26 thg 7, 2024

Bánh mần dè - đặc sản khó tìm ở Châu Đốc

Bánh mần dè nguồn gốc từ Campuchia, là đặc sản Châu Đốc nhưng không dễ tìm bởi ít người làm và nguyên liệu không phổ biến.

Nguyên liệu chính để làm bánh là bột cây mần dè phổ biến ở Campuchia. Loại cây này trồng lâu năm mới cho bột, vì vậy, người làm bánh phải tìm mối quen mới có thể nhập bột mần dè về làm. Bột cây được pha làm vỏ bánh, trong ngần, ăn giòn và cảm giác mát lạnh. Nhân bánh là đậu xanh xay nhuyễn.

Để thưởng thức món bánh này ở Châu Đốc, du khách có thể đến xe bán bánh của chị Mai Ngọc, ở đường Nguyễn Văn Thoại, bên hông chợ Châu Đốc. Đây là một trong số ít những xe bánh mần dè trong vùng.

Bánh mần dè với lớp bột mần dè bọc nhân đậu xanh, ngọt, mát. Ảnh: Trạm Châu Đốc

Chân trần bước đi trong chùa cổ 1.000 năm tuổi ở Hà Nam

Chùa Địa Tạng Phi Lai Tự nằm yên bình giữa những mảng xanh của núi rừng Hà Nam.

Cách Hà Nội hơn 70 km, chùa Địa Tạng Phi Lai Tự là một điểm đến tâm linh độc đáo ở thôn Ninh Trung, xã Liêm Sơn, Thanh Liêm, Hà Nam. Ngôi chùa cổ có lịch sử hơn 1.000 năm mới được xây dựng lại vào năm 2015.

Hàng xôi xéo 'thần tốc' ở Hà Nội ngày bán 1000 suất, khách xếp hàng vây quanh

Quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hà Nội) là địa chỉ "làm mưa làm gió" trên mạng xã hội và từng lên sóng truyền hình Hàn Quốc với hình ảnh chủ quán cắt xôi "thần tốc", khách xếp hàng kín xung quanh chờ mua.

7 giờ sáng, quán xôi Mây trên phố Hàng Bài (Hoàn Kiếm, Hà Nội) tấp nập thực khách đến mua. Nhiều du khách quốc tế cũng xếp hàng, háo hức xem cô chủ quán thể hiện "kỹ nghệ" cắt xôi xéo "thần tốc". Cả chục người vây quanh sạp hàng, chăm chú quan sát, chụp hình và quay video chủ quán thoăn thoắt chia xôi, thái đậu xanh, cắt giò chả.

Quán xôi này là của bà Mây, nay được giao cho con gái - chị Ngọc Anh. Chị Ngọc Anh sinh ra và lớn lên ở vùng đất làm xôi nổi tiếng thuộc làng Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội). Tính đến nay, chị đã có hơn 20 năm cùng mẹ mưu sinh, rong ruổi khắp hè phố Hà Nội với những thúng xôi nóng hổi.

Món đặc sản ở An Giang, khách thấy tên tưởng viết sai chính tả

Vùng Tri Tôn, An Giang có món đặc sản bò xào kiến vàng với lá chha ca dao. Món ăn này thu hút nhiều thực khách tới Tri Tôn để thưởng thức.

Kiến là loại côn trùng "tí hon" được sử dụng để làm thành đặc sản ở nhiều tỉnh, thành Việt Nam. Nếu ở Mai Châu (Hòa Bình) nổi tiếng với nộm kiến chua, Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có thịt bò kiến đốt, vùng đất Gia Lai có muối kiến vàng... thì ở Tri Tôn (An Giang), kiến được sử dụng làm nguyên liệu của món bò xào kiến vàng với lá chha ca dao.

Ba nguyên liệu chính của món ăn này là thịt bò, kiến vàng và lá chha ca dao.

25 thg 7, 2024

Dạo một vòng chợ quê Thổ Hà tìm đặc sản độc lạ Bắc Giang

Bắc Giang - Nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng, chợ quê Thổ Hà (xã Vân Hà, Việt Yên) là điểm đến mang những nét ẩm thực đặc sắc của địa phương.

Ai đã từng về Thổ Hà đều sẽ nhớ, ngoài bánh đa nem, làng cổ này còn có nhiều món ăn rất độc đáo, khó tìm ở những địa phương khác. Những món ăn này không tìm thấy ở hàng, quán cầu kỳ mà thường chỉ xuất hiện trong những quán nhỏ ở chợ quê Thổ Hà họp vào mỗi sáng sớm.

Hột vịt lộn Thu Hà nức tiếng Biên Hòa ngon cỡ nào mà giá 12.000 đồng/trứng?

Nhắc tới món hột vịt lộn, nhiều người dân Biên Hòa (Đồng Nai) và du khách đều đã nghe tới cái tên Thu Hà. Hột vịt lộn Thu Hà vị ngon nức tiếng, lâu đời, giá ngang ngửa với các hàng quán tại trung tâm TP.HCM.

Theo lời bà chủ, quán mở ngót nghét 42 năm, bà được truyền lại nghề từ mẹ - Ảnh: Tô Cường

Lạc vào động Tiên Cảnh giữa núi rừng Tây Bắc

Giữa núi rừng Tây Bắc trập trùng, động Tiên Cảnh ở huyện Bảo Yên, Lào Cai được ví như ngọc quý bởi sự kỳ vĩ đầy mê hoặc của những khối thạch nhũ hàng nghìn năm tuổi.

Với những vẻ đẹp kỳ vĩ, động Tiên Cảnh là điểm đến thú vị của những du khách ưa trải nghiệm Tây Bắc. Ảnh: Vân Thảo

Để khám phá động Tiên Cảnh, chúng tôi được bà con đồng bào dân tộc Dao ở xã Xuân Thượng (Bảo Yên) dẫn theo con đường nhỏ lổn nhổn sỏi đá chạy dọc bìa rừng.

Thảo nguyên xanh bạt ngàn hoa cỏ ít người biết ở Bắc Kạn

Thảo nguyên Sam Chiêm hấp dẫn du khách bởi những triền cỏ xanh mướt, ngập tràn hoa lá, thích hợp để cắm trại, dã ngoại và chụp hình.

Thảo nguyên Sam Chiêm nằm ở xã Hiệp Lực, huyện Ngân Sơn, cách trung tâm thành phố Bắc Kạn khoảng 30 km. Nơi đây là một quần thể những trảng cỏ, đồi cỏ xanh ngút ngàn, mang một tên gọi khác nghe rất duyên là “Đồi Tình”.

Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá thu hút du khách đến Cao Bằng

Đến Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng vào lễ hội dịp này, du khách được trải nghiệm và nghe những câu chuyện về tổ ong đá nhiều thú vị.

Người dân gánh những sáp ong đến tham dự lễ hội. Ảnh: Nguyên Bình

Lần đầu tiên Lễ hội Thu hoạch sáp ong đá được tổ chức tại xóm Hoài Khao, huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng nhằm bảo lưu và tôn vinh một di sản văn hoá phi vật thể.

24 thg 7, 2024

Độc đáo Lễ hội tấc ka coong

Ngày 16/5, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, UBND huyện A Lưới tổ chức chương trình tái hiện trích đoạn sân khấu hóa Lễ hội tấc ka coong - cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế.

Lễ hội Tấc ka coong – cúng thần núi của dân tộc Cơ Tu được tái hiện lại trong ngày hội. Ảnh: Tường Vi - TTXVN

Say lòng khúc hát, điệu múa dân gian dân tộc Thổ


Dân ca, dân vũ là yếu tố quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của các cộng đồng dân tộc thiểu số ở miền núi Nghệ An. Lâu nay các làn điệu dân ca, dân vũ và những khúc hát đồng dao của đồng bào dân tộc Thổ ở làng Mo Mới, xã Nghĩa Xuân, huyện Quỳ Hợp được bảo tồn, truyền dạy với mong muốn tôn vinh, phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Thổ.

Đặc sắc Lễ hội đánh cá Đồng Hoa

Sáng 29/6, tại Đầm Vực thuộc xã Xuân Viên, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, hàng nghìn người dân địa phương và du khách nô nức tham gia Lễ hội đánh cá Đồng Hoa. Đây là ngày hội mang đậm màu sắc dân gian độc đáo, với ý nghĩa khuyến nông, khuyến ngư, phát triển nông nghiệp, nông thôn. 

Sau tiếng trống khai hội, hàng nghìn người dân mang theo nơm, vó, vợt... cùng lao xuống Đầm Vực để đánh bắt cá. Ảnh: Hoàng Ngà - TTXVN

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Dân tộc Cống là một trong những dân tộc ít người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển và hội nhập, mặc dù có nhiều thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần nhưng cộng đồng người Cống vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng riêng, đặc biệt là nét đẹp trong trang phục truyền thống. 

Phụ nữ dân tộc Cống may trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

23 thg 7, 2024

Trekking xuyên rừng tới thảo nguyên Tà Giang kỳ vĩ ở Khánh Hòa

Khánh Hòa - Tà Giang là cung đường trekking lý tưởng cho trẻ em hoặc những người mới bắt đầu bộ môn leo núi.

Tà Giang là một thôn nhỏ ở xã Thành Sơn, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa. Không nổi tiếng bởi độ khó hay hiểm trở như những cung đường trekking Bạch Mộc Lương Tử, Tà Chì Nhù… Tà Giang là lựa chọn lý tưởng cho những người mới tập leo núi hoặc muốn hòa mình vào thiên nhiên, xả stress sau những giờ làm việc căng thẳng. Ảnh: NVCC

Hoàng Su Phì – Điểm hẹn mùa nước đổ

Hằng năm vào mùa nước đổ (cuối tháng 5, đầu tháng 6) và mùa lúa chín (cuối tháng 9, đầu tháng 10) là 2 dịp mà nườm nượp du khách tìm đến Hoàng Su Phì (Hà Giang) để chiêm ngưỡng những thửa ruộng bậc thang kỳ vỹ. Vào những thời điểm này, du khách được chiêm ngưỡng các thửa ruộng bậc thang uốn lượn trùng điệp, chạy dài từ ven suối lên đỉnh núi và xen lẫn những cánh rừng nguyên sinh, những nương chè cổ thụ và những dòng sông, khe suối, tạo thành bức tranh thiên nhiên hài hòa, nhiều màu sắc.Dưới đây là hình ảnh ghi lại vẻ đẹp của Hoàng Su Phì vào mùa nước đổ- thời điểm nước bắt đầu tràn về “đánh thức” vùng đất phía Tây Hà Giang sau những ngày khô hạn.

Hoàng Su Phì là huyện vùng cao phía Tây tỉnh Hà Giang. Toàn huyện có 24 đơn vị hành chính, bao gồm 23 xã và 1 thị trấn, với tổng diện tích tự nhiên là 63.238,06 ha, dân số 68.416 người (năm 2023). Là địa phương vùng cao có nhiều thành phần dân tộc cùng sinh sống, địa hình chia cắt mạnh, giao thông không thuận tiện, thời tiết khí hậu khắc nghiệt, nên từ bao đời nay canh tác nông nghiệp là một trong lĩnh vực chiếm tỷ lệ chủ yếu trong cơ cấu kinh tế của huyện

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.

Nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 6 km nên du khách có thể dễ dàng ghé thăm thôn Tha

Lưu giữ nghề dệt thổ cẩm của đồng bào Lào ở Điện Biên

Nằm yên bình bên dòng Nậm Núa, bản Na Sang 1 và 2, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên (tỉnh Điện Biên) là nơi sinh sống của gần 200 hộ đồng bào dân tộc Lào. Hiện nay, cộng đồng người dân tộc Lào ở Na Sang vẫn còn lưu giữ nghề truyền thống dệt thổ cẩm. Ban đầu, người dân chỉ dệt trang phục cho bản thân, tuy nhiên, những năm gần đây, nhận thấy nghề dệt không chỉ là bản sắc mà còn mang lại nguồn thu nhập ổn định, nhiều phụ nữ ở đây đã cùng nhau gìn giữ, phát huy nghề truyền thống của dân tộc mình. 

Phụ nữ dân tộc Lào truyền dạy nghề dệt vải thổ cẩm cho thế hệ trẻ. Ảnh: Xuân Tư – TTXVN

22 thg 7, 2024

Chuyện một chiếc cầu đã gãy... 3 lần!

Cầu Mới

Cầu Hóa An nằm trên địa bàn TP Biên Hòa, một đầu cầu nằm ở địa bàn phường Hóa An, đầu kia nằm ở phường Hòa Bình. Do đó cầu có tên là Hóa An. Thế nhưng người dân Biên Hòa vẫn quen gọi cầu này là Cầu Mới.

Cầu Hóa An năm 2010. Ảnh Phạm Hoài Nhân

Nhẹ Dăk - Nghi lễ nối duyên của trai gái dân tộc Giẻ Triêng

Dân tộc Giẻ Triêng sinh sống chủ yếu ở tỉnh Kon Tum. Đồng bào nơi đây còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, tiêu biểu, trong đó có tập tục trong cưới xin. Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người.

Nhà trai mang lễ vật cưới sang nhà gái

Theo truyền thống, ngay từ khi mới sinh ra, hầu hết những đứa trẻ sẽ được cha mẹ định ước hôn nhân, 2 gia đình sẽ qua lại với nhau. Lớn lên, sau khi nghe lời khuyên răn và dạy dỗ của cha mẹ, họ hàng, người thân, đôi trai gái thống nhất tiến tới hôn nhân, họ sẽ thông báo cho gia đình của mình biết và cùng nhau chuẩn bị cho đám cưới.

Nghề đan gùi của người Chăm ở Lạc Tánh

Đan lát là một nghề thủ công truyền thống của người Chăm ở thị trấn Lạc Tánh, huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận. Các sản phẩm của đan lát gồm có thúng, mủng, nia, giỏ đựng chén, đĩa, giỏ đựng cá… Bên cạnh đó, người Chăm còn làm nghề đan lưới để đánh bắt cá. Tuy nhiên hiện nay, người Chăm chỉ còn bảo tồn nghề đan lát gùi để phục vụ cho nhu cầu sử dụng hằng ngày. Để làm ra một cái gùi hoàn chỉnh, đòi hỏi người thợ cần phải có tính kiên nhẫn, tỉ mỉ và khéo léo cùng với kinh nghiệm được tích lũy nhiều năm.

Nguyên liệu làm gùi

Nguyên liệu chính để làm gùi là cây lồ ô, cây tre và dây mây. Nguồn nguyên liệu này, được khai thác tại chỗ trong khu rừng Tánh Linh. Lựa chọn những cây lồ ô thẳng, không quá già hoặc quá non chặt mang về nhà để làm nguyên liệu đan gùi. Cây lồ ô được xử lý bằng cách ngâm dưới nước suối để không bị mối, mọt gây hại. Cây tre chặt ra thành từng đoạn, chẻ ra và vót mỏng tách lớp vỏ để làm nguyên liệu đan.

Gùi - nét văn hóa đặc sắc của đồng bào ở Tây Nguyên

Từ xa xưa, đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đã gắn bó với chiếc gùi. Gùi gắn liền với đời sống sinh hoạt, lao động của đồng bào nơi đây, tạo thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên và được duy trì bền bỉ cho đến nay.

Bức tranh đan gùi đầy màu sắc ở làng Mrông Ngó 4, xã Ia Ka (huyện Chư Păh).

Đồng bào Tây Nguyên không biết gùi có tự bao giờ. Họ chỉ biết nó đã có từ rất lâu đời, được cha ông truyền lại cho những người đàn ông trong gia đình. Theo thời gian, nó gắn liền với phụ nữ DTTS ở nơi đây. Về các buôn làng ở Tây Nguyên, không khó để bắt gặp hình ảnh những cô sơn nữ hay những phụ nữ tóc đã nhuốm màu thời gian mang gùi trên vai đi khắp các nẻo đường đất đỏ bazan.

21 thg 7, 2024

Phát huy di sản của Hoàng tộc Chăm gắn với du lịch

Kho mở Bộ sưu tập (BST) di sản Hoàng tộc Chăm tọa lạc tại thôn Tịnh Mỹ, xã Phan Thanh, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận. Nơi đây trưng bày hơn 100 hiện vật nguyên gốc mang đậm giá trị lịch sử, văn hóa của dân tộc Chăm và được phân thành 8 nhóm sưu tập. Trong đó, giá trị nhất là bộ vương miện của vua Po Klaong Mânai và búi tóc của Hoàng hậu Po Bia Som bằng chất liệu vàng với đường nét chạm khắc hoa văn rất tinh xảo, độc đáo ở đầu thế kỷ XVII.

Vương miện Vua và búi tóc Hoàng hậu bằng vàng, thế kỷ XVII

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ bái Tam bảo và thỉnh các sư mở khóa kinh cầu an, nghi thức quan trọng nhất trong ngày Lễ Panh Kom San Srok

Khám phá Làng văn hóa du lịch Lũng Cẩm với những ngôi nhà cổ hàng trăm năm tuổi

Nằm trong lòng thung lũng Sủng Là của cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Làng văn hóa du lịch (VHDL) Lũng Cẩm gây ấn tượng đối với du khách bởi cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp cùng những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc hiện đang sinh sống tại đây. Lũng Cẩm còn đặc biệt bởi có những ngôi nhà hàng trăm năm tuổi cổ kính, từng được chọn làm bối cảnh chính cho nhiều bộ phim truyền hình nổi tiếng như: Chuyện của Pao, Lặng yên dưới vực sâu...

Nằm trên địa bàn xã Sủng Là, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, Làng VHDL Lũng Cẩm là nơi sinh sống của gần 70 hộ dân với 300 nhân khẩu thuộc 3 dân tộc: Mông, Lô Lô và Hoa; trong đó, người Mông chiếm khoảng hơn 85% dân số.

Trên những vùng đảo Rồng


Với ước mơ chinh phục biển cả, tự ngàn xưa, người Việt đã xây dựng nên những truyền truyết về Rồng gắn liền với nhiều địa danh trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Ví dụ như thành phố Hải Phòng có huyện đảo Bạch Long Vĩ có nghĩa là “đuôi rồng trắng”; tỉnh Quảng Ninh có huyện đảo Vân Đồn gắn liền với địa danh vịnh Bái Tử Long có nghĩa là “đàn rồng con”, có cảng Cái Rồng có nghĩa là “rồng mẹ” và huyện đảo Cô Tô có bãi đá Móng Rồng. Ngày nay, ba huyện đảo này đang là điểm sáng trong việc phát triển kinh tế biển ở miền Bắc.

20 thg 7, 2024

Độc đáo hoa thân gỗ ở Đà Lạt

Đà Lạt - Trung tâm sản xuất hoa lớn của cả nước, được Chính phủ công nhận “Thành phố Festival Hoa Việt Nam”. Nơi đây, ngoài sản xuất hoa thương phẩm (3 tỷ cành hoa các loại/năm), còn có 7 loài hoa thân gỗ luân phiên nở suốt 4 mùa, trang điểm nhan sắc Đà Lạt, làm ngất ngây người dân và du khách thập phương.

Hoa anh đào bên Hồ Xuân Hương (Đà Lạt)

Đặc sắc lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy

Lễ hội Háu Đoong (Lễ cúng thần rừng) của đồng bào dân tộc Giáy được tổ chức vào ngày 10 và 11/7 tại phường Quyết Thắng, thành phố Lai Châu (tỉnh Lai Châu), là nơi tập trung đông người Giáy sinh sống.

Nghi thức cúng rừng tại lễ hội Háu Đoong của đồng bào dân tộc Giáy ở Lai Châu. Ảnh: Nguyễn Oanh - TTXVN

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao lù gang

Từ bao đời nay, nghi thức đám cưới của người Dao lù gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn luôn mang đậm sắc màu văn hóa truyền thống.

Người Dao lù gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi Mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao lù gang thường được diễn ra vào ban đêm

Ngất ngây với rừng hoa bằng lăng tự nhiên 'nhuộm tím' khu rừng ven biển

Đi trên đường ven biển ĐT 701 (đường Cà Ná - Mũi Dinh) đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận), du khách trầm trồ bởi rừng hoa bằng lăng tự nhiên "nhuộm tím" sườn núi.

Hai bên đường ven biển ĐT 701 đoạn qua huyện Thuận Nam (Ninh Thuận) được "nhuộm tím" bởi sắc hoa bằng lăng - Ảnh: DUY NGỌC

19 thg 7, 2024

Đặc sắc đám cưới của đồng bào Giẻ Triêng

Với mục đích lan tỏa và bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào Giẻ Triêng đến từ tỉnh Kon Tum đã tổ chức tái hiện phong tục cưới đặc sắc của dân tộc mình.

Theo quan niệm của người Giẻ Triêng, lễ cưới hỏi là dấu mốc quan trọng trong chu trình sinh sống và trưởng thành của mỗi con người. Từ xa xưa, phong tục hôn nhân của người Giẻ Triêng đã rất văn minh, chung thủy một vợ, một chồng. 

Nhà trai bàn bạc và chuẩn bị chu đáo mọi việc của lễ cưới . Ảnh: Hoàng Tâm

Làng nghề nuôi rắn Vĩnh Sơn

Vĩnh Sơn, Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc được mệnh danh là thủ phủ nuôi rắn của Việt Nam với sản lượng hàng năm khoảng 250 tấn rắn thịt thương phẩm và khoảng 3 - 4 triệu quả trứng giống. Khoảng 90% sản phẩm của làng nghề rắn được xuất khẩu sang Trung Quốc, đem về doanh thu khoảng 400 tỷ đồng.

Cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam

Mỗi lần có dịp ngang qua biệt thự 75 Phù Đổng Thiên Vương, TP. Đà Lạt, tôi đều dừng lại xem phượng trắng thế nào. Đây là cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam nở hoa. Cây này do Tiến sĩ Hà Ngọc Mai mang từ Úc về trồng năm 1998, sau 10 năm thì nở hoa tuyệt đẹp. Phượng trắng nở giữa đại ngàn thông xanh, làm ngất ngây người dân và du khách, bởi sức hút kỳ lạ, vẻ đẹp tinh khôi, sang trọng và độc đáo.

Vợ chồng Tiến sĩ Trần Hà Anh và Tiến sĩ Hà Ngọc Mai dưới cây phượng trắng duy nhất ở Việt Nam.

Mùa hoa trẩu

Giá như có chuyến tàu về tuổi thơ, thì chắc chắn tôi sẽ mua bằng được một tấm vé. Chỉ tiếc rằng, thời gian không phải là chuyến tàu khứ hồi, tàu chỉ đi mà không bao giờ quay trở lại… Và tôi, giữa mùa hoa trẩu này, lại nhớ da diết thời thơ ấu của mình.

Hoa trẩu

Sau một chặng đường đời nhiều vấp váp, tôi quyết định trở về Lao Chải - một vùng quê trong trẻo để tìm sự bình yên và thanh thản cho tâm hồn. Trên chuyến xe về quê, tôi miên man nhìn ra ngoài cửa kính. Trong tôi là hỗn độn những nghĩ suy về công việc, về tương lai và hạnh phúc… Có quá nhiều việc cần phải làm, nhưng có lẽ tôi cần có thời gian, tôi cần phải sắp xếp lại.

“Mimosa vì sao em tới đất này?”

“Mimosa từ đâu em tới, Mimosa vì sao em tới đất này. Đà Lạt đồi núi trập trùng, Đà Lạt trời mây nước mênh mông…”. Lời bài hát ấy, cứ ngân nga trong tôi mỗi dịp Mimosa nở. Năm nay, mưa thuận gió hòa, nên Mimosa nở đẹp đến nao lòng. Cả Đà Lạt vàng rực, như “Nàng Sơn cước” lộng lẫy trong váy áo vàng, trẻ, đẹp, quyến rũ lạ kỳ.

Hoa Mimosa tỏa hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết - Ảnh Hà hữu Nết

Chuyện kể rằng: Ngày xửa ngày xưa, ở nước Úc (Australia) tươi đẹp, có đôi trai tài gái sắc, yêu nhau say đắm, thề sống với nhau trọn đời. Chàng là con ngư dân nghèo, thân hình vạm vỡ, da ngăm đen, thông minh, tài giỏi nhất vùng. Nàng là con nhà quý tộc giàu sang, da trắng, tóc vàng, cực kỳ xinh đẹp và nhân hậu. Họ đã trao nhau tình yêu ban đầu trên bờ biển Sydney thơ mộng. Nhưng rồi, cha mẹ nàng lại ép nàng lấy vị Bá tước quyền quý. Sau bao lần cự tuyệt không thành, nàng đành buông xuôi số phận. Được tin nàng sắp lên xe hoa, chàng lặng lẽ lên vùng núi làm nghề gác rừng, để cố quên mối tình tuyệt vọng.

Hoa Mimosa khoe sắc bên Nhà thờ Con Gà (Đà Lạt) - Ảnh Hà Hữu Nết

Một ngày nọ, trận hỏa hoạn dữ dội xảy ra, chàng bất chấp hiểm nguy, lao vào lửa để cứu rừng và những con Kangaroo (Chuột túi) tội nghiệp. Chàng miệt mài dập lửa đến ngất xỉu và bị cháy rụi mà không hay biết. Nghe tin chàng bỏ biển lên rừng, trong đêm tân hôn nàng bỏ trốn đi tìm người yêu. Nhưng, hỡi ơi! Khi gặp chàng, nàng bàng hoàng không tin vào mắt mình nữa, chỉ thấy xác chàng trong đống tro tàn. Nàng quỳ xuống, khóc than thảm thiết suốt ngày đêm đến kiệt sức, rồi gục chết bên chàng. Năm tháng trôi qua, tại nơi chàng và nàng quyên sinh, mọc lên một loài cây thân mộc, lá xanh biếc, lấp lánh hoa vàng, thơm mát, rất kỳ lạ. Cảm kích trước mối tình sâu nặng của đôi trai tài gái sắc, thổ dân địa phương đặt tên cho loài hoa ấy là Mimosa - một cái tên tuyệt đẹp! Sự tích hoa Mimosa là vậy.

Hoa Mimosa trang điểm thêm sự lãng mạn cho TP. Đà Lạt- Ảnh Hà Hữu Nết

Ngày nay, những cặp tình nhân trao nhau hoa Mimosa để khẳng định sự chung thủy trọn đời. Riêng con gái Đà Lạt thường ép hoa Mimosa vào trong sách, tặng người yêu để bày tỏ sự trong trắng, thủy chung. Dù hoa đã khô, nhưng vẫn tỏa hương thơm nhẹ nhàng, thanh khiết, quyến rũ. Hoa Mimosa tượng trưng cho tình yêu chung thủy và bất diệt.

Mimosa (tên khoa học Mimosaceae) du nhập vào Đà Lạt hơn 100 năm nay. Ở Việt Nam duy nhất Mimosa trồng tại Đà Lạt nở hoa. Nhờ khí hậu, thổ nhưỡng thích hợp nên ở Đà Lạt, Mimosa rất dễ trồng và sinh trưởng nhanh. Ươm trồng bằng hạt, Mimosa 5 tuổi (cao khoảng 4m, tán lá rộng 3m) thân mảnh, vỏ đen, cành nhiều, rễ ăn cạn nên rất yếu, phải cắt tỉa bớt cành, giảm độ cao để tránh gãy đổ vào mùa mưa. Mimosa thường nở quanh năm, nhưng nở rộ nhất vào mùa khô (từ tháng 10 năm nay đến tháng 4 năm sau). Khoảng 3 tuổi, Mimosa bắt đầu nở bông, hoa hình cầu, màu vàng óng như tơ, từng chùm chi chít nụ, nở hết đợt này đến đợt khác. Ngắm hoa Mimosa mọi thời khắc đều đẹp, nhưng ngắm dưới ánh trăng là đẹp nhất, bởi sự lung linh, huyền ảo, đẹp đến nao lòng.

Hoa Mimosa đi vào âm nhạc, làm lay động trái tim bao thế hệ.

Ở Đà Lạt có một con đường mang tên hoa “Mimosa”. Đó là đèo Mimosa dài 10 km, cửa ngõ phía nam Đà Lạt (song song với đèo Prenn). Mimosa không phải là hoa thương phẩm (để bán) mà được trồng nhiều hai bên đường Mimosa, trong các công viên, trường học, nhà thờ, chùa chiền, công sở, biệt thự, khu du lịch... để làm đẹp thành phố. Hoa Mimosa - như hạt nắng vàng, lóng lánh trang điểm nhan sắc Đà Lạt thật mộc mạc, dễ thương. “Anh đã biết rồi em ơi, vì em yêu cuộc sống trên cao, có thông reo rì rào. Vì em yêu dòng thác Cam Ly, như cuộc sống đang dâng trào. Vì em yêu nước hồ Xuân Hương, yêu thành phố muôn hoa, đã từng lưu luyến trái tim ta. Mimosa... em Mimosa... hoa Mimosa”. Bài hát “Mimosa” của nhạc sĩ Trần Kiết Tường đã chắp cánh cho Đà Lạt bay cao vươn xa, đã lay động bao trái tim - những người yêu Đà Lạt.

Hoa Mimosa trong khuôn viên Dinh Bảo Đại- TP. Đà Lạt- Ảnh Hà Hữu Nết

Và khoe sắc bên hồ Xuân Hương thơ mộng

Ngày qua ngày, Mimosa vẫn âm thầm nở, khiêm nhường khoe sắc, tỏa hương, “hút hồn” bao lữ khách đến với Đà Lạt - thành phố mộng mơ, thành phố của tình yêu và nỗi nhớ. Nhiều nghệ nhân ở Đà Lạt đã chế tác thành công bonsai Mimosa rất độc đáo, mang lại giá trị kinh tế cao. Cùng với muôn loài hoa khác, Mimosa đã góp phần làm nên thương hiệu “Đà Lạt - Thành phố Festival hoa Việt Nam”.

Hà Hữu Nết

18 thg 7, 2024

Có một thảo nguyên xanh giữa lòng Mèo Vạc

Cùng với Thung lũng xã Sủng Là (huyện Đồng Văn), thung lũng xã Pả Vi (huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang) được ví như một thảo nguyên xanh trên miền Cao nguyên đá Đồng Văn.

Thung lũng xã Pả Vi. (Ảnh TL)

Nằm dọc theo Quốc lộ 4C, chạy từ chân đèo Mã Pì Lèng về thị trấn Mèo Vạc, thung lũng xã Pả Vi (hay còn gọi là thảo nguyên xã Pả Vi) thuộc địa phận hai thôn Pả Vi Hạ và Pả Vi Thượng. Tuy diện tích khiêm tốn (chiều dài khoảng 5 km, chiều rộng 500 m) nhưng lại nổi bật bởi khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp.

Phát huy vẻ đẹp tường rào đá của người Mông

Đến Công viên địa chất toàn cầu UNESCO Cao nguyên đá Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, du khách đều ngỡ ngàng, thích thú khi được ngắm nhìn những bức tường rào bằng đá bao quanh những ngôi nhà của người Mông. Nét đẹp văn hóa này không chỉ trở thành điểm check in ấn tượng của khách du lịch mà còn đi vào thơ ca, phim ảnh, tạo nên “thương hiệu” du lịch cho vùng Cao nguyên đá Đồng Văn.

Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông thôn Pả Vi Hạ, xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang với kiến trúc nhà trình tường, mái lợp ngói âm dương và bao quanh tường rào đá. Ảnh: Quỳnh Lưu

Khám phá cung đường xuyên đảo Cát Bà

Cung đường xuyên đảo Cát Bà, Cát Hải, TP. Hải Phòng dài khoảng 20 km, uốn lượn men theo bờ biển tràn ngập sắc hoa hiện đang trở thành địa điểm trải nghiệm thu hút rất đông du khách khi đến với quần đảo Cát Bà.

Đường xuyên đảo đẹp uốn lượn men theo bờ biển đưa du khách ra với quần đảo Cát Bà. Ảnh: Thanh Giang/Báo ảnh Việt Nam

Cát Bà, hòn đảo lớn thứ ba Việt Nam, nổi tiếng với những bãi biển hoang sơ, hang động kỳ vĩ và hệ sinh thái đa dạng. Một trong những trải nghiệm du lịch không thể bỏ qua khi đến Cát Bà là khám phá cung đường xuyên đảo. Đây được coi là cung đường ven biển đẹp nhất miền Bắc, uốn lượn men theo triền núi, mang đến cho du khách những khung cảnh thiên nhiên thơ mộng và những trải nghiệm khó quên.

Hiếu Lăng – nơi an nghỉ của vị hoàng đế thứ hai nhà Nguyễn

Vua Minh Mạng là vị hoàng đế thứ hai của nhà Nguyễn. Ông là người có công lớn trong việc mở mang bờ cõi, phát triển thủy binh, khẳng định chủ quyền biển đảo của nước ta. Sau khi băng hà, thi hài ông được an táng tại Hiếu Lăng, một công trình bề thế có giá trị đặc biệt về mặt kiến trúc, mĩ thuật, văn hóa và lịch sử của thời nhà Nguyễn.

Vẻ đẹp cổ kính của Bi Đình (nhà bia) trong Hiếu Lăng. Ảnh: Thanh Hòa/Báo ảnh Việt Nam

Vua Minh Mạng tên thật là Nguyễn Phúc Đảm, con thứ tư của vua Gia Long (vị vua sáng lập nhà Nguyễn, triều đại quân chủ cuối cùng trong lịch sử Việt Nam). Ông sinh năm 1791, mất năm 1841, thọ 49 tuổi; lên ngôi năm 1820, tại vị được 20 năm 341 ngày.

Ngọt thơm mít ngào

Món mít ngào bây giờ khá xa lạ với nhiều người. Nhưng với người Quảng Ngãi trước đây, mít ngào là món ăn rất đỗi thân quen mỗi khi mùa hè về.

Trong truyền thống ẩm thực Quảng Ngãi, trái mít rất quen thuộc, có thể làm thành nhiều món ăn. Mít non chấm muối ớt là món ăn dân dã khó phai trong ký ức của nhiều người, gắn với tuổi thơ nơi làng quê. Ngoài ra, mít non có thể luộc chấm mắm nêm, kho cá chuồn, nấu canh lá lốt, chiên giòn hay làm gỏi đậu phụng. Mít vừa chín tới có thể hấp cơm hoặc xắt phơi khô để dành đến mùa mưa ghế với cơm, xôi nếp. Hột mít thì luộc, lùi tro bếp hay rang lên ăn rất thơm, bùi. Khi trong nhà không còn đồ ăn, bóc múi mít ráo chấm với nước mắm hoặc xì dầu cũng qua bữa. Mít ướt làm bánh tráng ăn ngon lạ lùng... Tất cả đều là những món ăn ngon, để lại những dư vị ngọt ngào trong tâm thức người Quảng Ngãi.

Món mít ngào.

Rau giá đậu phụng

Tháng Năm về, mùa nhổ đậu phụng đã xong, cũng là lúc những cơn mưa dông đầu mùa đến. Niềm vui của trẻ con ở Quảng Ngãi một thuở là những tối đi soi ếch, bắt cá lên đồng hay những chiều đi tìm rau giá đậu phụng.

Đậu phụng khi nhổ lên thỉnh thoảng sẽ bị sót lại vài trái. Những trái đậu bị sứt này nằm lại dưới đất, đợi mưa dông đến sẽ đội đất nứt lên thành giá, thành cây.

Món giá đậu phụng xào.

17 thg 7, 2024

Ngọt thơm cá bống biển nướng

Không phải là sơn hào hải vị quá xa xỉ, thậm chí còn được xem là món ăn bình dân nhất so với những loại cá, tôm, song, bất kỳ ai, khi thưởng thức món cá đục (cá bống biển) vừa được nướng chín còn bốc hơi nóng hổi đều cảm nhận được sự quyến luyến không rời.

Cá bống biển hay còn gọi là cá đục có thân to hơn ngón tay cái, dài khoảng 10 - 20 cm, trông giống cá bống nước ngọt. Cá bống biển sống tập trung nhiều ở vùng bãi ngang biển miền Trung.

Ở vùng bãi ngang Mộ Đức quê tôi, ngư dân đánh bắt cá bống biển quanh năm, nhưng nhiều nhất là trong những tháng hè. Quãng thời gian này biển êm nên việc đánh bắt của ngư dân khá thuận lợi. Ngư dân chỉ cần dong thuyền ra vùng biển cách bờ vài hải lý buông lưới là có thể đánh bắt được cá bống biển.

Vùng làm muối cổ xưa

Các nghiên cứu khảo cổ, dân tộc học đã chứng minh người cổ đại tạo ra muối thông qua sự bốc hơi nước nhờ mặt trời hoặc đun sôi nước muối. Và trong hầu hết các trường hợp, đặc biệt là ở thời tiền sử ở Châu Âu và Châu Á, nước muối được lấy từ nước muối nội địa suối và hồ có độ mặn cao. Ở Việt Nam, cư dân Văn hóa Sa Huỳnh đã đạt đến trình độ đỉnh cao trong rèn luyện sắt, nấu đúc thủy tinh, nên đương nhiên họ biết đến nghề muối từ rất sớm.

Theo dòng sử liệu...

Muối có hai dạng cơ bản: Muối mỏ và muối phơi nước từ biển. Trong đó, muối mỏ chiếm vị trí chủ yếu trong hoạt động khai thác và sử dụng của con người, muối sản xuất thủ công phơi nước chiếm tỷ lệ khoảng 20%. Trên thế giới, việc sản xuất muối diễn ra rất sớm ở vùng văn hóa Lưỡng Hà với sự phát triển của văn minh đô thị ở Syro-Mesopotamia trong thiên niên kỷ thứ tư B.C, người ta phát hiện Qraya nằm bên sông Euphrates là nơi sản xuất muối để cung cấp cho thành phố Syro-Mesopotamia.

Trảng Muối là nơi làm muối của cư dân cổ xưa đến hiện nay. Ảnh: NGỌC KHÔI

Vạn bè thuở trước

Ngày xưa, trên sông Kinh (nay thuộc xã Tịnh Khê, TP.Quảng Ngãi) có một xóm bè rớ, với nhiều người dân sinh sống nên gọi là Vạn Bè. Mọi sinh hoạt của người dân đều diễn ra trên sông.

Vạn Bè trên sông Kinh thời Pháp thuộc có từ 30 - 40 bè rớ. Mỗi gia đình sống trên một chiếc bè rớ. Trưởng xóm bè là một “ông trùm” được người dân bầu lên. Khởi thủy chừng 400 năm trước có ông họ Phạm từ tỉnh Nam Định vào đây sinh sống, đem theo nghề bè rớ. Có thể đây là nguồn gốc của Vạn Bè trên sông Kinh.

Bè rớ được phục dựng năm 2023 để phục vụ du lịch cộng đồng trên sông Kinh, xã Tịnh Khê (TP. Quảng Ngãi).

Chùa cổ Dậu Trì (Ninh Giang) lưu giữ nhiều hiện vật giá trị

Chùa Dậu Trì ở xã Hồng Dụ (Ninh Giang) được UBND tỉnh Hải Dương xếp hạng năm 2014 thuộc loại hình di tích kiến trúc nghệ thuật hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật giá trị, trong đó có các tấm bia đá khắc chữ Hán Nôm.

Chùa Dậu Trì

Chùa Dậu Trì toạ lạc tại đầu thôn trên một khu đất khá bằng phẳng có diện tích 424 m², quy mô tuy không lớn nhưng đồng bộ, mang dấu ấn kiến trúc truyền thống. Chùa thờ Phật theo thiền phái Đại thừa.

16 thg 7, 2024

Cổ kính đình, chùa Văn Xá (TP Hải Dương)

Nằm sâu trong khu dân cư Văn Xá, phường Ái Quốc (TP Hải Dương), đình, chùa Văn Xá khiêm nhường, nhỏ bé nhưng lại đầy ý nghĩa với cộng đồng dân cư nơi đây.

Vườn tháp tại chùa Phúc Thắng – Văn Xá

Văn Xá là một khu dân cư của phường Ái Quốc. Trải qua thời gian và các cuộc kháng chiến trường kỳ, nơi đây đã bị tàn phá nặng nề, nhưng với đạo lý "uống nước nhớ nguồn", nhân dân đã tích cực giữ gìn và tu sửa các di tích lịch sử văn hóa. Phường hiện nay có 5 di tích cấp quốc gia thì Văn Xá có cụm di tích gồm đình và chùa được xếp hạng.

Đình Bá Liễu (TP Hải Dương) thờ vị công thần giúp vua đánh giặc Tống

Đình Bá Liễu, phường Hải Tân (TP Hải Dương) thờ hai vị Thành hoàng, trong đó có một vị công thần giúp vua đánh giặc Tống thời Lý (thế kỷ XI), được tặng phong “Trung đẳng phúc thần Đại vương”.

Đình Bá Liễu

Người Hải Dương gìn giữ giếng làng

Đi khắp các địa phương ở Hải Dương, tôi chợt nhận ra nhiều giếng làng - mạch nguồn sự sống của các vùng quê nghèo thuở xưa đang được các thế hệ hôm nay cải tạo, trân trọng gìn giữ.

Giếng làng ở rất nhiều thôn, khu dân cư tại Hải Dương được gìn giữ, tôn tạo

Sự tích núi Gà Rừng

Nguời ta đặt tên núi Gà Rừng vì núi là ổ của gà rừng. Một dãy núi theo hướng Bắc - Nam. Nâm Nung, Nâm Jang rồi đến núi Gà Rừng. Núi Gà Rừng hiện thuộc xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song (Đắk Nông).

Ngày xưa ở trên núi Gà Rừng này là nơi loại gà rừng làm ổ, đẻ trứng, là nơi các loại chim đẻ trứng. Con nai, con lợn, con khỉ, chim công cũng tập trung làm ổ đẻ trứng, đẻ con.

Ngày xưa ở trên núi này có nhiều cây chuối, cây mía, cây dứa, cây chôm chôm, cây nhãn, có đầy ổ trứng chim, trứng gà rừng, nhưng người chỉ được ăn tại chỗ, không được mang về nhà. Người mang quả hoặc trứng chim về theo là không về bon được. Nếu người mang theo trái cây, trứng chim, trứng gà rừng là thần khiến cho đi lạc, làm cho người đó không biết hướng về bon. Nếu gặp trường hợp đi lạc, người đó phải trả lại trái cây, trứng chim, trứng gà rừng để lại chỗ cũ, chừng đó mới biết hướng về bon.

15 thg 7, 2024

Mùa len trâu

Trên vùng đất Đức Hòa (huyện Đức Hòa, tỉnh Long An), xen giữa những nhà máy, xí nghiệp, những cánh đồng cỏ xanh giữa bưng biền của các dự án chưa triển khai vẫn xuất hiện từng đàn trâu ung dung gặm cỏ.

Khi đàn trâu ăn hết cỏ ở cánh đồng này, người nuôi trâu thường di chuyển đàn trâu qua những vùng đất khác để kiếm cỏ ăn. Những người trong nghề nuôi trâu gọi đó là mùa len trâu.

Gần 50 năm trước, ông Ngô Văn Tuấn (68 tuổi, ngụ ấp Tràm Lạc, xã Mỹ Hạnh Bắc, huyện Đức Hòa) bắt đầu "bén duyên" với nghề nuôi trâu. “Lúc ấy, gia đình dành dụm đủ để mua 2 con trâu cày. Rồi từ cặp trâu này, tôi bắt đầu chuyển sang nuôi trâu sinh sản. Không biết từ lúc nào, cái nghiệp nuôi trâu như vận vào thân. Thoắt cái đã ngót 50 năm” - ông Tuấn nói

Dấu ấn Tướng quân Lê Hoành trên đất Cao Ngọc

Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Theo lời kêu gọi của ông, hào kiệt cả nước lần lượt tụ hội về đây, gây dựng nghiệp lớn. Trong đó, phải kể đến người đầu tiên đã luôn ủng hộ và theo sát bên chủ tướng Lê Lợi, đó là tướng quân Trần Hoành và con trai Trần Vận. Cả hai ông sau này đều trở thành những vị đại thần của triều đại Hậu Lê.

Đền Cọn - nơi thờ Tướng quân Lê Hoành tại xã Cao Ngọc (Ngọc Lặc).