28 thg 2, 2025

Hồ Xáng Thổi

Mỗi thành phố thường có một hoặc vài hồ nước để tạo cảnh quan thoáng mát, thơ mộng. Các hồ nước này vì có "nghĩa vụ" làm đẹp cho thành phố nên có tên cũng đẹp như hồ Xuân Hương, hồ Hoàn Kiếm, hồ Trúc Bạch...

Cần Thơ cũng có hồ như vậy, nhưng người Cần Thơ vốn xuề xòa. dễ dãi nên đặt tên cho cái hồ đẹp ở trung tâm thành phố cái tên hơi... kém mỹ miều: Hồ Xáng Thổi.

Chợ tình độc đáo trong lễ hội Hảng Pồ ở Tây Nguyên

Lễ hội Hảng Pồ, hay còn gọi là Hội chợ trên đồi là sự kiện văn hóa đặc sắc của người Tày, Nùng ở Tây Nguyên.

Vào cuối dịp tháng Giêng hàng năm, tại thị xã Buôn Hồ (Đắk Lắk) diễn ra Lễ hội Hảng Pồ, hay còn được gọi Hội chợ trên đồi. Đây là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Tày, Nùng.

Lễ hội Hảng Pồ vừa mang ý nghĩa văn hóa, tâm linh, vừa là dịp để cộng đồng người Tày, Nùng gặp gỡ và gìn giữ những giá trị truyền thống của dân tộc.

Lễ Hội hảng Pồ mang nét đẹp văn hoá rất đặc sắc của người Tày, Nùng ở Tây Nguyên. Ảnh: Thanh Tuyền

Hành trình tâm linh qua ba ngôi chùa cổ trăm tuổi tại Cần Thơ

Cần Thơ không chỉ nổi tiếng với cảnh sắc sông nước hữu tình mà còn lưu giữ những giá trị văn hóa, lịch sử sâu sắc qua các ngôi chùa cổ.

Cần Thơ - thủ phủ miền Tây Nam Bộ, không chỉ nổi tiếng với những khu chợ nổi đặc trưng và cảnh sắc thiên nhiên yên bình, mà còn là nơi lưu giữ nhiều giá trị lịch sử qua những ngôi chùa trăm năm tuổi. Trong đó, ba ngôi chùa Hội Linh, Nam Nhã và chùa Ông mang trong mình không chỉ kiến trúc độc đáo mà còn câu chuyện về cuộc kháng chiến hào hùng của dân tộc. 

Đến bảo tàng Cần Thơ chiêm ngưỡng hiện vật cổ từ thời Óc Eo

Nằm tại trung tâm thành phố, bảo tàng Cần Thơ không chỉ là điểm đến hấp dẫn cho những ai yêu thích lịch sử và văn hóa miền Tây Nam Bộ mà còn là nơi lưu giữ và giới thiệu văn hóa Óc Eo - nền văn hóa cổ đại từng phát triển rực rỡ tại vùng đất này.

Với hai tầng trưng bày, bảo tàng Cần Thơ mang đến cho du khách một hành trình khám phá đầy thú vị, từ lịch sử hình thành và phát triển của vùng đất này đến những cuộc chiến tranh kháng Pháp và chống Mỹ, qua đó hiểu rõ hơn về con người và vùng đất Cần Thơ. 

Cổng vào bảo tàng Cần Thơ.

Hồ Kẻ Gỗ: Nơi dòng nước thì thầm câu chuyện núi rừng

Ẩn mình giữa núi rừng Hà Tĩnh, hồ Kẻ Gỗ là điểm đến hoàn hảo cho những ai đang tìm kiếm một không gian yên bình và gần gũi với thiên nhiên. Du khách đến đây có thể thư giãn, cắm trại bên bờ hồ và khám phá vẻ đẹp nguyên sơ của vùng đất này.

Không chỉ là một công trình thủy lợi quan trọng của Hà Tĩnh, Hồ Kẻ Gỗ còn là điểm đến du lịch sinh thái hấp dẫn với khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ và thanh bình. Nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ, hồ trải dài trên diện tích hơn 30.000 ha, bao quanh bởi các ngọn đồi xanh ngát, tạo nên một bức tranh sơn thủy hữu tình. 

Đây là hồ nước nhân tạo có vai trò quan trọng của Hà Tĩnh.

27 thg 2, 2025

Ngày mới trên đồng cỏ bàng Phú Mỹ

Những ngày giáp Tết, không khí lao động tại vùng đồng cỏ bàng xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành (Kiên Giang) có phần nhộn nhịp hơn vài tháng trước. Tuy nhiên, nghề làm cỏ bàng ở xã Phú Mỹ đang gặp khó khăn.



Chúng tôi bắt đầu hành trình về vùng đồng cỏ bàng ấp Trà Phọt, xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành lúc 4 giờ sáng. Trên chiếc xe máy, chúng tôi đi vào con đường bê tông ngoằn ngoèo, lối dẫn vào sâu trong xóm, ấp.

Hòn Sơn - Viên ngọc thô trên vùng biển Kiên Giang

Nằm giữa biển khơi, cách TP. Rạch Giá (Kiên Giang) khoảng 65 km, Hòn Sơn (thuộc xã Lại Sơn, huyện Kiên Hải, tỉnh Kiên Giang) mang đến cho chúng tôi cảm giác như lạc vào một thế giới khác, nơi thời gian như ngừng lại, nhịp sống trôi chậm rãi giữa thiên nhiên xanh mướt và sóng biển rì rào.

Ngồi ở ngõ Phất Lộc

Mênh mang dài rộng chi một con phố ngắn tủn có hơn 300 mét như ngõ Phất Lộc này? Nhưng hơi bị dài, rộng một quá vãng…

1. Sớm chót Thu, tôi theo mấy ông bên ngành văn hóa Hà Nội xuyên vào ngõ Phất Lộc. Chẳng phải là cuộc đi suông, dạo phố cổ, mà là có việc cả đấy. Xin được nói ở phần sau.

Cả bọn ghé vào quán bún riêu nghe đồn nổi tiếng phố cổ. Quán ngay trước cửa đền Tiên Hạ.

Cô hàng bún nhác bộ dạng tôi cứ loay hoay, một nhoáng đã thẩy ra một chiếc ghế cao kèm cái xuýt xoa: "Bác phải ngồi ghế này chứ đâu có bệt như đám trẻ được"! Chửa được xơi bún mà đã mát cả dạ trước cử chỉ của người phố cổ. 

Ngõ Phất Lộc.

Bình minh trên biển Bình Minh

Bình Minh là vùng biển bình dị thuộc huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam là nơi mang đến cho du khách trải nghiệm tuyệt vời về thiên nhiên và nhịp sống của ngư dân.

Biển Bình Minh là nơi mà người ta có thể tận hưởng khoảnh khắc bắt đầu ngày mới tuyệt đẹp. Khoảnh khắc mặt trời rực đỏ treo cao trên nền trời và cả nhịp sống bận rộn nhưng bình yên của những con người gắn bó với biển cả từ bao đời nay hứa hẹn mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị. 

Bình minh lên trên biển.

26 thg 2, 2025

Mắm cá - nét ẩm thực độc đáo

Không biết phương pháp làm mắm cá bắt nguồn từ đâu, nhưng qua bao thế hệ, món ăn này đã được các bà, các mẹ trao truyền, tiếp nối gìn giữ và trở thành món ngon đặc sản. Theo thời gian, mắm cá ngày càng đa dạng về chủng loại và được sản xuất quy mô.

Bắt nguồn từ nhu cầu bảo quản cá sau khi đánh bắt được, người xưa đã nghĩ ra cách làm mắm để dự trữ lượng lớn cá, dùng làm thực phẩm ăn lâu dài. Ở miền Tây Nam bộ, những loại cá được dùng làm mắm đa phần là cá nước ngọt, như: Cá linh, cá lóc, các sặc, cá chốt... Mắm cá được chế biến rất công phu, qua nhiều công đoạn mới cho ra được thành phẩm chất lượng, mang hương vị đặc trưng của người miền Tây. Bà Trần Thị Hai (sinh năm 1970, ngụ huyện Châu Phú) chia sẻ: “Bây giờ trên sông lượng cá không còn nhiều như xưa, lại thêm thị trường bán phong phú mắm cá các loại, nên ít ai làm mắm cá tại nhà. Hồi trước hầu như phụ nữ nhà nào cũng biết cách làm mắm. Cứ đến mùa nước nổi, nhà nhà đều chuẩn bị sẵn lu, khạp để ủ nước mắm và làm mắm cá. Mắm làm ra dùng để ăn quanh năm, cứ hết đợt mắm này làm đến đợt khác”.

Phong phú các loại mắm cá tại chợ mắm ở TP. Châu Đốc

Độc đáo cách xem Lịch Tre của người Mường Hòa Bình

Lịch Tre hay còn được gọi là lịch Đoi/Roi của người Mường Hòa Bình. Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường, là khối tài sản về tri thức dân gian vô giá. Tất cả mọi hoạt động sản xuất, sinh hoạt hằng ngày, phong tục, nghi lễ, lễ hội của cộng đồng, những việc quan trọng của mỗi người, mỗi gia đình người Mường ở Hòa Bình đều dựa vào cách tính cát, hung của bộ Lịch Tre.

Lịch Tre có vai trò đặc biệt trong cuộc sống cộng đồng người Mường

Khám phá hang động 'như thành quách' dưới rừng ở Đồng Nai

Hệ thống hang động núi lửa nằm dưới cánh rừng gỗ tếch ở Đồng Nai được phát hiện hơn 10 năm, gần đây gây chú ý với du khách bởi vẻ đẹp hoang sơ, kỳ bí.


Cách TP HCM chừng 120 km, nằm bên quốc lộ 20 hướng đi Đà Lạt, hệ thống hang động núi lửa được phát hiện hơn 10 năm trước dưới rừng gỗ tếch (giá tỵ) thuộc huyện Định Quán, Tân Phú (Đồng Nai). Gần đây, hang gây chú ý và được nhiều du khách thích thú tìm đến khám phá.

Hang động lớn nhất khu vực Đồng Nai này có chiều ngang khoảng 6 m, dài 200 m, cao khoảng 3 m tạo thành một vòm hang vững chắc, bề thế. Du khách muốn khám phá phải dùng đèn pin chuyên dụng.

Phát triển du lịch cù lao Giêng

Ngoài cảnh quan thiên nhiên đầy sức quyến rũ, những vườn trái cây xanh ngát, trĩu quả, cù lao Giêng (huyện Chợ Mới) còn có công trình kiến trúc cổ độc đáo, tuyệt đẹp, hấp dẫn du khách. Huyện đang tập trung phát triển du lịch (DL) gắn với phát huy tiềm năng, thế mạnh, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội quê hương.

Nhà thờ Cù Lao Giêng

25 thg 2, 2025

Tết Ramưwan - Nét đẹp văn hóa đặc sắc của người Chăm Bàni

Tết Ramưwan là một trong những lễ hội quan trọng nhất của đồng bào Chăm theo đạo Hồi (Bàni) ở Việt Nam. Đây không chỉ là dịp để cộng đồng người Chăm thực hành các nghi lễ tôn giáo, tưởng nhớ tổ tiên mà còn thể hiện tinh thần đoàn kết, tình làng nghĩa xóm và những giá trị văn hóa đặc trưng. Với bề dày lịch sử và bản sắc độc đáo, Tết Ramưwan trở thành nét đẹp văn hóa không thể thiếu trong đời sống của người Chăm.

Đồng bào Chăm làm lễ tảo mộ trong tháng Tết Ramưwan. Ảnh tư liệu

Nghề làm mắm của mẹ

Tôi sinh ra ở làng quê biển cửa Sa Kỳ, xã Tịnh Kỳ, huyện Sơn Tình, nay là thành phố Quảng Ngãi. Không biết nghề làm mắm ở làng biển này có tự khi nào, chỉ biết rằng, nhờ từ nghề làm mắm, buôn bán mắm mà bao người dân quê tôi thoát được đói nghèo.

Một góc bến neo đậu tàu thuyền ở Sa Kỳ

Làng An Vĩnh, xã Tịnh Kỳ quê tôi những năm 60, 70 của thế kỷ trước hầu như phụ nữ nào cũng biết làm muối mắm và đi bán mắm. Mẹ tôi, một người đàn bà chịu thương chịu khó làm mắm, đi bán mắm đã cùng chồng nuôi 6 người con. Hằng ngày mẹ quần quật với công việc chọn cá, xát muối vào cá rồi cho vào lu đậy lại. Mẹ bảo, liều lượng để làm mắm là 3 cá, một muối, tức là 3kg cá trộn vào 1kg muối. Mỗi tháng một lần, mẹ mở nắp lu dùng cây gậy đánh vào trong lu mắm nhiều lần để cho mắm khỏi bị đóng váng. Để đúng một năm mới đem mắm ra lọc lấy nước mắm ngon. Do đó nghề làm mắm phải muối cá quanh năm thì mới có mắm bán thường xuyên.

Khám phá Lễ hội mở cửa rừng đầu năm của người Tày, Nùng ở Bắc Giang

Tháng Giêng về, Lễ hội mở cửa rừng lại diễn ra tại đền Cổ Ngựa và đền Chúa Then thuộc thôn Việt Hương, xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang (Bắc Giang). Đây là một sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc Tày, Nùng, gắn với tục thờ vị Nữ Thần trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt.

Lễ hội mở cửa rừng xã Hương Sơn năm 2025

Trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt, vị Nữ Thần đó được gọi là Thánh Mẫu Thượng Ngàn. Thánh mẫu Thượng Ngàn là bà chúa Then, đã có công ban phát các sản vật và che chở cho Nhân dân. Vào dịp đầu Xuân năm mới, trong tâm thức của người dân, bà chúa Then thường ban phát lộc rừng, đó là các sản vật nông nghiệp, hoa quả để Nhân dân cấy lúa, gieo trồng.

“Cửa ngõ” Miệt Thứ

Miệt Thứ là tên gọi chỉ vùng bán đảo Cà Mau xưa, hay vùng U Minh Thượng hiện nay của tỉnh Kiên Giang. Vùng này có 4 huyện gồm An Biên, An Minh, U Minh Thượng và Vĩnh Thuận. Muốn về vùng quê một thời được xem là hoang sơ, khắc nghiệt và đầy khó khăn, phải đi qua địa bàn An Biên. Những năm qua, cùng với sự đầu tư của Đảng và Nhà nước, các đảng viên trẻ huyện An Biên sau khi xuất ngũ đã bổ sung vào đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị ở cơ sở và tích cực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nơi “cửa ngõ” Miệt Thứ.

Cầu vượt sông Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: ĐỨC BÌNH

24 thg 2, 2025

Lễ hội Đình Lục Nà - Điểm hẹn văn hóa đầu Xuân ở Bình Liêu

Lễ hội Đình Lục Nà là một trong bốn lễ hội lớn ở huyện miền núi Bình Liêu (Quảng Ninh). Lễ hội đã trở thành điểm hẹn văn hóa đầu Xuân với nhiều hoạt động dân gian truyền thống của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn. Đây là một nét đẹp văn hoá được người dân gìn giữ, lưu truyền và là sợi dây kết nối cộng đồng, cầu nối giữa quá khứ với hiện tại.

Lễ hội Đình Lục Nà - Nơi lưu giữ những giá trị truyền thống ở Bình Liêu

Ngày Xuân về làng Giang Xá thử bánh bác tiến vua

Bánh bác là đặc sản tiến vua của người dân làng Giang Xá (thị trấn Trạm Trôi, huyện Hoài Đức, Hà Nội).

Bánh bác được ví như những bông hoa của làng Giang Xá. Ảnh: Trang Mộc

Nghe tên gọi lạ của thứ quà quê mộc mạc này, du khách có dịp về làng chơi ngày lễ, Tết không khỏi tò mò muốn được thưởng thức.

Làng Giang Xá là một làng cổ có lịch sử lâu đời khi được coi là “quê hương thứ hai” của vua Lý Nam Đế. Những câu chuyện về vua không chỉ tồn tại ở ngôi đền thờ cổ linh thiêng giữa làng, mà còn được truyền lại qua đặc sản bánh bác người dân gìn giữ đến ngày nay.

Gà Lục Bảo - Món ăn đậm đà hương vị núi rừng Tây Bắc


Ẩm thực Mường từ lâu đã nổi tiếng với những món ăn đậm đà hương vị núi rừng, dùng nguyên liệu tự nhiên và cách chế biến độc đáo. Mới đây, một món ăn mới mang tên Gà Lục Bảo đã ra đời, đó là sự kết hợp tinh tế giữa truyền thống và sáng tạo, hứa hẹn sẽ làm say lòng những thực khách yêu thích khám phá ẩm thực.

Món Gà Lục Bảo được lấy cảm hứng từ mong muốn tạo ra một món ăn không chỉ đẹp mắt mà còn mang đậm hương vị đặc trưng của miền núi. Món ăn là sự kết hợp hài hòa giữa nguyên liệu quen thuộc của người Mường như gà đồi, hạt dổi, rau húng quế, và chẳm chéo khô, cùng với cách chế biến sáng tạo.

Bánh thuẫn - hương vị Tết xưa

Với hương vị thơm ngọt, mềm xốp, bung nở như cánh hoa mai vàng gọi xuân về… bánh thuẫn đã trở thành đặc sản truyền thống được dùng trong dịp Tết cổ truyền tại Tp. Pleiku (Gia Lai). Ngày nay, việc làm bánh thuẫn không chỉ phục vụ ngày Tết mà còn giữ gìn nét văn hóa xưa qua bao thế hệ người dân phố núi.

Bánh thuẫn có màu vàng nhạt, bung nở 5 cánh như hoa mai gọi xuân về

Những ngày cận Tết, chúng tôi ghé thăm lò bánh thuẫn gia truyền hơn 40 năm của bà Trần Thị Mỹ Lệ (77A Trần Quý Cáp). Đến đầu đường, mùi thơm dìu dịu đưa tôi đến nhanh hơn tới nhà bà Lệ, để tận hưởng hương vị thân quen, truyền thống của Tết xưa.

23 thg 2, 2025

Bếp lửa Tây Nguyên – Hơi ấm từ ngàn đời

Giữa không gian yên bình của những ngôi nhà dài trong các buôn làng Tây Nguyên, bếp củi luôn giữ một vị trí đặc biệt. Khi thì nằm giữa gian chính, nơi những câu chuyện đời nối tiếp nhau theo ngọn lửa reo vui, khi lại nép vào một góc nhỏ nơi gian cuối, lặng lẽ tỏa hơi ấm từ bếp than hồng.

Mí Na bên phải bên bếp lửa của gia đình

Cây mai anh đào đỏ rực cả góc trời, du khách nô nức check-in ở Lô Lô Chải

Bung nở rực rỡ, cây mai anh đào đỏ rực giữa sắc xanh của núi rừng thu hút du khách check-in khi đến Lô Lô Chải (Hà Giang).

Cây mai anh đào đỏ rực ở Lô Lô Chải thu hút du khách đến check-in - Ảnh: HÀ GIANG CÙNG TỰ

Lô Lô Chải là ngôi làng nhỏ yên bình dưới chân cột cờ Lũng Cú. Nơi đây thu hút du khách bởi vẻ đẹp mộc mạc, giản dị của những ngôi nhà cổ của người Lô Lô. Những năm trước, sau Tết Nguyên đán đào phai bung nở rực rỡ khiến nơi đây trở thành điểm check-in quốc dân của du khách.

Nhưng năm nay, cây mai anh đào đỏ rực nhìn sang cột cờ Lũng Cú lại chiếm trọn "spotlight" khiến du khách không thể bỏ lỡ khi ghé thăm làng.

Đặc sản cháo "độc dược" bán xuyên đêm ở Hà Giang

Cháo ấu tẩu nấu từ một vị thuốc "độc" nhưng qua cách chế biến của đồng bào dân tộc H'Mông đã trở thành đặc sản nổi tiếng ở Hà Giang.

Du lịch Hà Giang đầu năm, những đặc sản như bánh tam giác mạch, cháo ấu tẩu, thắng cố, phở tráng kìm, thắng dền... là các món ngon khó lòng bỏ qua với du khách. Trong đó, cháo ấu tẩu là món ăn đặc biệt bậc nhất.

Cháo nấu từ củ ấu tẩu thường được dùng trong Đông y làm thuốc xoa bóp các chứng đau tê, nhức, mỏi. Nhưng củ ấu tẩu còn chứa aconitin, một chất rất độc có thể nguy hiểm tính mạng nếu chế biến không đúng cách. Vì đặc điểm này mà cháo ấu tẩu còn được gọi là cháo "độc dược".

Ấu tẩu có nhiều ở các vùng cao Hà Giang, còn được gọi là ấu tàu, ô đầu, gấu tàu, thảo ô... Củ tươi chứa độc nguy hiểm nhưng qua bàn tay chế biến của người H'Mông đã trở thành nhiều món ngon cũng như bài thuốc quý trị nhiều bệnh như giải cảm, giãn gân cốt, giúp ngủ ngon.

Củ ấu tẩu vừa là một loại thuốc vừa là một loại độc dược. Ảnh: BVCC

Tái hiện lễ Khai hạ của đồng bào dân tộc Mường

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội "Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc" xuân Ất Tỵ 2025, tại làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), đồng bào dân tộc Mường đến từ tỉnh Hòa Bình đã tổ chức tái hiện lễ hội Khai hạ đặc sắc.

Lễ hội Khai hạ là lễ hội quan trọng của đồng bào dân tộc Mường. Ảnh: Hoàng Tâm

Trong những lễ hội cổ truyền tổ chức vào dịp đầu xuân năm mới, lễ hội Khai hạ có một vị trí đặc biệt trong đời sống của đồng bào dân tộc Mường. Mục đích của lễ hội là để cầu cho mùa màng của một năm mới may mắn, thịnh vượng đồng thời thực hiện những nghi lễ cúng mùa cũng là dịp để người Mường nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí và bày tỏ những ước vọng của mình về một cuộc sống tốt đẹp, bình yên.

22 thg 2, 2025

Nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông của đồng bào dân tộc Thái

Nằm trong khuôn khổ các hoạt động của ngày hội “Sắc xuân trên mọi miền Tổ quốc” xuân Ất Tỵ 2025, tại Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) bà con đồng bào dân tộc Thái đến từ huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức tái hiện trích đoạn nghi thức lễ hát múa ăn mừng dưới cây bông (Kin Chiêng Boọc Mạy) đặc sắc.

Lễ vật cúng trong lễ Kin Chiêng Boọc Mạy. Ảnh: Hoàng Tâm

Kin Chiêng Boọc Mạy là lễ tục tiêu biểu, đặc sắc của đồng bào dân tộc Thái, đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia năm 2017. Lễ tục Kin Chiêng Boọc Mạy được diễn ra vào dịp đầu năm mới, nhằm mục đích tạ ơn thần linh, mở hội ăn mừng sau một năm lao động để cầu cho dân làng bình an, mạnh khỏe, ngô lúa tốt tươi…

Làng nuôi rắn nghìn năm hấp dẫn du khách

Giữa thủ đô có làng nghề chỉ một không hai: nghề nuôi rắn. Làng Lệ Mật giờ thuộc phường Việt Hưng, quận Long Biên, Hà Nội. Dân làng không còn bắt rắn sinh nhai mà nuôi rắn và làm cả sản phẩm thời trang từ rắn để hút du khách.

Du lịch thăm làng rắn Lệ Mật được xem là tour “vượt qua sợ hãi”

Tại một góc nhỏ ở làng rắn Lệ Mật, nhóm bạn người Czech thích thú ngắm những chú rắn sọc dưa cuộn tròn trong hốc gỗ lũa. Những chuồng rắn xếp gọn trong khoảnh vườn rợp bóng cây đang nuôi hơn trăm con rắn của ông Trương Quốc Lập, ở tổ 8, phường Việt Hưng.

Đi đến nơi có gió ở làng cổ Lô Lô Chải trên rẻo cao Hà Giang

Từng đến Hà Giang 5 lần nhưng đến tận lần thứ 6, Nguyễn Trang Nhung (24 tuổi, Hà Nội) mới quyết định khám phá làng cổ Lô Lô Chải nổi tiếng.

Vào đầu năm 2022, Lô Lô Chải đã được công nhận là Làng Văn hóa Du lịch. Ảnh: Nguyễn Thu Hương

Nằm tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang, cách cột cờ Lũng Cú chỉ chừng 1 km, Lô Lô Chải được ví như vùng đất cổ tích bởi sở hữu cảnh sắc thiên nhiên tuyệt mỹ.

Từng đến Hà Giang 5 lần nhưng đến tận lần thứ 6, Nguyễn Trang Nhung (24 tuổi, Hà Nội) mới quyết định khám phá Lô Lô Chải vì lời giới thiệu của bạn bè cũng như xem review trên các trang mạng xã hội.

Chiêm bái chùa cổ được mệnh danh là đệ nhất vắng khách

Chùa Bà Đanh (Bảo Sơn tự) tọa lạc tại thôn Đanh Xá, xã Ngọc Sơn (Kim Bảng, Hà Nam) mang nét kiến trúc đặc trưng của Phật giáo Đại thừa.

Chùa Bà Đanh nơi được mệnh danh “đệ nhất vắng khách”.

21 thg 2, 2025

Về xứ Huế đi chợ cá, ngắm làng quê yên bình

Đủ các loại tôm cá tươi được đánh bắt từ phá Tam Giang (TP Huế) bày bán mỗi sáng sớm ở khu chợ làng Thanh Phước.

Thuộc địa phận phường Hương Phong (quận Phú Xuân, TP Huế), Thanh Phước - ngôi làng nằm ở hạ lưu sông Bồ và là vùng đất giao nhau giữa 2 dòng chảy lớn của Huế là sông Hương và sông Bồ. Hai con sông này đều chảy qua làng Thanh Phước rồi hòa chung dòng nước trước khi đổ về phá Tam Giang rộng lớn.

Về Đồng Tháp thưởng thức vú sữa ăn được vỏ, trái siêu to

Vú sữa Nam Hương thuộc vườn sinh thái Nam Hương, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp nhãn hiệu. Trái chín đậm hầu như không có mủ và ăn được vỏ, mỗi trái có thể đạt trọng lượng tối đa 600-800g.

Khi chín vỏ vú sữa hầu như không có mủ, ăn không bị chát - Ảnh: ĐẶNG TUYẾT

Vườn sinh thái Nam Hương (thị trấn Sa Rài, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) được du khách gần xa biết đến với khoảng 80 loài cây khác nhau, đáng chú ý có: mít không hạt, tre khổng lồ, chery Nhật, dừa ăn được vỏ, dâu Đài Loan, ổi trứng cá, ổi Nhật...

Đặc biệt vú sữa nhãn hiệu Nam Hương khi chín ăn được vỏ, khiến du khách gần xa tò mò tìm đến tham quan, thưởng thức.

Là trung tâm thờ Mẫu Thoải của người Việt, vì sao Tuyên Quang còn vắng khách?

Thành phố Tuyên Quang có 14 đền thờ Mẫu, trong đó có những ngôi đền cổ xưa cùng các lễ hội linh thiêng như lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La. Nhưng các di tích, lễ hội ở Tuyên Quang còn vắng khách, vì sao?

Sẽ có trình diễn thực hành nghi lễ hầu đồng tại hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La - Ảnh: BTC

Tuổi Trẻ Online đặt câu hỏi này với đại diện UBND TP Tuyên Quang tại buổi họp báo ngày 19-2 ở TP Tuyên Quang, thông tin về lễ hội đền Hạ, đền Thượng, đền Ỷ La năm 2025.

Trải nghiệm Suối Kẹm không phải ai cũng biết ở Thái Nguyên

Suối Kẹm là điểm đến không thể bỏ qua khi đến Thái Nguyên, đặc biệt thú vị khi tham quan vào mùa đông.

Tọa lạc tại xã La Bằng, huyện Đại Từ, cách trung tâm thành phố Thái Nguyên (tỉnh Thái Nguyên) khoảng 35 km, Suối Kẹm từ lâu đã trở thành điểm đến hấp dẫn cho những du khách yêu thích không gian thiên nhiên nguyên sơ. Ghé thăm Suối Kẹm vào khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 4, du khách có thể tận hưởng tiết trời mát mẻ, dễ chịu đầu xuân. Ảnh: Nguyễn Đạt

20 thg 2, 2025

Hoa phật y điểm tô sắc vàng rực rỡ cho mùa xuân Bảo Lộc

Cứ cuối tháng 1 đầu tháng 2 những cây phật y (phượng vàng) nở rực rỡ như rộ kim quang ở tu viện Bát Nhã, xã Đam B'ri, TP Bảo Lộc.

Thập niên 1950, người Pháp đưa nhiều giống cây ở các thuộc địa khác về vùng B’lao (Bảo Lộc ngày nay) và Di linh để trồng, trong đó có phượng vàng, còn gọi là phật y.

Ngắm bãi rêu xanh tại Đà Nẵng làm hàng ngàn du khách say đắm

Những ngày đầu xuân, khi tiết trời Đà Nẵng còn vương chút se lạnh, bãi rêu Nam Ô (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) hiện lên như một bức tranh tuyệt đẹp, thu hút đông đảo người dân và du khách đến chiêm ngưỡng.

Vẻ đẹp hoang sơ của bãi rêu Nam Ô (TP Đà Nẵng) khiến du khách say đắm - Ảnh: THANH NGUYÊN

Nằm cách trung tâm thành phố khoảng 17 km về phía Tây Bắc, rạn Nam Ô nổi tiếng với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị. Nơi đây có nhiều lớp đá ngầm ẩn mình dưới làn nước biển trong xanh, kết hợp những mỏm đá xếp chồng lên nhau tạo nên khung cảnh hùng vĩ.

Khi thủy triều rút, những tảng đá lớn nhỏ dọc bờ biển khoác lên mình lớp rêu xanh mướt, trải dài như một tấm thảm mềm mại.

Gìn giữ màu xanh, bảo tồn di sản Đền Cao An Phụ ở Hải Dương

Ban quản lý di tích Đền Cao An Phụ đã tăng cường phòng cháy chữa cháy rừng, trồng cây xanh, bảo vệ môi trường, gìn giữ vẻ đẹp thiên nhiên.

Bảo vệ màu xanh cho Di tích Quốc gia đặc biệt Đền Cao An Phụ. Ảnh: Công Hoà

Đền Cao An Phụ là một di tích Quốc gia đặc biệt, tọa lạc trên đỉnh cao nhất dãy núi An Phụ (thị xã Kinh Môn, tỉnh Hải Dương), được bao bọc bởi màu xanh ngút ngàn của núi rừng. Nhiều cây đại thụ trong khuôn viên di tích là minh chứng cho sự trường tồn của nơi này.

Bí ẩn hang Cát Đùn báo hiệu điềm may rủi ở Ninh Bình

Xưa kia người dân địa phương lập đền thờ ở hang Cát Đùn, khi thấy đống cát lớn trong hang đùn ra bên ngoài, sau vài tháng lại hút hết vào.

Hang Cát Đùn thuộc địa phận xã Gia Hưng, huyện Gia Viễn, Ninh Bình xuất hiện điều kỳ lạ. Ở đây cứ hàng năm, cát đùn ra cửa hang sau rút lại vào bên trong. Ảnh: Nguyễn Trường

19 thg 2, 2025

Linh thiêng Lễ hội Phủ Na

Sáng 27-8 (tức 1-8 âm lịch), đông đảo bà con Nhân dân và du khách thập phương nô nức trở về Phủ Na để dâng hương tưởng nhớ những người có công với đất nước, đồng thời cầu mong mọi sự may mắn, bình an… Đây là lễ hội truyền thống Phủ Na kỳ hội tháng 8 diễn ra hằng năm.

Phủ Na hay còn gọi là Na Sơn động phủ thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Khi tín ngưỡng của đạo Mẫu - Liễu Hạnh du nhập về Xuân Du thì tại đây đã có tín ngưỡng thờ Tản Viên, mẹ Âu Cơ và Chúa Cửa rừng (chúa Thượng ngàn). Vì vậy, tín ngưỡng thờ Mẫu đã hòa phối cùng tín ngưỡng của người Mường cùng tồn tại, phát triển, được thể hiện ở hệ thống thờ tại Phủ Na.

Kéo co – Di sản của ASEAN


10 năm kể từ khi được UNESCO vinh danh, cộng đồng sở hữu nghi lễ và trò chơi Kéo co vẫn đang nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị di sản này, để di sản có sức sống bền vững trong xã hội đương đại.

Kéo co là một hình thức sinh hoạt cộng đồng đã có từ lâu đời và phổ biến ở các nước nông nghiệp trồng lúa nước ở khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Năm 2015, nghi lễ và trò chơi Kéo co của cộng đồng các nước gồm Hàn Quốc, Campuchia, Philippines và Việt Nam được UNESCO ghi danh vào danh mục Di sản Văn hóa Phi Vật thể Đại diện của Nhân loại.

Làng Lú Khoen trên đất Mường Rặc xưa

Làng Lú Khoen nằm trong không gian đất Mường Rặc xưa, nay là thôn Quang Thái Bình, xã Quang Trung (Ngọc Lặc) có đồi Tô, suối Rùa gắn liền chuyện kể thuở “đau đẻ” của vũ trụ với "mụ Dạ Dần" bước ra từ Mo sử thi "Đẻ đất, đẻ nước"...

Miếu làng Lú Khoen là nơi người dân thờ “mụ Dạ Dần” và những người có công với làng. Ảnh: Khánh Lộc

Dấu ấn của Hoàng đế Quang Trung trên đất xứ Thanh

Trên đường thiên lý tiến ra Thăng Long đánh tan 29 vạn quân xâm lược nhà Thanh, vua Quang Trung - Nguyễn Huệ (1753-1792) cùng đoàn quân Tây Sơn đã để lại nhiều dấu ấn ở mảnh đất xứ Thanh.

Đền thờ Quang Trung (phường Hải Thanh, thị xã Nghi Sơn).

18 thg 2, 2025

Gìn giữ giai điệu của đá

Trong dịp đầu xuân, tại chương trình trình diễn, trải nghiệm di sản văn hóa diễn ra ở Bảo tàng – Thư viện tỉnh, người dân và du khách có dịp thưởng thức những giai điệu của đá được trình diễn bởi nghệ nhân ưu tú A Thu (50 tuổi) ở thôn Đăk Rô Gia (xã Đăk Trăm, huyện Đăk Tô).

Trên sân khấu, tiếng đàn đá được độc tấu, hòa tấu cùng các nhạc cụ khác. Tiếng đàn lúc chầm chậm du dương, lúc thì nhanh, rộn ràng náo động với âm hưởng vui tươi khiến người nghe thích thú, mê mẩn. Thanh âm của đá vang lên đưa người xem như lạc vào quá khứ, thời tiền sử xa xôi, kết nối với hiện tại, gửi gắm nhiều tâm tình của các nghệ nhân chơi đàn.

Tiết mục kết thúc trong ánh mắt ngưỡng mộ, tiếc nuối của mọi người. Nhiều du khách tỏ ra thích thú khi lần đầu thấy các nghệ sĩ chơi đàn đá trực tiếp, được “mắt thấy tai nghe” những thanh đá vô tri, vô giác phát ra âm thanh hay và độc đáo.

Những thanh đá được các nghệ nhân thiết kế, đặt nằm ngang trên giàn được làm bằng các ống lồ ô lắp ghép đẹp mắt. Đàn gồm có 15 thanh đá mang các nốt nhạc cùng điệu với cồng chiêng và các nhạc cụ khác, xếp từ nốt thấp đến cao. Du khách được thoải mái trải nghiệm gõ đàn và tìm hiểu về các nét văn hóa đặc sắc dưới sự hướng dẫn của nghệ nhân A Thu.

Nghệ nhân A Thu hướng dẫn các em nhỏ về đàn đá. Ảnh: H.T

Đàn cò hàng nghìn con về trú ngụ dưới chân núi Hồng

Từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tạo nên khung cảnh yên bình ở phường Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh).

Những ngày tháng Giêng, xuân Ất Tỵ 2025, cứ cuối mỗi chiều, từng đàn cò trắng hàng nghìn con ở khắp mọi nơi lại tụ hội về, đậu kín cả một vườn cây rộng lớn tại vùng đồng ruộng Biền Râm - vùng sản xuất của mô hình kinh tế tổng hợp với diện tích khoảng 2 ha ở tổ dân phố Tiên Sơn, phường Trung Lương, TX Hồng Lĩnh.

Kinh Vĩnh An 180 năm lịch sử

Về công cuộc đào kinh ở Nam Kỳ dưới triều Nguyễn, kinh Vĩnh Tế được nhiều người biết nhất và năm 2024 tỉnh An Giang kỷ niệm 200 năm hoàn thành dòng kinh lịch sử này. Tuy nhiên ít ai biết có một dòng kinh ra đời sau đó, có thể được xem như sự nối dài của kinh Vĩnh Tế, đó là kinh Vĩnh An. Cũng trong năm 2024, kinh Vĩnh An tròn 180 tuổi.

Một đoạn kinh Vĩnh An năm 1998.

Xanh mướt tần ô ngày xuân

Dưới nắng xuân, những luống tần ô xanh mơn mởn đung đưa trong gió. Mùi thơm từ bát canh tần ô bay lên từ chái bếp - thứ mùi thơm nồng nàn dân dã khó ai quên được.

Xanh mướt tần ô ngày xuân.

17 thg 2, 2025

Du xuân núi Thúy Vân - thắng cảnh xứ Huế

Núi Thúy vân nằm giữa hệ thống đầm Cầu Hai, có khung cảnh hữu tình, chùa Thánh Duyên lịch sử, được vua Thiệu Trị xếp thứ 9 trong 20 thắng cảnh của Thừa Thiên Huế.

Thúy Vân là núi nhỏ nằm gần cửa biển Tư Hiền, thuộc địa phận làng Hiền An, xã Vinh Hiền, huyện Phú Lộc, cách trung tâm thành phố Huế 60 km.

Về sông coi hội làng Đầm

“Đi mô cũng nhớ mà về/ Tháng Giêng mùng Bảy đua ghe làng Đầm” - cụ già nhà ở sông Đầm bãi Sậy cất tiếng, như một lời nhắc nhớ đầu xuân đến lớp cháu con.

Động viên nhau trước giờ xuất phát.

Làng bên bến sông, nên tự bao giờ trong các trò vui nghinh xuân của dân làng thể nào cũng có lệ đua ghe.

Đoạn sông được chọn làm trường đua khá đẹp, lòng rộng thẳng dòng và nước bình, chạy từ bến Bà Bài men theo đôi triền lúa mơn xanh dọc đồng Soi Doi ra đến cánh Ruộng Lầy. Tiêu đua quay đầu ở đó.

Nét đẹp Ðình Thần Thới An

Ðình Thần Thới An tọa lạc tại khu vực Thới Trinh A, phường Thới An, quận Ô Môn, TP Cần Thơ, là ngôi đình cổ kính, mang nhiều giá trị về kiến trúc, văn hóa và tín ngưỡng dân gian. Với lịch sử gần 200 năm, Ðình Thần Thới An như chứng nhân cho lịch sử hình thành, phát triển của vùng đất và có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần của bà con nơi đây. Ðình Thần Thới An đã được UBND TP Cần Thơ quyết định xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố vào năm 2004.

Theo tài liệu của Bảo tàng TP Cần Thơ, Ðình Thần Thới An được xây dựng bằng tre lá để thờ thần linh vào năm 1832, đến năm 1852, được vua Tự Ðức sắc phong “Bổn cảnh thành hoàng”.

Thành Hoàng cổ miếu ở Bạc Liêu

 Thành Hoàng cổ miếu (ảnh), còn gọi là chùa Minh, được xây dựng cách nay hơn trăm năm, tọa lạc tại đường Ðiện Biên Phủ, phường 3, TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Ngôi miếu được Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) công nhận là Di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia vào năm 2000.


Thành Hoàng cổ miếu được xây dựng vào năm Ất Sửu (1865), thuộc làng Vĩnh Hương nên ban đầu có tên là chùa Vĩnh Hương. Năm 1890, làng Vĩnh Hương cùng với các làng Vĩnh Hinh, An Trạch, Tân Hưng sáp nhập lại gọi là làng Vĩnh Lợi và năm 1895 ngôi miếu này được trùng tu lại. Sau khi trùng tu, ngôi miếu được tận dụng làm trụ sở cho hội tương tế người Minh Hương nên lúc bấy giờ Thành Hoàng cổ miếu có tên là Vĩnh Triều Minh Hội quán, người dân địa phương còn gọi là chùa Minh.