29 thg 1, 2022
Săn khuộc khum
Kẹo sìu châu - món quà ngày xuân ở Nam Định
Kẹo có vị ngọt thanh của đường, vị bùi của vừng, béo ngậy của lạc, thường được thưởng thức cùng một chén trà ngon.
Khi ghé thăm thành phố Nam Định vào những ngày đầu xuân, đặc sản mà du khách thường thấy bày bán nhiều nhất chính là kẹo sìu châu. Đây cũng là món quà mà người dân thường mua về để ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc tặng nhau. Cùng với bún đũa, phở bò, món kẹo này là ba thức quà đến từ Nam Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong danh cách 100 món ăn và đặc sản của 63 tỉnh, thành hồi giữa năm 2021.
Khi ghé thăm thành phố Nam Định vào những ngày đầu xuân, đặc sản mà du khách thường thấy bày bán nhiều nhất chính là kẹo sìu châu. Đây cũng là món quà mà người dân thường mua về để ăn vào dịp Tết Nguyên Đán hoặc tặng nhau. Cùng với bún đũa, phở bò, món kẹo này là ba thức quà đến từ Nam Định được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam vinh danh trong danh cách 100 món ăn và đặc sản của 63 tỉnh, thành hồi giữa năm 2021.
Cúc Phương – Vườn quốc gia hàng đầu Châu Á
Cúc Phương là Vườn quốc gia đầu tiên của Việt Nam rộng 22 nghìn ha, là một trong những viên ngọc quý về sinh thái rừng trên thế giới đã 3 năm liền (2019-2021) được Tổ chức World Travel Awards vinh danh là Vườn quốc gia hàng đầu châu Á. Trong suốt gần 60 năm qua, kể từ khi Vườn quốc gia được thành lập, công tác bảo tồn động thực vật có những thành công lớn được quốc tế ghi nhận là khu vực bảo tồn động vật hoang dã lớn nhất Đông Nam Á.
Hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Ngay sau khi được Tổ chức World Travel Awards vinh danh, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Nguyễn Văn Chính, ông đã lý giải cho chúng tôi tường tận vì sao Cúc Phương liên tục được công nhận Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.
Hệ sinh thái thiên nhiên đa dạng ở Vườn quốc gia Cúc Phương
Ngay sau khi được Tổ chức World Travel Awards vinh danh, chúng tôi đã có buổi trao đổi với Giám đốc Vườn Quốc gia (VQG) Nguyễn Văn Chính, ông đã lý giải cho chúng tôi tường tận vì sao Cúc Phương liên tục được công nhận Vườn quốc gia hàng đầu châu Á.
Khám phá cầu kính Rồng Mây ở Lai Châu
Cách khu du lịch Sa Pa không xa, cầu kính Rồng Mây nằm trên đỉnh đèo Ô Quy Hồ (xã Sơn Bình, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu) là một điểm đến thu hút du khách.
Nằm trong khu du lịch Rồng Mây, hệ thống thang máy ngoài trời và cầu kính Rồng Mây là một trong những điểm đến đặc biệt thu hút du khách. Để lên được cầu kính Rồng Mây, du khách phải đi qua một đoạn đường hầm dài 70m xuyên qua núi dẫn tới hệ thống thang máy. Đây là con đường nhanh nhất đưa du khách lên khu vui chơi giải trí trên đỉnh núi sau chỉ vài phút, thay vì phải đi đường bộ ít nhất mất 3 tiếng đồng hồ. Ở trên đỉnh, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng quang cảnh thiên nhiên kỳ vỹ đẹp đến mê lòng, với những núi đá nhấp nhô của Tây Bắc.
Nằm trong khu du lịch Rồng Mây, hệ thống thang máy ngoài trời và cầu kính Rồng Mây là một trong những điểm đến đặc biệt thu hút du khách. Để lên được cầu kính Rồng Mây, du khách phải đi qua một đoạn đường hầm dài 70m xuyên qua núi dẫn tới hệ thống thang máy. Đây là con đường nhanh nhất đưa du khách lên khu vui chơi giải trí trên đỉnh núi sau chỉ vài phút, thay vì phải đi đường bộ ít nhất mất 3 tiếng đồng hồ. Ở trên đỉnh, du khách dễ dàng chiêm ngưỡng quang cảnh thiên nhiên kỳ vỹ đẹp đến mê lòng, với những núi đá nhấp nhô của Tây Bắc.
Khô cá lóc chinh phục thực khách Tây Nguyên
Tận dụng lòng hồ thủy điện Buôn Tua Sah - thượng nguồn sông Krông Nô, trên địa bàn hai xã Nam Ka và Krông Nô, huyện Lắk (Đắk Lắk), gần 20 hộ dân ở một số tỉnh Miền Tây đến làm nhà lồng để nuôi cá.
Gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà lồng trên hồ thủy điện Buôn Tua Sah hối hả thu hoạch cá, cân bán cho thương lái phục vụ thị trường Tết. Chị Đỗ Thị Mỹ Ý, quê huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: Vợ chồng chị lên đây nuôi cá từ năm 2011. Hiện tại, gia đình có 2 lồng nuôi cá lóc rộng trên 80 m², nuôi 20.000 con, mỗi năm thu khoảng 8-10 tấn. Cùng với bán cá thương phẩm, chị Ý còn chế biến “khô cá lóc’, một loại đặc sản chị đã quen thuộc khi còn ở quê An Giang.
Gần Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, các nhà lồng trên hồ thủy điện Buôn Tua Sah hối hả thu hoạch cá, cân bán cho thương lái phục vụ thị trường Tết. Chị Đỗ Thị Mỹ Ý, quê huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang cho biết: Vợ chồng chị lên đây nuôi cá từ năm 2011. Hiện tại, gia đình có 2 lồng nuôi cá lóc rộng trên 80 m², nuôi 20.000 con, mỗi năm thu khoảng 8-10 tấn. Cùng với bán cá thương phẩm, chị Ý còn chế biến “khô cá lóc’, một loại đặc sản chị đã quen thuộc khi còn ở quê An Giang.
26 thg 1, 2022
Ba ngôi chùa cổ đẹp nhất Bình Định
Với tuổi đời từ 3 đến 4 thế kỷ, những ngôi chùa cổ nổi tiếng này hút hồn du khách phương xa nhờ kiến trúc độc đáo và cảnh quan hấp dẫn...
Hai pho tượng mới được công nhận Bảo vật quốc gia ở Bình Định
Hai bức tượng Bảo vật này có từ thời người Chăm còn ở thành Đồ Bàn. Do biến động của thời cuộc, tượng đã bị chôn vùi trong lòng đất hàng trăm năm...
Khám phá ba tòa tháp Chăm nổi tiếng nhất đất Bình Định
Tỉnh Bình Định là nơi 7 tòa tháp cổ của người Chăm tồn tại cho đến ngày nay. Trong số này có ba quần thể tháp Chăm quy mô lớn, kiến trúc hoàn mỹ.
25 thg 1, 2022
Loạt công trình tân thời trong Hoàng thành Huế
Không phải ai cũng biết rằng, ngoài các các kiến trúc cổ mang phong cách cung đình nhà Nguyễn, Hoàng thành Huế còn có các công trình đậm chất phương Tây.
Thót tim khi đi qua cây cầu tre dài nhất miền Trung
Những người lần đầu chạy xe qua cầu tre An Chánh sẽ không khỏi hồi hộp vì chỉ cần một chút bất cẩn là người và phương tiện có thể rơi xuống sông.
Con sông đào đầu tiên ở miền Tây Nam Bộ
Cho đến cuối thế kỷ 19, sông Bảo Định là con đường thủy huyết mạch kết nối miền Tây Nam Bộ với Sài Gòn – Gia Định.
24 thg 1, 2022
Khám phá dòng sông Tiền huyền thoại miền Tây Nam Bộ
Bên cạnh những khung cảnh thơ mộng và vai trò thiết yếu với cuộc sống của cư dân địa phương, sông Tiền còn là nơi ghi dấu chiến công hiển hách của dân tộc...
Những điều bất ngờ ít người biết về dòng sông Hậu
Trong văn hóa Nam Bộ, sông Hậu đã đi vào nhiều câu ca như “Thấy dừa thì nhớ Bến Tre/ Thấy bông lúa đẹp thương về Hậu Giang”...
Cổ vật tầm cỡ thế giới nào đang được lưu giữ ở Đà Lạt?
Quá trình đưa khối tài liệu khổng lồ này từ Huế về Đà Lạt được thực hiện rất cẩn trọng, phải mất ba lần mới hoàn thành.
Những tác phẩm nghệ thuật cực độc của nhà Nguyễn
Những tấm mộc bản mang sắc thái hội họa của triều Nguyễn chính là một phần quan trọng trong kho tàng nghệ thuật đặc sắc của người Việt.
Loạt tượng Phật gỗ 2 thiên niên kỷ vô giá của Việt Nam
Trong các Bảo vật quốc gia Việt Nam, có nhiều tượng Phật gỗ tuổi đời gần 2.000 năm thuộc nền văn hóa Óc Eo. Có thể ngắm ba trong số đó tại BT Lịch sử TP.HCM.
23 thg 1, 2022
Huyền tích sông Kinh Thầy
Kinh Thầy - dòng sông với nhiều lớp trầm tích văn hóa đặc sắc góp phần hình thành nên một xứ Đông với những giá trị văn hóa độc đáo.
Nét xưa làng cổ Thượng Cốc
Làng Thượng Cốc xưa (nay là 3 thôn Bình Đê, Cao Lý và Gia Bùi) của xã Gia Khánh (Gia Lộc) là một trong số ít nơi còn lưu giữ được những nét đẹp của làng cổ.
Hương vị cam bù Hà Tĩnh
Thuở còn thơ bé, tôi được mẹ kể rằng, bà ngoại tôi trước khi mất chỉ thèm ăn một múi cam bù. Câu chuyện ấy theo tôi suốt một thời thơ ấu, lòng luôn nghĩ suy về những gắn bó giữa đất với người.
Hương Sơn là huyện miền núi giáp biên giới Việt Lào. Nơi đây có núi non trùng điệp, hùng vĩ và dòng sông Ngàn Phố hiền hòa, thơ mộng. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây nhiều sản vật, trong đó có giống cam bù thơm ngon với hương vị đặc trưng, không trộn lẫn với bất kỳ hương vị của loại trái cây nào khác. Người lần đầu nếm vị cam bù có thể chưa thích liền.
Hương Sơn là huyện miền núi giáp biên giới Việt Lào. Nơi đây có núi non trùng điệp, hùng vĩ và dòng sông Ngàn Phố hiền hòa, thơ mộng. Thiên nhiên ban tặng cho nơi đây nhiều sản vật, trong đó có giống cam bù thơm ngon với hương vị đặc trưng, không trộn lẫn với bất kỳ hương vị của loại trái cây nào khác. Người lần đầu nếm vị cam bù có thể chưa thích liền.
Tản mạn về khô cá
Tận dụng nguồn nguyên liệu cá nước ngọt dồi dào, phong phú và đa dạng, người dân An Giang chế biến thành đủ loại khô trứ danh: Khô cá lóc, cá chốt, cá trèn, cá sặc, cá chạch… Loại nào cũng thơm ngon, độc đáo, đậm đà hương vị đặc trưng của quê hương miền sông nước.
Chẳng ai biết khô cá có tự bao giờ, ai là người đầu tiên làm ra khô cá. Chỉ biết, từ lâu khô cá trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Khô cá gắn bó thắm chặt, bền sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét văn hóa không chỉ trong ẩm thực, mà còn trong đời sống của người dân phương Nam nói chung, An Giang nói riêng. Thường vào cuối mùa lũ, các loài cá đã trưởng thành, vừa to béo, vừa sinh sôi số lượng nhiều. Ăn không hết, nhà nhà làm mắm, phơi khô để dành ăn. Hầu như loài cá nào cũng có thể làm khô được. Có bao nhiêu loại cá trên sông thì có bấy nhiêu loại khô cá. Tên khô được đặt theo tên cá để dễ phân biệt, dễ nhớ.
Chẳng ai biết khô cá có tự bao giờ, ai là người đầu tiên làm ra khô cá. Chỉ biết, từ lâu khô cá trở thành món ăn không thể thiếu trong bữa cơm gia đình hàng ngày. Khô cá gắn bó thắm chặt, bền sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác, trở thành nét văn hóa không chỉ trong ẩm thực, mà còn trong đời sống của người dân phương Nam nói chung, An Giang nói riêng. Thường vào cuối mùa lũ, các loài cá đã trưởng thành, vừa to béo, vừa sinh sôi số lượng nhiều. Ăn không hết, nhà nhà làm mắm, phơi khô để dành ăn. Hầu như loài cá nào cũng có thể làm khô được. Có bao nhiêu loại cá trên sông thì có bấy nhiêu loại khô cá. Tên khô được đặt theo tên cá để dễ phân biệt, dễ nhớ.
22 thg 1, 2022
Thăm ngôi đền thiêng Bà Chúa Thượng Ngàn ở Tam Đảo, Vĩnh Phúc
Đền Bà Chúa Thượng Ngàn là một trong những điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Tam Đảo (Vĩnh Phúc).
Bún "nhà nghèo" ăn kèm tóp mỡ, giá 10.000 đồng/bát ở Nam Định
Ban đầu, món bún đơn thuần chỉ có riêu cua nhưng dần được "nâng tầm" hương vị với nguyên liệu bình dân là sung muối và tóp mỡ, trở thành đặc sản nổi danh xứ thành Nam hút khách thưởng thức.
Bên cạnh loạt đặc sản nổi tiếng như phở bò, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy,... ở Nam Định còn có một món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút thực khách gần xa thưởng thức. Đó chính là món bún sung.
Đúng như tên gọi, bún sung được kết hợp từ các nguyên liệu gồm bún và sung muối, ngoài ra còn có tóp mỡ béo ngậy, vàng giòn. Cũng bởi vậy mà món ăn này còn được người dân Nam Định gọi là bún tóp mỡ.
Bên cạnh loạt đặc sản nổi tiếng như phở bò, bánh xíu páo, nem nắm Giao Thủy,... ở Nam Định còn có một món ăn bình dân nhưng không kém phần hấp dẫn, thu hút thực khách gần xa thưởng thức. Đó chính là món bún sung.
Đúng như tên gọi, bún sung được kết hợp từ các nguyên liệu gồm bún và sung muối, ngoài ra còn có tóp mỡ béo ngậy, vàng giòn. Cũng bởi vậy mà món ăn này còn được người dân Nam Định gọi là bún tóp mỡ.
Ngôi chùa có hang "Sơn Đoòng thu nhỏ" ở Hà Nội
Chùa Thầy nằm ở khu vực ngoại thành Hà Nội, có phong cảnh núi non tươi đẹp, thanh bình, đặc biệt nơi đây có hang Cắc Cớ được mệnh danh như hang "Sơn Đoòng thu nhỏ".
Chùa Thầy tọa lạc tại chân núi Thầy (hay còn gọi là núi Sài Sơn), thuộc địa phận xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 25km. Chùa từ lâu đã là điểm du lịch tâm linh hấp dẫn du khách thập phương bởi phong cảnh hữu tình, hòa hợp với thiên nhiên.
21 thg 1, 2022
Chùa cổ ở Hà Nội có "đường lên Trời", "lối xuống Âm phủ"
Chùa Trầm nằm dưới chân núi Tử Trầm Sơn, được xây dựng vào thế kỉ XVI. Chùa Trầm được coi là một trong bốn ngôi chùa thiêng thuộc hàng "tứ đại danh thắng của xứ Đoài".
Ngôi chùa cổ nằm chênh vênh trên đỉnh núi suốt 6 thế kỷ ở Hà Nội
Vô Vi là ngôi chùa dành cho những người muốn tìm về không gian thanh tịnh. Ngôi chùa nhỏ được xây dựng trên đỉnh núi từ 6 thế kỷ trước, trải qua nhiều lần trùng tu, ngôi chùa vẫn giữ được nét cổ kính.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi tọa lại trên ngọn núi Vô Vi thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ, nằm tách biệt khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng, chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Ngôi chùa thường ở trong cảnh vắng lặng người qua lại, trừ vào những ngày Tết, ngày rằm.
Nằm cách trung tâm Hà Nội khoảng 20km, chùa Vô Vi tọa lại trên ngọn núi Vô Vi thuộc thôn Long Châu, xã Phụng Châu, huyện Chương Mỹ, Hà Nội.
Ngọn núi đá Vô Vi nhỏ, nằm tách biệt khỏi dãy Tử Trầm - còn gọi là núi Con Rồng, chùa Vô Vi được ví như viên ngọc, nằm chênh vênh giữa trời đất. Ngôi chùa thường ở trong cảnh vắng lặng người qua lại, trừ vào những ngày Tết, ngày rằm.
Cơm tô phố núi chinh phục du khách
Trình bày dân dã song vị ngon và lạ miệng nên cơm tô phố núi không chỉ được lòng người địa phương mà còn hấp dẫn thực khách các nơi đến phố núi Pleiku, Gia Lai.
Cơm tô vốn là món ăn bình dân được lòng người dân TP Pleiku, Gia Lai, nhất là với người lao động phố thông khi nghĩ đến một món "ngon, bổ, rẻ" lót dạ giữa buổi.
Du khách đến check-in phố núi cũng thử trải nghiệm món ăn địa phương rồi gật gù khen cơm tô thật sự ngon, lạ miệng với hạt cơm dẻo, thơm và "topping" (món ăn kèm) phong phú.
Cơm tô vốn là món ăn bình dân được lòng người dân TP Pleiku, Gia Lai, nhất là với người lao động phố thông khi nghĩ đến một món "ngon, bổ, rẻ" lót dạ giữa buổi.
Du khách đến check-in phố núi cũng thử trải nghiệm món ăn địa phương rồi gật gù khen cơm tô thật sự ngon, lạ miệng với hạt cơm dẻo, thơm và "topping" (món ăn kèm) phong phú.
Về Hà Cảng thăm nghề làm mứt gừng Huế
Hà Cảng, địa danh gắn liền với cây cô đơn trong phim "Mắt biếc" còn được biết đến là nơi làm mứt gừng nổi tiếng xứ Huế .
Khám phá những núi lửa ở Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông
Cách đây hơn 140 triệu năm, do vận động kiến tạo của vỏ trái đất đã hình thành nên nhiều miệng núi lửa được các nhà nghiên cứu địa chất đánh giá có nét đẹp hoang sơ với kết cấu độc đáo trên địa bàn Công viên địa chất toàn cầu Đắk Nông.
Núi lửa Chư B'Luk
Núi lửa Chư B'Luk, nằm ở huyện Krông Nô, có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau.
Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.
Ngoài ra, việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ của người tiền sử sinh sống trong hệ thống hang động núi lửa này đã làm nổi bật thêm giá trị khoa học, giáo dục của điểm địa chất độc đáo này.
Núi lửa Chư B'Luk
Núi lửa Chư B'Luk, nằm ở huyện Krông Nô, có hình nón cụt đặc trưng, đẹp ngoạn mục và có thể chiêm ngưỡng được từ một khoảng cách rất xa với các hướng khác nhau.
Đáng chú ý, đây là núi lửa duy nhất trong vùng Công viên địa chất Đắk Nông tạo ra hệ thống 50 hang động dung nham, có quy mô và độc đáo bậc nhất Đông Á, ẩn chứa nhiều điều thú vị đang cần được nghiên cứu và giải mã.
Ngoài ra, việc phát hiện ra di chỉ khảo cổ của người tiền sử sinh sống trong hệ thống hang động núi lửa này đã làm nổi bật thêm giá trị khoa học, giáo dục của điểm địa chất độc đáo này.
20 thg 1, 2022
5 món ngon không thể bỏ qua ở xứ Lạng
Xôi lá cẩm, khâu nhục, bánh bí đỏ, ốc đá, bánh chưng đen là những món phải thưởng thức khi du lịch Lạng Sơn.
Xôi cẩm
Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.
Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.
Xôi cẩm
Đây là món đặc trưng của Lạng Sơn, được làm từ lá cẩm và gạo nếp thơm. Tùy theo từng vùng thì có thêm nguyên liệu thứ ba là tro của rơm rạ và lá chuối khô.
Người chế biến sẽ trộn đều lá cẩm và tro đã giã nát, sau đó đem vò với nước sạch rồi lọc bỏ bã, tiếp đó cho gạo nếp vào ngâm khoảng 6 tiếng đồng hồ rồi vớt ra. Hạt gạo lúc này có màu giống màu hoa đậu biếc. Sau đó, bỏ gạo vào chõ xôi và đem đi nấu sau khi đã trộn đều gạo với một chút rượu trắng. Nấu khoảng một tiếng đồng hồ, món ăn sẽ hoàn thành, vừa dẻo thơm gạo nếp, vừa có màu tím. Ngon hơn nếu du khách ăn xôi cẩm kèm với thịt gà hoặc muối lạc.
Có dịp ghé thăm Lạng Sơn, du khách có thể thưởng thức hoặc xin lá rồi học cách nấu xôi của người dân địa phương.
Cháo sườn - món quà nơi góc phố quen
Cháo sườn có thể ăn ở nhà hàng lớn, nhưng khó cảm thấy ngon như khi ăn giữa ngóc ngách phố phường Hà Nội.
Những ngày gió mùa về là những ngày hợp nhất để thưởng thức cháo sườn, cũng là những ngày hợp nhất để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tiết trời mùa đông đất Bắc. Càng buốt giá bao nhiêu, lại càng thêm sung sướng bấy nhiêu khi được ôm trọn bát cháo sườn nóng hổi trong tay, ấm đến sực cả người. Niềm vui khi thưởng thức "di sản" ẩm thực của những con ngõ nhỏ, chỉ giản đơn vậy mà thôi.
Giữa vô vàn các món ăn chơi của thủ đô, cháo sườn nổi bật bởi sự tinh giản trong hương vị, nhưng vẫn hấp dẫn mọi thực khách. Bưng chiếc bát chiết yêu nóng rẫy và còn đương xuýt xoa bởi nhiệt độ ấm nóng lan tỏa trên đầu ngón tay, thì khứu giác đã được chiêu đãi bởi hương tỏa nhè nhẹ của gạo mới quyện trong nước ninh sườn thơm nức. Hương thơm nịnh mũi này chỉ có được nếu người nấu lựa chọn đúng những nguyên liệu tươi ngon nhất cho nồi cháo sườn hôm ấy.
Những ngày gió mùa về là những ngày hợp nhất để thưởng thức cháo sườn, cũng là những ngày hợp nhất để tận hưởng trọn vẹn cảm giác tiết trời mùa đông đất Bắc. Càng buốt giá bao nhiêu, lại càng thêm sung sướng bấy nhiêu khi được ôm trọn bát cháo sườn nóng hổi trong tay, ấm đến sực cả người. Niềm vui khi thưởng thức "di sản" ẩm thực của những con ngõ nhỏ, chỉ giản đơn vậy mà thôi.
Giữa vô vàn các món ăn chơi của thủ đô, cháo sườn nổi bật bởi sự tinh giản trong hương vị, nhưng vẫn hấp dẫn mọi thực khách. Bưng chiếc bát chiết yêu nóng rẫy và còn đương xuýt xoa bởi nhiệt độ ấm nóng lan tỏa trên đầu ngón tay, thì khứu giác đã được chiêu đãi bởi hương tỏa nhè nhẹ của gạo mới quyện trong nước ninh sườn thơm nức. Hương thơm nịnh mũi này chỉ có được nếu người nấu lựa chọn đúng những nguyên liệu tươi ngon nhất cho nồi cháo sườn hôm ấy.
Bánh coóc mò của người Tày ở Tuyên Quang
Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên.
Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.
Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.
19 thg 1, 2022
Tấm thổ cẩm của người Tà Ôi
Tấm thổ cẩm – người Tà Ôi gọi là “Zèng” đóng vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần, phong tục tập quán của người Tà Ôi. Zèng còn là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng.
Dệt Zèng là nghề truyền thống có từ lâu đời của dân tộc Tà Ôi (huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế). Trong đời sống tinh thần của người Tà Ôi, Zèng không thể thiếu trong các hoạt động tín ngưỡng, thờ cúng, là vật đính ước của các cô gái với ý trung nhân hoặc để thể hiện lòng hiếu thuận với ông bà, cha mẹ, với những người có công với bản làng. Trong ảnh: Nghi thức "cúng dâng tấm Zèng" được đồng bào dân tộc Tà Ôi (tỉnh Thừa Thiên Huế) tái hiện lại trong những ngày đầu năm mới tại Làng Văn hoá - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Hà Nội).
Vào vựa hành tăm lớn nhất Hà Tĩnh, xem người dân kiếm tiền triệu mỗi ngày
Những ngày này, người dân trồng hành tăm ở xã Thiên Lộc (huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh) đang vào vụ thu hoạch để phục vụ thị trường Tết. Mỗi sào trồng hành tăm mang về cho họ thu nhập từ 15 đến 20 triệu đồng.
18 thg 1, 2022
Ngược ngàn rong ruổi săn ong rừng
Thời tiết chuyển lạnh, loài ong rừng đi tìm tổ mới, đây cũng là lúc người dân Hà Tĩnh mang theo đồ nghề di chuyển lên các vùng núi để săn ong.
Thánh thất lớn nhất của đạo Cao Đài ở Việt Nam
Thánh thất Đa Phước
Thánh thất mang tên là Đa Phước có lối kiến trúc độc đáo, mang vẻ đẹp riêng, tọa lạc trên đồi thông thơ mộng của TP Đà Lạt; thu hút hàng nghìn tín đồ đến sinh hoạt đạo và gây ấn tượng đặc biệt cho người đến chiêm bái.
Thánh thất gồm 3 phần chính: Hiệp Thiên Đài ở phía trước, Cửu Trùng Đài ở giữa và Bát Quái Đài ở phía sau; về kiến trúc tổng thể, được xây dựng theo kiểu mẫu của Tòa Thánh Tây Ninh, chỉ thay đổi một số chi tiết và họa tiết trang trí.
Chiêm ngưỡng tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ
Đại tượng Phật Thích Ca Mâu Ni ở chùa Phúc Lạc (xã Nghi Thạch, huyện Nghi Lộc, Nghệ An) được đánh giá là công trình tượng Phật lớn nhất Bắc Trung Bộ.
Chùa Phúc Lạc được xây dựng vào thời Lê, là một di tích, danh thắng linh thiêng, nơi sinh hoạt tâm linh cho Phật tử trong vùng. Trải qua thời gian, chùa bị hư hỏng, chỉ còn dấu tích nguyên trạng của phần móng và một số hiện vật như bia đá, lư hương đá, chuông đồng… Năm 2010, chùa được UBND tỉnh Nghệ An quyết định phục hồi, tôn tạo. Trong quá trình xây dựng, tượng Phật Thích Ca Mâu Ni là một hạng mục quan trọng. Sau 18 tháng thi công, tôn tượng Phật Thích Ca Mâu Ni đã hoàn thiện.
17 thg 1, 2022
Độc đáo đình Quan Lộc
Đình Quan Lộc ở xã Tiên Động (Tứ Kỳ) - nơi thờ bốn vị tướng thời Hùng Vương còn lưu giữ nhiều bức chạm khắc gỗ cổ kính, độc đáo, tinh xảo mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn.
Đám cưới người Dao đỏ ở Tả Phìn
Đám cưới chú rể Lý Láo Tả và cô dâu Phàn Lở Mẩy ở xã Tả Phìn, thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai còn giữ nguyên được các nghi lễ truyền thống của người Dao đỏ, thể hiện sự nhân văn, tinh thần đoàn kết cộng đồng được trao truyền nghìn đời nay.
Theo tục lệ từ xa xưa của người Dao đỏ ở Tả Phìn, được sự đồng ý của hai bên gia đình, lễ hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới một năm. Trong thời gian này, cô dâu chú rể không được đi chơi hay nói chuyện với nhau. Đám cưới cổ truyền của người Dao đỏ trải qua các nghi lễ: dạm hỏi, cưới và lại mặt.
Khoảng tháng 2 âm lịch, nhà trai của chú rể Lý Láo Tả chọn ngày lành sang nhà cô gái Phàn Lở Mẩy để cùng ấn định lễ vật dẫn cưới và ngày giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ gọi là “lộc mệnh”, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lễ dạm hỏi thành công, nhà trai trao cho nhà gái đôi vòng tay bạc đính ước để cha mẹ cô gái đeo cho con. Với đôi vòng bạc trên tay, cô gái đã là người “có nơi có chốn”.
Theo tục lệ từ xa xưa của người Dao đỏ ở Tả Phìn, được sự đồng ý của hai bên gia đình, lễ hỏi sẽ diễn ra trước đám cưới một năm. Trong thời gian này, cô dâu chú rể không được đi chơi hay nói chuyện với nhau. Đám cưới cổ truyền của người Dao đỏ trải qua các nghi lễ: dạm hỏi, cưới và lại mặt.
Khoảng tháng 2 âm lịch, nhà trai của chú rể Lý Láo Tả chọn ngày lành sang nhà cô gái Phàn Lở Mẩy để cùng ấn định lễ vật dẫn cưới và ngày giờ tổ chức rồi ghi vào hai bản giấy đỏ gọi là “lộc mệnh”, mỗi bên giữ một bản để làm tin. Lễ dạm hỏi thành công, nhà trai trao cho nhà gái đôi vòng tay bạc đính ước để cha mẹ cô gái đeo cho con. Với đôi vòng bạc trên tay, cô gái đã là người “có nơi có chốn”.
Làng làm đũa cau Nàng Rưng tất bật đón Tết
Từ những cây cau rừng hay còn gọi là cau Nàng Rưng, qua đôi tay chế tác của người dân ở xã Phúc Trạch (huyện Hương Khê, tỉnh Hà Tĩnh), đã trở thành món hàng được nhiều người ưa chuộng trong dịp Tết.
Rừng cao su mùa lá đỏ
Những ngày này, rừng cao su Cù Bị khoác lên mình chiếc áo lá vàng đỏ, hòa cùng nhịp sống yên bình như níu chân du khách.
Làng nghề đường phên ở Cao Bằng
Đường phên Bó Tờ làm thủ công từ mật mía, không chất bảo quản, mang vị ngọt đậm, là một mặt hàng truyền thống bán chạy vào dịp Tết.
Hang Đức Mẹ trong rừng rậm Côn Đảo
Để lên tới hang Đức Mẹ nằm ẩn trong rừng, du khách cần băng qua rừng nguyên sinh và những bậc đá.
Ẩn trong vườn quốc gia Côn Đảo, hang Đức Mẹ là nơi được thực dân Pháp tìm thấy và đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đảo vào thế kỷ 19. Trước kia, đây là nơi mà các ngư dân theo Công giáo cầu nguyện mỗi lần ra khơi.
Ẩn trong vườn quốc gia Côn Đảo, hang Đức Mẹ là nơi được thực dân Pháp tìm thấy và đặt tượng thờ Đức Mẹ Maria để cầu nguyện trong những năm chiếm đóng ở đảo vào thế kỷ 19. Trước kia, đây là nơi mà các ngư dân theo Công giáo cầu nguyện mỗi lần ra khơi.
Lăng mộ Nguyễn Hữu Cảnh ở quê nhà
Lăng mộ của danh tướng mở cõi Nguyễn Hữu Cảnh nằm ở nơi phong cảnh hữu tình với lưng tựa núi An Mã, mặt hướng sông Kiến Giang.
15 thg 1, 2022
Gỏi cồi sò điệp
Không chỉ béo như hàu, giòn dai như ốc giác, cồi sò điệp còn có vị ngọt thanh khiến thực khách đã nếm qua một lần là nhớ mãi. Hương vị của cồi sò điệp được nâng lên một tầm cao mới khi chế biến thành món gỏi.
Cồi sò điệp rất giòn, ngọt thanh và chế biến món gì cũng ngon nên được dân biển rất ưa chuộng. Vì thế, các món ăn chế biến từ cồi sò điệp lần lượt ra đời với đủ hương vị cùng cách chế biến thật phong phú từ nướng đến xào, nấu cháo, súp…. Nhưng ưa dùng nhất có lẽ là món cồi sò điệp nướng chao, món ăn này được xem như là một món ăn đặc sản của các vùng biển.
Bí quyết khi chế biến các món ngon từ hải sản là phải chọn cho bằng được nguyên liệu tươi sống. Sự tươi mới của nguyên liệu chiếm năm mươi phần trăm thành công chuyện món ăn đó có ngon hay không. Món gỏi cồi sò điệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nếu có điều kiện bạn nên chọn những con sò điệp có kích thước to và còn sống, sau đó dùng dao tách vỏ rồi chọn lấy phần ngon nhất là cồi để mang đi chế biến món ngon.
Cồi sò điệp rất giòn, ngọt thanh và chế biến món gì cũng ngon nên được dân biển rất ưa chuộng. Vì thế, các món ăn chế biến từ cồi sò điệp lần lượt ra đời với đủ hương vị cùng cách chế biến thật phong phú từ nướng đến xào, nấu cháo, súp…. Nhưng ưa dùng nhất có lẽ là món cồi sò điệp nướng chao, món ăn này được xem như là một món ăn đặc sản của các vùng biển.
Bí quyết khi chế biến các món ngon từ hải sản là phải chọn cho bằng được nguyên liệu tươi sống. Sự tươi mới của nguyên liệu chiếm năm mươi phần trăm thành công chuyện món ăn đó có ngon hay không. Món gỏi cồi sò điệp cũng không nằm ngoài quy luật này. Nếu có điều kiện bạn nên chọn những con sò điệp có kích thước to và còn sống, sau đó dùng dao tách vỏ rồi chọn lấy phần ngon nhất là cồi để mang đi chế biến món ngon.
Chà bông cá chuồn muối
Chà bông cá chuồn muối là món ăn mà người dân vùng cao Trà Bồng thường thếch đãi khách phương xa. Đây là món ăn dân dã được làm từ những con cá chuồn muối mặn, loại cá mà hầu hết người dân xứ Quảng ngày trước tích trữ làm thức ăn vào những tháng mùa mưa.
Chậm rãi gắp những con cá chuồn muối ra khỏi chiếc lu sành, bà Hồ Thị Non, ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) hồ hởi kể, ngày trước, hầu hết các gia đình ở miền núi đều có một lu cá muối. Khi trời mưa dầm dề, cá mắm đắt đỏ, các gia đình chưng cá muối rồi ăn với cơm nóng. Sau này, nhiều người nghĩ ra cách nướng cá chuồn muối rồi giã nhỏ, rắc vào cơm ăn như muối mè, muối đậu phụng. Món ăn vừa ngon, vừa lạ miệng.
Chậm rãi gắp những con cá chuồn muối ra khỏi chiếc lu sành, bà Hồ Thị Non, ở thị trấn Trà Xuân (Trà Bồng) hồ hởi kể, ngày trước, hầu hết các gia đình ở miền núi đều có một lu cá muối. Khi trời mưa dầm dề, cá mắm đắt đỏ, các gia đình chưng cá muối rồi ăn với cơm nóng. Sau này, nhiều người nghĩ ra cách nướng cá chuồn muối rồi giã nhỏ, rắc vào cơm ăn như muối mè, muối đậu phụng. Món ăn vừa ngon, vừa lạ miệng.
Truyền thống học hành, khoa cử ở làng Mỹ Khê
Làng Mỹ Khê xưa là thôn Mỹ Lại, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi) ngày nay. Đây là ngôi làng khá nổi tiếng về truyền thống học hành, khoa cử.
Mỹ Khê có hai làng, đó là Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây. Địa bạ Quảng Ngãi xác lập năm Gia Long thứ 12 (1813) cho thấy, Mỹ Khê Đông, Mỹ Khê Tây đều là xã thuộc Hà Bạc huyện Bình Sơn; đời vua Đồng Khánh là tên xã thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn; từ năm 1899, thuộc về huyện Sơn Tịnh khi huyện này tách lập. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hoạch định xã mới Tịnh Khê (Sơn Tịnh), thì chữ Khê cũng lấy từ tên gọi Mỹ Khê. Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây hình thành một thôn với tên gọi là Mỹ Lại.
Mỹ Khê có hai làng, đó là Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây. Địa bạ Quảng Ngãi xác lập năm Gia Long thứ 12 (1813) cho thấy, Mỹ Khê Đông, Mỹ Khê Tây đều là xã thuộc Hà Bạc huyện Bình Sơn; đời vua Đồng Khánh là tên xã thuộc tổng Bình Châu, huyện Bình Sơn; từ năm 1899, thuộc về huyện Sơn Tịnh khi huyện này tách lập. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, hoạch định xã mới Tịnh Khê (Sơn Tịnh), thì chữ Khê cũng lấy từ tên gọi Mỹ Khê. Mỹ Khê Đông và Mỹ Khê Tây hình thành một thôn với tên gọi là Mỹ Lại.
Người làng Mỹ Khê xưa rất cần cù, nhẫn nại trong nghề nông, nhiều người mò cua bắt ốc trên sông Kinh, nhiều người đi buôn bán xa để mưu sinh. Gian khó rèn luyện đức tính của con người, kể trong các nghề sinh sống lẫn trong việc học hành.
Ngọt ngào bánh thuẫn
Trong số các đặc sản ở Quảng Ngãi như kẹo gương, bánh thuẫn, đường phèn, đường phổi... thì bánh thuẫn bao giờ cũng chiếm “đầu bảng” vào dịp Tết đến Xuân về.
Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.
Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: “Tết sắp về!”. Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu “nghiệm thu” thì tôi mới thở phào.
Không khí làng quê sực nức mùi bánh Tết, đặc biệt là bánh thuẫn. Chẳng thế mà mùi thơm của loại bánh này vấn vương cả tháng Chạp, vắt luôn qua tháng Giêng, tháng Hai.
Ai không biết chứ riêng tôi thuở nhỏ, bánh thuẫn là bánh... thần tiên. Mùi bánh thuẫn như một lời reo: “Tết sắp về!”. Để có những nhả bánh thuẫn đúng chuẩn, mẹ và chị tất bật chuẩn bị cả tuần trước đó. Nào là bột bình tinh, bột năng, bột vani, đường cát trắng, trứng gà... Với tôi, vất vả nhất là khi mẹ bảo đánh trứng gà với đường và bột. Mỏi nhừ cả hai tay, nhưng chị dòm thấy chưa được là phải đánh tiếp, cho tới khi nào hỗn hợp bột - đường - trứng đặc quánh và mịn mới thôi. Hồi hộp nhất là lúc mẹ nhỏ thử giọt bột sệt vô chén nước. Giọt bột không tan. Mẹ gật đầu “nghiệm thu” thì tôi mới thở phào.
Lên núi Chư Hreng
Mang nét hoang sơ, kì vĩ và với địa thế cùng nhiều cảnh vật đẹp, núi Chư Hreng được biết đến như một địa điểm du lịch có tiềm năng lớn.
Bon bon trên chiếc xe gắn máy qua cầu mới (hướng từ khu nhà hành chính tỉnh đến UBND xã Chư Hreng), tôi cùng Bí thư Đảng ủy xã Chư Hreng Ka Rô Chinh khám phá đỉnh núi Chư Hreng – một thắng cảnh đang cuốn hút du khách.
Đoạn đường từ UBND xã đến chân núi Chư Hreng chỉ tầm 4km. Vừa đi, anh Ka Rô Chinh rôm rả quanh câu chuyện về ngọn núi này. Anh cho biết: Núi Chư Hreng mang những tiềm năng du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, vì đường đi hiểm trở nên trước đây ít người biết đến. Đa số người tới lui thường là bà con địa phương và người lao động trên địa bàn mà thôi.
Bước ngoặt được mọi người quan tâm nhiều đến núi này, theo anh Ka Rô Chinh, là từ việc thực hiện chủ trương của UBND thành phố về triển khai trồng rừng ở đây. Trong quá trình tiến hành trồng rừng tại núi Chư Hreng, rất nhiều các bạn trẻ đã khám phá ra nhiều nét đẹp hoang sơ và chia sẻ trên các trang mạng xã hội… Cũng nhờ những thông tin đó, thời gian gần đây, nhiều khách du lịch đã tìm đến với núi Chư Hreng để khám phá.
Bon bon trên chiếc xe gắn máy qua cầu mới (hướng từ khu nhà hành chính tỉnh đến UBND xã Chư Hreng), tôi cùng Bí thư Đảng ủy xã Chư Hreng Ka Rô Chinh khám phá đỉnh núi Chư Hreng – một thắng cảnh đang cuốn hút du khách.
Đoạn đường từ UBND xã đến chân núi Chư Hreng chỉ tầm 4km. Vừa đi, anh Ka Rô Chinh rôm rả quanh câu chuyện về ngọn núi này. Anh cho biết: Núi Chư Hreng mang những tiềm năng du lịch hấp dẫn, tuy nhiên, vì đường đi hiểm trở nên trước đây ít người biết đến. Đa số người tới lui thường là bà con địa phương và người lao động trên địa bàn mà thôi.
Bước ngoặt được mọi người quan tâm nhiều đến núi này, theo anh Ka Rô Chinh, là từ việc thực hiện chủ trương của UBND thành phố về triển khai trồng rừng ở đây. Trong quá trình tiến hành trồng rừng tại núi Chư Hreng, rất nhiều các bạn trẻ đã khám phá ra nhiều nét đẹp hoang sơ và chia sẻ trên các trang mạng xã hội… Cũng nhờ những thông tin đó, thời gian gần đây, nhiều khách du lịch đã tìm đến với núi Chư Hreng để khám phá.
Chùa Vạn Phước Bến Tre – Tiên cảnh trần gian giữa xứ dừa
Chùa Vạn Phước ở Bến Tre là một điểm đến tâm linh đông khách nhất hiện nay ở xứ dừa Bến Tre, rất nhiều du khách đã đến hành hương và tham quan Chùa Vạn Phước mỗi khi đi du lịch Bến Tre, đặc biệt là vào những ngày cuối tuần hoặc ngày lễ.
Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bến Tre, với khuôn viên rộng và kiến trúc độc đáo lôi cuốn du khách, đến với Chùa Vạn Phước bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh như chốn thần tiên giữa đầm lầy và những cánh đồng hoa dại khô cằn càng làm nổi bật lên viên ngọc vàng quý giá.
Chùa Vạn Phước là một trong những ngôi chùa lớn nhất của tỉnh Bến Tre, với khuôn viên rộng và kiến trúc độc đáo lôi cuốn du khách, đến với Chùa Vạn Phước bạn sẽ được tận hưởng khung cảnh như chốn thần tiên giữa đầm lầy và những cánh đồng hoa dại khô cằn càng làm nổi bật lên viên ngọc vàng quý giá.
Lý Sơn phục dựng thành công hai bộ xương cá Ông khổng lồ
Hai bộ xương cá Voi (ngư dân thường gọi là cá Ông) lớn nhất Việt Nam được UBND huyện Lý Sơn, tỉnh Quảng Ngãi phục dựng thành công, sẵn sàng phục vụ người dân và du khách trong dịp Tết Nhâm Dần và mùa du lịch năm 2022.
Những ngày này, tại nhà trưng bày cá Voi, lăng Tân ở thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, hai bộ xương cá voi hàng trăm năm tuổi đang được các chuyên gia phục dựng, gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối. Hai bộ xương cá Ông lần lượt dài 28m và 22m, cao gần 4m. Mỗi bộ gồm 50 đốt sống, 28 xương sườn, xương đầu dài 4m, xương ngà dài 4,7m…
Trải qua hàng trăm năm, hai bộ xương cá voi lưu cất tại nhà trưng bày bị hư hỏng gần phân nửa nên quá trình phục chế gặp nhiều khó khăn.
Những ngày này, tại nhà trưng bày cá Voi, lăng Tân ở thôn Đông An Vĩnh, huyện Lý Sơn, hai bộ xương cá voi hàng trăm năm tuổi đang được các chuyên gia phục dựng, gấp rút hoàn thành các công đoạn cuối. Hai bộ xương cá Ông lần lượt dài 28m và 22m, cao gần 4m. Mỗi bộ gồm 50 đốt sống, 28 xương sườn, xương đầu dài 4m, xương ngà dài 4,7m…
Trải qua hàng trăm năm, hai bộ xương cá voi lưu cất tại nhà trưng bày bị hư hỏng gần phân nửa nên quá trình phục chế gặp nhiều khó khăn.
13 thg 1, 2022
Bí ẩn chín khẩu đại bác cổ tại Huế được vua phong ‘Thượng tướng quân’
“Cửu vị thần công” tại Huế hiện là bảo vật quốc gia. Dưới thời vua Gia Long, 9 khẩu thần công được phong danh hiệu “Thần oai vô địch Thượng tướng quân”.
Khám phá biệt cung vàng son bên dòng An Cựu xứ Huế
An Định cung là khu cung điện nổi tiếng tọa lạc bên bờ sông An Cựu, trên trục đường Phan Đình Phùng, TP Huế ngày nay. Nơi đây từng là cung điện riêng của vua Khải Định từ khi còn là thái tử cho đến lúc trở thành hoàng đế. Sau này, biệt cung được vua Bảo Đại thừa kế và từng sống ở đây khi đã thoái vị.
Cung An Định có diện tích rộng hơn 23.460 m², xây dựng trên địa hình bằng phẳng, nằm trong hệ thống các cung điện của triều Nguyễn. Cung điện được vua Khải Ðịnh cho xây dựng vào năm 1917, trên cơ sở của một vương phủ nhỏ. Cung điện quay mặt về hướng nam, phía sông An Cựu. Khi còn nguyên vẹn, cung có khoảng 10 công trình.
Đặc sắc kiến trúc lăng đá võ quan tại Bắc Giang
Lăng đá họ Ngọ còn gọi là Linh Quang Từ được xây dựng vào năm Chính Hòa thứ 18 (1697) tại làng Thái Thọ, xã Thái Sơn (Hiệp Hòa, Bắc Giang). Đây là nơi lưu giữ thi hài Phương quận công Ngọ Công Quế, một võ quan nổi tiếng dưới triều vua Lê Hy Tông (1679 - 1705). Công trình được chạm khắc công phu, mang đậm dấu ấn điêu khắc thời Lê - Mạc, được bảo tồn gần như nguyên vẹn kể từ khi xây dựng.
Lăng đá có hình chữ nhật, chia làm hai lớp. Cửa lăng hướng về phía Nam, nơi có hồ nước trong xanh. Tương truyền, Quận công thuê thợ đánh đá và đục chạm ngay tại chỗ theo quy cách rồi mới chuyển về lăng. Một lần, khi xe chở voi đá, ngựa đá qua cửa đền Y Sơn gần đó, xe không đi được. Sau khi ông làm lễ và cúng vào đền đôi ngựa đá và voi đá, từ đó việc đánh đá xây lăng mới trôi chảy.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)