30 thg 9, 2022

Ok om bok: Nghi lễ văn hoá nông nghiệp của người Khmer Tây Ninh

Người Khmer Nam Bộ nói chung và Tây Ninh nói riêng là một bộ phận không thể tách rời của đại gia đình các dân tộc Việt Nam. Hơn 150 năm trước Tây Ninh đã có 4 tổng, 25 làng Khmer sinh sống. Điều đó chứng tỏ bà con Khmer đã có mặt ở vùng đất này rất sớm.

Khi người Việt đến khai hoang mở cõi thì người Khmer đã chung tay xây dựng và phát triển xứ sở này cho đến ngày nay. Hiện tại, bà con Khmer Tây Ninh sống hòa lẫn với các dân tộc khác cũng có, mà sống tập trung thành từng làng riêng biệt cũng có, tập trung nhiều nhất là ở các huyện Châu Thành, Tân Biên, Tân Châu và xã Thạnh Tân (TP. Tây Ninh).

Đám rước quanh chùa Khedol.

Đồi Mâm Xôi 'đẹp không cưỡng nổi' ở Mù Cang Chải, không phải ai cũng biết

Hình ảnh đồi Mâm Xôi bé tại Mù Cang Chải vàng ruộm màu lúa chín khiến cho bất kỳ tín đồ du lịch khó tính nào cũng phải "xiêu lòng'.

"Ngoài đồi Mâm Xôi lớn ra thì ở Mù Cang Chải vẫn còn đồi Mâm Xôi bé, rất đẹp và hùng vỹ mà không phải ai cũng biết" - anh Bùi Ngọc Công mở đầu trải nghiệm của mình về lần thứ hai trong năm quay trở lại Mù Cang Chải (tỉnh Yên Bái).

Theo anh Công, hiện tại lúa đã ngả vàng và dự kiến mùa vàng sẽ kéo dài đến đầu tháng 10. Đây là thời điểm đẹp nhất ở Mù Cang Chải. Đồi Mâm Xôi bé chưa được nhiều du khách biết tới. Bạn có thể hỏi các chú xe ôm ở đây để được đưa đến đúng địa chỉ. Trên đường lên đồi Mâm Xôi bé sẽ đi ngang qua đồi Mâm Xôi lớn nên có thể kết hợp tham quan cả hai điểm.

Điểm ngắm tại đồi Mâm Xôi bé cũng bao quát toàn bộ khung cảnh ruộng bậc thang của Mù Cang Chải, không thua kém gì đồi Mâm Xôi lớn - điểm đến nổi tiếng ở nơi đây. Ảnh: BÙI NGỌC CÔNG

29 thg 9, 2022

Buôn Đôn, bình minh trên mái nhà sàn…

Cách TP.Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) khoảng 30km, Buôn Đôn được xem như ngôi nhà cổ sơ còn lại của bắc Tây nguyên. Khi chúng tôi đến, tiếng cồng chiêng từ bờ sông Sêrêpôk vang vọng...

Khi Y Thị, một chàng trai Ê Đê ôm đàn hát bản nhạc Đứa con núi rừng, tôi như bừng tỉnh nhớ đến câu chuyện bàn luận hôm trước trong một ngôi quán ở Buôn Ma Thuột. Đề tài không gian văn hóa Tây nguyên được một anh bạn đồng nghiệp lớn tuổi nhắc đi nhắc lại xem như vốn đúc kết 35 năm đã sống với Đắk Lắk, rằng: “Rừng, voi, cồng chiêng, rượu cần và phong tục tập quán của người dân bản địa là vô cùng quý giá. Những thứ ấy đã tạo nên không gian văn hóa đặc thù, không lẫn vào đâu được. Đừng bao giờ đẩy chúng về miền quá khứ, để rồi chỉ còn trong hoài niệm”. Người đàn ông bước qua tuổi thất thập đã lâu, từng gửi tuổi thanh xuân của mình ở miền đất này, khi nói lên những điều ấy vẫn như run run xúc động.

Cầu treo ở Khu du lịch Bản Đôn - Thanh Hà. Ảnh: Quang Viên

Khám phá kiến trúc độc đáo của Pháp viện Minh Đăng Quang

Là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc trưng hệ phái Khất sĩ miền Nam Bộ, Pháp viện Minh Đăng Quang nổi bật giữa lòng Sài Gòn với 4 bảo tháp cao ở xung quanh và ở giữa là khu chánh điện. Pháp viện là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn tìm một chốn thanh tịnh, an yên trong tâm hồn.

Pháp viện Minh Đăng Quang hình thành năm 1968 thuộc hệ phái Khất sĩ, ban đầu chỉ gồm ngôi chánh điện nhỏ và một số am cốc bằng tre. Đầu năm 2009, Pháp viện được xây dựng quy mô với nhiều hạng mục. Hiện, công trình là một quần thể kiến trúc Phật giáo đặc sắc, rộng lớn ở ngay Xa lộ Hà Nội (quận 2), cửa ngõ vào trung tâm thành phố Hồ Chí Minh.

Hệ phái Khất sĩ ra đời năm 1944 tại Nam Bộ, do Tổ sư Minh Đăng Quang sáng lập. Nơi đây, ngoài chức năng như một ngôi chùa, còn đào tạo Phật pháp cho các tăng lữ, Phật tử nên được gọi là Pháp viện. 

Pháp viện Minh Đăng Quang nhìn từ trên cao (Ảnh: phattuvietnam.net).

28 thg 9, 2022

Thác nước hoang sơ giữa biên giới Việt - Lào

Thác nước A Dơi, rộng gần 200 m, nằm trên sông Sê Pôn, là biên giới tự nhiên giữa Việt Nam và Lào.

Thác A Dơi thuộc xã Xy, cách trung tâm huyện Hướng Hóa khoảng 40 km. Thác nằm trên con sông biên giới Sê Pôn nên mỗi nửa thác thuộc về một nước. Phía bên trái là Việt Nam, phần còn lại từ giữa sông là Lào.

Lẩu gà Tiên Yên nấu bỗng rượu

Gà Tiên Yên là một trong những đặc sản nằm trong danh mục sản phẩm OCOP của Quảng Ninh. Với đặc tính thịt thơm ngon, da dày và vàng giòn, gà Tiên Yên đã khiến cho ai lỡ ăn một lần là nhớ mãi.

Theo như cách chế biến thông thường, gà Tiên Yên sẽ được luộc hoặc nướng, khi thời tiết se lạnh thì lẩu gà cũng là món ăn cực kì hợp khẩu vị.

Gà Tiên Yên nằm trong Top 50 món ngon nhất Việt Nam.

27 thg 9, 2022

Mùa trám đen ở huyện miền núi Hà Tĩnh

Bắt đầu từ tháng 7 âm lịch, người dân “thủ phủ” trám đen ở xã Sơn Ninh (Hương Sơn, Hà Tĩnh) lại tất bật vào mùa thu hoạch. Năm nay trám được giá nên người dân rất phấn khởi.


Xã Sơn Ninh được xem là “thủ phủ” trám đen, bởi nơi đây có hàng trăm hộ trồng trám, với số lượng từ 10 - 40 cây trong vườn. Thời điểm này, người dân đang vào mùa thu hoạch nên không khí luôn rộn ràng.

Kỳ thú thác Đôi

Nếu như du khách đã đến xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà và đã từng ấn tượng với hồ Trúc Bài Sơn, thì xin ghé thăm bản Tài Chi, xã Quảng Sơn, nơi đây có thác Đôi, biểu tượng tình yêu giữa thiên nhiên hùng vĩ.

Bao quanh thác Đôi là những khu rừng phòng hộ nguyên sinh của huyện Hải Hà. Xã Quảng Sơn có tổng diện tích tự nhiên 16.137,3635 ha, nhưng toàn xã chỉ có 240 ha đất canh tác còn lại đa phần là rừng đồi. Các cánh rừng nguyên sinh giữ nước cho 2 con sông Hà Cối và Tài Chi, cung cấp nước chính cho hầu hết các xã làm nông nghiệp ở huyện Hải Hà.

Xung quanh thác Đôi là khu rừng nguyên sinh với nhiều cây gỗ lớn.

Chùa Bửu Hưng: Ngôi chùa cổ với những bức tượng Phật độc đáo

Hầu hết các tượng Phật ở chùa Bửu Hưng có màu sắc nhẹ nhàng, không lòe loẹt, y phục không hoa văn tiểu tiết rườm rà; những tượng Phật này toát lên được sự trang nghiêm và đã tạo nên không gian trầm ấm cho một ngôi cổ tự.

Hồng không hạt - sản vật trên cao nguyên đá

Hồng không hạt Quản Bạ giòn, vị ngọt đậm, nhiều bột mịn và có mùi thơm đặc biệt, đang được phát triển nuôi trồng theo tiêu chuẩn VietGAP.

Loại quả này từ lâu đã được nhiều người biết đến là đặc sản thơm ngon, gắn liền với con người và vùng đất Hà Giang, mang hương vị tươi mát của núi rừng. Khác với hồng không hạt ở các địa phương khác, hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được đồng bào dân tộc Mông, Dao, Tày, Bố Y... trồng từ lâu đời.

Hồng không hạt Quản Bạ thuộc loại hồng ngâm, giống bản địa, được trồng lâu đời. Ảnh: HTX Nghĩa Thuận (huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang)

25 thg 9, 2022

Hang Táu - ngôi làng nguyên sơ ở Mộc Châu

Nằm cạnh bìa rừng, Hang Táu không điện, không Internet, không sóng điện thoại, chỉ có tiếng gia súc và trẻ con chơi đùa.

Trở về sau chuyến khám phá Hang Táu (xã Chiềng Hắc, huyện Mộc Châu), Nguyễn Hồng Dương (24 tuổi, Hà Nội) quyết định giữ lại những bức ảnh nguyên bản nhất, không chỉnh sửa, bởi quá ấn tượng với vẻ đẹp hoang sơ của vùng đất này.

Bấp bênh nghề đóng đáy sông sâu

Từ lâu, sông Dung Thăng (huyện An Phú, tỉnh An Giang) được xem là “túi cá” trứ danh ở đầu nguồn. Nhưng giờ đây, thiên nhiên không còn hào phóng, nguồn cá, tôm ít dần, nghề đóng đáy sông sâu bấp bênh theo sóng nước...

“Sông dài, cá lội bặt tăm”

Cơn sóng nhỏ bất chợt lướt ngang mặt sông, chiếc ghe bầu của Hai Lũy (Nguyễn Văn Lũy, 64 tuổi, ngư dân huyện An Phú) tròng trành từng nhịp. 5 chiếc võng mắc trên ghe bầu là chỗ nương náu của 5 phận đời làm nghề đóng đáy trên sông.

Năm nào cũng vậy, đến mùa nước nổi, những người bạn “tri kỷ” của Hai Lũy lại hẹn gặp tại sông Dung Thăng để mưu sinh với nghề đóng đáy. Khác với những nhánh sông lớn ở đầu nguồn, dòng sông Dung Thăng có vị trí thuận lợi, nằm ngay hạ lưu của 2 nhánh sông nhỏ chảy qua từ nước bạn Campuchia. Vào mùa lũ, nơi đây hứng một lượng lớn “sản vật đồng” từ thượng nguồn đổ về. Tuy nhiên, những năm gần đây, mẹ thiên nhiên không còn ưu đãi.

Thăm ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác

Chùa Tượng Sơn ở thôn 1, xã Sơn Giang (Hương Sơn - Hà Tĩnh) được biết đến là ngôi chùa thiêng gắn liền với Đại danh y Lê Hữu Trác. Hằng năm, chùa đón hàng nghìn du khách trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tham quan, nghiên cứu các giá trị lịch sử và kiến trúc nghệ thuật.


Chùa Tượng Sơn được xây dựng từ thời Hậu Lê, đời Lê Dụ Tông - thế kỷ XVIII, tại xóm Vĩnh Tuy, làng Yên Hồ, xã Tình Diệm nay là thôn 1, xã Sơn Giang. Chùa nằm sát tả ngạn sông Ngàn Phố, phía sau chùa là dãy núi Voi trùng điệp nên được đặt tên là Tượng Sơn tự.

Khám phá tiên cảnh trong lòng Di sản

Nằm trên tuyến tham quan số 2, hồ Động Tiên có cảnh quan ngoạn mục, hồ nước nằm gọn trong lòng trái núi, tạo nên cảnh đẹp, nên thơ. Không chỉ vậy, hang hồ Động Tiên còn chứa đựng nhiều giá trị lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo, lịch sử, văn hóa.

Nằm trên tuyến tham quan số 2, hồ Động Tiên có cảnh quan ngoạn mục, hồ nước nằm gọn trong lòng trái núi, tạo nên cảnh đẹp, nên thơ. Không chỉ vậy, hang hồ Động Tiên còn chứa đựng nhiều giá trị lớn về nghiên cứu khoa học, địa chất địa mạo, lịch sử, văn hóa.

Cách Bãi Cháy chừng 12 km, hồ Động Tiên nằm ở phía Đông của đảo Bồ Hòn, có diện tích khoảng 650 m². Quả thật với du khách, hồ Động Tiên gây ấn tượng đầu tiên ngay từ cái tên gọi. Theo tích cũ thì sở dĩ hang có tên gọi như vậy vì hang có kết cấu, cảnh quan đặc biệt: Thông với một hồ nhỏ nằm lọt thỏm trong lòng núi. Tích xưa kể này, do cảnh đẹp sơn thủy hữu tình, lại là nơi hoang vắng, tĩnh lặng nên nơi đây từng thu hút những nàng tiên xinh đẹp xuống chơi đùa...

Cảnh đẹp khu vực hồ Động Tiên.

24 thg 9, 2022

Độc đáo tết hoa quả của người dân nơi biên giới

Lễ hội Khàu Búa Sa hay còn gọi là tết hoa quả của đồng bào dân tộc Thái, xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An.

Hằng năm, cứ vào ngày 29/7 âm lịch, bà con đồng bào dân tộc Thái tại các bản làng xã Mỹ Lý, lại tổ chức lễ Khàu Búa Sa (thường gọi là tết hoa quả).

Để ăn mừng và chào đón tổ tiên trở về từ Mường Trời, con cháu trong gia đình sẽ tổ chức mâm cúng tạ lễ tổ tiên và tỏ lòng biết ơn đấng sinh thành.

Ông Lương Văn Bảy, Chủ tịch UBND xã Mỹ Lý, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An - cho biết, trước đây, lễ hội Khàu Búa Sa kéo dài trong 7 ngày mới kết thúc. Tuy nhiên, những năm trở lại đây, bà con tổ chức tiết kiệm, vui vẻ và rút ngắn thời gian còn một ngày.

"Vào ngày đó, ngoài mâm cúng chung đặt tại đền bản, mỗi gia đình đều chuẩn bị 2 mâm cúng tại nhà. Lễ Khàu Búa Sa được xem dịp để gia đình, anh em sum họp, con cháu ở xa nhớ về báo hiếu với ông bà, cha mẹ đã phù hộ. Dịp này, mỗi gia đình đều làm mâm cúng để cầu cho mưa thuận gió hòa, trong công việc làm ăn, kinh doanh được suôn sẻ và đặc biệt là thêm một mùa lúa mới bội thu", ông Lương Văn Bảy chia sẻ.

Tết Sene Dolta ở Ô Lâm

Ngày 20/9, tại xã Ô Lâm (huyện Tri Tôn, tỉnh An Giang), đồng bào dân tộc thiểu số Khmer địa phương hòa vào không khí đón lễ Sene Dolta, thông qua Tết quân – dân năm 2022.

Sáng sớm, bà con xã Ô Lâm nô nức đến khuôn viên mộ liệt sĩ Néang Nghés để tham dự hoạt động Tết quân – dân 2022. Lễ Sene Dolta (hay gọi là lễ cúng ông bà) diễn ra vào tuần tới, nhằm tưởng nhớ đến công ơn và cầu phước cho linh ồn của các bậc sinh thành, những người trong thân tộc quá cố và tri ân tổ tiên đã khai phá đất đai, phù hộ cho phum, sóc được bình an, thịnh vượng.

Bánh phồng hàu

Vốn là sản phẩm nổi tiếng của Vân Đồn, hàu sữa Thái Bình Dương nay đã được chế biến, đưa hương vị và giá trị dinh dưỡng đặc trưng vào bánh phồng hàu.

Trong tổng diện tích nuôi trồng thủy sản trên 3.000 ha của Vân Đồn thì hơn một nửa số đó là nuôi hàu sữa. Đây là giống hàu sữa chất lượng, nhập giống gốc từ Đài Loan, được nuôi ở vùng biển phù hợp, sinh trưởng tốt và đã tạo thương hiệu trên thị trường. Diện tích nuôi trồng và sản lượng hàu ngày càng tăng nhưng giá trị sản phẩm giảm đã đặt ra nhiều vấn đề về sự cần thiết sản xuất các sản phẩm chế biến thay vì xuất nguyên con đầu ra vừa khó, giá trị thấp như hiện nay.

Lựa chọn chế biến hàu nguyên liệu chuẩn bị cho quy trình chế biến bánh phồng hàu.

Đến Quan Lạn xem Hội chèo bơi

Hội Chèo bơi Quan Lạn (hay lễ hội đua thuyền chải) diễn ra trong khuôn khổ Lễ hội truyền thống Vân Đồn 2022 vào ngày 18/6 âm lịch (tức 17/7/2022) tại xã Quan Lạn, huyện Vân Đồn. Lễ hội nhằm kỷ niệm 734 năm Ngày chiến thắng Vân Đồn lịch sử (1288-2022), tưởng nhớ quân dân nhà Trần dưới sự chỉ huy của Trần Khánh Dư đã đánh tan đoàn thuyền lương của tướng Nguyên Mông là Trương Văn Hổ trên dòng sông Mang lịch sử tại khu vực xã Quan Lạn, góp phần quan trọng vào chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông lần thứ ba năm 1288 của nhà Trần. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã ghi lại một số hình ảnh tại lễ hội.

Có hai đội đua thuyền thuộc hai giáp Đông Nam Văn và Đoài Bắc Võ. Trước giờ đua, hai giáp lập trại, khao quân, diễu binh qua nhiều thôn, khu phố của Quan Lạn.

23 thg 9, 2022

Có một xã tên là Gào

Có một con đường lớn ở Pleiku, tên ngắn chỉ có một chữ và phát âm khá độc đáo: đường Wừu. Như để phụ họa, ở Pleiku có một xã tên cũng ngắn chỉ có một chữ và phát âm cũng khá độc đáo: xã Gào.

Những địa danh này mang một ý nghĩa nghiêm túc chớ không phải lạ lùng như ta cảm nhận. Wừu là tên một liệt sĩ người Ba Na, anh hùng chống Pháp, như đã từng kể trong một bài trước. Vậy còn Gào là gì?

Về địa lý hành chánh, Gào là một xã ven đô của TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm Pleiku khoảng 18 km về hướng Tây Nam. Xã có diện tích tự nhiên 58,31 km², dân số khoảng 9.200 người (năm 2018), trong đó 60% là đồng bào dân tộc thiểu số (chủ yếu người Jrai). 

Bãi cỏ đuôi chồn ở Gào thu hút giới nhiếp ảnh

Ao làng Bút Lĩnh

Ngôi làng nhỏ nằm dưới chân Hòn Nghiên, mang dáng vẻ khiêm nhường và bình yên xưa cũ như bao làng quê Việt khác. Sẽ ít để ý đến làng nếu không phải là cư dân ở đó, ấy vậy mà, từ một sẻ chia hân hoan của người đồng môn về công trình được tôn tạo từ tâm đức của hàng trăm con em làng, tôi đã tìm đến Bút Lĩnh.

Bút Lĩnh xưa còn có tên gọi là Bút Luyện, thuộc xã An Hòa, huyện Quỳnh Lưu. Dân làng kể, mấy mươi năm trước, đứng từ đầu làng nhìn xa xa sẽ thấy dãy lèn đá vôi, có 2 cột đá nhô lên như 2 quản bút và 1 vũng đá giống cái nghiên mực nên gọi là Hòn Bút, Hòn Nghiên. Tên làng ấy, tên đất ấy nghe nghiêm cẩn như vang danh làng khoa bảng?

Bào ngư hầm hoa đông trùng

Là một loại hải sản giàu chất dinh dưỡng, bào ngư có thể chế biến được nhiều món ăn ngon khác nhau có công dụng bồi bổ sức khỏe. Đặc biệt, bào ngư có thể kết hợp với một số thực phẩm quý như đông trùng, hoặc các vị thuốc như đẳng sâm, táo đỏ, kỳ tử... làm nên hương vị độc đáo, tinh tế và đẳng cấp cho món ăn.

Với món súp bào ngư hầm hoa đông trùng, ngoài nguyên liệu chính là bào ngư và hoa đông trùng, bạn cần chuẩn bị thêm xương ống, đùi gà, nấm đông cô tươi, bột năng, gừng, hành lá, táo đỏ, đẳng sâm, kỳ tử...

Đến với thác Hàm Rồng

Xã Quảng An (huyện Đầm Hà) có 75% dân cư là người dân tộc thiểu số, gồm 8 dân tộc anh em. Nơi đây còn sở hữu 2 thác nước đẹp cùng nhiều sông suối, cảnh vật nên thơ, ẩn chứa nhiều tiềm năng cho phát triển du lịch.

Mảnh đất giàu tiềm năng văn hóa và du lịch

Dù nhiều năm Quảng An nằm trong diện đặc biệt khó khăn, thế nhưng các dân tộc ở xã luôn phát huy tốt bản sắc dân tộc mình, thể hiện rõ qua các giá trị văn hoá, ẩm thực, lễ hội, nghề truyền thống và sinh hoạt tín ngưỡng trong cộng đồng. Sự đa dạng về văn hóa còn mang lại cho xã hệ thống các di sản văn hóa phi vật thể với nhiều loại hình khác nhau, như: Trang phục, ngôn ngữ, phong tục, tập quán, nghề thủ công truyền thống… Việc bảo tồn, phát huy các lễ hội văn hóa, thể thao truyền thống cũng đã góp phần tạo nên cho Quảng An nguồn tài nguyên du lịch nhân văn giàu giá trị.

22 thg 9, 2022

Vãn cảnh núi Trà Sư

Dù không được xếp vào 7 ngọn Thất Sơn, nhưng núi Trà Sư (thị trấn Nhà Bàng, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang) vẫn ẩn chứa những câu chuyện linh thiêng, sở hữu tầm nhìn thoáng đãng xuống đồng bằng. Đến với ngọn núi này, bạn sẽ có trải nghiệm rất đặc biệt về hoạt động tín ngưỡng tâm linh của người dân, thưởng thức cảnh sắc thiên nhiên hùng vĩ.

Đây là lần thứ 2, tôi chinh phục núi Trà Sư. Với độ cao khoảng 150 m, núi Trà Sư không được xem là quá hùng vĩ. Tuy nhiên, leo tới đỉnh núi giữa trưa nắng gắt cũng là thử thách khó khăn với bất cứ ai. Từ đồi bằng lăng, tôi bắt đầu hành trình với đủ đồ đạc lỉnh kỉnh. Đồi bằng lăng mùa này xanh um màu lá, che mát lối đi phủ đầy rêu. Những tháng đầu mùa mưa, bông bằng lăng nở rộ. Cả núi rừng choáng ngợp với vẻ đẹp tinh khôi. Bởi thế, nếu có dịp, bạn hãy đến núi Trà Sư vào mùa bông bằng lăng nở, để thấy hết vẻ đẹp của nơi này!

Qua khỏi đồi bằng lăng một đoạn, sẽ gặp ngay mộ của sư ông Lê Nhựt Long (dân gian gọi là ông Đạo Xom), người từng hốt thuốc trị bệnh cho Đức Huỳnh Giáo chủ Phật giáo Hòa Hảo. Gần đó là điện Huỳnh Long, một di tích nổi bật, liên quan đến Đức Huỳnh Giáo chủ. Trong điện Huỳnh Long, người ta còn lưu giữ bộ vạt tre mà ngài nằm trong những ngày chữa bệnh. Do đây là di tích liên quan đến Đức thầy, nên khá nhiều tín đồ Phật giáo Hòa Hảo lui tới cúng viếng.

Góc nhìn thoáng đãng trên núi Trà Sư

Sắc hoa bông mộc trên Vịnh Hạ Long

Vào dịp hè, khi thăm vịnh Hạ Long du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp huyền bí của những hang động, mà còn đắm mình vào thiên nhiên bao la, hùng vĩ, tận hưởng sự quyến rũ ngọt ngào của hoa bông mộc trên nền trời xanh ngát.


Hoa bông mộc là thực vật đặc hữu trên vịnh Hạ Long, loại hoa này bắt đầu nở từ cuối tháng 6 và kéo dài đến khoảng cuối tháng 8. Thời điểm này, dọc các triền núi trên vịnh được tô điểm bằng sắc đỏ của hoa bông mộc, làm mê hoặc lòng người, giúp vịnh Hạ Long trở nên quyến rũ, độc đáo hơn.

Đảo Phất Cờ và "vườn nổi" trên biển

Nằm trên vùng biển xanh ngát của Vịnh Bái Tử Long, từ bờ nhìn ra, đảo Phất Cờ như vòng cung xanh án ngữ trước một vùng biển mênh mang thuộc khu vực cảng thôn 2, xã Hạ Long, huyện Vân Đồn.

Một góc đảo Phất Cờ.

Lãng mạn mùa thu ở hồ Trúc Bài Sơn

Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn thôn Quảng Mới, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Hồ Trúc Bài Sơn còn gọi là “hồ trên núi”, bốn mùa đều đẹp nhưng lãng mạn nhất là mùa thu.

Hồ Trúc Bài Sơn nằm trên địa bàn thôn Quảng Mới, xã Quảng Sơn, huyện Hải Hà, cách trung tâm huyện khoảng 20 km. Hồ Trúc Bài Sơn còn gọi là “hồ trên núi”, bốn mùa đều đẹp nhưng lãng mạn nhất là mùa thu.

Hồ Trúc Bài Sơn có diện tích 110 ha, lượng nước trong hồ thường xuyên đạt khoảng 15 triệu m³, nước được hợp từ các con suối ở các thôn, bản Quảng Mới, Tài Chi, Lồ Má Coọc (xã Quảng Sơn) chảy về. Mùa thu có nhiều ngày mưa với sương mù, những ngày trời đẹp nắng vàng mầu mật ong khiến lòng hồ càng thêm lãng mạn.

Chiều thu, mặt trời vàng màu mật ong in bóng xuống lòng hồ Trúc Bài Sơn.

21 thg 9, 2022

Ngắm hoa sim trên đồi Tình

Đồi Tình rộng gần 200 ha, thuộc xã Đại Dực (Tiên Yên) và xã Húc Động (Bình Liêu). Đồi Tình một thời được coi như “Ông Tơ, bà Nguyệt” đã xe duyên cho nhiều đôi trai gái nên vợ, nên chồng sống hạnh phúc.

Với những người Sán Chỉ đã đứng tuổi ở các xã Đại Dực, Húc Động, thì đồi Tình đã một thời gắn bó suốt tuổi thanh niên của họ và là địa danh ai cũng muốn tìm đến khi đang ở tuổi hẹn hò. Thời điểm đó, khi Chương trình xây dựng nông thôn mới chưa được đưa vào Tiên Yên, Bình Liêu, thì các xã gắn với đồi Tình đều là xã khó khăn vì nằm xa trung tâm huyện, nhiều thôn bản giống như ốc đảo nhưng bà con không vì thế mà buồn, họ hẹn hò nhau lên đồi Tình rồi cùng hát soóng cọ.

Mùa hè trên đồi Tình thật lãng mạn với hoa sim tím.

Ngọn đồi nằm giữa thành phố Uông Bí đẹp mơ màng sau mỗi lần "thay áo"

Ở cả hai thời điểm, cỏ xanh hay cỏ cháy, đồi Phượng Hoàng vẫn có một sức cuốn hút riêng.

Đối lập với một thành phố Uông Bí nhộn nhịp, đồi Phượng Hoàng hiện lên như một miền đất thơ mộng tách biệt khỏi sự xô bồ, khói bụi bên ngoài. Cũng vì vậy, địa điểm sau khi được biết đến đã nhanh chóng được hội mê du lịch truyền tai nhau và thu hút không ít bạn trẻ đến thưởng ngoạn, chụp ảnh.

Đồi Phượng Hoàng thuộc bản 12 Khe, phường Bắc Sơn, thành phố Uông Bí, Quảng Ninh. Nằm ở độ cao gần 500 m, nơi đây thích hợp với những buổi dã ngoại cuối tuần, đặc biệt là những ai đam mê leo núi, vận động.

Vào mùa xuân và hè, ngọn đồi ngập chìm trong sắc xanh. (Ảnh: Trung Kbiaern)

Lên 'nóc nhà Yên Bái' ngắm hoa chi pâu

Hoa chi pâu năm nay nở sớm nên giữa tháng 9, anh Anh Chiêm đưa vợ lên đỉnh Tà Chì Nhù ngắm hoa.

Vợ chồng anh Nguyễn Anh Chiêm, 41 tuổi và chị Đỗ Thị Quỳnh, 38 tuổi, Hà Nội, có chung sở thích du lịch khám phá và chụp ảnh. Họ vừa có chuyến đi ba ngày hai đêm, từ 14 đến 16/9, lên đỉnh Tà Chì Nhù cao 2.979 m, nơi được mệnh danh là "nóc nhà Yên Bái" để ngắm hoa chi pâu. Hai người đã lên kế hoạch từ năm 2021 nhưng vì dịch bệnh nên đành hoãn lại.

Chị Quỳnh tạo dáng để anh Chiêm chụp ảnh. Bộ ảnh với hoa chi pâu là món quà tinh thần anh tặng sinh nhật vợ.

20 thg 9, 2022

Bên trong ngôi làng chuyên làm đặc sản mùa thu Hà Nội

Làng nghề cốm Mễ Trì đã có từ lâu đời, tới ngày nay vẫn còn giữ được nguyên vẹn bí quyết làm cốm mà không nơi nào có được. Cốm Mễ Trì là một trong những món ẩm thực nổi tiếng của Hà Thành.

Vào những ngày Thủ đô Hà Nội chớm sang thu, khi thời tiết dần mát mẻ và len lỏi theo cơn gió nhẹ là mùi hương nồng nàn của hoa sữa, trên những con phố, dễ dàng bắt gặp hình ảnh các bà, các chị gánh những gánh cốm xanh mơn mởn. 

Khám phá hệ thống sông, rạch dài hàng trăm kilomet trên đảo Phú Quốc

Ngoài những bãi biển xanh biếc thơ mộng, các khu nghỉ dưỡng sang trọng, có lẽ không có hòn đảo nào ở Việt Nam có nhiều những dòng sông, con rạch lớn như ở đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).


Nếu có dịp đến với Phú Quốc, chúng ta hãy thuê thuyền nhỏ thực hiện một chuyến đi ngược lên thượng nguồn tham quan 2 con sông lớn và tiêu biểu nhất của du lịch Phú Quốc. Đó là sông Dương Đông và sông Cửa Cạn.

Sông Cửa Cạn trên đảo Phú Quốc có chiều dài khoảng 15 km, bắt nguồn từ dãy núi Hàm Ninh (xã Hàm Ninh, TP Phú Quốc), chảy theo hướng Tây Tây Nam rồi đổ ra biển thuộc xã Cửa Cạn.

Dòng sông này chảy qua một số khu vực mà người dân địa phương quen gọi như: Rừng Cấm, đồng Cây Sao, đồng Bà... (Ảnh: Dũng Trương). 

Nha Trang biển gọi

Thành phố biển Nha Trang là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh Khánh Hòa, vùng đất được mệnh danh là xứ “rừng trầm, biển yến”. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời mang đậm dấu ấn của nền văn minh Champa cổ. Đặc biệt, với cảnh quan thiên nhiên thơ mộng và kì vĩ, vịnh Nha Trang là vịnh biển thứ hai của Việt Nam - sau vịnh Hạ Long - được công nhận là vịnh biển đẹp nhất thế giới. Với vẻ đẹp đặc trưng “trên phố dưới biển”, Nha Trang luôn khiến bao người mê mẩn, say đắm và trở thành điểm hẹn du lịch biển hấp dẫn đối với du khách, nhất là du khách nước ngoài mỗi khi có dịp đến với Việt Nam.

Một góc thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa). Ảnh: Hoàng Hà/VNP

Huế - thành phố di sản và lễ hội

Tỉnh Thừa Thiên Huế có thành phố Huế sở hữu nhiều di sản thế giới, di sản khu vực và còn là thành phố festival, trung tâm tổ chức các sự kiện văn hóa, lễ hội lớn của cả nước. Vì thế, Thừa Thiên Huế xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, phấn đấu đến năm 2030 trở thành điểm đến di sản văn hóa nổi tiếng thế giới, thu hút khoảng 8 triệu lượt khách, trong đó một nửa là khách quốc tế. Di sản, văn hóa và lễ hội cũng được địa phương xác định là thế mạnh, động lực để xây dựng phát triển thành thành phố trực thuộc Trung ương và là thành phố di sản, thành phố festival ngang tầm thế giới.

19 thg 9, 2022

Con đường ngắn nhất Sài Gòn

Năm 2016, một bạn trẻ 29 tuổi là Trần Đặng Đăng Khoa đã bỏ thời gian gần nửa năm tìm hiểu thông tin và thực hiện bộ ảnh chụp những con đường ngắn nhất Sài Gòn. Theo đó, Khoa xác định rằng con đường ngắn nhất Sài Gòn là đường Đỗ văn Sửu, nằm ở chân cầu Chà Và, quận 5.

Chung cư Đỗ văn Sửu trên đường Đỗ văn Sửu. Ảnh: Đăng Khoa

Tháp Bà Ponagar - Quần thể kiến trúc nghệ thuật độc đáo

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng của Nha Trang, tháp Bà Ponagar nằm trên quả đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hòa. Với lối kiến trúc độc đáo và vẻ đẹp cổ kính mang sự huyền bí của tâm linh khiến cho tháp Bà Ponagar luôn trở nên hấp dẫn du khách.

Tháp Bà Ponagar nằm trên quả đồi xinh đẹp cạnh bờ sông Cái hiền hòa.

Tháp Bà Ponagar có tên gọi khác là Yang Po Inư Nagar hay Yang Pô Ana Gar (Inư, Ana trong tiếng Chăm, Eđê, Jarai theo âm cổ gốc có nghĩa là Mẹ). Tháp được xây dựng trong khoảng từ thế kỉ thứ 8 đến hết thế kỉ thứ 13. Đây là thời kỳ đạo Hinđu (Ấn Độ giáo) đang trong giai đoạn cực thịnh tại vương quốc Chămpa cổ.

Cánh đồng hoa tuý điệp giữa trung tâm Đà Lạt

Hoa túy điệp nở rộ cuối mùa mưa, thu hút nhiều bạn trẻ tìm đến chụp ảnh, ngay khu vực ấp Ánh Sáng ở trung tâm Đà Lạt.


Nằm bên cạnh ấp Ánh Sáng, phường 1, cánh đồng hoa túy điệp rộng chừng 5.000 m² đang bung nở rực rỡ, thu hút nhiều du khách đến Đà Lạt dịp này.

Dấu tích biệt thự cổ dưới chân núi Hàm Rồng

Cách chân núi Hàm Rồng (phường Chi Lăng, TP. Pleiku) chừng 1 km là một ngôi nhà đổ nát cùng mấy đài chứa nước. Đó là vết tích của một dãy biệt thự mang dấu ấn kiến trúc Pháp cổ được xây dựng từ những năm 1930. Ít người biết rằng, sau giải phóng năm 1975, đây là nơi lưu trú của những con người “đếm gió, đo mây” để chọn loại cây trồng phù hợp canh tác ở Gia Lai hay gánh thông phủ xanh Phố núi.

Chứng tích lịch sử

Chiều hắt nắng qua rừng thông xanh, buông xuống ngôi biệt thự nhuốm bụi thời gian ở cạnh làng Ngol Tả. Tôi cố hình dung một dãy biệt thự xây theo kiến trúc Pháp cổ từng hiện hữu mà một số người đã sinh sống, làm việc tại đây kể lại. Một thoáng chạnh lòng khi tận mắt nhìn ngôi nhà đổ nát đứng cô lẻ giữa khoảng đất trống cạnh rừng thông xanh.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Trạm Nghiên cứu chống xói mòn đất nông nghiệp Tây Nguyên năm 1980 (ảnh do ông Trương Văn Luận cung cấp).

Vẻ đẹp hoang sơ của thác nước làng Á

Nằm cách trung tâm huyện Chư Sê về phía Tây khoảng 9 km, thác nước làng Á (xã Ia Hlốp) là một cảnh quan thiên nhiên còn mang trong mình nét hoang sơ chưa được khai thác, hứa hẹn sẽ là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng kết hợp quảng bá văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Jrai.

Được bắt nguồn từ con suối, dòng thác chảy ở độ cao hơn 18 m rì rầm suốt ngày đêm giữa một thung lũng núi non hùng vĩ. Ảnh: H.H

18 thg 9, 2022

Nhà đốc phủ Hải ở Gò Công

Tại ngôi nhà ngày nay được biết đến với tên gọi nhà Đốc Phủ Hải, bà Trần Thị Sanh đã gặp Trương Định - vị thủ lĩnh chống Pháp lỗi lạc...

Tọa lạc tại trung tâm thị xã Gò Công, nhà Đốc Phủ Hải được coi là dinh thự cổ tráng lệ và nổi tiếng bậc nhất tỉnh Tiền Giang. Phía sau công trình này là một câu chuyện lịch sử đặc biệt mà không phải ai củng biết đến.

Những điều thú vị về đảo Long Sơn - Bà Rịa - Vũng Tàu

Ngoài những điểm tham quan nổi tiếng, cuộc sống đời thường ở hòn đảo sát Vũng Tàu cùng có nhiều điều đáng để khám phá.

Thuộc địa phận thành phố Vũng Tàu, xã đảo Long Sơn nằm cách trung tâm thành phố khoảng 12 km về phía Bắc. Đây là một điểm đến đặc sắc với những di tích lịch sử và cảnh quan hấp dẫn nhưng chưa được nhiều người ở ngoài Vũng Tàu biết đến.

Linh thiêng lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc

Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc đã trở thành nét văn hóa đẹp, giàu ý nghĩa thể hiện đạo lý "ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của dân tộc Việt. Đến với lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc là ước vọng của hàng chục triệu con dân nước Việt: “Côn Sơn, Yên Tử, Quỳnh Lâm/ Nếu ai chưa đến thiền tâm chưa thành”.

Những sắc màu cánh đồng lúa ở Tịnh Biên

Những cánh đồng lúa trải dài ngút tầm mắt ở huyện Tịnh Biên hiện lên ấn tượng qua ống kính của chàng trai mê nhiếp ảnh gốc An Giang.


Dương Việt Anh, 37 tuổi, làm việc tại Khu du lịch Lâm Viên Núi Cấm thuộc tỉnh An Giang, đam mê chụp ảnh những đồng lúa bạt ngàn nơi đây.

17 thg 9, 2022

Câu chuyện lịch sử hào hùng về Nghĩa trang liệt sĩ Đường 9

Đường 9 đã đi vào huyền thoại của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ bởi những chiến công oanh liệt, đỉnh cao là chiến thắng lẫy lừng Đường 9 – Nam Lào...

Nằm bên Quốc lộ 9, thuộc địa phận TP Đông Hà, tỉnh Quảng Trị, Nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Đường 9 là công trình đền ơn đáp nghĩa quy mô lớn, có tính nghệ thuật cao, thể hiện sự tri ân với những người đã hi sinh xương máu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. 

Thác Dải Yếm - Sơn La

Khung cảnh thiên nhiên tuyệt vời cùng bầu không khí trong lành, mát mẻ khiến du khách ghé thăm dòng thác này đắm chìm trong cảm giác sảng khoái khó tả...

Cách đây ít ngày, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam đã phát hành bộ tem “Thác nước Việt Nam” nhằm góp phần quảng bá vẻ đẹp của đất nước Việt Nam. Bộ tem tái hiện hình ảnh 4 thác nước nổi tiếng ở các vùng miền Việt Nam, trong đó có thác Dải Yếm ở Sơn La (phía trên, bên trái)

Những món ăn sáng được yêu thích ở Sài Gòn

Phở, cơm tấm, xôi, bún bò, hủ tiếu mì... là những món ăn sáng ở Sài Gòn được nhiều thực khách ưa chuộng.


Cơm tấm: Đây là một trong những món ăn sáng quen thuộc của người Sài Gòn. Phần hạt tấm tơi xốp và thơm, kế đến là bộ ba sườn, bì, chả. Trong đó, sườn được tẩm ướp từ nhiều loại hương liệu, nướng trên bếp than; bì làm từ da heo cắt mỏng, trộn thính... Ăn cơm tấm có mỡ hành, dưa leo, cà chua và đồ chua được làm từ cà rốt, củ cải. Món ăn hấp dẫn hơn nhờ nước mắm mặn, ngọt, cay.

Bên trong khu mộ cổ hơn 2.000 năm tại TP HCM

Hơn 200 ngôi mộ với nhiều di cốt, đồ tùy táng tại Giồng Cá Vồ, huyện Cần Giờ đang được bảo tồn trước khi đón khách tham quan.


Di tích Giồng Cá Vồ (ấp Hoà Hiệp, xã Long Hòa) cách trung tâm TP HCM khoảng 60 km được phát hiện hơn 30 năm trước. Từ đầu năm 2021, sau lần khai quật đầu tiên (1994), di tích này mới được khai quật trở lại. Các nhà khảo cổ phát hiện 224 mộ chum, 15 mộ đất và các di vật được tùy táng.

Làng Đal: Một thời hoa lửa

Làng Đal (xã Biển Hồ, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) có lẽ là một trong những ngôi làng Jrai chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bom đạn chiến tranh. Vượt qua những mất mát đau thương, dân làng đã kiên cường vươn lên để xây dựng cuộc sống mới.

Ngôi làng trăm tuổi

Đó là ngôi làng nhỏ trên ngọn đồi cách Sân bay Pleiku một quãng về hướng Đông. Theo ông Nher (SN 1958): Làng đã có tuổi đời hàng trăm năm. Cha ông chúng tôi đã bám theo những mạch nước ngầm từ trong lòng đất có tên Ia Pok, Ia Kreh… để lập làng. “Những năm trước, khi người dân trong vùng đào hố trồng cà phê vẫn còn gặp nhiều ngôi mộ cổ không tên chôn theo di vật của người Jrai như: chén, đĩa, chiêng, tẩu thuốc… Mà người Jrai thường chọn nơi chôn cất người thân của mình ở gần làng để dễ dàng chăm nom, quét dọn, trò chuyện với người đã khuất. Dân làng đã ở vùng này từ rất lâu rồi nhưng do gặp những biến động nên về sau người ta thường gọi nơi đây là làng Đal mới” - ông Nher thổ lộ.

Trầm tích đất cổ An Phú

Từ miền xuôi lên cao nguyên theo quốc lộ 19, qua khỏi thị trấn Đak Đoa, chúng ta bắt gặp một vùng đất khá bằng phẳng với cánh đồng bát ngát, phì nhiêu nằm hai bên đường khiến cho ai nấy cũng cảm thấy dễ chịu và quen thuộc như miền đồng bằng thân thương, đó là xã An Phú (TP. Pleiku).

Cũng như xã Tiên Sơn, An Phú tuy hiện tại là vùng ven đô nhưng nó có lịch sử lâu đời, qua nhiều tên gọi khác nhau và những lưu dân người Kinh từ Bình Định, Quảng Ngãi đã đặt dấu chân đầu tiên nơi miền sơn cước này, chỉ sau những người đi “mở cõi” ở Tây Sơn Nhất, Tây Sơn Nhì (An Khê ngày nay).

Tôi có một ngày trải nghiệm ở làng Phú Thọ và An Mỹ (xã An Phú) với nhiều câu chuyện thú vị từ các bậc bô lão định cư lâu đời tại miền đất nông nghiệp trù phú này. Ông Võ Đình Viên, năm nay 73 tuổi, một thời là giáo viên tiểu học, là người sinh ra trên chính làng Phú Thọ. Gia đình ông hiện sinh sống gần Nhà thờ Phú Thọ từ thời ông nội để lại. Ông Viên là đời thứ 3 lập nghiệp tại vùng đất mới. Ông nội Võ Đình Mai là 1 trong 8 lưu dân đầu tiên từ Bình Định có mặt lập nên làng Thanh Nghiệp năm 1901 (có người gọi là Quảng Nghiệp, thuộc thôn 9, 10, 11 của xã An Phú ngày nay). Sau đó, một số gia đình người Kinh theo đến đây lập nên làng Nguyên Lợi (ở phía Nam Nhà thờ Phú Thọ). Làng An Mỹ trước đây còn có tên Quảng Định do người Quảng Ngãi và Bình Định ngụ cư.

Đàn bò nơi 'chảo lửa' Krông Pa

Krông Pa, nơi được xem là “chảo lửa” của Gia Lai với cái nắng nóng khắc nghiệt bao đời nay, nhưng thiên nhiên lại không hề bạc đãi mảnh đất này bởi có bao sản vật. Trong số đó, có sản phẩm từ thịt bò nức tiếng trong và ngoài nước!

Gia Lai với diện tích đứng thứ hai VN và đang có đàn bò đứng đầu cả nước với khoảng 415.000 con. Trong đó, H.Krông Pa có tổng số bò nhiều nhất tỉnh, hơn 63.000 con. Vì thế, có câu nói vui: “Dân số Krông Pa đông không… bằng bò!”. Điều đặc biệt là thịt bò ở đây ngon nức tiếng, được chế biến thành nhiều sản phẩm như khô bò, bò một nắng hay các món ăn khác từ bò được tiêu thụ trong tỉnh, xuất đi khắp nơi.

16 thg 9, 2022

Như bóng cây kơ nia

Lần đầu tiên tui thấy cây kơ nia là khoảng năm 1999. Khi đó tui đang đi dạo trong vườn quốc gia Yok Đôn (Buôn Đôn, Đắk Lắk) và bắt gặp một cây cao to gắn bảng tên: cây Kơ-nia. Vốn đã từng quen thuộc với bài hát Bóng cây kơ nia mà lại chưa từng biết cây kơ nia là cây gì nên tui thích lắm, liền lượm vài cái lá kơ nia rụng để đem về nhà khoe rằng: Biết lá gì hông? Lá cây kơ nia đó nghen!

Cây kơ nia. Ảnh: Phạm Hoài Nhân

Chuyện ít biết về tiệm kính nhỏ nhất phố núi Pleiku

Khiêm tốn trong không gian chưa đầy 20 m², bề ngang rộng 1,3 m, điều gì đã khiến tiệm kính mắt nhỏ nhất tồn tại gần nửa thế kỷ ở phố núi Pleiku?

Anh Lê Vinh Quang-chủ tiệm mắt kính Quang (36 Nguyễn Thiện Thuật, TP. Pleiku) từng có ý định đặt tên cho cửa hiệu là “Tiệm kính nhỏ nhất Gia Lai”. Nhưng cái tên này quá dài, vì vậy anh quyết định là “Mắt kính Quang”. Chữ Quang vừa là tên anh, vừa có ý nghĩa là ánh sáng. “Không gì quý giá bằng ánh sáng đôi mắt. Tôi mong muốn mọi khách hàng khi tới đây đều tìm thấy niềm vui của đôi mắt sáng”-anh nói.

Suối nguồn Ia Hung

Gần 20 năm trôi qua nhưng ký ức về những ngày xây dựng công trình thủy lợi Ia Hung vẫn còn khắc sâu trong tâm khảm người dân làng D (xã Gào, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Công trình thủy lợi đầu tiên này đã mang dòng nước về tưới mát những cánh đồng, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người dân vùng căn cứ cách mạng.

Công trình thủy lợi Ia Hung nằm trên địa bàn làng D, cách trụ sở UBND xã Gào chừng 5 km về phía Tây. Công trình do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng nông-lâm nghiệp Gia Lai thiết kế và xây dựng vào năm 2004.

Độc đáo ẩm thực truyền thống ở Pleiku

Gà nướng cơm lam, lá mì cà đắng, thịt bê nướng bóp mật đắng… không còn xa lạ với du khách khi đến Pleiku (tỉnh Gia Lai). Hơn chục năm qua, các món ăn của người địa phương đã được chính những đầu bếp Jrai, Bahnar chế biến, tạo nên nét văn hóa ẩm thực độc đáo cho phố núi Pleiku.

Những món ăn từ làng

Không ai còn nhớ những món ăn bản địa của người Jrai, Bahnar có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, trải qua thời gian, những món ăn ấy được chính người dân địa phương gìn giữ và tạo thành nét văn hóa ẩm thực đặc sắc. Không chỉ phục vụ người dân trong tỉnh, những quán ăn đặc sản mang đậm hương vị truyền thống này còn là điểm đến hấp dẫn du khách. Quán Ẩm thực Bazan (làng Chuét 1, phường Thắng Lợi) là một trong số đó.

Kỹ thuật nướng “sa lửa” giúp da gà giòn mà thịt bên trong không bị khô. Ảnh: Vũ Thảo

15 thg 9, 2022

Ký ức chợ Pleiku xưa

Không đơn thuần là nơi giao thương, mua bán, chợ Pleiku xưa (nay là Trung tâm Thương mại Pleiku) đối với nhiều người con Phố núi còn là nơi neo giữ một phần ký ức. Để rồi, mỗi lần nhắc chuyện xưa, trong lòng họ lại bồi hồi xúc cảm về một thời đáng nhớ...

1. Một ngày tháng 8, mưa thôi rả rích. Những tia nắng vén màn mây chiếu rọi xuống phố phường. Nơi ki ốt góc ngã ba đường Ngô Gia Tự-Duy Tân, bà Phạm Thị Hồng Hà (66 tuổi) cặm cụi gỡ mấy tấm ni lông che mưa bên hiên quầy, để lộ sạp hàng với những chiếc chăn, ga, gối, đệm đầy màu sắc. “Mùa mưa ở Pleiku đến rồi, buôn bán cũng bắt đầu cực và thưa khách hơn” - bà Hà cảm thán.

Đầu những năm 90 của thế kỷ trước, sau khi nghỉ việc nhà nước vì mất sức lao động, bà Hà quyết định ra chợ Pleiku buôn bán quần áo may sẵn và đồ bảo hộ lao động để mưu sinh. Trong ký ức của bà, khi ấy, khu chợ còn có tên gọi là chợ Lớn, chợ Mới, không khí bán mua rất nhộn nhịp, sôi động. Trên khuôn đất rộng hình chữ nhật chỉ có một mái che hình vòm lợp bằng tôn kẽm với những trụ bê tông làm cột đỡ, 4 phía để trống không thưng bít. Tiểu thương ngồi trong lồng chợ theo từng ô phân sẵn (mỗi ô khoảng 9 m²), tự đóng sạp gỗ hình khối vuông hay chữ nhật để trưng hàng bán. Riêng những mặt hàng tươi sống như thịt, cá... thường được bày trên những chiếc bàn gỗ thấp hình chữ nhật mà mọi người quen gọi là phản. Bên ngoài nhà lồng có một nơi dành cho đồng bào dân tộc thiểu số hay những người “chạy chợ” bán mua các sản vật tự nuôi trồng được theo mùa.

Huyền sử xã Gào

Xã Gào cách trung tâm TP. Pleiku 18 km về phía Tây Nam. Xuất xứ tên gọi và quá trình hình thành của vùng đất này chứa đầy chất lãng mạn và pha chút huyền thoại của sử thi Tây Nguyên.

Nghe nói vùng xã Gào từ xa xưa đã mọc lên một loài cây hòa thảo, hạt nhỏ như hạt cỏ, màu đen, tiếng địa phương gọi là cây “Gao” (hình như là một giống kê). Hạt Gao nấu lên, ủ men sẽ cho ra một thứ rượu thơm ngon đặc biệt. Rượu Gao là đặc sản một thời, bay bổng như huyền thoại Tây Nguyên, từ xa xưa nó là linh hồn của mảnh đất anh hùng này. Có lẽ vì vậy, các làng người Jrai trong vùng đều có chữ “Gào” trong âm tiết đầu như: Gào Choang, Gào Nang, Gào Del, Gào Klah, Gào Mơnú... Và xã cũng mang tên là xã Gào.

Xã Gào: Vùng đất giàu tiềm năng du lịch

Xã Gào nằm ở vùng ven phía Tây Nam của TP. Pleiku. Với những lợi thế như: không cách quá xa trung tâm thành phố, vẫn còn những ngôi làng Jrai lưu giữ nét văn hóa truyền thống, cảnh sắc thiên nhiên hữu tình cùng với truyền thống anh hùng trong kháng chiến chống xâm lược, nơi đây có nhiều tiềm năng để trở thành điểm đến dành cho du khách gần xa.

Di tích lịch sử cấp tỉnh

Đường nhựa, đường bê tông nối liền các thôn làng trong xã đã tạo cho nơi này sự mới mẻ khang trang. Ruộng nương, vườn cao su, cà phê xanh ngát, tươi tốt. Nhà xây khang trang thay thế cho những căn nhà xập xệ, cũ kỹ. Diện mạo của vùng đất từng là địa bàn chiến lược, là nơi đứng chân của Ban Cán sự Khu 9 (tiền thân của Đảng bộ TP. Pleiku ngày nay) trong 2 cuộc kháng chiến đang ngày càng khởi sắc.

Căn cứ cách mạng Khu 9 là “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống cách mạng và cũng là nơi tham quan thu hút du khách ở xã Gào. Ảnh: P.L

6 món ngon không đụng hàng ở Phú Quốc

Gỏi cá trích, bún quậy, ghẹ Hàm Ninh... là những món ăn tiêu biểu của Phú Quốc mà du khách nên thử khi tới đây vào dịp cuối năm.

Phú Quốc bắt đầu vào mùa đẹp cho chuyến đi nghỉ dưỡng cuối năm. Cùng với các trải nghiệm nghỉ ngơi, thư giãn, du khách đừng bỏ qua ẩm thực với nhiều món ăn không lẫn với địa phương nào khác.

Gỏi cá trích

Cá trích tươi trộn cùng hành tây, dừa nạo, tỏi phi vàng... cuộn cùng rau thơm chấm với nước mắm chua cay. Ảnh: Hà Lâm

14 thg 9, 2022

Chùa Hang ở Cổ Thạch

Cổng chào Khu Du lịch Cổ Thạch ghi là: Khu Du lịch Chùa Cổ Thạch - Bình Thạnh, như hình.


Có 2 điều lưu ý:

Một là đừng có xớn xác thấy ghi Bình Thạnh thì nghĩ Cổ Thạch ở quận Bình Thạnh, TPHCM. Bình Thạnh này là một xã ven biển thuộc huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận, cách thành phố Phan Thiết 90 km về phía Đông Bắc.

Hai là mặc dù ghi tên khu du lịch chùa Cổ Thạch nhưng thực chất du khách đến đây để ngắm cảnh biển và tắm biển Cổ Thạch, một bãi biển rất đẹp có nhiều bãi đá cổ. Cùng với đó là viếng ngôi chùa ở trên đồi cao ven biển mang tên chùa Cổ Thạch, người dân quen gọi là Chùa Hang.

Có một vị tướng đánh giặc giỏi lại mê hát tuồng

Đó là tướng Nguyễn Chánh. Ông được xem như linh hồn của Đội Du kích Ba Tơ và là “tổng đạo diễn” toàn bộ cuộc kháng chiến chống Pháp ở vùng tự do Liên khu 5 vào giai đoạn cuối. Ông còn được biết đến là một nhà lãnh đạo có công rất lớn trong việc khôi phục, phát triển nghệ thuật tuồng và các hình thức dân ca kịch truyền thống ở Khu 5.

Vị tướng thư sinh

Trong hồi ký của mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp có nhắc lại chi tiết, trước khi tiễn các tướng lĩnh quân đội Pháp về nước, ông hỏi họ là có yêu cầu gì cần được hỗ trợ của phía Việt Nam không? Tướng De Beaufort - Tư lệnh quân viễn chinh Pháp ở chiến trường Tây Nguyên, chỉ có một yêu cầu nhỏ là cho ông được gặp người chỉ huy chiến trường Tây Nguyên bên phía Việt Minh. Tướng Giáp không rõ De Beaufort gặp vị tướng bên Việt Minh ấy để làm gì, song ông vẫn đáp ứng yêu cầu của vị khách.

Nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Chánh. Ảnh: LHK