Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuyên Quang. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tuyên Quang. Hiển thị tất cả bài đăng

28 thg 12, 2023

Độc đáo món bánh dày của người Pà Thẻn

Gạo được cho vào cối và giã nhuyễn.

Bánh dày là một món ăn không thể thiếu trong mâm cúng Tết của người Pà Thẻn huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang . Bánh được dâng lên cúng tổ tiên, thần linh để cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, gia đình ấm no, hạnh phúc.Không những vậy bánh dày còn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Pà Thẻn. Bánh thể hiện tinh thần đoàn kết, sum vầy của gia đình, dòng họ.

29 thg 8, 2023

Vẻ đẹp thác Mạ Héc

Từ trung tâm xã Phù Lưu (Hàm Yên) đi khoảng 7 km, chúng tôi đến thôn Thôm Tấu nơi có thác Mạ Héc hay còn gọi là thác Khiêng nổi tiếng một vùng.

Thác Mạ Héc nhìn từ trên cao, xung quanh là rừng nguyên sinh Cham Chu.

Dẫn chúng tôi đi tham quan anh Triệu Thanh Tùng, cán bộ văn phòng xã Phù Lưu chỉ tay về phía núi cho biết, thác Mạ Héc chảy từ độ cao hơn 100 m trên vách núi đá Cham Chu xuống, quanh năm tung bụi nước mù mịt, nhìn từ xa như một dải lụa trắng hay mái tóc dài đẹp của một thiếu nữ.

8 thg 2, 2023

Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Nhắc đến các Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp ở khu vực phía Bắc, không thể không nhắc tới Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang. Với vị trí, cảnh quan thiên nhiên “sơn thủy hữu tình”, thơ mộng và hùng vĩ cùng các hoạt động ý nghĩa tại thiền viện, nơi đây đã thu hút đông đảo nhân dân, du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái và tu tập.

Hài hòa trong kiến trúc

Thiền viện Trúc Lâm Chính pháp Tuyên Quang chính thức được xây dựng từ năm 2019, tại xã Tràng Đà (TP Tuyên Quang) với 5 hạng mục chính, do Đại đức Thích Trúc Thông Phổ trụ trì. Đến nay, hạng mục chính là Tòa Tam Bảo, nơi thờ Phật, chư vị tổ sư, lưu trữ kinh điển Phật giáo, tài liệu, sách về thiền phái Trúc Lâm, nơi sinh hoạt của tăng, ni, phật tử... đã cơ bản hoàn thành. Tòa Tam Bảo gồm 3 tầng: Tầng giảng đường, tầng thiền đường và sân lễ lộ thiên. Phía trên sân lễ là tòa tháp 3 tầng. Tọa lạc tại điểm cao nhất của tòa tháp là tượng phật Thích Ca Mâu Ni tay cầm cành hoa sen vừa được hoàn thành năm 2022. Tượng Phật cao 18m, ngang 12m, đài sen cao 4m. Từ vị trí tầng 3 của tòa tháp, phóng xa tầm mắt, du khách sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp toàn cảnh của khu vực trung tâm thành phố Tuyên Quang với núi non hùng vĩ, dòng Lô lịch sử hào hùng với những cây cầu thơ mộng của Thành Tuyên...

Đông đảo nhân dân và du khách du xuân tại Thiền viện Trúc Lâm Chính Pháp Tuyên Quang

Độc đáo chợ phiên Hùng Lợi cuối năm

Không ai còn nhớ chợ phiên Hùng Lợi (Yên Sơn) có từ bao giờ. Chỉ biết rằng, vào ngày thứ 7 hằng tuần, họp chợ, tất cả mọi người từ già đến trẻ đều tạm gác lại công việc đang làm để đi chợ. Đặc biệt, phiên chợ ngày cuối năm, đồng bào các dân tộc đến chợ không chỉ để mua bán, mà quan trọng hơn cả là giá trị tinh thần.

Họ đến chợ để gặp gỡ, trò chuyện và tâm sự với nhau, khoe những bộ áo váy đẹp, đặc sản là những nông sản làm ra như mộc nhĩ, nấm hương, măng, rau, lợn, gà, gạo nếp nương... Đi chợ phiên ngày Tết đã trở thành nét đẹp, độc đáo của người dân trong vùng mỗi dịp Tết đến, Xuân về.

Người dân mua hạt rau giống chuẩn bị cho vụ mới.

Chợ phiên vùng cao

Không giống chợ ở trung tâm thành phố, thị trấn, chợ vùng cao họp theo phiên, có khi cả tuần, nửa tháng mới có một phiên. Và không phải xã nào cũng có chợ, nên phiên chợ ở đây rất quý, thu hút đông đảo khách trong vùng, các xã giáp ranh, nhất là dịp gần Tết. Ở huyện vùng cao Lâm Bình, chợ có ở thị trấn Lăng Can, xã Thượng Lâm, xã Phúc Yên, xã Hồng Quang, xã Thổ Bình. Còn ở huyện Na Hang chợ có ở thị trấn Na Hang, xã Đà Vị, xã Yên Hoa.

Ngay từ sáng sớm, các con đường dẫn vào chợ vẫn chìm trong mây, chỉ nhận rõ tiếng cười nói, trao đổi hàng hóa nhộn nhịp. Gần xế trưa, ánh nắng của ngày mới bắt đầu le lói. Phải nói rằng không khí Tết vùng cao xuất hiện ở các chợ là sớm nhất. Chị Nguyễn Thị Lành, một lái buôn từ thành phố Tuyên Quang mang hàng Tết bán ở chợ xã Hồng Quang (Lâm Bình) cho biết, ở chợ vùng cao thường có hai loại hàng trao đổi hai chiều. Một là các mặt hàng thiết yếu như muối, nước mắm, dầu hỏa và bánh kẹo phục vụ Tết ở dưới xuôi mang lên. Hai là hàng hóa nông sản của bà con mang bán như lợn, gà, lá dong, mộc nhĩ, măng khô. So với các phiên chợ trong năm, chợ gần Tết bao giờ cũng đông, phong phú mặt hàng.

Chợ phiên vùng cao có nhiều sản vật địa phương ngon, độc đáo.

2 thg 6, 2022

Con thác muốn tham quan phải đi thuyền

Thác Khuổi Nhi nằm giữa rừng già, bao quanh là hồ thủy điện Tuyên Quang, cách duy nhất để đến thác là đi thuyền.


Thác Khuổi Nhi nằm tại xã Thượng Lâm, là con thác lớn nhất huyện Lâm Bình. Thác ẩn mình giữa rừng già thuộc danh thắng quốc gia Na Hang - Lâm Bình, bao quanh là lòng hồ thủy điện Tuyên Quang. Vào những ngày lễ, nơi này đón hàng trăm du khách từ khắp nơi về tham quan.

Cọc đá cầu được ước thấy giữa hồ thủy điện Na Hang

Với người Tày trong vùng, Cọc Vài (Vài Phạ) rất linh thiêng, ai đi thuyền đến đây đều xin một điều ước.

Cọc Vài cao 50 m, là một cột đá tự nhiên trong lòng hồ thủy điện Na Hang, thuộc xã Thượng Lâm, huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang. Địa danh này nổi tiếng với truyền thuyết chàng Tài Ngào cứu trâu trời và lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ. Du khách đi thuyền dạo ngang cột đá còn được hướng dẫn viên bản địa gợi ý nên xin một điều ước cho bản thân hoặc gia đình, vì đây là nơi linh thiêng, may mắn.

Cọc Vài sừng sững giữa lòng hồ thủy điện Na Hang. Ảnh: Huỳnh Nhi

27 thg 5, 2022

Nét đẹp văn hóa của trang phục người Dao Quần Chẹt

Bộ xà tích gồm dây bạc, nhiều đồng bạc, xương trâu vuốt thành đoạn nhỏ như chiếc đũa, chạm trổ cầu kỳ cùng những chiếc vòng bạc đeo cổ thể hiện tính kiên trì, địa vị của người mặc trong cộng đồng.

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục.Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang phục truyền thống.

Vì thế mà họ luôn cảm thấy tự hào vì mình tự tay tạo nên bộ trang phục dân tộc. Để hoàn thành một bộ trang phục, người phụ nữ Dao Quần Chẹt phải trải qua những công đoạn công phu và tỉ mỉ, có khi mất cả tháng trời. Trang phục truyền thống của người Dao Quần Chẹt lấy tông màu chàm đen làm chủ đạo, kết hợp với những nét hoa văn thêu chỉ, các phụ kiện, trang sức khá cầu kỳ, hòa quyện vào nhau thành một khối thống nhất không thể tách rời.

22 thg 5, 2022

Đến Cây đa Tân Trào chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa

Đến Cây đa Tân Trào (Tuyên Quang), ngoài tham quan căn lán nhỏ nơi Bác Hồ đã ở, làm việc, chụp hình lưu niệm tại cây đa, du khách nay đã còn có thể trải nghiệm chèo thuyền mảng nghe hát then trên lòng hồ Nà Nưa.

Tuyên Quang nổi tiếng là vùng đất gắn liền với nhiều di tích lịch sử cách mạng hào hùng… Đến với Tuyên Quang hoặc trên hành trình tham quan Đông Bắc, Tây Bắc, du khách thường không thể bỏ qua Di tích quốc gia đặc biệt Cây đa Tân Trào (H.Sơn Dương).

Tại khu di tích này, du khách sẽ được tham quan Lán Nà Nưa - nơi Bác Hồ ở và làm việc từ cuối tháng 5 đến cuối tháng 8 năm 1945 để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa.

Lán Nà Nưa là nơi Bác Hồ từng ở và làm việc để chuẩn bị cho cuộc tổng khởi nghĩa vào năm 1945. Ảnh: Vũ Phượng

20 thg 1, 2022

Bánh coóc mò của người Tày ở Tuyên Quang

Coóc mò là một loại bánh truyền thống có hình dạng chóp nhọn như sừng bò, được làm quanh năm và bày bán nhiều ở các chợ phiên.

Đến với Tuyên Quang, du khách không chỉ được hòa mình vào cảnh sắc thiên nhiên tuyệt đẹp của Na Hang, Thác Mơ, Động Tiên... mà còn có cơ hội thưởng thức các món ăn truyền thống của người Tày. Ẩm thực của người Tày nơi đây rất đa dạng với nhiều món ăn đặc trưng như cơm lam, xôi ngũ sắc, thịt lợn chua và không thể thiếu bánh coóc mò.

Không chỉ ở Tuyên Quang mà những vùng có dân tộc Tày, Nùng như Thái Nguyên, Quảng Ninh, Bắc Cạn, Cao Bằng, Lạng Sơn... đều có bán bánh coóc mò trong các khu chợ phiên. Ảnh: Ma Thị Dung

4 thg 3, 2021

Những địa danh kỳ lạ: Luộc gà đi lễ làng Gà Luộc

Làng Gà Luộc nằm bên bờ sông Lô, cách trận địa pháo ở ngã ba sông Lô với sông Gâm chừng dăm cây số lên phía thượng nguồn.

Địa danh Gà Luộc khiến nhiều người tò mò - Ảnh VŨ TUẤN

"Ở xã này tên thôn có đủ thức ăn, gia vị cúng cụ ngày tết! Có Gà Luộc nhé, có Hòn Muối nhé, lại có cả Ao Dăm, Ao Lươn... tên từ xa xưa các cụ đã gọi thế" - ông Nguyễn Thành Trung, phó chủ tịch UBND xã Phúc Ninh (Yên Sơn, Tuyên Quang), cười vang khi tôi hỏi về thôn Gà Luộc.

10 thg 9, 2020

Non nước Na Hang

Sương mây bảng lảng trên các đảo đá vôi phủ đầy cây xanh ở hồ Na Hang, nơi được ví như vịnh Hạ Long thu nhỏ.

Một sớm yên bình trên hồ Na Hang thuộc hai huyện Lâm Bình và Na Hang, cách trung tâm TP Tuyên Quang khoảng 110 km. Na Hang là nơi hợp lưu giữa hai sông Gâm và Năng, quanh hồ là núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8.000 ha. 

Bộ ảnh Na Hang, sơn thủy hữu tình do nhiếp ảnh gia Nguyễn Tùng Dương, sống và làm việc tại Hà Nội, thực hiện trong một chuyến đi gần đây tới Tuyên Quang. 

10 thg 9, 2019

Non nước Na Hang

Hồ Na Hang nằm trên diện tích hai huyện Lâm Bình và Na Hang (Tuyên Quang) xuất hiện trong truyền thuyết là nơi chim phượng hoàng bay về, tạo thành 99 ngọn núi. Đến đây du khách được thư giãn, đắm chìm trong không gian êm đềm, yên bình và lắng nghe những câu chuyện, truyền thuyết về thủa hồng hoang. 

Hồ Na Hang là nơi hợp lưu giữa sông Gâm với sông Năng tạo thành hồ Na Hang là một vùng sông nước, núi non hùng vĩ với diện tích bề mặt nổi khoảng 8000ha. Hồ Na Hang vẫn còn rất nguyên sơ, nước trong xanh như ngọc, ven hồ là những cánh rừng nguyên sinh trải dài.

Trong bốn tháng đầu năm 2019, huyện miền núi Lâm Bình của Tuyên Quang đã thu hút 23 nghìn lượt khách tham quan du lịch.
Vẻ đẹp mang tính biểu tượng của du lịch hồ Na Hang là hòn núi “ Cọc Vài Phạ” nằm giữa hồ. Trong tiếng của dân tộc Tày, “Cọc Vài Phạ” nghĩa là Cọc buộc trâu trời. Hồ Na Hang còn được biết đến như một khu sinh thái tự nhiên với cảnh quan độc đáo với những rặng nghiến cổ thụ nằm vững chãi giữa rừng nguyên sinh, soi bóng xuống mặt hồ.

Bến thuyền hồ Na Hang đón khách du lịch tham quan.

29 thg 8, 2019

Những làng nghề truyền thống ở Tuyên Quang

Làng nghề truyền thống trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang khá phong phú, mang đậm bản sắc văn hóa địa phương, tiêu biểu như: nghề trồng bông, dệt thổ cẩm, nghề thêu, đan lát, chế biến nông lâm sản...Các làng nghề góp phần giải quyết việc làm mang lại thu nhập cho người dân.

Nghề đan nón Minh Quang


Nghề đan nón tre xuất hiện ở xã Minh Quang vào năm 2016, để đan hoàn chỉnh 1 sản phẩm nón tre mất rất nhiều công đoạn. Mỗi công đoạn đều cần sự tỉ mỉ và kỳ công khác nhau như: vào rừng lựa tre, ngâm tre, chẻ lạt, đan thành nón, quét sơn, dầu bóng… Sự khéo léo, tinh tế của người thợ cũng là một yếu tố quan trọng làm nên thành công của sản phẩm.

27 thg 3, 2018

Non nước Tuyên Quang

Núi Cọc Vài (Vài Phạ) sừng sững giữa lòng hồ. Ảnh: PV 

Mảnh đất Tuyên Quang không chỉ được biết đến bởi chiến khu Tân Trào mà còn có bao cảnh sắc tươi đẹp cùng nét văn hóa bản địa đặc sắc. 

Chúng tôi lên hai huyện vùng cao Na Hang và Lâm Bình để được trải nghiệm bức tranh phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ cùng cuộc sống bịnh dị của cư dân. 

7 thg 10, 2017

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc Dao trong thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển bền vững đất nước”, Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất vừa diễn ra tại tỉnh Tuyên Quang là dịp tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, góp phần bảo tồn và phát huy những di sản quý báu của người Dao. 

Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất do Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, UBND tỉnh Tuyên Quang và các tỉnh có đồng bào dân tộc Dao cư trú phối hợp tổ chức. Tham dự Ngày hội có 12 đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên từ: Lai Châu, Bắc Kạn, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Hà Giang, Cao Bằng, Thanh Hóa, Hà Nội, Sơn La và Tuyên Quang. 

Phát biểu tại lễ khai mạc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Ngày hội văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao. 

Lễ khai mạc Ngày hội văn hoá dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất diễn ra tại Tp. Tuyên Quang. 

5 thg 10, 2017

Theo dòng sông Lô

Trong chúng ta, ai cũng từng biết đến sông Lô vì nhiều lẽ. Thứ nhất là do bài học địa lý thuở nhỏ, sông Lô là một trong 5 con sông dài nhất miền Bắc (sông Hồng, sông Đà, sông Lô, sông Cầu, sông Đáy). Thứ hai là bài học lịch sử từ trường học và sách vở, sông Lô là nơi đánh thắng giặc Pháp, là phòng tuyến của nhà Mạc ngăn sự tiến đánh của nhà Lê, là phòng tuyến chống quân Nguyên thời nhà Trần. Thứ ba - có lẽ nhớ lâu nhất nếu đã quên hết địa lý, lịch sử - là âm nhạc. Có nhiều bài hát về sông Lô, trong đó cả 2 cây đại thụ của âm nhạc Việt Nam đều có bài hát hay về con sông này: Văn Cao với Trường ca sông Lô, Phạm Duy với Tiếng hát trên sông Lô.

Sông Lô, đoạn đi qua phía Nam tỉnh Hà Giang. Ảnh: Wikipedia

Lễ hội thành Tuyên

Lễ hội thành Tuyên là Lễ hội rước đèn trung thu khổng lồ của người dân thành phố Tuyên Quang (Tỉnh Tuyên Quang) trong những ngày Tết Trung thu (15/08 âm lịch hàng năm). 

Bắt nguồn từ Tết Trung thu năm 2004, với mong muốn tạo thêm niềm vui cho trẻ, những người dân tổ 12 thành phố Tuyên Quang đã làm một chiếc đèn lồng khổng lồ là mô hình một chiếc máy bay với chiều dài gần chục mét. Đêm Trung thu năm ấy, chiếc đèn khổng lồ này khi rước trên phố đã là tâm điểm của đêm rằm, đem lại niềm vui bất ngờ cho tất cả mọi người. Thấy thú vị, vào rằm tháng tám những năm sau, các nơi khác ở thành phố Tuyên Quang nhanh chóng làm theo.

Từ năm 2014, hoạt động rước đèn Trung thu khổng lồ này đã trở thành Lễ hội quy mô cấp tỉnh và được gọi tên là Lễ hội thành Tuyên. Đây được coi là Lễ rước đèn trung thu lớn, độc đáo nhất trong cả nước.

Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đã đến vui Tết Trung thu và tặng quà cho các cháu thiếu nhi trong Lễ hội thành Tuyên.

4 thg 10, 2017

Đi ăn ở vùng cao

Trên đường ra Hà Giang, tour du lịch đưa tụi tui ăn trưa ở Tuyên Quang, chỗ này nè:


Trong 4 món kể trên tui chỉ chắc chắn mình hiểu có một món thôi, đó là cá sông Lô (tui hiểu là con cá bắt ở sông Lô, con sông đi qua Tuyên Quang). Gà cựa, chọi thì không chắc, nhưng cứ đoán mò rằng đó là gà có cựa, gà chọi, tức là loại gà dũng sĩ (mà như vậy thịt nó ăn có ngon hông ta? chắc cứng ngắc!). Còn gà xí mần, trâu giật thì chịu thua, không biết là gì!

26 thg 9, 2017

Những trải nghiệm ở hồ Thủy điện Tuyên Quang

Điều đặc biệt là ở bất kì điểm nào, góc độ nào ở hồ Thủy điện Tuyên Quang, du khách cũng có những bức ảnh đẹp.

Đập Thủy điện Tuyên Quang, điểm đến đầu tiên trong hành trình khám phá hồ nước mang trong mình hàng trăm câu chuyện cổ và những điều kỳ thú của thiên nhiên.