Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Thanh Hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

4 thg 2, 2024

Địa thế hiểm yếu nơi Hồ Quý Ly nhất quyết xây thành nhà Hồ

Dù bị can ngăn, Hồ Quý Ly vẫn quyết dời đô bằng mọi giá, vì theo ông, vào cuối thời Trần không còn là thời "trị" mà thực sự bước vào thời "loạn". Vì sự "loạn" này, ông phải dời đô đến nơi đất hiểm.

Tọa lạc ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thành nhà Hồ (còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn) là chứng tích về sự tồn tại của kinh đô nước Đại Ngu – quốc hiệu Việt Nam thời nhà Hồ – từ năm 1400–1407

27 thg 1, 2024

Cận cảnh trống đồng Đông Sơn khổng lồ vừa thành Bảo vật quốc gia

Trống đồng Sao Vàng - chiếc trống đồng Đông Sơn lớn nhất Việt Nam - là một trong 29 hiện vật vừa được công nhận là Bảo vật quốc gia, theo Quyết định số 73/QĐ-TTg do Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 18/1/2024.

Được lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam, trống đồng Sao Vàng được xác định là chiếc trống đồng Đông Sơn có kích thước lớn nhất từng được phát hiện ở Việt Nam cho đến nay.

23 thg 1, 2024

Chùa Đông Sơn trên đất cổ Hàm Rồng

Nằm trong không gian của làng cổ Đông Sơn (phường Hàm Rồng, TP Thanh Hóa), tọa lạc trên triền núi Lợn Vàng, “nhìn” ra núi “con Voi, con Mèo” (theo cách gọi của người dân địa phương), chùa Đông Sơn tĩnh lặng như điểm nhấn cho “bức tranh” làng cổ thêm giàu giá trị.

Chùa cổ Đông Sơn trên đất Hàm Rồng được tôn tạo khang trang.

19 thg 1, 2024

Một vùng thắng tích

Quần thể danh thắng Kim Sơn gồm 29 ngọn núi đá vôi sừng sững, có hang động nước và động khô. Ở đây còn có đàn khỉ hoang thu hút sự tò mò cho du khách.

Non nước hữu tình ở danh thắng Kim Sơn (huyện Vĩnh Lộc).

Leo động khô, chèo thuyền “mục thị” động nước

Vĩnh Lộc không chỉ được nhắc đến bởi Di sản thế giới Thành Nhà Hồ, đất phát tích chúa Trịnh, mà còn có những danh thắng nổi tiếng, trong đó có quần thể danh thắng Kim Sơn thuộc xã Vĩnh An, khiến bạn tôi ở Hà thành rất háo hức, và sau nhiều kết nối chúng tôi đã có chuyến thực tế nơi đây.

Dấu tích cuộc khởi nghĩa Lam Sơn trên vùng đất Châu Lang

Năm 1418, từ vùng núi rừng Lam Sơn, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Minh. Vùng đất Châu Lang (nay là huyện Lang Chánh) tuy không phải là nơi khởi phát cuộc khởi nghĩa, nhưng đã chứng kiến những tháng ngày gian khổ, nếm mật, nằm gai bảo toàn lực lượng của nghĩa quân.

Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh chùa Mèo - tương truyền liên quan đến cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

16 thg 1, 2024

Ngôi đền thiêng thờ thần một chân trên đỉnh núi

Được xây dựng từ thời Trần (thế kỷ 13-14), đền Độc Cước nằm ở cửa biển Sầm Sơn được mệnh danh là ngôi đền linh thiêng bậc nhất vùng biển xứ Thanh.

Đền Độc Cước nằm trên đỉnh núi Cổ Giải (còn gọi là cổ con rùa biển), thuộc dãy Trường Lệ, TP Sầm Sơn. Dù không bề thế, nguy nga nhưng vẻ cổ kính rêu phong, đậm màu sắc huyền bí của ngôi đền thường thu hút rất đông người dân địa phương và du khách đến tham quan, dâng hương, đặc biệt vào các dịp lễ tết.

Đền Độc Cước rêu phong cổ kính nằm trên hòn Cổ Giải, TP Sầm Sơn. Ảnh: Lê Hoàng

5 thg 1, 2024

Tự hào làng Trịnh Điện

Về thôn Trịnh Điện, xã Định Hải (Yên Định) hôm nay, chúng tôi được ông Trịnh Văn Thảo, trưởng thôn dẫn đi thăm từng con ngõ vừa được mở rộng khang trang, nhờ quá trình XDNTM kiểu mẫu. “Nếu không có sự đồng lòng của bà con Nhân dân, thôn sẽ không thể vừa phát triển về kinh tế, vừa giữ gìn được các giá trị truyền thống” - ông Thảo xúc động nói.

Đình làng Trịnh Điện - Di tích văn hóa lịch sử cấp tỉnh.

Về làng Như Áng

Thuộc vùng đất Mường cổ Dựng Tú xưa, làng Như Áng, xã Kiên Thọ (Ngọc Lặc) là địa bàn sinh sống của nhiều dân tộc anh em, trong đó người Mường chiếm số đông với nhiều nét đẹp văn hóa truyền thống được lưu giữ, trao truyền qua nhiều thế hệ. Nơi đây, còn được biết đến là quê của vua Lê Thái tổ.

Nhà văn hóa làng Như Áng được dựng kiểu nhà sàn truyền thống. Ảnh: Khánh Lộc

Về ngôi đình còn lưu giữ được nhiều sắc phong

Trải qua hàng trăm năm biến thiên của thời gian, thăng trầm của lịch sử, đình làng Đức Giáo xưa, nay là đình làng Đức Tiến, thôn Đức Tiến, xã Hoằng Hợp (Hoằng Hóa) vẫn giữ được nét rêu phong, cổ kính, đặc biệt tại đình còn lưu giữ nguyên vẹn nhiều sắc phong quý.

Những sắc phong nơi đây được người dân xem như báu vật và được gìn giữ, bảo quản tốt.

Được xếp loại di tích lịch sử, văn hóa cấp tỉnh năm 2000, đình làng Đức Giáo là nơi thờ Cao Sơn tôn thần; thờ Thành hoàng làng Phạm Ngọc Độc, Lê Tiến Bình, Tào Thuận Hóa, thờ Thánh Bưng (Lê Phụng Hiểu), nghè thờ Nguyệt Nga công chúa. Trước kia, đình làng có kiến trúc theo kiểu chữ đinh (T), gồm ngôi tiền đình nằm ngang 3 gian, hai chái rộng và ngôi chính tẩm (hậu cung) 3 gian nằm dọc. Bài trí thờ trong di tích, gồm gian giữa có hương án thời Lê được sơn son thếp vàng, chạm trổ tứ linh (long, ly, quy, phượng), tứ quý (xuân, hạ, thu, đông); phía trên hương án có bức đại tự đề: “Thánh cung vạn tuế” được chạm khắc, sơn son thếp vàng.

23 thg 12, 2023

Hành trình khám phá thung lũng Lang Lung, thác Rồng

Chiếc xe khách gằn mình lên dốc, rồi hết nghiêng trái lại nghiêng phải phải dọc theo tuyến đường nhựa uốn lượn ven sông Âm. Từ trên cao, cung đường tỉnh 530b chúng tôi đi tựa như sợi chỉ mảnh mai giữa bạt ngàn rừng núi, khi căng, khi trùng. Xe dừng bến, chúng tôi bắt đầu một hành trình mới - ngược Nà Đang khám phá thác Rồng, thung lũng Lang Lung...

Thung lũng Lang Lung ở xã Lâm Phú (Lang Chánh).

22 thg 12, 2023

Dấu tích Hội thề Lũng Nhai trên đất Ngọc Phụng

Vào cuối thế kỷ XIV, nhà Minh tiến đánh chiếm nước Đại Ngu, nhằm biến nước ta trở thành quận, huyện như thời Bắc thuộc trước đó. Nhiều cuộc nổi dậy chống Minh đều đã bị dẹp một cách tàn khốc. Một lớp nhân tài nổi lên chống giặc Minh bị tiêu diệt hoặc bị vô hiệu hóa. Một số cuộc khởi nghĩa chống Minh vẫn hoạt động nhưng nhỏ lẻ và không có khả năng mở rộng.

Di tích lịch sử - văn hóa và danh thắng Hội thề Lũng Nhai tại làng Mé, xã Ngọc Phụng.

Trong bối cảnh đó, vào đầu tháng 3 năm Bính Thân 1416, Lê Lợi cùng 18 vị hào kiệt thân thiết nhất, gồm: Lê Lai, Lê Thận, Lê Văn An, Lê Văn Linh, Trịnh Khả, Trương Lôi, Lê Liễu, Bùi Quốc Hưng, Lê Ninh, Lê Hiểm, Vũ Uy, Nguyễn Trãi, Đinh Liệt, Lê Nhân Chú, Lê Bồi, Lê Lý, Đinh Lan, Trương Chiến đã cùng nhau đến làng Lũng Nhai (tức Lũng Mi, tên nôm là làng Mé - nay thuộc xã Ngọc Phụng, huyện Thường Xuân) làm lễ tế cáo trời đất, kết nghĩa anh em, cùng nhau cắt máu ăn thề sống chết vì sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh. Các nhà nghiên cứu lịch sử gọi sự kiện này là Hội thề Lũng Nhai.

Ngôi đình trên vùng đất giàu truyền thống lịch sử - văn hóa Bồng Trung

Làng Bồng Trung, xã Minh Tân (Vĩnh Lộc) được hình thành từ đầu thế kỷ XV. Năm 1428 Lê Thái tổ lên ngôi, nhà vua ra chỉ dụ kêu gọi Nhân dân tị nạn các nơi xa gần được hồi cư nhận ruộng làm ăn. Lúc bấy giờ một số người đã chuyển đến khu vực Mã Mốc thuộc giáp Đông, xã Biện Thượng làm ăn sinh sống. Đến năm Hồng Thuận thứ 2 (1510) dân cư ở khu Mã Mốc đã đông đúc, phồn thịnh, nên dân làng xin và được triều đình cho lập làng mới đặt tên là làng Đông Biện. Dưới triều vua Đồng Khánh (thời nhà Nguyễn) đổi tên là làng Bồng Trung.

Đình làng Bồng Trung, di tích kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh.

7 thg 12, 2023

Người thôn nữ và mối duyên với anh hùng Lê Lợi

Để có một chiến thắng Lam Sơn, chấm dứt những tội ác bạo tàn, dã man của giặc Minh... "Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn/ Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ/ Nặng nề những nỗi phu phen/ Tan tác cả nghề canh cửi” (Bình Ngô đại cáo), lập nên vương triều Hậu Lê dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, là biết bao sự đóng góp sức người, sức của, trong đó không thể thiếu vai trò của những người phụ nữ. Hoàng phi Trinh liệt tôn thần Lê Thị Ngọc Ân là một trong những trường hợp như vậy.

Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đền thờ Bà Am (thôn Hội Hiền, xã Tây Hồ, huyện Thọ Xuân). Ảnh: Chi Anh

Trên đất Mường Đủ

Kể tên những mường lớn ở xứ Thanh, sẽ không thể thiếu Mường Đủ. Vùng đất mường rộng lớn nằm bên sông Bưởi, đất đai màu mỡ, thuận tiện cho việc đi lại, giao thương... Có lẽ bởi vậy, từ xa xưa, đất Mường Đủ đã nổi tiếng bởi sự đủ đầy. Cũng ở Mường Đủ, còn có những giá trị văn hóa và tín ngưỡng tâm linh đặc sắc được lưu truyền.

Bên trong di tích đền Thánh Mẫu trên đất Mường Đủ.

6 thg 12, 2023

Đất Tây Đô có đền Tam Tổng...

Tọa lạc trong lòng vùng đất lịch sử - văn hóa - tín ngưỡng độc đáo với Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ cùng hệ thống các di tích, điểm tham quan du lịch kỳ thú, những ngôi đền cổ kính, linh thiêng, thấm đẫm màu sắc huyền thoại, ngôi đền Tam Tổng (xã Vĩnh Tiến, Vĩnh Lộc) như góp thêm sắc màu, thêm điểm dừng chân ấn tượng cho du khách trên hành trình về với Tây Đô - Vĩnh Lộc.

Không quy mô, bề thế về kiến trúc, nhưng đền Tam Tổng lưu giữ nhiều giá trị lịch sử - văn hóa tiêu biểu.

Chiếc khèn bè của nghệ nhân dân tộc Thái

Với người dân tộc Thái, chiếc khèn bè luôn gắn liền với đời sống văn hóa và tinh thần. Tiếng khèn bè có mặt trong những ngày vui, dịp lễ trọng đại, là giai điệu hẹn hò của chàng trai, cô gái... Ý nghĩa to lớn đó là động lực để nghệ nhân Hà Văn Tình (bản Bàn, xã Quang Chiểu, huyện Mường Lát) nỗ lực gìn giữ, để âm vang tiếng khèn mãi đọng lại trong những ngày vui của đồng bào dân tộc Thái.

Nghệ nhân Hà Văn Tình say sưa thổi khèn bè.

5 thg 12, 2023

Ngôi đền cổ gần 600 năm thờ Lê Lai

Đền thờ Lê Lai được xây dựng sau khi Lê Lợi chiến thắng giặc Minh, lên ngôi hoàng đế, nhằm tưởng nhớ vị tướng đã đổi áo bào, liều mình cứu chúa trong khởi nghĩa Lam Sơn.

Đền thờ Trung túc vương Lê Lai hay còn có tên đền Tép toạ lạc trên một ngọn đồi thấp ở trung tâm làng Tép, xã Kiên Thọ, huyện miền núi Ngọc Lặc - quê hương Lê Lai.

4 thg 12, 2023

Rực rỡ mùa vàng trên đỉnh Pù Luông

Những ngày tháng 10 này, đi dọc các cung đường bên những thửa ruộng bậc thang tại các xã Thành Sơn và Thành Lâm (Bá Thước), du khách sẽ bị “hút hồn” bởi vẻ đẹp của mùa vàng lúa chín.

Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông nằm trên địa bàn huyện Bá Thước, cách TP Thanh Hóa khoảng 130 km về phía Tây. Nơi đây có địa hình vùng núi cao, khí hậu mát mẻ quanh năm, cảnh quan hùng vĩ, đặc biệt vào mùa lúa chín ở Pù Luông mang một vẻ đẹp hút hồn du khách mỗi lần ghé thăm.

Đi cấy trên nương miền biên viễn xứ Thanh

Vào vụ cấy lúa mùa, trên khắp những cung ruộng bậc thang miền biên viễn huyện Mường Lát, đồng bào nơi đây lại nô nức tay cày, tay cuốc ra đồng, với mong ước có một mùa màng bội thu.

Khi những cơn mưa rào đổ nước xuống những thửa ruộng bậc thang, thì cũng là thời điểm đồng bào vùng cao huyện Mường Lát bước vào vụ cấy lúa mới.

Hà Tông Huân, bậc tôn sư

Sinh ra trên đất thôn Vàng, xã Kim Vực (nay là thôn 2, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định), cậu bé Hà Tông Huân từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, có trí nhớ hơn người. Trưởng thành, học hành đỗ đạt, Hà Tông Huân kinh qua các vị trí quan trọng trong triều đình. Cuối đời, ông sống thanh nhàn nơi làng quê... Quan đại thần Hà Tông Huân không chỉ được vua Lê, chúa Trịnh nể trọng mà còn để lại danh thơm cho đời.

“Hà tướng công bi ký” ghi công trạng của quan đại thần, Bảng nhãn Hà Tông Huân ở xã Yên Thịnh (Yên Định). Ảnh: CHI ANH

Có chuyện kể rằng: Một hôm, cha sai cầm tiền đi mua quyển lịch, cậu bé Huân ra phố mượn quyển lịch xem một lượt rồi lấy tiền mua bánh ăn và trở về tay không. Cha hỏi: Lịch đâu? Huân liền thưa lại rằng: Con đã thuộc cả rồi, không phải mua nữa. Cha ông lấy làm lạ, sai người khác đi mua lịch về, rồi bảo Huân gấp lịch lại đọc, thì quả nhiên không sai một chữ nào.