Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Tây Bắc bộ. Hiển thị tất cả bài đăng

18 thg 4, 2024

Bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải lọt top trải nghiệm ấn tượng

Cảm giác lơ lửng giữa đại ngàn hùng vĩ, ngắm những nương lúa như sóng cuộn phía dưới là trải nghiệm tuyệt vời đối với du khách bay dù lượn ở Mù Cang Chải.

Tạp chí Kinh tế Sài Gòn vừa công bố kết quả top 7 trải nghiệm du lịch ấn tượng năm 2023 gồm: Xem nghi lễ nhảy lửa của người Pà Thẻn (Tuyên Quang), bay dù lượn ngắm Mù Cang Chải từ trên cao (Yên Bái), thả rùa con về biển ở Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu), cắm trại trên thảo nguyên Bùi Hui (Quảng Ngãi), săn mây từ đỉnh Pa Phách (Sơn La), chèo thuyền kayak qua hẻm Tu Sản (Hà Giang) và khám phá chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ).

Lãnh đạo huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái cho biết, đây là động lực giúp địa phương vùng cao này phấn đấu thu hút trên 350.000 lượt khách du lịch trong năm 2024, doanh thu từ du lịch đạt trên 350 tỉ đồng.

16 thg 4, 2024

Rừng nguyên sinh ma mị trên đỉnh Sa Mu quanh năm mây phủ

Đỉnh Sa Mu là điểm trekking khám phá trong vài năm gần đây, do cung đường di chuyển không quá khó cùng cảnh sắc thiên nhiên đầy ấn tượng.

Đỉnh Sa Mu (còn có tên là đỉnh U Bò) thuộc Bản Mù, huyện Bắc Yên, nằm cách thành phố Sơn La khoảng hơn 100 km. Đỉnh Sa Mu có độ cao 2.756 m so với mực nước biển, chỉ mới được cắm chóp hồi tháng 12.2022. Ảnh: Lù A Cù

5 thg 4, 2024

Vào nhà mới - một nghi lễ quan trọng của dân tộc Lào

Trước khi chuyển đến nhà mới, người Lào ở xã Mường (huyện Sốp Cộp, tỉnh Sơn La) phải tổ chức thực hiện các nghi lễ truyền thống để báo cáo với thần linh và tổ tiên của gia đình. Trong dịp này, con cháu và bà con chòm xóm quây quần cùng nhau chuẩn bị và vui chơi. Trải qua thời gian, phong tục này vẫn được đồng bào Lào duy trì.

Khi đến thời gian được chọn, gia chủ bắt đầu chuyển vào nhà mới

Lễ hội "Bun Vốc Nặm" của người Lào ở Lai Châu

Dân tộc Lào ở huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu là cộng đồng dân cư sinh sống chủ yếu ở ven các con suối, những nơi có nhiều nước, thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp. Dân số không đông nhưng đời sống văn hóa tinh thần của người Lào có nhiều nét đặc sắc. Một trong những lễ hội tiêu biểu của người Lào là "Bun Vốc Nặm"- lễ hội té nước được tổ chức vào cuối mùa Xuân với mong ước, cầu mưa thuận, gió hòa một vụ mùa mới bội thu…

Lễ hội “Bun Vốc Nặm” gồm 2 phần: Phần lễ và phần hội. Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh. Người Lào quan niệm, khi bắt đầu bất cứ một sự kiện quan trọng nào thì việc dâng lên các lễ vật để báo cáo và xin phép thần linh là việc cần thiết để cầu mong thần linh phù hộ cho công việc diễn ra thuận lợi.

Tại lễ hội sẽ diễn ra nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống, mang đậm bản sắc của dân tộc Lào. Qua đó giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, lòng tự hào, tự tôn dân tộc cho các thế hệ và ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn, phát huy, khai thác giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Một số hình ảnh trong lễ hội "Bun Vốc Nặm" năm 2024:

Mở đầu phần lễ là nghi lễ cúng thần linh với các lễ vật gồm lợn, gà, rượu, chè, xôi ngủ sắc, hoa quả, bánh kẹo...

Kết thúc nghi lễ cúng thần linh, xin nước mưa tại các gia đình trong bản để về cúng tượng rửa tượng Phật

Những nam thanh niên trẻ khỏe mang ống tre theo thầy đến các gia đình xin nước

Các gia đình trong bản mang nước mưa đứng 2 bên đường té nước vào đoàn rước với mong muốn được góp nước dâng lên cúng tượng Phật và cầu mong năm mới may mắn, sức khỏe, làm ăn phát đạt

Tiếp theo là lễ rửa tượng Phật với mong muốn tẩy uế, rửa đi hết những bụi bặm của trần gian trong một năm qua và cầu mong những điều mới mẻ, sạch sẽ nhất cho năm mới

Thầy cúng bắt đầu thực hiện nghi lễ cúng cầu mưa, sau đó cho cả đoàn lễ đi vòng quanh chùa 3 vòng rồi cho phép mọi người được ca hát, nhảy múa phía trước chùa

Trong tiếng trống, chiêng, mọi người nắm tay trong vòng xòe đại đoàn kết

Bà con vui trong ngày hội

Các cô gái Lào chỉnh đốn y phục vui hội

Tại dòng suối Nậm Mu, các đại biểu, du khách và nhân dân cùng hòa mình vào lễ hội té nước của dân tộc Lào, cầu mong cho một năm mới sức khỏe, bình an, mùa màng bội thu, may mắn ngập tràn

Du khách trải nghiệm bơi bè mảng

Thi bắt cá suối, một trong các hoạt động trò trơi tại lễ hội

Hà Minh Hưng

4 thg 4, 2024

Bức tranh khổng lồ tái hiện Chiến thắng Điện Biên Phủ

Bức tranh cỡ lớn lần đầu tiên được thực hiện tại Việt Nam tái hiện chiến dịch 56 ngày đêm, được mở cửa cho du khách tham quan nhân kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ.


Bức tranh khổng lồ tại Bảo tàng Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên, tái hiện 56 ngày đêm tháng 5/1954. Công trình tổng hòa nhiều loại hình nghệ thuật: hội họa, sắp đặt, điêu khắc, âm thanh, ánh sáng.

3 thg 4, 2024

Đến Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam nếp nương

Người Thái ở Điện Biên ăn xôi sắn, cơm lam chấm với muối ớt, chẳm chéo.

Lên Tây Bắc, đặc biệt là Điện Biên, những ngày cuối thu khi tiết trời bắt đầu se lạnh, du khách thường bị hấp dẫn bởi những món cơm mới nóng hổi do người địa phương chế biến. Một trong số đó là xôi sắn - món ăn truyền thống của đồng bào dân tộc Thái. Xôi sắn có hương vị dẻo, bùi, ngậy và thơm của gạo nếp nương nấu cùng củ sắn.

Sắn được trồng trên nương, sau khi thu hoạch về thì chọn những củ ngắn, bở và tròn trịa để hấp xôi đãi khách. Ảnh: TTXTDL Điện Biên

Dinh Hoàng A Tưởng - Di sản kiến trúc ở Lào Cai

Dinh đang được trùng tu Hoàng A Tưởng là công trình kiến trúc và nghệ thuật tồn tại hơn 100 năm qua ở Bắc Hà, thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước.


Dinh Hoàng A Tưởng nằm ở thị trấn Bắc Hà, huyện Bắc Hà, được xây dựng năm 1914 và hoàn thành vào năm 1921. Chủ nhân của ngôi nhà là ông Hoàng Yến Tchao.

1 thg 4, 2024

Độc đáo kiến trúc nhà cộng đồng lấy cảm hứng từ chiếc khăn Piêu

Chiềng Yên là một xã thuộc huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La có 5 dân tộc cùng chung sống là Kinh, Thái, Mường, Dao, Mông. Xã được bao quanh bởi một khu rừng già, nằm dọc theo ranh giới giữa huyện Vân Hồ (tỉnh Sơn La) và huyện Mai Châu (tỉnh Hòa Bình). Nhà cộng đồng Chiềng Yên là công trình độc đáo, nhằm mục đích thúc đẩy du lịch trong khu vực.

Nhà cộng đồng Chiềng Yên mang hình thức đặc trưng của một ngôi nhà truyền thống, đồng thời hài hòa với cảnh quan núi non và thác nước đẹp như tranh vẽ

Hoa ban - loài hoa của núi rừng Điện Biên và Tây Bắc

Từ lâu, hoa ban đã được coi là loài hoa biểu tượng của núi rừng Điện Biên nói riêng, Tây Bắc nói chung, tượng trưng cho tình yêu lứa đôi. Những ngày tháng 3 này, hoa ban nở trắng núi rừng Điện Biên, với hương thơm quyến rũ, thu hút đông đảo du khách gần xa đến để lưu lại khoảnh khắc đẹp cùng sắc trắng tinh khôi của hoa này.

Không biết hoa ban có từ bao giờ, chỉ biết rằng sự tích hoa ban được đồng bào dân tộc Thái kể lại qua các truyện như Pi Khum-Noọng Ban, truyện Cầm Đôi-Hiến Hom... Đây là những câu chuyện tình nổi tiếng của đồng bào dân tộc Thái, kể về những đôi trai gái yêu nhau nhưng bị gia đình ngăn cấm, không đến được với nhau, sau đó hoá thành loài hoa tượng trưng cho sự thủy chung của mối tình trong sáng, đẹp đẽ.

Vẻ đẹp thanh tao, tinh khiết của hoa ban trắng Điện Biên, thường nở rộ vào tháng 3 hàng năm

29 thg 3, 2024

Rừng hoa đỗ quyên khoe sắc trên đỉnh Pu Ta Leng

Hoa đỗ quyên nhiều màu sắc đang nở rực rỡ trên đỉnh Pu Ta Leng, tạo nên khung cảnh "như cổ tích", thu hút khách trekking.


Đỉnh Pu Ta Leng, thuộc dãy Hoàng Liên Sơn, nằm ở huyện Tam Đường, cách thành phố Lai Châu khoảng 20 km. Pu Ta Leng cao 3.049 m, là đỉnh núi cao thứ ba đã được khám phá ở Việt Nam, sau Fansipan (3.143 m, Lào Cai) và Pu Si Lung (3.083 m, Lai Châu), theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Lai Châu.

22 thg 3, 2024

Đặc sắc trang phục truyền thống của dân tộc Mảng

Nếu có dịp đến bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu), bạn sẽ khá ngạc nhiên khi đi từ đầu bản đến cuối bản đều bắt gặp hình ảnh của những người phụ nữ và trẻ con rực rỡ trong trang phục truyền thống của dân tộc mình. Điều mà ta rất hiếm gặp khi đến các bản của người dân tộc khác. Có lẽ truyền thống mặc quần áo trang phục dân tộc là một trong những truyền thống đẹp mà người Mảng đã và luôn cố gắng lưu giữ hàng ngày và hàng giờ.

Những phụ nữ dân tộc Mảng ở bản Nậm Xẻ (xã Vàng San, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu) xúng xính trong trang phục truyền thống.

Trang phục của phụ nữ Mảng là áo xẻ nách, cổ tròn, cài khuy trước ngực, váy dài đến mắt cá chân, khăn đầu màu trắng. Ngoài ra còn có “Tà xịa”, là mảnh vải dài, màu trắng, khoác chéo qua vai và nách với thắt lưng màu đen hoặc nâu.

Độc đáo Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường (Hòa Bình)

Lễ xuống đồng của người Mường ở Hòa Bình năm nay được tổ chức tại Mường Vang ( huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình) hay còn gọi là Lễ Khai Hạ hay Lễ Khuống Mùa. Đây là một trong những lễ hội quan trọng nhất của người Mường, được tổ chức vào đầu xuân năm mới, thường là vào ngày mùng 8 hoặc mùng 9 tháng Giêng. Lễ hội là dịp để người Mường cầu mong một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, và thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên đã khai khẩn đất hoang, dạy dân cấy lúa.

Lễ hội xuống đồng của người Mường được chia thành hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Phần lễ bao gồm các nghi thức cúng tế tại nhà sàn, đình làng và trên mương nước. Lễ vật dâng cúng thường là gà, lợn, xôi, rượu, bánh chưng, bánh giầy... Sau khi cúng tế, các vị chức sắc trong làng sẽ thực hiện nghi thức "kéo mo" để cầu mong cho mùa màng bội thu. Phần hội bao gồm các hoạt động vui chơi giải trí như hát giao duyên, múa , thi đánh cồng chiêng, tung còn, ném pao... Đây là dịp để người dân trong làng gặp gỡ, giao lưu và thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng. Lễ xuống đồng của người Mường là một lễ hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Lễ hội không chỉ thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người Mường mà còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.

20 thg 3, 2024

Vào thủ phủ hoa sơn tra Mù Cang Chải

Tháng 3, bản Lùng Cúng, thủ phủ cây sơn tra của huyện Mù Cang Chải, vào mùa nở rộ, nhuộm trắng cả một vùng núi đồi.


Đầu tháng 3, một số bản làng vùng núi phía Bắc bước vào mùa hoa sơn tra (hoa táo mèo). Theo Cục Du lịch Quốc gia, bản Lùng Cúng, nằm dưới chân đỉnh Lùng Cúng (2.913 m), đỉnh cao nhất nằm trong dãy Hoàng Liên Sơn được coi là "thủ phủ của cây sơn tra" của huyện Mù Cang Chải. Lùng Cúng tập trung nhiều gốc cây lâu năm trong số hơn 6.000 cây được trồng ở Mù Cang Chải và cho quả thơm ngon có tiếng.


Biết đến mùa hoa sơn tra ở bản Lùng Cúng qua lời kể của porter bản địa, anh Nguyễn Trọng Cung, Thái Bình, hiện làm du lịch đã đến đây vào ngày 9/3.

Anh Cung di chuyển bằng xe máy hơn 2 giờ qua quãng đường khoảng 30 km, từ xã Tú Lệ, huyện Văn Chấn. Đường khá khó đi, nhiều chỗ xóc, du khách có thể đi xe máy một mình nếu tay lái vững hoặc thuê xe ôm bản địa chở vào.


Thời điểm anh Cung đến bản, những cây hoa sơn tra cổ thụ trồng rải rác trong bản, trên các sườn đồi đã bước vào độ đẹp nhất.

Ngoài trồng lấy quả, cây sơn tra còn được xác định là cây rừng phòng hộ đa mục đích ở vùng cao Mù Cang Chải, theo Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.


Hoa sơn tra ở Lùng Cúng khi bung nở sẽ nhìn thấy rõ 5 cánh tròn màu trắng ngà, đầu nhụy hoa từ màu vàng ngả dần sang màu nâu đất đến khi tàn. Mỗi mùa hoa kéo dài khoảng 20 - 30 ngày. Năm nay mùa hoa ở Lùng Cúng kéo dài đến gần cuối tháng 3.


Anh Cung ấn tượng với Lùng Cúng bởi cảnh núi non hoang sơ, hùng vĩ và yên bình.


Nằm dưới đỉnh Lùng Cúng nổi tiếng nhưng bản Lùng Cúng chưa có homestay và dịch vụ du lịch, chưa có công ty lữ hành đưa khách đến bản. Nhờ vậy, anh Cung có thể ghi lại những khung cảnh hoang sơ, bình yên trong mùa hoa sơn tra.


Nếu muốn ngắm hoa sơn tra ở đây, anh Cung khuyên du khách nên tranh thủ thời gian đến bản vào cuối tuần này, vì hoa đang chuẩn bị tàn. Sau mùa hoa tớ dày, hoa mận, hoa đào, "hoa sơn tra trắng như lời chào cuối cùng của mùa xuân Mù Cang Chải trước khi chuyển mùa", anh Cung nói.

Quỳnh Mai - Ảnh: Nguyễn Trọng Cung

19 thg 3, 2024

Những “báu vật” ở Cánh cung Bắc Sơn


Giá trị đặc sắc về khảo cổ, lịch sử, văn hóa, địa mạo - địa chất ở Cánh cung Bắc Sơn không chỉ được giới khoa học ví “báu vật” mà còn là “chìa khóa” để tỉnh Lạng Sơn phát triển du lịch xung quanh công viên địa chất toàn cầu trong tương lai.

15 thg 3, 2024

Xôi ngũ sắc – Tinh hoa đất trời Mường Lò


Không chỉ là món ăn đại diện cho văn hóa ẩm thực của vùng đất Mường Lò (Nghĩa Lộ, Yên Bái), xôi ngũ sắc còn mang một ý nghĩa đặc biệt trong quan điểm, trong suy nghĩ của người Thái đó là “thuyết ngũ hành”. Món xôi ngũ sắc thường được làm trong các dịp lễ, Tết để thông qua đó thể hiện khát vọng được yêu thương của con người, đó là lòng hiếu thảo yêu mẹ, kính cha của con cháu và đặc biệt là khát vọng tình yêu son sắt, thủy chung của đôi lứa, qua đó mong cầu những điều may mắn, tốt lành đến với bản làng, quê hương.

21 thg 2, 2024

Đặc sắc lễ hội Chùa Tân Thanh

Sáng 18/2 (tức ngày mùng 9 tháng Giêng năm Giáp Thìn), Ban trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Lạng Sơn tổ chức khai mạc lễ hội truyền thống Chùa Tân Thanh, huyện Văn Lãng. Tham dự có đồng chí Dương Xuân Huyên, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; đại diện các sở, ban, ngành, đoàn thể, lực lượng vũ trang của tỉnh; lãnh đạo UBND các huyện, thành phố cùng đông đảo Nhân dân trên địa bàn.

Các đại biểu và nhân dân tham dự lễ hội

Ngọt thanh bánh chuối ngày rằm tháng 7

Đối với người dân tộc Tày, Nùng Xứ Lạng, rằm tháng 7 được coi là cái tết lớn thứ hai trong năm sau Tết Nguyên đán. Đây cũng là dịp để các thành viên trong gia đình sum họp, quây quần bên nhau cùng chuẩn bị và thưởng thức những loại bánh, món ăn truyền thống. Một trong số đó không thể thiếu bánh chuối, loại bánh mang hương vị ngọt thanh, đậm chất quê.

Rằm tháng 7 đã đến rất gần, thời điểm này, nhiều gia đình ở Lạng Sơn đang tất bật mua sắm, chuẩn bị các nguyên liệu để làm các loại bánh như: bánh rợm, bánh gai, bánh chuối… Giống như nhiều gia đình người Tày, Nùng khác ở Lạng Sơn, năm nay, gia đình bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan vẫn duy trì việc làm bánh chuối vào dịp rằm tháng 7. Trong lúc đang nhanh tay lau từng chiếc lá chuối, bà Nhị cho biết: Hằng năm vào dịp này, gia đình tôi thường làm bánh chuối, một loại bánh có từ lâu đời của người dân tộc Tày, Nùng. Nguyên liệu để làm bánh rất mộc mạc, dễ kiếm như: gạo nếp, chuối tây, đỗ xanh… nhưng để làm được ra những chiếc bánh thơm ngon phải trải qua nhiều công đoạn, đòi hỏi đôi bàn tay khéo léo của người làm. Chính vì sự cầu kỳ, tỉ mỉ trong quá trình chế biến nên cặp bánh chuối bày cạnh mâm cỗ cúng của mỗi gia đình còn thể hiện cho tấm lòng thành kính, biết ơn đối với tổ tiên.

Bà Trần Thị Nhị, thôn Hà Quảng, xã Hòa Bình, huyện Văn Quan thực hiện công đoạn gói bánh chuối

Ngọt ngào hương vị bánh nướng lò củi truyền thống Tràng Định

Khi đất trời chuyển mình sang thu, không khí mát mẻ cũng là lúc Tết Trung thu về. Tháng 8 mùa thu, tìm về mảnh đất Tràng Định giàu truyền thống ẩm thực với nhiều món ăn nổi tiếng như thạch đen, bánh khảo, cốm, khẩu sli, vịt quay… ta thật khó để cưỡng lại thứ hương thơm ngào ngạt tỏa ra từ những chiếc bánh nướng mới ra lò. Không ai biết được nghề làm bánh trung thu ở đây có từ bao giờ, chỉ biết đây chính là thức quà không thể thiếu trong mâm cỗ trông trăng là sản phẩm truyền thống bao đời nay của người dân huyện Tràng Định.

Đến thăm nhà chị Nông Thị Hồi tại thôn Cà Cáy, xã Chi Lăng, huyện Tràng Định. Vừa bước chân vào cửa chúng tôi đã nghe được tiếng âm thanh lộp cộp của khuôn làm bánh nướng và hương thơm hấp dẫn của những chiếc bánh nóng hổi, vàng ruộm mới ra lò. Bên chiếc lò nướng đang rực lửa, ai nấy đều tất bật, hối hả thoăn thoắt từng động tác, người nhào bột, người trộn nhân, người nướng bánh… tất cả các công đoạn đều được làm thủ công để cho ra lò những chiếc bánh thơm ngon mang hương vị bếp củi truyền thống. Ngôi nhà và cũng chính là cửa hàng kiêm xưởng bánh trung thu của của gia đình chị Hồi những ngày này nhộn nhịp hơn bao giờ hết, dù không có biển quảng cáo nổi bật bắt mắt như những nơi khác nhưng tiếng lành đồn xa, những người xếp hàng mua bánh và mang nguyên liệu đến lò bánh để tự tay làm những chiếc bánh cho gia đình mình bằng lò nướng thủ công vẫn nườm nượp kéo đến.

20 thg 2, 2024

Bánh dày – lễ vật trong cưới hỏi của người Tày Xứ Lạng

Đối với đồng bào các dân tộc ở Lạng Sơn, chiếc bánh dày có ý nghĩa quan trọng trong những dịp lễ hội, đặc biệt là trong dịp cưới hỏi, bánh dày là một lễ vật không thể thiếu của người Tày nơi đây. Bánh dày trong lễ cưới hỏi không chỉ để thờ cúng tổ tiên mà còn thể hiện mong ước của gia đình về một hạnh phúc trọn vẹn, viên mãn.

Bánh dày là loại bánh truyền thống của người dân Xứ Lạng nhằm thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với tổ tiên và đất trời. Trong lễ cưới của người Tày từ xưa đã có tục lệ nhà chú rể đưa lễ vật bánh dày cho gia đình cô dâu. Thông thường, lễ vật nhà trai đưa sang nhà gái được thống nhất từ lễ ăn hỏi, ngoài một khoản tiền để nhà gái sắm sửa đồ dùng trong gia đình cho đôi vợ chồng trẻ thì nhà trai sẽ hỏi nhà gái lấy thêm bao nhiêu chiếc bánh dày để nhà trai chuẩn bị trước. Số bánh dày được căn cứ vào số lượng họ hàng thân thích trong gia đình nhà gái, thường là 50 đến 100 chiếc bánh cỡ nhỏ (to bằng miệng cốc uống nước) và một cặp bánh cỡ lớn bằng chiếc đĩa hay còn gọi là pẻng me (bánh mẹ). Đối với người Tày Lạng Sơn, bánh dày trong lễ cưới hỏi tượng trưng cho sự gắn kết hoà hợp trời đất, bánh có màu trắng, hình tròn, được coi là đặc trưng của bầu trời trong tín ngưỡng của người Việt nói chung và đồng bào các dân tộc Xứ Lạng nói riêng.

Thơm bùi xôi hạt dẻ

Vào giữa tháng 7 âm lịch, khi những vườn dẻ ở xã Quảng Lạc, thành phố Lạng Sơn vào mùa thu hoạch cũng là lúc người dân nơi đây dùng hạt dẻ làm xôi để thưởng thức hoặc bán cho các khách hàng đến thăm quan, trải nghiệm vườn dẻ. Nếu ai đã từng một lần được thưởng thức, chắc hẳn sẽ không thể nào quên hương vị đặc trưng của món xôi này.

Hiện nay, trên địa bàn xã Quảng Lạc có hơn 100 ha cây dẻ, sản phẩm hạt dẻ tươi Quảng Lạc hiện đã được công nhận là sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP (chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Lạng Sơn.

Ông Phạm Đình Duy, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết: Để từng bước nâng cao giá trị kinh tế từ cây dẻ, từ năm 2021, cấp ủy, chính quyền xã đã tuyên truyền, vận động các hộ trồng dẻ kết hợp sản xuất gắn với phát triển du lịch trải nghiệm để du khách thăm quan có thể vừa hái vừa thưởng thức hạt dẻ. Đặc biệt, để thu hút, tạo điểm nhấn từ sản phẩm hạt dẻ, nhiều hộ dân trên địa bàn xã đã chế biến nhiều món ăn ngon từ hạt dẻ, đặc biệt là xôi hạt dẻ.

Bà Hoàng Thị Kiểm thực hiện công đoạn thái hạt dẻ