát hại...

Từ ngày 18 - 30/4/1978, 3.157 dân thường (trong tổng số 16.000 dân) ở thị trấn Ba Chúc (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang) đã bị quân Khmer Đỏ sát hại dã man. Từ năm 1979, một nhà mồ đã được dựng lên ở mảnh đất đau thương này để tưởng nhớ những người đã khuất.

Thăm ngôi chùa Việt từng bị Khmer Đỏ biến thành biển máu

Khi người dân trở về ngôi chùa Phi Lai, họ thấy phía trước chính điện máu lẫn nước vàng tràn ngập. Rất nhiều xác chết nằm ngồi đủ kiểu, đang thối rữa...

Ngôi chùa Phi Lai ở thị trấn Ba Chúc, huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang là một trong những chứng tích tiêu biểu nhất về tội ác của Khmer Đỏ ở Việt Nam nam 1978.

Dân tộc tại chỗ ở Đồng Nai

Trong số các cư dân của Đồng Nai xưa, có 4 dân tộc được xác định là dân tộc tại chỗ, có mặt từ rất lâu đời gồm: Chơro, Mạ, S’tiêng và K’ho. Trong đó, 2 dân tộc Chơro, Mạ được đánh giá có nền văn hóa riêng, đặc sắc và có tác động nhất định đến không gian văn hóa vùng Đông Nam bộ. 

Người Chơro Lý Lịch (xã Phú Lý, huyện Vĩnh Cửu) biểu diễn cồng chiêng ở nhà dài. 

Trong lịch sử phát triển, dân tộc Chơro là lớp cư dân cư trú từ xa xưa ở vùng đồi núi thấp phía Nam, chủ yếu sinh sống tập trung ở khu vực miền Đông Nam bộ. Theo số liệu điều tra, người Chơro ở Đồng Nai hiện chiếm 56,5% tổng số người Chơro trong cả nước, cao nhất so với các tỉnh, thành trong khu vực (Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương). Còn người Mạ chủ yếu sinh sống tại tỉnh Lâm Đồng - trước đây gọi là vùng Đồng Nai Thượng (chiếm tỷ lệ gần 80%), số còn lại ở Đắk Nông (14,4%) và Đồng Nai, sinh sống tập trung ở 2 huyện Định Quán và Tân Phú. Cả 2 dân tộc đều thuộc ngữ hệ Nam Á, nhóm ngôn ngữ Môn - Khmer.

Dấu ấn người Hoa ở Đồng Nai

Có mặt từ rất sớm tại vùng đất Đồng Nai, khởi đầu là nhóm Hoa kiều của Trần Thượng Xuyên vào năm 1679, cộng đồng người Hoa đóng góp rất quan trọng trong quá trình mở cõi và phát triển kinh tế của Đồng Nai, đồng thời tạo dấu ấn văn hóa độc đáo nơi vùng đất mới. 

Miếu thờ Tam vị tổ sư (còn gọi là miếu Bà Thiên Hậu, phường Bửu Long, TP.Biên Hòa) do người Hoa lập cách đây mất trăm năm 

Trong lịch sử, cộng đồng người Hoa từ Trung Quốc di cư đến Đồng Nai thành nhiều đợt, gồm các nhóm phương ngữ: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hẹ - Sùng Chính, trong đó có số ít là Hải Nam (còn được gọi là nhóm Hoa bốn bang); sau này còn có thêm nhóm người Hoa từ tỉnh Hải Ninh di cư vào Đồng Nai, hiện chiếm hơn 80% số người Hoa của cả tỉnh.

Võ đường họ Mã trên đất Biên Hòa

Cây bằng lăng nhỏ, nơi bà Chi đặt quán cà phê “cóc” trên đường 30-4 (hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa), giờ to bằng một vòng tay. Thời gian cây trưởng thành cũng là từng đó năm thầy, trò phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn ở Biên Hòa chọn điểm này ngồi nhâm nhi cà phê tiếp giao bạn bè, môn đệ vào các buổi sáng. 

Lão võ sư Mã Thanh Hoàng trình diễn một thế võ Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn. 

Người đầu tiên truyền bá môn võ phái Hồng Mi Đạo Nhơn vào Biên Hòa là lão võ sư Mã Thanh Hoàng (tên thật là Đinh Quốc Hưng, 76 tuổi, Chưởng môn phái Thiếu lâm Hồng Mi Đạo Nhơn tại TP.Biên Hòa).

Mạch nguồn hào khí Đồng Nai

320 năm qua, tên gọi Đồng Nai vinh danh trong sử dân tộc với hào khí Đồng Nai nức tiếng oai hùng, hiển hách. Trong đó, không thể không nhắc đến những con người với những tính cách nổi bật tạo nên hào khí Đồng Nai rất đỗi tự hào. 

Ông Nguyễn Đức Thùy (76 tuổi, ở hẻm 39, KP.3, phường Trung Dũng, TP.Biên Hòa) trông giữ mộ Trịnh Hoài Đức đã 25 năm. 

Tính cách của người Đồng Nai ra sao? Đó là những người vừa có sự hào sảng của một vùng đất luôn “mở lòng”, vừa có khí phách, tài ba, cương trực, dũng cảm của lớp người mở cõi.

27 thg 5, 2018

Ngôi chùa cạnh lò gốm

Chùa Giác Minh nằm ở phường Tân Vạn, Biên Hòa, ngay bên cạnh một lò gốm lâu năm (lò gốm Hồng Hưng). Từ đường lớn (Bùi Hữu Nghĩa) rẽ vào, người ta thấy ống khói nghi ngút của lò gốm chớ đâu thấy chùa.


Nhìn sâu bên tay phải, ta thấy bảng tên chùa - nhưng đây không phải là mặt trước - và quanh đó vẫn là những lu, hũ, bình... của lò gốm.

Uy nghiêm tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê

Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê (Mẹ Nhu) sừng sững, uy nghi đứng giữa con đường trung tâm dẫn vào thành phố, tôn vinh sự hy sinh anh dũng của Mẹ gắn liền với chiến công hiển hách của 7 Dũng sĩ Thanh Khê...

Tượng đài Mẹ Dũng sĩ Thanh Khê đặt tại đường Điện Biên Phủ dẫn vào nội thành Đà Nẵng. 

Đỉnh Bàn Cờ

Đỉnh Bàn Cờ tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà (quận Sơn Trà) với độ cao gần 700m so với mực nước biển. Không cần chờ đến khi đặt chân tới đỉnh, du khách vẫn có thể tận hưởng cảnh đẹp Đà Nẵng dọc con đường dẫn từ trung tâm thành phố lên đến Bàn Cờ.

Bức tượng Đế Thích chơi cờ thu hút nhiều khách tham quan. Ảnh: ANH TUẤN 

Từ chân núi Sơn Trà, có nhiều đường đi để du khách lựa chọn. Phổ biến nhất là đường lên chùa Linh Ứng rồi đi tiếp lên đỉnh Bàn Cờ. Ngoài ra, có thể chạy dọc theo đường Yết Kiêu, khi đến gần doanh trại quân đội Vùng 3 Hải quân thì rẽ lên một con dốc nhỏ rồi chạy thẳng đến đỉnh dốc.

Kỳ vọng làng biển xưa giữa lòng Sơn Trà

Năm 2016, từ ý tưởng của ông Nguyễn Văn Mỹ (nghệ danh Mỹ Dũng, Hội viên Hội Nghệ sĩ nhiếp ảnh Việt Nam) và được sự cho phép của UBND thành phố, quận Sơn Trà bắt tay vào nghiên cứu, khảo sát và triển khai bước đầu dự án “Đưa nghệ thuật cộng đồng vào không gian sống - Bảo tồn Làng biển xưa Đà Nẵng” với diện tích khoảng 5,2ha ở khu vực 2 làng chài An Tân và An Đồn thuộc phường An Hải Bắc, quận Sơn Trà. Đến nay, mọi công tác chuẩn bị đã cơ bản hoàn thành, người dân kỳ vọng Đà Nẵng sẽ có thêm một điểm đến hấp dẫn và lý thú. 

Giếng nước làng hàng trăm năm tuổi tại làng An Tân và những ngôi nhà cổ xưa vẫn được người dân địa phương gìn giữ đến ngày nay. Ảnh: NGỌC HÀ 

Mùa hoa Thành Ngạnh

Đến Chiến khu D, tỉnh Đồng Nai vào những ngày tháng 5 rực lửa, hoa Thành Ngạnh nở sáng cả một cánh rừng. Khi những cơn mưa đầu mùa vừa tới cũng là mùa hoa Thành Ngạnh khoe sắc nơi này. Với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp và trong lành, du khách sẽ được hoà mình với thiên nhiên, tạm xa những ồn ào tất bật nơi phố thị. Ngoài ra du khách còn có thể thong thả đạp xe đạp trên tuyến đường một bên là cây lớn một bên là hoa giấy đủ màu dài 20 km tuyệt đẹp dẫn vào Khu Bảo tồn thiên nhiên văn hoá Đồng Nai. 

Cùng ngắm những cánh hoa Thành Ngạnh chân phương khoe sắc nhé: 


Về Nhơn Trạch thưởng thức rau chại

Rau (đọt) chại có nơi còn gọi là rau chạy hay rau choại là loại rau mọc tự nhiên và cũng chính vì vậy nên rất an toàn.


Người dân Nhơn Trạch quê tôi thường dùng để chế biến thành những món ăn dân dã như chính nơi loại cây này sinh sống đó là rừng ẩm hoặc ven sông. Bạn có thể luộc rau chấm mắm nêm, xào tỏi hoặc xào tép, ngoài ra rau choại còn được một số nhà hàng chế biến thành những món đặc sản như cháo cá lóc rau choại hoặc canh chua cá rô đồng đọt choại bởi vị thơm nhẹ rất riêng của nó.

Hấp dẫn món cá nướng măng chua ở vùng cao Nghệ An

Gắn bó với núi rừng, sông suối nên người Thái, Khơ mú ở vùng cao Nghệ An luôn “sáng tạo” ra những món ăn hấp dẫn từ những thứ hái được trên rừng, con cá đánh bắt được dưới suối khiến thực khách mê mẩn. Trong đó, hấp dẫn nhất phải kể đến món cá nướng măng chua. 

Cá từ lâu là một món ăn quen thuộc đối với cộng đồng người Thái, Khơ mú ở miền Tây Nghệ An. Cá được chế biến thành nhiều món ăn đặc sắc như lam, moọc, nướng... nhưng hấp dẫn hơn cả vẫn là nướng với măng chua. Ảnh: Đào Thọ 

Bức tranh mùa lạc

Tháng Chạp, người nông dân bắt đầu xuống giống, lạc phát triển, nở hoa, định hình củ... Sau 5 tháng, lá lạc ngả vàng, củ lạc đã đủ độ chắc, người dân vào mùa thu hoạch. Cả cánh đồng nhộn nhịp, thoảng trong gió mùi nồng của đất, ngai ngái của lạc tươi và tiếng cười được mùa. 

Những ngày này, trên các cánh đồng ở xã Diễn Thịnh (Diễn Châu), người dân vào mùa thu hoạch lạc. Ảnh: Lê Thắng 

24 thg 5, 2018

Hỡi anh ở lại Charlie

Bài trên báo Thanh niên ngày 16/5 cho biết: Ngày 12.5, tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy (Kontum), Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng, Sư đoàn 320 tổ chức lễ khánh thành công trình nhà bia di tích lịch sử điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta).

Nhà bia di tích lịch sử vừa được xây dựng trên đỉnh đồi Charlie. Ảnh: Độc Lập, báo Thanh niên


Vậy là sau 46 năm, đồi Charlie đã có bia kỷ niệm, nhưng... không phải như tôi tưởng tượng hồi 46 năm trước.

Trận chiến đẫm máu trên đồi Charlie năm 1972 đã qua lâu lắm rồi, khi ấy nhiều bạn trẻ hôm nay vẫn chưa ra đời, ngay cả những người ở tuổi tôi hoặc lớn hơn cũng có thể đã quên, nếu không có một bài hát xúc cảm vẫn còn được nghe lại: Người ở lại Charlie.

Trăm năm thuyển thúng Phong Thành


Cách đây chừng mươi năm, khi đi qua vùng đất Nghi Phong, dễ bắt gặp hình ảnh những dãy dài thuyền thúng úp ngửa dọc đường làng. Đó là sản phẩm đang chờ xuất bán của người dân Phong Thành. 

Lao xao bến cá Cửa Hội

Cảng cá Cửa Hội là một trong những cảng cá lớn của tỉnh Nghệ An,không chỉ đón tàu thuyền trong tỉnh mà còn phục vụ hậu cần, thu mua hải sản cho các tàu cá tỉnh bạn. Mỗi sáng,cảng đều tấp nập đón thuyền về sau chuyến biển. 

Cảng cá Cửa Hội (phường Nghi Hải, Cửa Lò) trong buổi sáng tinh sương. Những con tàu lớn về từ giữa đêm sau khi giao cá xong nằm nghỉ ngơi yên bình bên dãy cầu tàu mới xây trong dự án nâng cấp cảng cá có giá trị hàng trăm tỷ đồng. . Ảnh: Trung Hà 

Độc đáo chuyện săn nhện làm thức ăn ở vùng cao xứ Nghệ

Từ lâu, những con nhện nhỏ sống trên khe suối là đối tượng săn bắt của người dân vùng cao Nghệ An để chế biến thành các món ăn nhìn có vẻ "kinh dị" nhưng khi thưởng thức lại không kém phần hấp dẫn. 

Những ngày nắng nóng, vào ban đêm nhiều người dân vùng cao Nghệ An lại ra suối săn nhện về chế biến món ăn. Ảnh: Đào Thọ 

Những vật dụng kỳ bí của thầy mo người Thái ở Nghệ An

Một thầy mo người Thái có khá nhiều những vật dụng vừa kỳ bí, vừa mang tính quyền uy. 

Thầy mo Vi Văn Quỳnh trong trang phục và binh khí khi làm lễ. Ảnh: XuânThủy 

Thầy mo giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của đồng bào Thái ở Nghệ An. Thầy mo được xem như là "cầu nối" giữa đấng siêu nhiên và con người.

Mộc mạc những trò chơi của trẻ em vùng cao xứ Nghệ

Không có nhiều sự lựa chọn và điều kiện như ở vùng trung tâm thị thành, niềm vui của những đứa trẻ nơi vùng cao Nghệ An là vùng vẫy nơi sông suối, cười vui với chiếc xích đu, cầu bập bênh, đu quay... tự tạo từ dây thừng, thanh tre, tấm ván gỗ. Đơn giản, mộc mạc nhưng đầy ắp tiếng cười. 

Không có điều kiện như trẻ em miền xuôi, những ngày nghỉ, trẻ em vùng cao xứ Nghệ thường chọn cho mình niềm vui nho nhỏ xung quanh bản làng với các trò chơi đơn giản. Ảnh: Đào Thọ 

Nhịp sống người Mông dưới chân núi Pu Xai

Dưới chân núi Pu Xai, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn là những bản người Mông với nhịp sống chậm rãi và lưu giữ những nét văn hóa cổ xưa... 

Bản Buộc Mú xã Na Ngoi vốn dĩ rất gian nan về giao thông. Chỉ cách đây hơn 1 năm, chẳng ai nghĩ rằng sẽ có một con đường rải nhựa phẳng phiu đi qua nơi ở của cộng đồng người Mông này. Ảnh: Hồ Phương 

Cuộc sống đơn sơ và bình yên ở bản “tột cùng” của người Khơ Mú

Bản Ca Da là nơi định cư của người Khơ Mú, nằm cách trung tâm xã Bảo Thắng (huyện Kỳ Sơn) chừng 7 km. Đây được xem là bản “tận cùng” của huyện biên viễn Kỳ Sơn.

Bản Ca Da (xã Bảo Thắng - Kỳ Sơn) nằm bên dòng khe Com với hơn 100 hộ và 490 nhân khẩu, là nơi định cư lâu đời của cộng đồng dân tộc Khơ Mú. Tuy chỉ cách trung tâm xã 7 km, nhưng phải mất gần 1 giờ đồng hồ mới vào tới bản, bởi con đường dốc và trơn trượt, gập ghềnh. Ảnh: Đào Thọ 

Khung cảnh đẹp 'hút hồn' của đồng cói Hưng Hòa

Nằm ở ngoại ô thành phố Vinh, cánh đồng cói Hưng Hòa mùa hạ đang độ mướt xanh, nom như một tấm thảm khổng lồ trải dài hút mắt; lác đác người làng nghề ra đồng thu hoạch cói tôn lên khung cảnh đồng quê thật thanh bình. 

Nhìn từ trên cao, cánh đồng cói Hưng Hòa trải một màu xanh bất tận. Ảnh: Trung Hà 

Cuộc sống “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ

Người dân vùng cao Nghệ An thường rời làng bản đi đến các vùng rừng hẻo lánh để lập trại sản xuất, sống cuộc sống tự cung tự cấp, tách biệt với thế giới bên ngoài. Họ được ví như “bộ lạc” giữa đại ngàn xứ Nghệ.

Những hẻm lũng hẻo lánh sâu trong đại ngàn là nơi nhiều người dân đồng bào Thái, Mông, Khơ Mú Nghệ An tìm đến để lập trại sản xuất. Có nhiều nơi được tổ chức như một khu dân cư đông đúc, nhưng cũng nơi chỉ 1-2 hộ thưa thớt. Trong ảnh: Khu trại của những hộ dân bản Huồi Thợ (xã Hữu Kiệm - huyện Kỳ Sơn). Ảnh: Đào Thọ 

22 thg 5, 2018

Giống chi toàn là giống đực?

Có một loài cây rất gần gũi và thân thương với người dân miền Tây Nam bộ, mọc nhiều ở ven sông. Nó gần gũi và thân thương đến nỗi đã đi vào ca dao, tục ngữ, truyện cổ tích; và có thể ăn trái nữa. Hiềm một nỗi, nó có cái tên quá quê mùa và... xấu: cây bần. Nghe tên là thấy nghèo mạt rệp! Đâu chỉ như vậy, rễ của loài cây này lại ngóc đầu nhô lên khỏi mặt đất để hút dưỡng khí, và người dân gọi nó bằng cái tên chẳng lấy chi làm thanh tao: cặc bần.



Thác Ba Zọt - Ba Giọt Nước Khổng Lồ Giữa Rừng Thiêng

Hoang sơ, rộng lớn và nguy hiểm rình rập là những gì người ta miêu tả về thác Ba Zọt. Nổi tiếng bậc nhất ở Đồng Nai - vùng đất của đá và thác ghềnh, thác Ba Zọt ngày đêm ầm ầm vỗ mình vào lòng rừng thiêng những làn nước trắng xóa, nửa như thách thức nửa như mời gọi những bước chân khám phá của con người. Là một trong số những thắng cảnh hiếm hoi vẫn giữ vẹn được nét hoang sơ thuở khai thiên lập địa, thác Ba Zọt đang trở thành địa danh hấp dẫn với nhiều du khách đam mê sự mạo hiểm.

Thác Ba Zọt, hay còn gọi là thác Ba Giọt. Cách thành phố Tp. Hồ Chí Minh 140 km về phía Đông, trực thuộc tỉnh Đồng Nai, thác Ba Zọt nằm ẩn sau những vườn điều, tiêu, cà phê thơm ngào ngạt quyến rũ lòng người.

Thác Ba Zọt hoang sơ, quyến rũ và đầy thách thức - Ảnh: Yeunhiepanh

Nét đẹp trang phục và trang sức của đồng bào Êđê

Người Êđê ở Dak Lak có nhiều nhóm địa phương khác nhau, nhưng đều giống nhau về hình thức trang sức và trang phục. Trang sức và trang phục của người Êđê mang những nét chung của nhiều cư dân vùng Trường Sơn - Tây Nguyên. Nữ mặc váy dài và có ngăn chui đầu. Nam đóng khố và mặc áo cánh dài quá mông. Nam, nữ đều thích mang nhiều trang sức như vàng, bạc, đồng…
Chiếc váy cổ truyền của người phụ nữ Êđê gọi là m’yêng. Đó là loại váy mở, màu đen đậm, quấn quanh thân, khi mặc váy phủ kín đến mắt cá chân. Chạy dọc phía dưới chân váy là những hoa văn hình hạt thóc, hạt bắp và đường lưỡng hà… với màu đỏ, kết hợp với màu vàng, màu trắng trông rực rỡ nhưng kín đáo. Căn cứ vào chất lượng vải và hoa văn trên váy, người Êđê có nhiều tên gọi khác nhau cho từng loại váy: m’yêng đêch, m’yêng drai, m’yêng kdru êch piek, m’yêng mut; trong đó m’yêng đếch là quý hơn cả (trước đây trị giá từ hai đến ba con trâu). Đó là những chiếc váy đẹp mà phụ nữ Êđê thường mặc trong những dịp lễ lớn của cộng đồng.

Thanh niên người Êđê trong trang phục truyền thống tại Lễ hội Văn hóa của cộng đồng. Ảnh: Minh Quân

Nét riêng biệt trong trang phục truyền thống của người Ê Đê

Đến với Tây Nguyên hùng vĩ, ai cũng ngưỡng mộ trước một không gian văn hóa dân gian vô cùng sống động, phong phú, đa dạng của các dân tộc cư trú ở vùng cao nguyên này. Các nền văn hóa dân gian ấy thống nhất trong sự đa dạng, tạo thành một bức tranh văn hóa đặc sắc. Một trong những nét riêng biệt ấy phải kể đến trang phục – nét cốt cách của người Ê Đê ở Tây Nguyên.
Để tạo ra những sản phẩm trang phục độc đáo này, người phụ nữ Ê Đê sử dụng khung dệt cổ truyền để dệt vải. Họ dệt ra những tấm vải để rồi từ đó làm ra váy, áo, khố, mền hoặc địu... thông qua kỹ thuật khâu đáp, khâu viền. Người Ê Đê (cả nam và nữ) đều có các kiểu mặc như choàng quấn, chui xỏ.

Độc đáo làng nghề chế tác từ đá ong

Với những sản phẩm mang nét cổ kính pha lẫn chút nghệ thuật được chế tác từ đá ong đã giúp cho huyện Thạch Thất, TP. Hà Nội trở nên nổi tiếng từ Bắc vào Nam với nghề gạch đá ong. 

Khác hẳn với gạch đất nung phải qua lò nung, gạch xỉ than phải trộn lẫn một số vật liệu như xỉ than và vôi bột, gạch đá ong chỉ việc đào từ khu đất đá ong lên. Hầu hết người dân Thạch Thất đều biết thuốn gạch đá ong, nhưng thợ khai thác đá ong thì không nhiều. 

Cổng đình làng Yên Mỹ, xã Bình Yên . 

Nuôi ngao trên vùng lấn biển

Người dân Tiền Hải (Thái Bình) tự hào là vùng đất minh chứng cho việc chinh phục biển cả của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, vì từ thế kỷ 18, khi Nguyễn Công Trứ (1778 – 1858) đã đưa dân đến lấn biển dựng làng. Tiếp nối truyền thống chinh phục biển cả của cha ông, ngày nay người dân Tiền Hải đã sáng tạo dựng những “ngôi làng trên biển” để nuôi trồng ngao mang lại hiệu quả kinh tế cao. 

Có vị trí địa lý nằm giữa hai cửa sông lớn là sông Hồng và sông Trà Lý, huyện Tiền Hải có lượng phù sa màu mỡ bồi đắp tạo thành những cồn đất ven biển là những bãi nuôi ngao lý tưởng. Đi trên con đê giữ biển có chiều dài hơn 20km dọc bờ biển Tiền Hải là những cánh đồng nuôi ngao rộng mênh mông ngút tầm mắt.

Xã Nam Thịnh một trong những xã có diện tích nuôi ngao lớn nhất huyện. Ông Trần Văn Toán - Phó Chủ tịch xã cho biết, bắt đầu từ những năm cuối thập niên 80, người Tiền Hải đã bắt đầu nuôi ngao. Người dân gom ngao con từ biển vào cồn, quây bãi dựng chòi nuôi. Từ loại có kích cỡ như ngón tay chỉ trong vòng hơn 10 tháng đã có ngao thương phẩm. Cộng thêm được giá, lợi nhuận rất cao, đã có rất nhiều hộ nuôi ngao vì thế mà giàu có.

Huyện Tiền Hải có diện tích nuôi ngao khoảng gần 3000 ha trải dài dọc trên 20km bờ biển. Ảnh: Khánh Long

Trên vùng đất hạn Ninh Thuận

Từ tháng 4 đến tháng 7 hằng năm là mùa khô hạn nhất ở tỉnh Ninh Thuận, biến vùng đất này thành một tiểu sa mạc, sản xuất nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Trong cuộc mưu sinh trên đất đai khô cằn, người dân Ninh Thuận đã ứng phó với biến đổi khí hậu, phủ lên vùng đất khô hạn đầy nắng gió này một màu xanh của sự phát triển. 

Nơi đồng khô nắng cháy
Dù mới chỉ là đầu mùa khô nắng nhưng cây cỏ ở hai thôn Đồng Dày và Tham Dú (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) hầu như đã chết khô. Có chăng chỉ còn loài cây xương rồng, gai đâm tua tủa được trồng để làm hàng rào giữa các thửa đất, do đây là loài cây mà bầy dê, cừu không thể ăn được.

Do lượng mưa năm 2017 thấp cùng với đặc thù về địa hình và thời tiết nắng nóng khiến cho các hồ thủy lợi ở Ninh Thuận dần khô cạn gần như trơ đáy, không có nước tưới cho cây trồng cũng như nước uống cho đàn gia súc.

Trong suốt hai tháng 3 - 4 / 2018, nhiều hồ chứa nước trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận như hồ Phước Nhơn (xã Phước Trung, huyện Bác Ái) đã cạn kiệt nước, khiến cho cây trồng khô héo, đàn gia súc của các hộ dân đang chật vật tìm thức ăn. Ảnh: Trọng Chính

21 thg 5, 2018

“Bay” trên những đồi cát ở Bình Thuận

Lướt như bay trên những “tiểu sa mạc” mênh mông là trải nghiệm “nhất định phải thử” khi đến với Bình Thuận.

Bình Thuận là vùng đất quá nổi tiếng với những đồi cát trải dài mênh mông, tựa như sa mạc ngút ngát tầm mắt.

Du lịch sinh thái Trà Nhiêu, Quảng Nam bị bỏ quên?

Làng du lịch sinh thái Trà Nhiêu ở tỉnh Quảng Nam có nhiều lợi thế để phát triển du lịch, thế nhưng, gần 7 năm qua, làng du lịch này rất vắng khách.

Trà Nhiêu là một vùng quê yên bình. Nơi đây có gần 10 ha rừng dừa nước, với nhiều làng nghề thủ công độc đáo. Lúc mới lập làng du lịch sinh thái, người dân ở đây phấn khởi làm du lịch trải nghiệm. Sau gần một năm hoạt động, làng du lịch ngày càng vắng khách. 

Nghề dệt chiếu cói ở Trà Nhiêu giờ chỉ có những người già làm, và rất ít khi khách du lịch mua. 

Muồng hoàng yến khoe sắc rực rỡ giữa trời Hà Nội

Giữa tháng 5, Hà Nội oi ả trong nắng đầu mùa. Đó cũng là thời điểm hoa muồng hoàng yến khoe sắc trên một số tuyến phố của đất Hà Thành.

Vẻ đẹp kiêu sa của loài hoa vàng đã chinh phục trái tim người dân thủ đô, ngay cả với những ai khó tính nhất…

Đền tưởng niệm Bến Nọc

Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đồng bào, chiến sĩ Nam Bộ nói chung và Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đã chịu nhiều nỗi đau mất mát lớn. Trong đó có sự kiện trên 700 chiến sĩ, đồng bào cách mạng đã bị giặc Pháp sát hại vào năm 1946 - 1947 rồi ném xác xuống cầu Bến Nọc ở Tp. Hồ Chí Minh. Năm 2009, Nhà nước đã cho xây dựng đền tưởng niệm Bến Nọc ở đường Lê Văn Việt, phường Tăng Nhơn Phú, Quận 9, Tp. Hồ Chí Minh để ghi nhớ nỗi đau này và cũng để vinh danh sự hy sinh cao cả của những người nằm xuống.

Đền nằm giữa một khuôn viên rộng lớn, có hồ sen thơm ngát và tượng đài các bà mẹ ôm xác con, thể hiện tội ác của thực dân Pháp đã đàn áp, khủng bố, chặt đầu mổ bụng giết hại cán bộ, chiến sỹ, đồng bào yêu nước.

Cổng chính của đền Bến Nọc được xây dựng theo phong cách cổng làng truyền thống của Việt Nam, trên lợp ngói âm dương. Đền có bia căm thù, ghi lại tội ác của thực dân Pháp cũng như chiến công của đội dân quân du kích địa phương đã phục kích đánh chìm 2 ghe Pháp tiêu diệt 15 tên thực dân xâm lược để trả thù cho đồng bào, chiến sỹ đã bị chúng thảm sát.

Những hạt ngọc trời 5 sắc

Xôi ngũ sắc có màu trắng là màu nguyên của gạo, các màu còn lại được tạo nên bằng cách ngâm gạo với nước của các loại lá và củ cây rừng. Đĩa xôi ngon là phải có màu đẹp tự nhiên, hạt xôi thơm dẻo. 

Từ món ăn truyền thống…
Từ việc chỉ làm vào các dịp lễ, Tết, làm xôi ngũ sắc đã trở thành nghề của các bà, các chị ở thôn Thanh Sơn, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang. Ông Phan Văn Vuông - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Thủy cho hay: Trước đây, người dân chỉ hay làm xôi ngũ sắc vào ngày Tết Đoan ngọ, ngày lễ, Tết, nhưng sau khi xây dựng thôn Thanh Sơn thành làng văn hóa du lịch, hiện các hộ gia đình đều làm xôi ngũ sắc phục vụ cho du khách. Món xôi ngũ sắc vốn chỉ là món ăn truyền thống của người Tày ở đây, đã trở thành sản phẩm du lịch thường xuyên phục vụ nhu cầu ẩm thực của du khách gần xa. 

Con đường biến Sài Gòn xưa thành đô thị bậc nhất

Làm bằng công nghệ Mỹ, dài, đẹp nhất Việt Nam 60 năm trước, Xa lộ Biên Hoà từng bị nhầm tưởng là đường băng dự phòng cho máy bay khi Tân Sơn Nhất bị phá hủy.
TP HCM hiện có hàng trăm tuyến đường hiện đại, rộng rãi cho hàng triệu người đi lại. Để kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm khác, thành phố có nhiều tuyến ở cửa ngõ như đại lộ Đông Tây, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, Trung Lương, quốc lột 13, 22...

Nhưng 60 năm trước, Sài Gòn chỉ phát triển nội đô, những con đường ngắn phục vụ đi lại. Các khu sản xuất tập trung ở Tân Bình, Chợ Lớn... không đáp ứng được nhu cầu phát triển "nóng" lên từng ngày của đô thị. Mọi chuyện thay đổi khi người Mỹ cho thi công xa lộ Biên Hòa (tức xa lộ Hà Nội ngày nay).

Xa lộ Biên Hòa xưa và xa lộ Hà Nội nay. Ảnh: Life

17 thg 5, 2018

Chùa Minh Hương ở Chợ Lớn

Ờ Sài Gòn có một cơ sở tín ngưỡng được các nhà nghiên cứu biết đến rất nhiều, đó là Hội quán Minh Hương Gia Thạnh, còn gọi là chùa Minh Hương, đình Minh Hương (cả hai cụ Sơn Nam và Vương Hồng Sển đều đã nhiều lần nhắc đến ngôi chùa này trong sách của mình). Hội quán Minh Hương Gia Thạnh là cơ sở tín ngưỡng, văn hóa của người Hoa và có giá trị lịch sử lẫn kiến trúc nghệ thuật rất lớn, đã được công nhận là Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia.

Thế nhưng có một ngôi chùa Minh Hương khác, cũng của người Hoa, cũng là hội quán, cũng ở Chợ Lớn, nhưng nhỏ hơn chùa Minh Hương Gia Thạnh nhiều lắm, không được xem là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia (cấp thành phố cũng không luôn!). Ấy vậy mà theo tui, nơi này được người dân biết đến và lui tới nhiều lần hơn hẳn hội quán Minh Hương trên kia! Đó là chùa Minh Hương, hay Phước An Hội quán, hay chùa Ông, ở 184 Hồng Bàng, phường 12, quận 5.


Điểm cao Charlie sau 46 năm

Ngày 12.5, tại xã Rờ Kơi, H.Sa Thầy (Kon Tum), Ban Liên lạc truyền thống Đại đoàn Đồng Bằng, Sư đoàn 320 tổ chức lễ khánh thành công trình nhà bia di tích lịch sử điểm cao 1015 (Charlie) và 1049 (Delta).

Nhà bia di tích lịch sử vừa được xây dựng trên đỉnh đồi Charlie. Ảnh: Độc Lập 

Đồi Charlie (đồi Sạc Ly) - điểm cao 1015 là địa danh nằm tiếp giáp giữa 3 huyện Sa Thầy, Đăk Tô và Ngọc Hồi, thuộc tỉnh Kon Tum.


Do điểm cao chiến lược này có thể quan sát, khống chế cả vùng rộng lớn ngã ba Đông Dương, nên ngay từ những năm 1960, quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hòa (VNCH) đã xây dựng 1 cứ điểm quân sự để kiểm soát khu vực.