Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tày. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Tày. Hiển thị tất cả bài đăng

22 thg 9, 2024

Dẻo thơm hương cốm Cư K’nia

Tháng 9 về, những hạt nếp trên các cánh đồng xã Cư K’nia, huyện Cư Jút (Đắk Nông) căng mình, đượm mùi lúa non. Đây cũng chính là thời điểm đồng bào Tày nơi đây làm ra các loại bánh cốm mang hương vị mộc mạc và thanh khiết của đồng quê cỏ nội dâng lên thần linh, tổ tiên; chứa đựng khát vọng bội thu, no ấm, đủ đầy mà đồng bào Tày mang theo khi đến sinh sống, lập nghiệp trên mảnh đất Cư K’nia…

Hồn quê trong hương cốm mới

Cứ độ thu về, khi những bông lúa nếp đã mẩy hạt, không quá già cũng không quá non, bắt đầu ngả sang màu vàng, phụ nữ Tày ở xã Cư K’nia gặt về, tuốt lấy hạt. Những hạt thóc căng mẩy được chọn làm cốm.

Từ hạt lúa nếp để làm ra được hạt cốm dẻo thơm, chứa đựng cả hồn quê, người phụ nữ Tày phải bỏ ra nhiều công sức và qua nhiều công đoạn.

Cốm được làm từ loại nếp ngon, khi bông lúa đã mẩy hạt, nhưng còn sữa và cũng không già quá

12 thg 9, 2024

Dẻo thơm bánh bí đỏ Bắc Sơn

Đến với huyện Bắc Sơn, du khách không chỉ được khám phá những di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng với những nét đẹp văn hóa cộng đồng đặc sắc của đồng bào các dân tộc mà còn được thưởng thức những món ẩm thực độc đáo, đặc biệt trong số đó có món bánh bí đỏ.

Bánh bí đỏ là món bánh truyền thống của người dân tộc Tày huyện Bắc Sơn. Từ xưa, đây là món bánh không thể thiếu trong các mâm cỗ cưới của người dân nơi đây, hiện nay, do nhu cầu ngày càng cao của thị trường, nhiều hộ còn làm hằng ngày để phục vụ khách hàng, đặc biệt là khách du lịch khi đến với Bắc Sơn.

Bà Dương Thị Giăng thực hiện công đoạn làm bánh bí đỏ

9 thg 9, 2024

Độc đáo hương vị xôi lá sau sau

Với cộng đồng các dân tộc Tày, Nùng ở Lạng Sơn, Tết Thanh Minh (diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 23/2 đến ngày 10/3 âm lịch) là một trong những ngày lễ quan trọng trong năm. Đây là dịp để mọi người trong gia đình cùng tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. Trong mỗi mâm cơm cúng gia tiên, không khó để bắt gặp hình ảnh những đĩa xôi lá sau sau thơm dẻo, đậm chất quê.

Sau sau là loại cây thân gỗ, mọc lá tự nhiên vào khoảng cuối tháng 2 và đầu tháng 3 âm lịch, có nhiều ở các tỉnh miền núi phía Bắc như: Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Kạn... Tại Lạng Sơn, cây sau sau có ở hầu hết các huyện nhưng tập trung nhiều tại các huyện: Văn Quan, Cao Lộc, Bình Gia... Hằng năm, cứ vào dịp tết Thanh Minh, bên cạnh món xôi lá cẩm, xôi ngũ sắc, người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng còn thường làm món xôi lá sau sau để cúng gia tiên. Xôi có màu đen bắt mắt, khi ăn có vị thơm đặc trưng riêng.

Độc đáo bánh “xì chúm” ngày rằm tháng 7

Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Vào ngày này, người dân thường làm nhiều loại bánh, trong đó có bánh “xì chúm” – một loại bánh truyền thống, có từ lâu đời được người dân làm để dâng lên gia tiên, cầu cho một năm mùa màng bội thu.

Theo tìm hiểu của phóng viên, “xì chúm” là tiếng dân tộc, chỉ một chiếc bánh đầy đặn, to tròn, căng bóng. Đây là loại bánh thường được người dân tộc Tày, Nùng (đặc biệt là người dân ở các huyện Văn Quan, Bình Gia) làm vào ngày rằm tháng 7. 

Bà Linh Thị Huệ so chế bột bánh

23 thg 8, 2024

Say đắm điệu múa bát của người Tày

Múa bát là điệu múa cổ của người Tày tỉnh Bắc Kạn. Đây là nghệ thuật trình diễn dân gian quan trọng trong dịp Tết, lễ hội truyền thống hằng năm. Múa bát không chỉ mang tính giải trí mà còn cổ vũ, động viên tinh thần đồng bào hăng say lao động, sản xuất.

Vừa qua, tại “Tuần Văn hóa - Du lịch tỉnh Bắc Kạn năm 2024”, điệu múa bát với sự tham gia của 1.000 người đã tạo ấn tượng sâu sắc, đem lại nhiều cung bậc cảm xúc cho đại biểu, người dân và du khách. Ảnh: Vũ Hoàng Giang

18 thg 8, 2024

Nét đẹp trong lễ cưới của người Dao Lù Gang ở Công Sơn

Đồng bào người Dao Lù Gang tại xã Công Sơn, huyện Cao Lộc sinh sống rải rác trên các ngọn núi. Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông, lâm nghiệp. Người Dao Lù Gang nơi đây nổi tiếng với những phong tục, tập quán, nét văn hóa riêng mang đậm bản sắc dân tộc từ cách ăn, nếp ở, trang phục, tục thờ cúng, lễ hội…. Trong số đó, phong tục cưới hỏi mang nhiều nét độc đáo nhất. Để tìm hiểu cụ thể, chúng tôi đã đến dự và chứng kiến lễ cưới của cô dâu Triệu Linh (sinh năm 2004) và chú rể Dương Hương (sinh năm 1995) tại thôn Ngàn Pặc, xã Công Sơn.

Người Dao Lù Gang ở Công Sơn quan niệm, mọi điều tốt lành nhất đều bắt đầu khi mặt trời còn chưa thức dậy. Vì vậy, đám cưới của người Dao Lù Gang đều được diễn ra vào ban đêm. Ngay từ 3 giờ sáng, khi cả bản làng còn đang chìm trong giấc ngủ, cô dâu đã phải thức dậy chuẩn bị trang phục để tiến hành các nghi lễ trước khi ra cửa

Nét đẹp bình dị trang phục truyền thống người Tày Xứ Lạng

Lạng Sơn là mảnh đất nơi địa đầu Tổ quốc gắn liền với truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc với những địa danh lừng lẫy, những danh lam thắng cảnh nổi tiếng và là quê hương của nhiều dân tộc ít người vùng Đông Bắc Việt Nam, trong đó điển hình là dân tộc Tày.

Theo số liệu thống kê trong cộng đồng các dân tộc ở Lạng Sơn, người Tày đứng ở vị trí thứ hai (sau người Nùng) với tổng số trên 282.000 người, chiếm 36,1% tổng số dân toàn tỉnh. Dân tộc Tày là dân tộc gốc của Lạng Sơn, cư trú ở hầu khắp các xã, phường, thị trấn trong tỉnh. Địa bàn có đông người Tày sinh sống nhất hiện nay là huyện Lộc Bình, Bắc Sơn, thành phố Lạng Sơn… Bên cạnh những nét văn hóa như ẩm thực, trò chơi dân gian, ngôn ngữ… đồng bào dân tộc Tày còn có một nét đẹp bản sắc riêng đó chính là trang phục truyền thống. Nếu trang phục người Dao, người Mông… khá cầu kỳ, nhiều màu sắc và chi tiết thì trang phục của người Tày Lạng Sơn lại có vẻ đẹp từ sự giản đơn, đem đến sự nền nã, duyên dáng. Đó là chiếc áo nhuộm chàm thuần tuý, không thêu bất cứ họa tiết gì. Với nét đẹp bình dị và độc đáo đó, bộ trang phục đã trở thành biểu tượng văn hoá thể hiện cho tính cách giản dị, đôn hậu của những người con dân tộc Tày trên mảnh đất Xứ Lạng.

Trước đây, người Tày thường tự trồng bông, dệt vải. Sau này do sự phát triển của đời sống, phụ nữ Tày đổi qua mua vải mộc trắng ở chợ về nhuộm chàm, công đoạn nhuộm thông thường là từ tháng 8 (âm lịch) năm trước đến tháng 2 (âm lịch) năm sau.

17 thg 8, 2024

Hát Quan Lang - Nét độc đáo trong đám cưới người tày huyện Bắc Sơn

Bắc Sơn là huyện miền núi phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn. Trong đó có gần 50.000 người Tày sinh sống, chiếm 68,62% dân số toàn huyện. Văn hóa truyền thống dân tộc Tày được coi là một trong những nét đặc trưng, đại diện cho bản sắc văn hóa tiêu biểu của Bắc Sơn. Trải qua quá trình hình thành, phát triển, cộng đồng các dân tộc huyện Bắc Sơn nói chung, dân tộc Tày nói riêng đã không ngừng sáng tạo, bồi đắp, hình thành nên hệ thống di sản văn hóa đa dạng, phong phú và mang đậm nét đặc trưng riêng. Tiêu biểu trong số đó là hát Quan Lang hay còn gọi là thơ lẩu/thơ đám cưới. Đây là một phong tục đẹp trong đám cưới truyền thống của người Tày huyện Bắc Sơn.

Hát Quan Lang trong đám cưới người Tày ẩn chứa tính nhân văn, lòng nhân ái và là hình thức để giao lưu, gắn chặt tình đoàn kết cộng đồng. Nét văn hoá độc đáo, đặc sắc này cần được lưu truyền để các thế hệ con cháu sau này luôn nhớ và gìn giữ, góp phần làm phong phú thêm cho kho tàng dân ca đám cưới của các dân tộc Việt Nam. 

Hát Quan Lang là một trong những loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của người Tày để nói lên toàn bộ quy trình trong đám cưới với hệ thống các bài thơ, bài hát được chia thành các cung đoạn khác nhau, tương ứng với từng hành động, lễ thức trong đám cưới với những câu hát thay cho những lời chào mời xã giao rất tế nhị, lịch thiệp, thể hiện tình cảm chân tình, tôn trọng lẫn nhau.

2 thg 8, 2024

Lễ cấp sắc của người Tày ở Định Hóa

Trải qua thời gian, mặc dù hiện nay Lễ cấp sắc của đồng bào dân tộc Tày của huyện Định Hóa (Thái Nguyên) đã có nhiều thay đổi, phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại, song những giá trị cốt lõi vẫn được giữ gìn nguyên vẹn. Do vậy, Lễ cấp sắc trở thành một nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt của người Tày nơi đây.

Lễ cấp sắc được người dân coi là nghi lễ khá nghiêm ngặt và phải chuẩn bị thật chu đáo

Tại Thái Nguyên, người Tày sinh sống tập trung nhiều nhất ở huyện Định Hóa, với hơn 46.000 người (chiếm 37% toàn tỉnh). Lễ cấp sắc là một trong những nghi lễ độc đáo, lâu đời của người Tày ở địa phương. Đây là dịp để tìm ra một thầy cúng am hiểu phong tục, tập quán dân tộc, có uy tín rất lớn để mọi người gửi gắm sự tin tưởng, bởi hầu hết các hoạt động trong cộng đồng, dòng họ, gia đình của người Tày đều nhờ cậy đến thầy cúng.

28 thg 7, 2024

Về Bắc Kạn thưởng thức bánh gio mật mía của dân tộc Tày

Nếu có dịp du lịch Bắc Kạn, du khách không nên bỏ qua món bánh gio dân dã ăn một lần mà mãi vấn vương.

Bánh gio (hay còn gọi bánh tro) là loại bánh đặc trưng trong ẩm thực người Tày ở Bắc Kạn. Thức quà dân dã này có tên gọi như vậy bởi gio là một nguyên liệu không thể thiếu để làm nên món bánh này.

Làm bánh gio không quá cầu kỳ, nhưng yêu cầu người thợ phải khéo léo và thật tinh mắt. Từ khâu chuẩn bị nguyên liệu làm bánh, mọi công đoạn đều được chú trọng.

Từ chọn lá để gói bánh, lựa cây đốt lấy gio… mọi khâu chuẩn bị đều quan trọng để tạo nên thứ bánh dẻo thơm, có màu đẹp mắt.

23 thg 7, 2024

Về thôn Tha ngắm sắc vàng

Là nơi định cư lâu đời của đồng bào dân tộc Tày, thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang vừa được công nhận là thôn hoàn thành các tiêu chí xây dựng Làng văn hóa du lịch tiêu biểu gắn với chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP. Vào thời điểm tháng 6 này, khách ghé thăm thôn Tha sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp quyến rũ bởi sắc vàng của cánh đồng lúa chín sát ngay những nếp nhà sàn cổ mộc mạc, được trải nghiệm nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào Tày nơi đây.

Nằm dưới chân núi Tây Côn Lĩnh, chỉ cách trung tâm thành phố Hà Giang 6 km nên du khách có thể dễ dàng ghé thăm thôn Tha

11 thg 7, 2024

Khâu nhục Cao Bằng- Món ngon mang đậm bản sắc văn hóa Tày


"Khâu nhục" hay còn gọi là "Nằm khâu", bắt nguồn từ tiếng Tày, mang ý nghĩa là "thịt mềm nhừ". Món ăn này thường xuất hiện trong những dịp lễ Tết, cỗ bàn quan trọng hoặc để đãi khách quý, thể hiện sự hiếu khách và lòng thành kính của người Tày.

Hình thức trình bày món khâu nhục cũng mang ý nghĩa độc đáo. Thịt ba chỉ được xếp xen kẽ với khoai môn, tạo thành hình chóp nhọn tựa như một ngọn núi nhỏ, tượng trưng cho sự no đủ, sung túc và sức sống mãnh liệt của người dân nơi đây.

13 thg 12, 2023

Bản làng Tây Bắc hiếm hoi còn cả nghìn nhà sàn truyền thống

Bản người Tày ở xã Nghĩa Đô, huyện Bảo Yên lưu giữ hơn 1.000 nhà sàn truyền thống, cùng nhiều nét văn hóa độc đáo đặc trưng Tây Bắc.

Nghĩa Đô từ lâu được biết đến là một vùng đất cổ, cảnh sắc thanh bình. Vùng đất dưới chân núi Khau Phạ, Lào Cai này còn lưu giữ hơn 1.000 ngôi nhà sàn truyền thống cùng nhiều nét độc đáo trong bản sắc văn hóa.

28 thg 11, 2023

Độc đáo món bánh “coóc mò” trong lễ thôi nôi của người Tày, Nùng

Bánh coóc mò là món ăn truyền thống độc đáo của người Tày, Nùng. Theo tiếng Tày "coóc mò" có nghĩa là sừng bò, là loại bánh không thể thiếu trong lễ thôi nôi của mỗi em bé.

Theo phong tục của người Tày, Nùng, khi em bé sinh ra được một tháng tuổi sẽ được làm lễ “Khai bươn” (lễ đầy tháng, lễ thôi nôi). Đây là lễ thức đầu tiên trong mỗi đời người nên được chuẩn bị rất chu đáo, công phu. Ngày đầy tháng của em bé, gia đình sẽ mời thầy cúng đến làm lễ với các loại lễ vật gồm có: xôi ngũ sắc, gà luộc, rượu trắng, thịt lợn và đặc biệt không thể thiếu được bánh coóc mò để cúng bà Mụ và xin bà Mụ đặt tên cho đứa bé. Dịp này, gia đình cũng mời họ hàng, làng xóm đến ăn cơm và khi ra về đều tặng bánh coóc mò làm quà.

Khi làm lễ đầy tháng, người ta phải căn cứ vào số khách mời để gói cho đủ bánh, khi khách ra về mỗi người đều được gia chủ tặng bánh coóc mò làm quà.

10 thg 8, 2023

Màn đấu trí thú vị bằng trò chơi ‘lày cỏ’ trên cao nguyên

Trò chơi “lày cỏ” của bà con người Tày, Nùng là màn đấu trí thú vị khi đòi hỏi người chơi phải tập trung, khéo léo, bắt bài được đối phương.

Có dịp tham gia các lễ hội hoặc chương trình văn hóa, văn nghệ của bà con người Tày, Nùng trên cao nguyên Đắk Lắk, du khách có cơ hội thưởng thức trò chơi “lày cỏ” vô cùng đặc biệt.

"Lày cỏ" hoặc "sai mạ" là một hoạt động giao lưu trong những dịp lễ, tết, ngày vui của người Tày, Nùng. Cách chơi "lày cỏ" gần giống như oẳn tù tỳ của người Kinh, nhưng phức tạp hơn vì phải kết hợp giữa miệng nói, tay xòe và suy nghĩ. Mỗi lượt chơi chỉ có hai người và có trọng tài.

Các chị, mẹ chơi trò "lày cỏ"

27 thg 6, 2023

Về Lào Cai thưởng thức nem măng đắng trứ danh của người Tày

Nem măng đắng được xem là món ăn đặc sản của người Tày ở Lào Cai với hương vị đặc trưng, nhiều người ăn lần đầu đã thích mê.

Măng đắng là món ăn phổ biến dễ dàng tìm thấy ở khu vực miền núi phía Bắc. Măng đắng có quanh năm nhưng nhiều nhất là vào mùa mưa được xem là mùa măng mọc. Người dân Tây Bắc có rất nhiều món ăn chế biến từ măng đắng như măng đắng xào với lá lốt, măng đắng nướng, luộc... Với người Tày ở Lào Cai một món ăn từ măng đắng rất phổ biến ở đây là nem măng đắng.

Nguyên liệu quan trọng không thể thiếu của món ăn này là măng vầu, lựa chọn phần măng vầu lá để gói nem. Theo người dân địa phương, họ phải đi sâu vào trong rừng để tìm măng mới nhú có độ giòn và ngọt để mang về.

Măng đắng sau khi đã tách bỏ lớp vỏ bên ngoài. Ảnh: Cooky

6 thg 2, 2023

Tục thờ thần Bếp lửa của người Tày

Như nhiều dân tộc khác, đối với đời sống người Tày, bếp lửa có vai trò vô cùng quan trọng. Bếp lửa vừa là chỗ đun nấu, bảo quản lương thực, vừa là nơi thờ Thần bếp lửa nhằm xua đuổi tà ma, đề phòng thú dữ và cầu mong sự may mắn, đầm ấm, no đủ.

Người Tày coi bếp lửa là không gian linh thiêng, là nơi trú ngụ của vị Thần bếp lửa trong nhà và vị thần này sẽ mang lại may mắn, hạnh phúc cho cả gia đình. Bà Hoàng Thị Nhuận, Nhà nghiên cứu văn hóa ở tỉnh Cao Bằng cho biết: Thần lửa của người Tày gọi là Pỏ Fầy (Bố lửa). Vào đêm Giao thừa, nhà nào cũng có một khúc củi rất to, để giữ lửa, tượng trưng cho chiếc đòn gánh, một đầu là năm cũ và đầu kia là năm mới. Bếp lửa của người Tày theo truyền thống được làm hình vuông trong nhà sàn và bếp lửa là âm, thì Pỏ Fầy là dương. Âm dương hòa hợp mới có sự sinh sôi nảy nở.

Bếp lửa là nơi sưởi ấm và gia đình quây quần.

13 thg 8, 2022

Tục "đi tái" và món ăn đặc trưng dịp rằm tháng 7 ở Cao Bằng

Tết rằm tháng 7 là ngày lễ lớn thứ 2 trong năm tại Cao Bằng (đặc biệt với người dân tộc Nùng, Tày), chỉ sau ngày Tết âm lịch.

Tục "đi tái" cha mẹ vợ dịp Tết rằm tháng 7

Được mệnh danh là "viên ngọc xanh" của núi rừng Đông Bắc, Cao Bằng có hệ thống sông, suối khá dày đặc, núi đồi trùng điệp, thung lũng sâu... tạo nên cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp. Đây cũng là nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em như Nùng, Tày, Dao, Mông, Kinh, Sán Chay...

Lượng người Tày và Nùng ở Cao Bằng khá đông, chiếm đến hơn 70% tổng dân số toàn tỉnh. Do đó mà nơi đây chịu nhiều ảnh hưởng bởi phong tục, tập quán của hai dân tộc này.

Đồng bào dân tộc Nùng có câu “Bươn chiêng vằn so ất/ Bươn chất vằn slíp slí”, có nghĩa là tháng giêng có Tết Nguyên đán là ngày quan trọng nhất, Tết tháng 7 có ngày 14 là quan trọng nhất. Bởi đó là dịp người dân nơi đây lễ bái tổ tiên, báo hiếu cha mẹ, sư phụ, cầu cho nông nghiệp phát triển, mùa màng bội thu...

Chợ phiên đông đúc trước dịp rằm tháng 7.

16 thg 7, 2022

Lễ cầu an của người Tày

Lễ cầu an, cầu phúc là một sinh hoạt dân gian gắn bó mật thiết với cộng đồng người Tày. Được tổ chức vào cuối tháng Giêng đầu tháng 2 âm lịch hàng năm, lễ cầu an là dịp để mọi người tụ họp thể hiện niềm thành kính với thần linh và cùng cầu mong, ước vọng về một cuộc sống an bình, ấm no, hạnh phúc.

Trong sinh hoạt tín ngưỡng của người Tày đây là buổi lễ quan trọng bậc nhất. Trước đây, người ta dành trọn một đêm để thực hiện các nghi lễ. Ngày nay, họ có thể làm lễ vào ban ngày tùy điều kiện của gia chủ. Với người Tày, lễ Cầu an là một nghi lễ quan trọng đầu năm, người Tày quan niệm, khi làm lễ này rồi sẽ được các đấng siêu nhiên, được những Pụt Luông (Phật lớn) và Đẳm (tổ tiên) phù trợ, hổ vồ không trúng, rắn cắn không vào, xuống nước tự nổi, làm gì được nấy…Tầm quan trọng của lễ được thể hiện ngay từ khâu chuẩn bị. Thông thường, các thành viên trong gia đình làm lễ chỉ mất một buổi để nấu nướng, sắp xếp các lễ vật. Tuy nhiên, việc chuẩn bị cho các lễ vật này kéo dài hàng tháng, có khi đến cả năm bởi người Tày luôn chọn, chuẩn bị, dành những sản vật thơm ngon nhất cho lễ cầu an. Lễ vật gồm có 3 loại: Lễ tam sinh tốt nhất do gia chủ tự nuôi là gà, cá, lợn quay, vịt; lễ chay là bánh dày bánh rợm, bánh chè lam…được làm từ những bông lúa nhà trồng; và thanh bông là hoa, quả. Để làm tốt việc chuẩn bị, thông thường sẽ có một thầy phụ lễ đến hướng dẫn giúp gia chủ.

Hình nộm người Tày dùng trong lễ cầu an.

3 thg 6, 2021

Bánh trứng kiến Cao Bằng

Bánh trứng kiến được làm từ bột nếp, trứng kiến cùng lá non của cây vả. Cứ vào đầu hè hàng năm, bà con dân tộc Tày, tỉnh Cao Bằng lại cùng nhau vào rừng tìm trứng kiến đen về làm bánh.

Bánh trứng kiến là một trong những món bánh độc đáo của người Tày, vùng núi Đông Bắc nước ta, mạn Bắc Kạn, Cao Bằng. Nguyên liệu chính để làm nên món bánh này chính là trứng kiến. Loại bánh này thường chỉ được làm vào khoảng thời gian nhất định cuối tháng 4 và tháng 5 hàng năm bởi đây là thời gian sinh trưởng mạnh nhất của loài kiến đen rừng.

Trứng kiến sau khi rửa sạch, cho lên chảo phi với thịt heo xay, hành khô, lạc rang giã kĩ và một ít lá kiệu thái nhỏ. Đặc biệt, phần lá để gói bánh trứng kiến không phải là lá chuối, lá dong như nhiều loại bánh khác, mà dùng lá vả non để gói. Khi ăn, người dùng ăn luôn lá vả. 

Lá dùng để gói bánh là lá của cây vả non, có vị mát và tác dụng giải nhiệt. (Ảnh: t.a.n.lee).