31 thg 5, 2020

Khám phá ngôi làng 550 năm tuổi ở Hà Tĩnh

Suốt 550 năm qua, làng Tương Nịu (xã Phù Việt cũ) nay là thôn Trung Tiến, xã Việt Tiến, Thạch Hà (Hà Tĩnh) luôn gìn giữ và phát huy bề dày văn hóa truyền thống.

Theo lịch sử ghi lại, làng được hình thành từ giữa thế kỷ XIV, có tên là làng Yên Thường (xã Trú Viết xưa).

30 thg 5, 2020

Đặc sắc Tết hoa của dân tộc Cống

Đối với đồng bào dân tộc Cống (Điện Biên), khi hoa mào gà bừng nở, đỏ rực trên các sườn đồi, nương núi cũng là lúc báo hiệu mùa màng đã được thu hoạch, thời điểm tổ chức Tết hoa (Mền loóng phạt ai), lễ tết cổ truyền quan trọng nhất trong năm của người Cống cũng chính thức bắt đầu.

Nghi lễ cổ truyền


Tết hoa thường tổ chức vào tháng 9 âm lịch hàng năm (khoảng cuối tháng 11, đầu tháng 12 dương lịch). Do người Cống ở giáp biên giới Việt - Lào, nên tính theo lịch của người Lào, một năm chỉ có 10 tháng. Ðây là thời điểm khi vụ thu hoạch đã xong, công việc nương rẫy trong năm kết thúc. Để chuẩn bị đón Tết, ngay từ những ngày cuối tháng 9, đầu tháng 10 âm lịch, đồng bào đã dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh làng bản, chuẩn bị địa điểm tổ chức vui xuân của bản, tạo nên một khung cảnh ấm áp, nhộn nhịp.

Đồng bào hát múa mừng lễ cúng kết thúc. 

Đặc sắc nghi lễ cưới hỏi của người Mông xanh

Là dân tộc ít người ở Việt Nam, người Mông xanh cư trú chủ yếu ở 2 thôn Nậm Tu Thượng và Nậm Tu Hạ của xã Nậm Xé (huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai). Người Mông xanh hiện vẫn còn lưu giữ được phong tục tập quán, giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc mình, đặc biệt là nghi lễ cưới hỏi đặc sắc. 

Thổi sáo vầu xin mở cửa, treo ô


Theo phong tục truyền thống của người Mông xanh, nghi lễ cưới hỏi cũng giống như một số dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam như: lễ ăn hỏi, lễ cưới và lễ lại mặt. Để tổ chức lễ ăn hỏi, người Mông xanh thường chọn ngày Hợi, ngày Tuất hoặc ngày Thìn. Đoàn đi ăn hỏi chỉ có 3 người, thường đi vào buổi chiều tối, đi đầu là ông mối, tay cầm sáo vầu, tiếp đến là chú rể và sau cùng là phù rể. Ông mối được chọn phải là người giỏi giao tiếp, có tài hát đối đáp và đặc biệt phải biết thổi sáo vầu - để thổi bài sáo xin mở cửa vào nhà, xin treo ô…

Trước ngày cưới ông mối phải dẫn đầu đoàn nhà trai tay cầm sáo vầu đến nhà gái làm lễ ăn hỏi. 

Lễ cầu mưa của người H’rê

Dân tộc H'rê có khoảng 11 vạn người sinh sống ở miền núi phía Tây 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định. Bà con chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa nước và nương rẫy. Săn bắt, hái lượm, đánh cá, dệt, rèn là nghề phụ nhưng có ý nghĩa đáng kể. Người H'rê định cư thành từng làng (còn gọi là Plây) ở nhà sàn, có già làng đứng đầu đóng vai trò quan trọng trong cộng đồng.

Người H'rê coi trọng tín ngưỡng hồn lúa cùng các lễ thức trong quá trình sản xuất lúa: gieo cấy, thu hoạch, cất lúa vào kho. Việc giữ gìn thần lúa, thần núi, thần sông, thần mưa, thần cây, thần đá cầu cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt, mọi vật sinh sôi được người H'rê coi trọng.

Vũ điệu sôi nổi của đồng bào H’rê. 

Chuyện huyền bí về ngôi đền thiêng nổi tiếng xứ Nghệ

Vào năm 1990, đền Cuông được trùng tu một cách quy mô và năm 1995 lễ hội đền Cuông được tổ chức trở lại. Từ đây, lại xuất hiện nhiều lời đồn về sự linh thiêng của ngôi đền...

Nằm ở núi Mộ Dạ, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, đền Cuông là ngôi đền cổ có lịch sử hình thành gắn với một giai thoại lạ về Thục Phán – An Dương Vương, người sáng lập nhà nước Âu Lạc trong lịch sử Việt Nam

Bí mật phong thủy của cung điện quan trọng nhất triều Nguyễn

Từng chi tiết kiến trúc của điện Thái Hòa, theo thuật phong thủy, đều ẩn giấu ước muốn vương triều sẽ tồn tại muôn đời cùng trời đất, vạn vật...

Nằm ở khu vực Đại Nội của Hoàng Thành Huế, điện Thái Hòa là nơi đặt ngai vàng của nhà Nguyễn, đồng thời là chứng tích ghi dấu sự đăng quang của 13 vị vua triều Nguyễn. Được coi là trung tâm đất nước, cung điện này mang những ý nghĩa phong thủy rất đặc biệt.

Chả yến mạch lá lốt, món chay của sự tiếp nối

Có thật nhiều điều để nhớ về Huế mỗi khi nhắc tới. Với một người đam mê ẩm thực, khó có thể bỏ qua Huế trong những món chay. Từ cầu kỳ cho đến giản đơn thì vẫn phảng phất đầy đủ tính cách Huế. Đôi khi, tôi vẫn ghé những nhà hàng, quán chay để thưởng thức. Nhưng ẩm thực chay xứ Huế trong tôi bắt nguồn từ người chị thuần chất Cố đô mà tôi quen biết.

Món chả yến mạch lá lốt béo dẻo, thơm lành 

“Ăn chay mà ngon thế này thì em ăn cả đời cũng được”. Tôi thốt lên câu đó khi được chị thiết đãi một bữa cơm chay thân mật với rất nhiều sự mới lạ. Trong đó, chú ý nhất là món ăn được làm từ yến mạch lá lốt. Tôi đã mắt tròn mắt dẹt bởi sự kết hợp này.

Canh lá ớt nấu tôm

Lá ớt, thứ tưởng chừng chẳng bao giờ có cơ hội hiện diện trong mâm cơm bỗng chốc trở thành món canh khiến người ta sì sụp húp bất chấp mồ hôi nhễ nhại giữa trưa hè nóng bức.

Canh lá ớt nấu tôm khiến bữa cơm thêm thú vị 

Trưa cuối tuần, cả nhóm về nhà ông anh đồng nghiệp sát bên dòng Bồ giang đoạn thuộc địa phận TX. Hương Trà đổi gió. Quý khách, nên khi vừa yên vị trong khu vườn rợp bóng cây đã nghe sau bếp lao xao tiếng gà, tiếng dao thớt loảng xoảng.

Cay nồng càng cúm rang muối ớt

Càng cúm rang muối ớt có vị mặn mặn của biển vị cay của ớt, hòa với mùi thơm, vị ngọt, béo của càng cúm tươi tạo nên hương vị khá lạ. Món này ăn chơi cũng được mà làm mồi nhậu thì hơi bị tốn bia…

Càng cúm cay cay, đậm đà vị biển 

Ngày nghỉ, hai vợ chồng không đi ra ngoài ăn uống như mọi khi mà rủ thêm vợ chồng đứa em về quê nội chơi, luôn tiện mở “tiệc” tại gia để “trốn dịch”. Biết con, cháu về nên mẹ chồng chuẩn bị nào gà, vịt, đủ các kiểu.

29 thg 5, 2020

Lăng Khải Định - Kiệt tác nghệ thuật khảm sành xứ Huế

Trong số các loại hình nghệ thuật trang trí kiến trúc cung đình Huế, khảm sành sứ được đánh giá có vai trò và vị trí quan trọng hàng đầu trong việc tạo nên diện mạo tiêu biểu cho kiến trúc cung đình triều Nguyễn. Đại diện cho trào lưu nghệ thuật này chính là lăng Khải Định, một kiệt tác nghệ thuật khảm sành sứ của xứ Huế. 

Nghề khảm sành sứ có ở Huế vào khoảng thế kỉ XVII, ban đầu lưu truyền trong dân gian, sau mới được ứng dụng nhiều trong kiến trúc cung đình. Theo Tiến sĩ Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế, nghệ thuật khảm sành sứ rất nổi tiếng trong trang trí kiến trúc cung đình Huế, đặc biệt là thời Nguyễn, nổi bật nhất là giai đoạn cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20.

Thời kì này nhiều công trình kiến trúc cung đình ở Huế đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật khảm sành sứ, tiêu biểu như: điện Thái Hòa, điện Kiến Trung, Thái Bình lâu, cửa Hiển Nhơn, cửa Chương Đức, cung An Định… nhưng độc đáo và xứng đáng được xếp vào hàng kiệt tác thì chính là lăng Khải Định.

Lăng Khải Định còn gọi là Ứng Lăng, là lăng mộ của vua Khải Định (1885-1925), vị vua thứ 12 của triều Nguyễn, toạ lạc trên núi Châu Chữ (còn gọi là Châu Ê) bên ngoài kinh thành Huế, nay thuộc xã Thủy Bằng, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.

Sân chầu lăng Khải Định. Ảnh: Thanh Hòa

Bánh ít ngũ sắc - bắt mắt, dẻo thơm

Bánh ít mẹ làm, lúc nào màu sắc cũng phong phú. Tôi hay gọi bánh ít của mẹ là bánh ngũ sắc. Lần nào mẹ làm bánh xong, nhìn những chiếc bánh rực rỡ nằm trong đĩa, đẹp đến nỗi tôi chẳng nỡ ăn.

Thơm ngon bánh ít ngũ sắc 

Tôi chưa thấy ai đam mê màu sắc như mẹ tôi. Những bữa cơm mẹ nấu, dù có khi chỉ là rau dưa qua bữa, nhưng bao giờ cũng rực rỡ sắc màu. Nhờ đẹp mắt, nên độ ngon miệng càng tăng cao. Trong mấy thứ bánh trái dân dã mẹ hay làm, tôi thích bánh ít nhất. Bánh ít ngoài hàng thường có màu trắng, nhân tôm thịt, hoặc bánh ít lá gai màu đen nhân đậu xanh ngọt lịm, thì bánh ít của mẹ tôi có đến 5 màu rực rỡ. Đã ngon lại còn đẹp. Cái đẹp của những khối màu tự nhiên, vừa rực rỡ, lại ngọt lành. Để làm được điều đó, mẹ cũng kỳ công ghê lắm.

Chả vịt gói lá mướp

Phải khách thật quý mệ ngoại tôi mới ra tay chuẩn bị món này. Bởi món này rất công phu, tôi nhớ ngày nhỏ, phải “năm thì mười họa” mới được ăn một lần. Nhưng, tôi khẳng định rằng, chỉ cần ăn một lần thôi, chắc chắn bạn sẽ nhớ mãi bởi hương vị của món này đọng lại rất lâu trong ký ức.

Chả vịt cuốn lá mướp hấp thơm nức, ngọt lịm 

Vịt được ôn mệ nuôi. Mỗi khi chị em chúng tôi về, ông ngoại tôi sẽ đi bắt vịt và nấu nước sôi làm thịt, còn tôi và em gái theo mệ ngoại tôi ra vườn hái lá mướp. Giàn mướp có rất nhiều hoa vàng, trong khi mệ tôi chọn những lá mướp non không bị sâu để hái thì chị em chúng tôi thi nhau hái những bông mướp vàng rực đó.

Lạp cá đãi khách quý

Người Tà Ôi (huyện A Lưới) chỉ làm món lạp cá mỗi khi đến dịp lễ tết, hay nhà có khách quý. Bởi con cá làm lạp phải dùng con cá to, chứ không dùng con cá nhỏ vẫn thường bắt được trên suối mỗi khi lên nương, lên rẫy. Vậy nên, hiếm khi món lạp cá xuất hiện trên mâm cơm ngày thường của người đồng bào.

Hấp dẫn lạp cá 

28 thg 5, 2020

Dân dã mà ngon

Ngồi với ông anh, là võ sư có tiếng ở Huế. Các cuộc thi đấu võ ở Huế hoặc thi lên đai anh thường được mời làm giám khảo. Võ sư nhưng lại yêu thơ, làm thơ. Hay dở là tùy người thưởng thức, nhưng có một điều chắc chắn là thơ anh đã từng đạt giải thưởng Văn học nghệ thuật Cố đô - một giải thưởng 5 năm tổ chức một lần. Thế thì gọi văn võ song toàn cũng chẳng phải ngại ngùng gì!


Một người điềm đạm như thế nên ngồi với anh thật là thú vị. Nghe được nhiều chuyện, học được nhiều điều. Cuộc chuyện trò hôm qua nghe được hai điều mà làm tôi ngẫm nghĩ: chuyện ăn chay và chuyện dưa muối. Ăn chay thì ở đâu cũng có, nhưng ăn chay ở Huế được nâng lên tầm nghệ thuật. Một điều nữa, người theo đạo Phật ăn chay đã đành, nhưng rất nhiều người Huế không theo Phật cũng ăn chay rằm, ba mươi, mùng một. Và, ngày này họ tránh sát sinh.

Muôn món ngon từ mướp đắng

Nhớ có lần ăn tết quê xong, trên đường từ làng cũ về lại phố, ngang qua chợ An Lỗ, một ngôi chợ khá lớn ven Quốc lộ 1A, vợ tôi thấy một rổ mướp đắng tươi xanh của một mệ già vừa hái từ vườn nhà mang ra chợ bán liền mua ngay. Đi một đoạn, nàng mới chợt giật mình: “Ui chao, đầu năm mà mua mướp đắng!”. Tôi cười: “Mướp đắng người miền Nam còn gọi tên khác là khổ qua. Đầu năm mà ăn khổ qua là may mắn đang đến đó!”.

Mướp đắng xào trứng, món ăn dân dã. Ảnh: TL 

Hao cơm với cá trích nướng rim ngọt

Vị mặn mà của cá quyện cùng vị ngọt thơm của gia vị khiến món cá trích nướng rim ngọt trở nên đậm đà, ngon miệng, hao cơm.

Cá trích nướng rim ngọt, món hao cơm 

“Mấy ngày ni trời trở nên ba bây không đi biển, không có cá tươi nên mạ đưa lên cho ít cá trích nướng phơi khô. Cá ni xé thịt mà rim lên ăn ngon lắm đó”. Vừa nói mạ vừa vào bếp “thực hành” luôn “món mới”.

27 thg 5, 2020

Nét độc đáo của lễ hội Hoa Lư di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cứ đến tháng 3 âm lịch, người dân vùng đất cố đô Hoa Lư nghìn năm văn hiến lại mở hội Trường Yên. 

Trải qua hơn 1.050 năm, lễ hội Hoa Lư vẫn giữ nguyên những giá trị nổi bật về lịch sử và văn hóa, xứng danh là một trong gần 100 di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam.

Lễ hội lưu truyền nghìn năm 


Người dân cố đô Hoa Lư (Ninh Bình) bao đời nay đều vang vọng câu ca: “Ai là con cháu Rồng Tiên/Tháng ba mở hội Trường Yên thì về”. Cũng vì thế, cứ đến tháng 3 âm lịch hàng năm, khi lễ hội Trường Yên (nay là lễ hội Hoa Lư) được tổ chức, người dân dù ở khắp nơi trên mọi miền Tổ Quốc đều đổ về Hoa Lư trảy hội, về với cội nguồn dân tộc. 

Người dân từ khắp nơi đổ về cố đô Hoa Lư trảy hội 

Những căn gác sách cũ kỹ hàng chục năm ở Hà Nội

Tồn tại hàng chục năm trên căn gác nhỏ trong ngõ 5 phố Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội), những tiệm sách cũ là điểm đến quen thuộc của bạn trẻ bén duyên với văn hoá đọc. Đây cũng là nơi lưu giữ những đầu sách quý cho kẻ ưa hoài niệm giữa thủ đô.

Tiệm sách cũ trên gác hai ngõ 5 Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là điểm đến quen thuộc của các bạn trẻ - Ảnh: SONG LA 

Từ lâu, phố Đinh Lễ (Hoàn Kiếm, Hà Nội) được mệnh danh là thiên đường dành cho những người yêu sách. Đến đây, người ta không chỉ tìm cho mình được những cuốn sách thú vị mà còn dành cho bản thân những phút giây lắng lòng mình lại giữa không gian yên tĩnh, phảng phất mùi giấy cũ.

Ngọt thơm 'xoài trứng' Yên Châu, ăn một lần sẽ nhớ mãi

Giống xoài đặc sản tựa hình trái tim nhỏ nhắn vừa tròn nắm tay, khiến ai đã ăn một lần sẽ nhớ mãi vị ngọt thơm, ruột vàng ươm.

Giống xoài trong Yên Châu, Sơn La là giống xoài cổ với hương vị đặc trưng mà không giống xoài nào có - Ảnh: NAM TRẦN

Những ngày này dọc đường quốc lộ 6, bà con Yên Châu (Sơn La) gùi những giỏ hàng đầy ắp xoài, mùi hương vương vấn níu chân người đi đường. Ông Quàng Văn Xuân (55 tuổi, giám đốc HTX Xuân Tiến, xã Sặp Vạt, huyện Yên Châu) chia sẻ, Yên Châu nổi tiếng với "chuối ngọt, xoài thơm", nhưng đặc biệt nhất phải kể đến giống xoài tròn.

Thiềng Liềng ngộ quá hén!

Tên lạ hoắc, không có trong từ điển tiếng Việt. Hỏi ý nghĩa tên gọi, ai cũng cười trừ.

Đường từ Sài Gòn xuống Cần Giờ (đoạn qua cầu Dần Xây). Ở Thiềng Liềng đường nông thôn mới hẹp

Có người bảo Thiềng Liềng đọc trệch từ Thuồng Luồng, loài thủy quái truyền thuyết khổng lồ, hung dữ. Có người nói do phát âm theo phương ngữ Nam bộ, Thiền Liền thành Thiềng Liềng.

Thiềng Liềng không xe hơi, không bến xe, không tệ nạn. Nước ngọt được bù lỗ. Đường độc đạo hình ô van chừng 4km, như dải lụa, điệu đà uốn quanh ruộng muối, sông, rạch; rừng ngập mặn; bạt ngàn đước, mắm, bần…

Sa Pa nhận kỷ lục thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam

Sáng 23-5, Khu du lịch Sun World Fansipan Legend đã đón nhận kỷ lục Thung lũng hoa hồng lớn nhất Việt Nam từ tổ chức Kỷ lục Việt Nam, cho thung lũng hoa hồng tại khu vực ga đi cáp treo Fansipan.

Đây là kỷ lục thứ 4 mà Sun World Fansipan Legend xác lập, sau kỷ lục Màn nhảy sạp có số lượng người tham gia lớn nhất từ trước tới nay, kỷ lục Show diễn nghệ thuật thể hiện đặc trưng văn hóa Tây Bắc độc đáo nhất Việt Nam dành cho show nghệ thuật Vũ điệu trên mây, và kỷ lục Tàu hỏa leo núi dài nhất Việt Nam cho công trình Tàu hỏa leo núi Mường Hoa năm ngoái.

Du khách chụp ảnh với hoa hồng

Cá lẹp mà kẹp rau mưng

Một vài cây mưng đã rộ lộc, từng lá non nhú lên màu đo đỏ bắt mắt. Mùa mưng rộ cũng là mùa cá lẹp được nước. Nhờ vậy những người dân ven biển mới có một món ngon, dân dã: Cá lẹp kẹp với rau mưng.

Cá lẹp vàng hươm đậm đà hơn khi kết hợp với đọt mưng 

Người dân miền Trung hiền hòa còn lạ gì những cây mưng quen thuộc ở hàng hiên, trong vườn nhà, đến mùa thả những chùm bông đỏ rực. Hoa mưng rụng lả tả, nhuộm đỏ cả một góc sân. Cũng chẳng kém cạnh, hoa mưng rời đi thì lại nhường chỗ cho chùm quả mưng lủng lẳng. Quả nào quả ấy y chang chiếc lồng đèn tí xíu, cũng đu đưa khi gió nhẹ vuốt ve.

Thư thái với đọt mắm nêm

Khi người mỏi mệt với bao lo toan, bộn bề, tôi lại muốn nép mình vào bờ rào, ngắm hoa nở, chim líu ríu chuyện trò, tiện tay ngắt từng chùm quả lạc tiên cho vào miệng. Vị chua mát, ngòn ngọt tan trên lưỡi, đánh bay cảm giác khó chịu. Mà chẳng riêng chi quả, nắm lá lạc tiên cũng xua tan mệt mỏi, mang lại sự thư thái cho người thưởng thức.

Đọt mắm nêm luộc gây thương nhớ với hương vị đặc trưng 

Vùng quê tôi yêu quý gọi lạc tiên là cây mắm nêm. Cây bò ngang dọc, thường hay leo hàng rào. Quả mắm nêm là thức quà trời ban cho những cô cậu nhóc thôn quê dân dã. Nhiều nhặn gì, hái đầy um một vốc quả, cắn có chút xíu là đã hết nhẵn. Đứa nào đứa ấy thòm thèm vì vị chua dịu ngọt. Có như vậy lần sau mới trân trọng cây mắm nêm, dù chúng chỉ là loài mọc dại, e ấp bên bờ giậu.

Chua cay tré Huế

Trong mắt tôi, mẹ tôi là người phụ nữ khéo tay nhất. Những món ăn mà bà chế biến, không chỉ ngon bởi hương vị, mà còn hàm chứa bao nhiêu tình yêu trong đó.

Hấp dẫn tré Huế 

Mẹ hiếm lắm mới mua thức ăn chế biến sẵn bên ngoài. Bà lo không đảm bảo sạch và đủ lành. Thế nên, muốn ăn thứ gì, hầu như mẹ đều tự tay chế biến. Ví như hôm đó, tự dưng nghe tôi nói thèm cái vị chua chua, cay cay, giòn giòn sật sật của món tré, mẹ lại bảo “đợi đi”. Có ai như bà, đang thèm ăn mà bảo đợi. Đợi đến lúc được ăn chắc cũng đã qua cơn thèm. Nhưng nhiều năm nay đã được mẹ tôi luyện quen nếp, nên có thèm cũng phải đợi. Muốn ăn tré ngon “chuẩn mẹ nấu”, phải mất thời gian vậy đó.

26 thg 5, 2020

Là lạ củ hũ cau

Làng tôi chuối, cau nổi tiếng. Nhưng chưa thấy ai chặt cau chỉ để ăn củ hũ bao giờ. Có chăng là lúc cau bị sâu, hoặc làm đường, làm sân, bất đắc dĩ người ta mới hạ cau xuống, tiện thể thưởng thức món ngon lạ miệng.


Cây cau không hề xa lạ với chúng tôi, những đứa trẻ nông thôn quanh năm nương vườn, rào giậu. Thuở nhỏ, dù là trai hay gái, chúng tôi đều biết leo trèo. Chân dẻo tay chắc thì cau, mù u, bứa. Nhỏ gan như tôi thì chỉ chăm chăm vào mấy cây ổi, cây xoài. Dạo còn bé, tôi cùng cậu em út hay đi bắt chim chột dột. Đây là loài sống trên cây cau, làm những cái tổ hình chiếc bầu vắt vẻo ở tàu cau trông rất đẹp.

"Thay áo" ao hồ bằng sen Huế

Ngoài thưởng lãm cảnh sắc hồ sen khi vào mùa, qua những sản phẩm đặc trưng của sen Huế được lồng ghép cùng những câu chuyện kể, du khách sẽ biết thêm giá trị về ẩm thực, văn hóa, lịch sử… vùng đất Cố đô.

Trồng sen ở lăng vua Thiệu Trị 

Sau gần 1 tháng triển khai, các hồ ở lăng vua Thiệu Trị, Phú Lương A (Quảng Điền) và Ngự Hà đoạn hai bên cửa An Hòa đã được trồng cả nghìn gốc sen Huế.

“Việc thay thế bèo, rau muống, hoặc phủ đầy mặt hồ trống trải bằng sen một mặt làm đẹp cảnh quan, mặt khác hướng đến nâng tầm thương hiệu sen Huế thông qua khai thác những sản phẩm từ sen, như: trà hoa sen, hạt sen, tim sen… ”, chị Phạm Thị Diệu Huyền, Giám đốc Mộc Truly Hue’s – doanh nghiệp thực hiện dự án này cho biết.

Suối Tiên, điểm đến mới cho ngày hè

Suối Tiên nằm phía tây của xã Lộc Thuỷ, hướng từ TP. Huế về qua khỏi hầm Phước Tượng khoảng 300m, từ đó rẽ vào theo bảng chỉ dẫn. Từ Quốc lộ 1A vào địa điểm suối khoảng 5km. 

Vẻ đẹp hoang sơ của suối Tiên là điểm thu hút du khách 

Người dân địa phương kể lại, ngày xưa, có một loài hoa rừng mọc bên bờ suối, đến mùa hoa nở trải dài trên triền đá nhìn như làn tóc tiên nữ nên mọi người gọi là suối Tiên.

24 thg 5, 2020

Trở lại chuyện 4 cây chà là Canary

Mừng là bởi cây đã không chết như từng lo lắng. Còn buồn và tiếc thì… Nó cứ như cảm giác thấy một cô gái đẹp bị dập vùi, không ai biết, chẳng ai thương…

4 cây chà là Canary khi còn ở sân Công ty Xăng dầu Thừa Thiên Huế 

Khoảng cuối những năm 1980, tôi dẫn ông chú công tác ở Bộ Nội thương từ Hà Nội vào Huế ghé Công ty Xăng dầu thăm người bạn là anh Thắng giám đốc. Trong lúc 2 ông nói chuyện, tôi xuống sân chơi và để ý thấy ở bồn hoa giữa sân công ty có 4 cái cây rất lạ, cọ chẳng phải cọ, đoác chẳng ra đoác. Hỏi là cây gì, nhiều người dấm dẳng không có câu trả lời chắc chắn. Ngắm qua thì thấy từa tựa cây vạn tuế. Thời điểm ấy, cây vạn tuế đang rất quý, nhiều nhà vườn ở Vỹ Dạ trồng được mấy cây trong chậu đã phải mua thép cỡ phi 8, phi 10 về “cùm” lại vì sợ mất trộm. Thậm chí, nghe nói có người “kỹ tính”, buổi tối còn mắc điện vào cho… yên tâm. Nhưng vạn tuế thì cây nhỏ thôi chứ không thể lớn “hiện ngụy” như mấy cây ở sân công ty xăng dầu. Thời gian trôi đi, và tôi cũng quên luôn thắc mắc của mình, dù qua về vẫn thấy 4 cây “vạn tuế to hiện ngụy” bình thản xanh tốt như nhiều năm rồi chúng vẫn thế…

Lạ lùng cây xanh xứ Huế: Những cây chà là Canary quý hiếm

Trong số các loài cây ngoại nhập được trồng ở Huế, có một loài quý hiếm mà hầu như rất ít người quan tâm, mặc dù có dáng dấp tuyệt đẹp và đã tồn tại trên cả trăm năm giữa lòng cố đô, đó là chà là Canary.

Bén duyên với Huế 

Cách đây không lâu, trong khuôn viên Công ty xăng dầu Thừa Thiên-Huế, 50A Hùng Vương (nguyên trước đây là Sở Công chánh Huế, thuộc chế độ cũ) có 4 cây chà là Canary. Không ai biết những cây này do ai trồng và có mặt tự bao giờ, nhưng qua đặc điểm sinh trưởng và tuổi cây có thể đoán biết chúng được nhập trồng trên cả trăm năm về trước.

Trong số 4 cây đó, chỉ có một cây cái, với kích thước nhỏ hơn 3 cây đực. Từ năm 2004 - 2007 chúng tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu những cây chà là Canary quý hiếm này. Mặc dù đường kính thân cây đã đạt đến mức 45 - 50 cm, nhưng chiều cao cây chỉ từ 6,5 m (cây cái) đến 8,5 m (cây đực cao nhất), chiều dài lá chỉ từ 2,5 - 3 m. Quả chỉ dài 1,5 - 2 cm, rộng 1 - 1,5 cm. Hạt dài 1,2 - 1,5 cm, rộng 0,8 - 1,2 cm. Như vậy, so với cây ở vùng nguyên sản, cây trồng ở Huế thấp hơn, quả và hạt cũng bé hơn rất nhiều. Đây là một hiện tượng thích nghi sinh thái thường gặp ở thực vật. Tuy thế, cây vẫn ra hoa kết trái, và rất sai quả. Cây ra hoa vào mùa đông và trái chín vào giữa mùa xuân. 

Những cây chà là Canary quý hiếm đang được “gửi tạm” ở khuôn viên của Hội hữu nghị Việt Nhật, Huế - Ảnh: Đ.X.C


23 thg 5, 2020

Vườn chà là ở miền Tây lần đầu mở cửa đón khách

Những ngày gần đây, nhiều du khách đến làng hoa Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp đều tỏ ra thích thú với vẻ đẹp của khu vườn có hàng trăm cây chà là đang cho trái.

Đây cũng là lần đầu tiên chủ khu vườn này mở cửa phục vụ khách tham quan. Với sắc vàng của những chùm chà là đang trĩu quả, nơi đây nhanh chóng trở thành địa điểm tham quan, chụp ảnh của nhiều người.

Vườn chà là này nằm trên đường hoa Sa Nhiên - Cai Dao, ở phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc. Chủ vườn chà là này cho biết, trong vườn hiện có tổng số hơn 100 cây chà là đã trên 10 năm tuổi, cây đã bắt đầu cho trái 3 năm nhưng năm nay là năm cây cho nhiều trái nhất nên chủ vườn quyết định mở cửa cho khách vào tham quan, chụp ảnh với giá vé 20 ngàn đồng/người.

Du khách tạo dáng chụp ảnh tại vườn chà là

Khám phá danh thắng núi Hồng

Núi Hồng - Hồng Lĩnh từ xưa được coi là biểu tượng của xứ Nghệ nói chung, Hà Tĩnh nói riêng. Núi Hồng Lĩnh với vẻ đẹp kỳ vĩ mà tạo hóa đã sắp đặt cho vùng đất này, luôn là mạch nguồn vô tận cho sáng tạo thi ca nghệ thuật của biết bao bậc tao nhân mạc khách từ xưa đến nay. Ai chưa từng đến Núi Hồng một lần thì chưa biết hết xứ Nghệ.

Một dãy núi Hồng - Ảnh: Quang Vinh

Núi Hồng - Hồng Lĩnh có nghĩa là núi lớn, có diện tích khoảng 30km2 nằm trên địa bàn ba huyện Nghi Xuân, Can Lộc, Lộc Hà và thị xã Hồng Lĩnh. Tương truyền núi Hồng Lĩnh có 99 đỉnh, ngọn cao nhất 678m, tùy theo hình dáng mà con người đặt tên cho các đỉnh núi như: Thiên Tượng, Ngũ Mã, Sư tử, Hàm rồng, Lập phong, lại có nhiều đỉnh được đặt tên theo truyền thuyết, cổ tích như: Rú Cơm, Rú Cà, Tháp Son, Hương Tích, Lão quân, Trần Soa, Liệt Sơn…

Ngỡ ngàng nét yên ả làng cổ trên đất Nam Đàn

Những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, nét yên bình của nếp làng cổ ở xã Nam Kim (Nam Đàn) càng được nhân lên với sự điểm tô bằng mướt xanh cánh đồng quê và vườn cây trái. Nhịp sống có phần lắng lại, chất thôn dã thân thương vương vấn trên ngõ xóm, mảnh vườn… 

Sáng 11/4, chúng tôi về vùng xóm 1 xã Nam Kim (Nam Đàn) - vốn được sáp nhập từ 5 thôn trong đó có những địa danh như làng Hậu Láng, Thượng Quy - hiện đang trong những ngày thực hiện cách ly toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ nên đường làng vắng bóng người quê. Xóm 1 vốn thuần nông, hiện có 373 hộ, thu nhập chính là trồng lúa nước và chăn nuôi gia cầm. Ảnh: Đức Anh 

Chiêm ngưỡng nghệ thuật điêu khắc đình Long Thái

Trải qua hàng trăm năm lịch sử, đình Long Thái ở xã Thái Sơn, huyện Đô Lương không chỉ là di tích lịch sử nổi tiếng mà còn là công trình nghệ thuật có kiến trúc độc đáo. 

Đình Long Thái được xây dựng từ lâu đời và được làm lại vào năm 1842 để thờ thành hoàng làng là Vua Lê Trang Tông. Đình khởi công được mấy tháng thì dừng lại, 2 năm sau mới thi công tiếp. Thời đó, khi làm ngôi đình này đã có 18 chủ thợ mộc đại diện cho các tổ thợ trong vùng tập trung về làng Vĩnh Long bắt thăm để chọn tổ thợ thi công. 

Cận cảnh cây cầu đá trăm tuổi ở Nghệ An

Với kỹ thuật ghép đá vững chắc, sau 1 thế kỷ tồn tại, cầu đá Quan Thành ở huyện Yên Thành đã trở thành chiếc cầu cổ "có 1 không 2" ở Nghệ An 

Bàu Rộc nằm giữa 2 xã Trung Thành và Nam Thành vốn là một con kênh thoát nước đã có từ lâu đời. Trước kia, bàu này rất rộng nhưng giờ đã bị bồi lấp, xây chắn khiến lòng bàu trở nên cạn, hẹp. Ảnh: Huy Thư 

Tục Teh Bo’k và lễ quay đầu trâu của người S’tiêng

Trong nhiều phong tục tập quán thể hiện văn hóa lâu đời của người S’tiêng ở Bình Phước, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu là loại hình văn hóa thuộc phạm vi nhóm cộng đồng, khu vực.

Teh Bo’k có nội dung và hình thức tương tự lễ kết nghĩa của một số dân tộc khác. Có một điều rất dễ nhận diện là tục này gắn liền với lễ hội quay đầu trâu. Teh Bo’k chỉ phổ biến ở nhóm người S’tiêng ở 2 huyện Bù Gia Mập, Bu Đăng và một số ít người Mơnông của địa phương này.

Theo lời kể của nhiều già làng ở vùng Bù Đăng, tục Teh Bo’k và lễ hội quay đầu trâu của người S’tiêng đã hình thành từ lâu đời. Những người con trai trong một nhà sau khi lập gia đình, họ ở nhiều sóc khác nhau. Sợ lâu ngày tình cảm gia đình không còn gắn kết nên họ phải hình thành tục này để các thành viên trong gia đình có dịp kết nối với nhau. Ngoài ra, hình thức này còn tồn tại với những người không phải là anh em ruột trong một gia đình. Song đều có chung đặc điểm về hình thức thực hiện phong tục và tổ chức lễ hội.


Hình ảnh giã gạo quen thuộc của người S’tiêng (Bình Phước) - Ảnh tư liệu

Happy Garden - điểm đến lý tưởng ở Bình Phước

Dù mới đi vào hoạt động nhưng Happy Garden đã trở thành điểm đến lý tưởng của khu du lịch sinh thái, thu hút đông du khách trong và ngoài tỉnh.

Toàn cảnh khu du lịch sinh thái Happy Garden, khu phố 5, phường Tân Đồng, TP. Đồng Xoài

Đến với khu du lịch sinh thái Happy Garden, du khách sẽ được trải nghiệm nhiều điều thú vị. Với hệ sinh thái phong phú, đa dạng, thiên nhiên trong lành, giúp mọi người quên đi những mệt mỏi, ưu phiền của cuộc sống thường ngày.

20 thg 5, 2020

Một số địa danh ở vùng Hạ Long

Hạ Long là một kỳ quan của Việt Nam và cả thế giới. Hạ Long nổi tiếng nhờ có nhiều vịnh, sông, núi, hang động và đảo đẹp.

Hai vịnh nổi tiếng nhất là Hạ Long và Bái Tử Long.


Vịnh Hạ Long

Hạ Long là vịnh ở hướng đông nam tỉnh Quảng Ninh, diện tích 1. 553 km2, gồm 1.969 hòn đảo, trong đó có 989 hòn đã có tên và 980 hòn chưa có tên, trong đó 40 đảo đã có người ở, có nhiều núi và hang động đẹp, là khu du lịch nổi tiếng, được UNESCO công nhận là Di sản tự nhiên thế giới ngày 14-12-1994. Vào thời tiền sử, đảo đã có người ở. Ngày 7-7-2007, vịnh đã được đề cử vào danh sách bầu chọn 7 kỳ quan thiên nhiên thế giới.

Một số địa danh ở Thừa Thiên - Huế

Ở vùng Thừa Thiên Huế, địa danh có nhiều biến dạng và nguồn gốc khá phức tạp. 
Trước hết là những địa danh có nhiều biến dạng.
Chợ Đông Ba

Đông Ba là chợ lớn nhất ở thành phố Huế, toạ lạc tại phường Phú Hoà. Chợ cũ xây năm 1887, chợ mới xây năm 1899 bên ngoài cửa Chính Đông (Đông Hoa). Đông Ba có dạng gốc là Đông Hoa, đến năm 1842 đổi thành Đông Ba để khỏi phạm huý vì mẹ vua Thiệu Trị là Hồ Thị Hoa, người ở Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh.

Một số địa danh ở Lâm Đồng

Đẻo Bảo Lộc

Tên núi, đèo:


Bảo Lộc là đèo nằm trên quốc lộ 20, nằm ở ranh giới thành phố Bảo Lộc và huyện Đạ Hoai, tỉnh Lâm Đồng, dài 10km, ở độ cao 930m. Còn gọi là đèo B’Lao.

Bảo Lộc còn là thành phố của tỉnh Lâm Đồng, diện tích 232,4
km2, dân số 138.000 người (2006), gồm 6 phường. B’Lao chuyển thành Bảo Lộc ngày 19-2-1959.

Bảo Lộc có hai cách lý giải: 1.Là địa danh dùng để Việt hoá một tên gốc là B’Lao hay Cơ Ho Kuèl Kơh Vơlau, nghĩa là “đèo Vơlau” theo chủ trương của chính quyền thời bấy giờ (1959). 2. Tên một loài hoa đẹp có nhiều trong vùng, theo tiếng địa phương.

Một số địa danh ở Đắk Nông

Thác Dray Sáp

Tên các sông, suối, hồ :

Đray Sap là thác nước ở xã Nam Hà, huyện Krông Knô, tỉnh Đắc Nông. Cũng gọi là thác Chồng, đối ứng với thác Đray Nu (thác Vợ) ở tỉnh Đắc Lắc. Đray Sap gốc Ê Đê, có nghĩa là “thác khói”, vì thác dài gần 100m, bọt nước tung mù mịt như khói phủ.

Một số địa danh ở Đắk Lắk

Thành phố Buôn Ma Thuột

Tên núi, đèo:

Núi Chư Kuên ở tỉnh Đắc Lắc. Chư Kuên gốc Ê Đê, nghĩa là “núi vượn”.

Chư Đrao là núi ở tỉnh Đắc Lắc. Chư Đrao gốc Ê Đê Chư Krao, nghĩa là “núi chim sáo”.

Ở tỉnh Đắc Lắc có núi Chư M’Gar. Đây cũng là tên huyện của tỉnh, diện tích 819,8 km
2, dân số 151.100 người (2006), gồm 2 thị trấn Ea Pôk, Quảng Phú và 14 xã. Chư M’gar gốc Ê Đê, Mơ Nông, nghĩa là “núi trọc, không có cây”.

Chư Mnga là núi ở tỉnh Đắc Lắc. Chư Mnga gốc Ê Đê, là “núi hoa”.

"Sâu muồng" - món ăn đặc trưng của người Ê đê

Đối với người Ê đê, bên cạnh các món ăn truyền thống như: cà đắng, jiăm tang, lá mì xào… thì “sâu muồng" được xem là một món ăn đặc trưng nhất từ thiên nhiên. Mùa sâu muồng thường bắt đầu từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 4 dương lịch hàng năm. Khi thời tiết nắng nóng và sắp chuyển sang mùa mưa là thời điểm mà sâu muồng sinh sôi, nảy nở.

Sâu muồng là loại sâu sống ở cây muồng, loại cây thường được người dân trồng xen trong vườn cà phê, trồng ở bìa rẫy để tạo bóng mát, chắn gió và vừa làm trụ cho cây hồ tiêu. Những cây muồng lá sum suê, lá non là nguồn thức ăn khoái khẩu của sâu muồng. Sâu muồng nhỏ, dài khoảng 3-4 cm, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn, di chuyển bằng cách cong thân mình lại về phía trước. Khi trưởng thành, sâu bắt đầu rời bỏ ngọn cây, trở về cùng thân cây muồng để kéo kén, thành nhộng. 

Sâu muồng nhỏ, lưng có màu nâu vàng, hai bên mình có sọc màu nâu thẫm, da trơn được người Ê đê bắt về chế biến món ăn 

Độc đáo điệu múa sư tử mèo của người Tày, Nùng

Trải qua quá trình sinh sống, phát triển, đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở Ðắk Nông vẫn còn gìn giữ, lưu truyền những nét văn hóa đặc trưng, mang đậm bản sắc dân tộc; trong đó, phải kể đến điệu múa sư tử mèo.

Ðây là một loại hình nghệ thuật dân gian truyền thống được biểu diễn trong các dịp lễ, tết của người Tày, Nùng. Theo quan niệm của họ, sư tử là tượng trưng cho sự thịnh vượng, sư tử đi đến đâu là mang theo hạnh phúc, no đủ và niềm vui đến đó. Người Tày, Nùng cho rằng, múa sư tử mèo để xua đi những điều xấu, do vậy khuôn mặt mèo càng dữ tợn càng tốt, điệu võ càng mạnh mẽ càng hấp dẫn. Nếu thiếu điệu múa sư tử mèo là thiếu đi một phần linh hồn của ngày hội và màu sắc rực rỡ của ngày xuân. 

Múa sư tử mèo đã trở thành nét văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng mỗi dịp lễ, tết 

Cây mây "quấn quýt" bon làng, "gắn kết" cộng đồng

Đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, mây chiếm một vị trí quan trọng trong sinh hoạt, đời sống và ẩm thực. Từ bao đời nay, dù sướng khổ, thăng trầm, dây mây vẫn luôn "quấn quýt" với bon làng, "gắn kết" cộng đồng.

Mây là một loại cây rừng mọc thành bụi, có dây dài đến hàng chục mét. Đồng bào Ê đê, M’nông thường dùng thân mây làm dây buộc các cấu kiện để cất nhà ở, dùng lá mây để lợp mái nhà. Khi lợp, các lá mây rừng được nối kết với nhau bằng dây mây chẻ nhỏ, chuốt nhẵn để tăng độ dẻo dai. Những ngôi nhà lợp bằng lá mây có độ bền còn cao hơn so với cỏ tranh. Có nhiều căn nhà lợp lá mây chịu được mưa gió, nắng nóng hàng chục năm mới phải lợp lại. 

Canh thụt là sự hòa quyện đặc biệt của các loại nguyên liệu, có vị đắng, cay, ngọt, bùi béo khiến ai ăn một lần là nhớ mãi. Ảnh tư liệu 

Tục đòi nợ đậm tính nhân văn của người M’nông

Người M’nông xưa có nhiều tập tục mang đậm tính nhân văn, trong đó có tục đòi nợ. Khi lâm vào tình cảnh khó khăn, người nghèo khó phải đi vay mượn của anh em họ hàng hay bạn bè trong bon. Khi vay, người vay thường hứa với chủ nợ trả bằng heo nếu thời gian ngắn, hoặc trả bằng trâu nếu lâu năm; nếu vay mượn nhiều, thời gian dài thì có thể phải trả bằng chiêng, ché.

Đối với những món vay ít giá trị thì việc trả nợ thường đơn giản. Tuy nhiên, nếu món vay có giá trị lớn, đến thời gian lấy nợ, người cho mượn có cách đòi nợ rất đặc biệt, đó là lễ đòi nợ. Theo đó, đến ngày hẹn trả nợ, vợ chồng chủ nợ sẽ bàn bạc làm lễ đòi nợ. Trước khi làm lễ, chủ nhà mời già làng (có khi là thầy cúng) và anh em dòng họ đến nhà mình để dự lễ và chứng kiến. 

Người M’nông có nhiều phong tục đầy tính nhân văn 

Thơm ngọt quả gùi trên Cao nguyên M’nông

Cây gùi có tên khoa học là Willughbeia cochinchinensis, là loại thực vật có dây leo hóa gỗ mọc hoang dại trong rừng. Ở Việt Nam, cây gùi phân bố chủ yếu một số tỉnh ở vùng Đông Nam bộ và vùng phía Nam Tây Nguyên. 

Vào mùa gùi, bắt đầu từ tháng 4, 5 dương lịch, đi qua các bon làng chúng ta không khó để bắt gặp từng nhóm người M’nông rủ nhau vào rừng tìm hái những quả gùi chín vàng. Cũng từ đó những người đi buôn tập trung đón mua quả gùi của đồng bào dân tộc thiểu số đem bán. 


Gùi khi chín có kích thước to nhỏ khác nhau, có vỏ màu vàng, mỏng 

19 thg 5, 2020

Ghi ở Kon Brăp Ju

Làng Kon Brăp Ju (xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy) nằm yên bình bên dòng Đăk Pne, thu hút du khách bởi những nét đẹp cổ xưa còn được lưu giữ khá nguyên vẹn.

Tên làng trong ký ức


Như đã hẹn, cán bộ Trung tâm Văn hóa-Thể thao-Du lịch và Truyền thông huyện Kon Rẫy đưa tôi đến với làng Kon Brăp Ju trong một sáng tháng Ba. Trên chặng đường từ thị trấn Đăk Rve về đến làng Kon Brăp Ju, tôi nghe người dân kể rất nhiều về tên làng này có không ít những chi tiết huyền sử pha lẫn với sự tự hào của tổ tiên người Ba Na (nhánh Jơ Lâng) nơi vùng đất Kon Braih.

Ngồi trong ngôi nhà sàn cũ kỹ của mình với rất nhiều nhạc cụ, nhạc khí treo khắp các tường nhà, già làng A Jring Đeng (68 tuổi) kể cho tôi nghe về sự tích của làng Kon Brăp Ju mà già rất yêu quý và tự hào.

Độc đáo thổ cẩm truyền thống của người Thái Đen

Với những phụ nữ người Thái Đen (một nhánh của dân tộc Thái) ở xã Ya Xiêr, huyện Sa Thầy, những vật dụng được làm từ thổ cẩm như: Chăn, màn, gối, nệm hay bộ trang phục truyền thống có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Đây là những đồ thổ cẩm truyền thống do chính tay họ làm nên và là quà cưới mà phụ nữ người Thái Đen phải chuẩn bị trước khi đi lấy chồng. 

Đã hơn 20 năm kể từ ngày bà Lương Thị Xuân (52 tuổi) cùng gia đình di cư vào lập nghiệp tại thôn 1, xã Ya Xiêr nhưng bà vẫn nhớ như in quãng thời gian sinh sống cùng cha mẹ ở quê hương mình- huyện miền núi Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa.

Bà Xuân kể, ở quê bà những thiếu nữ Thái Đen khi đến tuổi trưởng thành đều được mẹ truyền dạy cho kỹ năng dệt, thêu và làm các đồ thổ cẩm truyền thống của người Thái Đen. Và, những phụ nữ khéo tay, chăm chỉ, thành thạo việc dệt vải, thêu thùa sẽ được làng xóm ngợi khen, được nhiều nam thanh niên trong bản để mắt tới.

Quận có tên đường hai vị hoàng tử

Quận 8 của Sài Gòn có hình thế khá đặc biệt, nằm giữa xung quanh kênh rạch. Những câu chuyện về một vùng đất xưa kia “trên bến dưới thuyền” tạo nên nét riêng biệt, vốn được mệnh danh là miền đất 5 cù lao.

Kênh Tàu Hủ nhìn từ phía đại lộ Võ Văn Kiệt 

Nét độc đáo của hai bảo vật quốc gia

Mới đây, tượng đôi sư tử đá chùa-đền Bà Tấm và chuông Nhật Tảo đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là những bảo vật quốc gia. Đây là hai bảo vật có sức sống lâu bền với thời gian gắn với những dấu mốc lịch sử quan trọng của Việt Nam đồng thời là đỉnh cao nghệ thuật điêu khắc đá và đúc đồng trong di sản văn hóa nước nhà. 

Tượng đôi sư tử - Tuyệt đỉnh của nghệ thuật điêu khắc


Tượng đôi sư tử đá chùa - đền Bà Tấm đặt tại Di tích chùa - đền Bà Tấm, xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Báu vật này xuất hiện từ Thế kỷ XII (Thời Lý) được làm từ đá có kích thước lớn (cao 110, rộng 140 cm) và đặt trang trọng tại tòa Tam bảo của chùa.

Khuôn viên cụm di tích chùa, đền bà Tấm tại xã Dương Xá, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

Độc đáo phiên chợ Viềng sớm nhất ở Nam Định

Chợ Viềng - phiên chợ cầu may, mỗi năm chỉ mở một lần duy nhất đã mang những sắc thái văn hóa độc đáo của đất và người Thành Nam. Bên cạnh chợ Viềng được tổ chức quy mô tại huyện Vụ Bản và huyện Nam Trực thì chợ Viềng tại thôn Hải Lạng, xã Nghĩa Thịnh, huyện Nghĩa Hưng được mở sớm hơn một ngày lại mang dáng dấp một phiên chợ quê độc đáo. 

Chợ Viềng có lẽ là phiên chợ độc đáo, nổi tiếng nhất nhì ở miền Bắc nước ta khi dân gian quan niệm rằng đi chợ Viềng lấy may mắn, tài lộc cho cả gia đình trong một năm. Ở Nam Định có tới bốn chợ Viềng, trong đó, chợ Viềng Hải Lạng được tổ chức vào đêm mùng 6 và kết thúc vào ngày mùng 7 tháng Giêng âm lịch.

Bảo vật ‘ẩn mình’ nghìn năm

Khi quân Pháp chiếm đình lập bốt, người dân sơ tán toàn bộ đồ thờ, không ai biết chiếc chuông đồng được đúc từ năm 948.

Đó là năm 1953, đại đội hơn trăm lính lê dương chiếm đóng đình Nhật Tảo, xã Đông Ngạc (huyện Từ Liêm) rồi ăn ở luôn trong đình, hàng ngày ra ngoài tuần tra.

Sợ giặc Pháp phá hoại, người làng Nhật Tảo chuyển toàn bộ đồ thờ tự ra văn chỉ - nơi thờ những người đỗ đạt khoa bảng, cách đình vài trăm mét. Những bát hương, lộc bình, đôi chóe... phủ chiếu nằm im một góc. Trong đó có chiếc chuông đồng nặng 6 kg, thân khắc kín chữ Hán, quai đúc nổi đôi thú đấu lưng vào nhau vẫn treo ở cửa đình nhiều năm trước. 

Chiếc chuông bằng đồng, đúc dưới thời Ngô, thế kỷ X. Ảnh chụp lại.