30 thg 9, 2016

Thơm ngon bánh xèo Chợ Chùa

Hãy đến Chợ Chùa trong những ngày này mưa rả rích, cộng với cái se se lạnh đặc trưng của mùa thu đông. Dọc cánh tả đường lộ, những làn khói trắng bốc lên từ bếp củi hồng hòa cùng mùi thơm của bánh xèo làm từ bột gạo và tôm, thịt… sẽ khiến bạn bị hấp dẫn ngay. 

Bánh xèo Chợ Chùa (huyện Nghĩa Hành) tập trung ở tổ dân phố 3, giờ đã khá nổi tiếng và được nhiều người biết đến bằng cách truyền tai nhau.

Bất kể ai ở Minh Long hay Ba Tơ, xa hơn nữa là các vùng giáp ranh như Kon Tum… khi có công việc phải xuống TP.Quảng Ngãi và ngược lại từ dưới phố trở lên các huyện này, họ đều nhớ đinh ninh rằng dù có bận đến mấy lúc về cũng tạt ngang “đánh chén vài cái” cho đã thèm. Sau đó mua thêm bịch lớn gói gém đem về nhà cho người thân thưởng thức.

Lâm Đen ký sự

Thuở trước, đầm Lâm Đen là nơi mưu sinh và trú ngụ của xóm bè rớ với những ngọn đèn sáng rực trong đêm tối để nhử cá, tôm vào rớ cho phiên chợ sớm mai. Giờ, từng đàn cò trắng thong dong tìm mồi giữa chiều thu yên ả.
1. Đầm Lâm Bình (thuở trước gọi là Lâm Đen, thuộc địa bàn xã Phổ Cường, huyện Đức Phổ) có diện tích khoảng 200ha, tựa chiếc gương khổng lồ soi nền trời xanh thẳm lơ lửng vầng mây trắng bay. Khi mưa giăng kín đất trời, nước lũ đổ về khiến những cánh đồng ven đầm chìm trong biển nước mênh mông.

Cửa đầm là nơi giao nhau giữa sông Trường và sông Lò Bó trước khi hòa vào dòng nước sông Thoa đổ ra biển qua cửa Mỹ Á. Nhờ thế nên lượng tôm, cá khá phong phú, là nguồn thực phẩm chủ yếu hiện diện trong bữa cơm của người dân quanh vùng.

Những bậc cao niên kể rằng: Thuở trước, nhiều người ở nơi khác đến đây mưu sinh với nghề bè rớ đánh bắt cá, tôm trên đầm. Họ mua những cây tre còn tươi, dùng rựa trảy sạch mắt rồi xếp sát vào nhau. Sau đó, họ đặt 4 – 5 đà ngang rồi dùng dây mây rừng buộc chặt từng cây tre vào đà với chiều rộng từ 3 – 4m.

Một góc đầm Lâm Bình 

Trời mưa nhớ "lang khô nấu với dừa già"...

Vị ngọt bùi của khoai lang quyện với vị béo từ dừa và đậu phộng tạo nên dư vị khó phai. Món khoai lang khô nấu với dừa già và đậu phộng làm bồi hồi cõi lòng những người con xa xứ. 

Những nguyên liệu chủ yếu chế biến món "lang khô nấu với dừa già" - Ảnh: Minh Kỳ 

Hết bão rồi mưa, mưa rả rích bên hiên nhà như mang từng giọt lạnh vào lòng. Chợt điện thoại có tin nhắn từ người bạn đang sinh sống ở Sài thành: “Lang khô nấu với dừa già/Đang ăn bỗng nhớ quê nhà ngày thơ”. Bất chợt, kỷ niệm ngày xa chợt ùa về.

29 thg 9, 2016

Có một Đắk Nông mùa lúa chín

Tháng 10 đang về, cũng là mùa thu hoạch lúa vùng cao. Không chỉ ở Tây Bắc miền xa, mà ở Đăk Nông cũng đang vào mùa gặt, đập, phơi... hối hả. 

Trên các con đường thôn, rơm được rải phơi trong nắng - Ảnh: Trung Oanh 

Chúng tôi may mắn được trải nghiệm một mùa vàng Tây nguyên tại huyện Cư Jút, Đắk Nông.

Đêm giữa tháng 9, chúng tôi đi vào một xóm nhỏ vùng sâu của huyện Cư Jút trong ánh sáng đèn xe máy lờ mờ. Thấy ven đường người dân giăng bạt, thắp đèn. Xa xa là một cái máy gặt đang rì rì chạy.

Lạ miệng mắm ruốc chưng và lẩu mắm ruốc

Vốn là món ăn dân dã quen thuộc, nhưng gần đây, một số hàng quán ở miền Tây còn biến tấu thêm món mắm ruốc chưng hột vịt và mắm ruốc nấu lẩu mang hương vị độc, lạ hút khách. 

Mắm ruốc chưng - Ảnh: Hoài Vũ 

Mắm ruốc từ lâu được coi là đặc sản của vùng biển, nổi tiếng nhất là mắm ruốc Bà Rịa - Vũng Tàu và Phú Quốc.

Tuy là món ăn dân dã nhưng mỗi miền đều có cách chế biến khác nhau. Đặc biệt tại đồng bằng sông Cửu Long, nhiều bà nội trợ đã sử dụng món ruốc như một thứ gia vị dùng nêm nếm, ăn ngay hoặc chế biến thành nhiều món ngon độc đáo, có người ăn phát ghiền, chẳng hạn như món mắm ruốc kho sả ớt, mắm ruốc xào thịt ba rọi (ba chỉ), mắm ruốc xào dưa cải… 

Trời mưa, cá chép lên đồng

Những con chép bơi lướt nhanh, vây lưng nhô lên khỏi mặt nước trông thật đẹp mắt. Nhiều người mang nơm rượt theo sau với nụ cười tươi khi chụp được cá hay tiếc ngẩn ngơ khi sẩy chú chép to… 

Quăng chài bắt cá trên sông Thoa, nơi trú ngụ của những con cá chép nặng dăm bảy cân - Ảnh: MINH KỲ 

Vùng đất Đức Phổ quê tôi nằm ở phía nam tỉnh Quảng Ngãi, có bốn dòng sông Thoa, Trà Câu, Lò Bó và sông Trường hòa chung dòng nước đổ ra biển qua cửa Mỹ Á.

Dưới những rặng tre tỏa bóng mát ven bờ hạ nguồn sông Thoa có nhiều hang hốc, là nơi trú ngụ của những con cá chép to đến dăm bảy cân. Vào mùa nắng, nhiều người dân sinh sống đôi bờ dùng súng bắn tên săn bắt những con chép sống lâu năm dưới lòng sông.

Ghé thăm nơi chồng làm gì cũng phải 'xin phép' vợ

Đâu riêng gì Đà Lạt mộng mơ, Lâm Đồng còn ẩn giấu nhiều vẻ đẹp thú vị khác mà không nhiều du khách biết tới. 

Tôi ghé thăm Lâm Đồng vào những ngày đầu tháng 9, khi mà mùa mưa nơi đây đang vào độ cuối. Một ngày ở miền đất cao nguyên đi qua bốn mùa một cách ly kỳ: mới tối hôm trước còn là mùa thu mát lành xinh đẹp, qua sáng hôm sau đã gắt gỏng nắng hè, quá trưa thì lành lạnh còn chiều tối lại mưa gió rét mướt kiểu cuối mùa đông.

Giữa tiết trời đặc biệt như vậy, nếu chỉ quẩn quanh trong thành phố Đà Lạt nhỏ xíu mà chật ních khách du lịch thì có vẻ là hơi lãng phí. Vậy nên, tôi đã lựa chọn cho mình những trải nghiệm mới mẻ khi ghé chơi bản làng của người K’Ho - một bản làng khiêm tốn nép mình trên những triền đồi xinh đẹp tại xã Đạ Nhim, huyện Lạc Dương.

Hòn đảo ở Phú Yên có lối đi giữa biển đẹp không kém Điệp Sơn

Theo dòng thủy triều rút xuống, một con đường xuyên biển độc đáo sẽ lộ ra nối liền bờ với Hòn Sụn, thẳng tới Hòn Yến (Phú Yên).

Hè năm nay, dân du lịch rất thích thú khi phát hiện ra lối đi giữa biển ở đảo Điệp Sơn (Khánh Hòa) với con đường cát trắng nối liền bờ biển và một hòn đảo nhỏ cách bờ không xa. Nếu yêu thích những cảnh quan độc đáo, bạn có thêm một lựa chọn khác, cũng là một con đường giữa biển ở đảo Yến, Phú Yên, nơi được mệnh danh là xứ sở 'hoa vàng cỏ xanh'. 

Những món ăn đi cùng năm tháng ở Chợ Lớn

Mang tên thường gọi theo khu vực Quận 5, Quận 6, quận 10 và một phần quận 11, Chợ Lớn có nhiều người gốc Hoa sinh sống và tồn tại những món ăn đã thành thương hiệu như sủi cảo, phá lấu, chè Hoa…


Mì vịt tiềm

Mỗi tô mì dùng kèm miếng vịt to thơm mùi thuốc Bắc, ăn với đu đủ bào miếng lớn dai dai. Món này phải ăn khô mới thấy ngon miệng và cũng để cảm nhận trọn vẹn sự dai của từng sợi mì vàng. Ăn kèm là chén nước lèo nấu với khoảng 5 loại thuốc Bắc cùng xương hầm.

Chợ Lớn được xem như “thủ phủ” của món mì vịt tiềm với nhiều điểm bán tập trung có từ hai đến ba hàng, chạy dọc đường Nguyễn Trãi, Huỳnh Mẫn Đạt, Trần Hưng Đạo… Giá một tô từ 50.000 đồng. Ảnh: Foody. 

Làng nghề đan đó hơn 200 năm tuổi

Về thăm làng quê là một ý tưởng tuyệt vời cho những ai muốn tạm xa cuộc sống đô thị, tìm về miền bình yên, khám phá những điều bình dị. 

Người dân làng cho biết, làng nghề đan đó ở xã Thủ Sỹ, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã có khoảng 240 năm, vẫn tồn tại và phát triển.

Nghề làm heo đất ở Lái Thiêu

Trải qua gần nửa thế kỷ hình thành trên đất Bình Dương, làng nghề heo đất Lái Thiêu (thị xã Thuận An) là nơi tạo nên những chú heo đất ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc. Sản phẩm heo đất Lái Thiêu hiện được tiêu thụ tại các tỉnh Tiền Giang, An Giang, các tỉnh miền Tây, miền Đông Nam Bộ, và còn xuất sang các thị trường Lào, Campuchia, Thái Lan... 

Giữa vùng đất đang thay đổi từng ngày của quá trình đô thị hóa, các cơ sở sản xuất heo đất ở Lái Thiêu vẫn nhộn nhịp sản xuất để cho ra đời những “lứa” heo mới, thơm nức mùi sơn như minh chứng cho sức sống của nghề này.

Tại cơ sở heo đất của gia đình bà Tăng Thị Tám, người đã có 3 đời và hơn 40 năm làm nghề này, gần chục công nhân đang sơn heo, vẽ họa tiết, trang trí để kịp giao hàng cho thương lái. Theo bà Tám, gia đình làm heo đất từ những năm 70 của thế kỷ trước. Khi đó, nhà bà còn có cả lò nung heo đất, từ làm đất, nặn đất sét, đổ khuôn, cho vào lò cho đến sơn phết, trang trí - đủ tất cả các công đoạn cho ra một chú heo đất. Tuy vậy, với việc hạn chế các lò nung thủ công gây ảnh hưởng đến môi trường, số lò ít dần và thường tập trung tại một số điểm hoặc sử dụng lò nung công nghiệp. Cơ sở của gia đình bà Tám cũng khoảng 30 cơ sở heo đất ở Lái Thiêu lúc này chủ yếu thực hiện các công đoạn từ lúc heo ra lò cho đến khi hoàn thiện.

Sản phẩm heo đất khi mới ra lò.

27 thg 9, 2016

Ngôi đình phim trường

Đình cổ Tân An (phường Tân An, Tp.Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương) nằm bên sông Sài Gòn, được mệnh danh là "Ngôi đình phim trường" vì không gian nơi đây đã từng là trường quay của rất nhiều bộ phim Việt Nam nổi tiếng. 

Đến Đình Tân An, du khách ấn tượng trước nét thơ mộng, rêu phong cổ kính với bộ rễ của cây đa trên trăm tuổi quấn chằng chịt trên nóc cổng đình. Vào năm 1896, vua Tự Đức ban sắc phong cho Đình Tân An nhằm công nhận ngôi đình là nơi thờ Tiền quân cơ Nguyễn Văn Thành, một vị quan triều đình nhà Nguyễn, đại thần của vua Gia Long.

Theo các tài liệu xưa, Nguyễn Văn Thành là một bậc khai quốc công thần triều Nguyễn, từng được cử làm Tổng trấn Bắc thành. Ông là người chủ trì công việc xây dựng Khuê Văn Các tại Văn miếu Hà Nội (1805), công trình văn hóa được xem là một biểu tượng cho văn hiến của đất Thăng Long (Hà Nội). Tuy vậy, ông đã bị bọn nịnh thần ghen ghét, gièm pha với vua Gia Long nhân vụ án “văn chương” của con ông là Nguyễn Văn Thuyên vào năm 1817. Nhà vua nghi ngờ cha con ông có ý phản nghịch, nên đã bức tử ông và hơn nửa thế kỷ sau, năm 1868, ông mới được giải oan dưới triều vua Tự Đức 

Cổng Đình Tân An được người dân các thời kỳ trùng tu, trang hoàng mang nhiều nét kiến trúc trong văn hóa Việt .

Hai lần di dời ngôi mộ cổ Thượng thư Ngô Nhân Tịnh

Lăng mộ Thượng thư Bộ Công Ngô Nhân Tịnh tọa lạc trong khuôn viên chùa Giác Lâm (đường Lạc Long Quân, quận Tân Bình, TP.HCM).

Mộ xây dựng vào năm 2004, kích thước rộng 5 m, dài 12 m. Kết cấu ngôi mộ từ ngoài vào trong gồm: Bình phong tiền, sân tế, bệ thờ, bia mộ, nấm mộ và bình phong hậu, bao quanh là lớp tường thành kết hợp với trụ biểu).

Ngô Nhân Tịnh (1761-1813) còn gọi là Ngô Nhân Tĩnh, Ngô Nhơn Tịnh, tên tự là Nhữ Sơn, tiên tổ là người Quảng Đông (Trung Quốc) sang nước Nam đến Gia Định. 

Ngỡ ngàng trước cảnh đẹp vùng giáp ranh xứ trầm hương

Tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên là hai tỉnh giáp ranh đều có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng trong nước và cả trong khu vực. 

Đặc biệt, có tuyến đường QL1 đi qua Đèo Cả có tổng chiều dài trên 12 km. Đây là con đèo khá ngoạn mục, bởi có nhiều đoạn quanh co, uốn lượn qua những cánh đồng, cánh rừng và đặc biệt là cả vùng biển phía Đông con đèo rất đẹp.

Ðá Bia, thuộc tỉnh Phú Yên, một di tích lịch sử từ ngàn xưa và là một thắng cảnh tuyệt đẹp. Ðường lên đỉnh Ðá Bia có nhiều trạm nghỉ để du khách dừng chân chiêm ngưỡng phong cảnh.

Phóng tầm mắt nhìn về bốn hướng, du khách sẽ thấy non xanh nước biếc, làng mạc, quê hương như một bức tranh hùng tráng. Nhìn xuống phía đông, Vũng Rô hiện ra phẳng lặng, huyền ảo dưới những đám mây bồng bềnh. Hướng tây, đường lên Ðèo Cả như những dấu hỏi, dấu ngã, những nét vẽ ngoằn ngoèo ngộ nghĩnh; từ quốc lộ 1A những khúc quanh Hảo Sơn như những nét chấm phá tương phản với biển, hồ, với dòng Bàn Thạch loang nước. Thỉnh thoảng hiện ra những ô ruộng mới sạ vuông vắn của cánh đồng bát ngát dưới chân núi.

Thu về hoa ngô đồng nhuộm đỏ Cù Lao Chàm

Hội An không chỉ hấp dẫn bởi phố cổ lung linh sắc đèn lồng; còn có một Cù Lao Chàm rực rỡ khi hoa ngô đồng vào mùa trổ bông. 

Chỉ cách bờ biển Cửa Đại, Hội An 15km, quần đảo xinh đẹp nhấp nhô giữa làn nước biển trong xanh khoác lên mình tấm áo choàng rực rỡ mỗi độ thu về hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng cho bạn mùa thu này. 

Ảnh: Vivu Tours 

Khi tiết trời đang giao thoa, những vệt nắng vàng đã bớt chói chang cũng là lúc từng vệt đỏ tươi rực rỡ bao phủ khắp triền núi, men xuống tận những cánh đồng dưới chân núi, cả không gian được bao phủ bởi một màu đẹp huyễn hoặc của những bông hoa ngô đồng đỏ tươi. 

Mắt cá ngừ - từ phần bỏ đi thành đặc sản đất Phú Yên

Vị ngọt béo, hương thơm đậm chất biển, mắt cá ngừ đại dương tiềm thuốc Bắc là món ăn 'bất đắc dĩ' trở thành đặc sản Phú Yên.

Trong vô số những món ăn làm nên tên tuổi của vùng đất Tuy Hòa (Phú Yên) như bò một nắng, cơm gà, sò huyết đầm Ô Loan, cơm niêu... thì mắt cá ngừ đại dương là món ăn lạ mà các hướng dẫn viên thường giới thiệu với du khách phương xa bởi nét độc đáo của nó. 


Cá ngừ đại dương còn có tên gọi khác là cá bò gù, loại hải sản không phải chỉ có ở Phú Yên nhưng không biết từ bao giờ, các món ăn chế biến từ cá ngừ, đặc biệt là mắt cá ngừ lại gắn liền với đời sống ẩm thực của người dân Tuy Hòa. Theo cách lý giải của những đầu bếp có tiếng tại miền đất này, ban đầu khi làm cá người ta thường bỏ mắt, nhưng thấy mắt cá ngừ to mà bỏ thì quá uổng nên làm thử, đến khi ăn thì lại thấy quá ngon.

25 thg 9, 2016

Bún mắm Bạc Liêu

Không biết vì cớ làm sao tui lại khoái ăn bún mắm, lẩu mắm miền Tây - nếu có chất Khmer thì càng khoái. Bởi vậy lê la các tỉnh miền Tây tui không thể bỏ qua bún mắm (hoặc lẩu mắm) Long An, Cần Thơ, Châu Đốc, hoặc một dạng khác của nó là bún nước lèo ở Sóc Trăng, Trà Vinh... Ấy, nhưng mà lại chưa ăn bún mắm Bạc Liêu.

Trưa nọ đang lang thang ở Sài Gòn thì mắc mưa, chợt thấy có quán Bún mắm Bạc Liêu trên đường Lạc Long Quân. Cơn ghiền nổi lên nên tui liền tấp vô ăn. 

Bãi Rạng - Bãi Ôm, nơi vẻ đẹp tự nhiên còn nguyên vẹn

Lưu giữ trọn vẹn vẻ đẹp hoang sơ của tự nhiên, Bãi Rạng - Bãi Ôm ở Phú Yên đang trở thành hai bãi biển thu hút nhiều khách du lịch. 

Bãi Rạng - Bãi Ôm là vùng biển hoang sơ cách Vịnh Xuân Đài hơn 15 km. Muốn vào đến tận nơi, bạn phải hỏi người dân rồi len lỏi trên con đường nhỏ hẹp, quanh co gập ghềnh đầy cát và đá. Nhưng bao nhiêu nhọc nhằn được đền bù xứng đáng khi trước mắt bạn mở ra một khung cảnh vô cùng tuyệt diệu.

Bãi Rạng như thiên đường của trời biển. 

Thơm ngon mọc vịt Lục Yên

Món mọc vịt của huyện Lục Yên, Yên Bái được xem là đặc sản và là món ăn mang đậm chất văn hóa của cư dân nơi đây. 

Món mọc vịt Lục Yên - Ảnh: DIỆM MY 

Vịt bầu ở huyện Lục Yên ngon nổi tiếng vì được thả ở suối trong suốt quá trình nuôi, chúng ăn ốc, tép, rêu đá và nhiều loài thủy sinh, vì vậy thịt ngon và chắc, khác hẳn so với các nơi khác. Vì thế đến Lục Yên mà chưa ăn thịt vịt thì xem như chưa đến Lục Yên.

Bánh chao của một thời xưa cũ

Đang ngồi quán cà phê vỉa hè, thấy chiếc xe đạp chở đầy bịch bánh đi qua chào mời, bạn nhìn sững, rồi chỉ tay vào bịch bánh tròn tròn màu đỏ sậm rắc mè thốt lên ngạc nhiên: ôi, bánh chao! 

Bánh có màu đỏ của chao và vị béo của mè - Ảnh: BẢO KHÔI 

Chị bán hàng mỉm cười: “Dạ, bánh chao. Bánh mới chứ không phải là bánh trung thu cũ chiên lại đâu”. Bạn cười, vui mua luôn mấy bịch rồi cả đám... đàn ông tuổi 40 xúm xít xin chủ quán ly trà nóng, ngồi rả rôm chuyện ngày xưa.

Thăm San Sả Hồ - "lãnh địa" của su su

Cách trung tâm thị trấn Sa Pa khoảng 12km, xã San Sả Hồ được nhiều người ví von là “lãnh địa” của su su. Dọc đường vào du lịch khu Thác Bạc, những "núi" su su bạt ngàn khiến du khách không khỏi ngỡ ngàng. 

Những giàn su su ở Sa Pa như những tấm thảm xanh khổng lồ - Ảnh: N.T.LƯỢNG 

Su su là giống rau quả được trồng ở nhiều nơi nhưng hiếm có nơi nào su su xanh tốt và được trồng nhiều như ở Sa Pa, Lào Cai. Được thiên nhiên ưu ái, khí hậu quanh năm mát mẻ nên su su cũng quanh năm sinh trưởng tốt ở vùng đất này.

Làng biệt thự cổ trên quê lúa Phú Xuyên

Dọc theo quốc lộ 1A đến phố Guột rồi rẽ vào xã Vân Từ (huyện Phú Xuyên, Hà Nội), đi thêm khoảng 2km là đến làng cổ Cựu trứ danh. 


Nằm bên bờ con sông Nhuệ, làng Cựu đã có từ lâu đời (trên 500 năm), gắn bó với bao thăng trầm của lịch sử đất nước. Làng Cựu vốn là một làng thuần nông, nhưng thời Pháp thuộc nhiều gia đình buôn bán được nên mách cách làm ăn cho nhau, người làng giàu lên nhanh chóng và gần như nhà nào cũng xây được "biệt thự" để ở. Nhưng dần dần nhiều hộ gia đình bỏ đi nơi khác làm ăn để lại ngôi nhà vắng chủ, nhiều ngôi nhà xuống cấp mà không được tu sửa nên hỏng. Hiện nay làng Cựu có gần 30 ngôi biệt thự vẫn còn nguyên vẹn và có người ở.

Về chợ quê ven biển Nam Định ăn bề bề luộc

Không chỉ tươi sống, thân hình chắc mẩy mà bề bề tại chợ quê Hải Hậu, Nam Định vừa lắm trứng, vừa to. 


Với hơn 72km đường biển, Nam Định được người ta nhớ đến với hai bãi tắm nổi tiếng là Thịnh Long (Hải Hậu) và Quất Lâm (Giao Thủy). Con đường từ bãi tắm Thịnh Long ra một phiên chợ quê cách đó không xa trở nên đầy dễ chịu trong một buổi sớm mùa hạ. 

Góc chợ huyên náo, ồn ào hơn bởi các ngư dân đi biển về đổ hải sản tươi ngon bày ra sạp mời du khách. Trong vô vàn các loại mực, ghẹ, nghêu, sò… thì bề bề lại là loại hải sản được chú ý hơn cả. 

24 thg 9, 2016

Độc đáo Hội chọi dê Mù Cang Chải

Hội thi chọi dê năm nay có trên 70 "đấu sĩ" của các chủ dê đến từ 14 xã, thị trấn của huyện Mù Cang Chải (Yên Bái).

Nằm trong chuỗi các hoạt động của Tuần văn hóa du lịch danh thắng Quốc gia ruộng bậc thang Mù Cang Chải năm 2016, Hội chọi dê lần thứ 2 đã được tổ chức với sự chứng kiến, tham gia cổ vũ của đông đảo người dân và du khách.

Những đặc sản không thể bỏ lỡ khi đến Mù Cang Chải

Dưới đây là những món đặc sản thơm ngon làm nức lòng du khách phương xa mỗi lần lên Mù Cang Chải.

Châu chấu rang Nghĩa Lộ làm nức lòng thực khách phương xa bởi hương vị thơm ngon. Đến Nghĩa Lộ mà không thưởng thức châu chấu rang thì quả là uổng phí. Món ăn này nghe cái tên nhiều người sẽ e dè nhưng khi thưởng thức thì sẽ không khỏi xuýt xoa bởi vị béo ngậy, bùi bùi của châu chấu hòa quyện cùng vài sợi lá chanh thái nhỏ thơm phức.

Lầu may chợ Đông Ba - nơi quá khứ hoài niệm

Lầu may chợ Đông Ba, một góc xưa cũ gợi nhớ đến thời quá vãng. Một góc “kẻ chợ” nhưng vẫn chậm chậm, đều đều, mặc nhịp sống hối hả.

Nói đến chợ Đông Ba, ấn tượng lớn nhất nơi đây chính là “một gallery khổng lồ của những đặc sản truyền thống” không chỉ của vùng văn hóa Huế mà còn cả những vùng miền trong cả nước.

21 thg 9, 2016

Mắt cá ngừ đại dương

Một con cá có 2 con mắt. Nhỏ như cá lòng tong có 2 con mắt, to như cá mập cũng chỉ có 2 con mắt. To vừa vừa như con cá ngừ đại dương cũng có 2 con mắt thôi. Mỗi con mắt cá ngừ đại dương to như cái chén, ăn ngon hết xẩy. Và như đã nói một con cá ngừ đại dương nặng bình quân 50 ký - tha hồ xẻ thịt - thì cũng chỉ có 2 con mắt. Do đó món này hiếm!

Phú Yên là thủ đô cá ngừ của Việt Nam nên cá ngừ ở đây nhiều nhất nước, nhưng mà con cá bắt lên họ xẻ thịt bán các nơi, còn mắt cá thì tại đây ăn gần hết, chia cho các nơi chẳng bao nhiêu!

Tui may mắn ăn mắt cá ngừ đại dương hầm thuốc Bắc ở ngay tại Biên Hòa một lần. Ghiền luôn! Vậy nên có dịp ra Phú Yên phải ăn mắt cá ngừ đại dương ngay tại thủ đô cá ngừ cho thỏa mãn!


Kỳ thú đảo Phật nằm

Chơi vơi giữa sóng nước của vịnh Vân Phong, toàn cảnh hòn đảo giống như hình tượng Phật đang nằm, toàn thân và chân tay trong tư thế thiền tụng. Cái tên đảo “Phật nằm” cũng xuất phát từ ấy. 

Con đường cát trên biển nối liền hòn Giữa và hòn Đuốc (đảo Phật nằm) nhìn từ trên cao - Ảnh: TIẾN THÀNH 

Người dân địa phương gọi đảo này là hòn Ó. Còn trên bản đồ, hòn đảo có tên hòn Đuốc, là một trong ba hòn đảo nhỏ thuộc quần thể đảo Điệp Sơn, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. So với Điệp Sơn, đảo Phật nằm - hòn Đuốc là điểm tham quan mới lạ, hoang sơ và ẩn chứa nhiều điều kỳ thú.

Ngon khó cưỡng với các món ăn từ măng loi Tân Kỳ

Người ta gọi loại đặc sản này giản dị là măng loi, giống măng chỉ có ở núi rừng Tân Kỳ. Ai đã một lần ăn thì nhớ mãi bởi hương vị riêng có của nó...

Măng loi mọc nhiều trên núi cao ở các xã Tiên Kỳ, Đồng Văn, Tân Hợp (Tân Kỳ). Sở dĩ có tên là măng loi vì loại măng này được mọc trên đỉnh núi Pù Loi (Tân Kỳ). Măng mọc thành từng cụm dày, phát triển rất nhanh, cứ trồi lên khỏi mặt đất rồi đâm tua tủa. Ngọn măng nhỏ, nhọn, lá nhỏ, vỏ bóng.


Măng loi vừa mới hái về còn nguyên vỏ, tươi ngon 

Vào mùa măng loi mọc, bà con dân tộc Thổ, Thái lại đeo gùi lên núi hái măng. Măng được nhập cho thương lái tại chân núi với giá 30.000 đồng/kg đã bóc vỏ; còn giá bán tại chợ là 40.000 đồng/kg.

Độc đáo chiếc 'tra khi' của người Mông

Ngoài chiếc gùi dùng để lên nương rẫy bế ngô, lúa… người Mông Nghệ An còn có một dụng cụ đặc biệt nữa gọi là “tra khi” (bế phẳng). Đây là vật dụng có từ lâu đời trong cộng đồng người Mông dùng để bế các vật nặng và dài.

Trên các bản làng người Mông Nghệ An, gia đình nào cũng có vài ba chiếc "tra khi" dùng để gùi bế các vật nặng và dài. 

Độc đáo Tết 20/8 của đồng bào Thái

Cùng với ăn rằm tháng 8 thì ăn tết vào ngày 20/8 âm lịch hàng năm là một trong những phong tục được đồng bào Thái vùng Văn Sơn (Đồng Văn, Tân Kỳ) duy trì, thể hiện nét đẹp văn hóa tâm linh trong đời sống tinh thần, với tâm nguyện thỉnh bái “Nàng đòi” - một vị thần tối cao.

Theo truyền thuyết của người Thái: "Nàng đòi" là một cô công chúa xinh đẹp trên cung đình đã đến tuổi lấy chồng, được gả cho một chàng trai khôi ngô tuấn tú, văn võ song toàn của làng kế bên. Nhưng sau khi lấy nhau về, nàng mới phát hiện ra chồng mình không phải là người, mà chính là Trư Bát Giới. Quá uất ức, nàng trốn xuống nhân gian khóc ròng rã và không lâu sau đã tự kết liễu đời mình. Lúc bấy giờ, mưa giông bão bùng bất ngờ kéo đến, lũ lụt càn quét hết các bản làng. Bao nhiêu của cải, ruộng vườn đều bị mất sạch, con người trần gian sống trong cảnh lam lũ và khổ cực. Khi đó trong dân chúng cũng không có gì nhiều nên đã bàn với nhau lấy chuối non, nếp gạo và thịt băm nhuyễn trộn đều, đem hông lên làm mọc, dâng lên thắp hương làm lễ cúng cho nàng bày tỏ sự thành kính, cầu mong mọi điều tốt lành đến với nhân dân. Chỉ một thời gian ngắn, thời tiết thay đổi, mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, vạn vật đơm hoa, kết trái, cuộc sống của dân bản trở lại đầm ấm, yên vui.

20 thg 9, 2016

Hải đăng Đại Lãnh

Mũi Điện nằm trên miền núi hòn Bà thuộc dãy Đại Lãnh (dãy núi này kéo dài từ Khánh Hòa sang Phú Yên). Đây là điểm cực Đông của Việt Nam, có tọa độ 109o27'12" kinh đông và 12o53'40" vĩ bắc, cao 86 met so với mực nước biển. Một sĩ quan Pháp tên Varella có công phát hiện ra mũi này nên người Pháp đặt tên là mũi Varella (Cap Varella).

Với vị trí đặc biệt của Mũi Điện, năm 1890 người Pháp đã cho xây nơi đây ngọn hải đăng mang tên hải đăng Mũi Điện. Hải đăng này còn được gọi là hải đăng Varella (theo tên Pháp), hải đăng Đại Lãnh (theo tên dãy núi). Hải đăng này đã bị bỏ phế khi người Pháp rút đi rồi bị tàn phá trong chiến tranh. Hải đăng hiện nay được khôi phục lại năm 1997.


Ăn bánh chim gâu của người Cao Lan

Một trong những món ăn mang đặc trưng riêng của người dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang là bánh chim gâu, một món ăn bình dị và mang đậm hương vị mộc mạc của núi rừng Tây Bắc. 

Các thiếu nữ dân tộc Cao Lan gói bánh chim gâu - Ảnh: DIỆM MY 

Để làm được những chiếc bánh chim gâu, người Cao Lan phải lên rừng hoặc đồi cao để tìm lá dứa rừng, loại lá quen thuộc mà người Cao Lan yêu thích.

Người Cao Lan cho rằng lá dứa rừng là một vị thuốc chữa được bệnh dạ dày, do đó gói bánh bằng lá dứa rừng vừa tạo vị thơm ngon cho bánh, vừa chữa được bệnh.

Khám phá “bạch tuộc” Ao Châu

Như một con bạch tuộc khổng lồ giữa núi rừng Phú Thọ, đầm Ao Châu là một tác phẩm phong cảnh tuyệt sắc mà thiên nhiên đã ban tặng, là điểm đến lý thú cho những du khách muốn tìm cảm giác mới mẻ ở vùng đất Tổ vua Hùng. 

Một góc bến đò du lịch Ao Châu - Ảnh: HẢI DƯƠNG 

Từ Hà Nội, chạy xe máy theo quốc lộ 32 qua thị xã Sơn Tây, đến Cổ Tiết rồi rẽ vào quốc lộ 32C thẳng tiến lên vùng đất Tổ. Sau quãng đường khoảng 140km, du khách cũng đến được thị trấn Hạ Hòa, huyện Hạ Hòa, Phú Thọ. Từ chân đê sông Hồng rẽ phải khoảng 2km, đầm Ao Châu hoang sơ và kỳ ảo hiện ra trước mắt du khách.

Thủng thỉnh mùa cá luối

Chớm thu, những cơn mưa đầu mùa xuất hiện nhiều hơn ở xứ Quảng, gieo vào mắt nhiều người niềm vui khấp khởi. Mưa thế này sáng đi chợ nếu không được mớ cá rô, chép, mại đồng thì cũng được xách cá luối. 

Rổ cá luối còn tươi rói - Ảnh: THANH LY 

Mùa cá luối kéo dài bắt đầu từ những cơn mưa nhẹ hạt đến lúc lụt về, sông cuộn sóng đục ngầu, đồng ruộng nước trắng xóa phong tỏa xóm làng.

Những con cá ngừ đại dương nửa tạ trên biển Phú Yên

Cá ngừ đại dương được ngư dân Phú Yên gọi là cá “bò gù”, vì lưng cá gù, thịt đỏ như thịt bò. Mỗi con cá nặng 40-50kg, cũng có nhiều con lên đến cả tạ, gấp đôi cân nặng người lớn. 


Là nơi khởi đầu nghề câu cá ngừ đại dương của Việt Nam, đến nay Phú Yên có khoảng 950 tàu công suất trên 90CV đến 400CV chuyên khai thác loài hải sản này ở vùng biển xa bờ. Nếu cộng cả các tàu của Bình Định, Khánh Hòa, Quảng Ngãi...chuyên khác thác loại hải sản này tại ngư trường Phú Yên thì con số lên đến hơn 2.000 tàu.

Thác Bản Ba - cô sơn nữ giữa núi rừng Tuyên Quang

Nằm cách trung tâm thị trấn Vĩnh Lộc (huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang) khoảng 40 km đường nhựa, thác Bản Ba được người dân địa phương ví như cô gái đẹp chưa biết dùng son phấn. 

Cổng chào tại điểm du lịch sinh thái thác Bản Ba. Giá vào cổng là 30.000 đồng một lượt. 

Một lần trải nghiệm Đà Lạt hoàn toàn khác biệt

Mặc dù đã rất nhiều lần đặt chân đến Đà Lạt, chuyến đi lần này có nhiều thứ thật khác với tôi. Tôi có cảm giác mới mẻ như đang phiêu du đến một miền đất khác, hoàn toàn lạ lẫm. 


Đà Lạt lần này trong tôi là một trải nghiệm hoàn toàn mới mẻ với món lẩu gà lá é - đặc sản Phú Yên, quán thịt rừng Ayun của vợ chồng chủ quán cá tính, cung đường Tà Nung tuyệt đẹp dẫn lên thác Voi... 

Địa chỉ “đỏ” tại Côn Đảo

Bảo tàng Côn Đảo lưu giữ gần 2.000 tài liệu, hiện vật quý về lịch sử đấu tranh kiên cường của các chiến sĩ cách mạng Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ. Bảo tàng là địa chỉ “đỏ” dành cho du khách trong chuyến tham quan, du lịch về nguồn tại Côn Đảo (Bà Rịa-Vũng Tàu). 

Bảo tàng Côn Đảo được xây dựng trên diện tích hơn 3.500
m2 với không gian trưng bày rộng 1.700 m2 được chia theo 4 chủ đề: Côn Đảo - thiên nhiên con người; Địa ngục trần gian; Trận tuyến và trường học; Côn Đảo ngày nay. Đến tham quan, du khách sẽ được tận mắt chứng kiến những hình ảnh, chân dung các chiến sĩ tù chính trị ở Côn Đảo bị giam cầm trong một chế độ nhà tù vô cùng hà khắc, vượt ngoài sức tưởng tượng của con người. 

Sa bàn về hệ thống Nhà tù Côn Đảo được xây dựng từ thời Pháp thuộc.

18 thg 9, 2016

Điệp Sơn du hí

Từ TP. Nha Trang đến xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh khoảng 60 km. Ở đó, xuất phát từ cảng cá Vạn Giã đi tàu mất khoảng 40 phút sẽ đến thôn đảo Điệp Sơn. Nói vậy để thấy rằng Điệp Sơn khá xa đất liền, xa nơi phồn hoa đô hội.

Thôn Điệp Sơn gồm 3 hòn đảo, một lớn, hai nhỏ. Điểm độc đáo là có con đường giữa biển và nằm dưới mặt nước biển khoảng nửa mét nối liền 3 đảo này. Con đường này chỉ mới được bạn Ngô Trần Hải An và các bạn phượt phát hiện cách đây hơn một năm, còn trước đây trừ dân bản xứ thì không ai biết nơi này cả. Nơi đây thưa thớt dân cư, không có điện lưới, mỗi buối tối chỉ phát điện 3 tiếng.

Như vậy, điểm hấp dẫn của Điệp Sơn chính là khám phá nét hoang sơ và con đường độc đáo dưới biển. Tuy nhiên, sau khi được phát hiện thì nơi này đã trở thành một điểm đến trong các tour du lịch và đã xuất hiện các dịch vụ tại đây. 

Đã có bảng giới thiệu dịch vụ ngay tại cảng cá Vạn Giã

16 thg 9, 2016

Cuối tuần cắm trại ngắm sao băng ở Mũi Yến, Phan Thiết

Chỉ mất hai ngày một đêm, bạn hoàn toàn có thể thỏa thích tắm biển, ngắm hoàng hôn, xem sao băng và ngủ giữa sa mạc hoang vu.

13h, sau 5 tiếng xuất phát từ bến xe Phạm Ngũ Lão, TP HCM đến Phan Thiết, bạn có thể ghé chợ Phan Thiết tranh thủ mua thêm đồ dùng cần thiết cho chuyến khám phá vùng đất hoang sơ đầy thú vị này. Trước khi lên đường, đừng quên thưởng thức món bánh canh dân dã ở chợ Phan Thiết. 

Tam Nông – Mùa nước nổi

Năm nay thời tiết thay đổi, khí hậu thất thường, lượng nước ít hẳn do các đập thủy điện. Mùa nước nổi đang về, dù chưa được như mong muốn. Khác hẳn mùa lũ lụt khắc nghiệt và tang thương ở miền Trung, miền Bắc, người dân miền Tây rộn rã đón nước nổi.

Mỗi ngày, nước chỉ“nổi” lên từ từ chừng mười đến hai mươi phân. Nước nô nức từ thượng nguồn Mekong, qua Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan và Campuchia; rồi kéo nhau xuống Nam bộ mở hội. Nước sóng sánh niềm vui; người nhộn nhịp, hối hả thu hoạch sản vật.

Vào mùa nước nổi, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông như một ốc đảo, lạ lùng và đông vui giữa bốn bề nước. Nhiều vùng ở Đồng Tháp, An Giang cũng vậy. Trên trời, dưới nước, chỉ có trời nước chứ không thấy trời đất. Nhà cửa, con người và cây cối như những nét chấm phá sống động giữa bức tranh khổng lồ trời nước. Cả người và cây, bao đời đã quen sống chung với nước. Nước về ngập đồng, ngập đất mang theo bao phù sa và sản vật cho đời. Những hàng cây ngập nước, không úa vàng héo rũ mà vẫn rối rít vẫy chào, mượt mà xanh vui. Những loài hoa đặc thù như điên điển, súng, sen… càng tươi cười khoe sắc.

Tuy Phong- Bình Thuận đẹp như miền viễn Tây nước Mỹ

Không chỉ được tận hưởng những dịch vụ du lịch độc đáo mà khi đến với Tuy Phong, Bình Thuận bạn sẽ còn được chiêm ngưỡng thiên nhiên tuyệt đẹp, huyền bí mê hoặc lòng người sánh ngang với vẻ đẹp của miền viễn Tây nước Mỹ. 

Hình ảnh thiên nhiên miền Tây nước Mỹ thường hiện lên qua những thước phim về những anh chàng cowboy lãng tử, tài giỏi cùng thiên nhiên hoang sơ, kì vĩ. Nếu bạn mê mẩn vẻ đẹp đó mà chưa có dịp tới xứ sở cờ hoa thì đừng lo, ở Việt Nam cũng có một vùng đất Tuy Phong (Bình Thuận) tuyệt đẹp như thế. 

Ngày bình yên ở một làng chài

Quy Nhơn có nhiều bãi biển đẹp và nổi tiếng, như Bãi Rạng, Bãi Bàng, Bãi Dài, Bãi Trứng, Bãi Hoàng Hậu… được rất đông khách du lịch tìm đến. Đặc biệt, Bãi Xép thu hút một lượng lớn du khách, nhất là khách nước ngoài, muốn tìm kiếm loại hình du lịch yên tĩnh, hoang sơ, tránh cái náo nhiệt và đông đúc.

Bãi Xép thu hút một lượng lớn du khách, nhất là khách nước ngoài.

Chúng tôi đón chuyến xe buýt trước cổng trường Đại học Quy Nhơn để đến Bãi Xép. Làng chài Bãi Xép thuộc phường Ghềnh Ráng, xuôi về hướng đông nam cách trung tâm thành phố Quy Nhơn khoảng 13 km. Đường vào làng chài có những con dốc nhỏ cong cong, sau vài phút đi bộ, chúng tôi đã thấy bãi biển hiện ra ở cuối đường. Ngay cái nhìn đầu tiên, ai nấy trong chúng tôi không khỏi ngẩn người một lúc, trầm trồ trước vẻ đẹp hoang sơ của Bãi Xép, những bờ cát vàng mịn trải dài đón những con sóng nhấp nhô, những rặng đá tự nhiên màu nâu trầm mặc nổi lên giữa bãi cát…

15 thg 9, 2016

Mùa Trung thu về thăm 'làng đèn ông sao' Báo Đáp

Ít ai biết rằng những chiếc đèn ông sao từ Bắc vô Nam, từ những con phố nhộn nhịp như Hàng Mã đến những con đường làng quê yên bình đều được làm ra ở ngôi làng Báo Đáp (Nam Định).

"Chiếc đèn ông sao sao năm cánh tươi màu 
Cán đây rất dài, cán cao qua đầu..." 

Hình ảnh chiếc đèn ông sao đã gắn liền với kí ức tuổi thơ của mỗi người, một món quà đồ chơi truyền thống không thể thiếu và đã trở thành biểu tượng của đêm Trung thu. Nhưng ít ai biết rằng hàng triệu chiếc đèn ông sao được bán khắp miền Nam Bắc hầu như đều có xuất xứ từ một ngôi làng yên bình của đồng bằng Bắc Bộ: làng Báo Đáp.

Làng Báo Đáp nằm cách thành phố Nam Định 8 km, thuộc địa phận xã Hồng Quang, huyện Nam Trực, với hơn một nửa số hộ trong làng gắn bó với nghề truyền thống làm đèn ông sao, mỗi năm sản xuất ra khoảng hơn 2 triệu chiếc đèn. 

Từ cổng làng ta đã bắt gặp hình ảnh những chiếc đèn ông sao quen thuộc. 

Nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền

Cái nghề một thời được coi là nghề thổi hồn cho những chiếc bánh trung thu cổ truyền đang ngày càng mai một. Dù không còn nhiều khách và chỉ mang tính thời vụ nhưng ông Phạm Văn Quang (Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) vẫn gắn bó với nghề tạo khuôn bánh trung thu suốt mấy chục năm nay. 

Ông Phạm Văn Quang (59 Hàng Quạt, Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một trong số những người thợ cuối cùng ở Hà Nội còn gắn bó với nghề làm khuôn bánh trung thu truyền thống. 

Bánh đa kê - món quà vặt dân dã của người Hà Nội

Món ăn đơn giản chứa đựng cả một nét văn hóa và gắn liền với tuổi thơ của nhiều thế hệ sinh ra, lớn lên nơi phố cổ Hà Nội. 

Những chiếc xe đạp bán bánh đa kê đi rong qua từng con ngõ với tiếng rao vang cả một góc phố vốn đã in sâu vào tiềm thức của nhiều thế hệ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Người bán bánh đa kê chẳng cần nhiều đồ nghề gì. Túi bánh đa đã nướng giòn treo lủng lẳng ở đầu ghi đông xe, nồi kê được chằng dây cho chắc ở yên sau, thêm chiếc âu nhựa đựng đỗ xanh đã đồ chín cùng chai đường kính là có thể rong ruổi khắp phố phường. 

Bánh đa kê được làm từ những nguyên liệu giản dị, rẻ tiền. Ảnh: Sticky Rice 

Tiệm mì 'thảy' gia truyền nổi tiếng ở Vũng Tàu

Cứ mỗi buổi sáng và chiều, tiệm mì thảy trên đường Ba Cu, bãi trước Vũng Tàu nườm nượp khách ra vào. Cái tên mì "thảy" vốn lạ lẫm với nhiều người nếu chưa từng ăn tại quán, tuy nhiên khi ghé qua, bạn chắc chắn sẽ nhớ mãi không quên.

Trải qua mấy đời chủ cha truyền con nối, tiệm vẫn giữ vững phong độ với kỹ năng thảy (quăng, ném) mì điêu luyện của đầu bếp như một màn trình diễn nghệ thuật nấu ăn. Mì được chia thành từng vắt đều nhau, cho vào chiếc vợt chuyên dụng để trụng nước sôi. Vừa trụng, đầu bếp vừa thảy lên không trung mấy vòng cho ráo nước trước cho vào tô.

Xe mì theo kiểu người Hoa cũ kỹ trước cửa tiệm. Tại đây thường diễn ra những màn thảy mì bằng vợt độc đáo của đầu bếp. 

Một ngày khám phá làng nghề ở Bến Tre

Làng nghề xã Phú Lễ, những con đường quanh co rợp bóng cây... là những điểm đến thú vị dành cho những người yêu thích khám phá văn hóa và cuộc sống dân dã, trù phú miền Tây. 


Xã Phú Lễ, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre cách TP.HCM khoảng 200 km. Bạn sẽ có cảm giác thoải mái với đường rộng rãi, dễ đi. Xã có khoảng 500 hộ dân, cuộc sống rất bình yên và có tính cộng đồng cao. 

14 thg 9, 2016

“Đảo chè” bậc thang xứ Nghệ

Ngay giữa miền sơn cước của xã Thanh An, huyện Thanh Chương, Nghệ An cũng có những “đảo chè” bậc thang xanh tươi, nằm uốn lượn giữa mênh mang sông nước, thường được gọi là đảo chè Thanh An. 

Thuyền máy là phương tiện di chuyển đến các đảo chè - Ảnh: LĨNH HỒNG 

Khi mùa hè đi qua, vùng đất Thanh Chương được bao phủ bởi một màu xanh biếc của những đồi chè bậc thang, cũng là thời điểm nhiều du khách tìm đến địa chỉ này để thưởng ngoạn.

Bình yên nơi non xanh Đồng Nghệ

Cứ đến thu lòng lại xốn xang, để lại quấn quýt lên đường về với Đồng Nghệ, để được nằm dài trên cỏ, tận hưởng cái ram ráp, nhồn nhột sau lưng, nghe mùi cỏ non và thưởng thức "đặc sản" rừng trâm, sim, dủ dẻ… 

Bờ đập trải dài nơi thú vị để du khách dạo chơi ngắm cảnh - Ảnh: THANH LY 

Đã bao lần, khi về Đồng Nghệ (xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang, Đà Nẵng), bấm máy với những góc ảnh giống nhau, tôi lại tự nhủ “không đi nữa”.

Nhưng rồi cái cảm giác như được về lại quê hương khi đứng giữa lòng hồ mênh mang chờ mặt trời xuống trong khoảnh khắc nắng tắt cuối ngày hay ngắm những ngôi nhà chìm khuất sau rặng núi tỏa làn khói xa xa… lại khiến lòng xốn xang. 

Về Cần Giờ khám phá làng nuôi hàu lớn nhất Sài Gòn

Chẳng cần phải vượt qua hàng trăm cây số để đến Vũng Tàu hay Phan Thiêt để ăn hải sản. Cần Giờ (TP.HCM) là sự lựa chọn thông mình cho những ai ghiền ăn đồ hải sản tươi sống. 

Nuôi hàu tại Cần Giờ 

Bên cạnh đó, Cần Giờ còn là nơi thực khách được tận mắt khám phá làng nuôi hàu lớn nhất Sài Gòn.

Con đường nằm dưới mực nước biển ở Khánh Hòa

Buổi sáng, khi thủy triều hạ xuống, Điệp Sơn thủy đạo lại xuất hiện, nối liền 3 hòn đảo ở huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. 


Thôn đảo Điệp Sơn (xã Vạn Thành, huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa) cách cảng cá Vạn Giã khoảng 30 phút đi xe máy, cách bờ Tân Dân khoảng 15 phút chạy ghe. Dù rất gần bờ, nơi đây còn giữ nhiều nét hoang sơ, bình dị, không có xe máy, mỗi ngày chỉ có điện 3 tiếng. 

Về Biển Hồ xanh ngắt ở Pleiku

Trên chiếc thuyền độc mộc, nghe những câu chuyện bí ẩn về hồ T'nưng sẽ là trải nghiệm đầy trữ tình và lãng mạn. Biển Hồ lấy lòng bao du khách bằng sự dịu dàng, hoang sơ hiếm có. 


Đến với Pleiku, Hồ T'nưng là một trong những điểm đến không nên bỏ lỡ. Hồ T’nưng hay Biển Hồ là một hồ nước ngọt nằm ở phía tây bắc thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai, cách trung tâm thành phố khoảng 7 km theo quốc lộ 14. Nơi này nằm trên cao nguyên địa hình bằng phẳng, cao khoảng 500 m so với mực nước biển.