Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Hải Dương. Hiển thị tất cả bài đăng

25 thg 8, 2024

Chùa An Lạc: Di tích độc đáo ở huyện Tứ Kỳ (tỉnh Hải Dương)


Chùa An Lạc ở cuối làng Đông, xã Bình Lãng (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương) vẫn được người dân trong vùng quen gọi là chùa Núi. Tuy nằm ở vùng đồng bằng, nhưng ngôi chùa lại tọa lạc ở một vị trí rất độc đáo khi dựa lưng vào một quả núi đất và hướng ra dòng sông uốn khúc mà dân làng quen gọi là sông Vàng. Đây là ngôi chùa hiếm có khi nằm biệt lập với khu dân cư.

17 thg 7, 2024

Chùa cổ Dậu Trì (Ninh Giang) lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Chùa Dậu Trì ở xã Hồng Dụ (Ninh Giang) được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng năm 2014 thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật giá trị, trong đó có các tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm.

Chùa Dậu Trì

Chùa Dậu Trì toạ lạc tại đầu thôn trên một khu đất khá bằng phẳng có diện tích 424 m², quy mô tuy không lớn nhưng đồng bộ, mang dấu ấn kiến trúc truyền thống. Chùa thờ Phật theo thiền phái Đại thừa.

16 thg 7, 2024

Cổ kính đình, chùa Văn Xá (TP Hải Dương)

Nằm sâu trong khu dân cư Văn Xá, phường Ái Quốc (TP Hải Dương), đình, chùa Văn Xá khiêm nhường, nhỏ bé nhưng lại đầy ý nghĩa với cộng đồng dân cư nơi đây.

Vườn tháp tại chùa Phúc Thắng – Văn Xá

Văn Xá là một khu dân cư của phường Ái Quốc. Trải qua thời gian và các cuộc kháng chiến trường kỳ, nơi đây đã bị tàn phá nặng nề, nhưng với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhân dân đã tích cực giữ gìn và tu sửa các di tích lịch sử văn hóa. Phường hiện nay có 5 di tích cấp quốc gia thì Văn Xá có cụm di tích gồm đình và chùa được xếp hạng.

Đình Bá Liễu (TP Hải Dương) thờ vị công thần giúp vua đánh giặc Tống

Đình Bá Liễu, phường Hải Tân (TP Hải Dương) thờ hai vị Thành hoàng, trong đó có một vị công thần giúp vua đánh giặc Tống thời Lý (thế kỷ XI), được tặng phong “Trung đẳng phúc thần Đại vương”.

Đình Bá Liễu

Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Đi khắp các địa phương ở Hải Dương, tôi chợt nhận ra nhiều giếng làng - mạch nguồn sự sống của các vùng quê nghèo thuở xưa đang được các thế hệ hôm nay cải tạo, trân trọng gìn giữ.

Giếng làng ở rất nhiều thôn, khu dân cư tại Hải Dương được gìn giữ, tôn tạo

10 thg 5, 2024

Tấm gương trung hiếu, tiết nghĩa của bốn cha con họ Lê làng Mộ Trạch

Dòng họ Lê làng Mộ Trạch, xã Tân Hồng (Bình Giang, Hải Dương) có bốn cha con Lê Cảnh Tuân đều có công giúp nước dẹp giặc, sáng ngời tấm gương tiết nghĩa, trung hiếu cho thế hệ sau noi theo.

Nhà thờ dòng họ Lê làng Mộ Trạch

Họ Lê là một trong hai dòng họ lớn của làng Mộ Trạch, đến nơi đây lập nghiệp từ khá sớm. Theo “Lê thị gia phả sự tích ký” (tác giả Nguyễn Văn Nguyên dịch và chú thích), thủy tổ của dòng họ là Lê Hữu Huy, quê ở Lão Lạt, huyện Thuần Lộc, Ái Châu (Thanh Hóa). Con của cụ là Lê Như Du, lấy vợ người làng Mộ Trạch, di dời về quê vợ sinh sống. Cụ Lê Như Du sinh ra Lê Cảnh Tuân, tự là Tử Mưu, đỗ Thái học sinh (tương đương với tiến sĩ) khoa Tân Dậu (năm 1381) triều Trần Phế Đế. Có tài liệu cho rằng Lê Cảnh Tuân đỗ Thái học sinh khoa Canh Thìn (năm 1400) triều Hồ cùng với Nguyễn Trãi.

9 thg 5, 2024

Đặc sắc tín ngưỡng thờ cúng các nhân vật thời Hùng Vương ở Hải Dương

Hải Dương còn lưu giữ khoảng 100 di tích đình, đền, chùa, miếu... thờ hoặc kết hợp thờ các nhân vật thời Hùng Vương. Mỗi di tích mang quy mô, kiến trúc, sử tích khác nhau nhưng đều giàu giá trị lịch sử, văn hoá, đặc biệt là tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đặc sắc.

Nhân dân làng An Khoái, xã Tứ Cường (Thanh Miện) rước kiệu thánh quanh làng trong lễ hội truyền thống. Làng có đình An Khoái thờ Vua Hùng và các vị thành hoàng (ảnh tư liệu)

3 thg 5, 2024

Vì sao Kính Chủ - Nhẫm Dương được đưa vào hồ sơ di sản thế giới?

Mới đây, 2 di tích Kính Chủ - Nhẫm Dương (Kinh Môn, Hải Dương) đã được bổ sung vào hồ sơ đề cử quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.

Chùa Nhẫm Dương, một trong những di tích được đưa vào hồ sơ quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc trình UNESCO công nhận là di sản thế giới

Chùa Ngũ Đài - chốn tổ linh thiêng, vị trí quan trọng trong Thiền phái Trúc Lâm

Trong hệ thống các di tích có mối liên hệ mật thiết và giữ vị trí quan trọng trong Thiền phái Trúc Lâm tại Chí Linh (Hải Dương), không thể không kể đến chùa Ngũ Đài.

Chùa Ngũ Đài hiện nay nằm dưới chân núi Đống Thóc. Ảnh: Thành Chung

Trong đó, chùa Ngũ Đài cùng với hệ thống chùa ở Yên Tử, Quỳnh Lâm, Ngọa Vân (Quảng Ninh); Thanh Mai, Côn Sơn (Hải Dương) và Vĩnh Nghiêm, Mã Yên, Am Vãi, Khám Lạng… (Bắc Giang) đã tạo thành một vùng tam giác Phật giáo Trúc Lâm Yên Tử rực rỡ.

Huyền Quang tôn giả - nhà sư thi sĩ

Không chỉ là vị Tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm mà Huyền Quang Tôn giả còn là một nhà thơ lớn trên thi đàn dân tộc.

Tôn tượng Đệ Tam Tổ Huyền Quang

24 thg 1, 2024

Những chuyện ly kỳ ở ngôi đình cổ, kiến trúc độc đáo hơn 200 năm tuổi ở Thanh Miện

Xây dựng từ thời vua Gia Long năm thứ 14 (1815), đến nay đình Nại Trì ở xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) vẫn lưu giữ được nhiều nét kiến trúc độc đáo, cổ kính.

Khuôn viên đình Nại Trì

23 thg 1, 2024

TP Hải Dương từng có sân bay cỡ nhỏ

Đô thị Hải Dương xưa từng có một sân bay cỡ nhỏ nhưng không nhiều người biết đến.

Đường Hồng Quang từng được gọi là đường Tàu bay vì tại đây từng có một sân bay cỡ nhỏ

"Đường tàu bay"

Nhiều năm trước, lúc ngồi chuyện trò với mấy bác lớn tuổi gốc gác nhiều đời ở TP Hải Dương, các bác nói, nghe ông bà kể lại, ở đô thị Hải Dương xưa có một sân bay. Lúc thị xã Hải Dương thuộc quyền kiểm soát của người Pháp, các máy bay cỡ nhỏ chở quan chức Pháp thường xuyên lên xuống. Những chiếc máy bay cánh quạt "từ trên trời rơi xuống" thời ấy là một điều thật lạ lẫm. Nhưng khi hỏi lại, các bác nói, chỉ nghe kể lại, chắc chắn có, nhưng không biết sân bay đó ở đâu!

22 thg 1, 2024

Bộ tượng tam thế Phật chùa Côn Sơn trở thành bảo vật quốc gia

Ngày 18/1, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định công nhận bảo vật quốc gia (đợt 12) đối với 29 bảo vật trong toàn quốc. Hải Dương có 3 bảo vật được công nhận.

Bộ tượng Tam Thế Phật chùa Côn Sơn, niên đại thời Lê trung hưng, hiện thờ tại chùa Côn Sơn - 1 trong 3 bảo vật được Thủ tướng Chính phủ công nhận bảo vật quốc gia

8 thg 12, 2023

Hệ thống bia ký Hải Dương - Tư liệu lịch sử, văn hóa quý giá

Bia ký là thành phần quan trọng, làm phong phú thêm di sản văn hóa của Hải Dương. Nhiều tấm bia đã trở thành bảo vật quốc gia do chứa đựng những tư liệu quý về lịch sử, văn hóa.

Côn Sơn Tư Phúc Tự Bi là tấm bia bảo vật quốc gia, gắn với hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bia vào năm 1965 khi Người về thăm Côn Sơn

7 thg 12, 2023

Người dựng lại tháp đặt xá lị tổ Huyền Quang

Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang từng được dựng bằng đất nung dưới thời Trần (thế kỷ XIV). Sau năm tháng đổ nát, tháp được Thiền sư Hải Ấn dựng lại bằng đá vào năm 1719.

Đăng Minh bảo tháp, nơi đặt xá lị tổ Huyền Quang

26 thg 11, 2023

Quán Sếu ở đâu?

Quán Sếu hiện được xây dựng trên nền quán cũ, tọa lạc tại thôn Khuê Liễu, phường Tân Hưng (TP Hải Dương). Năm 2016, quán Sếu cùng với đình, miếu Sếu đã được xếp hạng di tích lịch sử cấp tỉnh.

Quán Sếu hiện nay được xây dựng trên nền quán cũ, nằm trong quần thể di tích lịch sử cấp tỉnh đình, miếu, quán Sếu

23 thg 11, 2023

Lên núi Báo Đức thăm lăng mộ cụ Nguyễn Phi Khanh

Mất ở Trung Quốc vào năm 1428, song bằng cách nào, cụ Nguyễn Phi Khanh - thân phụ Anh hùng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Trãi - đã được đưa về an táng trên núi Báo Đức, ở quê nhà Chi Ngãi, TP Chí Linh ngày nay?

Từ đỉnh núi Báo Đức có thể phóng tầm mắt ra tứ phía. Trong ảnh: Phần mộ cụ Nguyễn Phi Khanh trước năm 2015 (ảnh do Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cung cấp)

22 thg 11, 2023

Lung linh đêm Kiếp Bạc

Khu di tích Kiếp Bạc (Chí Linh, Hải Dương) về đêm cảnh sắc lung linh, huyền ảo bởi hệ thống ánh sáng đèn điện đa sắc màu trang hoàng khắp nơi.

Khác với không khí sôi động, náo nhiệt ban ngày, khu di tích Kiếp Bạc về đêm yên bình, thanh khiết, đẹp đến lạ. Từ đường vào khu di tích cho đến các khu thờ tự, các địa điểm trải nghiệm ở chốn linh thiêng này đều trở nên đặc biệt về đêm.

Mời bạn đọc cùng khám phá vẻ đẹp về đêm ở Kiếp Bạc qua ống kính của phóng viên Báo Hải Dương.

Đường vào khu di tích Kiếp Bạc về đêm

Dấu tích cầu đá cổ ở Xạ Sơn

Đó là 12 di vật về một cây cầu bằng chất liệu đá xanh nguyên khối, được phát hiện tại sân trước nhà ông Nguyễn Văn Nhương, sinh năm 1960, ở thôn Xạ Sơn, xã Quang Thành, thị xã Kinh Môn (Hải Dương).

Trang trí vân mây trên dầm cầu

12 thg 11, 2023

Sức sống nghề chạm khắc đá Kính Chủ


Nghề chạm khắc đá Kính Chủ ở thị xã Kinh Môn (Hải Dương) phát triển rực rỡ vào thời Lê (thế kỷ XIV). Trải qua bao thăng trầm lịch sử, nghề chạm khắc đá vẫn được gìn giữ và phát huy giá trị đến ngày nay
.