Hiển thị các bài đăng có nhãn người Cống. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn người Cống. Hiển thị tất cả bài đăng

24 thg 7, 2024

Nét đẹp trong trang phục truyền thống phụ nữ dân tộc Cống ở Điện Biên

Dân tộc Cống là một trong những dân tộc ít người đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên. Ngày nay, cùng với xu thế phát triển và hội nhập, mặc dù có nhiều thay đổi trong đời sống vật chất, tinh thần nhưng cộng đồng người Cống vẫn giữ được những nét văn hóa truyền thống độc đáo, đặc trưng riêng, đặc biệt là nét đẹp trong trang phục truyền thống. 

Phụ nữ dân tộc Cống may trang phục truyền thống. Ảnh: Xuân Tư - TTXVN

12 thg 7, 2024

Cá suối nướng ống tre: Món ngon độc đáo của dân tộc Cống ở Lai Châu


Ẩm thực Tây Bắc từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn mang đậm hương vị núi rừng hoang sơ, mộc mạc. Trong bản đồ ẩm thực phong phú ấy, cá suối nướng ống tre của người dân tộc Cống ở Mường Tè, Lai Châu luôn là điểm nhấn níu chân du khách bởi sự độc đáo và tinh tế trong cách chế biến.

16 thg 2, 2024

Nộm chít non – món ăn độc đáo của đồng bào dân tộc Cống

Huyện Mường Tè có 14 xã, thị trấn, gồm 10 dân tộc anh em sinh sống. Trong đó, người Cống là 1 trong 5 dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn, cư trú tập trung ở xã Nậm Khao với 220 hộ, trên 1.000 nhân khẩu. Tuy có số lượng nhân khẩu ít nhưng những giá trị văn hóa, phong tục và đặc biệt là những món ăn truyền thống của người Cống vẫn luôn được giữ gìn.

Nộm chít non là một món ăn dân dã, đặc trưng của người Cống ở Mường Tè, tỉnh Lai Châu. Món ăn này được chế biến từ những đọt non của cây chít, một loại cây mọc hoang ở vùng núi cao Tây Bắc.

Nguyên liệu chính để chế biến món nộm chít non là búp chít non, quả cóc rừng và rau mùi…

30 thg 5, 2020

Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống

Đối với đồng bào dân tộc Cống (Điện Biên), khi hoa mào gà bừng nở, đỏ rực trên các sườn đồi, nương núi cũng là lúc báo hiệu mùa màng đã được thu hoạch, thời điểm tổ chức Tết hoa (Mền loóng phạt ai), lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Cống cũng chính thức bắt đầu.

Nghi lễ cổ truyền


Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.

Đồng bào hát múa mừng lễ cúng kết thúc. 

29 thg 2, 2020

Tết Hoa của người Cống

Tết Hoa mào gà hay còn gọi là Tết Hoa, theo tiếng của đồng bào Cống là Mền Loóng Phạt Ái. Đây là Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Cống ở tỉnh Điện Biên, thường được tổ chức vào tháng 10 âm lịch hàng năm, là dịp tri ân công đức tổ tiên, những người đầu tiên lập bản, thần linh thổ địa đã phù hộ cho dân bản một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi và cùng cầu xin cho một năm mới an lành, no ấm. 

Sở dĩ được gọi là Tết Hoa mào gà là bởi trong những ngày này người Cống chọn hoa mào gà để trang trí nhà cửa và làm lễ vật dâng cúng. Theo quan niệm của người Cống, hoa mào gà là biểu tượng của sự may mắn, tốt đẹp. Loại hoa này được coi là cây cầu nối hai thế giới âm dương, là con đường mà linh hồn tổ tiên đi từ thế giới thiêng về nơi thờ cúng.

Trước Tết một ngày, nhà nào nhà nấy đều lên nương hái những bông mào gà đẹp nhất mang về trang hoàng nhà cửa, đặc biệt đây là loài hoa duy nhất được cắm trên cây hoa dâng cúng thần linh, tổ tiên. Cây hoa được làm từ một cây tre hoặc nứa, trên có buộc những bông hoa mào gà, dưới gốc buộc hai ống rượu cần.

Người Cống lên nương chọn những bông hòa mào gà đẹp nhất dâng lên tổ tiêng trong dịp Tết.

2 thg 1, 2018

Sắc phục của người Cống trên rẻo cao

Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục là phương tiện cấu thành và thể hiện bản sắc dân tộc rõ nét nhất. Trải qua các thời kỳ lịch sử, các dân tộc thiểu số nước ta đã tạo dựng được những bộ trang phục mang nét riêng, đẹp, độc đáo, thấm nhuần giá trị văn hóa truyền thống của mỗi tộc người. 

Giản đơn nữ phục cổ truyền của người Cống

Bộ nữ phục truyền thống của người Cống gồm váy ngắn, khăn, thắt lưng và các đồ trang sức khác. Phụ nữ Cống mặc hai loại áo ngắn, loại áo mà cách may cắt, trang trí giống như áo của phụ nữ Lự láng giềng. Áo may xẻ ngực, ống tay áo được trang trí khá đặc biệt, bao gồm các mảng màu xanh, đỏ, vàng, trắng được xếp xen kẽ kết hợp với những đường chỉ thêu họa tiết độc đáo ở phần gấu áo. Khi mặc, vạt bên trái phủ lên vạt bên phải, rồi dùng dây vải buộc lại. Còn loại áo ngắn may kiểu xẻ ngực, cài khuy dọc theo nẹp áo có trang trí cúc bạc và các đường chỉ mầu. Hai cánh tay đáp những khoanh vải màu suốt từ bả vai xuống cửa tay. Theo các tư liệu hồi cố, đây chính là loại áo cổ truyền của người Cống.

Phụ nữ người Cống sửa soạn trang phục dự hội. 

28 thg 4, 2017

Cận cảnh lễ cúng bản độc đáo của người Cống ở Lai Châu

Lễ cúng bản, một trong những sắc thái văn hóa cổ truyền trong đời sống tâm linh của đồng bào Cống được tổ chức thường niên vào tháng 4.

Người Cống trên cả nước hiện nay có khoảng hơn 2.000 người, trong đó chủ yếu sinh sống tập trung dọc sông Đà, thuộc địa bàn xã Nậm Khao, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu.

21 thg 3, 2017

Nghề đan bem của người Cống ở Táng Ngá

Trong thời kỳ hội nhập, nhiều phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc có dấu hiệu mai một nhưng với người Cống ở bản Táng Ngá (xã Nậm Chà, huyện Nậm Nhùn), nghề đan bem truyền thống (một loại hòm đựng đồ dùng trong gia đình) vẫn được bảo tồn, phát triển. 

Anh Lò Văn Hiền kiểm tra bem trước khi giao cho khách hàng. 

8 thg 1, 2016

Tết hoa độc đáo của đồng bào Cống, Điện Biên

Theo tổ tiên người Cống lưu truyền, nếu Tết hoa chưa được tổ chức thì chưa ai được phép đi phát nương, đào củ mài và vui chơi, ca hát.

Tết hoa là lễ hội cổ truyền đặc sắc mà không phải tộc người nào cũng có. Ảnh: Baotintuc.vn

Dân tộc Cống hiện chỉ còn khoảng 1.000 người, sinh sống trong 4 bản rải rác tại các huyện Điện Biên, Mường Nhé và Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên). Theo quan niệm của người Cống, cứ trong tháng 9 âm lịch, sau khi thu hoạch mùa màng xong, mỗi nhà tự ăn tết theo điều kiện của gia đình mà không có ngày cụ thể. Trước đây, tết diễn ra từ (03 - 04) ngày, nay rút ngắn lại chỉ còn 01 ngày, 01 đêm.