Hiển thị các bài đăng có nhãn rượu. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn rượu. Hiển thị tất cả bài đăng

6 thg 4, 2024

Nồng nàn hương rượu nếp cẩm men lá

Đến với thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà), một trong những thứ khiến tôi không thể quên chính là hương rượu nếp cẩm men lá của bà con dân tộc Xơ Đăng nơi đây.

Trong lần dự Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo” do Hội LHPN tỉnh tổ chức vào năm 2022, tôi biết đến rượu nếp cẩm ở thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo. Lần đó, sản phẩm rượu nếp cẩm men lá của chị Y Hoa ở thôn Kon Jong đã nhận được sự đánh giá cao từ ban giám khảo.

Để tìm hiểu sâu hơn về nếp cẩm, mới đây, tôi đến thôn Kon Jong, xã Ngọc Réo. Đến nhà chị lúc quá trưa, nhưng tôi thấy chị Y Hoa tất bật chuẩn bị nấu rượu, với củi, ghè, lá chuối và các nguyên vật liệu.

23 thg 10, 2023

H’Juel - người đưa rượu cần M’nông vươn xa

H’Juel tâm huyết đưa rượu cần, thổ cẩm, sản phẩm đan lát, ẩm thực… của người M’nông vươn xa hơn. Cô gái M’nông H’Juel ở phường Nghĩa Trung, TP. Gia Nghĩa (Đắk Nông) không ngừng nỗ lực tìm tòi, sáng tạo để đạt được mong ước ấy…

Nỗ lực học lấy những cái tinh túy

H’Juel cũng không biết từ khi nào mà rượu cần, thổ cẩm “cuốn” lấy mình. H’Juel nhớ, hơn 10 năm trước, bên bếp lửa bập bùng, chị ngồi với mẹ chồng ủ ché rượu đầu tiên của mình. Mẹ chồng chị là người có tiếng ủ rượu ngon. Bà động viên chị hãy tự mình trộn cơm rượu để ủ. Vì muốn vị ngọt hay đắng cay nhiều tùy thuộc vào tỷ lệ trộn nguyên liệu khác nhau. Mẹ chị bảo, rượu M’nông phải ủ làm sao cho có vị đắng, cay, ngọt nhưng không chua. Vậy là đêm đó, chị và mẹ chồng ủ riêng mỗi người một ché khác nhau.

3 thg 10, 2023

Độc đáo cách làm rượu cần của người M'nông

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ở Tây Nguyên nói chung, người M'nông ở Đắk Nông nói riêng, những nét văn hóa truyền thống luôn được họ lưu giữ qua chiều dài thời gian, trong đó có nghề làm rượu cần truyền thống.

Theo quan niệm của người M'nông, rượu cần là thức uống thường sử dụng trong những dịp cúng tế thần linh, lễ, Tết hay dùng để tiếp đón khách quý. Đây cũng là một nét văn hóa đặc trưng được nhiều bon làng người M'nông còn lưu giữ. Thế nhưng, nói đến cách thức làm rượu cần và để có được ché rượu cần ngon thì không phải ai cũng biết. Đây là một quá trình công phu, kỹ lưỡng nhưng không kém phần độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống trong ẩm thực và đời sống của đồng bào.

5 thg 2, 2023

Về Thành Lâm thưởng thức hương nồng rượu cần men lá

Những ngày đầu xuân, có dịp đến thôn Tân Thành, xã Thành Lâm (Bá Thước), thưởng thức hương vị rượu cần men lá mới thấm thía hết chất men say của núi qua vò rượu cần của đồng bào Thái nơi đây. Một thức uống không chỉ thuộc sinh hoạt văn hóa ẩm thực mà rộng hơn đó còn là phương tiện, biểu tượng tính liên kết cộng đồng và lòng mến khách của đồng bào trong những dịp lễ, hội hay tết đến, xuân về.

Ông Hà Khắc Tiệp, ở thôn Tân Thành, xã Thành Lâm (Bá Thước) hướng dẫn du khách làm rượu cần.

19 thg 4, 2022

Rượu đế Gò Đen - đệ nhất tửu của đồng bằng sông Cửu Long

Nếu có dip đi du lịch Long An về với Bến Lức ghé làng nấu rượu đế Gò Đen nức tiếng. Được nhấp chén rượu cay nồng nổi tiếng này, cùng nghe câu chuyện thời cuộc của thương hiệu rượu được mệnh danh là mỹ tửu của miền Nam thật sự là một trải nghiệm thú vị.

Ai đã từng một lần nếm rượu đế Gò Đen đều phải công nhận rằng đó là loại rượu hoàn toàn xứng đáng đứng nhất nhì trong hàng “danh tửu” trời Nam. Rượu Gò Đen gắn liền với lịch sử hình thành địa danh Gò Đen, nó có một bề dày lịch sử và truyền thống sản xuất lâu đời và đã một thời nó là niềm tự hào của người dân Long An nói riêng và người dân Miền Tây nói chung.

Địa danh Gò Đen có từ sau khi Chúa Nguyễn khai phá đất phương Nam, vùng này gò cao, đất đen nên mới gọi là Gò Đen. Gò Đen là cửa ngõ giao thông từ Sài Gòn đi các tỉnh miền Tây Nam Bộ. Năm 1918, vùng đất này chính thức gọi là Quận Gò Đen Tỉnh Chợ Lớn và thay đổi nhiều tên gọi khác nhau: Gò Đen, Trung Quận, Bến Lức, Trung Huyện.

4 thg 10, 2021

Rượu sim Bùi Hui

Cánh rừng sim Bùi Hui ở xã Ba Trang (Ba Tơ) trở nên quý giá với đồng bào dân tộc Hrê, khi họ đang được chính quyền hỗ trợ để từ những mùa sim sau, sẽ mang ra thị trường giới thiệu một sản phẩm rượu sim gắn với tên làng: Rượu sim Bùi Hui...

Với khoảng 20ha, năm nay, đồi sim Bùi Hui ở xã Ba Trang lần đầu tiên đã giúp cho đồng bào Hrê có thêm thu nhập. Mùa sim chín vừa qua, mỗi ngày bình quân mỗi nhà trong ngôi làng có thu nhập từ 300.000 - 500.000 đồng từ việc hái sim chín bán cho thương lái.

Một phần trong số sim thu hoạch được người làng đưa vào làm rượu sim dưới sự hướng dẫn kỹ thuật chế biến của Hội LHPN huyện Ba Tơ. Những quả sim chín mọng sau khi rửa sạch, có nhà thì bóp nhuyễn sim, có người thì để nguyên quả cho vào hũ, rồi cho đường ngâm thành rượu sim.

Đồng bào Hrê ở Bùi Hui, xã Ba Trang (Ba Tơ) đã biết cách làm rượu sim.

14 thg 8, 2021

Hương rượu Nai Buih

Uống một hơi rượu nếp than do Nai Buih mời, tôi nghe hương rượu thơm nồng, ngọt thanh như thấm vào từng tế bào trong cơ thể. Không khó hiểu, từ lâu, rượu nếp than Nai Buih không chỉ nổi tiếng ở địa phương mà còn lan xa.

Nổi tiếng nhờ chắt lọc kinh nghiệm

Từng nghe danh về rượu nếp than do ông Nai Buih ở làng Krơk, xã Ngọc Réo (huyện Đăk Hà) sản xuất, nhưng trước đây tôi không có dịp thưởng thức. Chuyến công tác mới đây về xã Ngọc Réo khi nghe đề cập đến rượu nếp than, ông A Wiên - Phó Chủ tịch UBND xã bố trí cán bộ dẫn tôi đến gặp Nai Buih.

Thật may, lúc chúng tôi đến nhà, Nai Buih đang phơi cơm nếp, trộn men ủ rượu nếp than. Thấy khách đến, Nai Buih bỏ dở công việc, rửa tay, đon đả trải chiếu, pha trà mời khách. Ngồi tỉ tê chuyện rượu nếp, Nai Buih liền mở tủ lạnh lấy chai rượu nếp than rót một ly đầy mời tôi thưởng thức. Trời nóng, lại đi đường xa, uống ly rượu nếp ướp lạnh chua chua, ngọt ngọt, tôi cảm thấy trong người mát mẻ, tươi tỉnh hẳn ra.

Ông Nai Buih giới thiệu về bánh men. Ảnh: V.N

11 thg 5, 2021

Rượu cần men lá của người Brâu

Không như một số DTTS làm men chỉ đơn giản từ một vài loại lá rừng, men rượu cần của người Brâu là sự kết hợp hài hòa trên mười loại cây với các bộ phận thân, lá, rễ, củ khác nhau; cho ra thứ nước cốt thơm cay, nồng đượm.

Vì đặc trưng men lá, nên rượu cần của người Brâu nồng đượm, thơm ngon, mang hương vị rất riêng. Nhờ tổng hợp nhiều loại cây lá, mỗi loại có đặc tính, công dụng khác nhau nên rượu cần men lá của người Brâu có tác dụng tiêu hóa tốt, trợ lực, bồi bổ sức khỏe.

Các loại cây lá rừng để làm men rượu cần. Ảnh: N.H

7 thg 1, 2021

Rượu cần M’nông ở Đắk Búk So

Những ngày cuối năm, Tổ hợp tác (THT) sản xuất rượu cần bon Bu N’Drung, xã Đắk Búk So, huyện Tuy Đức đang tất bật ủ hơn 200 ché rượu cần để phục vụ thị trường mùa giáng sinh. Mỗi thành viên đều khẩn trương làm các công đoạn trong quy trình ủ rượu cần như nấu cơm, phơi ché, giã men, trộn trấu… 

Chị Thị Nuy, thành viên trong THT chia sẻ: “Mùa lúa của bon làng mới vừa gặt xong nên các thành viên trong tổ cũng tranh thủ làm rượu cần. Nguyên liệu địa phương giúp làm ra những ché rượu cần chất lượng, thơm ngon, mang hương vị riêng của người M’nông nơi đây”. 

Men rượu cần do chính đồng bào M'nông nơi đây làm bằng lá và vỏ cây rừng 

30 thg 12, 2020

Rượu cần của người Ê đê

Văn hóa ẩm thực của người Ê đê từ bao đời nay vô cùng phong phú và đa dạng, không chỉ độc đáo từ các món ăn mà các thức uống cũng được đồng bào chế biến một cách công phu, hấp dẫn. 

Trong đó, rượu cần là một trong những thức uống như thế, đã tạo nên nét đặc trưng riêng, được nhiều người yêu thích bởi mùi vị thơm nồng khó tả. Tuy nhiên, cách thức uống rượu cần của người Ê đê ở Tây Nguyên không phải ai cũng biết. 

Thưởng thức rượu cần trong lễ hội của đồng bào Ê đê 

9 thg 3, 2020

Thơm ngon rượu ghè nếp than Y Gar

Từng uống rượu ghè nếp than ở nhiều nơi, nhưng chưa ở đâu tôi thấy rượu ghè nếp than có nét đặc trưng riêng như rượu ghè nếp than của bà Y Gar, thôn Kon Sờ Lạc 2, xã Đăk Ruồng, huyện Kon Rẫy. Nét đặc trưng của rượu này là: Thơm ngọt, lại đăng đắng... rất khó quên!
Ông nói chí phải!
Mặc dù trên địa bàn xã Đăk Ruồng có nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sản xuất rượu ghè, nhưng khi nói đến rượu ghè, người ta thường nhắc đến thương hiệu rượu ghè của bà Y Gar ở thôn 12 (Kon Sờ Lạc 2). Có lẽ vì vậy, khi thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm, UBND xã Đăk Ruồng nghĩ ngay đến rượu ghè bà Y Gar.

Qua sự giới thiệu của UBND xã, tôi cùng anh Nguyễn Văn Bình (Văn phòng Đảng ủy Đăk Ruồng) đến nhà bà Y Gar trong buổi chiều muộn. Khi đến nhà, gặp lúc bà đi làm rẫy chưa về. Tranh thủ thời gian chờ đợi, tôi được ông A Phương (chồng bà) tiếp chuyện. Ông kể rằng, để giúp vợ làm rượu ghè, ông thường lên rẫy chặt cây h’nham đem về lột lấy vỏ giã với ớt và trộn với bột gạo, nặn từng cái bánh, ủ cho lên men rồi đem bánh men phơi khô. Khi làm rượu ghè, đem bánh men bóp nhỏ hoặc giã thành bột trộn với cơm nếp than, cơm gào hay gạo tẻ... để mươi ngày là thành rượu nếp than, rượu gào hay rượu gạo tẻ.

9 thg 2, 2020

Nồng nàn rượu nếp Cút

Hương rượu nếp Cút nồng nàn, ngọt lịm vị quê hương đã được tạo nên theo cách rất riêng để trở thành thức uống đặc sản mà không phải ai cũng một lần được thưởng thức.aBên chén rượu nếp đầu xuân với vị thơm nồng đặc trưng, ông Nguyễn Văn Sơn - người đã giữ nghề ủ rượu nếp Cút “Hạ thổ bách nhựt” của gia đình được lưu truyền suốt hơn 100 năm qua, chậm rãi kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện thú vị của loại rượu quý này.

Nếp quý làm nên rượu ngon 


Rượu nếp Cút được làm từ loại gạo đúng như tên gọi của rượu. Không giống như lúa và các loại nếp khác, nếp Cút rất khó trồng, thời gian trồng kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9 âm lịch. Năng suất đạt thấp, nhưng bù lại nếp Cút rất thơm ngon mà không có loại nếp nào sánh được. Lạ ở chỗ, giống nếp Cút được trồng ở vùng đất dưới nguồn suối khoáng nóng Nghĩa Thuận (Tư Nghĩa) thì chất lượng mới đạt ngưỡng tuyệt hảo. 

Ông Nguyễn Văn Sơn bên sản phẩm rượu nếp Cút "Hạ thổ bách nhựt" được gia đình ông lưu truyền hơn 100 năm nay. ẢNH: THIÊN VƯƠNG 

9 thg 5, 2019

Thơm ngon rượu ghè làng Kon Jơ Ri

Cũng như bao cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số khác trên địa bàn tỉnh, người Ba Na ở làng Kon Jơ Ri (xã Đăk Rơ Wa, thành phố Kon Tum) có truyền thống làm rượu ghè. Họ không rõ biết làm ra rượu ghè từ khi nào, chỉ biết rằng từ lâu lắm rồi, tổ tiên, ông bà họ đã biết làm rượu ghè để tế thần linh và cùng nhau thưởng thức. Và, từ lâu nghề nấu rượu ghè trở thành truyền thống nhằm phục vụ đời sống tín ngưỡng và sinh hoạt cộng đồng của người Ba Na nơi đây.
Kon Jơ Ri là làng của người Ba Na di cư từ xã Đăk Blà (thành phố Kon Tum) sang xã Đăk Rơ Wa lập nghiệp từ nhiều năm trước. Ngôi làng nằm trên một khu đất cao ráo và tương đối bằng phẳng, với một không gian thoáng đãng, mặt hướng ra dòng sông Đăk Bla có cánh đồng phù sa màu mỡ thẳng cánh cò bay.

Sống giữa núi đồi và bên dòng sông Đăk Bla miên man con nước ngược xuôi, người Ba Na ở đây rất chân chất và dễ gần. Trong đời sống sinh hoạt của người dân, rượu ghè là phẩm vật không thể thiếu để họ dâng lên thần linh trong các dịp lễ hội và cùng nhau thưởng thức nhằm thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng.

14 thg 10, 2018

Lên Bắc Hà khó cưỡng rượu ngô Bản Phố

Lên Bắc Hà, du khách sẽ có một trải nghiệm đáng nhớ được xem đồng bào nấu rượu ngô nhấm nháp ly rượu thơm nồng, để rồi khó quên vị rượu ngô Bản Phố.

Ngô là thành phần chính để nấu rượu. Tuy nhiên, để làm nên hồn cốt hương vị đặc trưng của rượu ngô truyền thống Bản Phố không thể thiếu men rượu.

8 thg 8, 2018

Gìn giữ hương rượu cần truyền thống

Về trung tâm thị trấn Đăk Rve, huyện Kon Rẫy, đi qua chiếc cầu dây văng giữa thị trấn yên bình là địa phận thôn 5, chúng tôi ghé vào ngôi nhà đối diện với chiếc cầu này, hỏi thăm bà Y Minh sinh năm 1956, dân tộc Xơ Đăng. Nhắc đến bà, người dân ở đây ai cũng biết bởi bà rất tâm huyết với việc giữ gìn nghề rượu cần truyền thống.

Sinh ra và lớn lên tại xã Diên Bình, huyện Đăk Tô, từ khi còn nhỏ, bà Y Minh đã được mẹ dạy cho cách ủ rượu cần truyền thống bằng nhiều nguyên liệu khác nhau như: bo bo, mì, nếp than… Lớn lên, bà làm công nhân Công ty Thương nghiệp cấp III của huyện Kon Plông tại thị trấn Đăk Rve hiện nay. Đến năm 1977, bà lập gia đình và sinh sống ở thị trấn này cho đến tận bây giờ.

Bà Y Minh tâm sự: Để làm được một ghè rượu cần, bà tự lên rừng tìm nguyên liệu về làm men ủ rượu. Dù đi đâu, làm công việc gì, thì sau khi trở về nhà, bà cần mẫn chọn kỹ những vỏ cây, lá cây, rễ cây rừng để làm men. Men rượu cần thường được làm từ cây plo - loại cây có thân dây leo, lá mỏng. Đây là loại cây rừng có mùi thơm, vị hơi cay.

1 thg 6, 2018

Ngất ngây hương vị rượu cần S’tiêng

Rượu cần của đồng bào S’tiêng có hương vị nồng nàn khác biệt bởi được tạo nên từ vị đắng, vị ngọt, vị cay của cây rừng. Đồng bào S’tiêng đã khéo léo quyện hương vị của cây rừng vào từng bánh men. Nhờ vậy khi “hút” một cần rượu S’tiêng, ta nghe đâu đây hương vị núi rừng tràn về ngây ngất bờ môi.

“Ai lên phố núi Bù Đăng ấy, rượu uống mềm môi chẳng muốn về”. Đó là lời ca của người Bù Đăng quảng cáo về đặc sản quê mình - rượu cần, vừa để giữ chân và thu hút khách gần xa ghé thăm. Gió núi dịu nhẹ, men rượu cần nồng nàn đưa môi, người ta cứ lâng lâng ngất ngây cùng tiếng cồng chiêng, thả hồn bồng bềnh bên lửa trại bập bùng. Tiếng cồng chiêng, lời hát dân ca của người S’tiêng văng vẳng bên tai, tất cả quyện vào nhau khiến lòng người lâng lâng, ngây ngất bên những nét văn hóa lạ - quen của núi rừng.


13 thg 5, 2018

Lâu đài rượu vang - điểm đến ở Phan Thiết

Tọa lạc tại Phan Thiết, Bình Thuận, lâu đài Rạng Đông mê hoặc các tín đồ yêu du lịch bởi vẻ đẹp kiến trúc cung điện Châu Âu cùng những ly vang đậm đà.

Lâu đài Rạng Đông được rất nhiều bạn trẻ chọn làm nơi đến vào những ngày lễ tết và trong hành trình du lịch trải nghiệm của mình

3 thg 4, 2018

Rượu đế Gò Đen – Đệ nhất tửu ĐBSCL

Rượu đế Gò Đen được mệnh danh là mỹ tửu của vùng đất trù phú về sản lượng lúa nếp Long An. Rượu trong như nước mưa, càng để lâu uống càng ngon, vị cay nồng làm say lòng bao người thưởng thức.

Rượu đế Gò Đen, Long An

Rượu nồng ai uống cùng ta
Bao nhiêu giọt thắm nét hoa phai màu.

18 thg 2, 2018

Ngọt thơm rượu hoẵng của người Dao

Rượu hoẵng của đồng bào Dao đỏ Yên Bái có mùi thơm dịu nhẹ của gạo nếp nương, với loại men truyền thống làm từ vị thuốc quý.

Để làm rượu hoẵng, quan trọng nhất là phải có gạo nếp nương thơm ngon. Gạo nếp trước khi xôi phải được ngâm qua đêm, vò đãi sạch, để ráo nước cho vào chõ đồ chín. Xôi sau khi chín được đổ ra chiếc nia có rải lớp lá chuối phía dưới, đợi xôi nguội thì tiến hành lên men.

Tuy nhiên, theo những người có kinh nghiệm trong việc làm rượu hoẵng thì độ nóng nguội của xôi để lên men cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng của rượu. Xôi nếu lên men khi còn quá nóng dễ làm rượu bị chua, hoặc để nguội quá cũng không thể thành rượu được.


Rượu hoẵng được sử dụng trong những dịp lễ tết, cưới xin hay vào nhà mới. 

10 thg 1, 2018

Làng rượu men lá Con Cuông rộn ràng vào vụ Tết

Đến hẹn lại lên, vào dịp Tết đến xuân về, làng nấu rượu men lá bản Phục, xã Đôn Phục (Con Cuông) hối hả vào mùa sản xuất phục vụ nhu cầu cuối năm. 

Những ngày này, vào bất cứ nhà nào trong xã cũng bắt gặp cảnh người dân đang chẻ củi, đắp lò, tất bật nấu rượu để phục vụ dịp Tết. Với vùng đất được mệnh danh là “đất rượu” này, Tết dường như đến sớm hơn.
Chúng tôi đến thăm gia đình bà Lang Thị Thân, một trong những hộ có truyền thống nấu rượu từ nhiều đời nay. Bà Thân cũng là người đầu tiên đưa rượu men lá của bản bán ra các địa phương lân cận. Bà Thân cho biết, những ngày giáp Tết, số lượng rượu gia đình sản xuất thường tăng gấp đôi, gấp ba nhưng vẫn không đủ để bán. 

Nguyên liệu để nấu rượu là các loại lá rừng được rửa sạch, chặt nhỏ rồi đem phơi khô. Ảnh: Minh Hạnh