29 thg 11, 2022

Những tên quận/huyện dài thoòng và ngắn ngủn

Trong 3 cấp của phân cấp hành chính tại Việt Nam, gồm Tỉnh - Huyện - Xã, thì cấp Huyện là... lung tung nhất. Hiện nay cấp này bao gồm: Quận, huyện, thị xã và thành phố, trong đó thành phố lại bao gồm 2 loại là thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (như TP Thủ Đức trực thuộc TP Hồ Chí Minh).

Hiện nay, Việt Nam có 705 đơn vị hành chính cấp huyện, trong đó có 527 huyện, 46 quận, 81 thành phố thuộc tỉnh, 1 thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương và 50  thị xã. Việc tìm ra cái tên dài nhứt và ngắn nhứt trong 705 cái tên này khá đơn giản so với việc tìm trong hơn 10.000 cái tên phường xã, nhưng đã làm thống kê đến xã phường thì làm luôn thống kê đến quận huyện cho đù bộ.

'Trầm tích' dãy Đại Huệ

Cùng với dãy Thiên Nhẫn ở phía Nam, dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc và phía Đông đã góp phần tạo nên “trùng lai danh thắng địa” cho vùng đất Nam Đàn (Nghệ An), quê hương của bao danh nhân nổi tiếng. Từ bao đời, dãy Đại Huệ là “điểm tựa” của cư dân quanh vùng, cũng là nhịp cầu nối kết dòng chảy quá khứ - hiện tại và tương lai.

Nhịp sống yên bình

Vào những ngày cuối tuần đẹp trời, chúng tôi thường rủ một vài người bạn tạm rời thành Vinh, ngược lên theo Quốc lộ 46 rồi rẽ vào tuyến đường chạy dọc theo chân núi Đại Huệ thuộc huyện Nam Đàn. Chặng đường khoảng 20 km nhưng chứa đựng bao điều thú vị, đủ để cảm nhận và tìm thấy giờ phút bình yên, được “sống chậm” sau những ngày lo toan, tất bật.

Bởi một điều rất đơn giản, về nơi đây, với thôn, xóm của Nam Giang, Nam Anh, Nam Thanh, với cánh đồng lúa bạt ngàn, bãi rau xanh mượt, vườn cây trĩu quả, lắng nghe tiếng chuông chùa ngân vang, bao ưu tư, muộn phiền như được rũ bỏ.

Dãy Đại Huệ chạy dọc phía Bắc huyện Nam Đàn. Ảnh: Quốc Đàn

Khám phá ngôi đình cổ thờ Vua Mai bên bờ sông Lam


Nằm trong quần thể di tích về Vua Mai, đình Khả Lãm ở khối Hùng Sơn, thị trấn Nam Đàn là một công trình cổ kính còn lưu giữ nhiều hiện vật quý.

Về miền quê của 'Bà chúa thơ Nôm'

Xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, quê hương của nữ sĩ Hồ Xuân Hương, nổi tiếng là “đất học” không chỉ của xứ Nghệ mà còn của cả nước.

Theo sử sách, làng Quỳnh Đôi được các dòng họ Hồ, Nguyễn và Hoàng về khai cơ từ năm 1378 và đặt tên là "Thổ Đôi Trang". Đến năm 1528, cụ Hồ Nhân Hy (Đời Mạc) đổi tên thành xã Quỳnh Đôi như ngày nay. Trong ảnh: Cổng chào làng Quỳnh Đôi được xây dựng khang trang, bề thế. Ảnh Đình Tuyên

Vì sao rất nhiều người Mông có tên là Tủa (Tuam/Tuôv)?

Trong bối cảnh giao thoa văn hóa toàn cầu, người Mông có thể chọn cho con cái họ những cái tên rất “Việt”, rất “Tây”, nhưng vẫn còn rất nhiều người Mông lựa chọn những cái tên rất “Mông”. Một trong những cái tên được đặt phổ biến nhất trong cộng đồng người Mông là Tủa.

Người Mông sẽ làm lễ hu plig gọi phần hồn tus plig về nhập vào cơ thể lub cev đứa bé vào buổi sáng sớm thứ ba kể từ khi hạ sinh. Trong lễ hu plig, người chủ lễ sẽ đặt tên cho đứa trẻ dưới sự đồng thuận của cha mẹ của đứa bé và những vị thần, gia tiên puj koob yawm txwv thiab dab khuas. Nếu cái tên vì một lý do nào đó được đặt không phù hợp với đứa bé, nó sẽ dễ ốm đau, bệnh tật, chậm lớn. Hoặc, một người có phần hồn tus plig đi lạc, bị bắt cóc bởi thế giới bên kia, hoặc bị một thế lực nào đó ví dụ như long vương zaj laus đánh dấu. Trong cả hai trường hợp đó, người Mông sẽ tiến hành đổi tên.

28 thg 11, 2022

Nhớ trận Cù Tròn!

Về xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành, tỉnh Long An, hỏi Khu di tích lịch sử Cù Tròn, ai cũng biết. Khu di tích là niềm tự hào của Đảng bộ, chính quyền, người dân địa phương và là "địa chỉ đỏ" quen thuộc để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Hàng năm, cứ vào ngày 23/10 Âm lịch, người dân ấp Tân Long, xã Thanh Phú Long cùng nhau làm lễ kỷ niệm chiến thắng Cù Tròn. Đây cũng được xem là ngày giỗ các liệt sĩ đã anh dũng hy sinh trong trận đánh. Phó Chủ tịch UBND xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành - Phan Thị Mộng Thường cho biết: “Ngày chiến thắng trận Cù Tròn là 27/11/1964 nhưng do người dân địa phương quen tính theo Âm lịch nên tổ chức ngày kỷ niệm vào 23/10 Âm lịch. Người dân ấp Tân Long nói riêng và xã Thanh Phú Long nói chung luôn ghi nhớ công ơn của thế hệ cha anh đã hy sinh để có được thanh bình như ngày nay”.

Khu di tích lịch sử Cù Tròn vừa được UBND huyện Châu Thành đầu tư trùng tu, tôn tạo

Chiêm ngưỡng kỳ quan đá chồng ở Quảng Ninh

Những tảng đá khổng lồ như được “bàn tay” thiên nhiên đặt lên nhau ở Quảng Ninh trở thành điểm đến thu hút những người ưa khám phá.

Núi Đá Chồng là một điểm đến “mới nổi” được dân du lịch bụi truyền tai nhau, nhưng với người dân địa phương, nơi đây vốn được biết đến từ lâu nhờ cảnh quan ngoạn mục và kỳ thú. Núi thuộc địa phận xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long, cách trung tâm thành phố khoảng 30 km về hướng Tây.

27 thg 11, 2022

Làng nghề làm bột khoai rực rỡ sắc màu

Qua ống kính của Huỳnh Thanh Liêm, các công đoạn để làm ra bột khoai hiện lên đầy màu sắc, đậm nét làng nghề truyền thống.


Tây Ninh không chỉ có phong cảnh đẹp, còn có nhiều làng nghề truyền thống như phơi hương, làm nón lá, nung chén đựng mũ cao su hay làm bột khoai, thu hút nhiều du khách về trải nghiệm cũng như làm bối cảnh cho các nhiếp ảnh gia sáng tác.

Mê mẩn trong vườn xương rồng ở cù lao Chợ Mới

Chỉ mới bén duyên với việc trồng và kinh doanh xương rồng vài năm nay, nhưng niềm đam mê và kinh nghiệm với loại cây cảnh này của anh Nguyễn Chí Cường (xã Nhơn Mỹ, huyện Chợ Mới) đã được nuôi dưỡng, tích lũy từ thuở còn nhỏ.

Chiêm ngưỡng cổ vật Óc Eo

Di tích Quốc gia đặc biệt Óc Eo – Ba Thê tọa lạc tại huyện Thoại Sơn (tỉnh An Giang), là một trong những di sản vô giá trong kho tàng di sản văn hóa của dân tộc...


Gò Óc Eo thuộc Ba Thê (huyện Thoại Sơn) - nơi đầu tiên tìm thấy những di chỉ quan trọng của nền văn minh cổ xưa ấy và Óc Eo đã trở thành tên gọi chung cho mọi di chỉ được phát hiện ở các địa phương khác.

26 thg 11, 2022

Láng Linh trong tiến trình lịch sử An Giang

Trong quá trình hình thành và phát triển, tỉnh An Giang đã trải qua không ít thăng trầm, trên từng mảnh đất đều ghi dấu những công lao, sự tự hào mà bao thế hệ người An Giang đã gầy dựng. Trong đó, phải kể đến vùng đất Láng Linh xưa - một trong những dấu ấn của tiến trình lịch sử.

Láng Linh là một cánh đồng trũng rộng lớn, mênh mông, nhiều lau sậy, đầm lầy. Vào thời nhà Nguyễn, vùng đất này thuộc huyện Tây Xuyên, phủ Tuy Biên (tỉnh An Giang). Ngày nay, Láng Linh thuộc địa bàn các xã: Thạnh Mỹ Tây, Đào Hữu Cảnh, Bình Phú (huyện Châu Phú) và xã Vĩnh An (huyện Châu Thành). Vào đầu thế kỷ XIX, vùng đất An Giang còn thưa thớt dân cư, đất hoang nhiều, nhất là vùng bờ tây sông Hậu.

Dấu ấn ông Sáu Dân trên vùng Tứ giác Long Xuyên

Ngày nay, Tứ giác Long Xuyên (TGLX) trở thành vựa lúa của khu vực ĐBSCL và cả nước. Tuy nhiên, nếu không có tầm nhìn của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt với chủ trương đào kênh thoát lũ ra biển Tây, có lẽ “túi phèn” TGLX khó được khai mở, vùng đất hoang vu “khỉ ho cò gáy” này khó vươn mình phát triển. Người dân nơi đây mãi nhớ ơn ông, ấn tượng với vị Thủ tướng gần dân, luôn lắng nghe và hành động.

Tiếp nối Thoại Ngọc Hầu

Ở xã biên giới Lạc Quới (huyện Tri Tôn) ngày nay, Công viên văn hóa Võ Văn Kiệt tạo thành điểm nhấn nổi bật dưới chân cầu T5, cặp bên UBND xã Lạc Quới và dòng kênh đã đi vào huyền thoại. Ban đầu, kênh có tên là T5 - Tuần Thống theo đúng như tên gọi mà Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã phát lệnh khởi công vào ngày 22/4/1997, khởi đầu cho công trình thoát lũ ra biển Tây, đánh thức tiềm năng vùng TGLX.

Con nước cuối mùa

Cuối tháng 10 (âm lịch), nước lũ ngoài đồng xa đã rút dần ra kênh rạch rồi theo sông lớn về biển cả. Đó cũng là lúc người dân vùng lũ chờ đón vụ thu hoạch cá đồng trúng nhất vào con nước cuối mùa.

Dọc theo mấy cánh đồng giáp biên những ngày cuối tháng 10 (âm lịch), đã thấy thấp thoáng bờ ruộng nhô lên như những đường kẻ giữa màu nước bao la. Vài chiếc xuồng con men theo bờ kênh Vĩnh Tế thả lưới, quăng chài. Tiếng người í ới gọi nhau giữa đồng nước nổi phảng phất chút dư âm của thuở khai hoang.

Năm nay, mùa nước nổi đã “đãi” dân câu lưới! Từ việc bủa lưới, quăng chài, đổ dớn, cất vó… đến chuyện thả câu, ngư dân đều phấn khởi bởi con cá, con tôm xuất hiện ngày càng nhiều, hứa hẹn một năm “ăn nên làm ra” của nghề “bà cậu”.

Về núi sống chậm

Không phải ngay mùa hành hương, Bảy Núi bớt đi phần nhộn nhịp, nhưng không vì thế giảm đi sức hút. Vẫn những cung đường quen thuộc, nhưng mỗi mùa, nơi đây lại được điểm tô một sắc màu hoàn toàn mới mẻ…

25 thg 11, 2022

Đắk Lắk: Lễ hội cơm mới ở Buôn Thái

Ngày 11/10, UBND xã Ea Kuêh, huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022. Lễ hội cơm mới hay còn gọi Lễ hội lúa mới là lễ hội quan trọng nhất trong năm của người Thái, nhằm bày tỏ lòng biết ơn ông bà, tổ tiên, trời đất đã giúp cho buôn làng có một mùa bội thu.

Các đại biểu và đông đảo Nhân dân địa phương tham dự Lễ hội cơm mới Buôn Thái năm 2022

Tết cơm mới của người Mường Phú Thọ

Ngày 3/11, xã Hương Cần, huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ tổ chức nghi lễ Tết cơm mới tại Đình Khoang. Tết cơm mới hay còn gọi là lễ mừng cơm gạo mới được tổ chức vào ngày 10/10 âm lịch.

Vụ trưởng Vụ Văn hóa dân tộc (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) Nguyễn Thị Hải Nhung tặng xã Hương Cần bộ nhạc cụ, trang phục, vật tư hỗ trợ bảo tồn, phát huy Tết cơm mới của dân tộc Mường

Chua dịu với lưỡi long nấu cá thửng

Cư dân vùng biển bãi ngang ở huyện Đức Phổ thường trồng cây lưỡi long quanh hàng rào vườn nhà. Loại cây này với những chiếc nhánh non mơn mởn, nhỏ hơn bàn tay vươn lên xanh tốt mặc cho “nắng chói chang về làm rát bỏng bàn chân”. Nhiều người xem lưỡi long như một loại rau dùng để xào, kho chung với cá và nấu canh với các loại cá biển, đặc biệt là với cá thửng.

Trời yên biển lặng, những ngư dân thong thả chèo thúng ven bờ biển để câu cá thửng với thân tròn, dài khoảng gang tay. Cá vừa câu lên khỏi mặt nước vẫn còn tươi rói khoe lớp vảy sáng lấp lánh dưới nắng. Dùng dao chặt vi, móc mang, cạo vảy rồi mổ ruột, nạo bỏ gân máu dọc theo sống lưng và cắt khúc ngắn vừa ăn.

Nguyên liệu chủ yếu để nấu canh lưỡi long với cá thửng.

Canh lưỡi long nấu cá liệt

Rau nhơn nhớt, nhai chưa kịp nuốt đã trôi tuột vào thực quản. Thịt cá “rề rà” theo sau trong đợi chờ. Đấy là điều khiến bao người thích món canh lưỡi long nấu với cá liệt.

Sớm tinh mơ, ghe gắn máy công suất nhỏ, thúng chai lần lượt vào bờ. Nhiều phụ nữ chạy đến giúp chồng kéo thuyền hay thúng lên bãi cát. Họ gồng gánh ngư cụ và hải sản về nhà, râm ran chuyện trò trên đường vắng. Xóm làng thức giấc khi ánh bình minh rựng sáng phía trời xa. Bữa sáng vội vàng trong căn nhà nhỏ trước khi người vợ mang cá ra bày bán ở chợ quê. Hải sản đánh bắt gần bờ thường là loại rẻ tiền, nhưng tươi ngon vì vừa vớt lên từ biển. Cá liệt thân mỏng lấp lánh ánh bạc được nhiều người chọn mua mang về chế biến những món ăn: Nấu cháo, kho ngọt, nấu canh...

Cá liệt tươi rói cùng rau lưỡi long hái trong vườn nhà. Ảnh: TR.THY

24 thg 11, 2022

Hình ảnh độc đáo về chợ phiên vùng cao Xá Nhè ở tỉnh Điện Biên

Chợ phiên Xá Nhè tại thị trấn Tủa Chùa, tỉnh Điện Biên, được tổ chức 6 ngày một lần vào ngày Dậu (con gà) và ngày Mão (con mèo) theo lịch Âm, là nơi trao đổi hàng hóa và giao lưu của người dân.

Chợ phiên Xá Nhè là một trong những nét đặc trưng văn hóa dân tộc của huyện Tủa Chùa (Điện Biên). (Ảnh: Xuân Tư/TTXVN)

Về vùng Bảy núi An Giang thưởng thức bánh Kà tum

Kà tum theo tiếng Khmer nghĩa là “trái lựu” - loại bánh được gói bằng lá cây thốt nốt có bề ngoài giống như trái lựu. Bánh Kà tum mang ý nghĩa của sự đủ đầy, sung túc, chỉ xuất hiện trong các dịp lễ, Tết truyền thống của đồng bào dân tộc Khmer An Giang, như: Chôl Chnăm Thmây, Sen Dolta, Ok om bok. Điều đặc biệt, loại bánh này chỉ có duy nhất ở vùng đất Ô Lâm, huyện Tri Tôn (An Giang).

Khám phá bảo tàng Văn học Việt Nam

Nằm trên mảnh đất trước kia là Trường viết văn Quảng Bá thuộc Hội Nhà văn Việt Nam (ngõ 275 Âu Cơ, Hà Nội), Bảo tàng Văn học Việt Nam là nơi sưu tầm, bảo quản, nghiên cứu, trưng bày, giới thiệu các di sản văn hóa, phản ánh quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam.

Vang danh nghề gốm Lái Thiêu

Các sản phẩm đặc sắc của làng nghề gốm Lái Thiêu.

Bình Dương được thiên nhiên ưu đãi có nguồn khoáng sản đất sét và cao lanh rất phù hợp cho nghề làm gốm. Trong những làng gốm ở Bình Dương thì làng gốm Lái Thiêu đã nổi danh trong và ngoài nước bởi sự mộc mạc nhưng không kém phần tinh tế và đậm chất Nam bộ.

Gốm Lái Thiêu bắt đầu hình thành vào khoảng những năm 1860, trải qua hơn 150 năm phát triển gốm Lái Thiêu đã nổi tiếng khắp nơi và trở thành một trong những trung tâm gốm sứ vùng Nam bộ. Không giống những làng gốm khác, gốm Lái Thiêu đi sâu, tập trung sản xuất gốm gia dụng và các sản phẩm thường dùng trong sinh hoạt.

Làng nghề bánh đa nem Trung Hà

Từ bao đời nay, bánh đa nem là sản phẩm không thể thiếu để làm lên món nem nổi tiếng ẩm thực Việt Nam. Làng nghề với sức sống bền bỉ đã bao đời làm ra những chiếc bánh đa nem nức lòng muôn nơi chính là làng bánh đa nem Trung Hà xã Tiến Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

Anh Đỗ Xuân Tuấn, hộ gia đình của làng Bánh đa nem, Thôn Trung Hà đã gắn bó nhiều năm với nghề làm bánh đa nem.

23 thg 11, 2022

Độc đáo lễ hội Ok Om Bok của đồng bào Khmer

Ok Om Bok là lễ hội lớn trong năm của đồng bào Khmer Nam Bộ. Lễ hội được tổ chức vào thời điểm kết thúc vụ mùa, để tỏ lòng biết ơn đối với Mặt trăng, vị thần thiên nhiên đã giúp đỡ người dân trong việc bảo vệ mùa màng, điều hòa thời tiết, đem lại cây trái tốt tươi và sự no ấm cho phum, sóc.

Để chuẩn bị cho Lễ hội Ok Om Bok vào ngày Rằm tháng Mười âm lịch, đồng bào Khmer chuẩn bị các loại nông sản đã được trồng cấy trong vụ mùa

Trải nghiệm chợ phiên mùa Thu Tây Bắc

Những ngày Thu, tiết trời se lạnh, nắng hanh hao trải vàng khắp không gian. Giá như không có dịch Covid-19, sẽ thú vị biết mấy khi gác lại mọi công việc để làm một chuyến ngược đường Tây Bắc, hòa mình vào những phiên chợ vùng cao để cảm nhận được vẻ đẹp chợ phiên vào mùa Thu.

Sản vật vùng cao được bày bán tại chợ phiên

Tây Bắc mùa nào cũng đẹp nhưng có lẽ, đẹp nhất và thi vị hơn cả là tiết trời mùa Thu. Mùa này, thời tiết không quá nóng cũng không quá lạnh, cái se se lạnh khiến cho ai ai cũng cảm thấy khoan khoái, dễ chịu khi thong dong trên những cung đường Tây Bắc. Mùa này, sắc màu của Thu lan tỏa khắp không gian. Và chợ phiên chính là nơi hội tụ sắc đẹp của mùa Thu nơi sơn thẳm.

Rực rỡ sắc màu chợ phiên thị trấn Tủa Chùa

Chợ phiên thị trấn Tủa Chùa( Điện Biên) họp vào chủ nhật hàng tuần, là nét đẹp văn hoá độc đáo mang đặc trưng của đồng bào vùng cao. Cùng với những thắng cảnh thiên nhiên hùng vĩ, các di tích lịch sử, chợ phiên thị trấn Tủa Chùa đã trở thành điểm đến thu hút du khách bởi nét văn hóa đặc trưng của người bản địa.

Ấm nồng sớm chợ phiên vùng cao Mèo Vạc

Không ngoa nếu nói rằng những phiên chợ ở vùng cao giống như “bảo tàng sống” về đất và người nơi ấy. Có dịp đến với Mèo Vạc trên miền cao nguyên đá Hà Giang, hầu hết du khách không thể bỏ qua chợ phiên độc đáo, họp vào chủ nhật hằng tuần giữa thị trấn trung tâm huyện.

Khu vực ẩm thực chính là điểm nhấn của chợ phiên Mèo Vạc với hàng trăm gian hàng san sát, thu hút đông đảo người đi chợ. Hơi nước, khói bếp bay lên bảng lảng, chan hòa với ánh nắng sớm mai xiên qua những khe cửa, tạo cảm giác ấm cúng.

22 thg 11, 2022

Tam giác mạch chen mây trên thảo nguyên Suôi Thầu

Các cánh đồng tam giác mạch rộng lớn đang bung hoa, tạo nên khung cảnh thiên nhiên ấn tượng ở nơi được mệnh danh là "thảo nguyên châu Âu".


Đào Văn Vinh - Vinh Dav (thế hệ đầu 8X, sống tại Hà Nội) từng là kỹ sư cơ khí, hiện là nhiếp ảnh gia phong cảnh và dự án. Anh Vinh đến Suôi Thầu trong hai ngày vào đầu tháng 11. Đây là một vùng thảo nguyên nằm ở huyện Xín Mần, cách thị trấn Cốc Pài khoảng 9 km và cách TP Hà Giang khoảng 150 km về phía Tây. Nơi đây có cảnh sắc thiên nhiên hiền hòa và không khí trong lành.

Gia Lai mùa hoa dã quỳ

Hoa dã quỳ nở rộ trên khắp nẻo đường, quanh ngọn núi lửa Chư Đăng Ya, tạo nên khung cảnh lãng mạn.

Khi Tây Nguyên bắt đầu se lạnh, tháng 11 cũng là thời điểm rực rỡ nhất của hoa dã quỳ với sắc vàng ngập tràn.

Trải nghiệm bay lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya

Hàng ngàn du khách đã check in, ngắm sắc vàng hoa dã quỳ, trải nghiệm bay dù lượn trên miệng núi lửa Chư Đăng Ya trong khuôn khổ "Tuần lễ hoa dã quỳ - núi lửa Chư Đăng Ya"

Mùa hoa dã quỳ luôn là điểm thu hút những tâm hồn yêu thiên nhiên, cỏ cây. Du lịch vào mùa hoa dã quỳ luôn lưu lại cho lữ khách những khoảnh khắc đáng nhớ và những bức hình tuyệt đẹp.

An Giang bình dị

Cảnh vật, con người An Giang mùa lúa chín, mùa nước nổi dịp cuối năm mang vẻ đẹp bình dị rất riêng.


Huỳnh Văn Thái (25 tuổi), sống tại TP Long Xuyên, ngoài làm dịch vụ chụp ảnh cưới, còn thường thực hiện các chuyến đi khám phá và chụp phong cảnh quê hương An Giang. Hiện Thái cũng là quản trị của nhóm “Lang thang An Giang” với gần 400.000 thành viên.

Bức ảnh trên Thái và đồng nghiệp chụp trên chợ nổi Long Xuyên. Chợ hoạt động nhộn nhịp từ sáng sớm, bán đủ các loại hàng hóa, thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Một chuyến đi trải nghiệm bằng thuyền trên chợ nổi khoảng 200.000 đồng một thuyền 7-10 người.

21 thg 11, 2022

Thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm

Chùa Ngọa Vân, nơi Phật hoàng Trần Nhân Tông nhập cõi niết bàn năm 1308, được mệnh danh là thánh địa của Thiền phái Trúc Lâm.


Chùa Ngọa Vân nằm ở đỉnh Ngọa Vân của núi Bảo Đài, có độ cao hơn 500 m so với mực nước biển, thuộc địa phận xã Bình Khê, thị xã Đông Triều. Với địa thế đẹp, năm 1037, vua Trần Nhân Tông đã chọn nơi này để tĩnh thiền.

Hai món bún đặc sản Hà Tiên

Bún kèn, bún nhâm là hai món ăn có tên gọi lạ nhưng cuốn hút nhờ hương vị đặc trưng.

Du khách đến Hà Tiên không chỉ được tham quan nhiều danh lam thắng cảnh đẹp mà còn có dịp thưởng thức vô số món ăn đặc trưng. Ngoài bánh tằm bì, hủ tiếu hấp, bánh lọt xào... nếu có dịp đến thành phố này, du khách đừng bỏ qua hai món bún dưới đây.

Bún kèn

Món ăn có nguồn gốc từ Campuchia với nguyên liệu chính là một trong các loại cá như nhồng, đưng hay lẹp vàng... để nấu nước lèo. Theo người Hà Tiên, những loại cá này có thịt thơm, chắc, tạo nên hương vị đặc trưng cho món ăn. Ngoài cá, bún kèn của người Hà Tiên không thể thiếu bột cà ri, đinh hương, nước cốt dừa, màu điều. Ăn kèm là rau thơm, dưa leo, giá, nước mắm tỏi ớt...

Những tên xã phường dài thoòng

Phân cấp hành chính Việt Nam hiện nay theo Điều 110 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức chính quyền địa phương gồm 3 cấp hành chính là:

  • Cấp tỉnh: Bao gồm Tỉnh/Thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp huyện: Bao gồm Quận/Huyện/Thị xã/Thành phố thuộc tỉnh/Thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương
  • Cấp xã: Bao gồm Xã/Phường/Thị trấn.
Dữ liệu về đơn vị hành chính cả nước luôn biến động với việc tách nhập, thay đổi địa giới, thay đổi tên các đơn vị hành chính, trong đó thay đổi nhanh nhất là cấp xã. Do vậy các thống kê chỉ mang tính chính xác theo thời điểm.

Biển vô cực ở Thái Bình

Mặt nước ở biển Quang Lang như một tấm gương lớn phản chiếu bầu trời tạo nên một không gian vô cực độc đáo.

Biển vô cực có một không hai tại xã Thụy Xuân và xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy đang được UBND tỉnh Thái Bình xây dựng thành điểm du lịch với kỳ vọng đây sẽ là điểm đến mới lạ, độc đáo và thu hút du khách trong và ngoài nước tới trải nghiệm.

Cả hai bãi biển này không sở hữu bờ cát trắng, không có mặt biển trong xanh hay những con sóng lớn mà mang nét đẹp bình yên, hoang sơ với bãi cát bồi màu nâu sậm, phẳng và trải dài bất tận. Vào sớm bình minh, khi nước cạn làm mặt bãi biển tráng một lớp nước mỏng xấp xỉ mắt cá chân, trông như một tấm gương khổng lồ phản chiếu bầu trời, cảnh vật.

Giữ trọn niềm tin yêu với nghề đan gùi

Gắn bó gần cả đời với nghề đan gùi, nhưng ông Fuih Jới (thôn làng Trấp, xã Ya Tăng, huyện Sa Thầy) vẫn luôn giữ trọn niềm tin yêu với nghề. Nghề đan gùi giúp ông tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống.

Dân làng tôn vinh

Trăn trở với việc giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS, ông Trương Văn Thiệt – Bí thư Đảng ủy xã Ya Tăng giới thiệu tôi gặp ông Fuih Jới, làng Trấp - người được dân làng tôn vinh là nghệ nhân, có nhiều duyên nợ với nghề đan gùi.

Không bỏ lỡ cơ hội khi nghề đan lát là 1 trong 9 nghề truyền thống được Nghị quyết 08-NQ/TU, ngày 16/2/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVI “về bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống của các dân tộc thiểu số tại chỗ đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” đặt ra, tôi tìm đến nhà ông Fuih Jới.

Ông Fuih Jới đang miệt mài đan gùi. Ảnh: V.N

Độc đáo nhà rông làng Kon Rôn

Một trong những nét làm nên kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn (xã Ngọc Réo, huyện Đăk Hà) chính là “Luôm Khuôm”. “Luôm Khuôm” là một tấm gỗ lớn hình đuôi cá, nối liền với trụ dọc chính giữa nhà rông. Trên bề mặt “Luôm Khuôm” vẽ các họa tiết mang ý nghĩa về cuộc sống.

Trong chuyến tác nghiệp với một người bạn đang công tác tại Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, tôi nghe anh kể đôi nét kiến trúc độc đáo của nhà rông làng Kon Rôn, xã Ngọc Réo. Không bỏ lỡ, tôi bắt chuyện và từ quá trình nghiên cứu, anh cho hay: Trên địa bàn tỉnh, người Tơ Đrá (một nhánh của dân tộc Xơ Đăng) có mặt ở nhiều nơi. Đa phần họ đều có những điểm chung về kiến trúc, văn hóa truyền thống và phong tục. Tuy nhiên, nếu xét riêng về kiến trúc nhà rông, thì có lẽ làng Kon Rôn là đặc biệt hơn cả. Bởi bà con nơi đây đã xây dựng nên một công trình rất riêng, độc đáo.

Cá căn nước lợ

Cá căn là món ăn ngon phổ biến của người dân Quảng Ngãi. Cá căn sống ở biển và vùng nước lợ khu vực cửa sông. So với cá căn sống ở biển thì cá căn sống ở vùng nước lợ ngon hơn. Cá căn có nhiều cách chế biến đơn giản mà ngon.

Cá căn biển lớn bằng bàn tay, da dày màu xám đen, thịt hơi cứng. Còn cá căn sống vùng nước lợ hay còn gọi nước chè hai chỉ to chừng 3 ngón tay người lớn khép lại, da mỏng màu xám sáng, thịt mềm, phù hợp với các món nướng, nấu ngọt, nấu măng.

Cá căn nấu ngọt. ẢNH: B V T

20 thg 11, 2022

Những tên xã phường ngắn ngủn


Tui đọc cái tựa bài bỗng dưng thấy... ngộ ngộ, đã là thị trấn Chờ thì cứ... chờ đi chớ có gì mà gấp gáp. Rồi nhớ rằng ở Pleiku cũng có một xã có cái tên ngắn ngủn: xã Gào.

Chả ốc chợ quê

Ốc để làm chả được chọn là loại ốc nhồi.

Nếu ai đã từng sống ở vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ thì có lẽ không thể quên được hương vị món chả ốc chợ quê.

Khi nói về đồng bằng Bắc Bộ xưa, hình ảnh thân thuộc nhất là những bà, những mẹ có mẻ ốc mới đánh bắt được ở đồng ruộng, ao làng mang ra chợ bán. Ốc quê, trong đó có ốc nhồi, ốc đá, là những nguyên liệu tươi ngon để chế biến ra món chả ốc, góp phần làm cho bữa cơm được phong phú hơn .

Gà nướng, cơm lam - Đặc sản dân dã của núi rừng Tây Nguyên

Gà nướng ăn với cơm lam là một trong những đặc sản núi rừng nổi tiếng của đồng bào Tây Nguyên. Món ăn này hiện nay được chế biến với nhiều phiên bản khác nhau, tuy nhiên vẫn giữ được vị ngon, ngọt của thịt gà cùng mùi thơm của cơm nếp dẻo.

Du khách thưởng thức đặc sản gà nướng, cơm lam trong không gian đậm nét văn hoá Tây Nguyên.

Bánh dày ngày Tết của người Mông Xanh

Người Mông Xanh coi bánh dày tượng trưng cho Mặt trăng và Mặt trời, là nơi sinh ra con người và vạn vật trên trái đất. Bánh dày còn là biểu tượng cho sự thủy chung của các đôi trai gái, không đơn thuần là một món ăn truyền thống có từ lâu đời mà còn là loại bánh mang nghi thức cúng lễ, tâm linh không thể thiếu trên ban thờ của các gia đình người Mông Xanh mỗi dịp Lễ, Tết.

Người Mông Xanh ở Mộc Châu chỉ làm bánh dày trong những ngày lễ, Tết.

Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc

Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.

Rực rỡ sắc màu các dân tộc tại chợ phiên

Sông Vệ được chạm khắc trên Cửu đỉnh

Sông Vệ chưa phải là con sông lớn nhất, kỳ vĩ nhất trong bốn con sông lớn của Quảng Ngãi là Trà Khúc, Trà Bồng, Trà Câu và sông Vệ. Thế nhưng, sông Vệ lại vinh dự được chọn khắc lên Dụ đỉnh, một trong Cửu đỉnh được đặt tại sân Đại nội Huế. Hơn 180 năm qua, Cửu đỉnh vẫn ở vị trí này, là bản nguyên gốc và duy nhất, chưa từng sửa chữa.

Dòng sông mùa lũ

Sông Vệ có chiều dài gần 90 km, là hợp lưu của hai nhánh chính, một là từ núi Đồng Khố, tỉnh Bình Định chảy qua, một là từ KBang, tỉnh Gia Lai chảy về hòa chung dòng ở địa phận huyện Ba Tơ. Sông có 5 phụ lưu cấp 1 và 2 phụ lưu cấp 2; trong đó phụ lưu đáng kể nhất là sông Liên, sông Tô và sông Mễ. Sông Liên nhập dòng với sông Tô ở thị trấn Ba Tơ chảy theo hướng tây nam - đông bắc. Sông Tô từ đồng Bia, xã Ba Tô chảy về hợp với dòng chính cách thị trấn Ba Tơ 18 km về phía hạ lưu. Sông Mễ chảy từ núi Mum về hợp với sông chính ở làng Teng, xã Ba Thành. Từ đây sông Vệ đổ xuống địa phận xã Hành Thiện (Nghĩa Hành), ra khỏi các vách núi, hẻm sâu, thung lũng để về xuôi với độ dài gần 60 km. Xuống đồng bằng sông chảy men theo vùng giáp ranh giữa hai huyện Mộ Đức, Tư Nghĩa, rồi về Cửa Lở, xã Đức Lợi và cửa Cổ Lũy, xã Nghĩa An (TP.Quảng Ngãi). Ở vùng hạ lưu sông Vệ có các chi lưu lớn là sông Thoa đưa nước về huyện Đức Phổ, sông Cây Bứa và sông Phú Thọ, sông Vực Hồng.

Dòng sông Vệ. Ảnh: Hồ Nghĩa Phương

Giòn tan bánh xèo Đồng Cát

Bánh xèo là món ăn quen thuộc của người dân xứ Quảng. Song, thay vì đúc bánh xèo mềm để ăn cùng bánh tráng, rau sống như thường thấy, thì các cô, các chị ở chợ Đồng Cát, thị trấn Mộ Đức (Mộ Đức) lại đúc ra những chiếc bánh xèo giòn rụm, thơm ngon, lạ miệng.

Không có nhân tôm, nhân thịt, cũng chẳng được bán kèm rau sống, bánh tráng mỏng như các quầy bánh xèo thường gặp, bánh xèo giòn ở chợ Đồng Cát chỉ đơn giản là những chiếc bánh xèo không nhân, ăn kèm nước mắm ớt tỏi. Nguyên liệu làm nên chiếc bánh xèo giòn giản đơn vậy thôi, nhưng giá của mỗi chục bánh xèo không nhân này cũng ngang ngửa với các loại bánh xèo tôm, thịt, ấy thế mà thực khách vẫn cứ tìm mua.

Những chiếc bánh xèo giòn, vàng ươm là món bánh xèo đặc trưng chỉ có ở chợ Đồng Cát. Ảnh: Đông Yên

Canh khế nấu tôm

Ngoài vườn, những chùm khế chua lúc lỉu nhìn rất thích thú. Bà tôi mang chiếc rổ ra vườn, tỉ mẩn lựa những quả khế già, xanh thẫm để chuẩn bị nấu món ăn cho cả nhà. Biết chị em chúng tôi thích ăn món canh khế nấu tôm, nên bà vẫn thường nấu món ăn dân dã này.

Sớm tinh mơ, bà ra góc chợ gần nhà, nơi các bà, các cô chuyên bán tôm, cá được đánh lưới từ sông Trà, chọn mua mớ tôm đất còn sống, thân căng tròn, bò nhảy tanh tách. Bà bảo, thịt của tôm đất dai và có vị ngọt tự nhiên, thế nên các món rau, quả nấu canh với tôm đất thì ngon phải biết.

Tôi rất thích xem bà chế biến các món ăn. Sau khi đi chợ về, bà cho tôm vào chậu nước sạch, rồi dùng chiếc đũa con xoay tròn những con tôm. Chỉ vài phút sau, râu tôm rời ra theo chiếc đũa. Bà rửa sạch tôm, để ráo và giã nhuyễn. Sau đó, cho một muỗng nhỏ muối, tiêu, bột ngọt, củ hành tím băm nhỏ vào thịt tôm, đảo đều và để khoảng 30 phút cho ngấm gia vị.

Món canh tôm nấu khế. Ảnh: An Hân

Dưa môn xào tỏi, ớt

Dưa môn chua dịu hòa cùng vị mặn của muối, ngọt từ đường và bột ngọt cho món xào thêm đậm đà. Tỏi thơm nồng nàn cùng ớt cay làm ấm lòng ngày mưa lạnh.

Sau những ngày mưa, ruộng đồng chìm sâu trong biển nước mênh mông. Những liếp rau xanh trong vườn héo rũ và dần thối rữa. Bữa cơm thường ngày "khó nuốt" vì thiếu rau. Thế là người dân quê tôi mang dao lên gò đồi cắt bẹ môn mang về muối dưa để chế biến món ăn. Thân khoai môn hình dáng giống bạc hà nhưng lá xanh cùng bẹ màu tim tím. Môn mang về rửa sạch rồi cắt khúc cỡ ngón tay và chẻ dọc. Tránh tiếp xúc với nhựa của khoai môn nên thường nhúng tay vào nước để khỏi bị ngứa da. Tiếp đến, rửa sạch rồi vớt ra rổ cho ráo nước. Sau đó, cho môn vào chum, đổ nước vo gạo vào rồi dùng vỉ tre chèn lên trên và đậy kín. Chừng 2 - 3 ngày thì môn chua, tỏa hương thơm dịu khi mở nắp.

Nguyên liệu chủ yếu chế biến món dưa môn xào tỏi, ớt.

18 thg 11, 2022

Vùng đất của người di cư

Đọc bài của người Biên Hòa - Đồng Nai viết về Biên Hòa - Đồng Nai đã nhiều rồi, bữa nay ta thử đọc bài của người Hà Nội viết về Biên Hòa - Đồng Nai nhé.

Anh Nguyễn Phan Khiêm - tác giả bài viết - là thạc sĩ Luật học, thư ký tòa soạn tạp chí Tòa án Nhân dân điện tử và cũng là cộng tác viên cho nhiều báo, tạp chí. Anh cũng là một Facebooker quen thuộc với chúng ta. Bài viết này trích trong tập sách Chạm vào âm thanh thời gian của Nguyễn Phan Khiêm, xuất bản năm 2020. Hình ảnh trong bài do tui thêm vô cho nó... có màu sắc!

PHN

Vùng đất của người di cư

Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời không muốn về.

Quả thật, với hơn 300 năm lịch sử, Đồng Nai, Biên Hòa là mảnh đất lành để biết bao lớp sóng người dân di cư chọn làm điểm dừng chân lập nghiệp....

Cầu Gành Biên Hòa, 2003. Ảnh; Phạm Hoài Nhân

Nghệ thuật điêu khắc độc đáo của ngôi đình cổ 'dựng trong 1 đêm'

Là Di tích lịch sử Quốc gia, đình Hậu, xã Bắc Thành (Yên Thành) có kiến trúc, điêu khắc khá độc đáo. Tương truyền, đình được người dân làng Hậu dựng trong 1 đêm.

Đình Hậu được người dân làng Hậu, xã Bắc Thành khởi dựng cách đây mấy trăm năm. Ngoài chức năng sinh hoạt cộng đồng, đình còn là nơi để thờ Thành hoàng Thung Lĩnh Triệu Cơ Nguyễn Tướng Công, Uy Minh Vương Lý Nhật Quang, thần Cao Sơn - Cao Các... Ảnh: Huy Thư

Nhớ mãi vị bánh ống quê

Không khí trở nên nhộn nhịp mỗi khi xe bánh ống đi ngang qua xóm. Nhà này, nhà kia rủ nhau mang gạo, đường... để làm bánh ống. Tụi nhỏ, đứa cầm túi ny-lon trên tay nôn nao chờ tới lượt, đứa thì háo hức thưởng thức từng chiếc bánh mới xay nóng hổi, giòn, xốp, thơm lừng. Vị bánh ống quê đã nhẹ nhàng đi vào tuổi thơ của nhiều người.

Anh Trần Văn Học đang xay bánh ống cho khách

Ngày trước, trẻ con không có nhiều quà bánh để lựa chọn như bây giờ, gặp xe xay bánh ống đi ngang nhà, là mừng không sao tả. Tụi con nít, cứ nhộn nhịp, cười đùa í ới, chạy theo tiếng máy nổ lạch cạch của những chiếc xe xay bánh ống, thích thú nhìn những khúc bánh ống thẳng tắp mới ra lò. Khúc bánh ống được máy đẩy ra đến đâu, hương thơm nhè nhẹ của gạo và vị béo của dừa phảng phất đến đó. Hương vị quê hương làm người ta thêm lưu luyến.

Đi tìm chữ viết Chơ Ro

Đồng bào dân tộc Chơ Ro sinh sống tập trung chủ yếu tại Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu. Hiện nay đồng bào Chơ Ro hầu như chỉ còn lưu giữ lại được tiếng nói riêng mà không có chữ viết thống nhất. Chính vì thế, nhiều học giả, nhà nghiên cứu đã dành cả đời để đau đáu với công trình tìm lại chữ viết cho dân tộc mình.

Thầy Đào Văn Phước, Hiệu trưởng Trường Phổ Thông Dân tộc nội trú tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, người luôn trăn trở và tâm huyết với việc bảo tồn, truyền dạy tiếng Chơ Ro cho thế hệ trẻ

Những cái mới ở chùa Peam Buôl Thmây

Chùa Khmer Peam Buôl Thmây được xây dựng vào năm 1964, nằm đoạn cuối của sông Maspéro giao nhau với kênh Cái Quanh, một con sông mà hàng ngàn người hâm mộ đua ghe ngo đều biết đến bởi đây là “Sông trường” mỗi mùa Lễ hội Ooc Om Bok đua ghe ngo. Từ đó, ngôi chùa Khmer Peam Buôl Thmây được gắn liền với sông Maspéro và được nhiều du khách đến với Sóc Trăng quan tâm.

“Bảo tàng tự nguyện” trong khuôn viên chùa.

17 thg 11, 2022

Thánh đường Hồi giáo- kiến trúc độc đáo và tráng lệ

Thánh đường là trung tâm tổ chức các hoạt động văn hóa, xã hội và tâm linh của cộng đồng Hồi giáo. Tại TP. Hồ Chí Minh có 4.537 tín đồ Hồi giáo sinh hoạt tâm linh tại 15 ngôi thánh đường (Masjid) và tiểu thánh đường (Su rao). Đây là những công trình kiến trúc tôn giáo đặc trưng, độc đáo, được xây dựng thật uy nghi, tráng lệ.

Chính điện Thánh đường Jamiul Muslimin 52 Nguyễn Văn Trỗi, Quận Phú Nhuận (TP. Hồ Chí Minh)

16 thg 11, 2022

Vũ điệu da dá của người Cơ Tu trong thời kỳ hội nhập

Về Quảng Nam, du khách sẽ được thưởng thức “đặc sản” văn hoá – điệu múa da dá của người Cơ Tu, được bà con gìn giữ trao truyền từ đời này sang đời khác. Vũ điệu da dá được xem như là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại, gửi gắm khát vọng sống ngàn đời của những người con nơi đại ngàn Trường Sơn hùng vĩ.

Thanh niên nam nữ người Cơ Tu cùng uyển chuyển trong vũ điệu tân tung – da dá

Những thanh đá chuyên chở tâm hồn của người Raglay

Dưới những lớp đất đá của núi rừng Khánh Sơn này, chẳng biết từ bao giờ người Raglay đã biết nghe tiếng đá kêu. Những tiếng đá khi va vào nhau thánh thót như tiếng của tiền nhân, rì rào róc rách như dòng thác chảy, miên man miệt mài như tiếng loài chim trên mải miết đại ngàn tấu lên những khúc hòa ca đầy cảm xúc của người Raglay.

Nghệ sĩ Bo Bo Hùng (dân tộc Raglay) biểu diễn đàn đá

Bảo tồn và khai thác giá trị đàn đá Khánh Sơn

Đàn đá là loại nhạc cụ cổ có giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của đồng bào Raglai. Từ xưa đến nay, đồng bào Raglai vẫn luôn tự hào với loại nhạc cụ thô sơ, độc đáo được chế tác từ những thanh đá này.

Qua công tác truyền dạy, lớp trẻ Raglai dần có đam mê với đàn đá.

Kiến trúc, điêu khắc độc đáo của ngôi đền cổ "thượng miếu hạ mộ"

Tồn tại qua nhiều thế kỷ, đền Lê Đức Tuy xã Hùng Tiến (Nam Đàn) là một công trình kiến trúc, điêu khắc độc đáo. Đền đã được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Theo các tài liệu hiện có, đền được xây dựng vào đầu thế kỷ XVI để thờ Vinh phúc bá Lê Đức Tuy - Người có công "hộ quốc an dân" dưới triều hậu Lê, là một vị quan hết lòng vì dân vì nước, được Vua Lê Thánh Tông phong sắc "Dực bảo trung hưng, linh phù tôn thần". Đền gồm có cổng tam quan, hạ, trung, thượng điện... nằm cạnh đê Tả Lam, soi bóng xuống bàu Sen uy nghi, cổ kính. Ảnh: Huy Thư