28 thg 9, 2015

Lan man về tên giáo phận và tên hành chánh

Công giáo chia địa bàn quản lý giáo dân ra thành từng giáo phận, giống như quản lý hành chánh Nhà nước chia thành tỉnh. Tuy vậy, cả nước có 63 tỉnh thành nhưng chỉ có 26 giáo phận mà thôi, do đó về địa lý giáo phận thường không trùng với tỉnh thành. Phạm vi địa lý và ngay cả tên gọi của giáo phận do Tòa Thánh quyết chứ không phải Nhà nước.

Thường thì tên giáo phận trùng với tên tỉnh, thành phố nơi giáo phận ấy quản lý, nhưng có khi không phải.

Trước năm 1975, ở Sài Gòn có Tổng giáo phận Sài Gòn Nhưng sau sự kiện 75, Sài Gòn đổi tên thành TP Hồ Chí Minh. Chuyện Sài Gòn đổi tên thành TPHCM thì Nhà nước quyết được (Quốc hội thông qua ngày 2/7/76), nhưng Nhà nước làm gì được phép đổi tên Tổng giáo phận thành Hồ Chí Minh! Vì vậy phải xin phép Tòa Thánh Vatican. May thay, Tòa Thánh đồng ý (ngày 23/11/76), và ban cho tên tiếng La tinh là Archidioecesis Hochiminhopolitanus. Kể ra danh xưng Hồ Chí Minh mà đi với giáo phận thì nghe nó cũng hơi kỳ kỳ (sao kỳ kỳ thì tự hiểu nghen), nhưng cũng được cái là tên hành chánh và tên tôn giáo trùng nhau.

Đậm đà hương vị ốc rừng (Bắc Giang)

Mùa mưa, mùa của những con suối rừng tràn đầy nước cũng là mùa của những chú ốc suối - một thứ đặc sản mang đậm hương vị núi rừng - sinh sôi, béo mập.

Ốc rừng xào sả ớt thơm lừng, nếu đã thưởng thức một lần là không thể quên - Ảnh: Hoàng Hân 

Những ai từng sống ở vùng cao, nơi có những con suối trong vắt chảy len lỏi qua các cánh rừng thì chắc chẳng còn lạ gì với món ăn chế biến từ những chú ốc rừng béo mập.

Kỷ niệm tuổi thơ theo đó cũng gắn buổi chiều muộn chăn trâu, tranh thủ xuống những khe suối cùng nhau lượm những chú ốc đen nhánh về cải thiện bữa ăn hằng ngày, giúp cha mẹ trong những tháng ngày khó nhọc.

Xuôi dòng sông Hồng về Phố Hiến xưa

Một buổi sáng lập thu ở bến thuyền chùa Bồ Đề ở ven sông Hồng, chúng tôi - đoàn khảo sát do Tổng cục Du lịch tổ chức - rời bến trên chiếc tàu du lịch xuôi về Phố Hiến, Hưng Yên. 

Buổi chiều bên cầu Vĩnh Tuy (Hà Nội) - Ảnh: Tr.Th.D. 

Phố Hiến, Hưng Yên từng là thương cảng quốc tế lừng danh của xứ Đàng Ngoài.

Không lâu sau khi tàu lướt qua dạ cầu Vĩnh Tuy rồi Thanh Trì, hiện ra trước mặt chúng tôi về phía tả ngạn là làng nghề truyền thống Bát Tràng - nơi sản xuất thủ công gốm sứ lừng danh với hơn 700 năm thăng trầm, thuyền tiếp tục xuôi dòng giữa đôi bờ là làng mạc, chùa chiền, đình miếu, những cánh đồng lúa xanh mướt...

Chúa sơn lâm bảo vệ dân làng

Mỗi vùng đất, mỗi địa danh thường gắn với một câu chuyện kỳ lạ. Những câu chuyện ấy không chỉ kỳ bí như nó vốn có mà là một lời nhắc nhở của tiền nhân với hậu thế phải gắng sức giữ gìn những tài sản vô giá ấy.

Miếu thờ “ông” cọp ở chùa Suối Ngổ - Ảnh: N.C

2 giờ lên đỉnh Lang Biang

Một hành trình ngắn chi 2 giờ leo lên đỉnh của ngọn núi Lang Biang (Lâm Đồng) nhưng là trải nghiệm khó quên. 

Đỉnh Lang Biang ở độ cao 2.167m 

Cơn mưa đêm ở Đà Lạt dường như không ngăn nổi những bước chân của chúng tôi chinh phục đỉnh cao nhất Lang Biang ở độ cao 2.167m bởi những lời mời gọi hấp dẫn của người dẫn đoàn – vốn là một anh chàng địa phương đầy hiểu biết.

Người dẫn đường mà tôi nói đến là Chiel 24 tuổi đã có hơn 4 năm đảm nhận vai trò dẫn tour cho các du khách muốn khám phá và chinh phục hệ thống 3 đỉnh núi của Lang Biang. Chiel kể, mọi người thường đi đỉnh thấp nhất vì xe có thể chở lên tận nơi. Hai đỉnh cao hơn khó đi, nhất là vào những ngày trời mưa bởi đường khá trơn trượt, nhiều khi lại có vắt. Một ngày nắng đẹp sau trận mưa đêm tầm tã khiến chúng tôi không một chút nao núng. Vì thế, cả đoàn quyết định chinh phục đỉnh cao nhất ở độ cao 2.167m so với mực nước biển. 

Kỳ bí 'viên ngọc rồng' tự xoay ở Vịnh Hạ Long

"Viên ngọc rồng" chính là một hòn đá lớn cỡ như một quả bóng, nằm trong khe núi đá trên biển, mỗi khi nước thủy triều lên đều xoay tròn và phát ra tiếng kêu như gió thổi.

Hòn đá mỗi khi có nước dâng lên thì tự xoay tròn - Ảnh: Thúy Hằng 

Đó là hòn đá khu Bể Giếng, thôn Yến Hải, xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn, Quảng Ninh. Hòn đá có nhiều tên gọi, người gọi đó là đá xoay, người gọi đá quay, người gọi là hòn ông Phỗng, cũng có người gọi đó là viên ngọc rồng.

24 thg 9, 2015

Kỳ thú đảo Trần

Cách đảo Cô Tô 45 km, cách TP.Móng Cái 35 km, đảo Trần là một hòn đảo đặc biệt thuộc huyện Cô Tô, tỉnh Quảng Ninh khi chỉ cách đường phân định trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ khoảng 20 km.

Vùng nước quanh đảo Trần được cho là có sóng lớn, thích hợp với các môn lướt ván, lướt sóng, lặn biển 

Đây là một hòn đảo đất gần như hoang sơ với nhiều vụng nước, thung lũng và rừng cây bao phủ, có diện tích lên đến gần 600 hecta nhưng chỉ có 17 hộ dân mới ra đây lập nghiệp. 

Sự mới mẻ, trong lành và yên tĩnh là điều có thể tìm thấy ở đảo Trần, chỉ tiếc rằng hiện tại vẫn chưa có tuyến giao thông công cộng nối hòn đảo này với đất liền hoặc “đảo mẹ” Cô Tô. Du khách vì thế muốn đến đảo Trần chỉ có cách đi theo các đoàn công tác, hoặc theo các thuyền, mảng của ngư dân...

Về ngôi nhà 107 Trần Hưng Đạo - Một công trình văn hóa thời Pháp thuộc bị sập đổ


Hè năm 2014, tôi mang cái ảnh về một ngôi nhà không có địa chỉ được in trên bưu ảnh đề "chi nhánh Hội Tam Điểm, Hà Nội" đi hỏi khắp nơi, nhưng không ai biết cái nhà này nằm đâu. Mấy tay lái taxi Hà Nội đều lắc đầu. Tôi gặp nhà báo Nguyễn Văn Ba hay viết về Hà Nội ông cũng chịu và đưa cho tôi cuốn về sách ảnh về phố phường Hà Nội, nhưng không có ảnh ngôi nhà này. Ông Ba khuyên tôi đi gặp cụ Hữu Ngọc giám đốc nhà xuất bản Thế giới may ra tìm được. Đến nhà xuất bản Thế giới, tôi kiên nhẫn ngồi chờ cụ Hữu Ngọc hơn một tiếng, vì biết cụ hơn 90 tuổi đi ra khỏi nhà phải phụ thuộc con cháu với hy vọng sẽ tìm được ngôi nhà này vì cụ ở Hà Nội khá lâu. Cụ bảo "thấy đâu đó, quen quen, nhưng tôi không nhớ". Tưởng thất vọng, may thay tình cờ tôi gặp anh Nguyễn Lân Bình, cháu nội của nhà báo Nguyễn Văn Vĩnh, đã nhiệt tình đưa tôi đến đó. Anh Bình biết ngôi nhà này rất rõ vì ông cụ thân sinh ra anh đã chỉ cho anh nơi làm tang lễ cụ Nguyễn Văn Vĩnh. Ngôi nhà nằm ở số 107 đường Trần Hưng Đạo, ngay gần ga Hà Nội (trước gọi là ga Hàng Cỏ).

Pho tượng Phật quý ở Linh Sơn cổ tự

Linh Sơn cổ tự là ngôi chùa khá lâu đời của dân làng Thắng Tam, trước đây toạ lạc bên triền núi Nhỏ. Năm 1919 khi xây dựng Sở dây thép và nhà Hoa Tiêu, chính quyền Pháp đã thỏa thuận với dân làng dời xuống núi. Thoạt đầu chùa dựng bằng vách gỗ, mái lợp ngói âm dương, năm 1959 Hòa thượng Thích Tịnh Viên lại dời toàn bộ ngôi chùa sang khu đất đối diện, gần đình Thần Thắng Tam (đường Hoàng Hoa Thám, TP. Vũng Tàu) ngày nay, qui mô khang trang hơn. Đến thăm viếng Linh Sơn cổ tự, nếu không được giới thiệu, ít người biết pho tượng Phật Thích Ca mầu ni cổ bằng đá sa thạch thế kỷ VII đang thờ tại chánh điện. Nhiều năm qua, nhất là trong thời kỳ chống Pháp, Mỹ sợ tượng bị mất cắp, người ta đã sơn màu (nguỵ trang) như những pho tượng khác, cách nay không lâu tượng lại được cạo hết lớp sơn ngoài, trả lại giá trị thực của nó.

Tượng Phật Thích Ca tại Linh Sơn cổ tự

23 thg 9, 2015

Nhà chú Hỏa - Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM

Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM nằm tại 97 Phó Đức Chính, quận 1. Đây nguyên là một phần của công trình kiến trúc cổ kính và hoành tráng nằm ở khu tứ giác với bốn mặt đường Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Nguyễn Thái Bình, một trong những “khu đất vàng” của quận 1 trung tâm, vẫn thường được người dân gọi là nhà chú Hỏa.

Chú Hỏa, hay Hui Bon Hoa, hay Hứa Bổn Hòa (1845 - 1901) là (một trong những) người giàu nhất Sài Gòn thời bấy giờ. Ngôi nhà 97 Phó Đức Chính còn được gọi là Dinh thự 99 cửa, là nơi ở chính của gia đình ông.

Ngoài các dinh thự của gia đình, chú Hỏa còn xây nhiều công trình dân dụng như bệnh viện, chùa chiền... Trong số những công trình được chú Hỏa xây dựng đến nay vẫn đang được sử dụng có Bảo tàng Mỹ thuật thành phố, Khách sạn Majestic, Bệnh viện Từ Dũ, Trung tâm cấp cứu Sài Gòn (đường Lê Lợi), khu nhà khách Chính phủ (đường Lý Thái Tổ) và nhiều ngân hàng, trụ sở kinh doanh trên địa bàn quận 5, chùa Kỳ Viên...


Hủ tiếu Sa Đéc trứ danh

Mới nhìn tô hủ tiếu Sa Đéc dường như tương tự hủ tiếu Mỹ Tho hay hủ tiếu Nam Vang. Tuy nhiên khi dùng đũa trộn lên, thực khách sẽ thấy được ngay sự khác biệt. 

Nếu sợi hủ tiếu Mỹ Tho nổi bật với cọng nhỏ, thanh mảnh, vị trắng thường thấy thì sợi bánh hủ tiếu Sa Đéc lại ghi điểm với cọng to, màu trắng sữa. 

Tạo hình đã lạ, khi thưởng thức còn lạ hơn với cảm giác dai mềm, hơi giòn cùng cái vị ngọt đọng lại khiến người ta không nghĩ đến việc dừng đũa, nhất là khi những cọng hủ tiếu ấy được hòa quyện mùi vị cùng những miếng hành phi giòn tan, béo ngậy.

Ngày mưa, tìm ăn bánh canh cá rô Huế

Nếu miền Bắc có bún cá rô trứ danh thì Huế cũng có bánh canh cá rô đặc sắc không kém. 

Tô bánh canh cá rô mang đậm phong cách Huế: cay thơm, đậm đà, bổ dưỡng và đẹp mắt 

Cá rô giàu dinh dưỡng, thơm ngon nhưng cách chế biến hết sức cầu kỳ. Sơ chế cá rô phải lưu ý hai điều. Thứ nhất gia vị ướp. Cá rô thịt thơm, có tính hàn nhưng hơi nặng mùi rêu do đó thường phải đi cùng các loại gia vị nặng và có tính ấm như nghệ, gừng, tiêu, ớt … 

Nhà thờ Chánh tòa Xuân Lộc

Nhà thờ Chánh tòa Xuân Lộc tọa lạc tại 144 Hùng Vương, thị xã Long Khánh, Đồng Nai.

Nhà thờ được khởi công xây dựng ngày 2/2/1963, khánh thành ngày 22/12/1966.

Kích thước : 55m x 18m x 17m, cách thánh giá 24m, tháp chuông cao 44m. Nhà thờ được xây dựng theo kiểu Gothique với 2 dãy cột chắc chắn, sừng sững đỡ mái vòm hình tháp được gắn chặt trên các khung bê tông cốt thép hướng về trời, tạo bầu khí ấm cúng, trang nghiêm và thoát tục.

Từ ngày 14.10.1965 khi giáo phận Xuân Lộc được thành lập, nhà thờ Giáo xứ Chính Tòa được nâng lên thành nhà thờ Chính Tòa Giáo Phận Xuân Lộc.


Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường

Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường tọa lạc tại 394 Cách mạng Tháng Tám, Thủ Dầu Một, Bình Dương.

Ngôi nhà thờ hiện nay được khởi công xây dựng ngày 13/06/2009 và khánh thành ngày 25/04/2014. Trước đó, ngôi nhà thờ đầu tiên của họ Phú Cường được xây dựng năm 1864. Ngôi nhà thờ thứ hai được xây dựng năm 1897. Ngôi nhà thờ thứ ba được xây dựng năm 1941.

Ngôi nhà thờ mới được thiết kế theo phong cách Gothique nhưng với dáng vẻ hiện đại.



Nhà thờ Chánh tòa Phú Cường trước đây (1941 - 2009). Ảnh: Fanpage Bình Dương Xưa và Nay

22 thg 9, 2015

Nét ẩm thực Hà thành trong con ngõ Phất Lộc

Tồn tại bao đời nơi phố cổ, con ngõ Phất Lộc là nơi bạn có thể tìm thấy những món bún mà chỉ nghe tên thôi người ta đã phải ồ lên: “À, ẩm thực Hà Nội đây rồi!”. 

Lang thang nơi phố cổ, bạn như lạc vào một thiên đường ẩm thực với la liệt hàng quán, từ bình dân vỉa hè tới nhà hàng cao cấp. Ở Hà Nội, dù muốn ăn chơi hay ăn no, bạn cũng nên đi vào những con phố nhỏ, nơi những nét ẩm thực tinh tế nhất chưa bị thương mại hóa bởi du lịch.

Ngõ Phất Lộc tồn tại bao đời nơi phố cổ là nơi bạn có thể tìm thấy những món bún mà chỉ nghe tên thôi người ta đã phải ồ lên “À, ẩm thực Hà Nội đây rồi!”.

1. Bún chả que tre

Bún chả Hà Nội đặc trưng bởi thứ chả thịt ba chỉ dùng vỉ nướng trên than hoa. Hàng nào sơ sài thì nướng xong đổ đầy một bát to, khách tới ăn chỉ nhặt vào bát rồi chan thứ nước dùng sánh mỡ lên.

Đôi khi muốn tìm được cái hương vị xưa cũ của bún chả Hà Nội, tôi phải đi lòng vòng hết các con phố, len lỏi qua những mái hiên nhuốm màu rêu phong, rồi bất chợp gặp một cô bán hàng vừa nhanh tay quạt chả, vừa sắp bún ra đĩa.

Chả ở Phất Lộc có hai loại, chả thịt kẹp que và chả băm cuốn lá lốt. Với chả thịt, dù cùng là thịt được nướng trên than hoa nhưng thực khách tinh tế có thể cảm nhận được mùi hương dìu dịu của những que tre chứ không đơn giản chỉ ám khói của những vỉ sắt. 

Những xiên thịt sau khi nướng qua sẽ được người bán hàng nướng lại trên bếp than hoa để khi thực khách thưởng thức, chả vẫn giữ được hương vị không bị nguội - Ảnh: Minh Đức 

Khu nhà mồ trăm tuổi trên đường Trần Hưng Đạo

Trong con hẻm 472 Trần Hưng Đạo (Q.5, TP.HCM), có một ngôi nhà mồ cổ kính với lối kiến trúc khá độc đáo. Nhà mồ nằm trong hẻm nên ít ai biết, chủ nhân của nó cũng khá là bí ẩn... 

Nhà mồ này chỉ cách ngôi nhà mồ của Bác ngữ học Trương Vĩnh Ký (520 Trần Hưng Đạo) khoảng 100 m, trông có vẻ bề thế, cổ kính hơn dù cũng được kiến trúc theo kiểu mái vòm Tây phương cổ điển. Trên nóc nhà mồ (cao khoảng 15 m) có cây thánh giá ở chóp vòm, chung quanh có những cột hình tháp bút đâm thẳng lên trời tạo nên cảm giác uy nghi...

Nơi an nghỉ của đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa bên trong nhà thờ Huyện Sĩ

Trong nhà thờ Huyện Sĩ (góc Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) cổ kính, uy nghiêm có một nhà mồ rất độc đáo. 

Ngôi nhà mồ nằm phía sau cung thánh, dưới một mái vòm rất hài hòa với tổng quan của nhà thờ, cho nên nếu không được giới thiệu, khách tham quan sẽ dễ nhầm đó cũng là một trong những gian hậu thất của nhà thờ. 

Dưới đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà thờ Huyện Sĩ: 

Nhà thờ Huyện Sĩ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) tên gốc là Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, được xây dựng trong 3 năm (1902-1905) do vợ chồng ông Lê Phát Đạt (thường gọi là Huyện Sĩ, 1841-1900) và bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920) hiến 1/7 tài sản của mình để xây dựng nhà thờ (mô hình nhà thờ do linh mục Bouttier thiết kế, vị linh mục này cũng thiết kế Nhà thờ Thủ Đức). Huyện Sĩ là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, và là người giàu bậc nhất Nam kỳ thời đó (cuối thế kỷ 19), dân gian Nam kỳ có truyền tụng về các nhân vật đại phú hộ thời đó là “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”… Do bỏ tiền xây dựng nhà thờ, bên trong lại có mộ của vợ chồng Huyện Sĩ nên người ta quen gọi ngôi giáo đường này là Nhà thờ Huyện Sĩ 

21 thg 9, 2015

Khám phá đường hầm đất sét ở Đà Lạt

Trải dài hơn 1.200m giữa rừng thông xanh biếc, Đường hầm đất sét là một kỳ quan nhân tạo mới ở Đà Lạt (Lâm Đồng). Dù chỉ mới đi vào hoạt động từ năm 2012 nhưng nơi đây đã trở thành điểm đến thu hút rất nhiều tour của các công ty du lịch lữ hành. 

Đường hầm đất sét có rất nhiều tên gọi khác nhau như: Đường hầm điêu khắc, Đường hầm đất đỏ, Làng đất sét... nhưng dù với bất cứ tên gọi nào thì nơi đây cũng kích thích sự tò mò và trí tưởng tượng của du khách để tìm đến khám phá. Chủ nhân của Đường hầm đất sét là anh Trịnh Bá Dũng, người có niềm đam mê lớn với những công trình kiến trúc cổ ở Đà Lạt.

Sau 4 năm nghiên cứu, anh Trịnh Bá Dũng đã tìm ra công thức biến đất sét bazan thành một chất liệu mới có màu sắc độc đáo và đặc biệt thân thiện với môi trường. Đường hầm đất sét chính là sự đột phá đỉnh cao về chất liệu khi xây dựng nên nó là một hỗn hợp có độ bền tương đương với bê tông.

Theo anh Trịnh Bá Dũng cho biết, công trình điêu khắc nghệ thuật này được tạo nên dựa vào hai ý tưởng là tái hiện lại một Đà Lạt từ thuở ban sơ và một Đà Lạt là thành phố du lịch nghỉ dưỡng nổi tiếng tại Việt Nam.

Khung cảnh sinh hoạt thuở hồng hoang của loài vượn người tạo nên từ chất liệu đất sét.

Thú nhồi bông Tam Hiệp

Từng nổi tiếng với nghề may truyền thống, xã Tam Hiệp (huyện Phúc Thọ, Hà Nội) giờ lại được biết đến như “kinh đô” của sản phẩm thú nhồi bông. Sản phẩm của Tam Hiệp được bày bán ở khắp các con phố Hà Nội và các cửa hàng lưu niệm trên toàn miền Bắc.

Trong những năm gần đây, điều kiện sống cũng như nhu cầu tiêu dùng của người dân được cải thiện nên những mặt hàng lưu niệm, quà tặng ngày càng được chú trọng với sức tiêu thụ cao, trong đó có mặt hàng thú nhồi bông. Chính vì vậy, năm 1997, từ một cơ sở đầu tiên và duy nhất sản xuất thú nhồi bông đó là cơ sở Hoa Thái, đến nay toàn xã Tam Hiệp đã có hàng chục cơ sở sản xuất thú nhồi bông cung cấp cho thị trường hàng triệu sản phẩm thú nhồi bông mỗi năm.

Cơ sở sản xuất thú nhồi bông Hoa Thái là đơn vị đầu tiên đồng thời cũng là cơ sở có quy mô lớn nhất nhì trong xã với khu nhà xưởng rộng gần 
3.000m2. Cơ sở tạo công ăn việc làm thường xuyên cho trên 20 lao động với mức lương bình quân 3 triệu đồng/người/tháng.

Vải nguyên liệu được chọn lọc thành từng loại trước khi sản xuất sản phẩm thú nhồi bông.

20 thg 9, 2015

Đám cưới Chăm trên phà Châu Giang

Trên chuyến phà xuôi theo dòng sông Châu Đốc (đoạn ngang qua bến phà Châu Giang, An Giang), tôi tình cờ bắt gặp đám cưới của chú rể Amine Saly và cô dâu là Sari Yan. 

Đám cưới của họ diễn ra đúng nghi thức “đưa rể” của người dân theo đạo Hồi giáo ở địa phương.

Đặc biệt hơn, khi tất cả mọi người tham gia cùng mặc trên mình những bộ trang phục truyền thống rực rỡ sắc màu, khiến hình ảnh buổi đưa dâu càng trở nên lung linh, sinh động và vô cùng đẹp mắt. 

Đám cưới khiến bến phà Châu Giang trở nên náo nhiệt hơn thường ngày 

Chùa Ông Bổn của người Hoa Sóc Trăng

Với cách gọi quen thuộc, Chùa Ông Bổn hay Hòa An hội quán là một ngôi chùa cổ được xây dựng từ năm 1875, tọa lạc tại số 09, đường Nguyễn Văn Trỗi, P1, thành phố Sóc Trăng. Vào ngày 12/5/2004, Chùa được công nhận là di tích văn hóa, nghệ thuật kiến trúc cấp tỉnh.

Chùa Ông Bổn có mặt tiền quay về hướng Nam, hai bên tả hữu tô đá rửa được nghệ nhân đắp chữ nổi bằng xi măng rộng khoảng 1 mét là 2 đại tự: “Tăng”, “Phước” – có ngụ ý là chúc bà con bá tánh hưởng thêm nhiều phước lộc. Ngoài ra, ở bên phải khuôn viên chùa có ngôi miếu thờ Thần Hoàng Bổn Cảnh, tượng trưng cho thần Thổ Địa của địa phương.

Bên trong ngôi chùa, toàn bộ phần chân cột, từ nền “Tam cấp” trong khu vực nội thất cho đến khung cửa chính của ngôi chùa… đều được tạc bằng đá tảng từ Trung Quốc chở qua. Ngôi chùa được thợ xây dựng “Vân kim tam cấp” qua thước Lỗ Ban - theo hình chữ “phú” - tượng trưng cho sự sung túc, phú quý theo quan niệm của người Hoa.Đặc biệt, ngôi chùa còn giữ nguyên lớp ngói ống âm dương màu xanh (ngói lưu ly)và gốm tráng men màu, được dùng tạc tượng: “Bát tiên thí võ”, “Lưỡng long tranh châu”, “Mẫu đơn phụng”và hoa văn “Chỉ hoa cúc”được dùng trang trí ở tả hữu mái ngói trước,tượng trưng âm dương hòa hợp, sung túc, no đủ nên càng tôn thêm vẻ tôn nghiêm của ngôi chùa.

Chùa Ông Bổn

Quán cà phê vợt lâu đời nhất Sài Gòn

Quán cà phê 76 tuổi trong hẻm 109, đường Nguyễn Thiện Thuật từng một thời là nơi tụ họp của học sinh trường Petrus Ký, Chu Văn An.

Len lỏi qua những con hẻm bàn cờ của đường Nguyễn Thiện Thuật, Quận 3, cà phê vợt Cheo Leo không khó để bắt gặp dù nằm lọt thỏm giữa những ngôi nhà ống cao vút. Quán thoạt nhìn có vẻ khiêm nhường với những bộ bàn ghế đơn giản. Tuy nhiên, chính không gian có chút xưa cũ cùng âm thanh trữ tình của những bản nhạc phát ra khiến quán trở nên nổi bật trong con hẻm dài. 

Không gian mang đậm dấu ấn xưa của Sài Gòn tại cà phê vợt Cheo Leo. 

Phở sắn cá lóc đồng ở Quảng Nam

Sợi phở làm từ sắn, thêm vài lát cá đồng xào qua, rồi đổ nước dùng nóng hổi trở thành món ăn mộc mạc của vùng quê xứ Quảng.

Nằm ở bên sông Ly Ly, huyện Quế Sơn nổi tiếng với nghề làm phở sắn. Sắn sau khi thu hoạch được bỏ vỏ, thái thành lát mỏng đem phơi khô sử dụng quanh năm.

Khi làm phở, người ta mới xay nhỏ rồi ngâm nước và thường xuyên thay nước để bột sắn được trắng trong. Bánh ngon phụ thuộc vào sự khéo tay và kinh nghiệm của người làm, chính vì vậy mà công đoạn ủ bột này quyết định đến chất lượng của bánh phở.

Bột sau khi ngâm sẽ cho vào nồi khuấy đều tay đến khi chín kỹ không bị vón cục. Bột chín, để nguội và đưa vào ép thành từng sợi phở, đặt lên những vỉa tre đem phơi dưới nắng. Cũng tùy theo cách chế biến của mỗi người mà phở được xếp thành những hình dạng khác nhau. Thường sợi phở sẽ trắng bóng và dai. 

Phở sắn ăn cùng rau hẹ thơm ngon, hấp dẫn. Ảnh: Thegioihinhanh 

19 thg 9, 2015

Nhà thờ Thủ Thiêm

Xưa, khi còn phà Thủ Thiêm, từ bến Bạch Đằng bên này sông nhộn nhịp phồn hoa qua chuyến phà sang bên kia sông là miền quê vắng vẻ. Từ bến phà, chỉ vài bước chân là ta gặp ngôi nhà thờ Thủ Thiêm, một cơ sở tôn giáo rất xưa cũ và khá khang trang (so với miền quê nơi ấy), đó là nơi gởi gấm đức tin của giáo dân. Con đường nhỏ trước mặt nhà thờ mang tên là đường Nhà Thờ.

Nay, khi đã có cầu Thủ Thiêm, từ chân cầu đến nhà thờ Thủ Thiêm độ 2 km, nhà thờ vẫn ở nơi đó. Thủ Thiêm đang được quy hoạch thành khu đô thị, nhiều con đường được mở ra, nhiều công trình xây dựng được mọc lên. Con đường mang tên Nhà Thờ vẫn còn đó. Tuy nhiên...


Những ngọn gió Hua Tát

Cứ đến dịp Quốc khánh, đồng bào người Mông ở Mộc Châu lại tổ chức Tết cờ đỏ sao vàng rất lớn, đến mức người Kinh phải bỏ phố lên rừng để được đắm mình trong không gian tưng bừng, rực rỡ này.

Nào chúng mình cùng đi hội - Ảnh: Giang Nguyên 

Tháng 9. Em không biết Mộc Châu có tết cho đến khi gặp anh, xem những bức hình chụp nam thanh nữ tú nô nức đi chơi hội, bọn trẻ con thay váy mới chạy chân trần trong vườn nhà, đu đưa mình trên những vòm cây.

Thăm chùa Ba Vàng - điểm đến tâm linh ở xứ than

Một khung cảnh bao la, hùng vĩ với những mái vòm cong vút in hình lên trời xanh, không khí thanh tịnh, hương trầm thơm ngát là không gian ở chùa Ba Vàng, điểm đến tâm linh ở thành phố Uông Bí, Quảng Ninh.

Chùa Ba Vàng là điểm đến tâm linh của du khách ở Quảng Ninh - Ảnh: N.T.Lượng 

Tọa lạc trên núi Ba Vàng, chùa Ba Vàng nằm ở độ cao 340m so với mực nước biển. Ngọn núi này xưa kia gọi là Thành Đẳng Sơn, nơi có địa thế đẹp. Hai bên có Thanh Long, Bạch Hổ chầu phục, sơn thủy hữu tình.

Mênh mang Duy Sơn

Dù chỉ là một điểm đến bên ngoài vùng di sản Mỹ Sơn và Hội An nhưng khu du lịch sinh thái Duy Sơn còn rất hoang sơ và nhiều điều bí ẩn để lữ khách tha hồ khám phá. 

Màu xanh thăm thẳm của hồ nước như một bức tranh sống động muôn màu sắc của thiên nhiên - Ảnh: T.Ly 

Trên bước đường phiêu du, nếu ngang qua đất Duy Xuyên (Quảng Nam), bạn hãy dừng chân để ngắm kinh đô Trà Kiệu - nơi các tín đồ khi xưa nghỉ ngơi trước khi tiến vào vùng đất thánh Mỹ Sơn.

Mắm đùm hấp trong gáo dừa ở miền Tây

Từng miếng mắm được cô đặc cuộn tròn trong các loại lá như chòi mòi, đọt sung... chấm nước mắm pha ớt chua ngọt tạo nên hương vị đậm đà, lạ miệng.

Vẫn sử dụng nguyên liệu là mắm nhưng món này bắt mắt hơn do được biến tấu từ “chả đùm” quen thuộc. Cách làm và cách thưởng thức cũng giống chả thịt nhưng điểm khác là món này có mùi vị nồng thơm đặc trưng của mắm.

Muốn làm món mắm đùm trước hết phải chọn loại mắm thật thơm và ngon. Người miền Tây ưa dùng nhất mắm sặc hoặc mắm cá linh. Ngoài ra, để cho tô mắm đùm đạt chất lượng phải có thêm thịt heo cùng với trứng, bún tàu và nấm mèo. 

Mắm đùm được hấp bằng gáo dừa. Ảnh: Hoài Vũ 

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên tọa lạc tại số 9 Nguyễn Huệ A, phường Mỹ Long, TP Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Nhà thờ Chánh toà được xây năm 1958, do cha Piô Nguyễn Hữu Mỹ phụ trách, chiều dài 60m, rộng 18m, cao 20m, tháp chuông cao 55m, được khánh thành: 15/08/1973.


Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên. Ảnh: Bùi Thụy Đào Nguyên trên Wikipedia

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên. Ảnh: Giáo xứ giáo họ Việt Nam

Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên, năm 2001. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Cung thánh Nhà thờ Chánh tòa Long Xuyên. Ảnh: Báo Công giáo

Phạm Hoài Nhân (tổng hợp)

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long tọa lạc tại 141 Lý Thái Tổ, phường 2, TP Vĩnh Long.
Nhà thờ hiện nay được khởi công xây dựng ngày 24/11/1960. Diện tích khuôn viên nhà thờ Chính tòa Vĩnh Long là 7.878 km2.

Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long. Ảnh: Bùi thị Đào Nguyên trên Wikipedia

Nhà thờ Chánh tòa Đà Lạt (Nhà thờ Con Gà)

Nhà thờ Chánh Tòa, dân địa phương thường gọi là nhà thờ Con Gà (vì trên tháp chuông có cột thu lôi đúc theo hình con gà), được khởi công xây cất từ năm 1931 và hoàn thành năm 1942 với tước hiệu Thánh Nicola Bari, sau được đổi là tước hiệu Ðức Maria mẹ Thiên Chúa. Hình dáng kiến trúc được thiết kế đối xứng theo lối cổ điển, có chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Nhà thờ Chánh Tòa có vị trí rất đẹp, tuy không nhìn thẳng xuống hồ Xuân Hương nhưng vì tháp chuông cao nên đứng ở vị trí nào dưới bờ hồ cũng đều thấy được tháp chuông này. Cửa chính của nhà thờ hướng thẳng về núi Lang Biang. Phần áp mái được bố trí bằng 70 tấm kính màu (chế tạo từ Pháp) phác họa các hoạt cảnh Tin Mừng và chân dung các thánh, làm cho không gian thánh đường càng thêm uy nghi, huyền ảo. Trên tường, được gắn các bức phù diêu có kích thước 1 x 0.8m do nhà điêu khắc Xuân Thi thực hiện. Khuôn viên nhà thờ có hàng rào bao bọc khép kín. Ðây là một công trình kiến trúc đẹp và giá trị.

Ngôi nhà thờ hiện nay được khởi công vào lúc 9 giờ sáng Chúa Nhật 19/7/1931. Việc xây cất này kéo dài 11 năm, từ năm 1931 đến năm 1942, do công sức và lòng nhiệt thành của cha sở Nicolas, cha quản lý Hội Thừa Sai Paris tại Ðông Dương De Coomann, các Dòng tu nam nữ và đông đảo giáo dân xa gần.

17 thg 9, 2015

Theo chân phụ nữ Dao đỏ khám phá văn hóa bản Tả Phìn

Hãy một lần đặt chân đến với Tả Phìn, theo chân những phụ nữ Dao đỏ để có thêm nhiều trải nghiệm hoàn toàn khác cuộc sống hiện tại của chúng ta. 

Đường về bản Tả Pìn - Ảnh: Mỹ Phượng 

Mông, Dao đỏ, Giáy là ba dân tộc thiểu số sinh sống đông nhất ở huyện Sa Pa, Lào Cai. Mỗi dân tộc mang trong mình những nét đặc sắc về văn hóa và sức hấp dẫn riêng có. ​Trong đó phải kể đến bản Tả Phìn - nơi quần tụ rất đông dân tộc Dao đỏ với phong tục truyền thống rất đáng để du khách ghé tới tìm hiểu.

Nhớ cơm gạo đỏ núi rừng Phú Yên

Mỗi lần chợt nhớ về quê, hương thơm của nồi cơm gạo đỏ gặt trên các triền rẫy năm nào cứ thoang thoảng như hình bóng quê hương trong ký ức tuổi thơ tươi đẹp một thời. 

​Cơm gạo đỏ ăn với cá nục kho cũng cảm thấy ngon miệng và nhớ quê - Ảnh: H.Hương 

Vùng miền núi Phú Yên có các giống lúa ngắn ngày như cúc lùn, cúc rằn, to đá, ba trăng… được trồng trỉa trên nương rẫy đều cho gạo đỏ thơm ngon. Nhiều người con sinh ra và lớn lên ở vùng đất này đã được ăn loại gạo này suốt thời gian dài.

Bởi thế đến tận bây giờ, trong trí nhớ của những người con xa quê năm nào vẫn còn phảng phất đâu đó mùi thơm của nồi cơm gạo đỏ mỗi khi nhớ về quê nhà.

Tượng đá đứng hầu bên mộ Bá hộ Xường

Lý Tường Quan (còn gọi là Bá hộ Xường) là nhân vật đứng thứ 3 trong 4 hào phú Nam kỳ xưa (nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định), giàu có và quyền lực nhất vùng Sài Gòn - Chợ Lớn ở thế kỷ 19.

Hai tượng người đứng hầu trước mộ ông Lý Tường Quan 

Khu mộ cụ Lý Tường Quan nằm trong hẻm 79/30 Phú Thọ Hòa (Q.Tân Phú, TP.HCM), trên khu đất khá rộng. Khi chúng tôi đến, khu mộ đã khóa cổng. Chị Bảy, chủ nhà phía đối diện, bảo rằng lâu nay hậu duệ của cụ Lý vẫn gửi chìa khóa nhờ chị giữ, nhưng lần quét dọn cúng kiếng vừa rồi, họ giữ chìa khóa lại… Chúng tôi nhìn ngắm khu mộ qua những song sắt của chiếc cổng, thấy một chiếc bình hoa trên bệ thờ bị đổ nhưng không cách nào để sửa lại được, đành lòn máy ảnh vào trong những song sắt. 

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ

Nhà thờ Chánh tòa Cần Thơ tọa lạc tại 14 Nguyễn Thị Minh Khai, An Lạc, TP. Cần Thơ

Dưới thời Đức Cha BOUCHUT Giám Mục Giáo phận Nam Vang, năm 1899, Cha Duquet (MEP) khởi công xây cất nhà thờ mới Cần Thơ (sau này 1960 gọi là nhà thờ Chánh Toà Cần Thơ). Quí chức và bổn đạo hưởng ứng nhiệt tình, kẻ công người của. Ông Biện Ân có chiếc ghe đi lên Năng Gù (An Giang) chở cát về đổ nền nhà thờ, và bổn đạo dâng công làm ráo riết cho đến khi hoàn thành. Tổn phí xây cất ước đoán thời đó là 700.000 đồng.

Công việc xây cất chưa hoàn thành, thì Đức Cha thuyên chuyển Cha Duquet về làm Giám Đốc Đại Chủng Viện NamVang.

Nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn

Nhà thờ Giáo xứ Thánh An Tôn tọa lạc tại 227/4 đường Đinh Bộ Lĩnh, Phường 2, Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang. Nhà thờ được bắt đầu xây dựng lại trên nền đất cũ vào năm 2009, và hoàn tất vào năm 2013.

Bên trái Nhà thờ là dãy nhà hai tầng đươc dùng trong việc hội họp của Giáo xứ. Bên phải là Tháp chuông, Đài Đức Mẹ, Nhà Hiệp Thông, và Nhà xứ được xây dựng trong từng thời kỳ. Nhà thờ với diện tích 12m x 25m, được chia làm ba gian; mặt tiền nhà thờ được trang trí hai bức phù điêu “Mười điều răn” và “Tám mối phước.” Ngoài ra, còn có ba bức tranh kiếng: Tranh Thánh Antôn ở giữa, bên trái là bức "Vườn địa đàng" và bên phải là bức "Tiệc ly", để lấy ánh sáng cho nhà thờ. Trên tháp cao nhất trong 3 ngọn tháp trước mặt Nhà thờ là tượng Thánh Antôn- vị Thánh quan thầy của Giáo xứ. Cung thánh được bố trí trang nghiêm nhưng giản đơn với Thánh giá và Nhà tạm ở giữa; bên phải là tượng Thánh Giuse và bên trái là tượng Đức Mẹ. Vì lòng nhà thờ có diện tích nhỏ, nên Cha sở Gioan Bt. Nguyễn Văn Sáng đã cho xây thêm 2 gác ở hai bên hông dành cho giáo dân trong những dịp lễ lớn.

Giáo xứ Thánh Antôn nằm trên địa bàn các phường 2, 8, 9 và xã Tân Mỹ Chánh thuộc Thành phố Mỹ Tho, Tỉnh Tiền Giang; Là một giáo xứ ở vùng ven Thành phố, với khoảng 700 giáo dân sống rải rác xen kẻ với lương dân trên địa bàn khá rộng.

Nhà thờ chánh tòa Mỹ Tho

Nhà thờ Chánh tòa Mỹ Tho hiện nay là ngôi nhà thờ thứ ba của họ đạo Mỹ Tho, tọa lạc tại số 32 Hùng Vương, phường 7, TP Mỹ Tho.

Khởi đầu là Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê. Nhà thờ thánh Phanxicô Xaviê, chỉ là một mái nhà bằng tranh lá nằm nép mình bên ngã rẽ giữa hai nhánh sông Tiền và sông Bảo Định, do các cha thừa sai dựng nên. Đây là nơi phượng tự chính thức của các tín hữu Mỹ Tho lúc ban đầu.

Kế đến là Nhà thờ Vĩnh Tường. Cùng với sự lớn mạnh của cộng đoàn Mỹ Tho là nhu cầu phải có một ngôi nhà thờ rộng lớn hơn. Bởi đó, nhà thờ Phanxicô Xaviê đã trở thành nhà nguyện nhỏ, nhường chỗ cho một ngôi nhà thờ mới rộng lớn hơn ra đời. Năm 1866, Đức Cha Miche long trọng đặt viên đá xây dựng nhà thờ mới. Trải qua gần 10 năm gian khó, với các đời cha sở Lizé, Marc, Sorel và Moulins, ngày 12/03/1876, Đức Cha Colombert, Giám quản Tông toà Tây Đàng Trong, đã long trọng làm phép ngôi nhà thờ mới có tên gọi Nhà Thờ Vĩnh Tường. Nhà thờ được dâng kính Thánh Tâm, nên cũng được gọi là Nhà Thờ Thánh Tâm. Nhà thờ khá rộng lớn và kiên cố, được xây dựng theo lối kiến trúc Hy Lạp - Rôma thời Phục Hưng, với nhiều đường nét tinh tế, toạ lạc trong khuôn viên trường dòng Lasan. Nhà thờ có tháp cao 36 mét, chiều dài 42 mét, rộng 18 mét. Kể từ đầu thế kỷ XX, Nhà Thờ Vĩnh Tường không thể được tiếp tục sử dụng vì xuống cấp. Tuy nhiên, vết tích của nền nhà thờ này vẫn còn lưu dấu trong khuôn viên trường Lasan xưa.

16 thg 9, 2015

Bác sĩ nông học Lương Định Của

Bác sĩ Nông học Lương Định Của sinh ngày 16/8/1920 tại xã Đại Ngãi, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, tốt nghiệp khoa Nông nghiệp trường Đại học Quốc lập Kyushu (tỉnh Fukuoka, trên đảo Kyushu) năm 1945 và làm việc trong Viện thực nghiệm, Trường Đại học Quốc lập Kyushu. Một thời gian sau, Ông ghi tên học ngành Di truyền chọn giống ở Tây Kinh (Kyoto), chuyên sâu về tế bào học. Với sự thông minh, nghiêm túc và cần cù trong học tập, nghiên cứu, Lương Định Của đã tốt nghiệp, được nhận bằng Bác sĩ Nông học loại ưu. Đây là học vị cao nhất trong ngành Nông học Nhật Bản và Lương Định Của là người thứ 96 trên nước Nhật được nhận học vị này. Chính phủ Nhật phong Lương Định Của là Giáo thụ trường Đại học Quốc lập Kyushu. Năm 1952, được sự đồng tâm của người vợ Nhật, bà Katamura Nobuko, Lương Định Của và vợ cùng 2 người con đã xuống tàu sang Hồng Kông để tìm đường về nước. Đến Hồng Kông, toàn bộ đồ đạc bị thất lạc, nhờ sự giúp đỡ của một người bạn học là anh Trương Văn Hi, Lương Định Của và gia đình nhỏ của Ông mới về đến Sài Gòn an toàn cùng với 1 chiếc va-li lúa giống mà Ông luôn cẩn thận mang theo người.

Đình Hòa Tú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng

Đình Hòa Tú I thuộc ấp Hòa Trực, xã Hòa Tú I, huyện Mỹ Xuyên được hình thành vào năm 1852, sắc phong đình do Vua Tự Đức phê ngày 25 tháng 11 năm 1852. Nơi này còn là địa điểm gắn với cuộc khởi nghĩa Nam kỳ ngày 23 tháng 11 năm 1940.

Ngôi Đình hiện nay được xây dựng mới vào 2010, có 03 gian nối tiếp (chữ tam), cổng đình nhìn ra hướng Đông Bắc. Mái đình lợp ngói âm dương. Trong đình, từ cột kèo, bài vị, bệ thờ, câu liễn, câu đối đều được chạm trổ khéo léo tinh vi. Gian đầu là gian võ ca, gian giữa là nhà khách, gian sau là điện thờ thần, có 02 đầu hồi là 02 máng hình tam giác dựng đứng trên đầu mái, được xây kín bằng gạch trát xi măng và không có trang trí. Hai mái còn lại ở trước và sau có độ nghiêng.Toàn bộ khung sườn đình được đúc bằng xi măng cốt thép.

Chùa La Hán, Sóc Trăng

Chùa La Hán nằm trong nội ô Tp. Sóc Trăng, tọa lạc tại xóm Cầu Đen, thuộc Phường 8. Đây cũng là một trong những ngôi chùa tiêu biểu của đồng bào người Hoa ở tỉnh Sóc Trăng. Chùa La Hán được xây dựng cách đây rất lâu, bằng vật liệu tre, lá và ván. Sau một cơn bão lớn vào năm 1956, ngôi chùa bị hư hại nặng. Sau đó, chư tăng cùng Phật tử đóng góp xây dựng lại chùa với quy mô nhỏ với vật liệu bằng gạch và lợp ngói. Năm 1990, ngôi chùa được xây dựng lại và mở rộng khang trang như ngày nay.

Nhìn chung diện tích ngôi chánh điện không lớn nhưng rất thoáng nhờ không gian khuôn viên sân chùa rộng. Chùa có 2 tầng, gồm 4 hệ thống mái chồng lên nhau, trên mỗi góc mái có trang trí hoa văn theo kiến trúc nghệ thuật dân tộc Hoa. Tầng trên thờ phụng Phật Thích Ca, Thập Bát La Hán, Thái Thượng Lão Quân và chư Bồ Tát. Tầng dưới thờ phụng Thiên Hậu Nương Nương, Bạch hầu Công, Ôn Thần và chư Tiên Cô, Tiên Hữu. Khuôn viên sân chùa có thờ tượng Phước Đức Lão Ông, Phật Bà Quan Âm, kết hợp của cảnh vật như ao sen, núi Phổ Đà, đèn bát bửu, các tượng tạc rồng phượng, ngọc kỳ lân, hồ rùa và ngôi đình tạo nên phong cảnh thanh bình và thoáng mát. Mọi cảnh vật, không gian đã góp phần tạo nên cho ngôi chùa một sắc thái hài hòa, thanh nhã.

Chùa Phật Nổi – Ngã Năm, Sóc Trăng

Chùa Phật Nổi hay còn gọi là chùa Bửu Long, thuộc ấp Tân Lập, xã Long Tân, thị xã Ngã Năm. Ngôi chùa hình thành vào năm 1962 và được xây dựng mới, khang trang vào năm 1993, trong khuôn viên đất rộng 6.000 m².

Tương truyền, thuở xưa đây là vùng đất hoang vu, rừng rậm. Thời pháp thuộc, ông Lê Phát Tân lãnh khẩn hoang, chiêu mộ dân đến làm ruộng; lúc ấy có người phát hiện một tượng Phật bằng đá, nhưng ông Tân không cho mang về chùa. Một thời gian sau, ông bệnh mất, vùng đất ruộng này cũng đổi chủ, dân chúng cũng quên lãng việc ấy.

Đến năm 1961, trong một lần cày ruộng, ông Phan Văn Lùng phát hiện hai bàn chân trần, đứng trên một bục đá. Ông lấy làm lạ, trân trọng mang về đặt trên bàn thông thiên trước nhà. Một năm sau, vào dịp nhà ông đang có đám giỗ, ông kể lại toàn bộ câu chuyện về hai bàn chân trần cho bà con cùng nghe. Bà con nghe xong, bàn bạc rồi đồng tâm hiệp lực ra mảnh ruộng tìm kiếm, hy vọng sẽ phát hiện thêm phần thân trên. Quả thật, trong số những người thành tâm ấy có ông Tám Tà đã tìm thấy tượng Phật và tri hô, mọi người cùng nhau đến móc đất mang tượng lên.

Bánh chưng Tranh Khúc

Làng Tranh Khúc (xã Duyên Hà, huyện Thanh Trì, Hà Nội) từ bao đời nay được biết đến là nơi có sản phẩm bánh chưng với hương vị thơm ngon đặc biệt. Hiện nay, nghề làm bánh chưng gia truyền đang là nghề chủ đạo để địa phương này phát triển kinh tế. 

Chúng tôi về làng Tranh Khúc vào dịp gần ngày rằm, thời điểm mà người dân trong làng tất bật với những mẻ bánh chưng chuẩn bị ra nồi.

Tại nhà bà Trần Thị Thịnh, một trong những gia đình có nhiều thế hệ làm bánh chưng có tiếng của làng, chúng tôi được chứng kiến những người Tranh Khúc từ già đến trẻ đang gói những chiếc bánh chưng vuông vắn, sắc cạnh, đều tăm tắp mà không cần khuôn.

Bà Thịnh chia sẻ, gia đình đã nối nghiệp làm bánh chưng của các cụ đời trước hơn 40 năm nay. Bí quyết làm bánh chưng ngon của làng Tranh Khúc bởi người làm phải rất cầu kỳ từ khâu chọn lá, gạo và đỗ.

Gạo nếp quýt đỏ được người làng Tranh Khúc mua tận Hải Dương sử dụng gói bánh chưng.

15 thg 9, 2015

Nhà thờ Tân Định

Nhà thờ Tân Định tọa lạc tại số 289 Hai Bà Trưng, quận 3, TPHCM, là một trong những ngôi nhà thờ xưa nhất Sài Gòn còn tồn tại đến nay. Cũng có thể không phải "một trong những" nữa mà chính là ngôi nhà thờ được hoàn thành sớm nhất tại Sài Gòn. Nhà thờ Tân Định khởi công năm 1870 và khánh thành ngày 16/12/1876. Trong khi đó Nhà thờ Đức Bà Sài Gòn được khởi công năm 1877 và hoàn thành năm 1880. Ngoài ra, theo tìm hiểu sơ bộ của tôi thì chưa thấy nhà thờ nào xưa hơn mà hiện nay vẫn còn tồn tại ở Sài Gòn. Rất mong các bạn góp ý thêm.

Nhà thờ Tân Định. Ảnh: P.H. Nhân

Khám phá làng phở sắn Quế Sơn

Nhiều du khách ngang qua xứ Quảng đã tìm đường đến Quế Sơn, thăm làng phở sắn lừng danh ở các xã Quế Thuận, Quế Châu, Quế Long, Quế Phong, thị trấn Đông Phú... 

Những tấm phở sắn được phơi dọc các con đường, nơi gò đôi - Ảnh: T.LY 

Có dịp đặt chân đến vùng đất Quế Sơn (Quảng Nam), bạn sẽ được thăm suối Tiên, suối Nước Mát - đèo Le… Không chỉ có thế, đất Quế còn nổi tiếng với những làng nghề truyền thống như làng nón Quế Minh nằm ở tả ngạn sông Ly Ly, làng gốm Sơn Thắng (xã Quế An), nơi làm gốm không dùng bàn xoay, sản phẩm được nung chín bằng lửa rơm…

Nhà thờ Tin lành xưa nhất tại Việt Nam

Nhà Thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng
(Tài liệu: Thư khố Christian and Missionary Alliance)

Theo các sử liệu hiện có, nhà thờ Tin Lành Pháp tại Hải Phòng, được xây từ năm 1894, có lẽ là nhà thờ Tin Lành xưa nhất tại Việt Nam.

Bối Cảnh

Các tín hữu Tin Lành Hòa Lan đã đến Việt Nam từ thế kỷ 16. Sau đó, Công Ty Đông Ấn Hòa Lan đã thành lập trụ sở tại Kẻ Chợ (Hà Nội) từ 1637-1700. Một thời gian sau, Công Ty Đông Ấn Anh cũng đặt văn phòng tại Kẻ Chợ (1672-1695).

Cảnh chiều đẹp ngỡ ngàng bên hồ Hòa Trung Đà Nẵng

Hồ Hòa Trung thuộc địa phận xã Hòa Liên (Hòa Vang, Đà Nẵng) cách trung tâm thành phố khoảng 20km. Vào mùa nước cạn, hồ trở thành nơi cắm trại lý tưởng với thảm cỏ xanh mướt trải dài như thảo nguyên. 

Con đường đi vào lòng hồ với cảnh sắc xanh đẹp 

Trứng cá chuồn rán – món ăn dân dã ở Cù Lao Xanh

Đĩa trứng cá chuồn rán vàng ruộm chấm cùng bát nước chấm chua ngọt, kèm thêm ít rau thơm sẽ khiến bất kỳ ai từng nếm thử đều phải gật gù.

Sau hai tiếng lênh đênh trên biển bằng thuyền, du khách sẽ đến được với Cù Lao Xanh, cách thành phố Quy Nhơn, Bình Định 13 hải lý. Mảnh đất mang vẻ đẹp dân dã từ con người, cảnh vật cho đến cả những món ăn thường ngày. Trứng cá chuồn rán là món ăn quen thuộc, phổ biến và xếp vào hàng đặc sản, trở thành món ngon đãi khách của người dân xứ này. 

Sau khi dạo quanh một vòng Cù Lao Xanh bạn có thể đặt người dân mua và chế biến hộ vì các dịch vụ về du lịch ở Cù Lao Xanh chưa được phát triển. Ảnh: Ẩm thực Bình Định 

14 thg 9, 2015

Cận cảnh nhà mộ đặc biệt của con đại gia Sài Gòn xưa trong nhà thờ Hạnh Thông Tây

Nhà thờ Hạnh Thông Tây (góc đường Quang Trung - Lê Văn Thọ, Q.Gò Vấp, TP.HCM) được xây dựng từ năm 1921 - 1924 theo phong cách kiến trúc Byzantine (mái vòm hình tròn) mô phỏng Vương cung thánh đường Thánh Vitale ở thành phố Ravenna, Ý. 

Trước đây nhà thờ có tháp chuông nhọn cao 30 m, nhưng do ở gần sân bay nên phải “hớt” phần chóp, chỉ còn lại phần mái bằng cao 19,5 m. Trên cửa chính nhà thờ có tượng thánh Danis, là tên thánh của ông Lê Phát An - người bỏ tiền ra xây dựng nhà thờ này, nên thánh Danis cũng là thánh bảo hộ nhà thờ Hạnh Thông Tây. 

Ông Lê Phát An là con trưởng của đại phú hộ Lê Phát Đạt (Huyện Sỹ) nổi tiếng Sài Gòn xưa, từng du học bên Pháp.

Bên trong nhà thờ có mộ của vợ chồng ông Lê Phát An (cậu Nam Phương Hoàng hậu) nằm đối xứng hai bên hông nhà thờ, gần cung thánh. Trước mộ vợ có tượng người chồng quỳ cầu nguyện, ngược lại trước mộ chồng là tượng người vợ, tay cầm hoa ôm choàng lấy bia mộ chồng. 

Mắm tép cù lao Minh

Ở các sông rạch nước ngọt thuộc vùng cù lao Minh của tỉnh Bến Tre có rất nhiều tép bạc đất, kích thước cỡ hơn đầu đũa một chút, màu trắng, thịt trong, ngon, là nguyên liệu để làm mắm tép thích hợp nhất so với các loại tôm tép khác.


Người ta thu hoạch tép bằng cách chài lưới, đóng đáy trên sông rạch, đặt nò, lú trên ruộng… Tép bạc còn tươi rói, nhảy tanh tách, được chọn lấy những con tương đối bằng nhau, cắt đầu đuôi, rửa sạch để ráo.

Kinh nghiệm xin ngủ nhờ nhà dân khi phượt Tây Bắc

Trong những chuyến đi lên Tây Bắc, những kỷ niệm mà tôi nhớ nhất là lúc được ở nhờ, ăn nhờ nhà dân. Không chỉ giải quyết được những sự cố: không tìm được nhà trọ, xe hư hỏng không di chuyển được trong đêm giữa rừng núi hoang vu,... mà khi ở cùng người dân, ta còn hiểu được phong tục tập quán của họ, cảm nhận được tình người ấm áp nơi miền đất xa xôi. 

Những con người hiền lành và mến khách 

13 thg 9, 2015

Đường Thái Lập Thành (Đông Du)

Tôi đến Thánh đường Hồi giáo ở 66 Đông Du, quận 1. Tình cờ thôi, tôi đọc trên tấm bảng đồng cũ kỹ gắn ở cổng:

JAMIA THÁNH ĐƯỜNG HỒI GIÁO ẤN ĐỘ
66 THÁI LẬP THÀNH SÀI GÒN

Thánh đường Hồi giáo Ấn Độ thì biết rồi, số 66 thì biết rồi, điều làm gợi nhớ trong tôi chính là tên đường: Đường Thái Lập Thành, Sài Gòn.

Nếu tôi nhớ không lầm thì hồi tôi còn nhỏ, trước 1975, đã nghe nói đến tên đường này rồi, dù tôi không phải sống ở Sài Gòn. Ắt hẳn nó đã từng là con đường nổi tiếng, mặc dù như hiện nay mọi người biết nó là con đường rất ngắn và cũng không rộng (đường Đông Du hiện nay dài khoảng 382 met, lộ giới 20 met).

Search thử trên Google thì quả đúng như vậy, có khá nhiều hình ảnh đường Thái Lập Thành của Sài Gòn xưa, chứng tỏ rằng xưa kia nó rất nhộn nhịp, lưu dấu chân rất nhiều người.

Đường Thái Lập Thành. Ảnh của John A. Hansen trên Panoramio

Về Hải Phòng ăn lẩu cua đồng

Thỉnh thoảng đám bạn tôi lại rủ về Hải Phòng ăn... lẩu cua đồng. Gần Hà Nội và giao thông thuận lợi, một chuyến đi cuối tuần với mục tiêu “oánh chén” thì thành phố hoa phượng đỏ quả rất xứng đáng cho mấy kẻ... ham ăn. 

Lẩu cua đồng - Ảnh: Thủy OCG 

Chuyến nào cũng vậy, khi Hải Phòng là điểm dừng chân hay trung chuyển (như đi Cát Bà hay Bạch Long Vỹ về chẳng hạn), bữa tiệc cuối cùng khi chia tay đồng bọn cũng luôn là món “lẩu cua đồng” nức tiếng phố Văn Cao.

Lãng đãng những chiều Đồng Mô

Hồ Đồng Mô nằm dưới chân núi Ba Vì, cách trung tâm Hà Nội khoảng 50km về phía tây theo hướng Đại lộ Thăng Long hoặc đường quốc lộ 32. Diện tích hồ vào khoảng 200 ha, nằm giữa một vùng đất nhuốm màu thần thoại xưa. 

Một góc hồ Đồng Mô nhìn từ trên bờ đập khi chiều vừa buông 

Theo truyền thuyết, khu vực lòng hồ Đồng Mô hiện nay đã từng là nơi đại chiến giữa Sơn Tinh (thần núi Tản Viên) và Thủy Tinh (thần nước) để giành lấy công chúa Mị Nương. Trong trận chiến đó, Thủy Tinh dâng nước cùng với các loài thủy tộc lên đánh. Sơn Tinh làm phép dâng núi lên cao. Nước dâng đến đâu, núi cao đến đó, cuối cùng Thủy Tinh chịu bại trận. Vì thế nên trên đỉnh núi Ba Vì cao hơn 1.000m vẫn còn đền thờ thần Sơn Tinh - Thánh Tản Viên, còn gọi là Đức Thánh Tản, một trong số bốn vị thánh mà người Việt coi là bất tử. 

Đường tây Trường Sơn thân thuộc mà lạ lẫm

Nhánh phía tây dãy Trường Sơn của đường mòn Hồ Chí Minh ngày nay đã được mở rộng, đổ bê tông chắc chắn, khang trang hơn nhưng vẫn heo hút. Khi được cầm lái trên cung đường ghi dấu lịch sử hào hùng đã hứng chịu không biết bao nhiêu bom đạn trong thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước này, cảm xúc tự hào bỗng dưng trào dâng. 

Con đường như dải lụa vắt vẻo giữa núi rừng Tây Trường Sơn 

Con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa chính là cái nền móng để xây dựng đường Trường Sơn Tây ngày nay. Đường đã được trải bê tông trên toàn tuyến, uốn lượn và nằm sâu giữa rừng miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị. 

Đón bình minh ở hồ Lắk

Tỉnh dậy sau giấc ngủ say sưa trong ngôi nhà dài ấm áp của đồng bào M’Nông, dạo một vòng quanh buôn Jun và ngắm bình minh trên hồ Lắk là những trải nghiệm tuyệt vời khi đến với Đắk Lắk. 

Du khác thích thú cưỡi voi dạo buôn Jun 

Đến hồ Lắk, khoảng thời gian tuyệt vời nhất là khi được ngắm ánh bình minh của ngày mới. Trong khung cảnh tranh tối tranh sáng, khi ánh nắng đầu tiên của ngày mới ló rạng, mặt hồ phẳng lặng như tấm gương khổng lồ dần bừng sáng. Trên hồ, những chiếc thuyền độc mộc của người dân địa phương khẽ rẽ mái chèo lướt nhẹ trên mặt nước tạo nên cảnh tượng vừa nên thơ, vừa hùng vĩ tựa như bức tranh sơn thủy hữu tình.