29 thg 4, 2018

Vườn xoài 200 tuổi tiến vua độc nhất vô nhị Việt Nam

Những cây xoài chùa Đá Trắng ở Phú Yên đã có tuổi đời trên hai thế kỷ, nổi tiếng với thứ quả ngọt thanh, thơm dịu từng được dùng để cúng tiến các vua nhà Nguyễn.

Trong khuôn viên chùa Từ Quang, còn gọi là chùa Đá Trắng ở thôn Cần Lương, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên có một vườn xoài cổ thụ nức tiếng gần xa từ hàng trăm năm qua.

Ngắm những bức tượng gỗ Tây Nguyên độc đáo ở Làng Cù Lần

Được xem là nghệ thuật văn hóa đặc trưng của Tây Nguyên, những bức tượng gỗ là một trong những điểm nhấn thu hút khách ở Làng Cù Lần (Đà Lạt).

Những bức tượng gỗ đậm chất Tây Nguyên độc đáo được trưng bày tại Khu du lịch Làng Cù Lần là một trong những điểm hấp dẫn du khách khi tới thăm thành phố Đà Lạt mộng mơ

Thăm làng chiếu Định Yên

Làng chiếu Định Yên được hình thành cách đây hàng trăm năm, nơi mà 70% hộ dân theo nghề làm chiếu.

Chợ chiếu Định Yên (huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) là một khu chợ độc đáo, tồn tại và phát triển từ hơn một thế kỷ. Manh chiếu, chiếc chiếu, đôi chiếu từ xa xưa đã gắn liền với đời sống người Việt. Hơn thế, nó đã trở thành biểu tượng cho tình cảm của bản thân, gia đình

27 thg 4, 2018

Chó Phú Quốc - “Vương Khuyển” đảo ngọc

Phú Quốc không chỉ được biết đến là đảo ngọc của Việt Nam với những đặc sản nổi tiếng cả nước mà còn bởi nơi đây có loài chó rất khôn và thông minh, người ta gọi là chó Phú Quốc.

Chó Phú Quốc đứng đầu trong Tứ đại quốc khuyển của Việt Nam (bao gồm: Phú Quốc, Bắc Hà, Dingo Đông Dương và H’mông Cộc). Thời vua Gia Long, chó Phú Quốc còn được coi là “Vương Khuyển” (do công trạng cứu nguy nhiều lần cho nhà vua). Danh tiếng của giống chó Phú Quốc có cả nơi trời Âu xa xôi. Trong một showdog tổ chức tại Pháp năm 1894, với khoảng cách điểm tuyệt đối, hai chú chó Phú Quốc là Xoài và Chuối đã bỏ xa hàng trăm con chó dự thi để dành hạng A và hạng B. Từ điển Larousse của Pháp còn liệt chó Phú Quốc vào loại chó quý hiếm, nằm trong số những giống chó tinh khôn nhất thế giới. 

Chó Phú Quốc có các xoáy lông khá kỳ lạ chạy ở trên sống lưng . 

Làng nghề tôm khô Rạch Gốc - Nổi tiếng đất Mũi

Nghề làm tôm khô ở Cà Mau đã có từ lâu đời, nhưng nổi tiếng khắp trong và ngoài nước phải kể đến làng nghề tôm khô Rạch Gốc ở huyện Ngọc Hiển. Tôm khô ở đây có hương vị rất riêng và cách chế biến cầu kì. 

Nhộn nhịp quanh năm
Theo ông Nguyễn Văn Khá, người có hơn 30 năm trong nghề làm tôm khô Rạch Gốc cho biết, nghề làm tôm khô có từ rất lâu, từ thời cha mẹ ông. Thời đó, tôm tép đầy sông, chỉ cần cất vó chưa đầy vài giờ đã có thể bắt được hàng chục kg, ăn không hết, người xưa mới đem đi làm khô, làm mắm ăn dần. Ban đầu làm để ăn hoặc đem cho, tặng bà con, họ hàng ở xa làm quà. Dần dần nhiều người biết tới hương vị thơm ngon của con tôm khô xứ này, mới hình thành các cơ sở sản xuất. 

Giá cả lên tới cả triệu đồng/kg nhưng tôm khô Rạch Gốc vẫn đắt hàng vì chất lượng đảm bảo . 

Điểm đến lý tưởng vùng sông nước miền Tây

Khu du lịch Mùa Xuân là một trong những điểm du lịch nổi bật của tỉnh Hậu Giang.

Về nơi đây du khách sẽ được thả hồn vào không gian nên thơ đặc trưng của vùng sông nước. Khu du lịch này thuộc địa bàn xã Tân Phước Hưng (huyện Phụng Hiệp, Hậu Giang), cách TP. Cần Thơ khoảng 35 km.

Eo Gió - nơi ngắm bình minh đẹp nhất Việt Nam

Eo Gió là điểm đến đẹp nhất của dãy núi 15 km uốn mình ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành vùng eo biển hút gió đẹp như tranh vẽ.

Eo Gió (tại xã Nhơn Lý, TP Quy Nhơn, tỉnh Bình Định) là điểm đến xa nhất và đẹp nhất của dãy núi 15 km uốn mình ôm trọn bãi biển nước trong xanh, tạo thành một vùng eo biển hút gió đẹp như tranh vẽ. Đến đây, du khách sẽ có những góc chụp hình và ngắm cảnh tuyệt vời bởi vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ nhưng không kém phần thơ mộng

26 thg 4, 2018

Cổ thụ xanh tươi suốt 7 thế kỷ ở rừng Cát Tiên

Cổ thụ Gõ đỏ tại Vườn quốc gia Cát Tiên là loài gỗ quý, thuộc danh mục nguy cấp, cần được bảo vệ. Trải qua 7 thế kỷ, cây vẫn xanh tốt và được canh giữ nghiêm ngặt. 

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, cây Gõ đỏ tại Vườn quốc gia Cát Tiên (huyện Tân Phú, Đồng Nai) đã hơn 700 tuổi, cao 30 m và có đường kính thân ở phần dưới gần 4 m. 

Chiêm ngưỡng cây me cổ thụ gắn với lịch sử triều đại Tây Sơn

Tương truyền, cây me cổ thụ trong Bảo tàng Quang Trung là do ông Hồ Phi Phúc - thân phụ của ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ - trồng trong khuôn viên nhà mình cách đây hơn 200 năm.

Ở sân đền thờ Tây Sơn Tam Kiệt trong khuôn viên Bảo tàng Quang Trung (thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định) có một cây me cổ thụ với lai lịch rất đặc biệt

Huyền bí vị thần trong ngôi đền lâu đời nhất xứ Thanh

Cách di sản Thành nhà Hồ chừng hơn 5km, rẽ trái vào làng Đan Nê, xã Yên Thọ, huyện Yên Định là đền Đồng Cổ, nơi thờ vị thần nổi tiếng linh thiêng với giai thoại bao lần hiện lên báo mộng giúp vua giết giặc.
Xứ Thanh vốn nổi tiếng là vùng đất “ Địa linh nhân kiệt”, nơi sản sinh nhiều bậc nhân tài kiệt xuất, nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nức tiếng của cả nước. Đương nhiên, quả là thiếu sót nếu chúng ta không nhắc đến di tích đền Đồng Cổ - ngôi đền có lịch sử lâu đời bậc nhất xứ Thanh, gắn liền nhiều thần tích, truyền thuyết ăn sâu vào đời sống văn hóa tinh thần của người dân.

Ngắm cây bồ đề cổ thụ hình thù độc lạ bậc nhất Việt Nam

Cây bồ đề cổ thụ này có tuổi đời ít nhất là 196 năm. Cây mọc trùm lên một bức tường cũ của ngôi đền với bốn chùm rễ lớn tạo thành ba lối đi xuyên qua gốc cây rất ấn tượng.

Phía trước chính điện đền thờ Lương Văn Chánh ở xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa, tỉnh Phú Yên có một cây bồ đề cổ thụ hình dáng độc đáo bậc nhất Việt Nam

25 thg 4, 2018

Chùa Bà Chợ Lớn - Tuệ Thành hội quán

Hội quán Tuệ Thành (hiện tọa lạc tại 710 Nguyễn Trãi, quận 5) do người Hoa gốc Tuệ Thành (tức phủ Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông) đến vùng Sài Gòn - Chợ Lớn làm ăn xây dựng nên để thờ bà Thiên Hậu Thánh Mẫu phù hộ cho họ đi biển được an toàn. Ước hội quán được xây dựng nên khoảng 1760. Với đa số người dân, tên gọi Chùa Bà Thiên Hậu, chùa Bà Chợ Lớn hay miếu Thiên Hậu quen thuộc hơn, nhưng tên chính thức nơi đây - và được ghi trong bằng chứng nhận Di tích Kiến trúc Nghệ thuật cấp Quốc gia là Hội quán Tuệ Thành.

Chính diện Chùa Bà

Vị ngon của muối

Không cầu kì trong cách chế biến, những món ăn của đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum giữ được vị ngon ngọt nguyên chất, mang đậm phong vị núi rừng. Nhất là với món muối từ quả sao và tiêu rừng, chỉ cần thưởng thức một lần, hương vị đậm đà sẽ còn được lưu mãi, khó quên.

Trong chuyến công tác cách đây 4 năm, tôi tình cờ được dùng bữa tối tại nhà chị Y Thể (người Giẻ) tại xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei. Bữa cơm đạm bạc chỉ có vài con cá nục hấp, ít măng chua nấu với đầu cá và… 1 chén muối nhưng ngon hết sảy. Những nắm cơm nóng hổi chấm vào chén muối the the vị tiêu, thơm vị lá cam, lá sả, chua chua vị quả sao, sao mà đậm đà đến thế!… 4 năm rồi, mỗi lần nhắc đến lại thấy thèm.

Sau này, đi nhiều huyện trên địa bàn tỉnh, tôi mới biết, không chỉ có người Giẻ mà hầu hết bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số đều dùng quả sao (người Kinh hay gọi là quả chua) để làm muối, dù mỗi nơi có một cách gọi tên quả khác nhau.


Người dân hái quả sao về dự trữ để làm muối. Ảnh: B.A 

Phố núi không chỉ có cơm lam, gà nướng…

Mỗi lần có bạn từ phương xa đến, tôi cứ lo ngay ngáy, bởi ngoài việc chọn địa điểm để bạn tham quan thì việc đưa bạn mình đi thưởng thức món ẩm thực độc đáo nào riêng có ở Kon Tum cũng là cần phải cân nhắc lựa chọn. Trong hàng loạt đặc sản của Kon Tum được đưa ra giới thiệu, “ẩm thực ống lồ ô” là món ăn được những người bạn thành phố thích nhất, vì họ vừa có thể trải nghiệm vừa thưởng thức được các món ăn dân dã... 

Làng Kon Ktu (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) nằm bên dòng Đăk Bla- lúc này đang mùa nước cạn, lộ ra những bãi cát vàng thoai thoải và những bãi đá xám. Mấy năm qua, làng là điểm đến khá hấp dẫn đối với những người thích loại hình du lịch sinh thái, khám phá.

Ở Kon Ktu, du khách được nghe và hòa mình vào tiếng cồng chiêng, cùng múa xoang xung quanh ánh lửa bập bùng; có thể được chứng kiến hoặc tham gia dệt vải, đan gùi; được đi bằng thuyền độc mộc xuôi theo dòng Đăk Bla thơ mộng uốn quanh dưới dãy núi Kong Muk. Và, du khách cũng có thể tham gia các buổi lên nương rẫy, thu hoạch nông sản, đánh bắt cá dưới sông...

Cây nêu - Biểu tượng tâm linh của đồng bào DTTS Kon Tum

Trong các lễ hội lớn của đồng bào DTTS Kon Tum luôn có bóng dáng cây nêu (còn gọi là cột cúng). Cây nêu vừa là hình tượng nghệ thuật kiến trúc, vừa là biểu tượng tâm linh gắn kết đất trời trong các nghi lễ truyền thống của người dân tộc thiểu số nơi đây. 

Ở Kon Tum, cây nêu thường có hai dạng. Thứ nhất, cây nêu trong lễ hội cúng Yàng khi dựng làng mới, nó được làm bằng cây lồ ô cao hơn 20m, trên ngọn của cây nêu, người ta thường trang trí hình mặt trời hoặc gắn một con chim (đồng bào quen gọi là chim Tlang) được đẽo từ một loại gỗ tạp. Hình tượng này biểu tượng cho sự tự do và tục thờ thần mặt trời. Đoạn giữa cây nêu gắn hoa văn bông gạo, đoạn gần dưới gốc cây thường tạc hình con thạch sùng hoặc rùa, đây là những thứ thân thuộc, gắn bó trong đời sống sinh hoạt của người Tây Nguyên.

Về Gio An ngắm giếng cổ, ăn rau liệt

Giếng nước cổ độc đáo Gio An. 

Gio An, một xã ở phía Tây huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) là miền quê may mắn được thừa hưởng hệ thống công trình kiến trúc khai thác nguồn nước ngầm rất độc đáo của người Chăm Pa xưa với hơn 30 giếng cổ khác nhau mà người dân địa phương quen gọi là “giếng cổ Gio An”.

24 thg 4, 2018

Ghi chép tản mạn nơi Hà Chương hội quán

Hà Chương hội quán tọa lạc tại 802 Nguyễn Trãi, phường 14, quận 5. Đây là một công trình kiến trúc độc đáo đã được công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia. Tương truyền rằng xưa kia người Hoa thuộc hai phủ Chương Châu và Tuyền Châu của tỉnh Phúc Kiến sang Việt Nam đã lập nên Hội quán Nhị Phủ (tức Miếu Nhị Phủ - năm 1730) làm nơi thờ cúng. Sau đó từ đây lại tách ra làm Hội quán Ôn Lăng (phủ Tuyền Châu - năm 1740) và Hội quán Hà Chương (phủ Chương Châu - năm 1809).


Nghi lễ và thú chơi Xuân Cố đô xưa

Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã phục dựng nhiều nghi lễ, trò chơi từng bước hé lộ nhiều câu chuyện kỳ thú về đời sống chốn cấm cung nhà Nguyễn (1802 - 1945) - triều đại phong kiến cuối cùng ở Việt Nam,thu hút đông đảo khách du lịch đến trải nghiệm, khám phá. 

Nghi lễ chốn Cố cung 


Những tưởng chuyện xưa giờ chỉ còn lưu trong sách sử, thế nhưng Tết Mậu Tuất 2018 này du khách đến thăm Đại Nội Huế đã được tận mắt chứng kiến những phong tục lạ trong đời sống hoàng cung xứ Huế thông qua hoạt động phục dựng các nghi lễ mùa xuân như Lễ thướng tiêu, Lễ đổi gác, hoạt động tuần phòng Tử Cấm Thành của đội cấm vệ quân, các nghi lễ múa hát cung đình mừng Tết vua, hoàng hậu và các phi tần nhà Nguyễn…

Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, thời Nguyễn các hoạt động lễ tiết trước và sau Tết Nguyên đán luôn được tổ chức rất trang trọng và chu đáo, khác hẳn với nghi lễ của thường dân bên ngoài, có những nghi lễ do đích thân nhà vua đứng ra điều hành, tổ chức.

Dẫn đầu đội thướng tiêu là hai viên quan bưng ấn tín triều Nguyễn. Ảnh: Thanh Hòa

Chứng tích Tà Cơn

Khu di tích sân bay Tà Cơn nằm tại xã Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị là là minh chứng hùng hồn cho ý chí khát vọng thống nhất đất nước của người Việt Nam. 

Trong chiến tranh chống Mỹ cứu nước, cụm cứ điểm sân bay Tà Cơn chính là lõi của của hệ thống hàng rào điện tử McNamara. Được xây dựng từ tháng 6/1966, hàng rào điện tử McNamara được Mỹ với mục tiêu phát hiện di chuyển, lưu thông của Quân giải phóng miền Nam Việt Nam. Với chi phí lên đến hàng tỷ đô la nhưng chỉ tồn tại được hai năm, hệ thống này đã hoàn toàn phá sản từ sau năm 1968 khi Quân giải phóng miền Nam Việt Nam giành thắng lợi trong Chiến dịch đường 9 – Khe Sanh.

Trải qua 40 năm, Khu di tích sân bay Tà Cơn còn giữ được nhiều hiện vật chiến tranh như máy bay, pháo, xe tăng, bom đạn... Bên cạnh đó, những công trình quân sự như hầm hào, doanh trại của quân đội Mỹ cũng phục dựng để giúp du khách hình dung phần nào về quy mô, sự khốc liệt của chiến tranh.

Một góc Di tích sân bay Tà Cơn (Tân Hợp, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị).

Khảo cổ học Cù Lao Rùa

Cù Lao Rùa (Thạnh Hội) là một địa danh thuộc xã Thạnh Hội, thị xã Tân Uyên (Bình Dương). Có tổng diện tích là 277 hecta, được bao bọc bởi dòng chảy chính của sông Đồng Nai và dòng chảy phụ tẻ nhánh bao trọn cù lao nhập vào dòng chính và chảy xuôi về Sài Gòn. Trên cù lao là một ngọn đồi nổi cao 15m so với mặt bằng khu vực, có cấu trúc như hình mu rùa, có tọa độ địa lý 10058’47” vĩ bắc và 106047’17’’ kinh đông. Nơi đây, đã phát hiện một di tích khảo cổ, có niên đại 3.500 - 3.000 năm cách ngày nay. Nơi có đặc điểm về sinh thái, cộng đồng dân cư người Việt đã tồn tại hơn 300 năm vùng đất mới trong tiến trình mở cõi của dân tộc.

Cù lao Rùa (phía tay trái)

23 thg 4, 2018

Thăm Hội quán Ôn Lăng

Đã tới Hội quán Nhị Phủ (chùa Ông Bổn) thì lại thêm tò mò một chút, vì người dân nhị phủ là Chương Châu và Tuyền Châu (nghe nói rằng) đã tách ra để lập nên hai hội quán cho riêng mình, là Hà Chương và Ôn Lăng. Vậy nên tui lại lò dò tới thăm hội quán Ôn Lăng.

Hội quán Ôn Lăng là hội quán do cộng đồng người Hoa sống tại phủ Tuyền Châu, thuộc tỉnh Phúc Kiến di cư sang Việt Nam lập nên. Hiện nay, hội quán tọa lạc tại số 12 đường Lão Tử, phường 11, quận 5.

Về tên gọi và địa điểm của Hội quán Ôn Lăng có những điều thú vị. Nhìn vào cổng hội quán, ta thấy như sau:


Chuyện voi ở Gia Lai

Mùa khô là mùa voi động dục, chúng kéo nhau vào rừng sâu chọn những bãi cỏ rộng và khi hành sự chúng phá nát những bãi cỏ hàng chục hécta ấy. Nghe nói, ai vô tình đi rừng mà bắt gặp cảnh này là cầm chắc cái chết không toàn thây cho mình vì voi rất ghét cảnh mình đang yêu nhau mà bị... nhòm trộm.

Gọi là voi Tây Nguyên nhưng thực ra thì chỉ 3 tỉnh là Gia Lai, Đăk Nông và Đăk Lăk có voi. Voi Gia Lai thì về cơ bản đã... hết. Gia Lai có hai nơi có voi là làng voi Nhơn Hoà và bãi luyện voi cô Hầu ở An Khê.

Làng voi Nhơn Hoà tồn tại đã trăm năm, nhưng đến giờ cũng đã... hết. Đặc điểm của làng voi Nhơn Hoà là dân ở đây không biết bắt voi nhưng thuần dưỡng voi rất giỏi. Họ mua voi từ Đăk Lăk, từ Lào về thuần dưỡng, chủ yếu là để kéo gỗ và làm của cải. 

Làng voi Nhơn Hòa khi còn khởi sắc 

Ngất ngây thác Hang Dơi

Thác Hang Dơi (thị trấn Kbang) là một trong những danh thắng thiên nhiên với vẻ đẹp hiếm có của tỉnh Gia Lai.
Thác Hang Dơi gần với khu dân cư. Từ thị trấn Kbang, men theo con đường mòn về hướng Đông chưa đầy 5km là đã tới được thác Hang Dơi.

Con đường đất đỏ ngoằn nghèo uốn lượt dẫn du khách vượt qua bạt ngàn nương rẫy của người dân. Và đặc biệt, đây chính là con đường đi xuyên qua rừng thực nghiệm nguyên sinh rộng hàng trăm ha.

Tại đây, những cánh rừng nguyên sinh vẫn được giữ gìn trọn vẹn. Những thân gỗ khổng lồ năm, bảy người ôm với chi chít phong lan trên ngọn cao, những rặng dây leo đặc trưng của rừng già… chắc chắn sẽ giúp du khách ít nhiều cảm nhận được không khí của rừng nguyên sinh.

Kiêu hùng danh thắng Lam Thành

Trải dài trên địa bàn các xã Hưng Phú, Hưng Lam và Hưng Khánh (Hưng Nguyên), núi Lam Thành được biết đến là một di tích lịch sử - văn hóa gắn liền với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Đặc biệt, nơi đây từng ghi dấu ấn quan trọng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, cũng là một thắng cảnh của đất Nghệ. 

Từ thành phố Vinh, ngược theo tuyến đường ven sông Lam (còn gọi đường đê 42 hay đê tả Lam), qua núi Dũng Quyết, chúng tôi tìm đến núi Lam Thành để thưởng ngoạn phong cảnh. Ghé thăm Phủ Mẫu Lam Thành, nơi đây có thể ngắm cánh đồng đang xanh mượt màu lúa, bãi bờ xanh thắm ngô non, làng quê mọc lên những ngôi nhà mới khang trang.

Cuộc sống đang từng ngày khởi sắc, núi Lam Thành vẫn sừng sững như một “chứng nhân” đứng đó từ bao đời, chứng kiến bao cuộc thăng trầm, dâu bể. Từ lưng chừng núi phóng tầm mắt ra xa, phía trước là cả một không gian rộng lớn với làng mạc trù phú, đồng bãi ngút ngàn, dòng sông Lam uốn quanh như dải lụa tung bay trước gió. Xa xa, phía bên kia là dãy Hồng Lĩnh trải dài tưởng chừng như vô tận, tất cả hiện lên như một bức tranh thủy mặc. 

Núi Lam Thành - Di tích lịch sử - văn hóa quốc gia. Ảnh: Công Kiên 

Tháng Ba về với suối Chí

Tháng Ba, nắng trải vàng trên các sườn đồi. Dòng nước suối Chí chảy róc rách, tung bọt trắng xoá qua kẽ đá. Về đây, du khách không chỉ tận hưởng được không khí mát lành từ khu rừng nguyên sinh bao bọc suối Chí mà còn được nghe kể về Đội du kích Ba Tơ năm xưa thành lập xưởng công binh để rèn vũ khí phục vụ cách mạng.

Suối Chí thu hút nhiều khách tham quan.

Suối Chí thuộc thôn Khánh Giang và Trường Lệ, xã Hành Tín Đông (Nghĩa Hành), được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh có diện tích hơn 1.000ha. Trải qua bao mùa mưa nắng, dòng suối vẫn chảy róc rách, hiền hòa, tạo vẻ đẹp nên thơ nơi triền suối; ở hạ lưu suối là nơi trú ngụ của nhiều loài động, thực vật và cũng là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân trong vùng.

Vài nét về di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ

Di tích Quốc gia đặc biệt Địa điểm về cuộc khởi nghĩa Ba Tơ vừa được Thủ tướng ra Quyết định xếp hạng là Di tích quốc gia đặc biệt, gắn liền với Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ ngày 11/3/1945 và sự ra đời, hoạt động của Đội du kích Ba Tơ anh hùng. Các điểm di tích này phân bố chủ yếu trên địa bàn các xã Ba Vinh, Ba Động, Ba Thành và thị trấn Ba Tơ, huyện Ba Tơ. 

Lịch sử Việt Nam hiện đại ghi nhận Khởi nghĩa Ba Tơ là cuộc khởi nghĩa từng phần đầu tiên trong cả nước nổ ra và giành thắng lợi. Cuộc khởi nghĩa Ba Tơ là một trang ngời sáng trong lịch sử Quảng Ngãi và lịch sử cả nước. 

Tượng đài Khởi nghĩa Ba Tơ 

20 thg 4, 2018

Từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2

Hi hi, đặt cái tựa như vậy để câu view thôi, chớ không có gì ghê gớm đâu!

Chuyện là vầy:

Ở Cù lao Phố, Biên Hòa có ngôi miếu cổ là Thất Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông, và bây giờ miếu đã cổ rồi nên còn gọi là Thất Phủ cổ miếu). Ở Chợ Lớn có ngôi miếu cổ là Nhị Phủ Miếu (dân gian gọi là chùa Ông Bổn). Vậy là... từ Biên Hòa tới Chợ Lớn, từ 7 còn 2.

Cuối thế kỷ 17, di dân người Hoa đến lập nghiệp miền Nam nước ta. Để tương trợ lẫn nhau và để có nơi thờ tự đáp ứng nhu cầu tâm linh, họ lập ra những hội quán và đồng thời là miếuThất Phủ Miếu ở Biên Hòa ra đời năm 1684 trong hoàn cảnh ấy, và là ngôi miếu thờ - hội quán đầu tiên của người Hoa ở Nam bộ.

Miếu Nhị phủ

Cận cảnh Nhà trưng bày Hoàng Sa

Sáng 28-3, Nhà trưng bày Hoàng Sa, tọa lạc ở ngã ba Hoàng Sa - Phan Bá Phiến (quận Sơn Trà) do UBND thành phố Đà Nẵng được khánh thành và đi vào hoạt động.
Bằng cách trưng bày có hệ thống các tư liệu, hiện vật, Nhà trưng bày Hoàng Sa sẽ là một gạch nối gắn kết thiêng liêng không gian văn hóa biển với chủ quyền không thể chối cãi của Việt Nam đối với Hoàng Sa, là nơi để mỗi người Đà Nẵng nói riêng, Việt Nam nói chung đến để học tập, nghiên cứu và cảm nhận về Hoàng Sa theo cách riêng của mình.

Nhà trưng bày Hoàng Sa cao 18m với 1 tầng trệt, 3 tầng nổi 

Di tích khảo cổ học Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn

Di tích khảo cổ học Suối Chình ở huyện đảo Lý Sơn thuộc địa phận thôn Đông, xã An Hải (huyện đảo Lý Sơn), cách khu vực Trung tâm hành chính huyện chừng 3 km về phía Đông Bắc.
Suối Chình là một dòng suối cổ bắt nguồn từ phía Tây Bắc núi Thới Lới. Đây là ngọn núi lửa đã tắt cách đây hàng vạn năm nhưng dấu tích nham thạch còn vung vãi khắp trên đảo, đặc biệt là hồ nước khá rộng trên đỉnh núi, dấu tích của miệng núi lửa. Diện tích núi rất lớn, chiếm khoảng một phần tư diện tích của đảo. Suối Chình là dòng suối nước ngọt chảy từ đỉnh núi Thới Lới và tràn ra biển. Trước kia, khi chưa có đập ngăn của hồ chứa nước Thới Lới, suối Chình có nước chảy quanh năm, trong suối có loài cá chình sinh sống nên mới có tên gọi như vậy.

Di tích khảo cổ học suối Chình được Viện Khảo cổ học Việt Nam phát hiện và đào thám sát năm 1999, sau đó được Viện khảo cổ học và Sở Văn hóa Thông tin Quảng Ngãi tiến hành khai quật lần I vào tháng năm 2000; lần II năm 2005.

TS Phạm Thị Ninh (x) tại hiện trường khai quật di tích Suối Chỉnh 

Biển Cửa Lò hoang sơ làm "cháy lòng" du khách

Có một biển Cửa Lò nước trong, cát trắng...Ảnh: Trần Lưu 

Đã được công nhận là đô thị du lịch biển từ nhiều năm, song biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An) vẫn giữ được những nét hoang sơ làm mê mẩn lòng du khách. 

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam

Nằm cách Quốc lộ 1A khoảng chừng trăm mét, đoạn gần dốc Vườn Xoài, cầu gỗ Miếu Ông Cọp (hay tên khác là cầu Ông Cọp, Bình Thạnh, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên) bắc qua sông Bình Bá có chiều dài hơn 700m nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu là cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam.

Ông Trần Văn Thủy (48 tuổi) một trong số những người đứng ra làm cây cầu chia sẻ: "Cầu được xây dựng từ năm 1998 với tổng chi phí hơn 1 tỷ đồng, có chiều dài hơn 700m và rộng 1,5m. Vật liệu chính của cầu là những tấm ván gỗ làm từ thân cây phi lao. Thành cầu làm bằng những thân tre già". 

Từ quốc lộ 1A du khách có thể nhìn trọn chiều dài cây cầu. Ảnh: Văn Định 

Băng giá bao phủ Fansipan, đỗ quyên biến thành hoa tuyết

Nhiều du khách đến Fansipan ngỡ ngàng khi được ngắm hiện tượng băng giá giữa tháng 4, đúng mùa hoa đỗ quyên nở. 

Hiện tượng băng giá xuất hiện trên đỉnh Fansipan, Sa Pa, Lào Cai từ đêm qua và kéo dài đến sáng nay. Cây cỏ và nhiều công trình ở độ cao hơn 3.000 m sáng 7/4 vẫn bao phủ bởi lớp băng giá trong suốt. 

10 điểm săn ảnh đẹp khi đến Đồng Văn

Làng Thiên Hương, Lao Xa là địa điểm ít người biết nhưng có khung cảnh tuyệt đẹp ở Đồng Văn, Hà Giang.

Làng Thiên Hương 


Đây là một ngôi làng trăm tuổi nằm ẩn sau phố cổ Đồng Văn, nơi cư trú của đồng bào người Tày. Đầu làng là những cây đa cổ thụ, bên trong làng có rất nhiều nhà cổ với mái ngói âm dương.

Đi hội Ná Nhèm

Nổi tiếng bởi màn rước sinh thực khí, Hội Ná Nhèm là một nghi thức độc đáo nhằm cầu may mắn, bình an của bà con dân tộc Tày Làng Mỏ (xã Trấn Yên, huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn).

Hàng năm vào ngày rằm tháng Giêng, người dân Làng Mỏ lại nô nức kéo về đình làng mở hội và tiến hành các nghi thức, nghi lễ thờ cúng Thành Hoàng, đức thánh Cao Sơn Quý Minh, đức vua Miêu Tĩnh và đức vua Cao Quyết.

Đi đầu là đám rước long ngai và bài vị của đức vua Cao Quyết từ đình Làng Mỏ đến miếu Xa Vùn, tiếp đó là đoàn rước do bốn nhân vật gồm một Chánh tướng và ba phó tướng dẫn đầu.

Người dân Làng Mỏ rước bài vị, long ngai của vua Cao Quyết từ đình làng ra miếu Xa Vùn.

19 thg 4, 2018

Nhộn nhịp nghề cá ở Nghi Quang

Chỉ một đoạn bến nơi Bara Nghi Quang (Nghi Lộc) nhưng đã diễn ra bao nhiêu hoạt động mưu sinh tấp nập của người dân xã Nghi Quang.

Bara Nghi Quang (thuộc khối 9, Nghi Quang) nơi những con thuyền đi biển tìm về bến đậu và bên cạnh đó còn có lồng nuôi cá của người dân. Ảnh: Trung Hà 

Khám phá suối Cẩm Hương

Cẩm Hương là con suối lớn, nơi hoà dòng của rất nhiều con suối nhỏ khác nhau. Nhìn từ trên cao, Cẩm Hương như dải lụa mềm uốn lượn len lỏi giữa thảm rừng xanh mát, ngút tầm mắt.

Suối Cẩm Hương nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng hơn 60km, thuộc địa bàn xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang. Suối bắt nguồn từ ngọn núi có vách đá dựng đứng hùng vĩ. Đây là con suối rất thú vị, vừa rộng lớn như một dòng sông, vừa có những hồ nước sâu nằm lưng chừng trên cao với màu nước xanh lam hút hồn, vừa có thác lớn đổ ầm ào phả hơi nước mát lạnh. 


Khung cảnh hữu tình tại suối Cẩm Hương

Thơm lừng ốc bươu nướng

Giữa cuộc sống bộn bề nơi phố thị, đôi lúc thèm những ngày thong thả được về quê để lòng mình lắng lại, ăn một vài món dân dã để nhớ lại thời thơ ấu. Nhớ những ngày chăn bò cắt cỏ trên cánh đồng làng. Nhớ những ngày bắt ốc, hái rau dọc bờ sông Bàu Dài. Nhớ mùi vị thơm lừng của những con ốc bươu nướng...

Tôi nhớ ngày xưa mỗi khi qua rằm tháng Giêng người dân quê tôi lại tất bật chuẩn bị dụng cụ vớt ốc bươu. Nói cho oai tí, chứ dụng cụ bắt ốc bươu rất đơn giản, chỉ cần cái giỏ mồm bò buộc vào cây sào là được, hoặc cắt miếng lưới của cái vó đã cũ luồn vào cây sắt khoanh tròn lại rồi buộc vào cây sào.

Gà kiến luộc chấm muối lá chanh

Chán ngấy những món ăn ngày Tết, tôi lại nhớ đến món gà kiến luộc chấm muối lá chanh.

Ngày xưa, ở nông thôn hầu như nhà nào cũng nuôi gà kiến. Bởi thịt nó vàng ươm, săn chắc, thơm và ngọt. Vả lại nuôi gà kiến bán rất có giá. Cha mẹ tôi nuôi gà kiến không chỉ để bán, mà còn để dành bồi bổ sức khỏe. Vì vậy mà lâu lâu, nhà tôi lại làm món gà luộc chấm muối lá chanh để bồi dưỡng sức khỏe cho cả nhà sau những ngày lao động mệt nhọc.

Để làm được món gà luộc chấm muối lá chanh vừa ngon vừa bổ dưỡng, mẹ tôi thường chọn con gà kiến tơ vừa mới nhảy ổ. Mẹ nói theo kinh nghiệm dân gian: "Cơm chín tới, cải ngồng non, gà nhảy ổ" là ngon và bổ nhất.

Gà kiến luộc chấm muối lá chanh. Ảnh: Internet 

Cá thài bai nấu canh khổ qua

Nhiều du khách đã nói: "Đến Quảng Ngãi thưởng thức những món ăn đặc sản: Chim mía Xuân Phổ, cá bống Sông Trà, kẹo gương Thu Xà, mạch nha Thi Phổ... mà chưa có dịp ăn cơm với cá thài bai, thì coi như chưa hưởng trọn vẹn hương vị ẩm thực của Quảng Ngãi". 

Cá thài bai là loại cá rất đặc biệt, hình thù giống cá bống con, thân nhỏ như chiếc que tăm trắng toát. Không chỉ vì nó rất nhỏ, mà dòng đời, nơi sinh sống... cũng rất lạ. Cá thài bai ngon nhất là vào khoảng cuối đông đầu xuân. Khoảng thời gian này là thời điểm cá sinh trưởng và phát triển.

Theo những người chuyên đánh bắt cá thài bai, thì những ấu trùng của cá bống đẻ trong cát trôi theo dòng nước về phía biển; tại vùng nước lợ, nơi gặp nhau giữa nước biển và nước sông, trứng được nở ra; sau đó, chúng đi từng đàn ngược về phía thượng lưu để sinh sống.

18 thg 4, 2018

Bí ẩn cột đá khổng lồ khắc rồng trên núi ở Bắc Ninh

Phần cột đá hình vuông, phía trên hình tròn chạm nổi đôi rồng phong cách thời Lý chứa đựng nhiều điều bí ẩn trên dãy núi Lãm Sơn (TP. Bắc Ninh) mới được công nhận là bảo vật Quốc gia.

Cột đá chạm rồng uy nghi và bí ẩn ở chùa Dạm nằm trên dãy núi Lãm Sơn (xã Nam Sơn, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh) có niên đại từ thế kỉ XI mới được công nhận bảo vật Quốc gia năm 2017. 

Kỳ bí bầu vú, cầu thang và các báu vật của nhà dài

Nhà dài của dân tộc Ê Đê luôn có cầu thang đực và cầu thang cái. Ai vinh dự được mời đi cầu thang cái thì nên 'biết điều' nắm hai bầu vú khắc trên cầu thang.

Một ngôi nhà của dân tộc Ê Đê 

Người giữ hồn nhạc cụ tre truyền thống Ê Đê

Nghệ nhân Ama H’Loan (hay Y Bông Niê), buôn Ako Dhong, phường Tân Lợi, Thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk được nhiều người biết đến nhờ tài chế tác nhạc cụ truyền thống, dân gian của dân tộc Ê Đê. 

Tư chất của nghệ sỹ bẩm sinh


Ông vốn sinh ra và lớn lên ở buôn làng người Ê Đê thuộc xã Cư Pơng, một xã thuộc vùng sâu của huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk. Tuy nghèo nhưng bà con nơi đây lại có đời sống văn hóa, tinh thần vô cùng phong phú, đậm bản sắc dân tộc. Trong ký ức của ông, những lễ hội truyền thống ở buôn làng khi dựng nhà rông, khi mừng lúa mới hay lễ trưởng thành, lễ bỏ mả, những đêm dài nghe kể khan mà nhạc cụ truyền thống không thể vắng mặt đã thấm vào ông từ khi còn bé. 

Nghệ nhân Ama H’Loan diễn tấu đing năm do chính mình chế tác với nguyên liệu bằng gỗ. Ảnh: Thanh Hà 

Cọn nước mới Nà Khương

Bên dòng Nậm Mu xanh mát giữa đại ngàn Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu), mùa cọn nước mới lại bắt đầu.

Đi khắp trời Tây Bắc, du khách sẽ bắt gặp hàng nghìn chiếc cọn nước bên suối, nhưng có lẽ đẹp nhất vẫn là những chiếc cọn nước tại bản Nà Khương, xã Bản Bo, huyện Tam Đường (Lai Châu)

17 thg 4, 2018

Hơn 100 năm tồn tại của chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân ra đời năm 1889, là nơi buôn bán sầm uất của người dân thủ đô suốt hơn 100 năm qua. 

Theo các tài liệu ghi chép, chợ Đồng Xuân vốn có từ trước những năm 1888, ở vị trí cũ là phía nam dòng sông Tô Lịch chảy từ phố Hàng Cá dọc theo Ngõ Gạch. Đến khoảng năm 1889, khi sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp, người Pháp quy hoạch lại và dồn tất cả hàng quán vào khu đất trống tại phường Đồng Xuân (ngày nay), tạo thành chợ Đồng Xuân. Những ngày đầu tiên hoạt động, chợ họp ngoài trời, có che mái lá giống như hai chợ cũ. Ảnh: Firmin-André Salles. 

Về Krông Pa ăn... kiến

Món này ngon nhất là để chấm với nai một nắng nướng trên than hoa. 

Không phải kiến nào cũng có thể ăn được. Nó phải là loại kiến càng màu vàng chân cao đặc chủng, đít nhỏng trong các lùm lá, tiếng Jrai gọi là hdomsao, bắt về, giã dập ra với ớt hiểm, thế là thành món chấm. 

Trong tác phẩm “Đất nước đứng lên” của nhà văn Nguyên Ngọc, ta được chứng kiến một món ăn của người Bahnar vùng An Khê dùng để thay muối mặn, là tro cỏ tranh.

Nó là thứ được chọn để thay thế cái món phải vận chuyển từ biển lên, mà các làng Tây Nguyên xưa lại biệt lập trong rừng nên khi Pháp cấm vận thì muối quý hơn vàng. Người dân Bahnar đã có sáng kiến đốt cỏ tranh lấy tro thay muối. Nó còn mang tính biểu trưng của mối quan hệ giữa con người với rừng khi mà không thể với xuống biển.

Hẹn nhau xóm Chài mùa trăng tỏ

Hoàng hôn nơi làng chài Lộ Diêu. 

Nếu có dịp vi vu trên đất võ Bình Định, dù là kẻ đam mê xê dịch, hay một người thích đi du lịch đây đó, thì đừng quên ghé thăm làng chài Lộ Diêu yên bình bên biển. 

Nơi đây có những ghềnh đá rêu xanh rạng nắng trời, những con thuyền mộc mạc trên bãi cát, mùi biển mặn khắc khoải lòng người, và tiếng dương vun vút reo dài bên tai,… nhất định sẽ mang lại những trải nghiệm thật đẹp cho chuyến đi của bạn. 

Đà Lạt buồn mơ màng mùa hoa phượng tím

Du khách chụp hình với cây phượng tím ở Hồ Xuân Hương - Ảnh: T.A 

Những ngày tháng 3 và tháng 4, thành phố Đà Lạt vốn đã mơ mộng lại càng thêm quyến rũ, nhuốm chút mơ màng buồn bởi màu tím của hoa phượng. 

Phượng tím được xem là loài hoa đặc trưng của vùng đất lạnh Đà Lạt. Ở thành phố này, người ta đã lấy tên phượng tím để đặt cho một con đường đẹp uốn quanh hồ Tuyền Lâm. Hoa phượng tím không rực rỡ chói chang như loài hoa phượng vỹ. Phượng tím nhỏ nhắn, nhã nhặn và hài hòa bên những ngôi nhà mái ngói kiểu kiến trúc châu Âu của Đà Lạt.

Về quê Nguyễn Du, tìm dấu tích kiệt tác Truyện Kiều

Góc "hồn quê" trong khuôn viên gia tộc Đại Thi Hào Nguyễn Du (ảnh: Tr.L) 

Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820) tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, nguyên quán Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay thuộc Hà Tĩnh), đã để lại cho hậu thế nhiều tác phẩm văn học giá trị, tiêu biểu nhất là kiệt tác Truyện Kiều. Tháng 4, có dịp về huyện Nghi Xuân, du khách không khỏi bồi hồi khi ghé thăm khu lưu niệm Nguyễn Du.
Đây là một tổ hợp bao gồm nhiều di tích, được giữ gìn, tôn tạo để các nho sỹ, văn nhân và du khách yêu thích Truyện Kiều, ngưỡng mộ Đại thi hào Nguyễn Du đến thăm. 

Ngôi chùa làng cổ xưa, tuyệt đẹp của xứ Huế

Chùa Giác Lương có lịch sử hình thành từ thế kỷ 16. Chùa mang những nét kiến trúc đặc sắc, tiêu biểu cho một ngôi chùa làng ở xứ Huế xưa. 

Nằm tại làng Hiền Lương, xã Phong Hiền, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế, chùa Giác Lương được coi là một trong những ngôi chùa làng tiêu biểu nhất của xứ Huế

Mê mẩn trước kiến trúc tuyệt mỹ của hội quán Hà Chương

Không chỉ mang phong cách kiến trúc Phúc Kiến độc đáo, hội quán Hà Chương ở Chợ Lớn còn là nơi sở hữu những kiệt tác điêu khắc đá cổ có một không hai. 

Tọa lạc tại số 802 Nguyễn Trãi, quận 5, TP HCM, hội quán Hà Chương còn có tên là Hội quán Chương Châu, chùa Ông Hược hoặc chùa Bà Hà Chương là một trong những hội quán có kiến trúc độc đáo nhất vùng Chợ Lớn xưa

14 thg 4, 2018

Món hủ tiếu gốc Triều Châu từng 'khó nuốt' với người Sài Gòn

Tuy vẫn giữ cách nấu theo bí quyết gia truyền, nước hủ tiếu hồ nay không còn sền sệt và lòng heo ít mùi hơn ngày trước. 

Hủ tiếu hồ là món ăn có nguồn gốc từ Triều Châu. Theo chị Vân, chủ quán hủ tiếu hồ gần 20 năm tại một ngã tư ở quận 6, món này có nghĩa là hủ tiếu nấu với lòng heo.

"Ngày nay, theo nhu cầu của thực khách gia đình tôi đã thay đổi công thức. Nước lèo không còn sền sệt như trước, đồ lòng làm kỹ hơn", chị Vân cho biết.

Xe hủ tiếu của chị Vân nằm ở ngã tư đường Gò Công - Gia Phú, quận 6

Độc đáo nghề dệt thổ cẩm của người Pà Thẻn

Cùng với sắc trắng của những ngọn núi đá tai mèo hùng vĩ, sắc đỏ của những bộ trang phục phụ nữ Pà Thẻn (huyện Quang Bình, tỉnh Hà Giang) là những sắc màu quen thuộc của núi rừng, con người cao nguyên đá. 

Với bàn tay khéo léo, tài hoa của người phụ nữ miền cao, các bà, các chị dân tộc Pà Thẻn đã dệt lên những tấm áo, chiếc váy xòe cầu kỳ và độc đáo, thể hiện vẻ đẹp đặc trưng người phụ nữ Pà Thẻn như bông hoa rừng rực rỡ tô điểm trên ngút ngàn cao nguyên đá.

Thiếu nữ Pà Thẻn xinh tươi trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. 

Từ vũ điệu dâng trời đến văn hoá truyền thống của người Cơ Tu

Vũ điệu Tân tung Da dă (Vũ điệu dâng trời) được thể hiện trong lễ hội mừng mùa, mừng nhà mới, săn được thú lớn hay các lễ hội của cộng đồng. Đây là điệu múa thiêng với động tác cơ bản là đôi tay của người phụ nữ xoè lên trời cầu xin và đón nhận sinh khí và hạt lúa của thần linh. 

Vũ điệu đắm say

Một đặc trưng cơ bản của múa Cơ Tu là có sự kết hợp giữa múa nam (Tân tung) và múa nữ (Da dă). Sau khi giàn trống chiêng ngân lên “từng…từng”, “tư..tư”, “tiing toàng…” thì bao giờ người con gái cũng bước ra trước biểu diễn các động tác múa rồi mới đến đàn ông con trai. Đi trước là nữ, đi sau là nam, nếu múa đông người thì vòng trong là nữ, vòng ngoài là nam, thể hiện sự che chở của đàn ông với người đàn bà, con gái. Với tiết tấu âm nhạc từ nhịp chiêng theo điệu đhưng kết hợp với tiếng trống, khi thì bập bùng nhịp nhàng nẩy nhấn, khi lại linh hoạt, cuốn hút theo những bước nhảy sôi nổi. Mọi người đều múa trong một vòng tròn và bước đi ngược chiều kim đồng hồ với nhịp điệu sôi động, rộn rã của tiếng trống, chiêng, làm sống dậy núi rừng hoang vắng, bao la.

Vũ điệu Da dă trong lễ hội Cơ Tu. 

Đặc sắc đám cưới của người Bố Y

Lễ cưới của người Bố Y thường được tổ chức vào ba tháng cuối năm, khi mà mùa màng, ruộng nương đã thu hoạch xong. Việc hỏi, mối qua lại phải đủ sáu lần và thời gian chuẩn bị cho đám cưới khá dài. Lễ cưới được diễn ra trong vòng bốn ngày, ngày thứ ba là ngày đại lễ đón cô dâu về nhà. 

Quá trình mối hỏi (Khừ nầu)
Lễ cưới của người Bố Y được trải qua nhiều giai đoạn. Khi hỏi vợ cho con, cha mẹ nhờ hai bà có tư cách trong làng làm mối. Quá trình mối hỏi diễn ra trước đám cưới bao giờ cũng phải qua 6 lần.

Lần thứ nhất, nhà trai nhờ bà mối sang hỏi ý kiến nhà gái. Nếu gia đình nhà gái tỏ ý bằng lòng và nhận lời thì bà mối có trách nhiệm về thông báo cho gia đình nhà trai được biết để chuẩn bị cho lần gặp gỡ tiếp theo.

12 thg 4, 2018

Về xứ Huế thăm làng nghề đan đệm bàng Phò Trạch

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50 km về hướng Bắc, làng Phò Trạch với nghề đan đệm bàng có bề dày hàng trăm năm.

Bàng là tên một loại cây cỏ (có họ hàng với cây lác hay cây cói) thường mọc hoang ở những vùng đất trũng có nước

Đậm đà hương vị hủ tíu Sa Đéc

Người dân, du khách từ khắp mọi miền, đặc biệt là du khách nước ngoài trong hành trình khám phá vùng sông nước Nam Bộ thường tìm cách ghé lại Sa Đéc để có dịp thưởng thức món hủ tíu thơm ngon đặc biệt. Nước dùng trong, ngọt kết hợp với bánh hủ tiếu màu trắng sữa, tạo nên sự hòa quyện tinh tế của nhiều phong cách ẩm thực.

Thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp là một vùng đất mang nhiều giá trị văn hóa nơi miền Tây Nam Bộ. Đất đã làm nên hồn người và còn kết tinh nên hương vị cho món hủ tíu Sa Đéc.

Chúng tôi tìm đến quán hủ tíu Mỹ Ngọc ở phường 2, quán hủ tíu tồn tại gần nửa thế kỷ ở Sa Đéc. Bà chủ Nguyễn Thị Nương chia sẻ: “Gia đình tôi chuyển về đây vào năm 1970 với nghề hủ tíu gia truyền từ Nam Vang (Campuchia). Bà và mẹ tôi đã kết hợp với khẩu vị riêng của người dân Sa Đéc cùng sợi hủ tíu truyền thống nơi đây để tạo nên hương vị riêng cho thương hiệu hủ tíu của mình. Tôi năm nay đã 65 tuổi và con gái tôi là thế hệ thứ 4 vẫn tiếp tục theo nghề hủ tíu…”.

Món hủ tíu Sa Đéc cần các nguyên liệu cơ bản gồm tôm khô, củ sắn.

Hà Nội đẹp ngỡ ngàng mùa hoa sưa

Giữa một Hà Nội ồn ào, đông đúc, người ta rất cần đâu đó có một khoảng lặng cho tâm hồn. Đó cũng là lý do không hẹn mà gặp, cứ mỗi độ tháng ba về, mùa hoa sưa lại khiến bao tâm hồn con người đất Hà Thành phải xao xuyến, bồi hồi trước sắc trắng thuần khiến, tinh khôi của nó.

Không quá lời khi ví Hà Nội là thiên đường của những mùa hoa. Điều này cũng đã được một nhạc sỹ nổi tiếng của Việt Nam khắc họa trong bài hát với cái tên rất mộc mạc nhưng như một lời định danh về thiên đường hoa này: “Hà Nội mười hai mùa hoa”.

Sự chuyển giao giữa các mùa hoa trong bài hát nhịp nhàng đến mức như ai đó đang lật lại từng trang nhật ký với vô vàn cảm xúc tuổi thơ ùa về: “…tháng hai hoa ban ngập tràn, tím biếc những gương mặt phố/ Tháng ba bất chợt một ngày, trắng tinh hoa sưa về đây…”.

Cứ thế, bất chợt một ngày, hoa sưa đến thăm từng khu phố, “gõ cửa từng mái hiên nhà,…

Vào tháng 3 và tháng 4 hàng năm, những cành hoa sưa nở bung trắng muốt trên khắp các con phố Hà Nội.