30 thg 5, 2023

Câu chuyện nghề rèn ở Kim Liên (Nam Đàn)

Tuy không còn nhộn nhịp như trước, nhưng nghề rèn truyền thống ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn vẫn đang được duy trì, gìn giữ bởi những người thợ yêu nghề. Cùng với sáng tạo, cải tiến kỹ thuật, họ đã tạo ra nhiều sản phẩm mới đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã Chung Cự (nay là xã Kim Liên) có nhiều người làm nghề thợ rèn, như cố Điền, cố Tiễng... Những năm kháng chiến, xã Kim Liên có xưởng rèn của hợp tác xã tập hợp những thợ rèn trong vùng chuyên sản xuất nông cụ phục vụ nông dân. Trong ảnh: Lò rèn cố Điền trong Khu Di tích Kim Liên - nơi gắn bó với tuổi thơ của Bác Hồ thời niên thiếu. Ảnh: Huy Thư

Thăm chùa Côn Sơn - nơi tưởng nhớ công lao của danh nhân Nguyễn Trãi

 Chùa Côn Sơn thuộc thôn Côn Sơn, xã Sơn Tiến (Hương Sơn - Hà Tĩnh) có bề dày lịch sử gần 600 năm. Đây là ngôi chùa gắn liền với danh nhân Nguyễn Trãi và nghĩa quân Lam Sơn.


Chùa Côn Sơn nằm dưới chân núi Thiên Nhẫn ở xã Sơn Tiến, cách ngọn Hoàng Tâm - địa điểm chính của thành Lục Niên (huyện Nam Đàn - Nghệ An) di tích của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn khoảng 2 km. Nơi đây thuộc hệ thống di tích, thành lũy khu căn cứ Đỗ Gia của khởi nghĩa Lam Sơn, trên đất Hương Sơn ngày nay. Chùa được xây dựng vào thế kỷ XV, tương truyền có tên Côn Sơn là do Nguyễn Trãi đặt cho để tưởng nhớ đến quê hương của ông.

Thăm Chân Tiên tự, ngôi chùa cổ trên dãy núi Hồng Lĩnh

Chùa Chân Tiên nằm ở thôn Yên Điềm, xã Thịnh Lộc (Lộc Hà, Hà Tĩnh) không chỉ là nơi có phong cảnh đẹp mà còn là địa chỉ giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ.

Chùa Chân Tiên tọa lạc trên núi Am Tiên (một trong 99 ngọn núi của dãy Hồng Lĩnh), nằm giữa rừng thông xanh mát, khung cảnh nên thơ, hùng vỹ.

29 thg 5, 2023

Chùa Thầy rực rỡ mùa hoa gạo

Hoa gạo nở đỏ rực một góc trời trong không gian hùng vĩ của núi đá vôi giữa khu vực đồng bằng khiến người hành hương, vãn cảnh không khỏi thích thú khi đến chùa Thầy (xã Sài Sơn, H.Quốc Oai, Hà Nội) những ngày này.

Vào những ngày cuối tháng ba, khi tiết trời ấm lên, những bông hoa gạo nở rộ sắc đỏ, rạng rỡ khắp vùng quê Bắc bộ. Những cây hoa gạo ở chùa Thầy trổ hoa rực rỡ khiến ngôi chùa nghìn năm tuổi mang vẻ đẹp đặc biệt. Hoa gạo gắn liền với làng quê Bắc Bộ. Cứ mỗi độ tháng 3 về, hoa gạo nở như ngầm báo hiệu những đợt rét cuối cùng của mùa xuân sẽ qua và báo hiệu một mùa hè sắp đến.

Cây gạo còn có tên gọi khác là Mộc miên, Pơ-lang. Hoa gạo mọc riêng lẻ chứ không theo chùm, thế nhưng hoa trên cây nở dày đặc khiến cả một mảng trời nhuộm màu hoa, nhìn từ xa như mâm xôi gấc.Đến chùa Thầy vào thời điểm này, du khách vừa được vãn cảnh, lễ chùa, tìm hiểu lịch sử quần thể di tích rộng lớn đầy ý nghĩa về văn hoá, lịch sử này; lại vừa được ngắm hoa gạo nở rực một góc sân chùa.

Lênh đênh trên đáy hàng khơi

Ngay khi cơn mưa đầu mùa vừa dứt là chúng tôi vội vã lên ghe, anh Trung Điền, người đưa chúng tôi ra đáy hàng khơi nói: “Tùy theo con nước nhưng hôm nay phải ra sớm lúc 23:30 để tránh bị mắc cạn.”

Trời tối như mực, mưa rơi lác đác nhưng vẫn nặng hạt, thỉnh thoảng những tia chớp bùng lên đỏ rực cả chân trời, chiếc ghe chầm chậm men theo cửa Động Cao, xã Đông Hải, tỉnh Trà Vinh ra khơi. Theo anh Dương Minh Kiên, là bạn chòi (người làm đáy), phải dùng một cây sào tre dài khoảng 5m dò dẫm từng sải một để tránh mắc cạn. Sau gần 2 tiếng lênh đênh, cuối cùng chúng tôi cũng đến hàng đáy rồi thả neo nghỉ ngơi chờ trời sáng.Cách bờ khoảng 12 hải lý, đây là khu vực có hàng chục đáy rải rác trong bán kính khoảng 1 hải lý, đáy là những cọc gỗ cao được đóng hàng ngang xuống biển, giăng chằng lại với nhau bằng những sợi dây thừng chắc chắn. Khoảng cách giữa hai trụ là một miệng đáy, gọi là khẩu, đan bằng lưới dày được thả xuống biển, phần cuối miệng lưới là túi đáy, nằm sâu dưới nước để đón luồng tôm cá di chuyển theo thủy triều. Mỗi hàng đáy có từ 9 đến 12 khẩu, giữa các khẩu là một căn chòi nhỏ lợp tranh để bạn chòi tạm trú và là nơi cất giữ gạo, nước, mắm, muối.

Đảo Tuần Châu - thiên đường du lịch trên vịnh Hạ Long

Đảo Tuần Châu có vị trí cách trung tâm thành phố Hạ Long khoảng 2 km với diện tích lên đến 400 ha. Nhờ điều kiện thuận lợi cả về đường thủy và đường bộ, vì thế việc di chuyển đến đảo diễn ra một cách khá dễ dàng. Nơi đây, được đánh giá là một trong những địa điểm phát triển du lịch quan trọng của thành phố biển Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Cách trung tâm TP. Hạ Long khoảng 2 km, khu du lịch Quốc tế Tuần Châu (TP. Hạ Long) với bãi biển trải dài thu hút rất đông đảo khách du lịch.

28 thg 5, 2023

Những ngôi nhà 'tàng hình' đẹp như cảnh ghép giữa cao nguyên đá Hà Giang

Dọc quốc lộ 4C, đoạn nối từ huyện Mèo Vạc sang huyện Đồng Văn, một số ngôi nhà của người bản địa được tô điểm bằng những bức tranh tường độc đáo, tạo cảm giác như tàng hình giữa khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp xung quanh.

Mới đây, hình ảnh về những căn nhà như tàng hình giữa thiên nhiên ở Hà Giang được chia sẻ trên một số diễn đàn mạng về du lịch lập tức gây “bão” và thu hút đông đảo sự quan tâm của cộng đồng.

Theo đó, các căn nhà này được tô điểm phần tường bởi những bức tranh bích họa độc đáo, hài hòa màu sắc, tạo cảm giác như tàng hình giữa không gian. Thậm chí, những công trình trình mang nét đẹp và “ảo” đến độ nhiều người còn cho rằng đây là sản phẩm của photoshop, không có thật.

Đặc sản Hòa Bình: Cá nướng sông Đà thơm nức, thịt trâu lá lồm độc đáo

Du lịch ngày càng phát triển nên những món đặc sản Hòa Bình được nhiều du khách quan tâm, tìm hiểu. Đến vùng đất này, bạn có thể thưởng thức cá nướng sông Đà, thịt gà nấu măng chua hạt dổi, cơm lam, thịt trâu nấu lá lồm thơm ngon, độc đáo.

Cá nướng sông Đà

Từ lâu nay, sông Đà nói chung và lưu vực lòng hồ sông Đà ở Hòa Bình nói riêng, nổi tiếng với rất nhiều loại cá ngon như cá thiểu, trắm đen, cá măng, cá lăng, cá nheo… Cá sông Đà nướng là món ăn nức tiếng gần xa, nhất là vào mùa nước về - tháng 9, 10 hằng năm.

Đến núi Bà Đen chiêm ngưỡng trụ kinh dát vàng, nghe đờn ca tài tử

Không gian đỉnh núi mát lạnh như mùa thu, nhiều hoạt động văn hoá nghệ thuật hoành tráng, quần thể tâm linh kỳ vĩ nổi bật có trụ kinh Bát nhã dát vàng… là những lý do khiến núi Bà Đen trở thành điểm đến hấp dẫn hàng đầu Nam bộ dịp lễ 30/4 năm nay.

Trụ kinh dát vàng - điểm đến mới thu hút Phật tử 

27 thg 5, 2023

Làng Sơn Đồng – Tinh hoa mỹ nghệ trăm năm tuổi

Làng nghề tạc tượng Sơn Đồng (xã Sơn Đồng, huyện Hoài Đức, Hà Nội) nổi tiếng với nghề đục, khắc tượng, làm đồ thờ truyền thống cùng với đó là kỹ thuật sơn son, thếp vàng tinh xảo được các khách hàng trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Quang cảnh một xưởng chế tác tượng tại làng Sơn Đồng.

Cung đường ngoạn mục đèo Hải Vân nhìn từ trên cao

Địa danh đặc biệt đèo Hải Vân, nơi được mệnh danh thiên hạ đệ nhất hùng quan không chỉ có cảnh sắc tuyệt mỹ, đường đi hiểm trở mà còn mang đậm dấu ấn lịch sử, thu hút hơn 1 triệu du khách tới tham quan mỗi năm.


Đèo Hải Vân (còn gọi là đèo Mây vì quanh năm đỉnh đèo có mây che phủ) là con đèo chạy trên dãy núi Bạch Mã (nhánh của dãy Trường Sơn đâm ngang ra biển). Nơi đây nổi tiếng là đường đèo đẹp nhất và hiểm trở nhất Việt Nam. 

Công viên du lịch sinh thái 6 ha vừa mở cửa ở ngoại ô TP.HCM

Công viên du lịch sinh thái đầu tiên của huyện Hóc Môn (TP.HCM) rộng hơn 6 ha, mức đầu tư 70 tỷ đồng vừa khánh thành phục vụ nhu cầu người dân sau 6 tháng triển khai khẩn trương.

Sáng 18/5, UBND huyện Hóc Môn (TP.HCM) tổ chức khánh thành Công viên du lịch sinh thái rộng hơn 6 ha, nằm trên đường Xuân Thới Thượng 6, ấp 3, xã Xuân Thới Sơn.

Hạng mục khu ngắm cảnh với 6 nhà thủy tạ. Ảnh: T. Hồng

26 thg 5, 2023

Hẹn người đến suối A Lin

Dòng nước trong veo uốn lượn giữa những tảng đá rêu phong, dưới chân cánh rừng xanh rủ bóng. Tiếng cười của những đứa trẻ đang tắm suối nô đùa, càng khiến dòng A Lin (xã Trung Sơn, A Lưới) mát rượi giữa trưa hè.


Từ thị trấn A Lưới, theo đường Hồ Chí Minh rải nhựa “láng o”, đi qua xã Hồng Kim là đến xã Trung Sơn. Đến địa phận thôn Ta Ay Ta, khách sẽ “gặp” tấm bảng chỉ đường đến “Điểm du lịch cộng đồng suối A Lin”. Từ đây, rẽ vào con đường liên thôn, qua những nương sắn hiền lành, đi tầm 700 mét, là đến bờ suối, nơi có dãy chòi dành cho khách nghỉ chân vừa dựng, còn thơm mùi tre nứa. Hôm đó ngày cuối tuần. Từ lúc sáng sớm, cả 5 chiếc chòi nghỉ chân đã được khách “dưới Huế” gọi điện thoại “đặt gạch” hết, đặt luôn món gà nướng, vịt nướng than hồng và xôi hông từ loại nếp dẻo thơm trồng trên nương rẫy.

Lên vùng cao chèo sup

Cuốc bộ qua cánh rừng nguyên sinh phủ bóng mát, suối Cha Linh (xã A Roàng, huyện A Lưới) làm tái tạo lại cảm hứng và nạp năng lượng cho người đi trải nghiệm. Không chỉ cảnh quan tuyệt đẹp, không khí mát mẻ, tiếng chim ríu rít vui tai, nơi đây còn có khe Lò Xo với những vùng nước lặng – nước chảy và nguồn nước mát trong, thỏa sức để lướt, chèo thuyền sup.

Trải nghiệm chèo sup ở vùng cao

Hấp dẫn suối Tiên

Tận dụng vẻ đẹp hoang sơ, kỳ vỹ, non nước hữu tình mà thiên nhiên ban tặng, Hợp tác xã (HTX) Thủy An (Phú Lộc) đã khai thác, xây dựng suối Tiên trở thành điểm du lịch hấp dẫn bao du khách gần xa.

Đến với hồ Thủy Yên sau khi đến suối Tiên

Theo người dân bản địa thì suối Tiên bắt nguồn từ một câu chuyện cách đây từ rất lâu. Thuở xa xưa, có một loài dây hoa mọc tua tủa trải dài trên những triền đá ven bờ suối như làn tóc của những nàng tiên giáng trần dạo chơi. Tên gọi suối Tiên bắt nguồn từ đó.

Miên man cây trái mùa hè xứ Huế

Hạ về, trời nắng nóng. Cái nắng miền Trung gắt gao. Nhưng, miền sông Hương núi Ngự lại có nhiều cây trái thơm ngon, hoa đẹp nổi tiếng, cho du khách dừng chân, cho người ở xa nhớ mãi.

Cây vả được trồng nhiều ở Huế

Chớm hạ, sáng sớm ra đường Phan Đình Phùng, Điện Biên Phủ bắt gặp các bà, các chị gánh những gánh rau xanh, trong đó có một rổ trái cây, xanh xanh. Đó là trái vả, đặc biệt có nhiều ở Huế. Trong vườn của người Huế, cây vả mọc thật đẹp với tán lá to, quả chi chít ở gốc. Lá vả hái để gói rau trái. Còn quả vả thì chế biến nhiều món ăn ngon, làm trà vả, vả trộn, vả hầm xương, vả chua ngọt, vả sống chấm ruốc kèm mấy lá rau thơm... Món ăn vả trộn là món ngon trong bữa cơm hàng ngày của người Huế và món ngon trong các bữa tiệc.

Khám phá phố hàu Phước Hải

Về Phước Hải, huyện Đất Đỏ, đi dọc đường bờ kè sát biển - Trần Hưng Đạo, du khách bị hấp dẫn bởi hương vị không thể cưỡng lại từ các món hàu.

Nhân viên quán hàu Chi Oanh chế biến món hàu nướng.

Phố hàu bắt đầu ngày mới từ 6 giờ sáng. Loại hàu bán ở đây thường là hàu sữa, đặc sản ở vùng biển Long Hải, được ngư dân đánh bắt trong ngày nên tươi ngon. Khi mua, du khách sẽ tự tay lựa chọn, sau đó mang đi cân ký và chế biến tại chỗ.

Là một trong những địa chỉ được những tín đồ nghiện hàu lui tới, quán Chi Oanh luôn tấp nập khách. Hàu được chế biến thành các món như nướng mỡ hành, phô mai,… còn với những người sành ăn thì món hàu nướng mọi và ăn với mù tạt là đỉnh.

22 thg 5, 2023

Một lần đến sóc Bom Bo

Sóc Bom Bo (xã Bình Minh, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước) là di tích lịch sử gắn liền với cuộc kháng chiến chống Mỹ. Với tinh thần yêu nước, một lòng theo Đảng, theo cách mạng, người dân Bom Bo không kể già trẻ, trai gái, ngày hay đêm tập trung giã gạo nuôi quân đánh đuổi quân thù.

Những ngày đầu tháng 5, trong chuyến công tác tại tỉnh Bình Phước, tôi có dịp ghé thăm sóc Bom Bo, nơi đã dệt nên huyền thoại đẹp của người Stiêng về tinh thần anh dũng, kiên cường và thắm đượm tình quân dân. Lòng tôi lại ngân lên những giai điệu đẹp trong ca khúc “Tiếng chày trên sóc Bom Bo” của cố nhạc sĩ Xuân Hồng: “Đuốc gần tàn nhịp chày thêm rắn rỏi/Bóng trăng lên vừa khỏi đỉnh đồi cây/Người chưa ngơi đã sẵn có người thay/Cối gạo vơi đi và rồi gạo lại đầy...”.

Du khách tham quan sóc Bom Bo. Ảnh: T.T

Đêm bình yên ngắm đom đóm bay

Lần cuối cùng bạn nhìn thấy đom đóm bay là khi nào? Câu hỏi này cứ trăn trở mãi cho tới khi mới đây, trong một đêm thanh trong, chúng tôi đến khu vườn xanh mát bóng cây của Paksong Farmstay Gia Lai (phường Trà Bá, TP. Pleiku). Chúng tôi không giấu được sự ngạc nhiên và thích thú khi trước mắt mình là những vệt sáng xanh lơ lập lòe của đom đóm ẩn hiện trong đêm mùa hè ẩm ướt hơi sương.

Du khách trải nghiệm ngắm sao trời trong không gian bình yên tại Paksong Farmstay Gia Lai (ảnh đơn vị cung cấp).

Làng Vĩnh An

Mái đình hoài cổ mang hồn cốt của làng Vĩnh An, là nơi mọi người tụ họp thành tâm cúng bái những bậc tiền nhân có công khai khẩn xóm làng...

Sáng cuối tuần, Trưởng thôn Vĩnh An, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) Nguyễn Văn Tây đón tôi tại ngôi đình làng. Trong mắt anh lấp lánh niềm vui. Giọng anh Tây chậm rãi kể về ngôi đình làng vừa được xây dựng lại trên nền đất xưa.

Nơi gắn kết dân làng

Chừng 300 năm trước, người dân nơi đây chung tay xây dựng ngôi đình thờ cúng những bậc tiền nhân có công khai khẩn xóm làng. Qua bao thăng trầm, đình bị hư hại nên chỉ còn nền đất cao hơn khu vực xung quanh. Dẫu vậy, đến ngày Giỗ Tổ Hùng Vương, cư dân trong làng góp tiền cùng sản vật địa phương lo sửa soạn mâm cỗ và thành tâm cúng bái. Khói hương vờn bay trong gió xuân thổi qua xóm làng. Họ khấn nguyện, cầu cho mưa thuận gió hòa, nhà nhà êm ấm, xóm làng yên vui.

Đình Vĩnh An, xã Phổ Khánh (TX.Đức Phổ) vừa được xây dựng trên nền đất cũ. Ảnh: Trang Thy

Tháp Chánh Lộ qua hình ảnh khảo cổ

Các nhà nhiếp ảnh, nhà khảo cổ đã chụp nhiều bức ảnh, bộ ảnh tư liệu quý hiếm về di tích kiến trúc Chăm pa, trong đó có khu tháp Chánh Lộ ở Quảng Ngãi. Những hình ảnh này đang được lưu trữ ở Thư viện Viện Viễn Đông Bác Cổ.

Nhật ký qua ảnh

Theo các nhà nghiên cứu, vùng đất Quảng Ngãi cũng là nơi hình thành, tồn tại những trung tâm văn hóa, thương mại quan trọng của người Chăm pa như Cổ Lũy, Châu Sa. Các dấu tích Chăm pa được tìm thấy ở núi Phú Thọ và khu vực lân cận. Quanh các khu vực này có rất nhiều đền tháp. Đặc biệt, tháp Chánh Lộ là tháp Chăm có quy mô lớn nhất được biết đến ở vùng nam châu Amaravati của vương quốc Chăm, thuộc địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Ngôi tháp này được xây dựng vào thế kỷ X, đầu thế kỷ XI. Trải qua thời gian, tháp Chánh Lộ bị hủy hoại, hầu như bị mất dấu vết hoàn toàn.

Tiết canh Việt Nam bất ngờ vào top món ăn từ thịt phổ biến nhất Đông Nam Á

Thịt là loại thực phẩm, nguyên liệu phổ biến trong các bữa ăn. Trang web Taste Atlas đã liệt kê 50 món ăn phổ biến nhất Đông Nam Á được làm từ thịt.

Trang web được mệnh danh là "bản đồ ẩm thực thế giới" Taste Atlas công bố danh sách 50 món ăn phổ biến nhất Đông Nam được làm từ thịt năm 2023. Trong đó, Việt Nam có 6 đại diện là: Bò nướng lá lốt, gà luộc, tiết canh, cà ri gà, bún chả, bò kho. Taste Atlas miêu tả các món ăn này như sau:

Bò nướng lá lốt

Bò nướng lá lốt là một món ăn Việt Nam bao gồm thịt bò xay được kết hợp với gia vị và hành tây. Sau đó nó được cuộn lại và nướng trên than củi. Món ăn này được phục vụ cùng với bún, xà lách, rau thơm, đồ chua và nước chấm. Thực khách nên thưởng thức bò nướng lá lốt bằng cách gói trong bánh tráng cùng các món ăn kèm, gia vị kể trên.

Ảnh: Taste Atlas

Khám phá rừng ngập mặn tuyệt đẹp được ví như nàng thơ của xứ Huế

Chỉ nằm cách trung tâm Huế khoảng 15km, rừng ngập mặn Rú Chá (thuộc làng Thuận Hòa, xã Hương Phong, thị xã Hương Trà, Huế) là khu rừng ngập mặn nguyên sinh hiếm hoi còn lại trên hệ đầm phá Tam Giang.

Rừng ngập mặn Rú Chá còn được gọi là rừng ngập mặn nguyên sinh Rú Chá. Ý nghĩa cái tên Rú Chá rất đơn giản. Theo tiếng địa phương Huế, “rú” có nghĩa là rừng núi, còn “chá” là tên một loài cây mọc chiếm 90% diện tích nơi đây.

Ảnh: Lê Hoài Nhân

20 thg 5, 2023

Làng homestay của người Xơ Đăng ở Tây Nguyên

Làng Vi Rơ Ngheo, "làng homestay” của người Xơ Đăng ở xã Đăk Tăng (huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum), mang lại cho du khách những trải nghiệm du lịch cộng đồng độc đáo.

Một ngôi nhà trong làng homestay Vi Rơ Ngheo được trang trí cổng bằng các chậu địa lan địa phương - Ảnh: ĐÌNH CƯƠNG

Nằm giữa những ngọn núi, cánh rừng nguyên sơ ở xã Đăk Tăng của huyện Kon Plông, làng Vi Rơ Ngheo - nơi được du khách gọi là làng homestay của người Xơ Đăng - là một điểm đến độc đáo và hấp dẫn cho du khách yêu thích khám phá văn hóa và thiên nhiên của Tây Nguyên.

Atiso Đà Lạt nhận kỷ lục châu Á cho ẩm thực, đặc sản Việt Nam

Đầu tháng 4 vừa qua, Atiso Đà Lạt đã được Tổ chức Kỷ lục châu Á chính thức công nhận đạt giá trị Kỷ lục châu Á cho nhóm món ăn, đặc sản nổi tiếng Việt Nam theo bộ tiêu chí xác lập “Giá trị Ẩm thực Châu Á”.

Ở Việt Nam, Atiso được trồng chủ yếu ở các vùng như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Sa Pa (Lào Cai) nhưng nhiều và nổi tiếng nhất vẫn là Atiso ở Đà Lạt.

Đây là giống cây ôn đới, được người Pháp mang đến Đà Lạt trồng vào cuối thế kỷ XIX. Vùng đất này có thổ nhưỡng và khí hậu thuận lợi, tạo điều kiện tối đa cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cây Atiso. Nhờ đó mà Atiso tại đây đạt chất lượng tuyệt hảo với hàm lượng cynarine cao nhất Việt Nam.

Loài cây này cũng mang lại giá trị kinh tế cao khi có thể sử dụng tất cả các bộ phận từ hoa, lá, thân, rễ,… Từ nguyên liệu tươi đến thành phẩm Atiso đều có tác dụng mát gan, thông mật, lợi tiểu, giúp hạ cholesterol trong máu. Đặc biệt tinh chất cynarine từ Atiso còn có tác dụng đào thải cồn nhanh. 

Quảng trường biển Sầm Sơn đẹp như ‘phố Tây’, du khách thích thú check-in

Quảng trường biển (TP. Sầm Sơn) được ví như “khu phố Tây” mới đưa vào sử dụng khiến du khách thích thú. Nơi đây đã trở thành điểm check-in tuyệt đẹp vào buổi tối.

Quảng trường biển Sầm Sơn rộng 2 ha, sức chứa khoảng 10.000 người, đây là một công trình điểm nhấn nghệ thuật tạo cho TP. Sầm Sơn có thêm không gian công cộng đầy mới mẻ. Nơi đây được xem là biểu tượng của du lịch của thành phố, điểm đến đông vui, nhộn nhịp, góp phần đưa Sầm Sơn thành điểm đến bốn mùa.

Khu vực quảng trường có 20 cây trang trí hình trống đồng lấy cảm hứng từ hình ảnh và các họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn. Thân bằng thép mạ kẽm nhúng nóng được tạo hình nghệ thuật, sơn màu phù hợp với kiến trúc cảnh quan. Các cây cao từ 4,8 m - 11,5 m, được bố trí hệ thống chiếu sáng nghệ thuật theo chủ đề được lập trình sẵn, sử dụng bóng đèn led tiết kiệm điện đa màu sắc. 

Toàn cảnh khu quảng trường biển Sầm Sơn

Mái tóc người Quảng Ngãi xưa

Với người xưa, việc để tóc, cắt tóc và các kiểu tóc... vừa là sinh thể tự nhiên, vừa bao gồm quan niệm nhân sinh, thẩm mỹ, mang dấu ấn lịch sử văn hóa của một vùng đất.

Chúng ta đã từng thấy, với người Trung Đông, đàn ông nhất thiết phải để râu dài không được cạo, đó là xuất phát từ tín ngưỡng đạo Hồi. Xưa kia, người dân Quảng Ngãi đàn ông, đàn bà đều để tóc dài, búi sau ót. Có người bảo rằng, vì người Việt ta chưa sáng chế được cái tông-đơ cắt tóc như ở phương Tây nên mới vậy. Suy nghĩ như thế có thể là nhầm, vì cắt tóc đôi khi chỉ cần cái kéo, cái dao là được. Để tóc dài gắn với quan niệm tóc là của cha mẹ trao cho, không được cắt bỏ. Đến thời thực dân Pháp cai trị, mang danh đi “khai hóa”, chưa biết họ có vận động người dân cắt tóc hay không, nhưng rõ ràng đến khi phong trào Duy Tân “cúp tóc” đầu thế kỷ XX với cử nhân Lê Đình Cẩn làm chủ súy thì mới khởi đầu.

Người Quảng Ngãi với mái tóc pôm-pê hồi thập niên 30 của thế kỷ XX. ẢNH: TL

Ché trong đời sống đồng bào Ê đê, M'nông, Mạ

Đối với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, ngoài cồng chiêng thì ché đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống tinh thần. Ché không chỉ là vật dụng sinh hoạt hàng ngày mà còn là vật dụng dùng trong các dịp cúng tế thần linh, là sính lễ trong cưới hỏi và là vật biểu trưng cho sự giàu có, đẳng cấp, địa vị của mỗi gia đình.

Ché đối với đồng bào Ê đê rất quý và linh thiêng nên chỉ dùng để ủ rượu cần.

Sự tích thác cùi

Sự tích giải thích nguồn gốc tên gọi trước đây của thác Diệu Thanh là Leng Dũn (thác Cùi) và bon Phũng (bon Cùi). Truyện còn cho thấy hậu quả của tập quán cưới vợ cưới chồng trong cùng họ hàng (hôn nhân cận huyết) là con cái dễ mắc các dị dạng, dị tật bẩm sinh, bệnh lý di truyền và nòi giống bị suy thoái...

Thác Diệu Thanh. Ảnh tư liệu

Ở một bon gần một con sông có một cái thác rất đẹp, nước trong đến nỗi đứng trên bờ nhìn xuống có thể đếm được từng hòn đá, nhìn thấy cá bơi. Tiếng thác chảy quanh năm rì rầm, làm vui nhộn cho bon làng.

19 thg 5, 2023

Cây nêu của đồng bào Ca Dong

Các dân tộc thiểu số ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên đều làm các loại cây nêu trong các lễ thức tín ngưỡng, đặc biệt là trong lễ ăn trâu. Mỗi dân tộc có mỗi cây nêu ăn trâu riêng, nhưng với cây nêu trong lễ ăn trâu của người Ca Dong ở miền Tây Quảng Ngãi là một trong số ít cây nêu độc đáo nhất.

Nhiều điều thú vị về cây nêu

Kalung là tên một loại cây cổ thụ mọc khắp núi đồi miền Tây Quảng Ngãi. Ở miền xuôi hình như không thấy có cây này. Trước đây, người Ca Dong chưa biết tính ngày tháng như bây giờ, họ nhìn trái reang kalung nở bung cánh trắng trên khắp núi rừng là biết sắp vào mùa lễ ăn trâu.

Cây nêu được dựng trước nhà ông Đinh Văn Dung, ở xã Sơn Mùa (Sơn Tây). Ảnh: Đăng Vũ

Nét đẹp chùa Tà Pạ

Là một trong những điểm đến quen thuộc của du khách gần xa khi đến tham quan Tri Tôn (tỉnh An Giang), chùa Tà Pạ (xã Núi Tô) mang nét độc đáo điển hình của những ngôi chùa Khmer. Nhờ nằm ở vị trí đắc địa, được bao quanh bởi đồng ruộng, nên chùa có sức hút đặc biệt đối với du khách tham quan.

Chùa Tà Pạ còn có tên khác là chùa Núi hay chùa Chưn - Num (theo cách gọi của người Khmer). Tọa lạc trên núi Tà Pạ, nên người dân địa phương lấy tên địa danh này để gọi tên chùa.

Vẻ đẹp khác lạ của hồ Trị An

Hồ Trị An là hồ nhân tạo lớn, hình thành cùng với Nhà máy Thủy điện Trị An. Nếu như mùa mưa, hồ là một biển nước mênh mông, là sinh kế của cư dân lòng hồ, thì mùa khô - mùa nước thấp mang đến một vẻ đẹp khác lạ với những gam màu, đường nét gây ấn tượng mạnh, hút hồn người xem...

Tháng 5, cao điểm mùa khô, cũng là lúc mực nước hồ Trị An xuống thấp. Mặt nước rộng mênh mông thay thế bằng những đồi cỏ xanh rì, thoai thoải

Canh bầu nấu tôm

Canh bầu nấu tôm là món ăn thường được mẹ tôi chế biến trong những ngày nắng nóng. Đây là món ăn dân dã, thanh mát, gắn với ký ức khó quên của những người dân quê.

Tháng Tư, tiết trời bắt đầu nắng nóng, thấy tôi chuẩn bị đi chợ, mẹ dặn hôm nay mua nguyên liệu làm món canh bầu nấu tôm con nhé. Tôi biết, đây là món ăn mẹ tôi rất thích, bởi không chỉ thanh mát mà còn chứa cả một trời ký ức của những người mẹ quê.

Canh bầu nấu tôm.

Canh chua cá ngạnh

Món canh chua cá ngạnh thơm ngon với vị mặn, ngọt lẫn chua, cay, cùng hương thơm của các loại rau trái trong vườn nhà. Canh chua cá ngạnh như thể tiếng hát quê hương ngân vang trong cõi lòng của những người con xa xứ.

Nắng trải vàng trên đồng ruộng. Người dân quê tôi ở xã Phổ Cường (TX.Đức Phổ) bơm nước ở những thửa ruộng trũng ra đầm Lâm Bình trước khi xuống giống lúa vụ hè - thu. Nước cạn, nhiều người dùng rổ nhựa xúc bắt cá trong ruộng, rồi mang về nhà chế biến món ăn cho bữa cơm gia đình. Gặp bữa cá nhiều, họ mang biếu hàng xóm láng giềng. Gia đình tôi nhiều lần nhận mớ cá thấm đẫm nghĩa tình như thế. Cá diếc kho ngọt, cá rô thì nướng hoặc chiên giòn rồi rưới nước mắm, cá mại kho tương... Đặc biệt, tôi thích nhất món cá ngạnh nấu canh chua với lá giang cùng rau trái trong vườn nhà.

Món canh chua cá ngạnh thường xuyên có trong mâm cơm của người dân Đức Phổ. ẢNH: TRANG THY

Cá thài bai hấp

Cá thài bai có thể chế biến nhiều món, nhưng theo nhiều thực khách thì ngon nhất vẫn là món cá thài bai hấp xúc bánh tráng.

Làm món cá thài bai hấp rất đơn giản. Cá đánh bắt được, hoặc mua ở chợ về đem rửa rồi cho vào tô, thêm ít muối, ít nước mắm trộn đều để chừng năm phút cho ngấm. Sau đó, cho cá vào nồi hấp cách thủy chừng mươi phút là nhắc nồi xuống cho vào ít tiêu, ít rau hành ngò là thơm lừng, chỉ còn bày ra bàn để mời thực khách. Khách cứ việc thong thả, dùng bánh tráng bẻ thành miếng xúc cá đưa vào miệng. Vị béo của cá, bánh tráng, cộng với mùi thơm của tiêu, hành ngò trở thành dư vị khó quên.

Món cá thài bai hấp.

18 thg 5, 2023

Nhà thờ Song Vĩnh

 Song Vĩnh là một khu phố nhỏ thuộc phường Tân Phước, thị xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Đó là nói theo địa danh hành chánh hiện nay, chớ trước đó (trước ngày 12/4/2018) nơi đây là ấp Song Vĩnh thuộc xã Phước Hoà, huyện Tân Thành. Có lẽ chẳng mấy ai biết đến cái tên Song Vĩnh này, cho đến khi tại đây xuất hiện một ngôi nhà thờ bề thế với vẻ đẹp cổ điển châu Âu.


Đi trên quốc lộ 51 hướng ra Vũng Tàu, qua chùa Đại Tòng Lâm (phía tay trái) khoảng 4 km thì từ xa bên phải quốc lộ ta đã thấy nhô lên ngôi tháp cao mang dáng vẻ cổ điển. Đó là nhà thờ Thánh Anthony, giáo xứ Song Vĩnh.

Dấu ấn lịch sử chùa Bà Lê

Cách trung tâm thị trấn Hội An (huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang) khoảng 1km, chùa Phước Hội hiền hòa nằm sâu bên trong rạch Cái Tàu Thượng. Vẻ đơn sơ, mộc mạc xen lẫn những hàng cây cổ thụ rợp bóng mát quanh năm là điểm nhấn thu hút của ngôi chùa. Đặc biệt, chùa còn là cơ sở cách mạng vững chắc từ khi mới thành lập cho đến lúc đất nước hoàn toàn giải phóng. Đây là nơi ghi dấu sự kiện lịch sử quan trọng của quê hương Hội An anh hùng.

Quán 'phở khổ' ở Hà Nội, khách lách ngõ hẹp vào ăn trong 'lô cốt'

Quán phở của vợ chồng bà Thịnh nằm khuất sau con ngõ hẹp ở đầu đường Lê Duẩn cắt ngang Nguyễn Thái Học (Hà Nội). Quán chật chội, khá cũ kĩ, ngột ngạt nên khách thường trêu đùa gọi "phở khổ".

Nằm khuất sau con ngõ hẹp vanh, cũ kĩ, nhiều khi tối thui vì... quên bật đèn, quán phở của vợ chồng bà Nguyễn Thị Thịnh (56 tuổi) vẫn là địa chỉ quen thuộc với nhiều thực khách

Chùa Bổ Đà đẹp như chốn tiên cảnh ở Bắc Giang

Khu di tích chùa Bổ Đà là một danh lam cổ tự nổi tiếng của vùng Kinh Bắc xưa nay thuộc địa phận hành chính của xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.

Trên các trang mạng xã hội, bộ ảnh về chùa Bổ Đà của nhiếp anh gia Trần Việt Đức (Hà Nội) đang thu hút hàng nghìn lượt thích và chia sẻ, hàng trăm bình luận bởi vẻ đẹp thanh tịnh, cổ kính, trầm mặc và bình yên rất đặc biệt. 

Hấp dẫn gánh gỏi cá Nam Ô hơn 30 năm ở Đà Nẵng

Hơn 30 năm qua, gánh gỏi cá Nam Ô của bà Hoa đã "níu chân" nhiều khách hàng chợ Hòa Khánh, chợ Nam Ô (TP.Đà Nẵng) nhờ hương vị đậm đà của gỏi cá khô và gỏi cá ướt.

Dù nằm sâu trong khu chợ Hòa Khánh (Q.Liên Chiểu, TP. Đà Nẵng) nhưng gánh gỏi cá Nam Ô của bà Trần Thị Hoa (54 tuổi, trú tại tổ 105, P. Hòa Khánh Nam, Q. Liên Chiểu) khi nào cũng tấp nập người lui tới.

Gỏi cá được bán theo yêu cầu của khách hàng, giá dao động từ 20.000 - 30.000 đồng/phần. Ảnh: HỮU TÚ

Du lịch đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng

Trong cái nắng nóng hừng hực của những ngày đầu hè, chúng tôi ra đảo Phú Quý giữa mùa biển lặng. Con tàu cao tốc lướt sóng nhẹ nhàng, đưa khách từ Phan Thiết đến Phú Quý (Bình Thuận) chỉ mất chừng hơn 2 giờ đồng hồ.

Rời xa cảng Phan Thiết trong buổi sáng nắng lên, nhiều du khách không ngồi yên trong khoang tàu có máy lạnh, mà lên boong để quan sát TP. Phan Thiết từ biển. Hiện nay, tuyến tàu khách Phan Thiết - Phú Quý đã có 5 chuyến, tất cả đều khai thác hết công suất, sáng ra chiều vào và ngược lại, nhưng mùa này không phải lúc nào cũng dễ dàng mua được vé.

Phú Quý đã trở thành đảo du lịch

Trên chuyến tàu ra đảo, có hơn 80% người trên tàu là khách du lịch. Hai vợ chồng chị Minh Thu đến từ Q.Cầu Giấy (Hà Nội) đều bỏ ghế dưới phòng lạnh, lên boong tàu để hóng gió biển. Chị Minh Thu là tiểu thương buôn bán quanh năm nên hiếm khi có thời gian đến những vùng đất lạ như hòn đảo Phú Quý. "Hai vợ chồng tôi có người quen ở Bình Thuận, rủ rê mãi bây giờ chuyến đi đảo mới trở thành hiện thực, phải đi một lần cho thỏa thích" - chị Minh Thu chia sẻ.

Hồ nước ngọt dự trữ trên đảo Phú Quý. Ảnh: QUẾ HÀ

Lòng hồ Trị An mùa khô - từ hoang mạc cằn cỗi thành thảo nguyên xanh mát

Đến với hồ Trị An dịp này, du khách có cơ hội khám phá lòng hồ khi cạn nước, thả hồn trong một hoang mạc mênh mông pha nét thảo nguyên xanh rờn.

Hồ Trị An rộng 323 km² , hình thành từ công trình thủy điện Trị An, nằm trên địa phận 4 huyện của Đồng Nai gồm: Vĩnh Cửu, Trảng Bom, Thống Nhất và Định Quán, cách TP.HCM khoảng 70 km.

Lòng hồ Trị An mênh mông nước trong mùa mưa. Ảnh: LÊ LÂM

Nhưng vào mùa khô, phần lớn lòng hồ trơ cạn đáy. Ảnh: LÊ LÂM

Nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ. Ảnh: LÊ LÂM

Một chiếc thuyền bị mắc cạn trên lòng hồ ở thời điểm hiện tại. Ảnh: LÊ LÂM

Vào mùa mưa, hồ Trị An mênh mông biển nước, nhưng vào mùa khô khu vực này cũng nhanh chóng trơ đáy. Đỉnh điểm vào khoảng thời gian tháng 5 - 6 hàng năm, phần lớn hồ cạn, nước chỉ còn ở lòng sông chính (sông Đồng Nai) và các nhánh sông nhỏ.

Sau vài cơn mưa nhỏ đầu mùa, mặt đất khô cằn, nứt nẻ trỗi dậy màu cỏ xanh xâm chiếm. Ảnh: LÊ LÂM

Một cơn mưa bất chợt lướt ngang lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Cả một vùng rộng lớn và bằng phẳng lộ ra trước mắt, khô cằn, từ biển nước biến thành hoang mạc, mặt đất nứt nẻ.

Tuy nhiên, chỉ cần vài cơn mưa nhỏ đầu mùa lướt qua, cỏ nhanh chóng biến một vài khu vực rộng lớn thành thảo nguyên xanh rờn.

Lòng hồ Trị An nhanh chóng trở thành thảo nguyên xanh mướt mắt. Ảnh: LÊ LÂM

Tận dụng khung cảnh này, nhiều du khách ở xa đã tìm đến cắm trại, thưởng thức khung cảnh yên bình, mát mắt, mỗi năm chỉ xuất hiện 1 khoảng thời gian ngắn.

Du khách cắm trại trên bãi cỏ giữa lòng hồ Trị An. Ảnh: LÊ LÂM

Một thảo nguyên xanh rì, rộng lớn hình thành giữa lòng hồ. Ảnh: LÊ LÂM

Theo Công ty Thủy điện Trị An, hiện nay đang vào chu kỳ cuối mùa khô và lượng nước trên hồ Trị An sụt giảm sâu, dần về mực nước chết. Cụ thể, cao trình hồ là 62 m, mực nước chết là 50 m.

Hiện mực nước thủy điện Trị An xuống rất thấp, gần mực nước chết. Ảnh: LÊ LÂM

Lê Lâm

Những góc phố Hội An đẹp không phải du khách nào cũng thấy

Phố cổ Hội An chưa bao giờ hết sức hút đối với du khách trong và ngoài nước. Điểm đến này liên tục được truyền thông quốc tế ca ngợi ở nhiều khía cạnh, cả sự bình yên lẫn ẩm thực, con người...

Dù trải qua biết bao biến cố thăng trầm của lịch sử, nơi đây vẫn giữ gần như nguyên vẹn những nét đẹp xưa cũ với những vết rêu phong trong từng mái ngói, viên gạch, hàng cây, con đường...

Phố cổ Hội An nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 30 km. Ảnh: BÙI VĂN HẢI

11 thg 5, 2023

Bánh tẻ của người Sơn Tây

Bánh tẻ Sơn Tây ngon nổi tiếng từ xưa nay và được coi là có gốc tích từ làng Phú Nhi này thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây. Bánh tẻ thường được du khách mua về làm quà hay được người Sơn Tây mang ra mời khách. Du khách thường bảo bánh tẻ Sơn Tây ngon tới mức ăn một lại muốn ăn hai với người dân dân địa phương trong các bữa cỗ, tiệc luôn có mặt món bánh tẻ. Trong chương trình “Tết làng Việt” chào xuân Quý Mão, món bánh này cũng được chọn giới thiệu đến với những nhà ngoại giao nước ngoài đang làm việc tại Hà Nội và được mọi người nhiệt tình đón nhận.

Bánh tẻ hay còn được gọi là bánh rang bừa là món quà quê quen thuộc ở miền Bắc. Tại Đường Lâm bánh tẻ ngon nhất là ở làng Phú Nhi nay thuộc phường Phú Thịnh, thị xã Sơn Tây, Hà Nội.