30 thg 9, 2021

Các vị La Hán chùa Tây Phương

Bài thơ Các vị La Hán chùa Tây Phương của Huy Cận được nhiều người biết, đã được đưa vào sách giáo khoa Văn học 12 từ 1990 đến 2006.Tất nhiên học trò bình thơ phải khen hay. Tui không dám nói bài thơ này không hay, nhưng ở góc độ cá nhân, tui chả thích nó tí nào. Cái không thích lớn nhất là việc nhà thơ lấy cặp mắt xã hội chủ nghĩa để nhìn những bức tượng của các vị thánh trong Phật giáo, và áp đặt tư tưởng xã hội chủ nghĩa vào đó.


Đôi khi tui cũng lấy vài câu trong bài thơ để minh họa cho một ý tưởng nào đó, vì thấy nó hợp với tình huống đang viết, dù chẳng ăn nhập với ý tưởng chung của bài thơ. Chẳng hạn như:

Một câu hỏi lớn không lời đáp
Nên đến bây giờ mặt vẫn chau

Điều tui tò mò là: Mặt mũi các vị La Hán ấy như thế nào khiến ông Huy Cận ổng ngắm nghía rồi làm ra bài thơ như vậy? và Chùa Tây Phương ở đâu, mà nghe cứ như là... Tây Phương cực lạc?

Lễ cúng Bàn Vương của người Dao ở Hoàng Su Phì

Lễ cúng là dịp người Dao ở Hoàng Su Phì (Hà Giang) tỏ lòng biết ơn Sư tổ Bàn Vương, người sinh ra 12 tộc họ, đồng thời cầu nguyện cho mưa thuận, gió hòa.

Truyền truyết người Dao kể rẳng, Bàn Vương vốn là Long Khuyển Bàn Hồ, nhờ lập được công lao to lớn giết được Cao Vương (xâm lược nước Bình Vương) nên được vua Bình Vương trọng thưởng và gả công chúa cho. Bàn Vương và công chúa sinh được 6 trai 6 gái, Bình vương ban cho mỗi người một họ, trở thành 12 họ sớm nhất của người Dao. Khi Bình Vương chết, Bàn Vương lên làm vua của người Dao.

Trong những bản làng người Dao ở huyện Hoàng Su Phì (Hà Giang) còn lưu truyền câu chuyện về cái chết của Bàn Vương như sau: Tuy đã lên làm vua nhưng Bàn Vương vẫn giữ nếp sống giản dị, hay truyền dạy người Dao cách trồng cấy, dệt vải, săn bắn. Một lần vào tháng 2 âm lịch, Bàn Vương lên núi săn bắn, đuổi theo một con sơn dương, chẳng may bị sơn dương húc, ngã vào cây gù hương và mất. Từ đó người Dao làm lễ cúng giỗ Bàn Vương vào tháng hai âm lịch.

Người Dao ở Hoàng Su Phì nổi kèn trống thông báo buổi lề cúng Bàn Vương bắt đầu. Ảnh: Việt Cường/VNP

Tết So lộc của người Nùng

Cho dù đã trôi qua hơn một tháng kể từ khi người Nùng thôn Đăk Xuân, xã Đăk Ngọk (huyện Đăk Hà) tổ chức Tết So lộc, nhưng trong tôi vẫn còn lưu lại những dấu ấn đẹp cùng những quan niệm hay của người dân về cái Tết độc đáo này.

Thôn Đăk Xuân có 84 hộ gia đình, trong đó có 74 hộ là người dân tộc Nùng. Vào ngày mùng 6 tháng 6 âm lịch hằng năm, 100% các hộ người Nùng ở thôn Đăk Xuân thường tổ chức đón Tết So lộc. Đây là Tết truyền thống gắn liền với văn hóa người Nùng, diễn ra trong vòng 1 ngày.

Từng có dịp đến thôn Đăk Xuân vào dịp Tết So lộc, rảo bước từ đầu đến cuối thôn, tôi cảm nhận được bầu không khí tươi vui, lắng nghe những tiếng cười nói, chuyện trò rôm rả phát ra từ mỗi căn nhà. Theo người dân, ngày xưa sau khi kết thúc vụ mùa, cày, bừa, cuốc xẻng được lau sạch bùn đất, xếp gọn một chỗ, bà con ngưng việc đồng áng để tổ chức Tết So lộc.

Mặn mà với nghề đan lát

Mồ côi từ nhỏ, chính nghề đan lát là “phao cứu sinh” của ông A Up, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà, huyện Đăk Hà. Cũng bởi thế, dù nhịp sống thay đổi, không mấy ai mặn mà với cây tre, sợi lạt, già A Up vẫn một mực giữ nghề.

Vắng bóng khách du lịch, làng Kon Trang Long Loi, thị trấn Đăk Hà yên ắng hơn. Dẫu vậy, nhịp sống của người dân nơi đây không mấy thay đổi.

Cũng như nhiều người dân trong làng, hàng ngày, già A Up chăm chỉ làm nông, đan lát; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19.

Con dao nhỏ xíu, nhọn hoắt nhưng bén ngọt. Vót từng đường, bào nan rớt xuống đất, từng mành tre đều đẹp, đủ độ mỏng để đan lát. Có đủ mành tre, già A Up xếp rồi đan thoăn thoắt. Hơn 40 năm gắn bó với việc đan lát, già A Up có thể làm được nhiều sản phẩm: nhà rông, gùi, đơm, nia, rổ, rá… “Bây giờ mình thành thạo rồi, chứ hồi đầu mới học cũng khó khăn lắm. Đan lát yêu cầu phải tỉ mỉ, cẩn thận và chịu khó. Ai không kiên trì, khó làm được và khó gắn bó với nghề đan lát được lâu” - già A Up chia sẻ.

Dẻo, thơm xôi nếp người Thái miền biên viễn

Chính hạt cơm nếp dẻo dẻo, hương thơm nhẹ mùi sữa quyện với vị cay nồng từ muối chấm đặc trưng của người Thái buộc tôi phải tìm đến nhà anh Lương Văn Nghiệp (thôn 1, xã Ia Dom, huyện Ia H’Drai) để thưởng thức lại món xôi nếp dẻo thơm.

Vẹn nguyên bản sắc

Tôi cảm thấy vinh dự khi được ngồi chung mâm cơm cùng gia đình anh Lương Văn Nghiệp hai lần. Lần gần đây nhất là bữa cơm trong ngày Tết độc lập. Hai lần gặp gỡ ngắn ngủi, tôi đều được thưởng thức và nghe các thành viên trong gia đình kể chuyện xoay quanh món xôi nếp.

Từ lúc lọt lòng đến khi lớn lên, anh Nghiệp đã gắn liền với hương xôi nếp. Xôi nếp gắn bó với anh trong từng bữa cơm, cùng anh cắp sách đến trường hay những lần theo ba mẹ anh lên rẫy. Và rồi, xôi nếp tiếp tục gắn bó với anh nơi núi rừng đất khách.

29 thg 9, 2021

Đồi cỏ lau rực hồng ở Đà Lạt

Nhìn từ trên cao, đồi cỏ lau ở khu vực hồ Tuyền Lâm trông như một tấm thảm sắc màu, hút khách đến check-in những ngày cuối năm.

Cách trung tâm TP Đà Lạt hơn 10 km là khu du lịch Lavender nằm trong khu vực hồ Tuyền Lâm, phường 4. Nơi này không chỉ nổi tiếng về những đồi hoa lavender tím mà còn hút khách với sắc hoa cỏ lau đỏ hay còn gọi là cỏ đuôi chồn. Những đồi hoa rực ánh hồng hút du khách đến chụp ảnh vào những ngày cuối năm, tầm cuối tháng 11, đầu tháng 12, khi trời sang đông, gió hanh hao.

Cỏ lau đỏ mọc thành từng cụm, san sát nhau, cao khỏi đầu người, trải dài khắp cả một vùng đồi. Loài hoa mang vẻ đẹp dịu dàng, lung linh với những bông cỏ mềm mượt màu hồng, hơi ngả màu hồng tím, đỏ. Nhìn từ trên cao nơi này như được bao phủ bởi một tấm thảm sắc màu, thu hút mọi ánh nhìn.

Đồi cỏ lau đỏ ở khu vực Hồ Tuyền Lâm trông như một bức tranh. Ảnh: Nguyễn Khắc Tùng

Trái cà na mùa nước nổi

Cây cà na trĩu cành vào vụ thu hoạch, trái được đem đập dập trộn muối ớt hay ngào đường làm món ăn vặt.


Mùa nước nổi ở miền Tây không chỉ mang đến nguồn cá tôm dồi dào mà còn vào vụ thu hoạch nhiều loại cây ăn trái, trong đó có cà na. Bạn trẻ Nguyễn Tấn Đạt (1997) quê ở An Giang có niềm đam mê du lịch, thích làm những công việc từ thiện và công tác xã hội. Trong thời gian giãn cách vì Covid-19, Đạt "trốn ở vườn" tại ấp An Quới, xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới, chăm sóc các loại cây ăn trái và thú vị nhất là dịp thu hái. Đạt chia sẻ, cà na nghe quen mà lạ, quen vì chắc nhiều người từng ăn trái này, còn lạ là vì không phải ai cũng được tận mắt nhìn thấy cây cà na.

Sầu riêng nấu canh sườn non và chiên bột

Không chỉ ăn quả chín, người Gia Lai còn chế biến nhiều món ngon khác từ sầu riêng như canh sườn non, chiên bột để ăn cùng cơm.

Sầu riêng đang là "vua" của các loại cây trồng ở Tây Nguyên do đất đai, khí hậu phù hợp cho cây sinh trưởng, phát triển và cho năng suất cao. Tháng 9-10 là thời điểm thu hoạch sầu riêng tại Gia Lai, chủ yếu trồng các loại như Dona, Ri6 và giống ngoại Musang King từ Malaysia.

Nhiều nhà vườn còn kết hợp mô hình du lịch canh nông. Du khách tới vườn được hái trái và thưởng thức ngay. Với vị béo ngậy, mùi thơm nồng, ăn một múi là nghiện và muốn ăn tiếp múi thứ hai. Ngoài thưởng thức quả chín mềm, nhiều người còn bất ngờ khi có thể chế biến được nhiều món ăn như nấu canh sườn heo và chiên bột.

Hái sầu riêng tại vườn, chọn quả già, chuyển vàng sắp chín để nấu canh.

Vùng thảo nguyên hoang sơ được ví như 'Đà Lạt ở Quảng Ninh'

Được ví như 'Đà Lạt thu nhỏ', đồi Phượng Hoàng với triền cỏ rộng ngút tầm mắt đang vào mùa cỏ cháy là địa điểm check-in mới của giới trẻ Quảng Ninh.

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Quảng Ninh quá nhiều địa điểm đẹp, phía Đông là những dãy núi hùng vĩ của đỉnh Cao Ba Lanh đan xen ở dưới là ruộng bậc thang đang đến mùa lúa chín ở huyện Bình Liêu. Phía Tây lại được tô điểm khu đồi Phượng Hoàng với những thảm cỏ thấp mát mắt.

Đồi Phượng Hoàng (hay còn được gọi là núi Ba Tầng) thuộc địa phận TP Uông Bí, Quảng Ninh, di chuyển từ quốc lộ 18 vào khoảng 8km. Đây là toạ độ mới không thể không đến của giới trẻ niềm đam mê xê dịch.

Cây cầu gỗ dài nhất Việt Nam ở Phú Yên

Cây cầu gỗ hiện lên mộc mạc, nên thơ giữa khung cảnh ráng chiều rực rỡ của vùng đất Phú Yên.

Việt Nam có rất nhiều cây cầu gỗ bắc qua sông nhưng nổi tiếng nhất vẫn là cầu gỗ Ông Cọp - Phú Yên. Cầu gỗ Ông Cọp hay còn gọi là cầu Miếu Ông Cọp, cầu Bình Thạnh, nối liền các thôn phía bắc xã An Ninh Tây (huyện Tuy An) với thị xã Sông Cầu. Cây cầu là lối đi tắt dẫn đến các thắng cảnh nổi tiếng ở Phú Yên như Gành Đá Đĩa, đầm Ô Loan, nhà thờ Mằng Lăng, đập Tam Giang…

(Ảnh: Trịnh Nam Thái)

28 thg 9, 2021

Từ Năm Căn nhớ về... Cư xá 60 căn

Trước đây, đường bộ Việt Nam chỉ tới Năm Căn là hết. Nơi đây là vị trí hợp lưu của sông Cửa Lớn, là điểm giao thương thuận lợi, nên dần dần phát triển thành phố chợ bên sông.

Tượng đài Phan Ngọc Hiển ở Năm Căn

Người ta giải thích xuất xứ tên gọi Năm Căn như sau: Cách đây hơn 2 thế kỷ có một người Hoa tên Chệt Hột đến đây dựng lên 5 căn trại đáy, phía trên bờ thì làm rẫy (trại đáy là khu trại nơi dân chài phơi lưới và đóng đáy). Công việc làm ăn rất phát đạt do nguồn cá tôm dồi dào và chưa có người khai thác. Thấy có nhiều hoa lợi nên những người Hoa Kiều và người Việt cũng đến đây làm ăn sinh sống, lần hồi trở nên đông đúc. Vì có vị trí thuận lợi về đường sông nên ghe xuồng thường qua lại chỗ này, và người ta căn cứ vào dấu hiệu là dãy trại đáy 5 căn xuất hiện đầu tiên để gọi tên, lâu ngày thành địa danh Năm Căn.

Món gỏi lá đổi vị theo thời gian

Lá lìm kìm mọc nhiều ở các khu vực rừng ngập mặn, tùy theo thời điểm thu hái mà sẽ có vị mặn, hơi chua chát, xen lẫn ngọt dịu.

Khi đến Cần Giờ (TP HCM), du khách có thể thưởng thức các món ngon từ hải sản được nuôi trồng, đánh bắt ở biển và món ăn làm từ các loại rau thiên nhiên mọc dại trong khu vực rừng ngập mặn. Trong số đó, lìm kìm hay còn gọi là rau kìm là loại khá đặc biệt. Chúng là loại dây leo có lá nhỏ bằng ngón tay hình giọt nước và mọng nước, ăn giòn, hương vị thay đổi theo mùa mưa và mùa khô trong năm.

Vào khoảng thời gian khác nhau trong ngày, loại lá này cũng có những thay đổi về hương vị như mặn, chua chát và có hậu ngọt. Người dân Cần Giờ dùng lá lìm kìm chế biến thành nhiều món ngon như trộn gỏi với cá bống sao, tôm thẻ hay đem xào tỏi, nhúng lẩu cá, nấu canh với tôm, tép rất thanh vị và ngọt nước. Hiện các món ăn này đã có mặt trong nhiều khu du lịch sinh thái và được xem như món ngon không thể bỏ qua khi đến Cần Giờ.

Hòn đá chênh vênh đẩy không đổ ở Quy Nhơn

Hòn Chồng nằm trên các khối đá bên bờ biển, cách không xa bãi tắm Hoàng Hậu ở Ghềnh Ráng - Tiên Sa (TP Quy Nhơn).

Từ bãi tắm Hoàng Hậu (bãi Trứng), du khách phải trèo và nhảy qua những khối đá nhiều hình dáng, kích thước trong khoảng 30 phút để đến với Hòn Chồng. Đây là hai khối đá xếp chồng lên nhau ở điểm cao khoảng 60 m so với mặt biển. Nhìn từ xa Hòn Chồng tưởng chừng dễ đổ sụp chỉ bởi một cái đẩy tay nhưng lại đứng vững trước giông gió bao đời nay và được người dân, du khách mệnh danh là "tác phẩm nghệ thuật" của thiên nhiên.

Bà Nguyễn Thị Bích Vân (57 tuổi), du khách từ Gia Lai cho biết đã đến thăm Hòn Chồng vào tháng 7/2019. Phần lớn du khách đến khu du lịch đã quen thuộc với bãi tắm Hoàng Hậu, bãi Tiên Sa nhưng không nhiều người tới chụp với đá Hòn Chồng.

Bà Bích Vân bên đá Hòn Chồng. Ảnh: Robehieu Robe

Tảng đá xếp chồng chênh vênh ở Mũi Dinh

Tảng đá lớn như tòa nhà xếp chồng lên nhau, tùy theo góc chụp sẽ tạo cảm giác chênh vênh, là điểm check-in của nhiều du khách.

Tảng đá chồng nằm ở khu vực Mũi Dinh, huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận. Vị trí của tảng đá cách điểm check-in "Đồng cừu Sơn Hải" khoảng 4 km theo đường ven biển Ninh Thuận.

Với kiểu tạo dáng giơ tay, du khách như đang bê trọn tảng đá lớn. Ảnh: Bạch Quyền

Không ai biết tảng đá chồng này xuất hiện từ khi nào nhưng theo người dân địa phương thì nó đã tồn tại ở đây qua bao thế hệ. Về kích thước, tảng đá chồng phía trên dài và rộng hơn xe đầu kéo container, cả khối đá lớn như một ngôi nhà 3 tầng. Thời gian gần đây, khối đá mới được du khách phát hiện và chụp ảnh.

18 thg 9, 2021

Bình Dương, có mấy Bình Dương?

 1.

Có lần tui ra Qui Nhơn, buổi tối ngồi uống cà phê với mấy anh bạn. Mấy ảnh nói với nhau:
  • Sáng mai tui có việc phải đi Bình Dương.
  • Lâu mau? Chừng nào về?
  • Làm việc trong buổi sáng thôi, trưa về.
Tui nghĩ thầm trong bụng: Từ Bình Định đi Bình Dương bằng xe cũng phải hơn 12 tiếng, muốn sáng mai tới đó thì giờ này phải đi rồi. Bằng không thì phải đi máy bay. Mà chuyện gì quan trọng, cấp bách đến nỗi phải bay đi Bình Dương gấp rồi trưa bay về vậy ta?

Hóa ra hổng phải vậy! Bình Dương là tên một thị trấn thuộc huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định, chỉ cách Qui Nhơn có 68 km thôi. Đi về trong buổi sáng là hoàn toàn ok!

Đài tưởng niệm liệt sĩ ở Bình Dương, Phù Mỹ. Ảnh: Huyện đoàn Phù Mỹ.

Mắm đu đủ - món ăn dậy ký ức người miền Tây

Mắm thơm lừng, từng cọng đu đủ giòn, trong veo, thấm vị ngọt của đường mía, thêm chút cay của ớt và nồng nhẹ của tỏi.

Ngày nhỏ mỗi lần tới vụ lúa, tôi hay theo ngoại ra đồng bưng cơm xách nước cho mấy cô chú thợ gặt. Họ hay khen cơm nhà ngoại nấu ngon, ăn xong quên luôn mệt. Giữa trưa trải chiếu ngồi dưới bóng cây mát, gió thổi hiu hiu, dọn nồi cơm nóng, thêm tô canh củ hầm xương, đĩa thịt kho rệu, dưa hấu đỏ và không thể thiếu mắm đu đủ gắp chung với chuối chát cắt lát, nặn miếng chanh chua chua bên trên. Bữa cơm ngày mùa miền Tây có vậy nhưng ai cũng nhớ, cũng thèm.

Mắm đu đủ, hay còn gọi là mắm thái có thành phần chính là đu đủ trộn cùng mắm cá linh hoặc mắm cá lóc, thêm gia vị vừa miệng. Ảnh: Huỳnh Nhi

8 món mắm đặc sản không làm từ cá

Ở miền Bắc có món mắm tôm, mắm cáy nổi tiếng, miền Trung có mắm ruốc, mắm sò và miền Nam có mắm tôm chà, mắm ba khía.

Mắm tôm

Ảnh: Bùi Thủy

Mắm tôm được làm chủ yếu từ tôm, tép hoặc moi biển và muối ăn, sau quá trình lên men, món mắm có màu tím thẫm, sền sệt, mịn, vị mặn mà, ngọt đằm và mùi nồng đặc trưng. Đây là gia vị đặc trưng ở miền Bắc, được dùng trong nhiều món ăn như bún riêu, cà pháo mắm tôm... Riêng với bún đậu, mắm tôm được ví như linh hồn của món ăn, mắm được nêm nếm với đường, ớt, chanh (tắc) cho hợp khẩu vị, thêm dầu sôi, đánh đều cho sủi bọt rồi chấm với thịt luộc, đậu chiên vàng, chả cốm, rau sống các loại...

Đua thuyền Tứ linh ở Lý Sơn

Lễ hội đua thuyền Tứ linh không chỉ nhằm tưởng nhớ Đội hùng binh Hoàng Sa, Trường Sa (TK17) đã có công bảo vệ lãnh hải Tổ quốc mà còn là hiện thân của khát vọng chinh phục biển khơi của người dân đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi). Với đường đua lên đến hơn 4 hải lý (gần 8km), Lễ hội đua thuyền Tứ linh được giới nghiên cứu công nhận là đường đua thuyền truyền thống dài nhất Việt Nam.


Lễ hội đua thuyền Tứ linh là hiện thân
của khát vọng chinh phục biển khơi
của người Lý Sơn.
Ðến Lý Sơn vào cận ngày Lễ hội đua thuyền Tứ linh là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia, khi đại dịch COVID-19 chưa lan rộng, có thể dễ dàng nhận ra không khí rộn ràng khác biệt hiện diện khắp nơi. Ở sân đình các xã An Vĩnh, An Hải, người dân quây quần trang trí, sơn phết để hoàn thiện những công đoạn cuối cùng chuẩn bị sẵn sàng cho ngày thuyền đua được hạ thủy. Dưới nắng gió đượm vị mặn mòi của biển, sắc mầu của những chiếc thuyền Tứ linh càng lung linh, rực rỡ hơn. Tất cả đều háo hức chờ đón lễ hội đua thuyền bắt đầu.

Trước khi tham dự hội đua thuyền, đại diện các tộc họ ở đội 5 thôn Tây, xã An Vĩnh đến Âm Linh Tự (Nơi thờ tự Hải đội Hoàng Sa) làm lễ cáo Thành hoàng và các vị tiền hiền, xin phép mở Lễ hội đua thuyền Tứ Linh. Ảnh: Trịnh Thông Thiện/VNP

4 thg 9, 2021

Những khu Cư xá ở Long Khánh

Địa danh thị xã Long Khánh nay, trước kia cũng là thủ phủ của tỉnh Long Khánh nơi có Tòa hành chính, dinh Tỉnh trưởng và nhiều cơ quan hành chính cấp Tỉnh đóng chân.

Ngược dòng thời gian vào những năm 1960, tại Long Khánh có Ty Thủy Lâm làm nhiệm vụ quản lý, khai thác rừng và bảo vệ nguồn nước ngầm. Ty Thủy Lâm chỉ có hơn chục nhân viên nhưng xét về nhu cầu cuộc sống thì “an cư mới lạc nghiệp” nên việc xây dựng một chung cư cho công chức cư trú, sinh hoạt, công tác tốt là điều rất cần thiết. Thế là một cư xá mang tên Thủy Lâm ra đời, khu cư xá được xây dựng ngay khu vực gần trụ sở làm việc của Ty Thủy Lâm; đây là cư xá đầu tiên tại tỉnh Long Khánh thời bấy giờ, khu cư xá này hiện nay còn được vài nóc nhà, cũng đã được nâng cấp sửa chữa nhiều lần. Những ai sinh sống lâu đời ở Long Khánh đều biết khu cư xá ấy hiện nay là khu vực Bưu Điện và Chi nhánh điện Long Khánh.

3 thg 9, 2021

Rừng trúc như trong phim kiếm hiệp ở Mù Cang Chải

Rừng trúc 60 năm tuổi ở Púng Luông có không gian xanh mát với hàng trăm nghìn cây, khiến du khách liên tưởng tới những bộ phim kiếm hiệp.

Mù Cang Chải ở Yên Bái được mệnh danh là thiên đường ruộng bậc thang, điểm đến hút khách vào mùa lúa chín. Từ năm 2020, nơi này có thêm những cánh rừng trúc thẳng tắp ở xã Púng Luông, cách thị trấn Mù Cang Chải khoảng 20 km. Nhiều người đến đây ví nơi này như bối cảnh phim kiếm hiệp ngoài đời thực.

Du khách bước theo bậc thang len lỏi khám phá sự trong lành của khu rừng. Ảnh: @tundidauthe/Instagram

Nấm rơm kho tiêu

Mẹ tôi đi chợ về, mang theo một túi nấm rơm để làm món nấm rơm kho tiêu. Đây không chỉ là món tôi yêu thích nhất, mà nó còn gắn bó với tôi từ thuở bé.

Nhà tôi từ xưa đến nay ai cũng rất thích ăn món nấm rơm kho tiêu, vừa ngon lại bổ dưỡng. Cách chế biến món nấm rơm kho tiêu theo kinh nghiệm của mẹ tôi, trước tiên phải chọn mua nấm tròn đều, nguyên vẹn, nhỏ vừa không quá to, không bị dập nát và vẫn còn búp, không bị nở hoa. Nếu nấm để lâu sẽ có mùi hơi mốc, do đó nên chọn nấm có mùi hương thoang thoảng, vì đó là nấm mới.

Món nấm rơm kho tiêu ngon, ngọt. Ảnh: K.Trang