Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Sóc Trăng. Hiển thị tất cả bài đăng

3 thg 9, 2024

Công phu nghề đóng ghe ngo

Đời sống văn hóa, xã hội của đồng bào Khmer Nam Bộ luôn gắn liền với rất nhiều lễ hội đặc sắc, trong đó có lễ hội đua ghe ngo được tổ chức vào dịp Ooc Om Bok (Rằm tháng 10 Âm lịch hằng năm). Sự độc đáo của lễ hội này là những chiếc ghe ngo được các nghệ nhân tài hoa đóng và trang trí rất công phu, độc đáo với họa tiết hoa văn rực rỡ, mang đậm màu sắc văn hóa tâm linh.

Lễ hội đua ghe ngo tại Sóc Trăng. (Ảnh T:L)

Ghe ngo mô hình - Một phương thức gìn giữ văn hóa Khmer

Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các kỳ thi đấu vào dịp Lễ hội Ooc Om Bok được lưu giữ tại các chùa Khmer trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, anh Kim Hưng, ấp Trà Canh A2, xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đã thiết kế và làm ra những chiếc ghe mô hình thu nhỏ. Thời gian đầu, anh chỉ tặng cho các chùa nhằm lưu giữ hình ảnh các ghe chiến thắng, qua đó góp phần bảo tồn, quảng bá hình ảnh về ghe ngo truyền thống của đồng bào Khmer.

Từ những chiếc ghe ngo đạt giải tại các Lễ hội Ooc Om Bok, anh Kim Hưng phỏng theo để thiết kế những chiếc ghe ngo mi ni

21 thg 8, 2024

Khám phá vẻ đẹp của ngôi chùa có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam


Chùa Som Rong (phường 5, TP. Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng) không những nổi tiếng vì có tượng Phật nằm lớn nhất Việt Nam; nơi đây còn khiến nhiều du khách tò mò khi sở hữu cặp đá nặng 4,2 kg nổi được trên mặt nước.

7 thg 8, 2024

Bên trong căn nhà cổ chứa hàng trăm hiện vật Khmer ở Sóc Trăng

Phòng trưng bày văn hóa Khmer hiện có trên 400 hiện vật về đời sống, sinh hoạt, văn hóa của đồng bào Khmer.

Phòng trưng bày Văn hóa hóa Khmer tỉnh Sóc Trăng tọa lạc trên đường Nguyễn Chí Thanh (Phường 6, TP Sóc Trăng), được khởi công xây dựng vào năm 1936. Đây là nơi lưu giữ tổng hợp các hiện vật sinh động và đa dạng về đời sống văn hóa, tinh thần, vật chất, sinh hoạt của cả dân tộc Khmer tỉnh Sóc Trăng nói riêng và Khmer vùng ĐBSCL nói chung.

21 thg 7, 2024

Lễ Panh Kom San Srok của đồng bào Khmer

Lễ Panh Kom San Srok (Lễ cầu an) của đồng bào dân tộc Khmer, được diễn ra vào những ngày sau Tết cổ truyền Chôl Chnăm Thmây, tức vào khoảng cuối tháng 3, đầu tháng 4 Âm lịch. Tuy không phải là ngày lễ lớn, nhưng Lễ cầu an đã thể hiện được nét văn hóa đặc sắc của đồng bào dân tộc Khmer sinh sống lâu đời tại vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long.

Lễ bái Tam bảo và thỉnh các sư mở khóa kinh cầu an, nghi thức quan trọng nhất trong ngày Lễ Panh Kom San Srok

13 thg 7, 2024

Chùa La Hán Sóc Trăng – Điểm du lịch tâm linh độc đáo

Chùa La Hán – Ngôi chùa do cộng đồng người Hoa sinh sống trên địa bàn thành phố Sóc Trăng xây dựng. Với kiến trúc độc đáo và không gian thanh tịnh; ngôi chùa hứa hẹn là điểm du lịch Sóc Trăng lý tưởng để phật tử và du khách đến tham quan chiêm bái; tìm kiếm sự an nhiên trong tâm hồn.

Vị trí Chùa La Hán

Vĩnh Thiền tự mọi người hay gọi chùa La Hán; tọa lạc tại số 131 Đường Điện Biên Phủ, Xóm Cầu Đen, phường 8, thành phố Sóc Trăng. Từ trung tâm thành phố nhộn nhịp; đông đúc sang cầu C247 (cầu Quay) quẹo phải theo con đường nhỏ khoảng vài trăm mét là tới.

Cổng vào chùa

11 thg 7, 2024

Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể Sóc Trăng

Trong chuyến du lịch Sóc Trăng, sau khi tham quan các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, Chùa Som Rong … thì bạn đừng quên ghé thăm khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể để chiêm ngưỡng vẻ đẹp hoang sơ của vùng biển Miền Tây Nam Bộ. Đây là bãi tắm có cát trắng duy nhất ở Sóc Trăng.

Khu du lịch sinh thái biển Hồ Bể Sóc Trăng

10 thg 7, 2024

Chùa Chén Kiểu – Ngôi chùa Khmer độc đáo ở Sóc Trăng

Nằm trong hệ thống chùa Khmer Nam Bộ tại Sóc Trăng, chùa Chén Kiểu được biết đến là một trong số những ngôi chùa có phong cách kiến trúc “độc nhất vô nhị” để lại dấu ấn sâu đậm trong lòng du khách.

Chùa Chén Kiểu – Ngôi chùa Khmer độc đáo ở Sóc Trăng

Nét nổi bậc đặc trưng của ngôi chùa này là ở những bức tường. Không phải được tô xi măng thẳng đều, hay lát gạch bông hay sơn màu như những ngôi chùa khác. Tường của ngôi chùa này được ốp bởi những mảnh chén, dĩa, sành sứ nhìn rất độc đáo nhưng vô cùng thẩm mỹ đẹp lạ.

30 thg 6, 2024

Ngôi chùa có hàng trăm cây thốt nốt cổ thụ ở Sóc Trăng

Chùa Ta Kúch Chắs còn có tên chùa Trà Quýt cũ (xã Thuận Hòa, huyện Châu Thành) được xem là ngôi chùa trồng nhiều thốt nốt nhất miền Tây.

Chùa Trà Quýt tọa lạc tại ấp Trà Quýt B, xã Thuận Hòa, được hình thành cách đây trên 142 năm. Trước đây Chùa làm bằng gỗ, lợp lá đơn sơ. Đến tháng 2022, hoàn thành ngôi Chánh điện có kiến trúc, hoa văn chạm trổ độc đáo mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống Khmer Nam Bộ.

Không chỉ có sức hút về mặt kiến trúc, chùa Trà Quýt cũ còn thu hút du khách gần xa nhờ vào nét đẹp của các mảng xanh, nổi bật là hàng trăm cây thốt nốt được trồng hoàn toàn từ hạt.

Chánh điện Chùa Trà Quýt cũ. Ảnh: Phương Anh

13 thg 6, 2024

Lễ đấu giá đèn lồng của người Hoa ở Sóc Trăng

Sóc Trăng là vùng đất hội tụ nhiều lễ hội, sự kiện văn hóa với phong tục, tập quán độc đáo. Trong số đó, Lễ đấu giá đèn lồng của người Hoa là một trong số các hoạt động văn hóa nổi bật bởi sự độc đáo và đặc biệt hoạt động này có ý nghĩa lớn là làm thiện nguyện.

Ngày nay, những chiếc đèn lồng không chỉ được làm từ chất liệu giấy truyền thống mà người ta còn dùng nhiều loại chất liệu khác để những chiếc đèn lồng thêm rực rỡ hơn.

12 thg 6, 2024

Độc đáo nghề vẽ tranh kính của người Khmer


Treo tranh trong nhà để thờ tự hoặc trang trí trong nhà từ lâu đã trở thành nét văn hóa của người Khmer. Từ nhu cầu đó mà nghề vẽ tranh kính của người Khmer đã được hình thành và trở thành nghề truyền thống lâu đời của họ.

Huỳnh Thị Sóc Kha (Sóc Trăng) là một nghệ nhân lâu đời làm nghề vẽ tranh trên kính cho biết những sản phẩm vẽ trên kính của người Khmer thường có chủ về về cuộc đời Đức phật, phong cảnh thiên nhiên, danh lam thắng cảnh và chùa chiền.Vẽ tranh kính khó nhất là việc đòi hỏi người làm phải khéo tay, cần mẫn và có thẩm mỹ cao.

21 thg 3, 2024

Có một con đường hoa tuyệt đẹp ở Sóc Trăng

Con đường hoa kèn hồng trên đường dẫn vào trung tâm hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang nở rực rỡ, thu hút đông đảo giới trẻ và người dân đến chụp ảnh, tham quan.

Những ngày này, con đường hoa kèn hồng dài hơn 1 km nằm ở đường Hùng Vương nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng đang trổ bông rực rỡ.

Hàng kèn hồng có gần 300 cây, được trồng cách đây vài năm. Tuy nhiên, khoảng năm 2019, khi cây bắt đầu cho hoa rộ thì nơi đây mới được nhiều người biết đến và dần trở nên nổi tiếng. Sắc hồng độc đáo của hoa kèn hồng rợp một góc trời khiến nhiều bạn trẻ trong và ngoài tỉnh thích thú, kéo nhau đến ngắm và chụp ảnh.

Còn đường hoa kèn hồng dài hơn 1km nằm ở đường Hùng Vương, nối từ Quốc lộ 1 đến khu hành chính huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng

29 thg 12, 2023

Chùa Ô Chum vào hội

Chùa Ô Chum Aram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum) tọa lạc ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, tỉnh Sóc Trăng có lịch sử hơn 200 năm, là cái nôi sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa, thể thao của cộng đồng dân cư Khmer với trên 30% dân số của địa phương. Những ngày này, mọi người đang cùng nhau đóng ghe Ngo cũng tập luyện để phục vụ Lễ hội đua ghe Ngo truyền thống hằng năm.

23 thg 10, 2023

Dẻo thơm nắm cơm nếp vắt của người Khmer

Cơm nếp vắt là món ăn độc đáo của người Khmer, du khách chỉ có cơ hội thưởng thức trong dịp lễ Sen Dolta vào tháng 9 Âm lịch hàng năm.

Cơm nếp vắt truyền thống của dân tộc Khmer. Ảnh: Quy Sa

19 thg 8, 2023

Những bí mật trên chiếc ghe ngo của người Khmer Nam bộ

Ghe ngo là sản vật văn hóa, tinh thần, có giá trị to lớn đối với đồng bào Khmer và được cất giữ ở những ngôi chùa Khmer Nam bộ.

Đời sống của đồng bào Khmer Nam bộ luôn gắn liền với văn hóa lễ hội, trong đó có giải đua ghe ngo truyền thống tại Lễ hội Oóc om bóc - đua ghe ngo Sóc Trăng, được bà con tổ chức vào rằm tháng 10 âm lịch hàng năm.

Những hình ảnh về chiếc ghe ngo dưới đây được chụp tại chùa Wath Pích, thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng.

Màn rượt đuổi so kè của hai đội ghe nam Wath Pích (áo xanh dương) và Pong Tứk Chắs (áo vàng) khi thi đấu chung kết giải 2022 trên sông Maspero, Sóc Trăng. Kết quả Wath Pích vượt lên Pong Tứk Chắs khi cách đích 3 - 4m cuối và đoạt chức vô địch. HUỲNH PHƯƠNG

27 thg 6, 2023

Bánh bạc đầu tô điểm nét duyên cho ẩm thực Sóc Trăng

Sóc Trăng không chỉ nổi tiếng với bánh pía, bánh in, mè láo... mà những chiếc bánh bạc đầu có hương vị thơm ngon đã làm nức lòng du khách.

Bánh bạc đầu với hương vị thơm ngon làm nên nét duyên ẩm thực của Sóc Trăng. Ảnh: Bích Ngọc

Chiêm ngưỡng hồng nhung cổ thụ trăm tuổi trong chùa ở Sóc Trăng

Chùa Bốn Mặt (Sóc Trăng) không chỉ là ngôi cổ tự có tuổi đời gần 500 năm mà khuôn viên trồng nhiều cây hồng nhung cổ thụ độc đáo.

Tọa lạc tại địa phận Chợ Cũ, thuộc xã Phú Tân, huyện Châu Thành, cách trung tâm thành phố Sóc Trăng khoảng 6 km, chùa Bốn Mặt được biết đến là một trong những ngôi cổ tự được xây dựng lâu đời. Nơi đây nổi tiếng về lối kiến trúc mang đậm nét đẹp văn hóa truyền thống của người Khmer.

Theo lời các vị sư sãi trong chùa, ngôi cổ tự này được xây dựng từ khoảng năm 1537. Bức tượng Phật Bốn Mặt đặt bên trong chính điện gắn với việc hình thành chùa. Trong một lần khai hoang làm rẫy, đồng bào Khmer phát hiện một pho tượng Phật có 4 mặt quay về 4 hướng, mỗi hướng có 5 vị Phật. Xem là điềm lành, người dân đã rước tượng Phật về thờ.

Một góc của chùa Bốn Mặt Sóc Trăng và cây hồng nhung hơn trăm năm tuổi. Ảnh: Vân Hi

Lạ miệng bún gỏi dà biến tấu từ món cuốn ở Sóc Trăng

Người Sóc Trăng có một kiểu ăn gỏi cuốn là cho tất cả bún, rau, thịt... vào tô để và (lùa). Họ gọi chệch "và" thành "dà", cái tên bún gỏi dà ra đời từ đó.

Tùy theo khẩu vị của mỗi người sẽ cho thêm chút chanh, ớt để món ăn thêm đậm đà. Ảnh: Vân Hi

Kiến trúc người Hoa tinh tế của ngôi miếu 100 tuổi ở Sóc Trăng

Thanh Minh Cổ Miếu hay còn được gọi là Chùa Ông Bổn, Chùa Ông là địa điểm sinh hoạt tín ngưỡng của đông đảo người dân Vĩnh Châu, Sóc Trăng.

Khởi công xây dựng từ 1923, Thanh Minh Cổ Miếu đến nay đã trở thành một địa điểm quen thuộc với người dân địa phương, nhất là đồng bào người Hoa. Thanh Minh Cổ Miếu được phục dựng theo nguyên bản sau 4 đợt trùng tu để giữ gìn và bảo tồn các giá trị văn hóa cổ xưa. Bốn chữ “Thanh Minh Cổ Miếu” viết bằng chữ Hán được sơn son thiếp vàng mang lại vẻ uy nghi đặc trưng của những ngôi chùa, miếu người Hoa.

3 thg 5, 2023

Chùa Bôtum Vong Sa Som Rong - niềm tự hào của Sóc Trăng

Dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5, chùa Som Rong tại Sóc Trăng đón đông Phật tử và du khách tham quan, chiêm bái.

Sóc Trăng có nhiều ngôi chùa Khmer độc đáo thu hút rất đông khách đến tham quan vào các dịp Lễ, Tết. Cùng với chùa Dơi, chùa Chén Kiểu, chùa Bôtum Vong Sa Som Rong (còn gọi là chùa Som Rong) cũng là một ngôi chùa Khmer nổi tiếng mà du khách khó có thể bỏ qua khi đến với quê hương của bài hát "Sóc sờ bai Sóc Trăng".

Theo ghi nhận của Lao Động, dịp nghỉ lễ 30.4 và 1.5 tại chùa Som Rong có rất đông khách đến tham quan. Trong đó, có nhiều du khách đến từ các tỉnh, thành phố khá xa như: Đồng Nai, TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương...

Chùa Som Rong. Ảnh: Văn Sỹ