31 thg 3, 2024

Tam giác mạch

Nói tới tam giác mạch là người ta nghĩ ngay đến Hà Giang. Cũng phải thôi, vì dù phía Bắc nhiều tỉnh có hoa tam giác mạch nhưng Hà Giang nhiều nhất và là nơi đầu tiên mà giới du lịch phát hiện ra vẻ đẹp của loại hoa hoang dại này và quảng bá rộng rãi trên mạng internet.

Vì ham vui, nên tui cũng lần mò ra Hà Giang chụp hình với tam giác mạch cho... giống với người ta!

Lên thượng nguồn sông Đồng Nai trốn nóng

Huyện Định Quán và Tân Phú cách TP HCM dưới 150 km, có nhiều sông, suối, rừng và nhiều điểm lưu trú, phù hợp để đến chơi tránh nóng cuối tuần.


Cuối tháng 3, đầu tháng 4 là cao điểm nắng nóng tại TP HCM và Đông Nam Bộ. Nhiệt độ duy trì trong ngày 27-35 độ C, một số thời điểm trong ngày ghi nhận lên mức 37 độ C. Nhiều bạn trẻ, nhân viên văn phòng tại TP HCM, Bình Dương, Biên Hòa... rủ nhau đến các huyện Tân Phú, Định Quán, nơi có nhiều sông, suối, rừng để trốn nóng. Do chỉ cách các thành phố lớn khoảng 150 km, du khách có thể chọn đi xe ôtô theo đoàn hoặc xe máy.

Trong ảnh hai du khách đạp xe trong rừng Cát Tiên để tận hưởng không khí trong lành, mát mẻ.

Ngắm thú ăn đêm trong rừng Nam Cát Tiên

Giữa đêm trăng sáng, nhóm du khách thích thú khi được nhìn thấy nai, hoẵng tung tăng ăn cỏ bên đường rừng Nam Cát Tiên.

18h30, chuyến xe đi xem thú đêm đầu tiên trong ngày 23/3 xuất phát. Trên xe, ngoài Thu An, du khách 27 tuổi ở Bình Dương, cùng nhóm bạn còn có nhiều du khách Hàn Quốc và một số gia đình từ Hà Nội. Chiếc xe tải mui trần chuyên chở du khách tham quan Vườn quốc gia Nam Cát Tiên, dưới sự hướng dẫn của nam nhân viên, tiến vào rừng.

"Chào tất cả mọi người, để đảm bảo an toàn và trải nghiệm thú vị, kính mong du khách ngồi yên, giữ im lặng, không sử dụng bất cứ loại đèn pin khác trong quá trình di chuyển. Chuyến đi của chúng ta sẽ có quãng đường chừng 12 km kể cả đi và về", hướng dẫn viên có biệt danh "Khánh hoang dã" giới thiệu trên đường đi.

Nhà hàng TP HCM bốn năm liền vào top 50 ngon nhất châu Á

Nhà hàng tại quận 1 - đại diện duy nhất của Việt Nam - lần thứ tư liên tiếp được vinh danh tại giải thưởng Asia's 50 Best Restaurants năm 2024.

Trong lễ trao giải Asia's 50 Best Restaurants 2024 - 50 nhà hàng tốt nhất châu Á - tại Seoul, Hàn Quốc ngày 26/3, Anan Saigon là nhà hàng Việt Nam duy nhất được vinh danh, ở vị trí thứ 48. Đây cũng là nhà hàng đầu tiên ở TP HCM nhận một sao Michelin vào năm 2023.

Thực đơn tại nhà hàng được phát triển từ những món Việt bình dân dọc ba miền, làm mới trong cách chế biến, trang trí. Trả lời VnExpress ngày 27/3, đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng, cho biết đây là lần thứ 4 liên tiếp Anan Saigon được xướng tên trong danh sách 50 nhà hàng tốt nhất châu Á.

Peter cho biết những món ăn tại nhà hàng của ông thường được biết đến là "fusion cuisine" (ẩm thực kết hợp), nhưng ông thích gọi là phong cách nấu ăn Việt Nam mới hay ẩm thực mới.

Đầu bếp Peter Cường Franklin, chủ nhà hàng Anan Saigon, sơ chế món ăn trước giờ mở cửa. Ảnh: Bích Phương

Ký ức về một dòng sông

Tôi sinh ra trên một làng quê bên dòng sông Nhật Lệ. Từ nhà tôi băng qua con đường cái quan và một cánh đồng nhỏ sẽ đến dòng sông.

Phía bên kia sông là những đồi cát nhấp nhô theo hình tam giác, mà mỗi buổi sớm mai ánh nắng mặt trời hội tụ và tỏa nắng xuống dòng sông lấp loáng. Tuổi thơ tôi tràn bao kỷ niệm gắn với dòng sông rất đỗi thơ mộng này.

Ảnh: Nguyễn Hải

Đặc sản ốc tí hon vị ngon lạ, khách 'hoa mắt' vẫn kiên nhẫn ngồi lể từng con

Dù kích thước nhỏ xíu, đôi khi khó cầm trên tay nhưng loại ốc đặc sản này vẫn được nhiều thực khách yêu thích, không ngại cảnh “hoa mắt mỏi tay” ngồi lể và thưởng thức từng con.

Ốc ruốc (hay còn có các tên gọi khác như ốc lể, ốc gạo,…) là loại ốc quen thuộc với người dân miền Trung, được tìm thấy nhiều ở một số tỉnh thành ven biển như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Theo người dân địa phương, ốc lể thường xuất hiện từ sau tháng Giêng và có thể kéo dài đến tháng 6 âm lịch. Vào thời điểm này, du khách đi trên bãi cát cũng dễ thấy ốc dạt vào bờ. Tuy nhiên, để đánh bắt được nhiều ốc ruốc, ngư dân thường đi thuyền ra khơi, dùng lưới cào dưới đáy biển.

Hiện, loại ốc này là đặc sản hấp dẫn du khách nhờ vẻ ngoài khá lạ, hương vị thơm ngon với cách thưởng thức “có một không hai”.

Mùa thu hoạch ốc ruốc là những tháng sau Tết, có khi kéo dài đến nửa năm (Ảnh: Nguyễn Như Quỳnh)

Hàng bông gòn ở Vũng Tàu bung nở trắng xoá, cảnh đẹp tựa 'tuyết xứ Hàn'

Hàng cây bông gòn trên cung đường lên ngọn Hải Đăng ở phố biển Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) vào mùa nở rộ. Nhiều du khách tìm đến check-in, nhận xét khung cảnh ở đây 'đẹp tựa tuyết xứ Hàn'.

Những ngày cuối tháng 3, đông đảo du khách là các bạn trẻ rủ nhau lên cung đường dẫn đến ngọn Hải Đăng ở Núi Nhỏ, TP Vũng Tàu để ngắm hoa bông gòn. Đây cũng là địa điểm được nhiều người dân địa phương lựa chọn đi bộ thể dục vào mỗi buổi chiều tà.

Hàng bông gòn bung nở trên cung đường uốn lượn dẫn lên ngọn Hải Đăng, thu hút du khách đến check-in. (Ảnh: Quang Hưng)

30 thg 3, 2024

Nhớ chuyện chọn Gia Nghĩa làm “đô”



Tiến sĩ Nguyễn Văn Lạng có gần 19 năm công tác, sinh sống tại Gia Nghĩa. Ông là một trong những người đóng góp sức lực, trí tuệ để đặt nền móng xây dựng đô thị Gia Nghĩa.

Về Cà Mau thưởng thức khô cá đù

Cá lù đù (còn gọi là cá đù), đặc sản của ngư dân vùng ven biển Ðông - Tây Cà Mau, là món ăn rất gần gũi với bữa cơm thường nhật của người dân ven biển. Và giờ đây, khô cá đù Cà Mau đã trở thành món đặc sản nổi tiếng miền Tây Nam Bộ.

Ven biển Tây Cà Mau có rất nhiều loài cá đù như: đù sóc, đù đỏ dạ, đù kẽm, đù đen... nhưng ngon nhất là cá đù sóc. Cá có thân bầu dục, vảy nhỏ, đầu to, được ngư dân khai thác bằng công cụ lưới cước ven biển; cá tươi, đem xẻ, phơi làm khô rất ngon.

Chị Ðặng Thị Thuý, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết, làm khô cá đù phải chọn cá tươi, đánh sạch vảy, cắt đầu, lóc xương, rửa ruột, để cá ráo nước trước khi muối. Gia vị ướp cá gồm nước mắm, muối, ớt, dầu, đường... ướp độ 2 giờ cho cá thấm rồi đem lên giàn phơi. Thời gian phơi nhanh hay lâu còn tuỳ thuộc vào trời nắng, nhưng theo kinh nghiệm của chị Thuý cũng như bà con xứ biển thì canh thời gian phơi cá làm sao con cá vừa khô và còn độ dẻo mới ngon.

Về Cà Mau du lịch trải nghiệm

Xã hội ngày càng phát triển, thị trường du lịch khai thác theo hướng công nghiệp ngày càng mạnh mẽ, thì vùng đất Cà Mau được du khách khắp nơi tìm đến tham quan, trải nghiệm thiên nhiên hoang sơ, những địa điểm nổi tiếng. Ðiểm mới là du khách còn được thu hút bởi những vùng quê nông thôn yên bình, mát mẻ.

Là tỉnh duy nhất trên cả nước có cả bờ biển Ðông và bờ biển Tây, với 3 mặt giáp biển, Cà Mau lại sở hữu cả 3 hệ sinh thái ngọt - lợ - mặn, mang rất nhiều ưu thế về tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản. Từ đó, sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, thuỷ sản tạo ra đa dạng sản phẩm chất lượng, giá trị và du lịch nông nghiệp, trải nghiệm còn rất nhiều tiềm năng để khai thác.

Các đoàn khách chọn hình thức du lịch trải nghiệm đều có ấn tượng tốt đẹp và muốn lưu lại những khoảnh khắc, kỷ niệm đặc biệt về thiên nhiên và con người Cà Mau.

Khách du lịch trải nghiệm cồn cát dài khoảng 1 km, rộng 500 m, cách bờ khoảng 1 km, có hai con sóng đối ngược nhau và chỉ hiện ra vào thời điểm thuỷ triều nhất định trong ngày.

29 thg 3, 2024

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking.


Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai Châu), theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

Sông Trà có cá thài bai

Tôi có “em cháu xã hội” thân thiết, buổi trưa tự nhiên mang tới nhà tôi cái hộp nhựa nhỏ. Cháu nói: “Cá thài bai đây bác ơi! Cháu đặt ở quán Ba Cà mà bác quen từ hồi trước, nay em Hương là con bác Ba Cà nối nghiệp, có món cá này cháu biếu bác”.

Tôi mừng quá, cầm hộp đựng cá hấp sẵn cứ như lâu ngày mới gặp lại người thân. Đúng là nhiều năm nay tôi không còn cơ hội được nhấm nháp cá thài bai, có lẽ do ngoài chợ không thấy bán, hay do anh Ba Cà chủ quán thân yêu đã qua đời nhiều năm trước, nên cá thài bai cũng “lội biệt tăm”, ít nhất là với tôi.

Cá thài bai. Ảnh: L.H

Miếu Bà Phú Thạnh có niên đại hơn 200 năm

Miếu Bà Phú Thạnh, ở tổ 1, phường Quảng Phú (TP.Quảng Ngãi) có niên đại hơn 200 năm, là nơi ghi dấu lịch sử một thời khai hoang lập làng ở vùng đất Thu Phổ xưa, nay là TP.Quảng Ngãi.

Chúng tôi về miếu Bà Phú Thạnh đúng vào dịp người dân tổ chức lễ tế thiên, lễ này diễn ra đầu năm tại miếu Bà với ý nghĩa cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an. Hơn 500 người dân từ nhiều địa phương trong và ngoài tỉnh tập trung về đây để hành lễ. Theo Trưởng Ban quản lý miếu Bà Phú Thạnh Trần Công Đạt, đây là một trong những lễ lớn trong năm. Có rất đông khách thập phương và nhân dân các địa phương tụ họp về đây chung tay lo lễ. Trong lễ có các nghi thức như lễ thắp đèn cho bá tánh tham dự lễ tế đàn, nghi thức châm nước và cuối cùng là nghi lễ tế thiên. Bên cạnh lễ này, vào dịp 19/3 âm lịch, tại di tích còn tổ chức đại lễ tắm bà.

Miếu Bà Phú Thạnh có kiến trúc nghệ thuật độc đáo.

Cá cơm nồm tẩm bột chiên

Cứ mỗi độ tháng Hai, tháng Ba, các chợ ở Quảng Ngãi bán nhiều cá cơm nồm. Cá cơm nồm được chế biến thành nhiều món ăn như kho khô, chiên xù cùng xả ớt, canh chua... nhưng tôi thích nhất món cá cơm nồm tẩm bột chiên.

Ngày cuối tuần, tôi cùng bạn về thăm nhà ở phường Phổ Thạnh (TX.Đức Phổ). Sáng sớm, tôi cùng bạn ra thăm chợ quê. Chợ bán nhiều hải sản tươi ngon, thích nhất là những tràng cá cơm nồm trắng sáng. Hôm ấy, tôi được bạn chiêu đãi món cá cơm nồm tẩm bột chiên.

Cá cơm nồm tẩm bột chiên giòn.

28 thg 3, 2024

Tháng Ba về Xuân Trường ngắm sắc trắng hoa lê

Xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng là nơi có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng, vẻ đẹp hùng vĩ, hoang sơ, như dốc 15 tầng - Khau Cốc Chà, hồ Thôm Lốm, Di tích lịch sử quốc gia đồn Đồng Mu, cùng với nhiều đặc sản địa phương như: gạo nếp hương, mận máu... Đặc biệt, vào những ngày cuối Xuân, khi những cánh đào đã phai sắc thắm, những triền đồi bắt đầu đỏ rực rỡ bởi hoa mộc miên, thì những đóa hoa lê trắng nơi đây cũng bắt đầu khoe sắc.

Màu trắng hoa lê nổi bật bên những mái nhà rêu phong

Dặt dìu tiếng khèn Mông trên cao nguyên Gia Lai

Gần 40 năm kể từ khi đồng bào Mông đến lập nghiệp tại xã Ya Hội, huyện Đak Pơ (Gia Lai), bà con đã cùng nhau lưu giữ được nhiều nét văn hóa đặc trưng, trong đó có tiếng khèn Mông hòa cùng những điệu múa truyền thống được gìn giữ nơi quê mới.

Phục dựng Lễ hội Gầu Tàu của đồng bào Mông ở xã Ya Hội

Bình yên làng cổ Vi Rơ Ngheo

Cách huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum khoảng 50 km, làng Vi Rơ Ngheo của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng được bao bọc bởi núi rừng nguyên sơ, ruộng bậc thang xanh ngát, sắc hồng địa lan thơ mộng… đã tạo thành điểm đến hấp dẫn du khách.

Cảnh sắc yên bình ở làng Vi Rơ Ngheo

Làng Vi Rơ Ngheo nơi cư ngụ của 63 hộ dân với khoảng 300 nhân khẩu người Xơ Đăng. Ngôi làng nhỏ từ xa xưa là tên con suối chảy quanh làng mang vẻ mộc mạc bình yên, khí hậu trong lành và còn giữ được nguyên bản đặc trưng của dân tộc Xơ Đăng.

27 thg 3, 2024

Ngô Đồng, dòng sông không có bờ

Cảm giác đi trên con sông có cái tên lãng mạn ấy khó phai cho bất cứ ai, nhất là khi bất ngờ chạm gặp những ruộng lúa đang vào mùa gặt, nhuộm vàng cả con sông.

Việt Nam có tới 2.360 con sông, kênh lớn nhỏ với tổng chiều dài khoảng 41.900 km. Trong những chuyến đi của mình, tôi đã đến không biết bao nhiêu dòng sông, và mỗi dòng sông đều mang trong mình những ký ức, những kỷ niệm và là chốn nương nhờ trong những cuộc mưu sinh.

Đó là sông Hương ở Huế, với những con thuyền rực rỡ trong đêm đưa du khách hòa vào tiếng nhạc. Đó là sông Hoài ở Hội An, với những con thuyền chèo không dùng động cơ như sợ phá đi di sản hàng trăm năm đậm màu xưa cũ. Tôi cũng đã đến sông Tiền, cùng mọi người đi chợ nổi Cái Lậy và cũng đến Đắc Lắc nghe tiếng nước réo ầm ào giữa đại ngàn của sông Sêrêpôk…

Dòng sông mang tên 'Rồng lớn' giữa núi rừng Trường Sơn

Người ta ví sông Long Đại như con rồng lớn để thấy được sự hùng vĩ của nó. Thực ra sông Long Đại có nhiều tên gọi khác nữa. Đó là Đại Giang, là Nguồn Côộc.

Gọi là Đại Giang vì đây là con sông lớn nhất, hoành tráng nhất chảy xuyên qua giữa rừng Trường Sơn hùng vĩ.

Tôi sinh ra và lớn lên bên dòng sông Long Đại, và cũng chính làng quê tôi lại mang tên của dòng sông ấy - làng Long Đại,thuộc huyện Quảng Ninh của tỉnh Quảng Bình. Nhiều lần bố tôi giảng giải rằng: Long Đại nghĩa là “Rồng lớn”.

Sông Long Đại. Ảnh: Vinh Gấu.

Đình An Hoà vào hội Kỳ yên

Đình An Hoà, tiền thân là ngôi miếu Ông được lập nên ở đầu rạch Trảng Bàng, sông Vàm Cỏ Đông, đối diện với miếu Bà Thuỷ Long.

Chính điện đình An Hoà.

Theo hồ sơ đình An Hoà ghi chép lại, ông Trịnh Văn Đống (tự Thiện) là người gốc ở Thanh Hoá, sinh năm 1821, tại xóm Lò Mo. Lớn lên, ông theo ông Trương Công Định đánh Pháp, có nhiệm vụ lập hai đồn chống Pháp ở bìa sông Vàm Cỏ Đông và ở giữa rạch Trảng Bàng. Trong lúc đóng đồn ở bìa sông Vàm Cỏ Đông, ông thấy có ngôi miếu cổ- không biết có từ bao giờ, cũng không biết thờ ai- đề là “miếu Ông”. Thấy ngôi miếu cổ bị hư sập, ông Trịnh Văn Đống nguyện rằng khi có điều kiện sẽ di dời miếu về một nơi thuận lợi.

Đất và người Quảng Ngãi qua một bài thơ thời cận đại

Đó là bài thơ “Quá Quảng Nghĩa tỉnh” của tác giả Trần Bích San (1840 - 1877). Trần Bích San là người làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Ðịnh, nay là phường Vị Hoàng, TP.Nam Định, tỉnh Nam Định. Năm Giáp Tý (1864), ông đỗ đầu kỳ thi Hương, năm sau đỗ đầu thi Hội và thi Đình, nên người đời gọi ông là Tam nguyên Vị Xuyên.

Ông ra làm quan, lần lượt giữ các chức vụ: Hàn Lâm tu soạn, Án sát Bình Định, Biện lý bộ Hộ, Tuần phủ Hà Nội, từng được cử đi sứ sang Trung Quốc. Năm Đinh Sửu (1877), ông được thăng Tham tri bộ Lễ và được cử làm Chánh sứ sang Pháp, nhưng chưa kịp đi, ông đột ngột mất ở Huế.

Du khách tham quan mô hình bờ xe nước tại Công viên Ba Tơ (TP. Quảng Ngãi) Ảnh: Minh Thu

26 thg 3, 2024

Con đường hoa sưa

Tháng Ba. Mưa phùn lất phất bay. Phố chìm trong sương mù ẩm ướt. Chiều cuối tuần, tôi dắt xe ra khỏi nhà đi rong ruổi. Lúc ngang qua con phố nhỏ, như có một điều gì đó níu kéo khiến tôi dừng xe. Một làn hương khẽ chạm vào khoang mũi thoang thoảng thơm ngọt ngào. Tôi dõi mắt xung quanh và lòng đầy phấn khích khi thấy hai bên đường những cây hoa sưa đang nở rộ một màu trắng tinh khôi.

Con đường rực hoa sưa ở phố cổ Hội An.

Mật ngữ nghề biển

Mật ngữ là cách dùng từ để giữ bí mật trong thông tin liên lạc. Đối với ngư dân Quảng Ngãi nói chung, Lý Sơn nói riêng, do làm nghề biển gặp nhiều bất trắc, nên thường dùng mật ngữ trong giao tiếp, để tránh những điều kiêng kỵ...

Ngư dân Lý Sơn thu lượm cá sau phiên đánh bắt trên biển. Ảnh: PV

Ngư dân Lý Sơn thường dùng mật ngữ khi bắt đầu hải trình đánh bắt hải sản trên biển cho đến khi “tính tổn”, nghĩa là tính toán chi phí sau khi kết thúc phiên biển. Khi gặp ngư dân sau chuyến đánh bắt trở về, nhiều người hỏi: “Phiên biển này có được không?”. Câu trả lời của ngư dân là “vô lúa”, tức là được mùa cá, hoặc các từ như “kiếm ăn”, “bén”, “hốt ăn”, “cào thẳng bảng”, “có ăn”, đại ý là làm ăn được. Ngược lại, nếu nghe từ “đói meo”, “biển giã không thấy chấm nào”, “hô răng”, tức là làm ăn không được. Ngoài ra, ngư dân còn nói “ghe ca sĩ”, tức là ghe đánh bắt được cá, giống như ca sĩ đi đâu cũng được chào đón; “ghe kéo màn” là ghe làm ăn không được, đi đâu cũng “đói meo”.

Trải nghiệm tinh hoa nghề mộc

Nằm bên bàu Trùm Ngô - một nhánh sông xưa của dòng sông mẹ Thu Bồn, điểm du lịch văn hóa Âu Lạc (thôn Cẩm Phú, xã Điện Phong, Điện Bàn) trở thành nơi thu hút du khách tìm về trong những ngày gần đây.

Du khách nước ngoài trải nghiệm điêu khắc mộc tại Điểm Du lịch Văn hóa Âu Lạc. Ảnh: A.L

Theo hành trình di sản kết nối đô thị cổ Hội An và khu đền tháp Mỹ Sơn, qua cầu Câu Lâu (cũ) về phía nam gần 300 m, con đường nhựa mang tên Hoàng Diệu chạy dọc cánh đồng. Đi chừng 4 cây số nữa theo hướng tây, sẽ gặp điểm du lịch văn hóa Âu Lạc.

Lan man món mọc xứ Quảng

Được xem như nét ẩm thực độc đáo của người dân xứ Quảng, món mọc béo bùi, thơm tho trở thành món đặc biệt mỗi khi... nhà có đám giỗ.

Món mọc trong bữa giỗ xứ Quảng. Ảnh: Minh họa

Thường nhà có giỗ chạp người ta mới gói mọc. Đó là món lòng gà trộn chung với nấm mèo, miến, trứng và ít hột đậu phụng kèm gia vị. Tất cả được gói vào lá chuối, buột túm lại một đầu bằng sợi lạt tre thật mỏng. Sau đó đem luộc hoặc hấp cách thủy.

25 thg 3, 2024

Độc đáo di tích lịch sử Hải Vân quan sau trùng tu

Di tích lịch sử Quốc gia Hải Vân quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân do thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế cùng quản lý. Năm 2021, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế hợp tác trùng tu, phục dựng di tích này. Đến nay, công tác trùng tu cơ bản hoàn thành, di tích lịch sử và cảnh quan nơi đây trở thành điểm đến hấp dẫn đối với người dân và khách du lịch.

Được mệnh danh là đệ nhất hùng quan, từ lâu, Hải Vân quan là điểm dừng chân quen thuộc của du khách trong nước và quốc tế mỗi khi di chuyển bằng đường bộ. Hải Vân quan do nhà Nguyễn xây dựng ở vị trí hiểm yếu nhất, khu vực chia tách thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế để dễ kiểm soát đường bộ Bắc - Nam và vịnh Đà Nẵng. Trải qua chiến tranh, thời gian lâu dài, di tích nằm ở độ cao 490 m so với mực nước biển đã xuống cấp nghiêm trọng, nhếch nhác.

Tình trạng di tích trước khi trùng tu, Hải Vân quan xuống cấp nghiêm trọng

Bánh tráng sắn và "văn hóa cuốn"

Món bánh sắn mang mùi vị dân dã, cuốn với con cá nục chuối mùa tháng Ba. Hình như những mùi những vị gom cả vào một cuốn bánh, đủ để lòng quay quắt...

Bánh tráng sắn cuốn cá nục chấm mắm cái, món ngon khó cưỡng. Ảnh: X.H

Rằng ray - gia vị đặc trưng của đồng bào Nam Giang

Rằng ray là một loại cây gia vị đặc trưng được sử dụng trong ẩm thực của người Cơ Tu, Ve, Tà Riềng ở huyện miền núi Nam Giang.

Sản phẩm muối rằng ray bày bán tại hội chợ. Ảnh: VĂN THỦY

Đồng bào các dân tộc trên địa bàn huyện Nam Giang có nhiều món ăn ngon, đặc trưng như za zá, thịt khô, cá niên, món láp… và trong các món ăn này không thể thiếu gia vị rằng ray.

Điểm sáng cứu hộ và gây nuôi động vật hoang dã

Chiều 19/3, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh có buổi khảo sát thực tế và làm việc tại vườn thú Safari, Vinwonders Nam Hội An (huyện Thăng Bình).

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh và đại diện các sở, ngành liên quan khảo sát thực tế River Safari. Ảnh: Q.T

Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cùng đại diện lãnh đạo các sở, ngành liên quan đã tham quan thực tế cơ sở hiện trạng River Safari; khảo sát công tác cứu hộ, quy trình cứu hộ của bệnh viện thú y và khu vực dinh dưỡng; khảo sát quy trình kiểm soát an toàn khu vực thú dữ.

24 thg 3, 2024

Vãn cảnh chùa Hà Tân

Chùa Hà Tân - ngôi chùa nằm ở doi đất cuối làng Hà Tân (xã Đại Lãnh, Đại Lộc), là nơi hợp lưu của hai sông Con và sông Cái - thuộc đầu nguồn Vu Gia có cảnh quan thơ mộng, mát mẻ. Khách đến vãng cảnh chùa, thưởng thức từng đợt gió mát rượi thổi lên từ sông thấy lòng hân hoan tràn ngập.

Khung cảnh yên bình. Ảnh: H.L

Chùa Hà Tân từng là ngôi chùa làng nhỏ, được xây dựng vào thập niên 40 của thế kỷ trước. Một phật tử tín tâm của làng Hà Tân là ông Lương Châu (Lương Tự Hối) đã xây ngôi chùa và cúng dường đất vườn, tạo điều kiện để phật tử trong làng quanh năm có nơi cúng Phật và ông cũng có công bảo dưỡng, trùng tu ngôi chùa qua năm tháng.

Thơm lừng bắp chuối rừng xanh

Khi đã quá “bội thực” với các món ăn dầu mỡ, tôi thường tìm đến những món được làm nên bởi nguyên liệu dân dã, mang đậm vị quê xứ núi.

Bắp chuối và thịt heo xông khói còn được chế biến thành món nộm hoa chuối. Ảnh: ZƠRÂM THỊ TÝ

Ai đã từng sống ở vùng cao chắc hẳn ít nhất một lần trải nghiệm món bắp chuối rừng luộc và trộn với thịt heo xông khói.

Mỳ Quảng có tên trong tốp 100 món ăn ngon nhất Đông Nam Á

Chuyên trang ẩm thực uy tín thế giới Taste Atlas vừa đưa ra danh sách 100 món ăn ngon nhất khu vực Đông Nam Á. Mỳ Quảng xếp ở vị trí thứ 27 trong danh sách này.

Mỳ Quảng được Taste Atlas cho là món ăn đậm đà được ăn kết hợp cùng rau sống. Ảnh: Q.T

Bên trong ngôi nhà của nhóm phụ nữ thề không lấy chồng ở Sài Gòn xưa

Một thời, Sài Gòn từng là nơi sinh sống, làm việc của nhóm phụ nữ độc thân, thề không bao giờ lấy chồng. Đến nay, dấu tích cuối cùng của nhóm người này chỉ còn tồn tại trong ngôi nhà cổ có tên Tụ Quần Cư.

Tụ Quần Cư, dấu tích cuối cùng của nhóm phụ nữ thề không bao giờ lấy chồng tại Sài Gòn xưa.

Thưởng thức gỏi cá cơm ở làng Tân An

Món gỏi từ cá biển được nhiều người yêu thích bởi cách làm đơn giản mà hương vị lại thơm ngon. Và gỏi làm từ cá cơm tươi ở làng biển Tân An, xã Bình Minh (Thăng Bình) cũng gây "thương nhớ" cho thực khách.

Gỏi cá cơm do chính tay anh Vương chế biến trông rất đẹp và ngon. Ảnh: Đ.HIỆP

Gia đình anh Đỗ Minh Vương, thôn Tân An (Bình Minh) bao đời nay chuyên làm gỏi cá cơm, trước kia là phục vụ cho "tiệc tùng" trong gia đình hay trong xóm thì nay chuyên làm để bán cho du khách và bỏ cho các quán nhậu.

23 thg 3, 2024

Xanh mát U Minh Hạ

Cà Mau được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cánh rừng tràm có diện tích lớn nhất Việt Nam (hơn 100.000 ha) - vùng đất U Minh Hạ, với cảnh quan và hệ sinh thái vô cùng độc đáo. Cách TP Cà Mau chỉ hơn 20 km là xứ rừng U Minh với hoa tràm nở thơm ngát.

Từ trên cao, rừng tràm U Minh Hạ như một tấm thảm xanh rộng lớn trải dài mút tầm mắt, rất phù hợp cho phát triển kinh tế nông nghiệp và du lịch. Bên dưới tán tràm xanh ấy là những điểm du lịch sinh thái bình dị, gần gũi với thiên nhiên, trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thời gian gần đây, như: Khu Du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Hương tràm U Minh, Hoa rừng U Minh, Cà Mau - ECO, Mười Ngọt, Sông Trẹm...

Mời du khách hãy đến khám phá và trải nghiệm cảnh đẹp thiên nhiên của vùng đất rừng U Minh Hạ!

Khu du lịch Vườn Quốc gia U Minh Hạ, điểm du lịch xanh còn rất hoang sơ, đang mời gọi đầu tư trở thành khu du lịch sinh thái rừng tràm trọng điểm của tỉnh Cà Mau.

Độc đáo Lễ hội Nàng Hai của người Tày ở Cao Bằng

Nằm tại phía Bắc Việt Nam, Cao Bằng tự hào là vùng đất lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của cộng đồng các dân tộc thiểu số. Trong số đó, Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày. Lễ hội diễn ra nhằm thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong cầu cho mùa màng bội thu.

Theo tín ngưỡng dân gian của người Tày trên cung trăng có Mẹ Trăng và các nàng tiên. Mẹ Trăng cùng các nàng tiên hàng năm chăm lo bảo vệ mùa màng cho dân chúng. Lễ hội Nàng Hai được tổ chức với ý nghĩa tượng trưng cho hành trình lên trời đón Mẹ Trăng và các nàng tiên xuống vui hội trần gian và giúp dân làng tong công việc làm ăn sinh sống, phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, sinh sôi nảy nở. Trên quan niệm đó, cứ nhằm vào ngày 22/3 âm lịch các năm chẵn, người dân nơi đây lại tổ chức Lễ hội Nàng Hai.

22 thg 3, 2024

Hương bưởi thơm cho bộ hành bối rối

Dạo phố mùa tháng Hai, tháng Ba, chúng ta không khỏi bối rối khi bắt gặp một mùi hương nồng nàn, quen thuộc trên phố. Đó là hương thơm của hoa bưởi, trên những chiếc xe đạp chở hoa được bán dạo nhiều trên một số con phố của Hà Nội như khu vực phố cổ, phố Xã Đàn, Láng Hạ, Lê Duẩn...

Tất nhiên, Bộ hành qua phố cũng không thể làm ngơ trước vẻ đẹp và mùi hương của loài hoa đặc biệt này, bởi ở phố, mùa hoa bưởi xuất hiện không nhiều, cũng không dài, nhưng đủ khiến cho ai chạm mắt đều vương lại nhiều cảm xúc từ hương thơm ấy….

Khi dừng lại một lúc với một chị bán hoa bưởi trên phố Xã Đàn, tôi phát hiện ra được một điều khá thú vị và đơn giản. Đó là tại sao những xe đạp chở hoa bưởi bán dạo ở Hà Nội thường dừng chân ở những con phố lớn, đường hai chiều mỗi bên rất rộng, thoáng.

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Nếu có dịp đến bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), bạn sẽ khá ngạc nhiên khi đi từ đầu bản đến cuối bản đều bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ và trẻ con rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Điều mà ta rất hiếm gặp khi đến các bản của người dân tộc khác. Có lẽ truyền thống mặc quần áo trang phục dân tộc là một trong những truyền thống đẹp mà người Mảng đã và luôn cố gắng lưu giữ hàng ngày và hàng giờ.

Những phụ nữ dân tộc Mảng ở bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) xúng xính trong trang phục truyền thống.

Trang phục của phụ nữ Mảng là áo xẻ nách, cổ tròn, cài khuy trước ngực, váy dài đến mắt cá chân, khăn đầu màu trắng. Ngoài ra còn có “Tà xịa”, là mảnh vải dài, màu trắng, khoác chéo qua vai và nách với thắt lưng màu đen hoặc nâu.

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường (Hòa Bình)

Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.

Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

Về cù lao Ông Chưởng, thưởng thức trà kim ngân hoa

Cuối tuần, theo lời mời của một người bạn, tôi đến khu vườn kim ngân hoa bên dòng sông Tiền nơi cù lao Ông Chưởng, huyện Chợ Mới, An Giang thư giãn và để thưởng thức trà kim ngân hoa.

Anh bạn phẩy chiếc quạt theo nhịp nhanh chóng trước cửa chiếc bếp than, trên đó có đặt một chiếc ấm vừa đủ để thưởng thức những chén trà trong buổi sáng. Những hòn than nổ lép bép nghe thật vui tai và vẽ lên những nét lửa ngang dọc, ngoằn ngoèo giống như những bông hoa.

Khi nước đã sôi già, chúng tôi rót vào bình và thưởng thức mùi hương phảng phất trước khi nhấp chén trà ngon đậm đà hương vị quê nhà.

Vườn dược liệu kim ngân hoa

21 thg 3, 2024

Có một con đường hoa tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Con đường hoa kèn hồng trên đường dẫn vào trung tâm hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang nở rực rỡ, thu hút đông đảo giới trẻ và người dân đến chụp ảnh, tham quan.

Những ngày này, con đường hoa kèn hồng dài hơn 1 km nằm ở đường Hùng Vương nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang trổ bông rực rỡ.

Hàng kèn hồng có gần 300 cây, được trồng cách đây vài năm. Tuy nhiên, khoảng năm 2019, khi cây bắt đầu cho hoa rộ thì nơi đây mới được nhiều người biết đến và dần trở nên nổi tiếng. Sắc hồng độc đáo của hoa kèn hồng rợp một góc trời khiến nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh thích thú, kéo nhau đến ngắm và chụp ảnh.

Còn đường hoa kèn hồng dài hơn 1km nằm ở đường Hùng Vương, nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

Di tích hơn 200 năm tuổi đổ nát giữa lòng TP Thanh Hóa

Do không được quan tâm trùng tu, sửa chữa, di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Hoa thương hội quán giữa lòng TP Thanh Hóa ngày một hoang tàn, đổ nát, có nguy cơ trở thành phế tích trong nay mai

Di tích lịch sử cấp tỉnh Hoa thương hội quán hiện tọa lạc trên một khu đất rộng khoảng 400 m² tại đường Trần Phú, phường Ba Đình, TP Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa.

Di tích lịch sử văn hóa Hoa thương hội quán xuống cấp hư hỏng, hoang phế

Cận cảnh tượng Phật cao 72 m ở Hà Nội

Tượng Phật cao 72 m tại chùa Khai Nguyên ở thị xã Sơn Tây (TP Hà Nội) bên trong được thiết kế 16 tầng thu hút du khách tìm về vãn cảnh

Chùa Khai Nguyên xưa có tên là ''Cổ Liêu Tự'' thường được gọi là Chùa Cheo thuộc thôn Tây Ninh (xã Sơn Đông, thị xã Sơn Tây, TP Hà Nội), gần sát với khu di tích lịch sử đền Măng Sơn

Vườn trồng cây thuốc Nam ở Cần Thơ bất ngờ trở thành điểm check-in hút khách

Một nhóm người thuê đất trồng cây dừa cạn ở TP Cần Thơ để làm thuốc nam, nào ngờ loại cây này nở đầy hoa với nhiều màu sắc rực rỡ, thu hút rất đông du khách đến check-in.

Vườn hoa dừa cạn tại khu vực Tân Lợi 1, phường Tân Hưng, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ những ngày này nở hoa tuyệt đẹp với nhiều màu sắc như: trắng, đỏ, hồng tím…

Tượng Di Lặc núi Bà Đen ghép từ 6.688 viên đá như thế nào?

Có thời điểm, 600-700 người được huy động trên công trường để thi công tôn tượng Phật Di Lặc, vượt qua thách thức địa hình, khí hậu khắc nghiệt.

Nhiệm vụ "bất khả thi" trên nóc nhà Nam Bộ

Mùa mưa Tây Ninh là thách thức lớn đối với Trần Đức Hòa - Trưởng ban quản lý dự án Tây Ninh của Tập đoàn Sun Group, cùng đội ngũ thi công tôn tượng Bồ Tát Di Lặc, bởi nỗi lo sạt lở thường trực trên địa hình triền dốc 60 độ và thử thách biến hơn 5.000 tấn đá sa thạch thành kiệt tác trên đỉnh núi Bà Đen.

Những ngày tháng 7, tháng 8 năm 2023, Tây Ninh mưa dầm dề, tôn tượng Bồ Tát Di Lặc đang dần thành hình. Đỉnh núi Bà Đen thu hút đông đảo khách đến săn các hiện tượng mây hiếm gặp như mũ mây, mây cầu vồng, mây phượng hoàng, biển mây...

Mây bao trùm đỉnh núi Bà Đen. Ảnh: Nguyễn Minh Tú

20 thg 3, 2024

Lễ hội hoa gạo Nghệ An thu hút hàng nghìn người

Lễ hội hoa gạo đầu tiên của Nghệ An được tổ chức tại xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn, thu hút hàng nghìn người tham gia.


Nằm ở tả ngạn sông Lam, giáp với huyện Con Cuông, Tam Sơn là xã vùng sâu vùng xa của huyện Anh Sơn. Nơi đây bốn bề sông núi và đồng ruộng, cảnh sắc sơn thủy hữu tình. Giữa tháng 3, trên các ngả đường dẫn vào xã, hàng chục gốc cây gạo cổ thụ nở hoa đỏ rực.

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi.


Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây sơn tra" của huyện Mù Cang Chải. Lùng Cúng tập trung nhiều gốc cây lâu năm trong số hơn 6.000 cây được trồng ở Mù Cang Chải và cho quả thơm ngon có tiếng.


Biết đến mùa hoa sơn tra ở bản Lùng Cúng qua lời kể của porter bản địa, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, hiện làm du lịch đã đến đây vào ngày 9/3.

Anh Cung di chuyển bằng xe máy hơn 2 giờ qua quãng đường khoảng 30 km, từ xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Đường khá khó đi, nhiều chỗ xóc, du khách có thể đi xe máy một mình nếu tay lái vững hoặc thuê xe ôm bản địa chở vào.


Thời điểm anh Cung đến bản, những cây hoa sơn tra cổ thụ trồng rải rác trong bản, trên các sườn đồi đã bước vào độ đẹp nhất.

Ngoài trồng lấy quả, cây sơn tra còn được xác định là cây rừng phòng hộ đa mục đích ở vùng cao Mù Cang Chải, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.


Hoa sơn tra ở Lùng Cúng khi bung nở sẽ nhìn thấy rõ 5 cánh tròn màu trắng ngà, đầu nhụy hoa từ màu vàng ngả dần sang màu nâu đất đến khi tàn. Mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Năm nay mùa hoa ở Lùng Cúng kéo dài đến gần cuối tháng 3.


Anh Cung ấn tượng với Lùng Cúng bởi cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ và yên bình.


Nằm dưới đỉnh Lùng Cúng nổi tiếng nhưng bản Lùng Cúng chưa có homestay và dịch vụ du lịch, chưa có công ty lữ hành đưa khách đến bản. Nhờ vậy, anh Cung có thể ghi lại những khung cảnh hoang sơ, bình yên trong mùa hoa sơn tra.


Nếu muốn ngắm hoa sơn tra ở đây, anh Cung khuyên du khách nên tranh thủ thời gian đến bản vào cuối tuần này, vì hoa đang chuẩn bị tàn. Sau mùa hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào, "hoa sơn tra trắng như lời chào cuối cùng của mùa xuân Mù Cang Chải trước khi chuyển mùa", anh Cung nói.

Quỳnh Mai - Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

Ngôi đền 600 năm thờ 'nàng tóc thơm'

Đền Choọng ở huyện Quỳ Hợp thờ Nang Phốm Hóm - người có công giúp nghĩa quân Lam Sơn đánh giặc và lưu giữ nhiều giá trị văn hóa của người dân vùng cao Nghệ An.


Đền Choọng tọa lạc trên đồi đất hình mâm xôi Pu Đên, thuộc bản Choọng, xã Châu Lý, huyện Quỳ Hợp. Đền nằm ở vị trí đắc địa, từ trên đỉnh đồi có thể quan sát được hết các bản làng, phía dưới là dòng sông Nậm Choọng chảy về xuôi, bãi đất rộng trước di tích là nơi dân thập phương thường về trao đổi hàng hóa, xem diễn tích trò...