28 thg 5, 2021

Hiểu thêm về một câu ca dao

“Cái Răng, Ba Láng, Vàm Xáng, Phong Ðiền,
Anh thương em thì cho bạc cho tiền,
Ðừng cho lúa gạo xóm giềng cười chê”

Đây là câu ca dao vô cùng quen thuộc với người dân Cần Thơ nói riêng, người dân ÐBSCL nói chung. Thế nhưng xung quanh câu ca dao này lại tồn tại nhiều cách hiểu khác nhau. Bài viết này xin góp nhặt ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, nhằm giúp độc giả hiểu thêm về câu ca dao tuy không đề cập đến địa danh Cần Thơ, nhưng ca ngợi Cần Thơ trù phú, trữ tình.

Chợ Cái Răng “trên bến dưới thuyền”, sầm uất từ trăm năm trước. Ảnh: DUY KHÔI

4 món đặc sản Long An

Long An mộc mạc, giản dị chỉ có vài món dân dã nhưng đã để lại bao ấn tương khó phai về con người và vùng đất này. Đến Long An, nhất định phải thử 4 đặc sản gây thương nhớ bậc nhất miền Tây này khi ghé thăm miệt sông nước.

Long An nằm ở giáp ranh giữa hai vùng miền Tây và Đông Nam Bộ. Vị trí địa lý đặc biệt này mang lại cho nơi đây nguồn sản vật vô cùng phong phú. Hãy cùng phóng viên DANVIET.VN du ngoạn một lần nữa để xem Long An có những đặc sản nào gây thương nhớ bậc nhất miền Tây nhé:

Cá lóc nướng trui

Cá lóc nướng trui là một đặc sản ẩm thực của miền sông nước

Bí ẩn nhà cổ ở Há Súng

Khi nói về các kiệt tác kiến trúc nổi tiếng tại Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang) du khách thường nghĩ tới Dinh thự vua Mèo hay dãy Phố cổ Đồng Văn và Phố Cáo. Nhưng căn nhà cổ của dòng họ Vừ ở thôn Há Súng, xã Lũng Táo là cái tên được dân đam mê du lịch, yêu khám phá nhắc tới nhiều nhất bởi còn ẩn chứa nhiều điều bí ẩn.

Thôn Há Sùng nằm khuất nẻo sau một dãy núi cách đường biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc không xa. Từ Dinh thự vua Mèo, đi theo đường lên Cột cờ Quốc gia Lũng Cú khoảng 4km thì rẻ phải, đi tiếp khoảng 1,5km trên con đường nhỏ trải bê tông vòng vèo, dốc đứng là đến được Há Súng.

Căn nhà cổ bề thế của dòng họ Vừ được dựng trên một gò đất hình mai rùa giữa bốn bề núi đá. Cửa hướng nhìn thẳng ra một võng núi hình mắt ngựa. Theo quan niệm truyền thống của người Mông, khu đất ấy rất đắc địa để dựng nhà.Trước nhà là một dãy bậc đá dài dẫn thẳng lên cửa chính. Đứng trước căn nhà cổ, ai cũng sẽ trầm trồ trước công trình kiến trúc đồ sộ, khác biệt với tất cả các căn nhà khác trong vùng. Bức tường mặt trước, phần dưới xây bằng những tảng đá lớn được gọt đẽo kỹ càng. Phần trên đá là tường trình đất dày. Chính giữa có cửa chính trang trí cầu kỳ, trên cao hai bên là hai cửa sổ nhỏ. Bức tường này là phần nhô cao nhất, như một lá chắn vững chắc bảo vệ cho toàn bộ căn nhà.

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang

Di sản Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã chính thức được UNESCO ghi danh tại Danh sách Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thực hành Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ ở Bắc Giang đã và đang được bảo tồn phát huy.

Tam tòa Thánh Mẫu- ba vị Thánh tối linh trong tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ.

Thờ Mẫu là một tín ngưỡng có từ lâu đời trong đời sống tinh thần của người dân ở Bắc Giang. Qua tín ngưỡng thờ Mẫu, hình ảnh người phụ nữ, người mẹ được tôn kính đề cao, thấy được vai trò của người phụ nữ trong xã hội từ xưa tới nay. Ở Bắc Giang có nhiều nơi thờ Mẫu, chủ yếu trong các ngôi đền, chùa và điện...

Không gian tín ngưỡng thờ mẫu ở Bắc Giang

Tục thờ Mẫu là tín ngưỡng dân gian bản địa thuần Việt, có lịch sử lâu đời và được phát triển theo chiều dài lịch sử dân tộc. Có nhiều hình thức biểu hiện tín ngưỡng thờ Mẫu để thích ứng với lịch sử xã hội. Ban đầu là tục thờ các nữ thần đại diện cho thiên nhiên như: Mẹ đất, mẹ nước, mẹ lúa...

Đền Nguyệt Hồ (Yên Thế) - nơi thờ Nguyệt Nga công chúa, gắn với tín ngưỡng thờ Mẫu. Ảnh: NGUYỄN HƯỞNG

Thờ Mẫu ở Bắc Giang xuất hiện khá sớm và đa dạng hình thức tôn thờ như: Thờ Quốc Mẫu Âu Cơ ở Tân Sỏi (Yên Thế), thờ Mẹ Đá ở Tiên Sơn (Việt Yên), thờ Thánh Mẫu Thượng Ngàn ở đền Suối Mỡ, xã Nghĩa Phương (Lục Nam), thờ Mẫu Thoải phủ ở đền Đà Hy, xã Lãng Sơn (Yên Dũng), thờ chúa Nguyệt Hồ ở xã Hương Vĩ (Yên Thế), thờ Mẫu Tam phủ, Tứ phủ ở nhiều làng quê, thờ mẫu Tam Giang ở Lục Ngạn và dọc bờ Bắc sông Cầu, thờ Mẫu Phùng Từ Nhan, Trương Đạm Nương, Ngọ Tiên Nương ở đôi bờ sông Thương.

Miếu Tây Đà Phố - di tích có bề dày lịch sử

Căn cứ vào các tài liệu và thư tịch cổ thần tích, bia ký, sắc phong, miếu Tây là nơi thờ hai vị tướng Trương Uy và Trương Diệu, có công đánh giặc Lương vào thế kỷ VI, thời tiền Lý.

Miếu Tây Đà Phố hôm nay

Địa danh Đà Phố (nay thuộc xã Hồng Phúc, huyện Ninh Giang) là nơi diễn ra nhiều sự kiện cách mạng quan trọng. Nơi đây còn là mảnh đất giàu truyền thống văn hóa với những di tích lịch sử như miếu Tây, miếu Đông, đình Đà Phố, chùa Khánh Linh… Tiêu biểu trong số đó là miếu Tây - một di tích lịch sử văn hóa gắn liền với nhiều sự kiện lịch sử cách mạng.

Gìn giữ lễ hội chùa Trông

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, lễ hội chùa Trông ở xã Hưng Long (Ninh Giang) đã hai mùa không thể tổ chức.

Lễ hội truyền thống chùa Trông thu hút hàng nghìn người dân và du khách thập phương về dự

Nức tiếng một vùng

Ông Bùi Trác Nghiên, Phó Chủ tịch UBND xã Hưng Long cho biết để chuẩn bị cho lễ hội truyền thống, đầu tháng 4, Ban Tổ chức lễ hội đã họp bàn phân công nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể trong xã để tổ chức lễ hội tốt nhất.

Nơi lưu giữ văn hóa dân tộc Mường Thanh Hóa

Để giúp người xem có cái nhìn đầy đủ và sâu sắc hơn về một dân tộc có dân số khá đông trên địa bàn Thanh Hóa, nhiều năm qua Bảo tàng tỉnh đã xây dựng và đưa vào hoạt động phòng trưng bày chuyên đề văn hóa dân tộc Mường ở Thanh Hóa.

Du khách tham quan và được trải nghiệm tại Bảo tàng tỉnh

Dân tộc Mường ở Thanh Hóa có khoảng 37 vạn người và còn bảo lưu được những giá trị văn hóa tiêu biểu, đặc trưng, góp phần tạo nên bản sắc cộng đồng dân tộc Mường ở Việt Nam.

Đồng bào Mường sống ở chân núi, bên sườn đồi gần sông suối, làm ruộng nước trong các thung lũng và làm rẫy ở các chân sườn đồi, ngoài ra còn chăn nuôi, săn bắt, đánh cá, hái lượm, làm một số nghề thủ công như dệt, đan lát, mộc…

24 thg 5, 2021

Về Tầm Vu nhớ thưởng thức đặc sản trứ danh

Khi nhắc đến huyện Châu Thành, tỉnh Long An mọi người không chỉ nghĩ đến thanh long mà còn nhắc nhiều về món lạp xưởng heo và nem nướng heo nổi danh xứ Tầm Vu.

Làm lạp xưởng là nghề gia truyền của gia đình bà Huệ

Cách TP.Tân An hơn 10km, Cơ sở lạp xưởng Kim Huệ, tọa lạc tại khu phố 1, thị trấn Tầm Vu, huyện Châu Thành, do bà Lê Thị Huệ (SN 1954) làm chủ, được nhiều khách hàng biết đến. Trước đây, mẹ của bà Huệ kinh doanh lạp xưởng và nem chua, sau này truyền nghề làm lạp xưởng cho bà, còn công thức nem nướng do bà Huệ tự tìm tòi, nghiên cứu rồi làm.

Quảng Trị: Từ DMZ đến Hành lang kinh tế Đông - Tây

Từng là một trong những khu vực có vùng giới tuyến quân sự khốc liệt nhất trên thế giới, được ví là “túi bom”, là “vùng đất lửa”, là “tọa độ chết”... do sức tàn phá khủng khiếp của bom đạn Mỹ, Quảng Trị hôm nay đang bền bỉ và mạnh mẽ vươn lên trở thành một điểm sáng ở khu vực Trung Trung Bộ và đặc biệt là trên tuyến Hành lang kinh tế Đông – Tây (EWEC) về tiềm năng phát triển du lịch, năng lượng tái tạo, kết nối thương mại quốc tế và hướng tới trở thành trung tâm dịch vụ logistic, trung chuyển hàng hóa của các nước trong khu vực.

Dấu ấn tour DMZ và tiềm năng du lịch biển

Trước 1975, trong suốt thời kỳ chiến tranh chống Mỹ cứu nước, vĩ tuyến 17 ở Quảng Trị được cả thế giới biết đến là khu khu phi quân sự hay còn gọi là giới tuyến quân sự tạm thời (DMZ - Demilitarised Zone) chia cắt hai miền Nam – Bắc đáng sợ nhất trên thế giới.

Đình Phương Độ lưu giữ kho di sản quý

Đình Phương Độ, xã Vĩnh Hưng (Bình Giang) được xếp hạng cấp tỉnh tháng 1.2021. Với số gần 50 cổ vật hiện còn, đình xứng đáng là kho cổ vật cần được giữ gìn và bảo vệ chu đáo.

Đình Phương Độ ngày nay

Ngôi đình thờ 7 vị thành hoàng làng là anh em

Đình An Điền còn có tên nôm là đình Cả, nằm ở trung tâm thôn An Điền, xã Cộng Hòa (Nam Sách). Đình khá đặc biệt vì thờ đến 7 vị thành hoàng làng là anh em trong một gia đình.

Mặt chính đình An Điền

Tích xưa truyền lại, cuối thế kỷ thứ VIII anh em họ Phùng được vua sai đi dẹp giặc Triệu Hồ Lắc vào xâm lấn nước ta và dẹp loạn trong nước. Sau khi đánh thắng quân giặc, 7 ông về làng An Điền, hóa ngày 15 tháng 9. Nghe tin, vua vô cùng thương xót, truyền chỉ cho nhân dân lập miếu phụng thờ, tặng phong cho các ngài là Thượng Đẳng phúc thần. Do có công lao với dân với nước nên 7 vị thành hoàng được vua Nguyễn ban nhiều sắc phong qua các triều đại: Tự Đức thứ 6 (1853), Đồng Khánh thứ 2 (1887); Duy Tân thứ 1 (1907); Khải Định thứ 9 (1942). Song các sắc phong trên đã bị thất lạc trong kháng chiến chống Pháp.

Thổ cẩm Bá Thước – từ tự phát đến định hướng trở thành sản phẩm OCOP

Đa phần cư dân huyện miền núi Bá Thước là đồng bào dân tộc Thái, Mường có trang phục truyền thống chủ yếu được may bằng vải thổ cẩm nên nghề dệt sản phẩm đặc trưng này đã tồn tại nhiều đời nay. Với sự phát triển của hoạt động du lịch cộng đồng Pù Luông, nghề dệt thổ cẩm từ chỗ “lay lắt”, tự phát, nay đã, đang phát triển mạnh. Huyện Bá Thước đã triển khai lập hồ sơ đề nghị tỉnh công nhận làng nghề tập trung ở xã Lũng Niêm, đồng thời xây dựng sản phẩm thổ cẩm trở thành sản phẩm OCOP.

Hoạt động dệt thổ cẩm huyện Bá Thước đang phát triển trên địa bàn nhiều xã.

Địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn

Có một nơi ghi dấu lịch sử đấu tranh của quân và dân Long An trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; là địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh, tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.

Một góc Khu di tích lịch sử Cách mạng tỉnh

Về thăm rừng thuốc “độc nhất miền Tây” ở Long An

Xuôi theo Quốc lộ 62, rẽ về hướng Đường tỉnh 817, du khách sẽ gặp một "thiên đường" chăm sóc sức khỏe nằm lặng lẽ giữa rừng tràm. Ở đó có bạt ngàn không gian xanh và thoang thoảng hương tràm cùng những con người đầy tâm huyết. Đó là Khu du lịch (KDL) Cánh Đồng Bất Tận (thị trấn Bình Phong Thạnh, huyện Mộc Hóa).

Cánh đồng bàng ngút mắt từng là bối cảnh quay bộ phim Cánh đồng bất tận

Khu du lịch Cánh Đồng Bất Tận vốn là một phần của Khu Bảo tồn Nghiên cứu và Phát triển Dược liệu Đồng Tháp Mười nên dù phát triển du lịch nhưng giá trị cốt lõi nơi này vẫn là chăm sóc sức khỏe con người. Ngoài không gian yên tĩnh và xanh mát của khu bảo tồn, nơi đó còn có Nhà máy sản xuất dược liệu Mộc Hoa Tràm với công nghệ hiện đại chuyên sản xuất các loại tinh dầu nguyên chất, dược phẩm, sản phẩm chăm sóc sức khỏe từ cây tràm và các loại thảo dược khác.

Nhớ mãi "Dũng sĩ Vạn Tượng"

Ở xã Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi), di tích 4 dũng sĩ diệt Mỹ là biểu tượng sáng ngời của tinh thần “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh” trong kháng chiến của người dân nơi đây.

Bốn dũng sĩ diệt Mỹ

Trong kháng chiến chống Mỹ, hầu hết người dân ở xã Nghĩa Dũng một lòng đi theo cách mạng. Nơi đây có địa hình thuận lợi cho cơ sở cách mạng hoạt động, đồng thời cũng là căn cứ của quân ta ở vùng đông TX.Quảng Ngãi lúc bấy giờ.

Mỗi lần kể về những chiến công hiển hách nơi đây, không ai không nhớ đến trận đánh oanh liệt diễn ra từ 13 giờ trưa đến 18 giờ tối ngày 17.8.1963 của 4 dũng sĩ với một tiểu đoàn Mỹ ngụy, tại nhà ông Tạ Thành, ở thôn 5, xã Nghĩa Dũng.

Hằng năm, Di tích 4 dũng sĩ diệt Mỹ, ở xã Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi) đều được cán bộ, nhân dân, học sinh đến thăm viếng.

Một thuở tên xóm, tên làng

Ngày trước, mỗi tên xóm, tên làng ở xã Đức Lân (Mộ Đức) đều gắn với tự nhiên, phong thổ hoặc một điển tích xã hội như xóm Da, xóm Ao, xóm Gò Cầy, xóm Chùa, xóm Dinh, xóm Mít... Đó không chỉ là nguồn cội, mà còn ghi dấu những biến thiên của vùng đất này.

Tên xóm gắn liền với tự nhiên

Địa hình xã Đức Lân vốn đa dạng, có đồng bằng, đồi núi, sông ngòi. Trong xã có nhiều đồi núi nhỏ và rừng, cấm. Sát chân núi Lớn là núi Đất, rồi đến đồi Bà Kỷ, núi Thụ, Cấm Bé, Cấm Đình và rừng Tràm - cấm Đá Bạc, chia cắt địa bàn xã ra làm nhiều vùng cách trở. Tuy nhiên, địa hình tự nhiên đã giúp cân bằng sinh thái, đảm bảo nguồn nước ngầm ao mạch, giếng khơi cho người dân sinh hoạt và trồng trọt. Trên địa bàn xã còn có hai suối khoáng nóng ở thôn Thạch Trụ Tây và thôn Tú Sơn 2. Ngày xưa, người dân coi đây là nước thần cho nên thường tới lui cúng bái, tắm và lấy nước chữa bệnh.

Xóm Mít nay được đổi thành KDC số 24 ở thôn Thạch Trụ Đông, xã Đức Lân (Mộ Đức). Ảnh: Trung Ân

21 thg 5, 2021

Cá thửng níu giữ vị quê

Cá thửng (cá mối), loại cá sống ở vùng đáy biển gần bờ, có nhiều ở vùng biển miền Trung. Cá có thịt trắng, dai và vị ngọt thanh. Ở TX.Đức Phổ, cá thửng được xem như đặc sản và có rất nhiều món ngon được người dân nơi đây chế biến từ loại cá này.

Món ăn đầu tiên phải kể đến là canh cá thửng nấu lưỡi long. Những ngày trời nắng nóng, dạo quanh các chợ ven biển như Phổ Khánh, Phổ Cường, Phổ Châu... có thể dễ dàng bắt gặp những mẹt cá thửng tươi rói, được ngư dân đánh bắt từ buổi sáng đem bán. Chọn vài con cá cứng, chắc, to tròn như cổ tay mang về cạo sạch vảy rồi mổ ruột, nạo bỏ gân máu dọc theo sống lưng và cắt khúc ngắn vừa ăn. Lưỡi long (một loại xương rồng) mọc dại ở các thôn xóm ven biển TX.Đức Phổ. Một lần nấu canh chỉ cần chừng chục lá lưỡi long to bằng bàn tay, đập từng lá xuống đất để lá rụng bớt gai nhọn, rồi dùng dao gọt bỏ những nốt u quanh thân, sau đó rửa sạch rồi xắt thành sợi mỏng.

Canh cá thửng lưỡi long - đặc sản của vùng biển Đức Phổ. ẢNH: THIÊN DI

Nhớ nghề làm giấy xưa

Quảng Ngãi từng là vùng đất có 16 xưởng sản xuất giấy cùng nhiều ngôi làng chuyên làm giấy thủ công. Ấy vậy mà nay, cái nghề làm ra thứ để ghi chép tinh hoa văn hiến ấy, chỉ còn là nghề “muôn năm cũ”.

Các tư liệu ghi chép về nghề làm giấy thủ công trên đất Quảng Ngãi không nhiều. Có chăng, chỉ là vài dòng ít ỏi được ghi chép tại Địa chí Quảng Ngãi, Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi cùng lịch sử đảng bộ một số địa phương. Vì vậy, thật khó để có thể nói chính xác mốc thời gian mà nghề làm giấy bắt đầu xuất hiện tại Quảng Ngãi. Chỉ biết rằng, đây là một trong các nghề truyền thống đã có từ lâu đời trên đất Quảng.

Từ nghề làm giấy từ cây lồ ô, ông Trần Kim Hoanh đã phát triển lên thành nghề giấy tái sinh để đáp ứng nhu cầu thị trường. Ảnh: Ý THU

Cá đồng kho tộ

Mỗi lần về Nghĩa Hành, chúng tôi thường ghé quán Chiêu Anh, gần cầu Cộng Hòa, xã Hành Thiện để ăn cơm trưa. Nơi đây, có món cá đồng kho tộ mà nhiều thực khách khi thưởng thức đều tấm tắc khen ngon.

Khách vào quán chẳng phải chờ đợi lâu thì cơm nóng hôi hổi được dọn lên. Một bát canh rau mồng tơi, đĩa cà tím nướng, đĩa rau cải muối chua và tất nhiên ngon nhất là một tô cá đồng. Chủ quán đon đả: “Ở đây, canh, rau loại gì tùy mùa, nhưng món cá đồng kho tộ thì bốn mùa đều có”.

Cá đồng kho tộ trên bếp lửa. ẢNH: CẨM THƯ

Thăm dinh Ông Thẻ

Gắn liền với những huyền thoại ly kỳ liên quan đến giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, dinh Ông Thẻ là một trong những di tích đặc biệt được người dân giữ gìn, tôn tạo cho đến ngày nay. Đến đây, du khách sẽ được nghe những câu chuyện về công lao của các bậc tiền nhân thời mở đất.

Dọc theo con đường nhựa uốn lượn bên bờ rạch Cây Gáo, tôi đến dinh Ông Thẻ (ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh Trung, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang) để tham quan di tích văn hóa đặc biệt này. Với tên gọi đặc biệt, dinh Ông Thẻ mang trong mình quá trình hình thành, phát triển đậm màu sắc tâm linh.

Theo Ban bảo vệ di tích dinh Ông Thẻ, dinh được hình thành từ thời khai hoang mở đất của Phật Thầy Tây An Đoàn Minh Huyên cùng các đệ tử. Trong đó, “ông thẻ” lại gắn liền với Quản cơ Trần Văn Thành, người anh hùng kháng Pháp với cuộc khởi nghĩa Láng Linh - Bảy Thưa vang danh lịch sử. Đến dinh Ông Thẻ, tôi khá bất ngờ với hình dáng “ông thẻ”. Đó là một cây gỗ tròn đường kính chừng 1 tấc, dài 1,2m, đầu thẻ chạm búp sen, thân thẻ khắc 4 chữ “Bửu Sơn Kỳ Hương”.

Người dân thường cầu nguyện “ông Thẻ” phù hộ cho cuộc sống của mình

Thức quà quê trong chợ miền Tây

Đến những chợ quê miền Tây, thực khách có thể tìm thấy vô số loại bánh trái cho bữa sáng với giá phải chăng.

Ngoài bán nông sản, chợ quê miền Tây còn là nơi du khách có thể khám phá những thức quà dân dã như bánh bò, bánh lá, bánh đúc ngọt, bánh còng, bánh cam, đậu hủ nóng... Một trong những điểm đến gợi ý cho du khách khám phá ẩm thực buổi sáng là chợ quê Vị Thanh, nằm gần chân cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, TP Vị Thanh, Hậu Giang. Ảnh: lee_wew/Instagram

18 thg 5, 2021

Sin Suối Hồ - Điểm du lịch ấn tượng ở Lai Châu

Đặt chân đến bản Sin Suối Hồ ở xã Sin Suối Hồ (huyện Phong Thổ) vào bất cứ mùa nào trong năm, du khách sẽ đều bị cuốn hút bởi cảnh sắc hữu tình và những phong tục tập quán truyền thống của người Mông vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Đến nay, Sin Suối Hồ đã trở thành điểm sáng trong việc phát triển mô hình du lịch cộng đồng của tỉnh Lai Châu, mang lại sự đổi thay đáng kể cho đời sống người dân nơi đây.

Nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển bản Sin Suối Hồ trong tiếng Mông có nghĩa là “suối có vàng”. Cái tên ấy đủ gợi lên cho du khách về một bản nhỏ bình yên, đầy cây trái với những thác nước, khe suối rì rào suốt đêm ngày. Gọi là suối vàng, bởi Sin Suối Hồ có gốc tiếng Quan Hỏa mà chữ sin tức kim nghĩa là vàng. Cái suối này nghe nói, có rất nhiều vàng, nhưng xưa nay dân bản không ai đào, đãi gì ở đây, nó được bảo vệ nguyên vẹn, sơ khai.

Ở Sin Suối Hồ có 10 hộ gia đình làm homestay; mỗi homestay đều có cổng chào, biển báo bằng gỗ với dòng chữ tết bằng dây thừng hoặc dây mây ghi số điện thoại, các dịch vụ, tên chủ nhà... Mọi thứ đều thân thiện với thiên nhiên. 

Bản Sin Suối Hồ được bao quanh bởi một khu rừng nguyên sinh đẹp đến ngỡ ngàng. Đường lên thác Trái Tim phải đi xuyên qua một khu rừng nguyên sinh, dọc theo con suối Vàng. Từ trung tâm bản lên thác dài độ 1.500 m, nhưng phải luồn rừng, leo dốc. Từ năm 2015, cả bản đã huy động tất cả các hộ tập trung xuống suối bê từng hòn đá cuội lên xếp thành con đường độc đáo, nên đi lại dễ dàng hơn, vừa đi vừa thưởng thức, nhấm nháp cái hoang sơ nơi rừng già của thiên nhiên.

Khu rừng nguyên sinh quanh bản Sin Suối Hồ. Ảnh: Tất Sơn/VNP

17 thg 5, 2021

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ – Ngôi nhà cổ đẹp nhất Trà Vinh

Nhà cổ Cầu Kè hay còn gọi là nhà cổ Huỳnh Kỳ tọa lạc tại khóm 2, thị trấn Cầu Kè, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh nằm trong danh sách những ngôi dinh thự đẹp nhất Miền Tây Nam Bộ. Du lịch Trà Vinh, đến thăm nhà cổ Cầu Kè, bạn không chỉ nhìn ngắm những công trình điêu khắc, hội họa tuyệt mỹ mà còn được hiểu thêm về lịch sử của tỉnh Trà Vinh nói riêng và Nam Bộ nói chung vào thế kỉ 20.

Nhà Cổ Huỳnh Kỳ

Nhà cổ ông Kiệt – Ngôi nhà cổ độc đáo ở Tiền Giang

Làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang lâu nay vốn nổi tiếng bởi có hàng chục căn nhà cổ trên trăm năm tuổi với lối kiến trúc độc đáo. Trong số này, căn nhà cổ của gia đình ông Trần Tuấn Kiệt ở ấp Phú Hòa là đẹp nhất được mệnh danh là “Cửu đại mỹ gia” của Việt Nam.

Ngôi nhà cổ ông Kiệt tọa lạc ở số 22 tổ 1, ấp Phú Hoà ấp Phú Hòa, xã Đông Hòa Hiệp nằm ẩn mình giữa một vườn cây ăn trái xanh mát.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp - Cái Bè - Tiền Giang

Cái Bè – Tiền Giang từ lâu được nhiều người biết tới là vùng đất cây trái trù phú, rất phát triển loại hình du lịch sinh thái miệt vườn gắn với địa danh Chợ Nổi và làng cổ Đông Hòa Hiệp thu hút đông đảo du khách đến tham quan.

Làng cổ Đông Hòa Hiệp thuộc xã Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang nằm ở hạ lưu sông Cửu Long. Từ TP. Mỹ Tho, các bạn có thể di chuyển theo quốc lộ 1A đến ngã ba Cái Bè, rẽ vào tỉnh lộ 875 tầm 4 km đến trung tâm thị trấn Cái Bè, đi thêm 2 km nữa đến cầu số 2, bạn sẽ nhìn thấy bảng chỉ đường vào các nhà cổ: Ba Đức, ông Xoát, ông Tòng…

Làng cổ Đông Hòa Hiệp có tất cả 7 ấp, với gần 4.000 hộ gia đình, sinh sống chủ yếu dựa vào những vườn cây ăn trái các loại: Xoài cát Hòa Lộc, cam sành, bưởi da xanh, nhãn, vú sữa Vĩnh Kim… và các nghề thủ công truyền thống như: Làng cốm, tráng bánh tráng, cán bánh phồng sữa…

16 thg 5, 2021

Đậm đà hương vị bánh ống quê nhà

Vài năm trở lại đây, góp mặt với các thức “ăn vặt”… tân thời tại trung tâm TP. Sóc Trăng, có một loại bánh dân gian mang đậm bản sắc văn hóa địa phương đã “tái xuất”. Dọc trên đường Trần Hưng Đạo, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Hùng Vương, Nguyễn Trung Trực… và ngay cả phố Hai Bà Trưng, cứ chiều chiều là có thể thấy những quầy hàng bánh ống trên xe hay bày bên vỉa hè.

Gọi là bánh ống vì nó có hình… ống, từ khuôn bằng tre già. Nhớ lại những ngày tôi còn bé, chị em tôi hay để dành tiền mẹ cho ăn sáng để cứ mỗi xế trưa vừa ngủ dậy là chạy ù qua cầu sang xóm chùa mua vài chiếc bánh ống thơm phức nóng hôi hổi.

Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó.

Nhớ bún gỏi dà Mỹ Xuyên

Đến Mỹ Xuyên, đi xe ôm mà hỏi đặc sản ở đây là gì, các anh, các chú sẽ nhiệt tình kể cho các bạn nghe danh sách các món đặc sản nào là bánh cóng, bún nước lèo, bún xào... Và món không thể thiếu trong số ấy là món bún gỏi dà.

Bún gỏi dà là một trong những đặc sản của Sóc Trăng. Ảnh: ĐỨC VIÊN

Ở đây, nếu hỏi ăn bún gỏi dà ở đâu, các anh, các chú xe ôm sẽ hướng dẫn rất rõ ràng, hoặc chở thẳng ra chỗ có quán bún gỏi dà ngon để thưởng thức. Cũng theo lời giới thiệu mộc mạc: “Để tôi chở đi ăn chỗ này, bún ngon bá cháy” nên tôi cũng tò mò. Thử một lần để rồi bị mê.

Hơn hai thập kỷ bán món đậu hũ chiên giá "tiền triệu"

Trong buổi sáng đẹp trời, đến thị trấn An Lạc Thôn (Kế Sách) công tác, chúng tôi được nhiều người “mách nước” nên dùng thử món đậu hũ chiên tại quán Bảy Em ngay tại trung tâm thị trấn. Đây được xem là quán ăn nổi tiếng mấy chục năm qua, bởi món ăn có giá rẻ, đồ ăn ngon, đặc biệt là cô chủ quán vô cùng xởi lởi và miệng luôn tươi cười chào đón khách. Nơi đây xem như “điểm hẹn” ăn uống của nhiều bạn trẻ và khách du lịch…

Cô Bảy Em chiên đậu hũ phục vụ khách đến quán ăn. Ảnh: THÚY LIỄU

Khám phá vẻ đẹp Động Puông và dòng sông Năng

Động Puông là một hang động lớn, thuộc Vườn Quốc gia Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn, cách trung tâm thị trấn Chợ Rã khoảng hơn 5km. Động Puông dài 300m, cao hơn 30m, hình thành khi dòng sông Năng chảy xuyên qua bên dưới núi đá vôi Lũng Nham với vách đá dựng đứng và nhiều thạch nhũ có hình dạng và màu sắc khác nhau bên trong động.

Du khách xuôi dòng sông Năng khám phá động Puông bằng thuyền.

14 thg 5, 2021

Món đặc sản từ củ tao của người Dao đỏ Yên Bái

Cây tao, theo cách gọi của đồng bào Dao đỏ Yên Bái là một loại cây mọc tự nhiên ở đồi rừng. Từ nhiều đời nay, củ tao không chỉ được bà con dùng để chưng cất rượu truyền thống mà còn được chế biến thành nhiều món ngon dân dã, độc đáo

Tao chính là cây đao, một loại cây mọc tự nhiên trong rừng có thân giống thân cọ, to bằng cả người ôm. Lá tao giống lá dừa, quả ra từng chùm như cau, phần củ trắng như gạo rất ngọt và mềm. Khi tao khoảng 5 - 7 năm tuổi, thân tao có độ cao từ 2 đến 2,5m mới cho củ to và ngon.

Khi thu hái tao, bà con bóc lấy củ và thường chặt phần gốc sát mặt đất. Và chặt tao cũng phải biết cách chặt sao cho dễ bóc, bởi với thân cây tao xù xì, bẹ cứng nên để chặt lấy được củ tao cũng phải mất thời gian nửa ngày. Khi chặt phải chặt từng bẹ lá từ phía ngoài vào trong cùng để lấy được phần củ tao rất non và mềm.

Sứa đỏ - Món ăn đặc trưng đất Cảng

Mỗi khi hè đến, sứa đỏ là món ăn rất được mong chờ bởi hương vị đặc biệt của nó. Nhắc đến sứa đỏ thì không có gì lạ lẫm, thế nhưng không phải ai cũng từng thưởng thức món ăn lạ miệng này. Sứa đỏ thơm ngon, mát bổ và mang mùi vị của biển cả, là món ăn có nguồn gốc từ Hải Phòng. Giống như rươi, sứa đỏ cũng chỉ có mùa chứ không phải có quanh năm. Mùa sứa đỏ thường diễn ra vào khoảng 25, 26 tháng Giêng đến tháng 5 âm lịch.

Nguyên liệu để làm món sứa đỏ là những con sứa tươi được lấy từ vùng biển Hải Phòng. Sau khi bắt về, sứa được rửa sạch với muối và cắt khúc thành những miếng nhỏ vừa phải. Sau đó bỏ vào ngâm với nước đun từ cây sú vẹt và nước quất cho thơm và bớt mùi tanh. Đặc biệt, vỏ cây sú vẹt phải được đun sôi khoảng một tiếng trước khi cho sứa vào ngâm, thời gian ngâm từ 3-4 tuần.

Sứa có màu đỏ đặc trưng, trong như thạch, phần thân sứa mềm, mọng nước còn phần chân thì dai và giòn hơn. Cách chế biến đặc biệt như vậy thì mới ra hương vị của nó. Khi ăn nên dùng kéo cắt tảng sứa thành từng miếng nhỏ khoảng 2cm rồi bày ra đĩa. Nước chấm sứa là mắm tôm pha với chanh ớt, ăn kèm với những loại nguyên liệu không thể thiếu như lá tía tô, kinh giới, đậu phụ nướng,dừa già nhỏ.

Các món ăn kèm với sứa đỏ là đậu nướng, cùi dừa, lá tía tô, kinh giới.

Kiến trúc lạ của nhà thờ Du Sinh

Khác với hình ảnh bề thế thường thấy theo lối kiến trúc phương Tây của các nhà thờ Công giáo, nhà thờ Du Sinh ở Đà Lạt lại có cổng tam quan, tượng rồng, lầu chuông, đầu đao uốn cong... khiến cho nhiều người lầm tưởng đó là một ngôi chùa Việt. Thậm chí có vị linh mục quản xứ còn gọi nó là “nhà thờ chùa”. Cái sự lạ ấy không chỉ thu hút sự chú ý của du khách mà nó còn phản ánh nhiều điều thú vị trong đời sống văn hóa, tôn giáo của người Việt.

Nhà thờ Du Sinh được xây dựng từ năm 1956 và khánh thành vào dịp lễ Giáng sinh năm 1957, riêng tháp chuông thì được hoàn thành năm 1962. Nhìn tổng thể, kiến trúc bên ngoài của nhà thờ Du Sinh quả là giống với một ngôi chùa Việt. Nhà thờ nằm trên một quả đồi cao bên đường Huyền Trân Công Chúa, thành phố Đà Lạt. Cổng nhà thờ xây theo lối tam quan, kết cấu khá đơn giản. Từ cổng lên đến thánh đường là một đoạn đường dốc được chia thành 5 cấp. Khoảng giữa có một bậc cấp dài, đặc biệt hai bên có đôi rồng chầu khổng lồ đắp nổi bằng xi măng chạy suốt từ lầu chuông xuống gần đến cổng.

Ngay trước thánh đường có một lầu chuông lợp ngói mũi hài với đầu đao cong, hai bên là hai lầu tượng thánh có cùng kiểu xây tương tự. Ba kết cấu này kết hợp với nhau tạo thành một thế tam quan lớn thứ hai sau cổng tam quan chính nằm ở lối vào.

Nhà thờ Du Sinh được xây dựng từ năm 1956 có lối kiến trúc mang đậm nét truyền thống Việt Nam với những hoa văn trang trí, lầu, mái, tháp chuông... giống như đình, chùa của người Việt. Ảnh: Thanh Hòa/VNP

12 thg 5, 2021

Du lịch trên chiến trường xưa

Nằm trên đỉnh đồi hướng về những dãy núi điệp trùng của Trường Sơn Đông, Di tích lịch sử quốc gia Chiến thắng Đak Pơ ghi dấu trận đánh lớn cuối cùng trong kháng chiến chống Pháp ở Tây Nguyên. Công trình này trở thành quần thể kiến trúc nằm giữa hệ sinh thái xanh trên quốc lộ 19, đồng thời là điểm dừng chân thú vị trên tuyến du lịch kết nối đại ngàn Tây Nguyên với biển cả.

Dấu ấn từ trận đánh huyền thoại

Cái nắng tháng 4 khô khát, nhưng khi bước lên hết những bậc cấp của Di tích Chiến thắng Đak Pơ, một quần thể cây xanh phủ bóng trong không gian rộng hơn 1,1 ha làm dịu mát mọi giác quan. Những cây hoa sứ trồng trước khu vực Đền tưởng niệm liệt sĩ Đak Pơ đua nhau nở từng chùm trắng muốt, tỏa hương thơm ngát. Từng gốc bồ đề cổ thụ đang mùa thay lá ra ngàn lộc non.

Khu du lịch sinh thái Xuân Thủy: "Trả nợ" thiên nhiên

Với tổng diện tích hơn 44 ha, Khu du lịch sinh thái Xuân Thủy (hẻm 479, đường Lý Thái Tổ, phường Thống Nhất, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) là không gian tươi mát, trong lành với hồ nước nhân tạo cùng cảnh sắc thiên nhiên hấp dẫn, được trải nghiệm nhiều dịch vụ, trò chơi mới lạ, thú vị.

Ông Trần Văn Đương-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Du lịch Xuân Thủy-chia sẻ: “Khu vực này trước đây là mỏ đá. Năm 2015, tôi quyết định dừng khai thác và “trả nợ” thiên nhiên bằng cách tạo một khu du lịch sinh thái phục vụ nhu cầu của du khách”.

Năm 2016, hành trình cải tạo, đào hồ nước ngọt, trồng cây của ông Đương bắt đầu. Để tạo một khu du lịch tích hợp hiệu quả, ông Đương dành thời gian đi tham quan ở nhiều nơi, học hỏi kinh nghiệm và áp dụng vào khu du lịch của mình. Ấn tượng là cảnh quan khu du lịch được kiến tạo bởi bàn tay tài hoa của con người và rất hài hòa.

Khu du lịch sinh thái Xuân Thủy tạo điểm nhấn bằng những mô hình, tiểu cảnh bắt mắt. Ảnh: Thủy Bình

Kỳ bí những hang đá ở Ia Rsai

Núi Voi (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) sừng sững giữa không trung với nhiều lớp đá. Ngồi trong hang trú mưa, nghe kể chuyện đá che chở cho người dân và bộ đội trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm mà lòng thấy xúc động bồi hồi.

Mới 9 giờ sáng mà ánh mặt trời như muốn thiêu đốt vùng “chảo lửa” Krông Pa. Mồ hôi chưa kịp túa ra thấm vào lớp áo đã vội khô. Vẫn biết leo núi giờ này không khác một cuộc hành xác, nhưng ước muốn khám phá những hang, hốc đá kỳ bí ở xã Ia Rsai được cho là nơi trú ẩn của người dân và bộ đội trong thời kháng chiến chống ngoại xâm cứ thôi thúc chúng tôi dấn bước. Biết chuyện, nhiều người dân tốt bụng ở huyện Krông Pa tình nguyện dẫn đường cho chúng tôi.

Mất hơn 30 phút đi xe máy trên con đường đất với hàng trăm cú xóc nảy người, chúng tôi đến chân núi Voi. Chỉ tay về hướng núi, anh Hoàng Thái Hà (trú tại xã Ia Rsai) cho hay: “Trên đỉnh núi có mấy hòn đá tảng xếp lớp tạo thành hình một cái đầu con voi nên dân ở đây thường gọi là núi Voi. Đây là điểm khác biệt dễ nhận biết của núi này so với các ngọn khác trong vùng. Đá ở núi Voi lại càng khác biệt. Chút lên trên đó, chúng tôi sẽ chỉ cho mọi người những cái độc đáo”.

Núi Voi (xã Ia Rsai, huyện Krông Pa) nhìn từ xa. Ảnh: Nguyễn Tú

Ân tình Ia Nil

Dòng suối Ia Nil vẫn âm thầm chảy, lặng lẽ ôm trọn làng Ốp (phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) bao đời. Trải qua biến thiên thời gian, người Jrai nơi đây vẫn gắn chặt đời mình với chứng tích của những ngày đầu lập làng.

Gần 60 mùa rẫy, già làng Siu Núi đã gắn bó đời mình với những vui buồn bên dòng suối Ia Nil. Ông kể: “Tôi sinh ra đã có dòng suối này. Ngọn nguồn câu chuyện về dòng suối có thể chẳng ai còn nhớ tường tận. Nhưng có một điều đặc biệt là người Jrai chúng tôi đã ăn đời ở kiếp hai bên dòng suối. Nó bảo bọc người làng chúng tôi bao đời nay như một người mẹ hiền. Ân tình ấy chúng tôi mãi trân trọng”.

Già làng Siu Núi (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku) đã gắn bó với dòng suối Ia Nil gần 60 năm. Ảnh: Trần Dung

11 thg 5, 2021

Rượu cần men lá của người Brâu

Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.

Vì đặc trưng men lá, nên rượu cần của người Brâu nồng đượm, thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Nhờ tổng hợp nhiều loại cây lá, mỗi loại có đặc tính, công dụng khác nhau nên rượu cần men lá của người Brâu có tác dụng tiêu hóa tốt, trợ lực, bồi bổ sức khỏe.

Các loại cây lá rừng để làm men rượu cần. Ảnh: N.H

Phùng Chí Kiên - Sáng mãi phẩm chất, cốt cách của một người con xứ Nghệ

Phùng Chí Kiên đã cống hiến cả tuổi thanh xuân, hy sinh thân mình để thực hiện sứ mệnh cao cả mà Tổ quốc và Nhân dân tin tưởng giao phó.

Đối với nhiều người cái tên Phùng Chí Kiên vẫn là một điều bí ẩn. Điều này cũng dễ hiểu bởi “đồng chí hy sinh quá sớm, thời gian hoạt động, công tác chủ yếu ở hải ngoại; chân dung và những câu chuyện dọc đường cách mạng của đồng chí chưa được ghi lại đầy đủ và xác thực” (Phùng Chí Kiên - Những bí ẩn dọc đường cách mạng, tác giả nhà nghiên cứu văn hóa, văn nghệ dân gian Hoàng Quảng Uyên). Tháng 8/2012, tôi gặp ông Hoàng Quảng Uyên khi ông dự trại viết lý luận phê bình của Hội Nhà văn ở Cửa Lò. Ông cho biết, đã sưu tầm, tìm hiểu, đọc những hồi ký, ghi chép cảm động về đồng chí Phùng Chí Kiên; rất cảm phục tài năng, phẩm cách, sự hy sinh cao cả của ông, đã xây dựng chân dung vị tướng tài này trong tiểu thuyết lịch sử “Mặt trời Pác Bó”.

Đồng chí Phùng Chí Kiên. Ảnh tư liệu

Danh tướng Nguyễn Cảnh Chân - Nguyễn Cảnh Dị: Bậc khai quốc công thần và lời nguyền 600 năm

Để ghi nhớ công lao to lớn của hai danh tướng Anh hùng dân tộc Nguyễn Cảnh Chân và Nguyễn Cảnh Dị, hầu hết các thành phố trong cả nước đều có đường phố mang tên các ông. Đặc biệt, trên quê hương ông đều có tên đường và Trường THPT Nguyễn Cảnh Chân.

Đền Ngọc Sơn thờ danh tướng Nguyễn Cảnh Chân. Ảnh tư liệu

Kỳ thú hòn đá Ông Đùng với dấu chân khổng lồ ở Nghệ An

Tồn tại trên sườn núi Đá, xóm An Phong, xã Thanh An, huyện Thanh Chương (Nghệ An), từ bao đời nay, đá Ông Đùng được biết đến như là một khối đá thiêng gắn liền với những câu chuyện huyền bí, hấp dẫn ở địa phương.

Trong dân gian, ông Đùng là một nhân vật mang nhiều đặc điểm huyền thoại (thân thể to lớn, có sức mạnh phi thường, có công dời non lấp bể...). Từ xa xưa ông Đùng được người dân xem là một trong những vị thần khởi thủy, từng để lại dấu tích ở khắp các vùng miền và được nhân dân ở khắp nơi thờ cúng. Tại huyện Thanh Chương, ngoài đá Ông Đùng ở xã Thanh An, còn có đền thờ ông Đùng… Trong ảnh: Núi có đá Ông Đùng ở xã Thanh An. Ảnh: Huy Thư

10 thg 5, 2021

Chợ 'chồm hổm' chỉ bán của nhà trồng được

Người dân thành phố Vị Thanh từ lâu quen mua sắm trong chợ "chồm hổm", nơi tiểu thương trồng được gì là đem tới bán.

Chợ nông sản Vị Thanh nằm gần cầu Cái Nhúc, đường Trần Hưng Đạo, phường 1, thành phố Vị Thanh. Theo tiểu thương, chợ có từ hơn 10 năm trước, chuyên bán nông sản địa phương. Người bán thường ngồi xổm hoặc kê ghế nhỏ, bày biện hàng hóa trong khoảng hai đến bốn mét vuông quanh mình. Do đó, nơi này còn được gọi bằng cái tên dân dã là chợ "chồm hổm". Ảnh: Trần Thủ An

Ăn đêm với 100.000 đồng ở Hậu Giang

Bánh cống, bò lá lốt, hột vịt lộn nướng, sâm dừa có giá bình dân, là gợi ý cho thực khách muốn khám phá ẩm thực đêm Hậu Giang.

Bánh cống, hay bánh cóng, bắt nguồn từ tên dụng cụ làm bánh. Chiếc cống có khuôn nhỏ hình trụ, thân ngắn, phần đáy bịt kín. Công đoạn chiên bánh đơn giản, đầu tiên cho đậu xanh vào cống, thêm củ sắn rồi rưới bột lên, cuối cùng cho tép trấu luộc lên mặt và cho cống đựng bột vào chảo dầu sôi. Bánh chín tự trôi tuột ra ngoài, lúc này người thợ lấy đũa trở đều các mặt để lớp vỏ vàng rụm và phần bột bên trong chín đều.

Cuộc sống ở làng cá Phú Hải

Nằm sát biển Thuận An là một làng cá nhỏ nhưng nhộn nhịp mỗi sớm chiều, khi ngư dân đưa những mẻ cá tươi về bờ.


Bức ảnh thu lại toàn cảnh xã Phú Hải, thuộc bộ ảnh “Hương sắc làng cá Phú Hải” do hai nhiếp ảnh gia xứ Huế, Nguyễn Phong và Kelvin Long, thực hiện. Ngoài các di tích, lăng tẩm nổi tiếng vùng đất cố đô, hai tác giả mong muốn giới thiệu thêm du lịch biển, đời sống ngư dân làng biển ở Huế đến với khách thập phương.

Xã Phú Hải, có diện tích khoảng 3,33 
km2, phía đông giáp Biển Đông và phía tây giáp phá Tam Giang, cách trung tâm TP Huế khoảng 20 km. Xã có khu neo đậu, tránh trú bão và làng cá Phú Hải, nằm gần bãi biển Thuận An, tạo điều kiện thuận lợi cho ngư dân ổn định và phát triển nghề cá.

Chợ cá nhộn nhịp nhất Quảng Nam

Hơn 15 năm qua chợ cá Tam Tiến vẫn tấp nập thuyền bè ra vào sáng sớm, buôn bán đủ loại tôm cá, cua, ghẹ tươi ngon.


Hàng trăm tàu thuyền đánh bắt cá tập kết ven biển Tam Tiến, chở cá tôm về bờ lúc rạng sáng. Ngư dân cho biết cách đây hơn 15 năm, Tam Tiến đơn thuần là nơi tàu thuyền cập bến. Về sau, khi số lượng tàu đánh cá tăng lên, thương lái cũng tập trung nhiều hơn tạo nên khu chợ sầm uất như hiện nay.

Bảo tàng hình bàn xoay gốm ở Bát Tràng

Bảo tàng ở làng Bát Tràng (làng gốm nổi tiếng ở H.Gia Lâm, Hà Nội) với kiến trúc lấy cảm hứng từ những bàn xoay gốm đang dần hình thành.

Kiến trúc dựa trên ý tưởng lò bầu ở làng gốm Bát Tràng. Ảnh: KTS Hoàng Thúc Hào cung cấp

9 thg 5, 2021

Ngắm những cổ vật đặc sắc được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh

Có tuổi đời hàng trăm, hàng nghìn năm, mỗi cổ vật quý đang được trưng bày tại Bảo tàng Hà Tĩnh đều mang trong mình câu chuyện về lịch sử, văn hóa, con người vùng đất núi Hồng sông La.

Những bộ trang sức bằng gốm (ảnh 1), vật dụng bằng đá (ảnh 3), bộ hài cốt của người Việt cổ (ảnh 2) được phát hiện tại xã Thạch Lạc (Thạch Hà) có niên đại hơn 4.400 năm; những vật dụng bằng sắt, đồng (ảnh 4) sử dụng trong sinh hoạt của con người thời văn hóa Sa Huỳnh tại di chỉ khảo cổ học Phôi Phối - Bãi Cọi (xã Xuân Viên, Nghi Xuân)..., tất cả đã chứng minh trên mảnh đất Hà Tĩnh hàng nghìn năm trước, con người đã “an cư, lạc nghiệp”

Có gì trong món phở dê bát đá đang “gây sốt” tại TP Hà Tĩnh

Với cách biến tấu mới lạ, hấp dẫn, giờ đây thực khách có thể tự nhúng những miếng thịt dê núi Hương Sơn cùng các nguyên liệu vào tô phở bát đá đang sôi sùng sục ngay tại TP Hà Tĩnh.

Phở dê bát đá sẽ khiến bạn ngạc nhiên từ ngoại hình đến nội dung

Phở là món ngon tinh tế và đã trở thành một nét ẩm thực đặc trưng của Việt Nam. Phở được làm từ nhiều loại thịt như gà, bò… Thế nhưng sự kết hợp giữa tô phở truyền thống cùng đặc sản dê núi Hương Sơn (Hà Tĩnh) lại giúp món ăn này trở nên vô cùng đặc biệt.

Không chỉ vậy, ngoài cách ăn phở truyền thống thì cùng với sự phát triển đa dạng các loại hình ăn uống, phở dê lại được sáng tạo thưởng thức theo một cách độc đáo.

Việc dùng bát đá để nhúng thịt dê tươi và sợi phở không chỉ khiến bát phở dê thơm ngon mà còn nóng hổi đến những giọt nước dùng cuối cùng.

Trải nghiệm khác biệt ở Hồng Hạ

Nhiều người thích lên A Lưới, nhưng ngại đường xa, cách trở núi đèo. Ít ai biết, có một điểm đến ở A Lưới chỉ cách trung tâm thành phố chừng một giờ đồng hồ chạy xe máy, nhưng mang lại rất nhiều trải nghiệm khác biệt.

Cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp níu chân du khách. Ảnh: DLAL

Cũng là du lịch gắn liền với bảo tồn giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, nhưng ở xã Hồng Hạ, có thể tìm thấy những điểm khác biệt từ một huyện vùng cao được nhiều người ví như “Đà Lạt ở Cố đô”.

8 thg 5, 2021

Hương lục bình đọng mãi trong tôi!

“Đời bềnh bồng xuôi con nước nhấp nhô/ Mặc ngày tháng đẩy xô theo sóng bạc/ Bởi tên em chỉ là loài hoa dại/ Hương lục bình còn đọng mãi trong tôi”. Là loài hoa nở vào mùa hè nhưng có thể vì cái sự lênh đênh, bất định của nó mà lục bình không được người ta nhắc nhiều như những chùm phượng vĩ đỏ rực hay sắc tím mộng mơ của bằng lăng. Thế nhưng, những bông hoa lục bình không còn xa lạ với nhiều người, mỗi lần bắt gặp chúng ở đâu đó, nó lại gợi nhớ cả một miền quê trong ký ức!

Sắc tím hoa lục bình

Về đâu làng gốm Phnôm Pi trăm năm của đồng bào Khmer vùng Bảy Núi?

Làng gốm Phnôm Pi (xã Châu Lăng, H.Tri Tôn, An Giang) là nơi duy trì nét đẹp truyền thống của đồng bào Khmer qua từng sản phẩm cà ràng (bếp củi), cà om (nồi)…

Bà Néang Nhây (71 tuổ) đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề tại làng gốm Phnôm Pi. ẢNH: DUY TÂN

4 thg 5, 2021

Lăng Minh Mạng - không gian đậm nét truyền thống ở cố đô Huế

Lăng Minh Mạng (Huế) được đánh giá là 1 trong những lăng tẩm uy nghi, đậm nét truyền thống trong những kiến trúc của triều đại nhà Nguyễn.

Quán cơm Bà Cả Đọi - nơi lưu dấu chân những lãng tử Sài Gòn

Những cư dân sống lâu năm ở Sài Gòn thích ẩm thực hương vị đồng quê Kinh Bắc với thịt kho, dưa chua, trứng đúc, cà bung… thì Tiệm cơm ĐỒNG NHÂN - Cơm Bà Cả luôn được nhắc đến. Nhiều người đi xa mấy chục năm trở về cũng được bạn bè nhắn: “Nhớ ăn giùm tôi bát canh cua rau đay của Bà Cả nha”.

Bà Cả được nhiều người biết đến không chỉ do tài nấu nướng khéo léo của bà. Thương hiệu Quán cơm Bà Cả Đọi được các lãng tử, thành viên các ban nhạc trẻ ở Sài Gòn truyền tai nhau cách đây 53 năm, rồi lan rộng ra nhiều giới đã trở thành huyền thoại đối với những người sành ẩm thực Sài Gòn.

Theo tự thuật của ký giả Trường Kỳ trong Một thời Nhạc Trẻ, ngay đầu tháng 2.1968, chiến sự căng thẳng nên chính quyền Sài Gòn ra lệnh đóng cửa các phòng trà, vũ trường. Ông (Trường Kỳ) lúc ấy đang phụ trách biên tập chương trình ca nhạc “Hippies à gogo” diễn vào thứ Bảy và Chủ nhật hàng tuần tại phòng trà Chez Jo Marcel số 67 Nguyễn Huệ, giờ tình hình như vậy nên đâm ra rảnh rỗi không có việc làm và không có tiền.

Nghề chạm bạc của người Mông ở Lao Xa

Bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông trên Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang). Những đồ trang sức bằng bạc được làm ở Lao Xa không chỉ để người Mông trong vùng làm đẹp và thể hiện sự giầu sang trong những dịp lễ, Tết, mà còn được dùng như một vật bảo vệ sức khoẻ, mang lại hạnh phúc.

Chạm khắc bạc là nghề thủ công truyền thống, có vai trò rất quan trọng trong đời sống văn hóa của bà con dân tộc vùng Cao nguyên đá Đồng Văn. Trang sức bạc là của hồi môn rất phổ biến được cha mẹ người Mông tặng con cái khi xây dựng gia đình. Vì lẽ đó, nghề chạm khắc bạc vẫn được người Mông tại đây duy trì, phát triển để tạo ra các sản phẩm phục vụ đời sống.

Tại Đồng Văn, ai cũng biết bản Lao Xa, xã Sủng Là là cái nôi của nghề chạm bạc truyền thống của người Mông. Vùng đất này tạo ra những sản phẩm chạm bạc nức tiếng trong vùng. Đã từ rất lâu, mỗi khi muốn đặt một món trang sức bằng bạc ưng ý, người dân địa phương, không chỉ riêng người Mông đều lên đường đến Lao Xa.

Những chiếc vòng cổ được chế tác tinh xảo bởi người thợ chạm bạc ở Lao Xa. Ảnh: Việt Cường/VNP

3 thg 5, 2021

Ở nơi không có sân bay, nhưng có máy bay đậu

An Giang không có sân bay?

Thật ra An Giang đã từng có không chỉ một mà đến 3 sân bay, đó là các sân bay Long Xuyên (còn gọi là sân bay Vàm Cống, nằm ở Long Xuyên), sân bay Châu Đốc (nằm ở Châu Đốc) và sân bay Thất Sơn (nằm ở Tịnh Biên). Tuy nhiên đó đều là các sân bay nhỏ, phục vụ cho mục đích quân sự và đến nay đã không còn sử dụng nữa.

An Giang có đề xuất xây dựng sân bay tại xã Cần Đăng, huyện Châu Thành và đã được Bộ Giao thông Vận tải phê duyệt quy hoạch ngày 2/6/2011, tuy nhiên đến năm 2016 dự án này đã bị loại bỏ khỏi quy hoạch giao thông 13 tỉnh Tây Nam Bộ từ nay tới năm 2030 vì không khả thi.

Tóm lại là hiện nay An Giang không có sân bay nào hết!

Nhưng vẫn có máy bay!

Máy bay YAK-40 ở khu lưu niệm Chủ tịch Tôn Đức Thắng. Ảnh: Lê Quang Dũng

Cá trê nướng cuốn rau rừng

Đồng bào Ê đê hay M’nông trên địa bàn tỉnh Đắk Nông nướng cá trê cùng với các loại gia vị tự nhiên ăn kèm rau rừng khiến món cá trở nên độc đáo, đậm đà, thơm lừng và kích thích vị giác vô cùng…

Đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ tỉnh Đắk Nông làm gia vị muối ớt đặc biệt để ướp cá

Những con cá trê bắt được ở sông suối đem về làm sạch, bỏ ruột. Cá rửa sạch với muối hoặc một nắm tro bếp chà xát lên khắp mình cá để loại bỏ chất nhờn nhớt ở da cá. Để không bị tanh, cần phải rửa sạch phần tiết cá ở bụng và 2 cục máu tanh 2 bên ngạnh cá. Người ta dùng dao khứa nhẹ những đường chéo trên thân cá để khi nướng gia vị thấm vào thịt cá cũng như chín nhanh, đều và thịt bên trong khô hơn. Sau khi sơ chế, cá được để cho ráo nước, sau đó cho gia vị ướp cá.